Luận văn Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Tam dương, tỉnh Vĩnh Phúc

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết. 1

2. Mục tiêu nghiên cứu. 2

4. Phạm vi nghiên cứu . 2

5. Phương pháp nghiên cứu. 2

6. Ý nghĩa của đề tài . 4

7. Kết cấu luận văn . 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ . 5

1.1. Khái quát về cơ sở dữ liệu địa chính . 5

1.1.1. Cơ sở dữ liệu địa chính và vai trò của nó trong việc xây dựng cơ sở

dữ liệu đất đai. 5

1.1.2. Cấu trúc của cơ sở dữ liệu địa chính . 6

1.1.3. Nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính . 7

1.1.4. Các quy định kỹ thuật về xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. 8

1.1.5. Một số phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu địa chính đang áp dụng tại

Việt nam. 9

1.2. Khái quát hệ thống hồ sơ địa chính. 10

1.2.1. Khái niệm hệ thống hồ sơ địa chính. 10

1.2.2. Vai trò của hệ thống hồ sơ địa chính đối với công tác quản lý đất đai11

1.2.3. Kinh nghiệm nước ngoài trong lập và quản lý hồ sơ địa chính . 13

1.2.4. Thực trạng công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính ở nước ta . 16

1.3. Khái quát về hệ thống phần mềm vilis2.0. 22

1.3.1. Lý do chọn phần mềm vilis 2.0. 22

1.3.2. Yêu cầu của hệ thống khi sử dụng phần mềm. 26

1.3.3. Nhóm phân hệ phục vụ quản lý, cập nhật và khai thác cơ sở dữ

liệu đất đai:. 28

pdf95 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Tam dương, tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quốc gia. Để lựa chọn chính xác phần mềm nào trong 2 phần mềm trên đưa vào xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Tam Dương tôi đã thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Hoàng Hoa đồng thời trên cả 2 phần mềm để qua đó đánh giá đúng nhất về việc lựa chọn phần mềm ứng dụng. 1.3.1.2. So sánh lựa chọn phần mềm Trên cơ sở thực tiễn đã ứng dụng phần mềm ViLIS1.0 tại nhiều xã trên địa bàn tỉnh và qua kết quả thực nghiệm tại xã Hoàng Hoa ta nhận thấy: Về tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu: Với cùng địa bàn nghiên cứu, cùng nhân lực thực hiện nhưng do khác nhau về phần mềm quản trị dữ liệu nên việc nhập thông tin trên ViLIS2.0 đã rút gọn được thời gian là 6 tháng. Để chuẩn bị hồ sơ xét duyệt cấp đổi, cấp mới GCN QSD đất ViLIS1.0 hỗ trợ in tự động rất kém nên phải mất thời gian 40 ngày mới có thể in xong 1557 bộ hồ sơ nhưng với chức năng tự động cập nhật thông tin và in hồ sơ của ViLIS2.0 thì việc chuẩn bị này chỉ cần 6 ngày. Như vậy, về mặt xây dựng cơ sở dữ liệu thì với sự linh động và thể mạnh của hệ quản trị CSDL SQLServer2005 và các phần mềm hỗ trợ mạnh nên ViLIS2.0 đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu đến hơn 6 tháng trên địa bàn xã Hoàng Hoa. - Về mặt kinh tế ViLIS1.0 là phần mềm đã được ứng dụng nhiều năm ở địa phương và là phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu địa chính miễn phí, dễ sử dụng không cần chuyển giao công nghệ. ViLIS2.0 là một phần mềm mới quản trị dữ liệu chặt chẽ và tương đối khó sử dụng, khi áp dụng vào địa bàn mới cần có chuyên gia chuyển giao công nghệ. 26 Theo báo giá của Trung tâm Viễn thám Quốc gia kinh phí cho một lớp chuyển giao phần mềm ViLIS2.0 là 265 triệu đồng. Như vậy, khi lựa chọn phần mềm ta phải giải quyết một bài toán kinh tế tương đối lớn để đảm