Luận văn Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang

Lời cam đoan .i

Lời cảm ơn .ii

Mục lục . iii

Danh mục các chữ viết tắt.iv

Danh mục các bảng.v

Danh mục các hình .vi

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

1. Lý do chọn đề tài . 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 2

3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu . 4

4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu. 5

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu. 5

6. Những đóng góp của luận văn . 8

7. Cấu trúc luận văn . 8

PHẦN NỘI DUNG. 9

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ

DU LỊCH . 9

1.1. Cơ sở lí luận của tổ chức lãnh thổ du lịch . 9

1.1.1. Các khái niệm liên quan đến du lịch. 9

1.1.2. Tổ chức lãnh thổ du lịch (TCLTDL) . 11

1.1.3. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch

tỉnh Bắc Giang . 16

1.2. Cơ sở thực tiễn của tổ chức lãnh thổ du lịch . 26

1.2.1. Vai trò của du lịch đối với nền kinh tế . 26

1.2.2. Tình hình phát triển du lịch và TCLTDL ở Việt Nam . 27

1.2.3. Tình hình phát triển du lịch Vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ . 29

Tiểu kết chương 1 . 30

Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC

LÃNH THỔ DU LỊCH TỈNH BẮC GIANG. 31

pdf124 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 26/02/2022 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước làng Vân được tổ chức ngày 12 - 14/4 âm lịch... Gần đây nhất là lễ hội khai Xuân Tây Yên Tử đã và đang được tổ chức năm thứ hai [2,20,24]. e) Các làng nghề truyền thống Bắc Giang còn rất nhiều các làng nghề truyền thống được lưu giữ, bảo tồn và phát triển đến ngày nay với các ngành nghề đa dạng. Đó là làng nghề nấu rượu gạo nổi tiếng - Làng Vân huyện Hiệp Hòa. Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến huyện Yên Dũng. Làng nghề làm bánh đa, kẹo lạc Thổ Hà huyện Việt Yên. Làng nghề Gốm với địa danh nổi tiếng - Gốm làng Ngòi huyện Yên Dũng. Làng nghề sản xuất mỳ Chũ nổi tiếng huyện Lục Ngạn. Làng nghề làm bánh đa nổi tiếng với thương hiệu bánh đa Kế huyện Lạng Giang, tành phố Bắc Giang. Làng bún Đa Mai thành phố Bắc Giang[2,24] Các làng nghề hiện là tiềm năng to lớn để khai thác phát triển du lịch văn hóa, ẩm thực, du lịch cộng đồng của tỉnh Bắc Giang. f) Đặc sản, sản vật địa phương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN Bắc Giang rất nổi tiếng với các đặc sản, các sản vật địa phương độc đáo, tươi ngon. Là tỉnh trung du với khí hậu, địa hình và chất đất phù hợp cho phát triển cây ăn quả, nên Bắc Giang là tỉnh có diện tích cây ăn quả lớn, với nhiều loại cây đặc sản như vải thiều, cam, bưởi, na dai, dứa, nhãn. Đặc biệt, cây vải thiều đã góp phần quảng bá hình ảnh Bắc Giang vươn ra các nước khu vực Đông Á, Bắc Á, Tây Âu, Châu Úc Tỉnh có diện tích đồi trung du khá lớn nên thuận lợi cho chăn nuôi phát triển, với đặc sản gà đồi Yên Thế, cua Da Yên Dũng...., bánh đa Kế, bánh đa Thổ Hà, bún Đa Mai, mì Chũ... là những món ăn ngon khiến du khách muốn quay lại nơi đây nhiều lần. 2.1.3. Phát triển kinh tế - xã hội và mức sống dân cư 2.1.3.1. Sự phát triển kinh tế - xã hội và mức sống dân cư Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang khá lạc quan và triển vọng. Trong giai đoạn 2011 - 2016 tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trung bình đạt 9,58%/năm. