MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10
1.1. Giới thiệu về hệ thông tin địa lý GIS 10
1.1.1 Khái niệm GIS 10
1.1.2 Lịch sử phát triển của hệ thông tin địa lý GIS 10
1.1.3 Các thành phần của hệ thông tin địa lý 11
1.1.4 Xây dựng cơ sở dữ liệu trong GIS 12
1.1.5 Các lĩnh vực ứng dụng của GIS 14
1.1.6 Tình hình ứng dụng GIS trên thế giới và ở Việt Nam 15
1.2 Xói mòn, các phương pháp nghiên cứu và các biện pháp phòng chống xói mòn
18
1.2.1 Tổng quan về xói mòn đất 18
1.2.2 Phương pháp nghiên cứu xói mòn đất 30
1.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng Tây Bắc 33
1.3.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Hòa Bình 33
1.3.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Sơn La 38
1.3.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Điện Biên 42
1.3.4. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Lai Châu 45
1.4. Hiện trạng sử dụng đất của các tỉnh vùng Tây Bắc Việt Nam 49
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 52
2.1. Nội dung nghiên cứu 52
2.2. Phương pháp nghiên cứu 52
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 55
3.1 Quy trình xây dựng bản đồ xói mòn đất 55
3.1.1 Khái quát chung về phương trình mất đất phổ dụng (Universal Soil Loss Equation - USLE) 55
3.1.2 Quy trình tiến hành thành lập bản đồ xói mòn đất 56
3.1.3 Các bước tiến hành 57
3.2 Xây dựng các bản đồ thành phần vùng Tây Bắc Việt Nam 58
3.2.1 Bản đồ hệ số xói mòn đất do yếu tố đất (K) 58
3.2.2 Bản đồ hệ số xói mòn đất do yếu tố mưa (R) 62
3.2.3 Bản đồ hệ số xói mòn do yếu tố thảm thực vật (C) 65
3.2.4 Bản đồ hệ số xói mòn đất do yếu tố địa hình (SL) 70
3.2.5 Bản đồ hệ số xói mòn do canh tác (P) 72
3.3 Xây dựng bản đồ dự báo xói mòn đất vùng Tây Bắc 73
3.3.1. Xây dựng bản đồ dự báo xói mòn đất tiềm năng vùng Tây Bắc và các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc 73
3.3.2. Xây dựng bản đồ xói mòn đất hiện trạng vùng Tây Bắc và các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc 81
3.4 Một số biện pháp kỹ thuật hạn chế xói mòn đất 89
3.4.1. Kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc 89
3.4.2. Một số biện pháp kỹ thuật khác 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
92 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ứng dụng gis xây dựng bản đồ dự báo xói mòn đất vùng tây bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghèo về số loài và số lượng, bởi vì do phá rừng làm rẫy nên
môi trờng sống của động vật rừng bị thu hẹp. Các loại thú quý như: bò rừng, hổ không còn thấy xuất hiện, chỉ còn một số loài như: gấu, các loài khỉ, sóc, cầy cáo, rùa núi, gà rừng, nhưng số lượng không nhiều.
Tính đến tháng 11/2009, tỉnh Hòa Bình gồm có các loại rừng sau:
+ Rừng đặc dụng chiếm: 12,8% diện tích đất lâm nghiệp, trong đó diện tích có rừng chiếm: 73,2% (rừng tự nhiên: 78,3%, rừng trồng: 21,7%), diện tích đất chưa có rừng chiếm: 26,8%.
+ Rừng phòng hộ chiếm: 38,8% diện tích đất lâm nghiệp, trong đó diện tích có rừng chiếm: 63,3% (rừng tự nhiên: 68,2%, rừng trồng: 31,8%), diện tích đất chưa có rừng chiếm: 36,7%.
+ Rừng sản xuất chiếm: 48,4% diện tích đất lâm nghiệp, trong đó diện tích có rừng chiếm: 54,5% (rừng tự nhiên: 52,7%, rừng trồng : 47,3%), diện tích đất chưa có rừng chiếm: 45,5%.
