MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . .1
2. Mục tiêu nghiên cứu . .2
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài . .2
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài . .2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài . 3
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước . 26
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 32
2.1. Đối tượng, vật liệu và địa điểm nghiên cứu . 32
2.2. Nội dung nghiên cứu . 32
2.3. Phương pháp nghiên cứu . 33
2.4. Phương pháp sử lý số liệu . 39
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 42
3.1. Nghiên cứ u đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn đường tiêu hoá của chó ở Hà Nội . 42
3.1.1. Thành phần loại giun tròn đường tiêu hóa của chó nuôi ở Hà Nội . 42
3.1.2. Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở chó qua kiểm tra phân . 44
3.1.3. Cường độ nhiễm giun tròn ở chó qua kiểm tra phân . 46
3.1.4. Tỷ lệ cường độ nhiễm giun tròn ở chó qua mổ khám . 47
3.1.5. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của từng loại chó nuôi ở Hà Nội . 49
3.1.6. Tỷ lệ nhiễm giun tròn theo lứa tuổi ở chó . 51
3.1.7. Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở chó theo mùa vụ . 54
3.1.8. Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở chó theo tính biệt . 56
3.2. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, l©m sµng cña bÖnh giun trßn đường tiªu
ho¸ chã . 57
3.2.1. Tỷ lệ về biểu hiệm triệu chứng bệnh lâm sàng của chó bị bệnh giun tròn57
3.2.2. Bệnh tích đại thể về vi thể ở cơ quan tiêu hóa của chó bị bệnh giun tròn . 59
3.2.3. Sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của chó bị bệnh giun móc so
với chó khỏe . 63
3.2.4. Công thức bạch cầu của chó khoẻ và chó bị bệnh giun móc . 65
3.2.5. Kết quả thử nghiệm một số loại thuốc tẩy giun tròn đườg tiêu h oá chó . 66
3.2.6. Độ an toàn của thuốc tẩy. 68
3.2.7. Biện pháp phòng trị . 71
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận . 72
2. Đề nghị . 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 75
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ
98 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4847 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó nuôi ở Hà Nội và biện pháp phòng trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giun đũa có giảm, nhưng chó lớn tỷ lệ nhiễm giun móc là 100% và tồn tại cho
đến khi chó già và chết. Tác giả cho biết, chó mẹ nuôi con nhiễm giun tóc
93.7%, giun đũa 73,7%, giun móc 100%.
Trịnh Văn Thịnh (1978)[23] cho biết: chó nhiễm 11 loài giun tròn gồm:
Toxocara canis, Toxascaris leonina, Ancylostoma caninum, Strongyloides sp,
Trichocephalus sp, Uncinaria stenocephala, Ancylostoma braziliense,
Dirofilaria immitis, Dirofilaria repens, Dipetallonema dracunculoides,
Spirocerca lupi.
Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977)[38] cho biết: chó
nhiễm 16 loài giun tròn.
Phạm Sĩ Lăng (1985)[10] xét nghiệm 1718 mẫu phân chó và cho biết, tỷ
lệ nhiễm giun móc Ancylostoma caninum là 74,8%.
Phạm Sĩ Lăng (1993)[12] mổ khám 23 chó chết và xét nghiệm phân của
574 chó cảnh ở vườn thú Thủ Lệ, đã phát hiện 5 loài giun tròn ký sinh ở chó
với tỷ lệ nhiễm:
Ancylostoma caninum 72 %
Toxocara canis 20,4 %
Toxascaris leonina 29,4 %
Trichocephalus vulpis 17,1%
Strongyloides canis 14,2%
Phạm Văn Khuê và cs (1993)[6] xét nghiệm 187 mẫu phân chó và mổ
khám một số chó nuôi tại 4 quận nội thành Hà Nội và huyện Gia lâm đã tìm
thấy 5 loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá của chó với tỷ lệ nhiễm là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
Ancylostoma caninum 59,7 %
Toxocara canis 20,2 %
Toxascaris leonina 29,4 %
Trichocephalus vulpis 17,1%
Spirocerca lupi 14,2%
Ngô Huyền Thuý và cs, (1994)[31] xét nghiệm phân chó ở Hải Phòng và
Hà Nội thấy nhiễm 5 loài giun tròn, tỷ lệ lần lượt là:
Toxocara canis 27,8% và 27%
Toxascaris leonina 17,8% và 21,9%
Ancylostoma caninum 67,7% và 62,3%
Uncinaria stenocephala 66,1% và 64,9%
Trichocephalus vupis 3,4% và 12,4%
Đào Huyền Giang (1995) xét nghiệm phân chó Nhật, chó Fok, chó lai và
chó nội, cho biết cả 4 giống chó đều nhiễm 2 loài giun Toxocara canis từ
15,39 % - 20% và Toxascaris leonina từ 30,7% - 37,5 % (dẫn theo Ngô
Huyền Thuý, 1996) [34].