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2016 đạt 37.965 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010). GRDP bình quân đầu người năm 2016 đạt 36,33 triệu đồng/người, tăng gấp 2,6 lần so với năm 2010 [31]. Hình 2.4. Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang năm 2010 và 2016 [31] Cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2016 ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 44,26%, thương mại, dịch vụ chiếm 34,66%, nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 21,08%. Công nghiệp - xây dựng là ngành kinh tế chính của tỉnh với một số ngành trọng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN điểm như khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất than, vật liệu xây dựng, hóa chất, cao su, chế biến thực phẩm, đồ uống, giấy, sản xuất và phân phối điện.... Một số khu công nghiệp trên địa bàn hoạt động tương đối hiệu quả như KCN Đình Trám, KCN Quang Châu, KCN Song Khê - Nội Hoàng... Các làng nghề thủ công truyền thống có sản xuất mây tre đan (11 làng), chế biến nông sản thực phẩm (6 làng), vật liệu xây dựng (7 làng), mộc dân dụng (2 làng). Ngành dịch vụ, du lịch, thương mại đang phát triển, tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2016 đạt 13.155 tỷ đồng [31]. Các cơ sở dịch vụ đa dạng như chợ, trung tâm thương mại, siêu thị. Nông - lâm - thủy sản chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Bắc Giang nổi tiếng với nhiều loại cây ăn quả đặc sản, vừa mang giá trị kinh tế vừa là tiềm năng phát triển du lịch. Đặc biệt Bắc Giang còn có thể phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tăng giá trị sản xuất và góp phần tạo sản phẩm du lịch đặc trưng cho tỉnh. 2.1.3.2. Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của tỉnh được giữ vững, ổn định. Các lực lượng vũ trang nhân dân thường xuyên được rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị nghiệp vụ, khả năng chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu. Nhân dân từng bước được nâng cao nhận thức về an ninh chính trị, an toàn xã hội. Bắc Giang tự hào là mảnh đất hòa bình yên vui, nhân dân hiếu khách. Hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân phát huy được sức mạnh đoàn kết. 2.1.4. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 2.1.4.1. Mạng lưới giao thông vận tải tỉnh a) Giao thông đường bộ Có 6 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn gồm quốc lộ 1 kết nối Bắc Giang, Lạng Sơn, Hà Nội (tuyến đường cao tốc và tuyến đường 1A cũ); quốc lộ 31 kết nối Bắc Giang với Lạng Sơn; quốc lộ 37 kết nối Bắc Giang với Hải Dương, Hả Phòng; quốc lộ 279 kết nối Bắc Giang với Quảng Ninh; quốc lộ 17 kết nối Bắc Giang với Thái Nguyên. Cao tốc Hà Nội - Bắc Giang ở cửa ngõ phía Bắc Hà Nội, nằm trong tổng thể cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, liên thông với tuyến đường xuyên Á. Ngay từ khi đưa vào khai thác (tháng 1/2016), tuyến này vận hành vẫn chưa hoàn chỉnh (xe máy vẫn đi vào), nhưng đã kết nối với Quốc lộ 1A mới giúp di chuyển phương tiện nhanh hơn. Đường tỉnh lộ trên địa bàn toàn tỉnh có 18 tuyến với tổng chiều dài 376,66 km. Đặc biệt, tuyến đường tỉnh 293 kết nối thành phố Bắc Giang qua các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Sơn Động tới khu du lịch