Trang bìa phụ
Lời cam đoan .i
Lời cảm ơn.ii
Mục lục .iii
Danh mục chữ viết tắt.iv
Danh mục bảng biểu .v
Danh mục hình vẽ.vi
MỞ ĐẦU.1
1. Lý do chọn đề tài .1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài.1
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.2
4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu .4
5. Những đóng góp của luận văn.6
6. Cấu trúc luận văn.6
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH
THỔ DU LỊCH .7
1.1. Cơ sở lí luận.7
1.1.1. Các khái niệm có liên quan .7
1.1.2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch.9
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ du lịch .12
1.1.4. Vai trò và mục tiêu của tổ chức lãnh thổ du lịch.15
1.1.5. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá các hình thức tổ chức lãnh thổ du
lịch cấp tỉnh. 17
1.2. Cơ sở thực tiễn của tổ chức lãnh thổ du lịch . 31
1.2.1. Tổ chức lãnh thổ du lịch ở Việt Nam . 31
1.2.2. Tổ chức lãnh thổ du lịch vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ . 34
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 . 37
127 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 26/02/2022 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước đây với các di vật rìu tay, nạo đá và những vết tích xương
thú, than tro tìm thấy tại hang Phiêng Tung, mái đá Ngườm (xã Thần Sa, huyện Võ
Nhai). Tại Thần Sa còn có nhiều di chỉ thuộc nền văn hóa Hòa Bình, nền văn hóa Bắc
Sơn. Một số địa điểm ở Đồng Hỷ đã phát hiện được những trống đồng – sản phẩm đặc
trưng tiêu biểu nhất của nền văn hóa Đông sơn thời các vua Hùng.
b. Các di tích lịch sử, văn hóa
Di tích lịch sử văn hóa là tài sản quý giá của mỗi dân tộc, nó thể hiện truyền
thống tốt đẹp, tinh hoa trí tuệ, tài năng, giá trị về văn hóa, nghệ thuật của mỗi quốc
gia. Nói một cách khác, di tích lịch sử - văn hóa là những không gian vật chất cụ thể,
khách quan trong đó chứa đựng các giá trị điển hình về lịch sử, về văn hóa do con
người sáng tạo ra trong lịch sử để lại.
Thái Nguyên hiện có 208 di tích, trong đó có 40 di tích được công nhận cấp quốc
gia và 168 di tích được công nhận cấp tỉnh. Đặc biệt phải kể đến An toàn khu (ATK) ở
huyện Định Hoá là nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung Ương
Đảng, Chính Phủ lãnh đạo của kháng chiến chống Thực dân Pháp từ năm 1946 - 1954.
Việc nghiên cứu và lưu trữ thông tin về di tích đã được Bảo tàng Thái Nguyên
thực hiện khá tốt, việc giới thiệu các di tích đến với công chúng cũng đã được Sở Văn
hóa - Thông tin chú trọng. Các di tích này là một phần không thể thiếu trong các tuyến
điểm du lịch ở Thái Nguyên.
Là một địa phương có nhiều di tích lịch sử, văn hóa gắn với truyền thống hào
hùng cho nên không chỉ phát huy tốt những giá trị truyền thống đó, tỉnh còn đưa
những di tích lịch sử, văn hóa này vào phát triển du lịch một cách tích cực và hiệu quả.
48
Hầu hết các di tích văn hóa lịch sử của tỉnh đều được đưa vào khai thác trong du lịch,
mỗi di tích đều có một thế mạnh riêng của nó và là một thành phần không thể thiếu
trong các tour du lịch. Các di tích được phân bố rộng khắp tại các khu du lịch, các thị
trấn của tỉnh nên cũng có những điều kiện thuận lợi khi tổ chức tham quan. Hàng năm,
Thái Nguyên thu hút một lượng khách lớn từ các nơi đổ về tham quan các di tích lịch
sử văn hóa, tạo cho du lịch một nguồn thu đáng kể, từ đó cho thấy tầm quan trọng của
những di tích này trong việc phát triển du lịch.
c. Các lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, làn điệu dân ca
Lễ hội là một dạng tài nguyên nhân văn quan trọng, là loại hình sinh hoạt văn
hóa tổng hợp rất đa dạng và phong phú để con người hướng về tổ tiên, ôn lại truyền
thống, hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, thể hiện những ước mơ, khát khao mà
cuộc sống thực tại chưa giải quyết được. Trong tất cả các loại hình văn hóa thì lễ hội là
một sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt tinh thần và vật chất, tôn giáo, tín ngưỡng và
văn hóa nghệ thuật, linh thiêng và đời thường. Ngoài ra, lễ hội còn là một hình thức
sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc biệt, có sức hấp dẫn và lôi cuốn các tầng lớp trong xã
hội, trở thành một nhu cầu, một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn
hóa của con người.