Ngô Huyền Thuý (1996)[34] xét nghiệm mẫu phân chó nuôi tại Hà Nội
thấy nhiễm 12 loài thuộc 12 giống giun sán, mổ khám 516 chó thấy tỷ lệ
nhiễm giun tròn, sán dây, sán lá, lần lượt là 98,5%, 36,8% và 10,4%, trong đó
tỷ lệ nhiễm giun móc Ancylostoma caninum là cao nhất 70,5% - 81,65%, tỷ lệ
nhiễm giun thực quản Spirocerca lupi là 6,9% .
Lê Hữu Khương, Lương Văn Huấn (1998)[8] mổ khám ruột non của 253
chó và xét nghiệm 753 mẫu phân chó nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh. Tác
giả cho biết, tỷ lệ nhiễm giun móc lần lượt là 90,51% và 61,62%, Tác giả phát
hiện được 3 loài giun móc là: Ancylostoma caninum, Uncinaria stenocephala,
Ancylostoma brazillense.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
Lê Hữu Nghị và cs (2000)[19] kiểm tra 130 chó ở thành phố Huế, cho
biết tỷ lệ nhiễm Toxocara canis là 58,46%.
Từ thống kê trên cho thấy, chó ở nước ta nhiễm nhiều loài giun tròn, trong
đó số lượng loài ký sinh ở đường tiêu hoá là phổ biến. Những loài giun tròn
gây tác hại nhiều cho chó và khả năng lây sang người là Toxocara canis,
Toxascaris leonina, Trichocephalus vulpis và đặc biệt là loài giun móc
Ancylostoma caninum.
1.2.2. Những nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Werner (1782) lần đầu tiên phát hiện ra giun Toxocara canis kí sinh ở ruột
non chó và chó sói. Petrov A.M (1941) và Sprent (1959) nghiên cứu và phát hiện
ra vòng đời, phương thức nhiễm vào vật chủ của loài Toxocara canis.
Skrjabin K.I và Petrov A.M (1963) [20] cho biết: chó nhiễm Toxocara
canis do nuốt phải trứng chứa ấu trùng gây nhiễm và bệnh nặng ở chó con
dưới 2 tháng tuổi. Đặc biệt Toxocara canis có khả năng nhiễm qua bào thai.
Vì vậy chó con mới sinh ra kiểm tra phân đã thấy trứng giun đũa.
Linstow (1902) đã mô tả loài giun đũa Toxascaris leonina mà tác giả
phát hiện ra. Tiếp đó Petrov A.M (1941) đã nghiên cứu và bổ sung về vòng
đời phát triển của Toxascaris leonina.
Watkins và Havey (1942) đã tìm thấy ở ruột non chó, cáo vùng tây nam
nước Anh và vùng Shorophier loài Toxocara canis (dẫn theo Ngô Huyền
Thuý, 1996).
Frohlich (1798) phát hiện trong manh tràng của chó có loài giun
Trichocephalus vulpis, sau đó được Skrjabin và Orlov (1957) nghiên cứu sâu
hơn về đặc điểm và vòng đời phát triển của loài giun này.
Năm 1884, Railliet phân loại và tìm thấy loài giun Uncinaria
stenocephala gây ra bệnh Ancylostomatosis và được Petrov A.M chỉ ra vòng
đời và đường xâm nhập của ấu trùng vào cơ thể vật chủ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
Houdemer (1938) đã thấy ở Việt Nam loài giun móc Ancylostoma
braziliense ở ruột non chó, loài Ancylostoma caninum của chó ở Sài gòn, ở
Huế và ở Bắc bộ (dẫn theo Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh, 1978).
Kolevatova A.l (1957) đã chứng minh bằng thực nghiệm quá trình xâm
nhập của ấu trùng, những tác động bệnh lý của hai loài Ancylostoma caninum,
Uncinaria stenocephala(dẫn theo Skrjabin K.I, 1963).