văn hóa - tâm linh Tây Yên Tử (huyện Sơn Động) tạo động lực để du lịch tiến xa trong thời gian tới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN Giao thông đô thị (thành phố Bắc Giang và các thị trấn) đã và đang được đầu tư đồng bộ, tạo cảnh quan môi trường đô thị xanh - sạch - đẹp. Giao thông nông thôn: tỉ lệ cứng hóa giao thông còn thấp gây khó khăn trong đi lại. Đặc biệt giao thông kết nối đến các điểm, các khu du lịch. Với chương trình nông thôn mới hiện nay việc cứng hóa giao thông nông thôn đang có sự thay đổi nhanh chóng, từng bước đáp ứng đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế nói chung trong đó có ngành du lịch. Bến xe: Toàn tỉnh có 11 bến xe khách từ loại 3 đến loại 6, hai bến xe phục vụ vận tải khách cố định nội tỉnh là Bắc Giang và Sơn Động. Giao thông công cộng: Tỉnh đã có hệ thống xe buýt hoạt động tất cả các tuyến đi từ thành phố Bắc Giang về các huyện và trong thành phố. Tuy nhiên tuyến xe buýt kết nối tới các điểm du lịch hiện còn hạn chế. b) Giao thông đường sắt Có 3 tuyến đường sắt quốc gia chạy qua gồm Hà Nội - Đồng Đăng, Kép - Hạ Long, Kép - Lưu Xá. Tuyến Hà Nội - Đồng Đăng dài 167 km, đoạn đường sắt chạy qua địa phận tỉnh Bắc Giang dài 40 km với 4 ga: Sen Hồ, Bắc Giang, Phố Tráng, Kép. Tuyến Kép - Hạ Long dài 106 km trong đó đoạn chạy qua Bắc Giang dài 32,77 km với 3 ga: Bảo Sơn, Lan Mẫu, Cẩm Lý. Tuyến Kép - Lưu Xá hiện đang dừng hoạt động. c) Đường thủy Giao thông đường thủy hiện mới chỉ phục vụ bốc dỡ hàng hóa, hầu như chưa khai thác phát triển du lịch. 2.1.4.2. Bưu chính viễn thông Mạng phục vụ bưu chính đã phát triển trên phạm vi toàn tỉnh, hầu hết các xã phường đã có điểm phục vụ bưu chính. Mạng viễn thông được đầu tư nâng cấp, lắp đặt và đưa vào sử dụng 838 trạm thu phát sóng thông tin di động. Mạng cáp quang đồng trục và hệ thống tổng đài đã được triển khai đến tất cả các xã. Mạng di động công nghệ 3G đã phủ sóng 30% diện tích toàn tỉnh. 2.1.4.3. Hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường Hệ thống cấp nước ở đô thị và nông thôn được đầu tư theo chương trình nước sạch sinh hoạt đô thị, nước sinh hoạt nông thôn. Tỉ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN đạt 74%. Tỉ lệ dân số nông thôn dùng nước sạch đạt 87,5%. Hệ thống thoát nước thải được đầu tư cơ bản ở thành phố Bắc Giang. Vệ sinh môi trường tại khu vực đô thị thực hiện rất tốt. Tỉ lệ thu gom rác thải đạt 85%. 2.1.4.4. Điện và khả năng cung cấp điện Nguồn điện cung cấp cho toàn tỉnh được lấy từ nguồn điện quốc gia qua tuyến Phả Lại - Bắc Giang - Thái Nguyên tại trạm 220 KV Bắc Giang. 100% số xã đã được cấp điện từ điện lưới quốc gia. Hệ thống chiếu sáng mới được đầu tư lại tại đô thị. Trạm biến áp 500 KV Hiệp Hòa được đưa vào sử dụng đã góp phần đảm bảo an ninh năng lượng để phát triển cho toàn tỉnh. 2.1.5. Chính sách phát triển du lịch của Trung ương, địa phương và sự cải thiện nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của Bắc Giang Nghị quyết số 08 - NQ/TW ban hành ngày 16/1/2017 của Bộ chính trị đã thể hiện quyết tâm phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm. Phấn đấu Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển. Dựa trên cơ sở đó, tỉnh Bắc Giang đã và đang xúc tiến quan tâm đầu tư phát triển ngành du lịch lên tầm cao mới. Đầu tư từ nguồn ngân sách