Thái Nguyên là tỉnh có nhiều dân tộc anh em sinh sống như: Nùng, Tày, Sán
Dìu... Truyền thống văn hóa khá phong phú với bản sắc riêng của từng dân tộc. Người
Nùng có kho tàng văn hóa dân gian phong phú và có nhiều làn điệu dân ca đậm đà bản
sắc dân tộc như hát sli, hát then. Người Tày có kho tàng tục ngữ, ca dao khá phong
phú; các điệu dân ca phổ biến là hát lượn, ru con, các loại nhạc cụ gồm có thanh la,
trống chiêng, kèn, tù và, sáo
Thái Nguyên có một số lễ hội tiêu biểu như Lễ hội Đền Đuổm, hội đền Sen, đền
Xương Rồng, lễ hội chùa Hang, lễ hội Lồng Tồng Phần lớn các lễ hội đều có quy
mô rất lớn. Trong thời gian diễn ra lễ hội có hàng ngàn du khách khắp các tỉnh
TDMNBB và các vùng lân cận đến viếng và chiêm ngưỡng cảnh đẹp vùng núi Thái
Nguyên.
- Hội đền Đuổm
Hàng năm, cứ mỗi độ tết đến xuân về, đào mai khoe sắc cũng là lúc dưới chân
núi Đuổm, xã Động Đạt, huyện Phú Lương lại vang dội tiếng trống, chiêng gọi mùa lễ
hội. Theo thông lệ đúng ngày mùng 6 tháng giêng âm lịch, huyện Phú Lương lại tưng
49
bừng tổ chức Lễ hội đền Đuổm, một trong những lễ hội lớn nhất trên địa bàn tỉnh được
tổ chức dịp đầu xuân năm mới.
Đền Đuổm nằm dưới chân núi Đuổm thuộc xã Động Đạt, huyện Phú Lương. Nơi
đây thờ anh hùng dân tộc Dương Tự Minh (Đức thánh Đuổm) – Người đã có công lớn
trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ vững chắc biên cương phía Bắc của nước
Đại Việt dưới các triều vua Lý. Ông còn có công khai khẩn điền địa, phát triển kinh tế,
giữ vững mối đoàn kết của dân tộc. Tương truyền, hơn 30 năm dưới sự cai quản của
Dương Tự Minh, phủ Phú Lương dần trở thành một vùng đất đai phồn thịnh. Để tưởng
nhớ công lao to lớn của ông, nhân dân làng Đuổm đã đời đời nối nhau phụng thờ. Ở
các tỉnh phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang đều có
đền thờ Dương Tự Minh, song tương truyền ngôi đền ở xã Động Đạt, huyện Phú
Lương tỉnh Thái Nguyên là ngôi đền cổ kính và linh thiêng nhất. Đến năm 2017, ngôi
đền linh thiêng này đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn
hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Trong tâm thức tín ngưỡng dân gian, lễ hội Đền Đuổm
có giá trị văn hóa - lịch sử và nhân văn sâu sắc.
Vào ngày chính lễ (mùng 6 tháng giêng), nhân dân địa phương đều dậy sớm,
chuẩn bị mâm cỗ để rước ra lễ Đền. Đây cũng phần quan trọng nhất được nhân dân địa
phương phục dựng và trở thành nét văn hóa độc đáo trong lễ hội Đền Đuổm. Thực
hành và tham dự lễ hội, nhân dân và du khách thập phương có dịp được tưởng nhớ, tri
ân công đức của một vị danh tướng, một phò mã áo chàm có nhiều công lao của dân
tộc, cũng như để bảo tồn và gìn giữ những giá trị truyền thống.