bảo sự hài hòa giữa hiệu quả kinh tế và tính khả dụng của 2 phần mềm. khi ứng dụng ViLIS2.0 đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu và giả được chi phí nhân công là 118 triệu đồng. Với kết quả này nếu ứng dụng trên địa bàn rộng thì hoàn toàn có thể khấu hao bù chi phí chuyển giao công nghệ của ViLIS2.0. - Về hỗ trợ quản lý đất đai. ViLIS1.0 là phần mềm quản lý có hệ quản trị cơ sở dữ liệu là Microsolf Acess nên việc cập nhật thông tin chỉnh lý biến động phải do người quản trị phần mềm tự chỉnh sử và cập nhật lại cơ sở dữ liệu và thông báo với 3 cấp về sự biến động đó để cập nhật vào cơ sở dữ liệu ở cả 3 nơi xã, huyện, tỉnh. ViLIS2.0 với cơ chế Auto update khi có thay đổi trong cơ sở dữ liệu thì phần mềm sẽ tự động cập nhật lại những thay đổi vào cơ sở dữ liệu và lưu lại lịch sử biến động, nguyên nhân biến động, thời gian biến động và ngư ời chỉnh lý biến động đó. Tất cả cơ sở dữ liệu đều được lưu ở một máy chủ các cấp đều quản lý cà khai thác theo phân quyền của minh nên cơ sở dữ liệu luôn đồng bộ và được cập nhật kịp thời, đảm bảo tính thời sự của công tác quản lý đất đai. Tóm lại, qua so sánh về hiệu quả khi sử dụng 2 phần mềm trên tôi đã quyết định chọn ViLIS 2.0 của Tổng cục quản lý đất đai vào xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. 1.3.2. Yêu cầu của hệ thống khi sử dụng phần mềm Phần mềm ViLIS2.0 đòi hỏi máy tính phải có cấu hình tương đối cao, nhưng lưu trữ và liên kết được khối lượng lớn dữ liệu thuộc tính các thửa đất đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ cho công tác quản lý đất đai. Máy tính chủ server với cấu hình tối thiểu: Hệ điều hành Windows server 2000, 2003, 2005; Bộ vi xử lý CPU 32Bit: 3Ghz, 1333FSB, Cache 12mb; 27 Cơ sở dữ liệu Địa chính số Cơ sở dữ liệu thuộc tính LIS Lưu trữ thông tin của: - Sổ Địa chính - Sổ mục kê - Sổ đăng ký biến động - Sổ cấp giấy chứng nhận Cơ sở dữ liệu bản đồ SDE Lưu trữ thông tin của: Bản đồ địa chính Bộ nhớ RAM: 8GB (4x2Gb); Dung lượng ổ cứng HDD: 320 Gb Máy tính trạm PC có cấu hình tối thiểu: Hệ điều hành Windows XP, Vista, Windows 7; Bộ vi xử lý CPU: 1,6Ghz, 533FSB; Bộ nhớ RAM: 1GB; Dung lượng ổ cứng HDD: 80 Gb. Yêu cầu hệ thống phụ trợ khác: Hệ thống mạng LAN, Inthernet liên kết tất cả các máy sự dụng chương trình Các phần mềm diệt Virus+ Máy tính trạm cài các chương trình MS office, MicroStation, Famis v.v. Với phần mềm ViLIS2.0 cơ sở dữ liệu địa chính số được chia thành hai khối được thực hiện song song với nhau: cơ sở dữ liệu bản đồ và cơ sở dữ liệu thuộc tính (hình 3.1). Hình 3.1: Mô hình thành phần của cơ sở dữ liệu địa chính số Qua mô hình trên cho ta thấy để xây dựn g được cơ sở dữ liệu địa chính số ta cần lần lượt xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ và cơ sở dữ liệu thuộc tính sau đó tích hợp hai khối này lại để tạo thành cơ sở dữ liệu địa chính số thống nhất. 28 1.3.3. Nhóm phân hệ phục vụ quản lý, cập nhật và khai thác cơ sở dữ liệu đất đai: Phiên bản ViLIS 2.0 bao gồm các phân hệ sau: - Phân hệ quản trị người sử dụng ( ViLIS User Managtôient) - Phân hệ quản trị cơ sở dữ liệu ( ViLIS Database Administration) - Phân hệ quản trị danh mục (ViLIS Catalog Managtôient) - Phân hệ biên tập bản đồ (ViLIS Map Editor) - Phân hệ tra cứu tìm kiếm (ViLIS Search) - Phân hệ kê khai đăng ký QSD đất và tài sản trên đất (ViLIS