Tài nguyên, khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản tỉnh Hòa Bình gồm có: Khoáng sản là nguyên liệu vật liệu xây dựng và nguyên liệu làm sứ như đất sét, đá vôi, đá granít, đá cócđoa...; khoáng sản kim loại như quặng sắt mỏ nhỏ trữ lượng ít chưa xác định, sắt, quặng đa kim (đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân, antimoan), vàng sa khoáng, khoáng sản phi kim loại như pirít, photphorít, cao lanh...; khoáng sản than đã được khai thác rải rác ở huyện Kim Bôi, huyện Lạc Thuỷ, huyện Lạc Sơn, có nhiều vỉa lộ thiên để khai thác với trữ lượng 1 triệu tấn/năm....
Tài nguyên du lịch
Tỉnh Hòa Bình có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như: Ðộng Tiên, huyện Lạc Thủy, động Tiên Phi thị xã Hòa Bình, các khu bảo tồn thiên nhiên, suối nước khoáng huyện Kim Bôi, hồ sông Ðà và nhà máy thủy điện Hoà Bình lớn nhất Đông Nam Á. Bản làng văn hóa truyền thống các dân tộc trong tỉnh như bản Giang Mỗ dân tộc Mường huyện Kỳ Sơn, bản Lác, bản Văn dân tộc Thái huyện Mai Châu, Xóng Dướng dân tộc Dao huyện Ðà Bắc....
1.3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội [31]
1.3.1.2.1. Thực trạng phát triển xã hội
Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Hoà Bình có 756.713 người. Trong đó, lao động xã hội toàn tỉnh là 452.000 người, chiếm 58,68% dân số.
Trên địa bàn tỉnh có 30 dân tộc, đông nhất là dân tộc Mường có 497.197 người, chiếm 63,3%; dân tộc Kinh có 209.852 người, chiếm 27,73%; dân tộc Thái có 29.438 người, chiếm 3,9%; dân tộc Dao có 1.3128 người, chiếm 1,7%; dân tộc Tày có 20.537 người, chiếm 2,7%; dân tộc Mông có 3.962 người, chiếm 0,52%; các dân tộc khác chiếm 1,18%.
Tỉnh Hòa Bình được coi là thủ phủ của người Mường, vì phần lớn người dân tộc Mường sống tập trung chủ yếu ở đây. Người Mường xét về phương diện văn hóa - xã hội là dân tộc gần gũi với người Kinh nhất. Địa bàn cư trú của người Mường ở khắp các địa phương trong tỉnh, sống xen kẽ với người Kinh và các dân tộc khác. Người Thái, chủ yếu sống tập trung ở huyện Mai Châu. Người Tày, chủ tập trung ở huyện Đà Bắc, sống xen kẽ với người Mường, người Dao. Người Dao sống thành cộng đồng ở các huyện Đà Bắc, huyện Lương Sơn, huyện Kim Bôi, huyện Cao Phong, huyện Kỳ Sơn và thành phố Hòa Bình. Người H'mông sống tập trung ở xã Hang Kia và xã Pà Cò của huyện Mai Châu.
1.3.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế của tỉnh Hòa Bình
Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình chín tháng đầu năm 2012 có tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 8,8%, trong đó:
+ Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3%. So với cùng kỳ năm 2011 diện tích lúa tăng 968 ha, sản lương tăng 3.661 tấn. Tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có là: 106.000 con trân, 59.000 con bò, 401.000 con lợn và 3.596.000 con gia cầm. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.450 ha. Toàn tỉnh đã trồng rừng được 8.100 ha, đạt 115% kế hoạch năm.
+ Sản xuất công nghiệp tăng 14%. Giá trị sản xuất công nghiệp chín tháng đầu năm ước đạt 3.268,45 tỷ đồng, tăng 19,26% so với cùng kỳ năm 2011, bằng 74,8% kế hoạch năm.
+ Các ngành dịch vụ có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ chín tháng đầu năm 2012 ước đạt 5.410 tỷ đồng, tăng 15,38% so với cùng kỳ năm 2011. Kim ngạch xuất khẩu đạt 50,2 triệu USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ. Tổng khách du lịch chín tháng đầu năm 2012 đạt trên 1.331 nghìn lượt khách, doanh thu từ du lịch ước đạt 400 tỷ đồng, đạt 80% kế hoạch năm.