Với các phần thi như: thi mâm cỗ cúng tiến vào Đền; thi trình diễn sao chè; thi
giã bánh dày; người đẹp trong trang phục dân tộc; kéo co; đẩy gậy, cùng các gian
trưng bày sản vật mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc, nét độc đáo, riêng biệt của
địa phương đã tạo nên một không gian văn hóa vui tươi, lành mạnh trong những ngày
đầu xuân mới.
- Hội Lồng Tồng
Lồng Tồng (Hội xuống đồng) là lễ hội lớn nhất, vui nhất của người Tày, người
dân tộc thiểu số đông nhất ở tỉnh Thái Nguyên. Những người cao niên kể lại rằng,
trước đây người Tày năm nào cũng tổ chức lễ hội ở những đám ruộng to nhất, đẹp
nhất do dân bản lựa chọn nhằm cầu mong cho mưa thuận, gió hòa, cây cối tốt tươi,
mùa màng bội thu, đời sống ấm no. Ngày tổ chức do từng nơi ấn định cho phù hợp.
50
Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể
cấp quốc gia. Đây là niềm vui, niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ, chính quyền và
nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời là sự khích lệ tinh thần to lớn, động
viên đồng bào các dân tộc vùng chiến khu Việt Bắc nâng cao ý thức giữ gìn nét đẹp
văn hóa truyền thống đặc sắc còn lưu giữ và được lưu truyền đến ngày nay. Lễ hội
Lồng Tồng cũng là một điểm đến hấp dẫn thu hút đông đảo nhân dân và du khách cả
nước du xuân về nguồn tham quan, vãn cảnh các di tích, danh thắng ở Thủ đô gió
ngàn.
- Lễ hội Chùa Hang
Diễn ra vào khoảng ngày 20/1 âm lịch hàng năm. Chùa Hang ngự tại thị trấn
Chùa Hang, thờ Phật Thích Ca Mâu Ni. Đây là ngôi chùa cổ có từ thế kỷ XI. Năm
1999, Chùa được xếp hạng Di tích thắng cảnh cấp Quốc gia. Năm 2011, chùa được lựa
chọn đưa vào tuyển tập 100 ngôi chùa Việt Nam tiêu biểu của cả nước. Phần Lễ dâng
có xôi, oản, quả, bánh, kẹo, tiền vàng với lời cầu mong Quốc thái dân an, mưa
thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhà nhà được bình yên Sau phần lễ, phần hội
được tổ chức với các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao như tung còn, cờ
người, trò chơi dân gian đi thăng bằng trên cây tre
- Lễ hội “Hương sắc Trà Xuân” tại vùng chè đặc sản Tân Cương
Đây là lễ hội được tổ chức thường niên nhằm tôn vinh nghề trồng chè truyền
thống của địa phương, là nơi gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của những người
sản xuất, chế biến chè và đặc biệt là những người thưởng trà, yêu thích trà. Phần lễ
gồm các hoạt động như: Lễ rước cây chè cổ, gióng trống khai hội Phần hội với một
số hoạt động như: Thi sao chè ngon bằng phương pháp thủ công truyền thống danh
hiệu “Bàn tay vàng”; thi văn nghệ, các trò chơi dân gian và các môn thi đấu cổ truyền
dân tộc: Kéo co, đẩy gậy, cờ tướng thu hút đông đảo người dân tham gia.
Là vùng đất được ưu đãi về thổ nhưỡng và khí hậu cho cây chè phát triển, sản
phẩm trà Tân Cương với hương vị đặc trưng riêng có đã làm nên thương hiệu chè nổi
tiếng được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý vùng chè
đặc sản Tân Cương, là điểm du lịch của tỉnh Thái Nguyên. Nhiều doanh nghiệp sản
xuất trà Tân Cương đã đạt giải lớn tại các cuộc thi trong nước và quốc tế như: Chè
Thái Nguyên là một trong 8 đặc sản quà tặng Việt Nam đoạt kỷ lục châu Á, mẫu chè
"Đinh Vương Phẩm" của Công ty cổ phần Chè Tân Cương Hoàng Bình đạt giải đặc
51
biệt tại cuộc thi Trà Bắc Mỹ do Hiệp hội Trà Mỹ - Canada tổ chức vào tháng 9 năm
2017, sản phẩm của Hợp tác xã Chè Thiên Phú An đạt giải “Sản phẩm, dịch vụ thương
hiệu Việt tiêu biểu”... Với tiềm năng, lợi thế và truyền thống lâu đời của người dân,
vùng chè đặc sản Tân Cương ngày càng được mở rộng, phát triển. Hiện vùng chè đặc
sản Tân Cương đạt mức thu nhập từ 600 triệu đến 800 triệu đồng/ha là một điểm du
lịch hấp dẫn của Thái Nguyên. Hàng năm, Tân Cương đã thu hút hàng vạn du khách
trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu và trải nghiệm cùng người dân vùng
chè.