được ưu tiên cho ngành du lịch. Trong thời gian gần đây tỉnh đã đầu tư CSHT phát triển du lịch, nâng cấp một loạt các điểm, khu du lịch; đầu tư tuyến giao thông 293 (đường Tây Yên Tử) tạo bước đột phá trong phát triển du lịch của tỉnh. Hệ thồng giao thông được hoàn thiện, các khu du lịch được quy hoạch, mở rộng, đầu tư phát triển như khu du lịch sinh thái - tâm linh Tây Yên Tử, chùa Vĩnh Nghiêm, thành cổ Xương Giang..... Đầu tư từ ngoài nguồn ngân sách cũng đã thu hút khá nhiều các nhà đầu tư. Trung tâm xúc tiến và phát triển du lịch của tỉnh đã tiến hành mời gọi đầu tư khá hiệu quả. Tập đoàn Mường Thanh đã đầu tư khách sạn Mường Thanh 4 sao đang hoạt động. Công ty du lịch Đường Việt đã đầu tư dự án khu du lịch sinh thái Khe Rỗ. Hội Phật giáo Việt Nam và Công ty cổ phần dịch vụ Tây Yên Tử đã đầu tư 3 dự án gồm Khu du lịch sinh thái - tâm linh Tây Yên Tử, Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng và Dự án tổ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN hợp sân golf dịch vụ (Yên Dũng). Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ Tuấn Quỳnh đang đầu tư khu du lịch sinh thái - tâm linh Hang Dầu (Yên Dũng). 2.2. Thực trạng phát triển du lịch Bắc Giang Du lịch Bắc Giang giai đoạn 2011-2016 có sự phát triển khá nhanh. Nhìn vào bảng số liệu dưới đây, có thể thấy khách du lịch đến Bắc Giang chủ yếu là khách nội địa, lượng khách quốc tế đến từng năm rất thấp, khoảng 2% tổng số khách. Tốc độ tăng trưởng khách trung bình khoảng 27%, thời gian lưu trú trung bình của khách thấp, mức chi tiêu bình quân/ngày/khách không cao dẫn đến tổng thu nhập từ khách du lịch của Bắc Giang còn thấp so với các địa phương khác trong vùng, chưa tương xứng với tiềm nãng vốn có. 2.2.1. Khách du lịch Lượng khách du lịch tới Bắc Giang có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2010 có 142 000 lượt khách (trong đó có 2.120 lượt khách quốc tế), chiếm 0,43% tổng lượng khách du lịch cả nước. Bảng 2.3. Khách du lịch tỉnh Bắc Giang và cả nước giai đoạn 2010 - 2016 (Đơn vị: Nghìn lượt khách) Năm 2010 2012 2014 2015 2016 Khách du lịch Bắc Giang 142 194 326 408 525 Khách du lịch cả nước 33,050 39348 46374 64944 72013 [20] Đến năm 2016 có 525.000 lượt khách (trong đó có 8000 lượt khách quốc tế), chiếm 0,73% tổng khách du lịch cả nước. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2016 đạt 24,35%/năm. Lượng khách đến chủ yếu vào mùa lễ hội (từ tháng 01 đến tháng 4 âm lịch hàng năm). Cơ cấu khách nội địa là chủ yếu, thị trường khách nội địa chủ yếu là khách trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Dương, Lạng Sơn, Bắc Ninh..... Khách quốc tế chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong lượng khách đến Bắc Giang (1,5%). Thị trường khách quốc tế chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản... mục đích chủ yếu là làm ăn buôn bán kết hợp du lịch tham quan với thời gian lưu trú ngắn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN Nguồn [20] Số ngày lưu trú trung bình thấp. Tuy lượng khách tới Bắc Giang có sự tăng trưởng qua các năm nhưng chủ yếu là khách tham quan, du lịch tâm linh, tham gia các lễ hội hoặc khách buôn bán nông sản. Do đó khách thường đi trong ngày, lượng khách lưu trú hầu như không đáng kể, ước tính chỉ khoảng 2-3% tổng lượng khách toàn tỉnh. Với công suất sử