+ Tài chính: Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh chín tháng đầu năm 2012 ước đạt 1.178 tỷ đồng, trong đó thu cân đối ngân sách là 1.067,8 tỷ đồng, đạt 67,3% dự toán Chính phủ giao. Tổng chi ngân sách địa phương thực hiện là 5.106,4 tỷ đồng, bằng 51% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh.
+ Ngân hàng: Tổng nguồn vốn hoạt động của các tổ chức tín dụng ước thực hiện đến hết tháng 9 đạt 8.750 tỷ đồng so với 31/12/2011 tăng 758 tỷ đồng. Thực hiện cho vay ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác là 1.574 tỷ đồng, chiếm 19,1% tổng dư nợ cho vay toàn tỉnh.
1.3.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Sơn La
1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Sơn La [37]
1.3.2.1.1 Vị trí địa lý
Sơn La là tỉnh miền núi cao nằm ở phía tây bắc Việt Nam trong khoảng 20039’ – 22002’ vĩ độ Bắc và 103011’ – 105002’ kinh độ Đông.
+ Phía Bắc giáp hai tỉnh là tỉnhYên Bái và tỉnh Lào Cai.
+ Phía Đông giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ.
+ Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu và tỉnh Điện Biên.
+ Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa.
1.3.2.1.2 Địa hình
Tỉnh Sơn La có độ cao trung bình 600 – 700 m so với mực nước biển. Địa hình của Sơn La bị chia cắt và tạo thành ba vùng sinh thái: Vùng trục quốc lộ 6, vùng lòng hồ sông Đà và vùng cao biên giới. Riêng hai cao nguyên lớn là cao nguyên Mộc Châu và cao nguyên Nà Sản với độ cao hàng trăm mét đã tạo nên nét đặc trưng cho địa hình tỉnh Sơn La. Trong đó:
- Cao nguyên Mộc Châu cao 1.050 m so với mực nước biển, mang đặc trưng của vùng khí hậu cận ôn đới có nhiệt độ trung bình hàng năm là 180C. Đất đai phì nhiêu, phù hợp với trồng cây công nghiệp như chè, cây ăn quả, chăn nuôi bò sữa, các loại gia súc ăn cỏ và phát triển du lịch.
- Cao nguyên Nà Sản cao 800 m so với mực nước biển, đất đai phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp như mía, cà phê, dâu tằm và cây ăn quả.
1.3.2.1.3 Khí hậu
- Khí hậu Sơn La chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa Đông từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa Hè từ tháng 4 đến tháng 9.
- Nhiệt độ trung bình năm 21,40C (nhiệt độ trung bình cao nhất là 270C, thấp nhất trung bình là 160C).
- Lượng mưa trung bình hàng năm 1.200 - 1.600mm.
- Độ ẩm không khí trung bình là 81%.
1.3.2.1.4 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên nước
Tài nguyên nước mặt của toàn tỉnh Sơn La hàng năm vào khoảng 19 tỷ m3, chủ yếu từ nguồn nước mưa tích trữ vào hai hệ thống sông chính là:
- Sông Đà bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc có lưu vực ở thuộc tỉnh Sơn La là 9.844 km2, đoạn chảy qua Sơn La dài 250 km. Tổng lượng nước đến công trình thủy điện Sơn La là 47,6.109m3.
- Sông Mã bắt nguồn từ huyện Điện Biên và huyện Tuần Giáo - Lai Châu. Đoạn chảy qua Sơn La dài 93 km, có diện tích lưu vực 3.978 km2.
Bên cạnh 2 hệ thống sông chính của tỉnh Sơn La còn có 35 con suối lớn, hàng trăm con suối nhỏ nằm trên địa hình dốc với nhiều thác nước.
Tài nguyên rừng
Tính đến tháng 11/2009, tỉnh Sơn La gồm có các loại rừng sau:
+ Rừng đặc dụng chiếm 6,7% diện tích đất lâm nghiệp. Trong đó, diện tích có rừng chiếm 74,1% (rừng tự nhiên 99,9%, rừng trồng 0,1%), diện tích chưa có rừng chiếm 25,9%.
+ Rừng phòng hộ chiếm 45,4% diện tích đất lâm nghiệp. Trong đó, diện tích có rừng chiếm 72,9% (rừng tự nhiên 96,7%, rừng trồng 3,3%), diện tích đất chưa có rừng chiếm 27,1%.