Parcel Registration) - Phân hệ kê khai đăng ký quyền sở hữu nhà (ViLIS House Registration) - Phân hệ hồ sơ địa chính (ViLIS Cadastral Document) - Phân hệ quản lý kho hồ sơ địa chính (ViLIS Cadastral Store) - Phân hệ biểu đồ thống kê (ViLIS Statistics Diagram) - Phân hệ trợ giúp quy hoạch và đền bù giải tỏa ( ViLIS Land Planning) - Phân hệ trợ giúp định giá đất (ViLIS Land Value) - Phân hệ quản lý bản đồ trong không gian ba chiều (ViLIS Scene 3D) 29 CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG VIỆC LẬP VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN TAM DƯƠNG TỈNH VĨNH PHÚC 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Tam Dương là một huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, được giới hạn bởi tọa độ từ 21 o 18’đến 21 o 25’ vĩ độ Bắc và 105o36’ đến 105o38’ kinh độ Đông [7].Trên địa bàn huyện có nhiều tuyến đường huyết mạch quan trọng như đường Cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đường Quốc lộ 2A chạy qua địa phận xã Hợp Thịnh, Quốc lộ 2C đị qua và nối với huyện Sơn Dương – tỉnh Tuyên Quang, đường Quốc lộ 2B chạy qua địa phận xã Kim Long, đường Hợp Châu-Đồng Tĩnh ,đặc biệt trên địa bàn huyện đang triển khai xây dựng khu công nghiệp Tam Dương khu A và khu B tại các xã Kim Long, Hoàng Hoa, Đồng tĩnh với diện tích hàng trăm ha. Về ranh giới hành chính: Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên Phía Tây giáp huyện Lập Thạch Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc Trung tâm huyện lỵ của huyện được đặt tại khu vực ngã tư Me thị trấn Hợp Hòa , cách trung tâm tỉnh lỵ 9km. Có thể thấy, Tam Dương có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội để làm thay đổi bộ mặt nông thôn, song huyện sẽ phải sử dụng nhiều quỹ đất nông, lâm, nghiệp cho các mục đích phi nông nghiệp. Vì vậy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện cần phải có chiến lược sử dụng quỹ đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả 30 2.1.1.2. Đặc điểm địa hình Huyện Tam Dương có địa hình bán sơn địa , nằm ở vùng miền núi, trung du nối tiếp với đồng bằng. Do vậy địa hình tương đối phức tạp và đa dạng, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam. Vùng núi cao chủ yếu nằm ở các xã gần với dãy núi Tam Đảo. Các xã thấp thuộc vùng trung du năm ở phía Nam của huyện, có độ cao trung bình từ 19m đến 20 m so với mặt nước biển còn lại một số xã là đồng bằng (Hợp Thịnh, Vân Hội, Hoàng Lâu). Với địa hình, địa mạo như vậy, cùng với vị trí địa lý của huyện là nằm trong cụm phát triển du lịch phía Nam của tỉnh với nhiều dự án tầm cỡ quốc gia đầu tư cho phát triển công nghiệp và các ngành nghề kinh doanh dich vu, huyện Tam Dương có thể khai thác tiềm năng đất đai ở nhiều mặt như: phát triển trồng cây ăn quả ở vùng các xã trung du hoặc phát triển nông lâm kết hợp.Vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp có trình độ thâm canh cao với các giống cây trồng cho năng suất cao. 2.1.1.3. Khí hậu Huyện Tam Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hạ. Ngoài ra còn mùa xuân và mùa thu là 2 mùa chuyển tiếp với thời gian không dài. Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.348,87mm.Mưa nhiều vào các tháng từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm . Nhiệt độ không khí trung bình trong năm là 24,1 oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 33 oC (tháng 6), thấp nhất là 16.3 oC (tháng 1). Số giờ nắng trùng bình trong năm là 1441.82 giờ, số giờ nắng trùng bình tháng cao nhất 205.7 giờ (tháng 5), thấp nhất là 27.4 giờ (tháng 2) Độ ẩm không khí trung bình năm 82.33%, độ ẩm trung bình tháng cao nhất là 86% (tháng 4,tháng 8). Độ ẩm trung bình thấp nhất là 76% (tháng 12). Gió theo 2 mùa chính trong năm Mùa hạ : Gió mùa Đông Nam Thịnh hành thổi từ tháng 3 đến tháng 10 Mùa đông: Gió mùa Đông Bắc thịnh hành thổi từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. 31 Huyện Tam Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho việc bố trí cơ cấu cây trồng. Do dãy núi Tam Đảo chắn hướng gió mùa Đông Bắc nên gây mưa nhiều, ảnh hưởng không ít đến sản xuất nông nghiệp. 2.1.1.4. Đặc điểm địa chất khoáng sản Tỉnh Vĩnh Phúc nói chung , huyện Tam Dương nói riêng là một vùng nghèo tài nguyên khoáng sản. Về một số loại tài nguyên quặng quý hiếm như vàng, thiêc, có những trữ lượng quá nhỏ không thể đầu tư khai thác còn với huyện Tam Dương có mỏ than bùn ơ Hoàng Đan, Duy Phiên, Hoàng Lâu có thể khai thác để làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Ngoài ra đất để làm gạch ngói có ở nhiều xã trong huyện. Tuy nhiên, cần tập trung quy hoạch vùng sản xuất gạch, ngói đáp ứng nhu câu tiêu dùng của huyện. 2.1.1.5. Tài nguyên đất Diện tích đất tự nhiên của huyện Tam Dương là 10.821,44 ha chiếm khoảng 8.75% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc. Trong đó đưa vào khai thác sử dụng 10.788,3 ha ( chiếm 99,69% quỹ đất của huyên), đất chưa sử dụng còn lại là 33,14 ha (chiếm 0,31%). Về thổ nhưỡng, tài nguyên đất của huyện Tam Dương gồm có 5 nhóm đất chính: a.Nhóm phù sa b.Đất mới biến đổi c.Đất loang lổ d.Đất cát e.Đất xám feralit 2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 2.1.2.1. Về phát triển kinh tế Tốc độ phát triển giá trị sản xuất bình quân giai doạn 2010-2015 ước đạt 13.5%. Trong đó: Tốc độ phát triển giá trị sản xuất bình quân ngành Công nghiệp - Xây dựng ước đạt 17.8%; Ngành Nông lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 4.4%; ngành thương mại, dịch vụ ước đạt 17.3%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông -lâm 32 nghiệp.So với năm 2010 tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 45.9% lên 52.84%, ngành nông - lâm nghiệp giảm từ 35.95% xuống còn 24.28%. Thương mại - dịch vụ tăng từ 17.15% lên 22.88% 2.1.2.2. Sản xuất nông - lâm nghiệp - chăn nuôi - thủy sản Mặc dù sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của huyện trong giai đoạn 2010 - 2015 gặp nhiều khó khăn và thách thức như: Thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường. dịch bệnh, sâu bệnh luôn tiềm ẩn, giá vật tư, lao động phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng cao, trong khi giá sản phẩm nông nghiệp không ổn định. Hiệu quả sản xuất trong ngành nông nghiệp so với một số ngành kinh tế khác còn thấp, tình trạng suy thoái kinh tế những năm 2012-2015,... Nhưng với nhiều chủ trương, chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của Nhà nước và của chính quyền các cấp như: Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Nghị quyết của HĐND tỉnh về đầu tư, hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi và vùng trồng trọt sản xuất hàng hóa giai đoạn 2012-2015; các chương trình, dự án hỗ trợ chăn nuôi, hỗ trợ giống vụ đông... của UBND tỉnh, UBND huyện đã và đang được tập trung tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, do vậy ngành nông nghiệp của huyện đã đạt được những kết quả nổi bật: Tốc độ phát triển giá trị sản xuất bình quân giai đoạn ngành nông, lâm nghiệp thủy sản ước đạt 4,4% tăng 0,3% so với mục tiêu đại hội; cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 24,28%, tăng 2,33%; diện tích trồng lúa hàng năm ổn định 6.500 ha; sản lượng lương thực có hạt hàng năm bình quân đạt trên 39 ngàn tấn, vượt 1 ngàn tấn so với MTĐH, đảm bảo an toàn lương thực của huyện; giá trị sản phẩm trồng trọt và nuôi trồng thủy sản trên 1 ha canh tác đạt 80 triệu đồng/năm.Giá trị ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng từ 1.118.284 triệu đồng năm 2010 lên 1.389.788 triệu đồng năm 2015 (tăng 1,25 lần) 2.1.2.3. Công nghiệp - xây dựng a) Sản xuất công nghiệp Giai đoạn (2010-2015) công nghiệp - xây dựng được tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng năm 2015 ước đạt 3.217.000 triệu đồng (giá CĐ 2010) tăng gấp hơn 2,27 lần so với năm 33 2010. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 17,8%/năm. Năm 2015 công nghiệp-TTCN, xây dựng chiếm tỷ trọng 52,84% cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện. Ngành công nghiệp sản xuất kim loại, chế biến lương thực, thực phẩm sản xuất đồ gỗ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành. Một số ngành CN-TTCN tiếp tục duy trì và phát triển như: sản xuất chè, sản xuất gạch ngói, khai thác cát sỏi, chế biến gỗ, tre, đồ mộc dân dụng, sản xuất sản phẩm kim loại, cơ khí, sửa chữa... Vượt qua những ảnh hưởng tiêu cực của suy thoái kinh tế. Trong năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp có bước đột phá khi dự án nhà máy gac̣h ốp lát (VITTO) đưa dây chuyền vào sản xuất, sẽ chính thức cho ra sản phẩm là gạch ốp lát các loại theo kế hoạch sản xuất đạt trên 5 triệu m2 và giá trị sản xuất ước đạt 300 tỷ đồng, đóng góp vào tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp lên khoảng 10% và tăng trưởng giá trị sản xuất toàn huyện lên khoảng 6% trong năm 2015, tạo tiền đề thuận lợi cho các năm tiếp theo khi sản lượng đạt công xuất thiết kế. b) Hoạt động xây dựng Cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện tiếp tục được đầu tư xây dựng. Giai đoạn (2010-2015) vốn đầu tư XDCB từ NSNN bình quân hàng năm đạt khoảng 157 tỷ đồng (Tăng 84 tỷ đồng so với giai đoạn 2005-2010), trong đó chủ yếu là vốn ngân sách cấp trên đầu tư qua các chương trình, dự án như chương trình xây dựng nông thôn mới, nguồn vốn ngân sách cấp xã thu từ nguồn đấu giá quyền sử dụng đất gặp nhiều khó khăn do thị trường bất động sản chầm lắng. Giá trị xây dựng cơ bản tăng bình quân giai đoạn 2010-2015 đạt 14,4%. 2.1.2.4. Các hoạt động thương mại - dịch vụ Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ, thương mại bình quân giai đoạn 2010- 2015 đạt: 17,3 %/năm; Đến năm 2015 cơ cấu thương mại - dịch vụ trong nền kinh tế đạt 22,88%. Ước năm 2015, tổng giá trị sản xuất ngành Thương maị - Dic̣h vu ̣ đạt 1.538.692 triệu đồng tăng 2,9 lần so với năm 2010. Hoạt động thương mại dịch vụ duy trì được nhịp độ tăng trưởng, hàng hoá đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ, tiêu dùng xã hội hàng năm đều tăng so với năm trước. Cơ sở hạ tầng phục 