Luận văn Nghiên cứu thực trạng và ứng dụng đấu thầu điện tử tại Việt Nam trong lĩnh vực mua sắm chính phủ

TRANG PHỤ BÌA . 1

LỜI CAM ĐOAN. 2

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 3

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC. 4

DANH MỤC CÁC BẢNG . 4

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ. 5

PHẦN MỞ ĐẦU. 7

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU VÀ ỨNG DỤNG

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG LĨNH VỰC MUA SẮM CHÍNH PHỦ TẠI

VIỆT NAM. 11

1.1 Khái niệm về hoạt động mua sắm, đấu thầu, và thương mại điện tử. 11

1.2 Đặc điểm, phân loại và tác động của TMĐT đến Chính phủ điện tử . 13

1.3 Đặc điểm, mục tiêu, vai trò và tầm quan trọng của công tác đấu thầu . 20

1.4 Hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu của Việt Nam. 35

1.5 Khả năng ứng dụng của đấu thầu điện tử trong lĩnh vực mua sắm chính phủ

tại Việt Nam. 39

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG ĐẤU THẦU ĐIỆN TỬ TRONG

LĨNH VỰC MUA SẮM CHÍNH PHỦ TẠI VIỆT NAM . 45

2.1 Thực trạng Hệ thống đấu thầu điện tử Việt Nam . 45

2.2 Phân tích quy trình đấu thầu điện tử hiện nay . 49

2.3 Một số đánh giá về việc ứng dụng đấu thầu điện tử tại Việt Nam . 58

CHƯƠNG III MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG ĐẤU

THẦU ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM . 73

3.1 Đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp lý. 73

3.2 Đề xuất hoàn thiện hệ thống đấu thầu điện tử . 76

KẾT LUẬN. 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 95

pdf131 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 712 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thực trạng và ứng dụng đấu thầu điện tử tại Việt Nam trong lĩnh vực mua sắm chính phủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môi trường mạng nội bộ ở cơ quan phải mở các cổng sau: 4501, 4502, 4503, 9000, 8070, 8081, 8082. Các chức năng chính trong phần Quản lý Chứng thư số này như sau: [1] Nhận Chứng thư số [2] Gia hạn Chứng thư số [3] Gia hạn Khóa [4] Cấp lại Chứng thư số [5] Hủy Chứng thư số [6] Thay đổi thiết bị lưu Chứng thư số [7] Thay đổi mật khẩu Chứng thư số [8] Xem nội dung thông tin Chứng thư số [9] Kiểm tra mật khẩu Chứng thư số 2.1.3.3 Dành cho CĐT, BMT: Đăng tải thông tin trong đấu thầu Chức năng chính của hệ thống đấu thầu điện tử được dành cho CĐT, BMT để tổ chức đăng tải thông tin trong đấu thầu và tổ chức đấu thầu. Nội dung này sẽ được trình bày cụ thể tại quy trình đấu thầu qua mạng đối với gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế dưới đây. 2.1.3.4 Dành cho nhà thầu Chức năng dành cho nhà thầu cũng là một chức năng chính của hệ thống đấu thầu điện tử và sẽ được trình bày cụ thể tại quy trình đấu qua mạng đối với gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế dưới đây 49 2.2. Phân tích quy trình đấu thầu điện tử hiện nay Rút kinh nghiệm từ những nước đi trước và nhận được sự trợ giúp nhiệt tình từ phía Hàn Quốc, Việt Nam đã triển khai đấu thầu qua mạng để nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu. Đây là một bước đi lớn trong công tác đấu thầu ở nước ta. Trong giai đoạn thử nghiệm đầu tiên, hệ thống đấu thầu điện tử đã được Thủ tướng cho phép thử nghiệm tại 03 cơ quan chính là Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và