+ Rừng sản xuất chiếm 47,9% đất lâm nghiệp. Trong đó, diện tích có rừng chiếm 53,4% (rừng tự nhiên 91,5%, rừng trồng 8,5%), diện tích chưa có rừng còn lớn chiếm 46,6%.
Tài nguyên khoáng sản
Sơn La có 2 nguồn nguyên vật liệu xây dựng chủ yếu là đá vôi và sét với trữ lượng khá lớn như: mỏ sét Nà Pó trữ lượng 16 triệu tấn, mỏ sét xi măng Chiềng Sinh trữ lượng 760 ngàn tấn. Tài nguyên này đang được khai thác mạnh để sản xuất xi măng, gạch, ngói phục vụ nhu cầu xây dựng trong tỉnh và công trình thuỷ điện Sơn La.
Ngoài ra Sơn La còn có một số mỏ khoáng sản như: Mỏ than Tà Phù huyện Mộc Châu trữ lượng 23 vạn tấn; mỏ than Quỳnh Nhai trữ lượng 578 ngàn tấn; mỏ than Mường Lựm, trữ lượng trên 80 ngàn tấn,....
Tài nguyên du lịch
Tỉnh Sơn La có một số điểm du lịch hấp dẫn và thu hút khác du lịch như: cao nguyên Mộc Châu; du lịch trên sông Đà; du lịch văn hóa ở dân tộc Thái, dân tộc Mông, dân tộc Dao..... Văn hóa của các dân tộc nơi đây với nhiều dáng vẻ phong tục nguyên sơ, với những lễ hội dân tộc phong phú, đa dạng làm say đắm lòng người. Thẩm Tát Tòng là một hang động núi đá tuyệt đẹp của tạo hóa, khu suối nước nóng bản Mòng, nhà ngục Sơn La là những điểm du lịch cho khách du lịch khi đến với tỉnh Sơn La.....
1.3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La [35, 36]
1.3.2.2.1 Thực trạng phát triển xã hội tỉnh Sơn La
Theo kết quả điều tra ngày 1/4/2009, tỉnh Sơn La có 882.077 người. Trong đó, số lao động trên địa bàn tỉnh là 407.246 lao động, chiếm 46,1% dân số. Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc là chủ yếu, đông nhất là dân tộc Thái có 482.985 người, chiếm 54,7%, dân tộc Kinh có 153.646 người, chiếm 17,42%, dân tộc Mông có 114.578 người, chiếm 13%, dân tộc Mường có 71.906 người, chiếm 8,15% và các dân tộc khác chiếm 6,73%.
Đời sống dân cư: Nhìn chung đời sống các tầng lớp dân cư trong tỉnh sáu tháng đầu năm 2012 tương đối ổn định. Công tác xoá đói giảm nghèo nâng cao đời sống các dân tộc trong tỉnh đặc biệt là dân cư khu vực III và vùng cao biên giới được UBND tỉnh, các cấp, các ngành quan tâm như hỗ trợ đầu tư hạ tầng cho 1.105 bản có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn là 10 tỷ đồng.
Giáo dục đào tạo: Các trường học trong tỉnh đã hoàn thành chương trình dạy học năm học 2011-2012 theo quy định của Bộ GD&ĐT. Tổ chức việc kiểm tra đánh giá chất lượng các mặt giáo dục cho các cấp học.
Y tế: Ngành y tế tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Các chương trình y tế quốc gia tiếp tục được triển khai thực hiện trong toàn tỉnh. Trong sáu tháng đầu năm, tổng số lần khám bệnh tại các cơ sở y tế là 506.915 lần, số bệnh nhân điều trị nội trú là 48.223 người, số bệnh nhân điều trị ngoại trú là 223.242 người.
1.3.2.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế tỉnh Sơn La
Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội chín tháng đầu năm 2012 của UBND tỉnh Sơn La cho thấy:
Về thương mại: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 12.677 tỷ đồng, bằng 113,2% kế hoạch và tăng 23,5% so với năm 2011. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3,6 triệu USD, bằng 40% kế hoạch, giảm 42,7% so với năm 2011. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 45 triệu USD, bằng 100% so với kế hoạch, giảm 23,2% so với năm 2011.