34 vụ kinh doanh thương mại được quan tâm đầu tư và đưa vào hoạt động như: Cải tạo, nâng cấp và xây mới các chợ: chợ Số 8 - xã Kim Long, Chợ Đạo Tú, Chợ Duy Phiên, Chợ Diện xã Đồng Tĩnh, Chợ Hợp Thịnh. Chợ Trung tâm huyện hoàn thành và đi vào hoạt động trong năm 2015 theo hình thức đầu tư xã hội hóa. Dịch vụ vận tải: Được cải thiện về chất lượng phục vụ, số lượng các loại phương tiện gia tăng, mạng lưới các phương tiện công cộng (xe buýt, xe taxi) được phủ rộng, số lượng hàng hóa được vận chuyển hàng năm đều tăng khá, ước năm 2015 vận chuyển 722.799 tấn hàng hóa các loại, tăng 1,75 lần so với năm 2010; Doanh thu năm 2015 đạt 108.804 triệu đồng, tăng 2,02 lần so với năm 2010. Hoạt động tín dụng ngân hàng: Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai đồng bộ các giải pháp của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về thực hiện chính sách tiền tệ, lãi suất trên địa bàn, theo đó áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi đối với 5 lĩnh vực ưu tiên theo Quy định của Ngân hàng nhà nước, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, hướng dẫn thủ tục và giải quyết cho vay nhanh gọn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng tiếp cận vốn Mặt bằng lãi suất trên địa bàn cơ bản ổn định tạo điều kiện cho nguồn vốn huy động vào ngân hàng tăng. Đến 2015 nguồn vốn huy động vào ngân hàng ước đạt 630.000 triệu đồng, tăng 465.000 triệu đồng so với năm 2010. Dư nợ tín dụng đến hết năm 2015 ước đạt 780.000 triệu đồng, tăng 522.000 triệu đồng so với năm 2010. Hoạt động các ngành dịch vụ khác như Bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục: Được duy trì và ngày càng phát triển. Thông tin, liên lạc và dịch vụ chuyển phát kịp thời thông suốt. Các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông tuân thủ đúng theo pháp luật. Tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ, đầu tư hiện đại hoá mạng lưới cáp quang; mạng điện thoại di động được lắp đặt và phủ sóng thông suốt. 2.1.2.5. Thu, chi ngân sách Tổng thu ngân sách NN giai đoạn 2010-2015 bình quân ước đạt 547.000 triệu đồng, bình quân thu trên địa bàn đạt 125.000 triệu đồng/năm, trong đó ước thu Ngân sách NN trên địa bàn năm 2015 ước đạt 150.000 triệu đồng gấp 1,6 lần so với năm 2010. Thu từ kinh tế huyện đạt tỉ lệ 24,1% trên tổng thu NSNN năm 2015 và 35 22,5% tổng thu NSNN bình quân giai đoạn 2010-2015.Chi ngân sách trên địa bàn luôn bảo đảm kịp thời các yêu cầu chi cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm cả những vấn đề y tế, giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Giai đoạn 2010-2015 bình quân ước đạt 543.000 triệu đồng. Trong đó chi Ngân sách cho đầu tư phát triển bình quân đạt 28,9% tổng chi NS. 2.1.2.6. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội Trong giai đoạn 2010-2015 các công trình hạ tầng kỹ thuật quan trong trên địa bàn được Trung ương và tỉnh đầu tư hoàn thành, UBND huyện cũng chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu, chỉnh trang đô thị để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện và tập trung nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Trong đó một số công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng đã mang lại lợi thế không nhỏ trong thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện, phục vụ giao thông đi lại, sản