Rud (1809) phát hiện ra giun Spirocerca lupi, sau đó Skrjabin K.L,
R.Schulz (1937) nghiên cứu phương thức lây nhiễm và vòng đời hoàn chỉnh.
Theo Soulsby E.JL (1965) [50], bệnh này đã tìm thấy nhiều ở vùng nam Châu
Âu, nhưng không được coi là bệnh ký sinh trùng chính và loài tương tự được
tìm thấy nhiều ở Liên xô cũ.
Ngoài những loài giun tròn ký sinh chủ yếu ở chó, các tác giả đã tìm
thấy rất nhiều loài giun tròn khác ở trong bộ máy tiêu hoá, tuần hoàn của các
loại chó như:
Owen (1835) phát hiện ra giun bao Trichinella ở chó.
Leiz năm (1856) tìm thấy giun chỉ Dirofilaria immitis ký sinh ở tim chó.
(dẫn theo Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh, 1978).
Những năm gần đây, nhiều tác giả ở các nước Châu Âu, Châu Mỹ và
trên thế giới đã công bố những kết quả về tỷ lệ nhiễm giun tròn ở chó.
Coebenberg (1977) kiểm tra 387 chó ở Mỹ cho biết tỷ lệ nhiễm
Toxocara canis là 18,9%, Toxascaris leonina 18,9%.
Miloyet (1978) kiểm tra 474 chó, tỷ lệ nhiễm Toxocara canis 26,6%,
Toxascaris leonina 2,3%.
Mile và Hansbory (1982) kiểm tra 1720 chó tại Leipzia (Đức) cho biết tỷ
lệ nhiễm Toxocara canis 5,4%, Toxascaris leonina 38%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
Uknown (1987) kiểm tra 2086 chó cho biết tỷ lệ nhiễm Toxocara canis
8,05%, Toxascaris leonina 0,48%. (dẫn theo Ngô Huyền Thuý 1996) [34].
Eva Fok, Takas Schilla (1988) [44] kiểm tra 1674 mẫu phân chó và 200
mẫu lấy của chó ở công viên Budapet cho biết: tỷ lệ nhiễm Toxocara canis
30%, Toxascaris leonina 35%, chó nhiễm Toxocara canis giảm dần theo tuổi;
chó 1-3 tháng tuổi nhiễm 35%, 4-6 tháng tuổi nhiễm 28,6%, 7-12 tháng tuổi
nhiễm 6,5%, trên 12 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm thấp (4%); tỷ lệ nhiễm giun móc
Ancylostoma caninum là 50,1%.
Aguilar và cs (2005)[40] đã mổ khám ruột non của 120 chó ở thành phố
Mexico, các tác giả phát hiện 102 chó bị nhiễm giun sán, trong đó 75 chó
nhiễm Ancylostoma caninum, chiếm tỷ lệ 62,5%. Giun đũa Toxocara canis
nhiễm phổ biến ở chó non và chủ yếu nhiễm vào mùa khô.
Tại Braxin, DeCastro và cs (2005)[43] kiểm tra phân chó ở những luống
hoa, cỏ hướng ra phía bờ biển của Praia Grande, Sao paulo cho biết: tỷ lệ
nhiễm Toxocara canis là 1,2%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
Chƣơng 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên các loại chó: chó nội, Berger, Nhật, Fok, tại
các hộ gia đình nuôi chó ở 9 quận nội thành Hà Nội.
2.1.2 Vật liệu nghiên cứu
- Mẫu phân của 457 chó các loại và ở các lứa tuổi khác nhau (dùng để
xét nghiệm trứng giun tròn, mổ khám 116 chó).
- Máu chó mắc bệnh giun móc qua xét nghiệm phân (10 mẫu) và không
mắc bệnh (10 mẫu).
- Bệnh phẩm (ruột non) của chó bị bệnh giun móc để xác định bệnh tích
đại thể và vi thể.
- Kính hiển quang học có gắn máy ảnh, lamen, lam kính, bộ ống hút
hồng cầu, bạch cầu, huyết sắc kế shali, buồng đếm Newbauer, thuốc nhuộm
Hematoxylin - eosin. Dung dịch pha loãng hồng cầu, bạch cầu, cồn tuyệt đối,
dung dịch HCL 0,1N, dung dịch nước muối bão hoà, các hoá chất và dụng cụ
thí nghiệm khác.
- Thuốc phòng trị bệnh giun tròn: Albendazol, Ivermectin, Levamisol, Sanpet.