dụng buồng từ 30 - 40%, hệ số chung buồng là 2, ngày lưu trú trung bình là từ 1 - 1,5 ngày. Điều này cho thấy một thực trạng là các sản phẩm du lịch dịch vụ của tỉnh chưa thật sự đa dạng hấp dẫn khách du lịch. Mức chi tiêu trung bình của khách cũng còn thấp. Qua số liệu thống kê, mức chi tiêu bình quân của khách du lịch đến Bắc Giang còn khá thấp so với mức chi tiêu bình quân khách du lịch tại Việt Nam. Lượng khách đến Bắc Giang chủ yếu là khách tham quan, tham dự lễ hội, lượng khách lưu trú thấp. Do đó ước tính mức chi tiêu trung bình khoảng 300 - 500 nghìn/người/ngày. 2.2.2. Doanh thu du lịch Về tổng thu từ khách du lịch [20]: năm 2010 đạt 28,4 tỷ đồng, chiếm 0,03% tổng thu từ khách du lịch cả nước. Năm 2016 đạt 199,5 tỷ đồng, chiếm 0,05% tổng thu từ khách du lịch cả nước. Giai đoạn 2011 - 2016 tốc độ tăng trưởng khá cao, đạt 38,3%, tăng gấp 7 lần. Về cơ cấu doanh thu: Do hoạt động lữ hành cũng như các hoạt động dịch vụ bổ sung khác trên địa bàn còn hạn chế, nên hầu hết các nguồn thu từ hoạt động du lịch là 2.12 3.45 6.31 8 139.88 190.95 320 517 0 100 200 300 400 500 600 2010 2012 2014 2016 HÌNH 2.5. HIỆN TRẠNG KHÁCH DU LỊCH TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2010 - 2016 Khách nội địa Khách quốc tế Năm Nghìn người Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN từ các dịch vụ ăn uống, lưu trú và phương tiện đi lại. Doanh thu từ khách nội địa là chủ yếu. Nguồn: [20] 2.2.3. Lao động trong ngành du lịch Năm 2010, Bắc Giang có 890 lao động trong ngành du lịch, đến năm 2016 tăng lên 2.715 lao động trực tiếp trong ngành du lịch, ngoài ra có hàng nghìn lao động gián tiếp. Chỉ tiêu lao động bình quân 1 buồng cần 1,5 lao động trực tiếp và khoảng 5 lao động gián tiếp, năm 2016 có số buồng là 4.250 buồng thì ước tính Bắc Giang cần khoảng 19.000 lao động (trong đó khoảng 6.200 lao động trực tiếp). Như vậy tỉnh Bắc Giang còn thiếu khá nhiều về nguồn nhân lực. Chất lượng của lao động trong ngành du lịch còn hạn chế. Lao động đã qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 40% tổng số lao động ngành du lịch. Trong đó lao động có trình độ đại học chỉ chiếm 5%; trình độ ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế. Lực lượng lao động chủ yếu làm việc trong các cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống. Từ những con số sơ bộ trên cho thấy nguồn nhân lực của tỉnh trong ngành du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Đây là thách thức lớn đối với các cơ quan quản lí du lịch và các doanh nghiệp phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. 28.4 35.2 48.6 73.6 104.4 142.8 199.5 0 50 100 150 200 250 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 HÌNH 2.6. TỔNG THU TỪ KHÁCH DU LỊCH TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2010 - 2016 Tỉnh Bắc Giang Tỷ Năm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN Nguồn: [20] 2.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch - Cơ sở lưu trú: Năm 2010 toàn tỉnh có 240 cơ sở lưu trú du lịch với hơn 2.500 buồng lưu trú. Đến năm 2016 tăng lên 316 cơ sở lưu trú với 4.250 buồng lư trú. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2011 - 2016 đạt 4,96%/năm đối với cơ sở lưu trú và 9,25%/năm đối với buồng lưu trú. Hiện toàn tỉnh có 23 khách sạn, chủ yếu tập chung tại thành phố Bắc Giang, trong đó có 1 khách sạn đạt chất lượng 4 sao (khách sạn Mường Thanh - thành phố Bắc Giang). Các cơ sở homestay tại khu du lịch cộng đồng xã An Lạc huyện Sơn động có quy mô nhỏ, không đủ điều kiện lưu trú cho số lượng khách lớn. Về chất lượng, các cơ sở lưu trú đã quan tâm nâng cao chất lượng phục vụ, tuy nhiên chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển trong thời đại mới. - Cơ sở ăn uống: Các cơ sở nhà hàng ăn uống trên địa bàn tỉnh chưa nhiều và tập chung chủ yếu tại thành phố Bắc Giang. Các nhà hàng quy mô nhỏ, chất lượng phụ vụ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch. - Các cơ sở thể thao vui chơi, giải trí: Hiện tại hệ thống các cơ sở vui chơi giải trí chưa phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh. Tại trung tâm thành phố đã có một số công viên nhưng chủ yếu phục vụ nhu cầu vui chơi thư giãn cho người 890 1104 1567 1706 2071 2427 2715 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 HÌNH 2.7. HIỆN TRẠNG TỔNG LAO ĐỘNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2010 - 2016 Tổng lao động ngành du lịch Người Năm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN già và trẻ em. Một số sân Gold đã được đầu tư xây dựng nhưng quy mô còn nhỏ (sân Gold Yên Dũng). Các dịch vụ vui chơi giải trí về đêm chưa phát triển. 2.2.5. Hoạt động xúc tiến du lịch, quảng bá du lịch Bắc Giang đã tăng cường quảng bá du lịch, thu hút khách du lịch. Tỉnh rất chú trọng xúc tiến, quảng bá với nhiều phương tiện truyền thông, nhiều hình thức khác nhau. Trung tâm thông tin và xúc tiến Du lịch của tỉnh cũng đã hoạt động rất hiệu quả. Với các hoạt động thiết thực như tham gia các sự kiện, hội chợ, hội thảo về du lịch, tham giá các chương trình, quảng bá website, xuất bản các ấn phẩm... Đặc biệt năm 2019 này hoạt động quảng bá du lịch được trung tâm xúc tiến du lịch của tỉnh thực hiện rất thành công và hiệu quả. Việc tổ chức “Tuần văn hóa - du lịch Bắc Giang 2019” với chủ đề “khám phá vùng đất thiêng Tây Yên Tử” đã góp phần to lớn đưa hình ảnh du lịch Bắc Giang tới mọi du khách trên cả nước. Bằng nhiều hình thức quảng bá như tổ chức các cuộc thi thể thao, thi chạy việt dã, thi ảnh đẹp, thi hát chầu văn... và lợi dụng sức lan tỏa của các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook... kết quả của quảng bá du lịch Bắc Giang thu được kết quả rất tốt; bằng chứng là lượng du khách tới Bắc Giang tăng đột biến chỉ trong ba tháng xuân. 2.2.6. Thực trạng đầu tư Đầu tư trực tiếp từ nguồn ngân sách Nhà nước đã được chú trọng. Các khu du lịch như rừng nguyên sinh Khe Rỗ, khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám, khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, chùa Bổ Đà là các khu đã được đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông. Dự án tuyến đường tỉnh 293 nối liền thành phố Bắc Giang với huyện Yên Dũng, Lục Nam, Sơn Động đã được đưa vào sử dụng. Hệ thống giao thông trên toàn tỉnh đã được cải thiện rõ. Đầu tư ngoài ngân sách được đẩy mạnh. Công tác mời gọi đầu tư ngoài ngân sách được trung tâm xúc tiến du lịch rất chú trọng bằng cách tạo điều kiện thuận lợi trong các thủ tục đầu tư. Tuy nhiên hiện nay mới chỉ thu hút được 6 dự án đầu tư: Khách sạn Mường Thanh 4 sao của tập đoàn Mường Thanh, Khu du lịch sinh thái Khe Rỗ của công ty du lịch Đường Việt, Khu