UBND thành phố Hà Nội. Tiếp theo đó, cùng với sự vận động, tuyên truyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hệ thống đấu thầu qua mạng bước đầu đã nhận được sự ủng hộ và thu hút được đông đảo từ các địa phương, cơ quan, công ty, cá nhân. Ở phần tiếp theo, tôi sẽ phân tích quy trình đấu thầu điện tử hiện nay nhằm mô tả những bước thực hiện và sự khác biệt và các hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện đấu thầu điện tử. Hiện nay, quy trình đấu thầu tổng quát được quy định tại Thông tư số 17/2010/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Việc thực hiện đấu thầu điện tử trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tại địa chỉ hiện nay chủ yếu tập trung vào việc đăng tải thông tin (KHĐT và thông báo mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu) và phát hành HSMT, nộp HSDT. Vì việc đánh giá HSDT đối với các gói thầu là phức tạp và chưa có một phương án tối ưu để thực hiện nên vẫn được tiến hành bằng phương pháp trên giấy tờ truyền thống. 2.2.1. Quy trình đăng ký tham gia hệ thống đấu thầu điện tử Đối với hệ thống đấu thầu điện tử thì việc đăng ký tham gia hệ thống là bước đầu tiên và bắt buộc để xác định quyền hạn và trách nhiệm pháp lý của cá nhân, tổ chức khi thực hiện các hoạt động trên hệ thống. Trong luận văn này tôi muốn đề cập tới quy trình đăng ký tham gia hệ thống với vai trò là bên mời thầu (bên mời thầu là đơn vị chủ yếu thực hiện các quy trình đấu thầu điện tử). Việc đăng ký tham gia hệ thống hiện nay phần lớn được thực hiện trên mạng đấu thầu điện tử do đó tiết kiệm được nhiều thời gian và dễ dàng thực hiện. 50 2.2.1.1 Đăng ký tham gia hệ thống Quy trình đăng ký tham gia Hệ thống với vai trò là bên mời thầu bao gồm các bước được mô tả tại sơ đồ số 3. Mô tả quy trình cụ thể như sau: - Khai báo thông tin cơ bản của cơ quan trên Hệ thống và gửi hồ sơ đăng ký trực tiếp hoặc theo đường công văn đến Cục Quản lý Đấu thầu. - Hồ sơ đăng ký bao gồm: + Đơn đăng ký Bên mời thầu (do Hệ thống sinh ra trong quá trình khai báo thông tin); + Bản chụp chứng thực Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức đối với trường hợp đăng ký tham gia Hệ thống lần đầu; + Bản chụp chứng thực văn bản thông báo mã số cơ quan (nếu có) theo Quyết định số 90/2007/QĐ-BTC ngày 20/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; + Bản chụp chứng minh nhân dân của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đăng ký. 2.2.1.2 Xử lý hồ sơ đăng ký Ngay khi nhận được hồ sơ đăng ký, Cục Quản lý Đấu thầu kiểm tra tính xác thực của bản đăng ký điện tử trên Hệ thống và hồ sơ đăng ký bằng văn bản do CĐT/BMT gửi đến. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý Đấu thầu sẽ phê duyệt cơ quan hoặc tổ chức đăng ký và xác nhận trên Hệ thống; trường hợp hồ sơ không chính xác hoặc chưa đầy đủ, Cục Quản lý Đấu thầu thông báo lý do trên Hệ thống để Bên mời thầu biết bổ sung, sửa đổi hồ sơ, bản đăng ký trên cho phù hợp. 2.2.1.2 Kiểm tra kết quả xử lý Bên mời thầu có trách nhiệm tự kiểm tra tình trạng kết quả xử lý trên Hệ thống.Trường hợp được phê duyệt tham gia Hệ thống, CĐT/BMT sẽ nhận mã phê duyệt chứng thư số và số tham chiếu để tải chứng thư số từ Hệ thống. 2.2.1.3 Đăng ký thông tin người sử dụng chứng thư số Bên mời thầu nhập mã phê duyệt chứng thư số và số tham chiếu vào Hệ thống để tải chứng thư số. Tiếp đó, bên mời thầu phải đăng ký thông tin người sử dụng 51 chứng thư số vào Hệ thống. 2.2.1.4 Đăng nhập vào Hệ thống Sau khi được cấp chứng thư số, CĐT/BMT đăng nhập vào Hệ thống và thực hiện các quyền của người sử dụng là bên mời thầu. Quy trình đăng ký vào hệ thống với vai trò là nhà thầu cũng được thực hiện tương tự và được hướng dẫn chi tiết tại website 2.2.2 Đăng tải KHĐT Sau khi nhận được chứng thư số Bên mời thầu đăng nhập vào hệ thống và tiến hành đăng tải KHĐT. Nội dung thông tin đăng tải KHĐT bao gồm 2 phần chính: - Thông tin về dự án bao gồm: Tên dự án; loại dự án; tên của chủ đầu tư; tổng mức đầu tư; loại dự án; địa điểm... - Thông tin về gói thầu bao gồm: Tên gói thầu; nguồn vốn; giá gói thầu; hình thức lựa chọn nhà thầu; phương thức đấu thầu; thời gian lựa chọn nhà thầu; hình thức hợp đồng; thời gian thực hiện hợp đồng. So với hình thức đăng tải trên Báo Đấu thầu được áp dụng khá phổ biến và mang tính truyền thống từ trước cho đến nay thì việc áp dụng hình thức đăng tải KHĐT trên mạng có nhiều ưu điểm. Cụ thể như sau: Bảng số 3 So sánh hình thức đăng tải thông tin trong đấu thầu Hình thức đăng tải KHĐT Hạn mức Thời gian gửi thông tin Thời hạn đăng tải Mức độ phổ biến Trên Báo Đấu thầu Tổng mức đầu hoặc dự toán đối với mua sắm thường xuyên từ 5 tỷ đồng trở lên Trong vòng 10 ngày kể từ ngày người có thẩm quyền ký quyết định phê duyệt Số lần đăng tải trên báo chỉ được một kỳ. Phát hành trên báo giấy, mức độ phổ biến trong một phạm vi có giới hạn. Hệ thống đấu thầu điện tử Không có hạn mức đăng tải thông tin. Bên mời thầu có thể đăng tải tất cả Có thể đăng tải lên hệ thống mạng ngay sau khi có văn bản phê duyệt KHĐT, và đính Thông tin sau khi đăng tải trên mạng được lưu trữ và tồn tại mãi trên Phát hành trên cộng đồng mạng thông tin có phạm vi rộng khắp, 52 Hình thức đăng tải KHĐT Hạn mức Thời gian gửi thông tin Thời hạn đăng tải Mức độ phổ biến các KHĐT lên mạng. kèm file văn bản phê duyệt hệ thống, có thể tìm kiếm dễ dàng và tiện lợi cho công tác thanh tra, kiểm toán không bị giới hạn ở một vài tỉnh thành mà phổ biến trên phạm vị toàn quốc 2.2.3 Quy trình đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế qua mạng Quy trình đấu thầu điện tử tại Việt Nam theo hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế áp dụng với gói thầu tư vấn, mua sắm hàng hóa và xây lắp bao gồm 6 bước được mô tả tại sơ đồ số 4. 2.2.3.1 Chuẩn bị đấu thầu Lựa chọn danh sách ngắn đối với đấu thầu hạn chế, bên mời thầu lựa chọn nhà thầu trong cơ sở dữ liệu nhà thầu trên Hệ thống để đưa vào danh sách nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế. Trường hợp nhà thầu chưa có tên trong cơ sở dữ liệu thì bên mời thầu cần yêu cầu nhà thầu thực hiện đăng ký vào Hệ thống. Lựa chọn danh sách ngắn đối với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển hoặc mời quan tâm thực hiện theo quy trình sơ tuyển với đấu thầu qua mạng. Quy trình sơ tuyển qua mạng được thực hiện qua Hệ thống đấu thầu điện tử được mô tả tại sơ đồ số 5 bao gồm các bước chính sau: - Đăng tải thông báo mời sơ tuyển và HSMST: Nội dung thông báo mời sơ tuyển do bên mời thầu tự điền theo mẫu thông báo mời sơ tuyển trên Hệ thống. HSMST được đính kèm và đăng tải đồng thời với thông báo mời sơ tuyển. - Tải