- Lễ hội Núi Văn - Núi Võ
Diễn ra vào khoảng tháng giêng âm lịch thu hút hàng nghìn người dân Đại Từ và
khách thập phương nô nức về dự được tổ chức ngay dưới chân dãy núi.
Sau phần khai hội bằng những hồi trống giục giã, đầy khí thế hào hùng là nghi
thức dâng lễ, rước lễ trang nghiêm của các thế hệ con cháu dòng họ Lưu và chính
quyền, nhân dân để tỏ lòng thành kính đối với công lao to lớn của danh nhân lịch sử
Lưu Nhân Chú và ôn lại khí phách hào hùng của dân tộc trong cuộc chiến tranh giữ
nước vĩ đại. Báo công với tổ tiên, các bậc tiền nhân về những kết quả trong công cuộc
đổi mới, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Đồng thời, đây cũng là dịp để giáo
dục truyền thống hào hùng của dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Theo sử sách, Lưu Nhân Trú là một trong những vị công thần khai quốc của triều
đại hậu Lê cuối thế kỷ thứ XV. Sau công lao to lớn góp phần vào chiến thắng chống
giặc Minh, Lưu Nhân Chú được phong giữ chức Đại tư mã thống lĩnh toàn bộ quân
đội của Lê Lợi. Để tưởng nhớ đến công lao to lớn của Lưu Nhân Chú, người dân hai
xã Văn Yên, Ký Phú xây đền thờ ông dưới chân ngọn Núi Văn và Núi Võ.
Lễ hội Núi Văn, Núi Võ diễn ra hằng năm không chỉ là hoạt động văn hóa tín
ngưỡng dân gian lâu đời của các dân tộc trong tỉnh mà qua đó còn góp phần quảng bá,
giới thiệu tiềm năng du lịch của huyện Đại Từ nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói
chung đến các du khách thập phương.
- Lễ hội mùa xuân của người Tày tại bản làng Thái Hải
Bản làng Thái Hải (thuộc xóm Mỹ Hào, xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên)
là nơi bảo tồn và gìn giữ nét đẹp truyền thống văn hóa, phong tục tập quán dân tộc Tày
- Nùng vùng ATK Định Hóa. Cứ vào đầu xuân, bản làng Thái Hải tổ chức lễ hội mùa
xuân của người Tày để duy trì, bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc.
52
Lễ hội bao gồm 2 phần. Phần lễ có: Nghi lễ dựng cây nêu, lễ rước nước từ giếng
làng về bản, lễ rước lửa làng (xua đi những điều không may mắn, cả bản làng cùng cầu
phúc, cầu an, cầu mùa, giải hạn, cầu cho một năm mới mưa thuận, gió hoà nhà nhà
bình an ấm no hạnh phúc). Phần hội: Hội xuống đồng; Hội tung còn; Hội bản (Hội bản
được diễn ra ngay tại sân làng liên tục trong những ngày tết với các hoạt động dân ca,
dân vũ hát then đàn tính, múa chầu, múa nàng then, hát ví, hát lượn, hát giao
duyên). Các trò chơi dân gian truyền thống (đi cà kheo, qua cầu thăng bằng, kéo co,
bắn nỏ). Múa rối cạn (một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo của người Tày được
điều khiển bằng que thông qua các nhân vật rối phản ánh đời sống tinh thần của bà con
bản làng về nghề trồng lúa từ xa xưa). ..
Lễ hội mùa xuân tại bản làng Thái Hải diễn ra bắt đầu từ ngày 30 Tết và kéo dài
cho đến hết tháng Giêng.