Về Tài chính: Chín tháng đầu năm 2012, tổng thu ngân sách nhà nước thực hiện ước đạt 1.383 tỷ đồng, đạt 87% dự toán Bộ Tài chính giao; đạt 84% dự toán Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh giao, và tăng 134% so với cùng kỳ 2011.
Về công nghiệp: Trong chín tháng đầu năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện hơn 4.000 tỷ đồng (theo giá hiện hành). Trong đó: Công nghiệp chế biến chiếm 82,3%; công nghiệp sản xuất, phân phối điện chiếm 14,0%; công nghiệp khai khoáng chiếm 2,1%; công nghiệp nước, quản lý và xử lý nước thải chiếm 1,7%. Chỉ số phát triển công nghiệp chín tháng năm 2012 so với cùng kỳ năm trước tăng 24,05%.
Về nông nghiệp: Ngành chăn nuôi tính đến hết tháng 9 năm 2012 đàn trâu ước đạt 170.166 con; đàn bò có 189.263 con; đàn lợn (không tính lợn sữa) có 549.101 con; đàn gia cầm có gần 4.865 nghìn con; đàn ngựa có 17.610 con; đàn dê 125.695 con... Ngoài ra trong lĩnh vực trồng trọt của ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La cũng có những thành tựu đáng kể như: diện tích cây lượng thực có hạt là 133.580 ha tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2011, diện tích trồng cây mía là 4.656 ha tăng 10,6% , diện tích lúa đông xuân gieo cấy là 10.097 ha tăng 7% so với cùng kỳ năm 2011, diện tích rừng trồng được chăm sóc là 15.000 ha tăng 4,2 % so với cùng kỳ năm 2011.....
1.3.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Điện Biên
1.3.3.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Điện Biên [30]
1.3.3.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Điện Biên nằm trong tọa độ từ 20054’- 22033’ vĩ độ Bắc và 102010’ - 103036’ kinh độ Đông. Các vị trí tiếp giáp của tỉnh: Phía Đông giáp tỉnh Sơn La, phía Tây giáp Lào, phía Nam giáp Lào và tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu và Trung Quốc.
1.3.3.1.2 Địa hình
Điện Biên có địa hình tương đối phức tạp, được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với độ cao biến đổi từ 200m đến hơn 1.800m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông. Xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc phân bố khắp nơi trên địa bàn tỉnh.
1.3.3.1.3 Khí hậu
Tỉnh Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21 - 230C.
Lượng mưa hàng năm tương đối cao, trung bình từ 1.700 - 2.500mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa lớn thường tập trung vào các tháng 6, 7, 8 và chiếm tới 80% lượng mưa cả năm. Các tháng khô hạn bắt đầu từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau và chỉ chiếm khoảng 20% lượng mưa hàng năm.
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 80 - 85%. Số giờ nắng hàng năm bình quân từ 1.500 -1.800 giờ.
Do diện tích tự nhiên rộng, địa hình lại bị chia cắt nên khí hậu ở đây bị phân hoá thành 3 tiểu vùng rõ rệt: tiểu vùng khí hậu Mường Nhé, tiểu vùng khí hậu Mường Lay và tiểu vùng khí hậu cao nguyên Sơn La và thượng nguồn sông Mã.
1.3.3.1.4 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên rừng
Điện Biên có tiềm năng rừng và đất rừng rất lớn. Hầu hết rừng ở Điện Biên hiện nay là rừng phòng hộ. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý hiếm, giá trị kinh tế cao như lát, trò chỉ, nghiến, táu, pơ-mu Ngoài ra còn có các loại cây đặc sản khác như cánh kiến đỏ, song mây
Không chỉ có nhiều loại thực vật quý hiếm, rừng Điện Biên còn có các loài chim, cá, thú, động vật lưỡng cư, loài bò sát đang sinh sống. Trong những năm gần đây do nạn đốt rừng và săn bắt chim thú tự do nên lượng chim thú quý trong rừng ngày càng giảm, một số loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Tài nguyên khoáng sản
Điện Biên là một tỉnh giàu khoáng sản, chủ yếu là than mỡ, cao lanh, đá đen, vàng sa khoáng, nước khoáng và các loại vật liệu xây dựng khác. Trong đó:
- Mỏ than mỡ Thanh An (huyện Điện Biên) có trữ lượng khoảng 156.000 tấn.