HSMST: Nhà thầu tìm kiếm nội dung gói thầu sơ tuyển theo số TBMST và tải HSMST từ Hệ thống. - Nộp HSDST: Nhà thầu gửi HSDST đến bên mời thầu qua Hệ thống. - Mở HSDST: HSDST nộp trước thời điểm đóng sơ tuyển sẽ được bên mời thầu mở trên Hệ thống tại thời điểm mở sơ tuyển. HSDST nộp sau thời điểm đóng 53 sơ tuyển không được Hệ thống chấp nhận và không được mở. - Đánh giá HSDST, trình và phê duyệt kết quả sơ tuyển: Việc đánh giá HSDST theo tiêu chí đạt, không đạt và trình phê duyệt kết quả sơ tuyển được thực hiện theo pháp luật về đấu thầu hiện hành. - Thông báo kết quả sơ tuyển: Bên mời thầu đăng tải kết quả sơ tuyển công khai trên Hệ thống sau khi kết quả sơ tuyển được phê duyệt. - Thông tin về kiến nghị và xử lý kiến nghị về kết quả sơ tuyển: Nhà thầu có thể gửi kiến nghị thông qua Hệ thống đến bên mời thầu. Bên mời thầu có trách nhiệm nhập kết quả xử lý kiến nghị của nhà thầu, các nội dung thay đổi theo kết quả xử lý kiến nghị (nếu có) phải được đăng tải trên Hệ thống. 2.2.3.2 Tổ chức đấu thầu a. Phát hành HSMT Nội dung thông báo mời thầu do bên mời thầu tự điền theo mẫu thông báo mời thầu trên Hệ thống. HSMT được đính kèm và đăng tải đồng thời với thông báo mời thầu. Quy trình thông báo mời thầu được mô tả tại sơ đồ số 6. Trường hợp HSMT được phát hành miễn phí, bất kỳ nhà thầu nào cũng có thể tải HSMT trên Hệ thống. Trường hợp bán HSMT, bên mời thầu có trách nhiệm nhập danh sách nhà thầu đã nộp tiền mua HSMT vào tài khoản của bên mời thầu. Chỉ những nhà thầu có tên trong danh sách này mới tải được HSMT trên Hệ thống. b. Sửa đổi, làm rõ HSMT Sau khi phát hành HSMT, trường hợp cần thiết phải sửa đổi HSMT, bên mời thầu gửi văn bản điện tử sửa đổi đến các nhà thầu đã nhận HSMT qua địa chỉ email của nhà thầu đã cung cấp khi đăng ký tham gia vào Hệ thống. Trường hợp nhà thầu muốn làm rõ HSMT thì gửi văn bản điện tử đề nghị đến bên mời thầu để xem xét và xử lý. Việc làm rõ HSMT được bên mời thầu thực hiện theo hình thức: gửi văn bản điện tử hoặc có thể tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để trao đổi về những nội dung trong HSMT mà các nhà thầu chưa rõ. c. Thành lập tổ chuyên gia đấu thầu Chủ đầu tư thành lập tổ chuyên gia đấu thầu thực hiện nhiệm vụ đánh giá 54 HSDT của gói thầu và chọn tổ trưởng tổ chuyên gia thực hiện đấu thầu trên mạng để đưa kết quả trên Hệ thống sau khi đã tiến hành đánh giá HSDT. d. Nộp HSDT Nhà thầu đăng nhập vào Hệ thống đấu thầu qua mạng bằng chứng thư số và chọn gói thầu để tham dự và gửi HSDT. Nhà thầu sau khi đã nộp HSDT thành công trên Hệ thống sẽ nhận được thông báo xác nhận từ Hệ thống. Trường hợp liên danh với nhau để tham gia đấu thầu xây lắp qua mạng, các nhà thầu tham gia liên danh cùng tạo bản thoả thuận liên danh và gửi đến bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu. Sơ đồ quy trình nộp HSDT và làm rõ HSDT được mô tả tại sơ đồ số 7. e. Rút HSDT Trường hợp xin rút HSDT, nhà thầu gửi văn bản đến bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu theo một trong những cách sau: e-mail, fax, gửi văn bản trực tiếp, hoặc theo đường công văn theo quy định trong HSMT. g. Mở thầu HSDT được nộp trước thời điểm đóng thầu sẽ được bên mời thầu giải mã và mở trên Hệ thống tại thời điểm mở thầu. HSDT nộp sau thời điểm đóng thầu không được Hệ thống chấp nhận và không