- Lễ hội Đình, đền, chùa cầu Muối
Cụm Di tích Đình, đền, chùa Cầu Muối nằm trên địa bàn xóm Cầu Muối được
xây dựng từ năm 1719 vào thời Hậu Lê, đời vua Lê Dụ Tông. Cụm Di tích gồm: Đình
Cầu Muối thờ Thành Hoàng làng Cao Sơn Quý Minh Đại Vương (tức Dương Tự
Minh), một danh tướng có công giúp vua Lý chống giặc Tống xâm lược; Chùa Cầu
Muối thờ Phật; Đền Thượng thờ Mẫu Thượng Ngàn; đền Công Đồng thờ Mẫu Liễu
Hạnh. Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống đế
quốc Mỹ xâm lược, nơi đây từng là nơi đóng quân, huấn luyện của Đại đoàn 308 và
Sư đoàn 304 Với những giá trị lịch sử đó, năm 2005, Cụm di tích Đình, đền, chùa
Cầu muối được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Tại lễ khai hội, cùng
với các nghi lễ dâng hương, thỉnh chuông cầu cho mưa thuân gió hòa, mùa màng tốt
tươi, đời sống người dân no ấm, an bình là tiết mục văn nghệ, múa hát, múa lân và các
trò chơi dân gian. Tất cả đã đem lại không khí tưng bừng, phấn khởi của đầu xuân năm
mới. Lễ hội thu hút hàng nghìn lượt người dân địa phương, du khách thập phương đến
dâng hương, làm lễ.
- Lễ hội đền Giá
Nói đến hội Gióng, mọi người thường nhớ làng Phù Đổng, Gia Lâm (Hà Nội),
nơi tương truyền chàng trai Phù Đổng đứng lên đánh giặc. Tuy nhiên, ngoài làng Phù
Đổng, ở Việt Nam còn có 4 ngôi đền khác liên quan đến truyền thuyết Thánh Gióng,
53
trong đó có một ngôi đền ở Thái Nguyên, đó là đền Giá, thuộc địa phận thôn Cẩm La,
xã Đông Cao (Phổ Yên).
Lễ hội đền Giá được tổ chức mỗi năm hai lần. Lễ hội chính được tổ chức vào
ngày mùng 5 và mùng 6 tháng Giêng âm lịch. Trong lễ chính, người dân địa phương
có tục rước cành “dò” làm bằng tre tươi, bào mỏng thành tua, nhuộm màu đỏ, vàng
tượng trưng cho "roi sắt” của Thánh Gióng, sau đó là rước các lễ vật từ các làng, xã
đến làm lễ tại đền. Ngoài ra, còn tổ chức các trò chơi dân gian như: chọi gà, kéo co,
đấu vật, hát trống quân, thi cờ tướng Lễ hội lần thứ hai được tổ chức vào ngày mùng
9 tháng 4 âm lịch. Những năm gần đây, mỗi năm vào dịp lễ hội nhân dân đều về Đền
để thắp hương ghi nhớ công ơn của những người đã có công giúp nước.
Ngôi đền không chỉ là nơi người dân địa phương cũng như khách thập phương
thể hiện đời sống tâm linh mà nó còn thể hiện những tinh hoa trong kiến trúc của dân
tộc. Khu đền có hai toà nhà: Nhà tiền tế ở phía trước rộng 5 gian và hậu cung rộng 3
gian đều có các phần kiến trúc bằng gỗ chạm trổ tinh vi, phong phú với các kiến trúc
cuối Lê đầu Nguyễn. Phần tường xây ở hậu cung, đốc nhàcó đắp nổi các hình hoa lá
và long, li, quy, phượng.
Đền Giá còn là nơi diễn ra một sự kiện lịch sử trọng đại của huyện Phổ Yên.
Ngày 22/8/1945, tại ngôi đền này đã diễn ra hội nghị cán bộ chủ chốt để thành lập
chính quyền cách mạng lâm thời đầu tiên của huyện, góp phần vào cuộc tổng khởi
nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945 của tỉnh Thái Nguyên. Với giá trị kiến trúc và
ý nghĩa lịch sử như vậy đền Giá đã được xếp hạng di tích lịch sử và kiến trúc nghệ
thuật.