du lịch sinh thái - tâm linh Tây Yên Tử, Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng, sân golf Yên Dũng. 2.1.7. Thực trạng tổ chức quản lí và quy hoạch du lịch Trong thời gian vừa qua, tỉnh Bắc Giang đã xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, tập trung khai thác có hiệu quả, huy động các nguồn vốn để phát triển du lịch theo hướng vừa đầu tư, vừa khai thác, thực hiện đa dạng hoá các loại hình du lịch. UBND tỉnh Bắc Giang đã đưa ra một số biện pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch như: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của các cấp, các ngành và nhân dân đối với sự phát triển du lịch và hiệu quả kinh tế - xã hội mà du lịch mang lại cho cộng đồng dân cư địa phương, mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế. - UBND tỉnh chỉ đạo Sở VH – TT & DL cùng các đơn vị liên quan rà soát, bổ sung quy hoạch du lịch; tăng cường công tác quản lí, tổ chức thực hiện quy hoạch du lịch của tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của vùng. - Lựa chọn các sản phẩm du lịch đặc sắc để đưa vào các tour du lịch, xây dựng các làng văn hoá du lịch cộng đồng. Định kì phân loại, đánh giá các cơ sở lưu trú, dịch vụ, ban hành quy định về tiện nghi và chất lượng dịch vụ trong khách sạn, nhà hàng. - Tỉnh đã tạo cơ chế thông thoáng, thu hút đầu tư: ưu tiên hỗ trợ hạ tầng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực du lịch. Đồng thời có chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp để các hộ dân đầu tư phát triển du lịch. - Tỉnh đã đăng cai tổ chức các lễ hội vùng, miền tại tỉnh, thông qua đó giới thiệu với du khách trong và ngoài nước về các lễ hội đặc sắc của Bắc Giang, hình thành các tour, tuyến du lịch có hiệu quả. Ngoài ra, Văn hóa, Thể thao và Du lịch với chức năng của mình đã thường xuyên chú trọng đến công tác quản lí nhà nước, phối hợp với ngành chức năng thực hiện xây dựng quy hoạch phát triển du lịch đến 2020, tầm nhìn 2030. Thực hiện quản lí hoạt động của các cơ sở lưu trú, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn. Đồng thời chỉ đạo các doanh nghiệp, công ti lữ hành xây dựng, quảng cáo và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch trong và ngoài nước trong các dịp lễ tết... Ngành du lịch cũng đã chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho các doanh nghiệp lữ hành, nhà hàng, khách sạn về công tác phục vụ khách du lịch. Tập trung chú trọng đến việc thường xuyên bổ sung các mặt hàng lưu niệm để trưng bày, giới thiệu tại các cửa hàng kinh doanh và các điểm dừng chân trên các tuyến du lịch. 2.3. Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang 2.3.1. Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch 2.3.1.1. Điểm du lịch Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN Hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh còn rải rác và đơn lẻ. Các điểm du lịch khá phong phú nhưng hầu như ít sự kết nối với nhau. Phía Đông tỉnh (các huyện Lục Ngạn, Sơn Động) có các điểm như Đồng Cao, rừng nguyên sinh Khe Rỗ, du lịch Cộng đồng xã An Lạc. Khu vực phía Tây tỉnh (các huyện Yên Thế, Việt Yên) có các điểm du lịch như chùa Bổ Đà, khu di tích khởi nghĩa Yên Thế. Khu vực trung tâm tỉnh (Yên Dũng, Lục Nam và thành phố Bắc Giang) có chùa Vĩnh Nghiêm, khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, thành cổ Xương Giang. 