được giải mã. Bên mời thầu giải mã các HSDT nộp trước thời điểm đóng thầu. Sau khi giải mã, các nội dung của HSDT sẽ được Hệ thống tự động ghi lại trong biên bản mở thầu, bao gồm: - Tên nhà thầu; - Giá dự thầu; - Giá trị bảo đảm dự thầu (nếu có); - Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu (nếu có); - Thời gian có hiệu lực của HSDT. Biên bản mở thầu được đăng tải công khai trên mạng, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào quan tâm cũng có thể truy cập và xem được biên bản trên. Quy trình mở thầu được mô tả tại sơ đồ số 8. Chúng ta dễ dàng nhận thấy việc tổ chức đấu thầu được thực hiện hoàn toàn 55 trên hệ thống và tiết kiệm nhiều thời gian (thời gian đăng tải thông tin, nộp HSDT, các văn bản trao đổi trong quá trình thực hiện và quá trình mở thầu). Hơn nữa, việc công khai hóa các thông tin trong quá trình tổ chức đấu thầu là một yếu tố quan trọng để tăng cường tính cạnh tranh trong quá trình mua sắm dẫn đến tiết kiệm chi phí ngân sách nhà nước. Đối với đấu thầu truyền thống thời gian để tổ chức đấu thầu nêu trên tối thiểu là 25 ngày (10 ngày đăng tải TBMT, 15 ngày chuẩn bị HSDT). Trên thực tế, đấu thầu điện tử có thể rút ngắn được các thời gian nêu trên. Tuy nhiên, khung pháp lý để thực hiện tổ chức đấu thầu điện tử chưa cho phép rút ngắn các khung thời gian so với quy trình truyền thống. Đây là một nội dung cần nghiên cứu và sửa đổi để phát huy ưu điểm của hệ thống đấu thầu điện tử và nâng cao hiệu quả cũng như tiết kiệm thời gian và chi phí của cả CĐT/BMT cũng như các nhà thầu tham gia đấu thầu. Việc thực hiện mở thầu được tiến hành hoàn toàn trên hệ thống đấu thầu điện tử trong thời gian rất ngắn (chỉ vài phút) và các thông tin trong quá trình thực hiện được công khai hoàn toàn. Khi so sánh với các lễ mở thầu truyền thống có thể mất vài giờ đến 1 ngày làm việc với các chi phí tổ chức tốn kém thì có thể thấy đấu thầu điện tử đã rút ngắn được thời gian và chi phí cho cả bên mời thầu và các nhà thầu tham dự thầu. Đây chính là ưu điểm của đấu thầu điện tử so với đấu thầu truyền thống. 2.2.3.3 Đánh giá HSDT Vì việc đánh giá HSDT trên hệ thống đấu thầu điện tử là rất phức tạp và cần liên kết với nhiều hệ thống, cơ sở dữ liệu, do đó hiện nay việc đánh giá HSDT vẫn được thực hiện bằng hình thức truyền thống. Quy trình đánh giá HSDT được mô tả tại sơ đồ số 9. Trong trường hợp không chọn được Nhà thầu trúng thầu đối với gói thầu đánh giá, Chủ đầu tư thực hiện việc hủy thầu trên Hệ thống và gói thầu sẽ được công khai thông tin bị hủy do không chọn được nhà thầu thỏa mãn. Để việc đánh giá HSDT có thể thực hiện hoàn toàn trên trên mạng (online) thì hệ thống đấu thầu điện tử cần liên kết với nhiều các hệ thống, cơ sở dữ liệu của 56 các cơ quan, tổ chức khác nằm trong hệ thống Chính phủ điện tử như: Cơ quan Thuế, Hải quan, Đăng ký kinh doanh Vì vậy, việc đánh giá HSDT trên hệ thống đấu thầu điện tử chỉ có thể thực hiện hoàn toàn trên mạng khi liên kết cùng với các cơ quan chính phủ khác trong một hệ thống chính phủ điện tử tổng thể. 2.2.3.4 Thẩm định, phê duyệt kết quả đấu thầu Sau khi đánh giá xong HSDT của các nhà thầu tham dự, bên mời thầu trình Chủ đầu tư báo cáo đánh giá để phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Trên cơ sở báo cáo thẩm định, Chủ đầu tư không phê duyệt kết quả thì tiến hành đánh giá lại HSDT của các nhà thầu hoặc chủ đầu tư phê duyệt kết quả thì tiến hành bước tiếp theo “Thương thảo hoàn thiện hợp đồng”. Quy trình thẩm định, phê duyệt kết quả đấu thầu được mô tả tại sơ đồ số 10. 