- Một số làn điệu dân ca: Hát Then (người Tày – Định Hóa), Sọong Cô (dân ca dân
tộc Sán Dìu), Sình ca (dân ca dân tộc Sán Chay), Pả dung (dân ca cổ truyền người
Dao), hát ví bên sông Cầu, hát sly (dân ca dân tộc Nùng) đã thu hút nhiều người dân
địa phương và du khách trong nước, quốc tế.
d. Các nghề và làng nghề thủ công truyền thống
Thái Nguyên có nhiều nghề truyền thống (làng nghề mây tre đan Ngọc Lý, ở xã
Tân Đức (Phú Bình), làng nghề dâu tằm tơ xã Tân Phú (Phổ Yên), làng nghề chè)
mỗi nghề đều có lịch sử phát triển lâu dài và khá độc đáo thuận lợi phát triển du lịch.
Theo thống kê của Sở Công Thương, tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 196 làng nghề
và làng nghề truyền thống. Trong đó có 174 làng nghề chè; 10 làng nghề chế biến
54
nông, lâm sản, thực phẩm; 5 làng nghề gỗ mỹ nghệ, mộc dân dụng; 4 làng nghề mây
tre đan; 1 làng nghề trồng dâu nuôi tằm; 2 làng nghề trồng đào, sinh vật cảnh.
Các sản vật phong phú: Chè Tân Cương, gạo bao thai Định Hóa, nấm hương,
măng, trám, miến Văn hóa ẩm thực đa dạng: canh gà nấu gừng, cơm lam, xôi ngũ
sắc, nham, măng nhồi thịt, bánh tro, bánh chưng bờ đậu
Phát triển du lịch gắn với làng nghề không đơn thuần chỉ là trình diễn và bán sản
phẩm. Du lịch làng nghề phải gắn với không gian văn hóa của mỗi làng nghề, đó là
các phong tục, tín ngưỡng, lễ hội của cộng đồng dân cư sống trong làng nghề đó. Du
khách đến tham quan ngoài việc chiêm ngưỡng các quy trình để làm ra sản phẩm hoặc
đích thân tham gia vào quy trình sản xuất sẽ được hòa mình vào với không gian văn
hóa, kiến trúc của làng nghề để cảm nhận tận cùng những nét văn hóa ẩn chứa trong
từng sản phẩm.
Hiện tại, du lịch Thái Nguyên đã tận dụng tốt sự kết hợp này, đem những làng
nghề truyền thống vào phát triển du lịch, nhằm tạo việc làm cho người dân địa
phương, thu hút khách du lịch, đồng thời cũng là cơ hội để quảng bá hình ảnh du lịch
của Thái Nguyên đến với du khách, biết được những đặc trưng văn hóa, sinh hoạt sản
xuất của người dân. Tuy nhiên, bên cạnh việc phát triển làng nghề phục vụ cho du lịch
thì hoạt động du lịch đôi khi cũng ảnh hưởng ngược trở lại, đó là do sự tập trung đông
khách du lịch vào các làng nghề, làm mất đi tính tự nhiên, hoặc do sự xuất hiện của
các dịch vụ phục vụ du khách làm cho các làng nghề truyền thống không còn mang
tính đặc trưng riêng của mỗi nghề.
2.1.3. Cơ sở hạ tầng
CSHT là nhân tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn cũng như tạo điều kiện thuận
lợi cho phát triển du lịch tại điểm đến. Kết cấu hạ tầng bao gồm hệ thống các mạng
lưới và phương tiện giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới điện, hệ thống
cấp thoát nước và xử lí rác thải... trong đó GTVT là nhân tố quan trọng hàng đầu.
Thái Nguyên được biết đến là một trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của các
tỉnh TDMNBB, một trong những đô thị được coi là thành phố vệ tinh của thủ đô Hà
Nội.
Thái Nguyên có quốc lộ 3 (mới và cũ) nối với thủ đô Hà Nội, sân bay quốc tế
Nội Bài, quốc lộ 1 B nối Thái Nguyên với Đồng Đăng, quốc lộ 19 nối Thái Nguyên
với Bắc Ninh, có đường giao thông thuận tiện, cách khu chế xuất Sóc Sơn 45km, nằm
55
cạnh vùng tam giác kinh tế mạnh Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh Hệ thống quốc
lộ và tỉnh lộ phân bố khá hợp lí trên địa bàn cả tỉnh. Trên địa bàn tỉnh còn có các tuyến
đường sắt: Đa Phúc – Quán Triều; Thái Nguyên – Hà Nội các tuyến đường sông
như Đa Phúc – Hải Phòng, Đa Phúc – Hồng Gai, Thái Nguyên – Phú Bình, Thái
Nguyên – Chợ Mới Tuyến đường 18, trục kinh tế công nghiệp sẽ được xây dựng
(trục kinh tế công nghiệp) nối Thái Nguyên – Kép – Phả Lại – Uông Bí – Cái Lân ra
biển, thuận lợi cho giao lưu giữa Thái Nguyên và miền Đông Bắc Tổ Quốc.