2.1.3 Địa điểm nghiên cứu
Bộ môn Ký sinh trùng, Bộ môn Hoá sinh - Miễn dịch - Viện Thú y Quốc
Gia, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
Thời gian thực hiện: 10/2006 - 10/2007
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn ở chó tại Hà Nội
- Thành phần loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá của chó nuôi ở
Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn ở chó qua kiểm tra phân.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn ở chó qua mổ khám.
- Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của từng loại chó nuôi ở Hà Nội.
- Tỷ lệ nhiễm giun tròn theo lứa tuổi của chó.
- Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở chó theo mùa vụ.
- Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở chó theo tính biệt.
2.2.2 Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh giun tròn đƣờng
tiêu hoá của chó
- Tỷ lệ và những biểu hiện triệu chứng lâm sàng của chó bị bệnh giun tròn.
- Bệnh tích đại thể và vi thể ở cơ quan tiêu hoá của chó bị bệnh giun móc.
- Sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của chó bị bệnh giun móc so với
chó khoẻ.
2.2.3. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh giun tròn cho chó
- Xác định hiệu lực và độ an toàn của một số loại thuốc tẩy giun tròn có
trên thị trường.
- Theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý của chó trước và sau khi dùng thuốc.
- Đề xuất và ứng dụng quy trình phòng trị bệnh giun tròn cho chó.
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phƣơng pháp lấy mẫu
- Mẫu phân chó mới thải ra được thu thập ngẫu nhiên tại các hộ nuôi chó
ở 9 quận nội thành Hà Nội vào các buổi sáng, mỗi mẫu lấy khoảng 5-10 gram,
hoặc lấy trực tiếp từ trực tràng, để trong lọ nhựa có nắp, có nhãn ghi các
thông tin: loại chó, tuổi, tính biệt, thời gian, địa chỉ, trạng thái phân và các
biểu hiện lâm sàng của chó (những thông tin này cũng được ghi vào sổ nhật
ký đề tài), việc xét nghiệm phân được thực hiện trong ngày lấy mẫu.
- Mẫu máu: lấy máu chó khoẻ và chó bị bệnh giun móc ở tĩnh mạch
khoeo chân sau (1ml /con) đựng trong ống nghiệm có chất chống đông máu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
2.3.2. Phƣơng pháp mổ khám toàn diện cơ quan tiêu hoá của Skrjabin (1928)
Phương pháp mổ khám này tìm thấy tất cả các loại giun tròn ký sinh ở cơ
quan tiêu hoá của chó, từ đó có thể đánh giá được tỷ lệ nhiễm, mức độ nhiễm,
bệnh tích do giun gây ra.
Cách tiến hành: tách riêng từng phần của ống tiêu hoá, buộc lại. Sau đó
mổ khám dọc theo đường tiêu hoá (thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già) để
kiểm tra bệnh tích, tìm giun tròn ký sinh và đếm số lượng từng loại giun
tròn/cá thể chó để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm.
2.3.3. Phƣơng pháp sử lý, bảo quản và định danh các loài giun tròn ký
sinh ở chó
Thu thập toàn bộ giun tròn đường tiêu hoá. Giun được làm chết tự nhiên
trong nước lã, sau đó rửa sạch bằng nước cất, bảo quản trong dung dịch
Barbagallo gồm (formol nguyên chất 30ml, Nacl tinh khiết 7,5g, nước cất
1000ml). Trước tiên chúng tôi phân loại sơ bộ các loài giun đã thu thập được
bằng kính lúp và kính hiển vi, căn cứ vào kích thước, hình thái, màu sắc, cấu
tạo của giun tròn theo khóa phân loại của Skrjabin K.I và Petrov A.M (1963),
Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977)[38], Nguyễn Thị Lê
và cs (1996) [17], để riêng mỗi loại vào một lọ. Việc xác định chính xác thành
phần loài giun tròn ở đường tiêu hoá chó được thực hiện ở Viện sinh thái và
Tài nguyên sinh vật.
2.3.4. Phƣơng pháp kiểm tra phân
Các mẫu phân đều được xét nghiệm bằng phương pháp phù nổi
Fulleborn với dung dịch muối NaCl bão hoà, quan sát dưới kính hiển vi ở
độ phóng đại x100.