- Mỏ cao lanh ở Huổi Phạ (huyện Điện Biên) trữ lượng khoảng 51.000 tấn
- Mỏ đá xây dựng ở Tây Trang; vàng sa khoáng ở thượng nguồn sông Đà.
Tuy các mỏ này có trữ lượng không lớn nhưng đây là nguồn lực khá quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở địa phương.
Tài nguyên nước
Với lượng mưa hàng năm khá lớn, hệ thống ao hồ và sông suối nhiều nên nguồn nước mặt ở Điện Biên rất phong phú theo ba hệ thống sông chính là sông Đà, sông Mã và sông Mê Kông. Đặc điểm chung của các sông suối trong tỉnh là có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, nhất là các sông suối thuộc hệ thống sông Đà và sông Nậm Rốm. Chất lượng nước tương đối cao, ít bị ô nhiễm.
1.3.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Điện Biên [29]
1.3.3.2.1. Thực trạng phát triển xã hội
Theo số liệu thống kế về điều tra dân số năm 2009, tỉnh Điện Biên có dân là 493.000. Tỉnh Điện Biên có các dân tộc cư trú là Việt, Thái, H’Mông, Dao, Giáy...
Trong chín tháng đầu năm 2012, tỉnh đã tạo việc làm mới cho hơn 4.000 lao động, 1.000 hộ dân thoát khỏi diện đói nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm được gần 1,5% so với cùng kỳ năm 2011. Tỉnh Điện Biên đã chú ý đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới, quan tâm đến công tác ổn định đời sống người dân trong Dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La. Ngoài ra, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên các tuyến biên giới Việt -Trung, Việt - Lào và trong nội địa được đảm bảo.
1.3.3.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế
Sáu tháng đầu năm 2012, tình hình phát triển kinh tế – xã hội và quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả tích cực. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 2.900 tỷ đồng, tổng sản phẩm GDP đạt trên 1.200 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức 10,05%. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 9,2 triệu đô la, thu ngân sách trên địa bàn hơn 190 tỷ đồng, đạt gần 45% kế hoạch năm.
Diện tích gieo trồng cây lương thực được duy trì và mở rộng với trên 77.700 ha; sản lượng lương thực đạt gần 231.300 tấn (tăng 2,29% so với cùng kỳ năm 2011). Tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm đáp ứng nhu cầu lương thực của người dân địa phương. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch kinh tế theo hướng tích cực: nông - lâm nghiệp – thủy sản chiếm trên 32,6% (giảm 1,57% so với cùng kỳ năm 2011); công nghiệp – xây dựng chiếm hơn 30% (tăng 0,23%) và dịch vụ chiếm gần 37,3% (tăng 1,34% so với năm 2011).
1.3.4. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Lai Châu
1.3.4.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Lai Châu [34]
1.3.4.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Lai Châu có toạ độ địa lý từ 21051’ - 22049' vĩ độ Bắc và 102019’ - 103059’ kinh độ Đông. Các vị trí tiếp giáp của tỉnh là: Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam- Trung Quốc; phía Đông giáp với tỉnh Lào Cai, tỉnh Yên Bái, tỉnh Sơn La; phía Tây và phía Nam giáp với tỉnh Điện Biên.
1.3.4.1.2 Địa hình
Tỉnh Lai Châu có đặc điểm địa hình là vùng lãnh thổ nhiều dãy núi và cao nguyên. Phía Đông khu vực này là dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía Tây là dãy núi Sông Mã (độ cao 1.800m).
Ngoài ra, tỉnh Lai Châu có trên 60% diện tích có độ cao trên 1.000m, trên 90% diện tích có độ dốc trên 250, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, xen kẽ là các thung lũng có địa hình tương đối bằng phẳng như: Mường So, Tam Đường, Bình Lư, Than Uyên...
1.3.4.1.3 Khí hậu
Lai Châu có chế độ khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới với ngày nóng, đêm lạnh, ít chịu ảnh hưởng của bão. Khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa.