Trục kinh tế phía Bắc từ Hà Nội – Nội Bài – Sông Công – Thái Nguyên vùng
kinh tế sầm uất, có lực lượng lao động công nghiệp dồi dào – số lượng khách du lịch
của Thái Nguyên vì thế cũng rất lớn. Trong tương lai, Thái Nguyên sẽ là nơi nghỉ cuối
tuần của du khách Thủ đô Hà Nội và các địa phương vùng Bắc Bộ.
Thành phố Thái Nguyên, một đô thị đã được quy hoạch, phát triển về phía Tây
nối với vùng Hồ Núi Cốc, hình thành nên vùng Du lịch đô thị - sinh thái trung tâm
thành phố và vùng hồ là điều kiện thuận lợi cho khách đến làm ăn kinh tế và du lịch sẽ
tăng.
Với mạng lưới GTVT tương đối hoàn chỉnh gồm đầy đủ các loại hình được coi là
điều kiện thuận lợi để tỉnh thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Hoạt động bưu chính góp phần rút ngắn khoảng cách giữa tỉnh với các tỉnh, với
các huyện, xã, thôn, bản... giúp cho người dân vùng nông thôn, vùng núi nắm bắt
nhanh những thông tin, chính sách của tỉnh, Nhà nước.
Hiện nay, mạng lưới bưu chính có mặt ở tất cả các huyện, xã trong tỉnh như bưu
điện có qui mô lớn nhất là bưu điện tỉnh Thái Nguyên, kế tiếp là hệ thống bưu điện
của các huyện trong tỉnh và nhiều bưu điện của các xã.
Tuy nhiên, hoạt động bưu điện vẫn còn hạn chế: công nghệ nhìn chung còn lạc
hậu, qui trình nghiệp vụ ở các huyện, xã vẫn còn mang tính thủ công, một số xã ở các
huyện miền núi vẫn chưa có nhiều trạm bưu điện như ở huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú
Lương
Mạng lưới viễn thông tương đối đa dạng và không ngừng phát triển bền vững.
Trong đó mạng điện thoại là phát triển mạnh nhất thể hiện ở số thuê bao điện thoại
không ngừng tăng. Ngoài ra mạng lưới internet, fax công cộng, mạng truyền trang báo
trên kênh thông tin cũng được đưa vào sử dụng rộng rãi trong đời sống người dân
nhằm giảm cước phí vận chuyển và phát hành nhanh tới vùng sâu, vùng xa.
56
Nhìn chung, Thái Nguyên có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, cả
tài nguyên du lịch tự nhiên lẫn nhân văn. Cả hai loại tài nguyên này bổ trợ cho nhau
làm nên sức hút cho du lịch tỉnh. Trong đó, tài nguyên du lịch nhân văn có vai trò
quan trọng. Những tài nguyên du lịch có khả năng khai thác cao cần được đầu tư thích
đáng để hình thành những điểm đến lý tưởng, thỏa mãn nhu cầu du khách. Những tài
nguyên du lịch ít có khả năng hơn có vai trò đáp ứng nhu cầu khách trong tỉnh. Cần
đầu tư mạnh vào khu du lịch Hồ Núi Cốc để tăng tính cạnh tranh và tạo nên sắc thái
riêng cho du lịch Thái Nguyên.
2.2. Thực trạng phát triển và tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Thái Nguyên
2.2.1. Thực trạng phát triển du lịch theo ngành
2.2.1.1. Khách du lịch
- Số lượt khách du lịch
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của du lịch cả nước, du lịch Thái
Nguyên đã từng bước phát triển với nhiều mô hình hoạt động phong phú, dịch vụ phục
vụ khách du lịch nội địa và khách quốc tế cũng ngày càng tốt hơn. Từ đó số lượt khách
du lịch đến với tỉnh Thái Nguyên ngày càng tăng lên.