2.3.1.2. Cụm du lịch - Cụm du lịch trung tâm tỉnh: Gồm thành phố Bắc Giang, huyện Yên Dũng, một phần huyện Lục Nam. Hoạt động du lịch phát triển tại một số điểm như chùa Vĩnh Nghiêm, khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng, Thành cổ Xương Giang, một số làng nghề truyền thống..... Đây là khu vực thu hút lượng khách du lịch lớn nhất tỉnh, đặc biệt là vào mùa lễ hội. - Cụm du lịch phía Đông tỉnh: Gồm địa bàn huyện Sơn động, huyện Lục Ngạn, một phần huyện Lục Nam (Tây Yên Tử). Hoạt động du lịch tập chung ở một số địa điểm như rừng nguyên sinh Khe Rỗ, Đồng Cao, du lịch cộng đồng xã An Lạc, vườn cây ăn quả huyện Lục Ngạn, khu du lịch sinh thái - tâm linh Tây Yên Tử. Lượng khách chủ yếu là khách nội địa, hoạt động chính là dã ngoại, cắm trại, leo núi, vãn cảnh chùa. - Cụm du lịch phía Tây tỉnh: Gồm huyện Yên Thế, huyện Việt Yên, gắn với khởi nghĩa Yên Thế, chùa Bổ Đà. Khu vực này là không gian có giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc của tỉnh. Tuy nhiên chưa được khai thác hiệu quả. Lượng khách chủ yếu là khách nội địa và du lịch chủ yếu vào mùa lễ hội. 2.3.1.3. Tuyến du lịch Sở VH – TT & DL đã xây dựng các tuyến du lịch cụ thể, tuy nhiên chưa phát huy hiệu quả. Khách du lịch đa số tự tổ chức và tự lựa chọn địa điểm. Các tuyến đã xây dựng gồm: - Thành phố Bắc Giang - Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ - thành phố Bắc Giang: Thời gian 1 ngày. Các điểm tham quan: đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền Trần, đền Quan, thác Thùm Thùm, hồ Suối Mỡ. Các hoạt động chính như tham quan, đi lễ, leo núi, dã ngoại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN - Thành phố Bắc Giang - Hồ Khuôn Thần - Vườn cây ăn quả Lục Ngạn - Thành phố Bắc Giang: Thời gian 1 ngày. Các điểm du lịch như hồ Khuôn Thần, đền Hả, vườn cây ăn quả Lục Ngạn. Các hoạt động chính như đi thuyền tham quan hồ, dã ngoại, lễ bái, mua sản vật địa phương. - Thành phố Bắc Giang - Khu di tích Khởi nghĩa Yên Thế - Hồ Suối Cấy - Khu lưu niệm nhà văn Nguyên Hồng - Thành phố Bắc Giang: Thời gian 1 ngày. Các hoạt động chính như tham quan, lễ bái, tìm hiểu khu di tích, dã ngoại. - Thành phố Bắc Giang - cây Dã Hương - đình, chùa Tiên Lục - Thành phố Bắc Giang: Thời gian 1 ngày. Các hoạt động chính như tham quan, lễ bái, vãn cảnh. - Thành phố Bắc Giang - Khu an toàn khu II - đền Y Sơn - đình Lỗ Hạnh - Thành phố Bắc Giang: Thời gian 1 ngày. Các hoạt động chính là tham quan, thắp hương lễ bái, vãn cảnh. - Thành phố Bắc Giang - Chùa Bổ Đà - đình Thổ Hà - Thành phố Bắc Giang: Thời gian 01 ngày. Các hoạt động chính là thắp hương lễ bái vãn cảnh - Thành phố Bắc Giang - hồ Cấm Sơn - Thành phố Bắc Giang: các hoạt động chính như đi thuyền, dã ngoại, câu cá. - Thành phố Bắc Giang - chùa Vĩnh Nghiêm - Suối Mỡ - Thành phố Bắc Giang: Thời gian 1 ngày. Các hoạt động chính như tham quan, thắp hương, dã ngoại, vãn cảnh. - Thành phố Bắc Giang - Rừng nguyên sinh Khe Rỗ - hồ Khuôn Thần - Thành phố Bắc Giang: Thời gian 1 ngày. Các hoạt động chính là dã ngoại, đi thuyền ngắm cảnh. - Thành phố Bắc Giang - chùa Bổ Đà - làng cổ Thổ Hà - khu di tích Khởi nghĩa Yên Thế - Cụm di tích Ti

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_to_chuc_lanh_tho_du_lich_tinh_bac_giang.pdf
Tài liệu liên quan