xuất của nhân dân, hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới: Giao thông: Phối hợp và tổ chức chỉ đạo tốt công tác BTGPMB, do vậy góp phần bảo đảm tiến độ hoàn thành các dự án trọng điểm tạo cho huyện có lợi thế lớn trong thu hút đầu tư: đường cao tốc Nội Bài - Lao Cai đoạn qua địa bàn huyện; Đường 36m Hợp Châu - Đồng Tĩnh (giai đoạn 1); Đường TL310 đoạn từ xã Kim Long đến QL2C xã Đạo Tú; Đường Hợp Thịnh - Đạo Tú; Đường TL 305 đoạn từ ngã tư Quán Tiên đến Cầu Bến Gạo; Đường TL309 đoạn từ dốc Đê Vàng đến trung tâm huyện; Đường QL2C- Cầu Bì La; Đường QL2C đoạn qua huyện,... Hệ thống Giao thông đường huyện được đầu tư xây dựng hoàn thiện như: Đường Kim Long – Tam Quan (giai đoạn 2); Đường Cầu Yên Thương – TT Hợp Hòa; Đường Duy Phiên – Thanh Vân khu chăn nuôi xã Thanh Vân; Đường QL2C – Xuân Trường, Đường Hoàng Đan – Hoàng Lâu; Đường TL 305 (Hoàng Lâu) – TL 306 (Duy Phiên); Đường QL2C-Cầu Bì La; Đường Đạo Tú - Thanh Vân; Đường TL 309 (Hoàng Đan) - TL 306 (Duy Phiên),...Đến nay đã cứng hóa được 59,5km/66,3km, bằng 88,1%. 36 Các tuyến đường giao thông nội thị đang trong quá trình đầu tư theo quy hoạch như: Đường Nội thị tuyến phía Tây (Đoạn từ Đài truyền thanh đến Công trung tâm văn hóa); QL2C thị trấn Hợp Hòa đi Trường TH B thị trấn Hợp Hòa. Chính sách làm đường giao thông tiếp tục được triển khai, trong giai đoạn 2010-2015 đã cứng hóa được 76,4km hoàn thành mục tiêu đề án cứng hóa đường GTNT (đạt 100%); GTNĐ được quan tâm triển khai thực hiện, dự kiến đến năm 2015 cứng hóa được 42/110km, bằng 38,18%. - Hệ thống điện, hệ thống cấp nước: Được sự quan tâm đầu tư của tỉnh đã hoàn thành dự án năng lượng nông thôn REII mở rộng; Dự án sử dụng vốn vay ngân hàng tài thiết Đức kfw trên địa bàn 8 xã, thị trấn; cải tạo, nâng câp và xây mới được hơn 20 trạm biến áp chống quá tải, với tổng công suất trên 6.000KVA,.. Xây dựng hoàn thành Nhà máy cấp nước sạch tại xã Đồng Tĩnh và hệ thống đường ống nước từ Đồng Tĩnh về TT Hợp Hòa cung cấp nước sạch cho sinh hoạt của nhân dân và các khu công nghiệp trên địa bàn; huyện cũng đã tập trung đầu tư xây dựng hệ thống điện chiếu sáng trung tâm huyện lỵ. - Phát triển đô thị: Quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết là để cụ thể hóa quy hoạch chung Đô thị Vĩnh Phúc. Trong giai đoạn 2010-2015, đã triển khai điều chỉnh quy hoạch chung và Quy hoạch hai phân khu phía Bắc và phía Nam đô thị thị trấn Hợp Hòa đã được UBND tỉnh phê duyệt; đồng thời hoàn thành quy hoạch chung xây dựng đô thị Hợp Thịnh và đô thị Kim Long. Đến nay đô thị Hợp Thịnh đã được công nhận là đô thị loại V. Dự kiến năm 2015, Kim Long được công nhận là đô thị loại V. Triển khai đồ án quy hoạch đô thị đại học. 2.1.2.7. Về phát triển Văn hóa – xã hội a) Công tác Giáo dục – đào tạo Trong những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành và các lực lượng xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Giai đoạn 2010 -2015, quy mô phát triển trường, lớp, học sinh của các bậc học giữ được sự ổn định, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của con tôi trong huyện. Cơ sở vật chất các trường học ngày 37 được tăng cường theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa. Chất lượng giáo dục các mặt tiếp tục tăng trưởng bền vững, tích cực, nhiều chỉ số giáo dục tăng