Bảng 2.1. Diễn biến khách du lịch đến tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 – 2016
Năm
Lượt khách
Trong đó
Khách quốc tế Khách nội địa
Tổng số Tỷ trọng % Tổng số Tỷ trọng %
2010 1.450.000 21.600 1,5 1.428.400 98,5
2011 1.600.000 36.300 2,3 1.563.600 97,7
2012 1.651.000 30.000 0,2 1.626.000 99,8
2013 1.784.381 34.369 1,9 1.750.012 98,1
2014 1.801.980 70.043 3,9 1.731.937 96,1
2015 1.936.370 63.551 3,3 1.872.819 96,7
2016 2.060.000 - - -
Nguồn: [24]
Nhìn chung, số khách du lịch đến Thái Nguyên tăng đều qua từng năm kể cả
khách du lịch nội địa và khách quốc tế. Năm 2010 số lượt khách đến Thái Nguyên là
1.450.000 nhưng đến năm 2016 con số này tăng lên 2.060.000 lượt khách.
57
Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện lượt khách du lịch đến Thái Nguyên
giai đoạn 2010 – 2016
Số khách do các cơ sở lưu trú phục vụ, số khách tại các điểm tham quan du lịch
trong tỉnh, khách do cơ sở lữ hành phục vụ đều có xu hướng tăng nhanh. Đặc biệt
lượng khách quốc tế cũng đến với tỉnh Thái Nguyên nhiều hơn. Tuy nhiên, khách nội
địa vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu cũng như trong tổng lượng khách du lịch.
Bảng 2.2. Diễn biến khách du lịch do các cơ sở lưu trú và khách tại các điểm
tham quan trong tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 – 2016 (Đơn vị: người)
Năm
Trong đó
Khách do các cơ sở
lưu trú phục vụ
Khách tại các điểm
tham quan trong tỉnh
Khách
quốc tế
Khách
nội địa
Khách
quốc tế
Khách
nội địa
2010 18.950 422.510 - -
2011 30.327 550.123 - -
2012 26.489 475.461 - -
2013 31.630 779.185 3.347 913.207
2014 61.983 756.510 8.105 893.821
2015 60.426 795.032 3.125 975.856
2016 64.366 838.134 2.520 1.059.980
Nguồn: [24]
58
Phần lớn các du khách đến Thái Nguyên du lịch vì mục đích tham quan, nghỉ
dưỡng, sinh thái Một phần du khách đến đây kết hợp với công việc, thăm thân nhân
và một số mục đích khác.
- Thời gian khách lưu trú
Số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên cho biết số ngày lưu trú của
du khách có xu hướng tăng lên, đặc biệt là khách quốc tế.
Bảng 2.3. Thời gian khách du lịch lưu trú tỉnh Thái Nguyên từ năm
2010 – 2016 (Đơn vị: nghìn ngày)
Năm 2010 2013 2014 2015 2016
Thời gian khách lưu trú 483,3 736,3 886,0 937,2 993,0
Khách trong nước 467,6 717,0 870,9 907,6 942,0
Khách quốc tế 15,7 19,3 15,1 29,6 51,0
Nguồn: [5]
Trong giai đoạn 2010 – 2016, số ngày lưu trú của khách trong nước cũng dao
động theo chiều hướng tăng từ 467,6 nghìn ngày (năm 2010) đến 993,0 nghìn ngày
(năm 2016). Khách quốc tế lưu trú tại Thái Nguyên cũng tăng lên đáng kể từ 15,7
nghìn ngày (năm 2010) đến 51,0 nghìn ngày (năm 2016).
Hình 2.4. Biểu đồ thời gian khách du lịch lưu trú tỉnh Thái Nguyên
từ năm 2010 – 2016 (Đơn vị: nghìn ngày)
59
- Mức chi tiêu của khách du lịch
Theo thống kê của Sở Văn hóa và Du lịch Thái Nguyên thì giai đoạn 2010 -
2016, chi tiêu của khách du lịch tại Thái Nguyên trung bình một khách quốc tế là
900.000 - 1.000.000VNĐ/ngày (tương đương với 46USD/ngày); khách du lịch nội địa
khoảng 650.000 - 700.000VNĐ/ngày (tương ứ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nghien_cuu_to_chuc_lanh_tho_du_lich_tinh_thai_nguye.pdf