2.2.3.5 Thông báo kết quả đấu thầu Trên cơ sở Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của chủ đầu tư, bên mời thầu tiến hành đăng tải kết quả đấu thầu công khai trên Hệ thống đấu thầu qua mạng. Nhà thầu có thể tìm kiếm kết quả trúng thầu của gói thầu trên Hệ thống thông qua số TBMT hoặc tên gói thầu. Trong trường hợp nhà thầu kiến nghị có thể gửi thông qua Hệ thống đấu thầu qua mạng đến bên mời thầu. Bên mời thầu có trách nhiệm xử lý kiến nghị của nhà thầu, các nội dung thay đổi theo kết quả xử lý kiến nghị (nếu có) phải được đăng tải trên Hệ thống. Quy trình thông báo kết quả đấu thầu được mô tả tại sơ đồ số 11. 2.2.3.6 Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng Bên mời thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu được quyết định trúng thầu trên cơ sở: kết quả đấu thầu được duyệt; dự thảo hợp đồng; Các yêu cầu nêu trong HSMT; Các nội dung nêu trong HSDT và giải thích làm rõ HSDT của nhà thầu trúng thầu (nếu có); Các nội dung cần được thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu. Sau khi đạt được kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, chủ đầu tư và nhà thầu sẽ ký kết hợp đồng. Trong trường hợp liên danh, hợp đồng được ký kết 57 phải bao gồm chữ ký của tất cả các thành viên trong liên danh. Quy trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng được mô tả tại sơ đồ số 12. Như vậy, trong các bước nêu trên của quy trình đấu thầu qua mạng thì những điểm khác biệt cơ bản giữa đấu thầu truyền thống và đấu thầu qua mạng như sau: Bảng số 4 So sánh quy trình đấu thầu truyền thống và đấu thầu điện tử TT Đấu thầu truyền thống Đấu thầu qua mạng 1 Thông báo mời thầu, thông báo mời sơ tuyển đăng tải trên Báo giấy (báo Đấu thầu). Thông báo mời thầu, thông báo mời sơ tuyển đăng tải trên mạng công khai. 2 TBMT, TBMST và phát hành HSMT, HSMST là hai bước có thời gian khác nhau. TBMT, TBMST và phát hành HSMT, HSMST chỉ là một bước, thực hiện đồng thời. 3 Nhà thầu phải tìm kiếm trên Báo giấy về nội dung TBMT Nhà thầu tìm kiếm nội dung TBMT qua Hệ thống đấu thầu điện tử đơn giả và nhanh chóng. 4 Nhà thầu phải đến địa chỉ Bên mời thầu để mua hoặc nhận HSMT. Nhà thầu tải HSMT trên Hệ thống đấu thầu điện tử qua mạng. 5 Nhà thầu có thể nộp HSDST, HSDT nhiều lần và tài liệu sửa đổi với một gói thầu. Nhà thầu chỉ có thể nộp HSDST, HSDT một lần duy nhất đối với một gói thầu trên Hệ thống qua mạng. 6 Việc tiếp nhận và quản lý niêm phong văn bản giấy HSDST, HSDT được Bên mời thầu thực hiện. Việc tiếp nhận và quản lý văn bản điện tử HSDST, HSDT được thực hiện trên Hệ thống đấu thầu điện tử. 7 HSDST, HSDT của Nhà thầu được ký và niêm phong khi nộp. HSDST, HSDT của Nhà thầu được ký bằng chữ ký số và được mã hóa khi gửi đến Hệ thống. 