- Cách tiến hành phương pháp phù nổi Fulleborn:
Lấy khoảng 5 gram phân chó cho vào cốc sạch, cho khoảng 50-60 ml
dung dịch nước muối bão hoà, dùng đũa thuỷ tinh nghiền nát và khuấy đều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
cho tan phân, lọc qua lưới lọc sang một cốc khác để loại bỏ cặn bã, chia dung
dịch vào các lọ hẹp miệng cho đầy có ngọn, đậy phiến kính lên, sau 25-30
phút trứng giun sẽ nổi lên bám vào phiến kính, lấy ra, đậy lamen, soi dưới
kính hiển vi với độ phóng đại 10 x 10 để tìm trứng giun tròn.
2.3.5. Phƣơng pháp xác định cƣờng độ nhiễm giun tròn
Cường độ nhiễm được quy định bằng cách đếm số trứng của mỗi loài
giun tròn trên 3 vi trường kính hiển vi và tính bình quân, căn cứ vào số trứng
bình quân/ vi trường và biểu hiện lâm sàng của chó để quy định:
+ Nếu có 1 - 3 trứng và chó không có biểu hiện lâm sàng:
cường độ nhiễm nhẹ (+)
+ Nếu có 4- 6 trứng và chó chưa có biểu hiện lâm sàng:
cường độ nhiễm trung bình (++)
+ Nếu có 7- 10 trứng và chó có biểu hiện lâm sàng:
cường độ nhiễm nặng (+++)
+ Nếu có >10 trứng và chó có biểu hiện lâm sàng rất rõ rệt:
cường độ nhiễm rất nặng (++++)
2.3.6. Quy định lứa tuổi chó
Dựa vào các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của chó, chúng tôi phân ra 4
lứa tuổi sau:
+ Sơ sinh - 3 tháng tuổi
+ Trên 3 tháng - 8 tháng tuổi
+ Trên 8 tháng - 12 tháng tuổi
+ Trên 12 tháng tuổi
2.3.7. Mùa vụ trong năm đƣợc quy định gồm 2 mùa vụ
+ Vụ hè - thu: từ tháng 4 - tháng 9
+ Vụ đông - xuân: từ tháng 10 - tháng 3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
2.3.8. Phƣơng pháp theo dõi các biểu hiện lâm sàng của chó bị bệnh giun tròn
Sử dụng các phương pháp chẩn đoán cơ bản: quan sát, sờ nắn, gõ, nghe
và đo thân nhiệt của Hồ Văn Nam (1997) [18].
Trực tiếp quan sát trạng thái cơ thể và các biểu hiện của những chó
nhiễm giun tròn, kết hợp hỏi chủ nuôi một số thông tin cần thiết, từ đó xác
định được các triệu chứng của chó bị bệnh giun tròn đường tiêu hoá.
2.3.9. Phƣơng pháp xác định bệnh tích đại thể ở cơ quan tiêu hoá của chó
bị bệnh giun tròn
- Mổ khám những chó bị nhiễm giun tròn đường tiêu hoá và một số chó
chết. Quan sát bằng mắt thường và kính lúp để xác định bệnh tích ở thực
quản, dạ dày, ruột non, ruột già, chụp ảnh vùng có bệnh tích điển hình.
2.3.10. Phƣơng pháp xác định bệnh tích vi thể do giun móc gây ra
- Thu thập bệnh phẩm: lấy phần bệnh phẩm đường tiêu hoá có nhiều tổn
thương do giun móc gây ra.
- Cố định bằng dung dịch formol 10%.
+ Rửa nước12-24 giờ (rửa dưới dòng nước chảy nhẹ để trôi hết formol)
+ Khử nước: dùng cồn tuyệt đối để rút nước từ trong bệnh phẩm ra
+ Làm trong tiêu bản: ngâm bệnh phẩm qua hệ thống Xylen để làm trong
bệnh phẩm.
+ Tẩm paraphin: ngâm bệnh phẩm đã làm trong vào cốc đựng paraphin
nóng chảy, để tủ ấm nhiệt độ 500C.
+ Đổ block: rót paraphin nóng chảy vào khuôn giấy rồi đặt miếng tổ
chức (bệnh phẩm) đã tẩm paraphin vào. Khi paraphin đông đặc hoàn toàn thì
bóc khuôn, sửa cho vuông vắn.
+ Cắt và dán mảnh: cắt bệnh phẩm trên máy cắt Microtom, độ dày 3-
4 m. Dán mảnh cắt lên phiến kính bằng dung dịch Mayer (lòng trắng trứng 1
phần, glyxerin 1 phần, 1ml hỗn hợp trên pha trong 15 ml nước cất).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
+ Nhuộm tiêu bản bằng phương pháp Hematoxilin- eosin.