cao. Các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả. Chất lượng đội ngũ và trình độ đào tạo: tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các bậc học có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên đều tăng so với năm 2010. Bậc học mầm non có 435/443 người đạt 98,1% (trong đó, trên chuẩn đạt 62,7%); bậc tiểu học, có 485/485 người đạt 100% (trong đó, trên chuẩn đạt 94,3%); trung học cơ sở, có 491/495 người đạt 99,2% (trong đó, trên chuẩn đạt 77,5%). Chất lượng giáo dục: trong giai đoạn 2010-2015, chỉ số chất lượng giáo dục ở các bậc học luôn duy trì ổn định và từng bước được nâng lên. Chất lượng giáo dục mũi nhọn ở bậc tiểu học và trung học cơ sở tăng đều liên tục trong 5 năm 2010 - 2015, nhất là chất lượng học sinh đạt giải cấp tỉnh và quốc gia. Về kiên cố hóa trường học: Công tác xây dựng phòng học kiên cố, phòng học chức năng, phòng học bộ môn trong toàn huyện đã có những chuyển biến tích cực. Bậc mầm non có tổng số phòng học là 157; trong đó phòng học kiên cố 127 (tăng 27 phòng so với năm 2010), đạt tỉ lệ 80,9%. Bậc tiểu học, tổng số phòng học văn hóa là 298 phòng, đạt tỷ lệ 1 phòng/lớp (năm 2010 tỷ lệ đạt 0,95 phòng học/lớp); Cấp trung học cơ sở, tổng số phòng học là 179; trong đó, có 174 phòng học kiên cố đạt 97,2%. Số phòng học bộ môn là 55 phòng. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đạt nhiều kết quả nổi bật do UBND huyện đã ưu tiên đầu tư cho giáo dục theo cơ chế mỗi trường đạt chuẩn sẽ được ngân sách huyện hỗ trợ 500 triệu đồng đầu tư CSVC nên trong giai đoạn 2010-2015, toàn huyện xây dựng thêm được 20 trường đạt chuẩn quốc gia trong đó, mầm non 04 trường, tiểu học 05 trường và trung học cơ sở 11 trường (Dự kiến năm 2015, phấn đấu xây dựng thêm 03 trường đạt chuẩn quốc g ia). Tính đến hết năm 2015 toàn huyện có 39/47 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 83%. Trong đó, mầm non có 10/16 trường = 63%; tiểu học có 17/17 trường = 100%, có 01 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; trung học cơ sở có 12/14 trường = 85,7%. So với chỉ tiêu kế hoạch Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVIII đề ra thì tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ở các bậc học đều đạt và vượt. 38 b).văn hóa – thể thao Toàn huyện có 96 di tích lích sử văn hóa (Đình, Đền, Chùa, Lăng, Miếu). Những di tích này luôn được tôn tạo, bảo tôn, khai thác đạt chất lượng tốt với tính chất lành mạnh, có 2 di tích được nhà nước xếp hạng, 26 di tích được sở văn hóa xếp hạng .100% thôn xóm đã xây dựng hương ước nhằm bảo vệ mối quan hệ xã hội lành mạnh ở nông thôn. Phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa và cuộc vận độn toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư tiếp tục được đẩy mạnh. Đến nay, đã có 19.729 gia đình văn hóa đạt 83%, 64 thôn xóm văn hóa đạt 44% và 95% đơn vị trên địa bàn huyện đạt đơn vị văn hóa. Phong trào thể dục, thể thao của huyện được phát động sâu rộng dưới nhiều hình thức, nội dung phong phú với các môn: điền kinh, bóng đá, bóng chuyền,vật các môn thể thao này có ở tất cả các xã và được nhiều giải thưởng cấp tỉnh như: việt dã, vật, bóng đá thiếu nhi, phong trào quần chúng tham gia 100% số xã đã tổ chức được phong trào thể thao sổ lượng người thường xuyê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hoang_trung_thong_3944_1848816.pdf
Tài liệu liên quan