8 Thỏa thuận liên danh thực hiện bằng văn bản giấy: Các nhà thầu tham gia liên danh cùng ký vào bản TTLD. Thành viên đứng đầu liên danh có trách nhiệm gửi bản TTLD đến BMT. Thỏa thuận liên danh thực hiện trên mạng: Các nhà thầu tham gia liên danh dùng chữ ký số của mình (CA), để nhập thông tin và gửi bản TTLD đến thành viên đứng đầu liên đanh, và thành viên đứng đầu liên danh có trách nhiệm gửi bản TTLD khi tham gia dự thầu qua mạng. 58 TT Đấu thầu truyền thống Đấu thầu qua mạng 9 Đánh giá HSDST,HSDT được thực hiện bởi tổ chuyên gia chấm thầu. Đánh giá HSDST, HSDT với các gói thầu không đòi hỏi kỹ thuật cao hoặc kỹ thuật đã được tiêu chuẩn hóa thì sẽ được đánh giá tự động qua mạng 10 Mở thầu tại Bên mời thầu bằng cách mở niêm phong HSDST, HSDT của các nhà thầu và lập biên bản mở thầu ký xác nhận của bên mời thầu và nhà thầu. Mở thầu trên Hệ thống đấu thầu điện tử bằng cách sử dụng khóa bí mật để giải mã các HSDST,HSDT nộp trước thời điểm đóng thầu và tự động ghi lại biên bản mở thầu công khai trên mạng. 11 Thông báo kết quả sơ tuyển, đấu thầu bằng văn bản đến các Nhà thầu tham gia Thông báo kết quả sơ tuyển, đấu thầu được đăng tải công khai trên Hệ thống qua mạng không chỉ dành cho các Nhà thầu tham gia. 2.3 Một số đánh giá về việc ứng dụng đấu thầu điện tử tại Việt Nam Tại nội dung này, tác giả sẽ đánh giá việc ứng dụng đấu thầu điện tử tại Việt Nam dựa trên kết quả nghiên cứu các tài liệu, quy định pháp luật hiện hành, các kết quả thu được trong quá trình triển khai thí điểm hệ thống đấu thầu điện tử tại một số đơn vị đã lựa chọn và kết quả thực hiện khảo sát ý kiến chuyên gia theo phiếu khảo sát được xây dựng theo hình thức bảng câu hỏi. Đánh giá của tác giả sẽ được dựa trên các số liệu, tài liệu thu thập trong giai đoạn từ thời điểm bắt đầu thử nghiệm hệ thống đấu thầu điện tử (năm 2009) đến cuối năm 2012. Đánh giá của tác giả bao gồm 04 nội dung chính như sau: (1) Việc ứng dụng CNTT trong mua sắm chính phủ trước khi hệ thống đấu thầu điện tử được đưa vào sử dụng: nội dung đánh giá này sẽ là cơ sở để so sánh với những phân tích và đánh giá của tác giả về việc ứng dụng hệ thống đấu thầu điện tử hiện nay. (2) Kết quả đã đạt được trong quá trình ứng dụng đấu thầu điện tử tại Việt Nam từ thời điểm bắt đầu áp dụng hệ thống (năm 2009) đến thời điểm cuối năm 2012: Nội dung này sẽ phân tích và đánh giá tổng hợp những kết quả đạt được trong 59 quá trình thử nghiệm hệ thống dựa trên các số liệu về các gói thầu dự án đã thực hiện; mức độ phổ biến của hệ thống trong tổng thể hệ thống mua sắm công của chính phủ; về hướng dẫn, đào tạo khai thác hệ thống; so sánh và đối chiếu với các ưu điểm của đấu thầu điện tử. (3) Các điều kiện để áp dụng đấu thầu điện tử tại Việt Nam: Nội dung này sẽ tập trung phân tích, đánh giá các điều kiện áp dụng đấu thầu điện tử tại Việt Nam hiện nay bao gồm: cơ sở pháp lý; hạ tầng và trình độ CNTT; tính chủ động và ủng hộ của lãnh đạo của các đơn vị tham gia. (4) Về quy trình hệ thống đấu thầu điện tử thử nghiệm: Trên cơ sở tổng hợp ý kiến các chuyên gia thực hiện dựa trên bảng câu hỏi khảo sát, tác giả sẽ phân tích, đánh giá về quy trình và các hợp phần của hệ thống đấu thầu điện tử thử nghiệm. Từ các phân tích và đánh giá này và các tài liệu thu thập được về hệ thống đấu thầu điện tử của các nước trên thế giới, tác giả sẽ đề xuất một số biện pháp để hoàn thiện hệ thống đấu thầu điện tử tại Việt Nam. 2.3.1 Đánh giá chung về việc ứng dụng CNTT trong mua sắm Chính phủ trước khi thử nghiệm hệ thống đấu thầu điện tử Việc ứng dụng CNTT trong lĩnh vực mua sắm Chính phủ ở Việt Nam trước khi thử nghiệm hệ thống đấu thầu điện tử còn rất hạn chế. Đánh giá về