+ Mùa mưa ở Lai Châu thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, mưa rất nhiều với nhiệt độ và độ ẩm không khí cao. Đầu mùa mưa thường hay có mưa đá. Mưa nhiều, tập trung vào giữa các tháng 6, 7, 8 (âm lịch), chiếm 80% lượng mưa cả năm. Trong thời gian đó, tổng lượng mưa trung bình vào khoảng 2.500 – 2.700mm. Nhiệt độ trung bình vào mùa mưa thường ở mức 250C – 350C.
+ Mùa khô lạnh bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm của lượng mưa tương đối thấp. Có những tháng về mùa này, lượng mưa chỉ đạt từ 5 đến 20mm. Vào những đợt rét nhất, nhiều nơi có nhiệt độ trung bình xuống tới 4 – 50C. Ngoài ra khí hậu tỉnh Lai Châu còn có mưa đá, gió lốc thường xảy ra vào đầu mùa mưa với tần suất trung bình 1,3 – 1,5 ngày/năm.
1.3.4.1.4 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản vật liệu xây dựng: đá phiến có tiềm năng trữ lượng 14,2 triệu m3, đá vôi xi măng tập trung tại hai huyện Tam Đường và Sìn Hồ với trữ lượng hàng trăm triệu tấn, sét xi măng tập trung trung tại huyện Tam Đường với trữ lượng trên 20 triệu tấn.
Nhiên liệu khoáng: Khoáng sản kim loại gồm có sắt, đồng, chì, kẽm, vàng, molypden và đất hiếm. Trong đó khoáng sản có triển vọng kinh tế là đất hiếm, vàng, đồng.
Khoáng chất công nghiệp: Trữ lượng quặng Barit (BaSO4) đã được khai thác là 4,2 triệu tấn và quặng Fluorit (CaF2) đã được khai thác là 2,9 triệu tấn.
Nước khoáng nóng: Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 18 điểm trong đó có 7 nguồn nước khoáng, nước nóng có nhiệt độ >500 C, còn lại là nguồn nước khoáng và nước khoáng ấm.
Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch tự nhiên: Tỉnh Lai Châu có tiềm năng du lịch tự nhiên phong phú, hấp dẫn như:
+ Những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có nhiều núi cao trên 1.700m ở khu vực Phan Xi Păng, Pu Sam Cáp, Tà Tổng... thích hợp với du lịch mạo hiểm.
+ Các hang động như: Động Hương Sơn, hệ thống động Tiên Sơn khu PuSamCap (thị xã Lai Châu), hang Thắm Cung,...
+ Nhiều suối nước nóng, nước khoáng phục vụ cho du lịch chữa bệnh, như: Mường So, Vàng Bó (Phong Thổ), Nà Đon, Tiên Bình, Nà Đông...
Tài nguyên du lịch nhân văn: Tỉnh Lai Châu có tài nguyên du lịch nhân văn rất đa dạng và phong phú như:
+ Những di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng, các làng nghề thủ công truyền thống, những giá trị văn hóa phi vật thể, như: Di tích Bản Lướt xã Mường Kim là nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên tiền thân của Đảng bộ tỉnh Lai Châu ngày nay; Bản Nà Khoảng, núi Sam Sẩu, đèo Khau Co huyện Than Uyên là những căn cứ du kích, tiểu phỉ thời chống Pháp;...
+Các lễ hội truyền thống đặc sản chủ yếu như: Lễ hội Nàng Han, lễ hội Kin Pang Then, lễ Hạn Khuống (Hạn Khuống Giao Duyên...
1.3.4.2. Điều kiện về kinh tế xã hội tỉnh Lai Châu [33]
1.3.4.2.1 Thực trạng phát triển xã hội
Về giáo dục - Đào tạo
Giáo dục: Tỉnh đã công nhận mới 09 trường đạt chuẩn quốc gia. Công tác phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi được tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đến nay có 42 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn phổ cập Mầm non cho trẻ 5 tuổi.
Công tác đào tạo: Tỉnh đã mở 45 lớp bồi dưỡng cán bộ với tổng số 2.396 học viên. Tỉnh tiếp tục duy trì quy mô đào tạo và tăng cường công tác tuyển sinh năm học 2012-2013 tại trường Cao đẳng Cộng đồng tỉnh, đến tháng 9/2012 có tổng số 1.502 sinh viên đang theo học.