+Gắn lamen bằng baume Canada, dán nhãn và đọc kết quả dưới kính hiển vi
+ Chụp ảnh những biến đổi vi thể dưới kính hiển vi.
2.3.11. Xét nghiệm máu (để xác định sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học
của chó bị bệnh giun móc)
Buồng đếm Neubauer: có 2 buồng, 2 bên kích thước 3 x 3 mm2. Mỗi
buồng có 9 ô lớn, hình vuông, kích thước mỗi ô 1 x 1 mm2 = 1 mm2, 4 ô lớn ở
4 góc có vạch chia ra 16 ô trung bình dùng để đếm bạch cầu. Ô lớn chính giữa
chia 25 ô trung bình, mỗi ô trung bình lại chia thành 16 ô nhỏ, đếm hồng cầu
ở 5 ô trung bình (4 ô ở góc và 1 ô ở giữa). buồng đếm có bề dày 1/10 mm, lúc
đậy lamen thì mỗi ô lớn tạo thành thể tích 1/10 mm3.
- Đếm số lượng hồng cầu
+ Cách tiến hành:
Dùng ống hút pha loãng hồng cầu (ống Thoma), hút máu đến vạch 0,5,
dùng bông lau sạch đầu ống hút, rồi tiếp tục hút dung dịch pha loãng đến vạch
101 (pha loãng 200lần) đảo nhẹ cho đều. Trước khi cho máu đã pha loãng vào
đếm, bỏ 2-3 giọt đầu. Đếm số lượng hồng cầu ở 5 ô trung bình (4 ô ở góc và 1
ô ở giữa). Mỗi ô trung bình có 16 ô con. Đếm hồng cầu theo hình chữ chi, chỉ
đếm những hồng cầu ở bên trong, cạnh trên, bên phải ô con.
+ Cách tính:
Gọi số lượng hồng cầu đếm được ở 5 ô trung bình là M, thì số hồng cầu
trong 1 mm
3
máu là: M/5 x 25 x 10 x 200 = M x 10.000.
- Đếm số lượng bạch cầu:
Máu được pha loãng trong ống hút bạch cầu, dung dịch pha loãng bạch
cầu làm tan hồng cầu và giữ nguyên bạch cầu, soi kính hiển vi đếm bạch cầu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
Dùng ống hút bạch cầu hút máu đến vạch 0,5, sau đó hút dung dịch pha
loãng đến vạch 11 (pha loãng 20 lần), các thao tác tiếp theo giống như thao
tác đếm hồng cầu.
+ Cách đếm: Đếm theo hình chữ chi ở 4 ô vuông lớn, mỗi ô có 16 ô
vuông trung bình.
+ Cách tính:
Gọi N là số bạch cầu đếm được ở 4 ô vuông lớn ở 4 góc thì số bạch cầu
trong 1mm
3
máu là: N/4 x 10 x 20 = N x 50.
- Định lượng huyết sắc tố: ống Shali gồm 1 ống giữa để đo và 2 ống mẫu
2 bên. Ống mẫu màu vàng nâu tương đương với dung dịch 1% huyết sắc tố.
Ống đo hình tròn, trờn có 2 cột khắc độ. Cột 1 chỉ số gram huyết sắc tố, cột 2
chỉ số phần trăm.
+ Nguyên lý: trong môi trường axit HCl, máu tạo thành hematein-axit
có màu nâu. So màu với ống chuẩn để tìm lượng hemoglobin.
+ Tiến hành:
Cho dung dịch HCl 1% vào ống đo đến vạch 10, dựng ống hút, hút máu
đến vạch 20. Dùng bông lau sạch những vết máu ngoài ống. Cho ống hút
xuống tận đáy ống đo và thổi nhẹ máu xuống ống, hút lên, thổi xuống nhiều
lần để rửa sạch máu trong ống hút, rồi trộn đều. Để 10 phút, rồi dùng ống hút
nước cất nhỏ từ từ vào ống đo, vừa nhỏ vừa khuấy đều đến khi màu của ống
đo tương đương màu của ống chuẩn thì dừng lại đọc kết quả trên cột số. Đó là
số lượng gram huyết sắc tố trong 100ml máu.