thực trạng này, Báo cáo đấu thầu năm 2007 của Cục Quản lý đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chỉ rõ một số tồn tại của công tác đấu thầu bao gồm: - Thời gian thực hiện một hoạt động đấu thầu kéo dài, tốn thời gian. - Các địa phương chưa nhất quán trong quá trình thực hiện các quy trình, thủ tục theo Luật Đấu thầu và các văn bản pháp luật có liên quan. - Các đối tượng tham gia trong hoạt động đấu thầu chưa tuân thủ các qui định cung cấp số liệu đấu thầu, kết quả đấu thầu. Công tác giám sát sự tuân thủ này còn gặp khó khăn do thời gian, nhân lực kiểm tra chưa đầy đủ và không thường xuyên. - Công tác báo cáo xử lý vi phạm các nhà thầu chưa được coi trọng và thông tin đầy đủ. - Công tác tập hợp, tổng hợp thống kê đấu thầu còn gặp nhiều khó khăn, một 60 số các đơn vị chậm và báo cáo không đầy đủ, rõ ràng, các số liệu thiếu chính xác và không tuân thủ theo mẫu quy định. - Quá trình quản lý, giám sát sau đấu thầu, đánh giá hiệu quả thực hiện gói thầu, năng lực nhà thầu chưa được quản lý, giám sát chặt chẽ. Việc đăng tải công khai các thông tin bắt buộc phải đăng công khai trong đấu thầu mua sắm của các cơ quan nhà nước đã thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, các thông tin đó vẫn thực hiện việc đăng tải trên nhiều tờ báo ở địa phương hoặc ở Trung ương. Ngoài ra, hầu hết các thông tin này đã đăng tải tập trung trên Báo đấu thầu hay website đấu thầu nhưng chưa có một quy định thống nhất, tập trung về một đầu mối duy nhất để cho nhà thầu tiếp cận thông tin không thuận lợi, tiết kiệm chi phí và thời gian của cả bên mời thầu và nhà thầu. Ứng dụng CNTT trong mua sắm Chính phủ ở Việt Nam trong giai đoạn này mới chỉ dừng lại ở việc trao đổi thư điện tử, đăng thông tin trên trang web www.dauthau.mpi.gov.vn, và một số trang web khác. Các trang web này chỉ đơn giản là tập trung thông tin đấu thầu trên toàn quốc vào một nơi để tạo thuận lợi cho các nhà thầu trong việc tìm kiếm thông tin với chi phí rẻ hơn, chưa có ứng dụng TMĐT thực sự trong việc đấu thầu ở Việt Nam hiện nay. Thực tế cho thấy: - Các trang web đấu thầu trong giai đoạn này chỉ dừng lại ở mức đăng tải thông tin gói thầu, thông tin mời thầu, và công bố thông tin nhà thầu trúng thầu. - Chưa có một hệ thống thống nhất, tập trung thực hiện một cách đầy đủ các quy trình đấu thầu qua mạng, và rộng hơn là mua sắm công qua mạng. - Nhận thức của chủ đầu tư, doanh nghiệp về tham gia đấu thầu qua mạng còn rất hạn chế, chưa thấy hết được ưu điểm của ứng dụng đấu thầu qua mạng. - Các website đấu thầu này thường hoạt động không ổn định, chậm, ít được cập nhật thông tin, giao diện kém, tính an ninh bảo mật rất thấp, chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Từ những phân tích nêu trên, việc đầu tư xây dựng một hệ thống đấu thầu điện tử là một việc nhu cầu thiết thực. Nó đáp ứng được xu thế phát triển Chính phủ điện tử và hỗ trợ cho quá trình cải cách hành chính của đất nước, đặc biệt là cải cách 61 tài chính công. Từ đó góp phần nâng cao năng lực quản lý và điều hành đất nước, đảm bảo quá trình mua sắm công được công khai, minh bạch và hiệu quả. Hơn nữa, việc xây dựng hệ thống đấu thầu điện tử sẽ góp phần tạo ra một dịch vụ công cho người dân và các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000271392_2368_1951900.pdf
Tài liệu liên quan