- Xác định công thức bạch cầu theo phương pháp Tristova: làm tiêu
bản máu, cố định bằng cồn 99%, nhuộm màu bằng Hematein- eosin, soi
kính hiển vi, đếm số lượng từng loại bạch cầu, từ đó xác định tỷ lệ (%)
từng loại bạch cầu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
2.3.12. Xác định hiệu lực và độ an toàn của thuốc trị giun tròn
- Xác định hiệu lực của thuốc: sử dụng thuốc tẩy giun tròn cho những
chó bị nhiễm nặng (qua xét nghiệm phân). Sau khi cho thuốc 15 ngày, xét
nghiệm phân để xác định tác dụng tẩy giun của thuốc.
+ Nếu không thấy trứng giun trong phân thì xác định là thuốc có hiệu lực
triệt để.
+ Nếu vẫn thấy trứng nhưng số lượng bình quân trên một vi trường giảm
rõ rệt thì xác định thuốc có hiệu lực nhưng chưa triệt để .
+ Nếu thấy số lượng trứng bình quân trên một vi trường không giảm so
với trước khi tẩy thì xác định thuốc không có hiệu lực đối với giun tròn.
2.3.13. Xác định độ an toàn của thuốc
Độ an toàn được đánh giá bằng kết quả theo dõi trạng thái cơ thể, sự
vận động, ăn uống và một số chỉ tiêu sinh lý (nhịp tim, thân nhiệt, tần số hô
hấp) của chó trước khi dùng thuốc 1 giờ và sau khi dùng thuốc từ vài giờ
đến vài ngày.
2.4. PHƢƠNG PHÁP SỬ LÝ SỐ LIỆU
- Các số liệu về tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, hiệu lực và độ an toàn của
thuốc được tính bằng các công thức sau:
Tỷ lệ nhiễm (%) =
Số chó nhiễm
x 100
Số chó kiểm tra
Cường độ nhiễm (%) =
Số chó nhiễm (+), (++), (+++) hoặc (++++)
x 100
Tổng số chó nhiễm
Hiệu lực của thuốc (%) =
Số chó có kết quả (-) sau tẩy 15 ngày
x 100
Số chó được tẩy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
Độ an toàn của thuốc (%) =
Số chó không bị phản ứng
x 100
Số chó được tẩy
Các số liệu về một số chỉ tiêu sinh lý máu được sử lý theo phương pháp
nghiên cứu trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện và cs (2002)[24], sử dụng
phần mềm của chương trình excel.
- Số trung bình
X
=
X1 + X2 + X3......Xn
=
x
n n
- Độ lệch chuẩn
22
/
1X
x x n
S
n
- Sai số của số trung bình
1
X
X
S
m
n
(Trường hợp n <30)
Trong đó:
-
X
m
: sai số của số trung bình
-
X
S
: độ lệch tiêu chuẩn
- n: dung lượng mẫu
- So sánh mức độ sai khác:
1 2
1 2
2 2TN
D
X X
X XD
t
M m m
(mẫu nhỏ và n1= n2)
Trong đó:
1 2,X X
là số trung bình cộng của nhóm 1 và nhóm 2.
1 2
,
X X
m m
là sai số của số trung bình cộng nhóm 1 và nhóm 2.
1 2
,
X X
S S
là độ lệch tiêu chuẩn của nhóm 1 và nhóm 2.
n là dung lượng mẫu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
Tra bảng phân bố t, so sánh tTN với tỏ để xác định mức độ sai khác nhau
giữa 2 số trung bình.
+ Nếu ứng với mức sác xuất P > 0,05: hai số trung bình khác nhau
không rõ rệt.
+ Nếu ứng với mức sác xuất P < 0,05: hai số trung bình khác nhau rõ
rệt, với độ tin cậy 95%.
+ Nếu ứng với mức sác xuất P <0,01: hai số trung bình khác nhau rõ rệt,
với độ tin cậy 99%.
+ Nếu ứng với mức sác xuất P <0,001: hai số trung bình khác nhau rõ
rệt, với độ tin cậy 99,9%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Chƣơng 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH GIUN TRÕN CỦA CHÓ Ở
HÀ NỘI
3.1.1. Thành phần loài giun tròn ký sinh ở đƣờng tiêu của chó nuôi ở Hà Nội
Để xác định bệnh do giun tròn đường tiêu hoá của chó nuôi ở Hà Nội.
Từ tháng 10/2006 - 10/2007, chúng tôi đã kiểm tra 457 mẫu phân chó tại 9
quận nội thành Hà Nội bằng phương pháp phù nổi Fulleborn, mổ khám 116
chó bằng phương pháp mổ khám toàn diện ở cơ quan tiêu hoá của viện sĩ
Skrjabin, thu thập mẫu giun tròn và định loại tại Viện sinh thái - tài nguyên
sinh vật. Chúng tôi đã xác định được 4 loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu của
chó. Kết quả được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thành phần loài giun tròn đƣờng tiêu hoá
của chó nuôi ở Hà Nội
Địa điểm
(quận)
Loài giun tròn Số loài
phát
hiện
Ancylostoma
caninum
Toxocara
canis
Toxascaris
leonina
Trichocephalus
vulpis
Hai Bà Trưng + + + + 4
Hoàn Kiếm + + + + 4
Ba Đình + + + + 4
Cầu Giấy + + + + 4
Đống Đa + + + + 4
Hoàng Mai + + + + 4
Thanh Xuân + + + + 4
Tây Hồ + + + + 4
Long Biên + + + + 4
Tần suất
xuất hiện
100% 100% 100% 100% 100%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Qua bảng 3.1, chúng tôi thấy: chó nuôi ở 9 quận nội thành Hà Nội
nhiễm 4 loài giun tròn thuộc lớp Nematoda, tần suất xuất hiện của mỗi loài ở
các quận đều là 100%. Đó là các loài: Ancylostoma caninum, Toxocara canis,
Toxascaris leonina và Trichocephalus vulpis.
Như vậy, 4 loài giun tròn đã xác định rất phổ biến ở tất cả các quận nội
thành Hà Nội. Kết quả xét nghiệm các mẫu phân và kết quả mổ khám chó
nuôi ở các địa điểm đều phản ánh rất rõ sự phân bố rộng rãi của 4 loài giun
tròn. Sở dĩ có sự phổ biến như vậy, theo chúng tôi là do nhiều yếu tố tác động
đến sự nhiễm giun tròn của chó. Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng
nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm, rất thuận lợi
cho sự phát triển của ký sinh trùng. Phương thức chăn nuôi bán chăn thả đối
với các loại chó nội là nguyên nhân làm cho mầm bệnh phát tán ra môi trường
ngoại cảnh. Mặt khác, các loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá chó đều có
vòng đời trực tiếp không qua vật chủ trung gian, con đường lây nhiễm vào vật
chủ theo nhiều cách (qua đường tiêu hoá, qua da và qua ký chủ dự trữ), làm
cho khả năng bội nhiễm mầm bệnh càng nhiều.
Trịnh Văn Thịnh (1966)[27] cho biết: chó ở Bắc bộ Việt Nam nhiễm 5
loài giun tròn đường tiêu hoá là; Ancylostoma caninum, Toxocara canis,
Toxascaris leonina, Trichocephalus vulpis, Spirocerca lupi.
Theo Phạm Sĩ Lăng (1989), Phạm Văn Khuê, Đoàn Văn Phúc (1993),
Ngô Huyền Thuý (1996), chó ở khu vực Hà Nội nhiễm 5 loài giun tròn đường
tiêu hoá là Ancylostoma caninum, Toxocara canis, Toxascaris leonina,
Trichocephalus vulpis và Spirocerca lupi.
Như vậy, từ năm 1966 đến 1996, các nhà ký sinh trùng học đều xác định sự
tồn tại và phát triển của 5 loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá chó ở Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Trong kết quả nghiên cứu, chúng tôi chỉ phát hiện được 4 loài, ít hơn 1
loài, nhưng cũng tương đối phù hợp với kết quả của các tác giả trên.
3.1.2. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hoá của chó nuôi ở Hà Nội (qua
xét nghiệm phân)
Để đánh giá tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó nuôi tại
Hà Nội, chúng tôi đã xét nghiệm 457 mẫu phân chó ở 9 quận nội thành Hà
Nội bằng phương pháp phù nổi Fulleborn, nhận dạng trứng giun tròn theo
Skrjabin và Petrov (1963)[20], Trịnh Văn Thịnh (1966)[27]. Kết quả được
trình bày ở bảng 3.2
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hoá của chó nuôi ở Hà Nội
Loài giun tròn
Số chó
kiểm tra
(con)
Số chó
nhiễm
(con)
Tỷ lệ
nhiễm
(%)
Ancylostoma caninum
457
311 68,05
Toxocara cani
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của ch ó nuôi ở Hà Nội và biện pháp phòng trị.pdf