Về công tác y tế
Hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ : Tổ chức khám bệnh cho 745,4 nghìn lượt người, trong đó điều trị nội trú 36,4 nghìn lượt người. Công suất sử dụng giường bệnh toàn tỉnh đạt 90%.
Dân số, KHHGĐ: Trong 7 tháng đầu năm 2012 có 6.212 trẻ sinh ra, trong đó sinh con thứ 3 trở lên vẫn tiếp tục tăng chiếm 22,7% trong tổng số trẻ sinh ra, tập trung ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Về các hoạt động chính sách xã hội
Công tác Dạy nghề - Lao động - Việc làm: Tỉnh tiếp tục củng cố kiện toàn mạng lưới các cơ sở dạy nghề, đến nay toàn tỉnh có 14 cơ sở dạy nghề, tổ chức dạy nghề cho 2.480 lao động nông thôn. Giải quyết việc làm mới cho khoảng 4.000 lao động.
Công tác Bảo trợ xã hội, người có công, xóa đói giảm nghèo: Công tác bảo trợ xã hội tiếp tục được đẩy mạnh như: tặng 1.000 xuất quà với kinh phí 300 triệu đồng cho các hộ nghèo ăn Tết, cấp thẻ BHYT cho 154.887 người nghèo, người dân tộc thiểu số, đối tượng Bảo trợ xã hội.
Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em: Tổ chức thăm hỏi và tặng 200 xuất quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán năm 2012; hỗ trợ thường xuyên cho khoảng 450 trẻ mồ côi tại cộng đồng; tổ chức khám sàng lọc tim bẩm sinh cho 60 trẻ.
1.3.4.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế
Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội chín tháng đầu năm 2012 của tỉnh Lai Châu có tổng sản phẩm (GDP) ước đạt 1.040 tỷ đồng (giá so sánh năm 1994), tăng 13,16% so với cùng kỳ năm 2011; trong đó khu vực nông – lâm - ngư nghiệp tăng 6,5%, công nghiệp xây dựng tăng 16,9%, khu vực dịch vụ tăng 15%. Trong đó:
Về Nông nghiệp
Sản xuất lương thực: Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 83.992 tấn. Diện tích lúa gieo cấy là 24.603 ha, thu hoạch 7.270 ha, sản lượng ước đạt 37.070 tấn. Tổng diện tích cây ngô gieo trồng 20.070 ha, đã thu hoạch 18.346 ha, sản lượng ước đạt 46,9 nghìn tấn.
Cây ngắn ngày: Đã trồng 1.272 ha lạc; 1.401 ha đậu tương; 1.062 ha cây bông.
Cây công nghiệp dài ngày: Thu hái 15.787 tấn chè búp tươi, trồng mới 1.025 ha cây cao su, trồng mới 200 ha cây thảo quả.
Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc ước đạt 318.936 con; gia cầm ước đạt 912.000 con.
Về sản xuất lâm nghiệp
Tỉnh đã tập trung giao khoán, chăm sóc, trồng mới rừng là 2.320 ha rừng; khoanh nuôi tái sinh rừng là 40.755 ha; trồng mới rừng là 1.786 ha.
Về thủy sản
Tổng diện tích ao nuôi ước đạt 605 ha. Sản lượng khai thác và nuôi trồng ước đạt 1.205 tấn; tổng thể tích nuôi cá nước lạnh 30.100 m3, sản lượng ước đạt 175 tấn.
Sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 172,4 tỷ đồng. Trong đó: Khu vực kinh tế nhà nước đạt 26,4 tỷ đồng; khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 145,4 tỷ đồng; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 0,64 tỷ đồng.
Thương mại, dịch vụ
Hoạt động thương mại, giá cả: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 1.926 tỷ đồng, bằng 86,8% kế hoạch, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất nhập khẩu: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 3,9 triệu USD. Trong đó, giá trị hàng xuất khẩu trên địa bàn đạt 2,886 triệu USD, giá trị hàng nhập khẩu ước đạt 0,98 triệu USD, bằng 12,3% kế hoạch, giảm 63,3% so với cùng kỳ năm trước.
Dịch vụ vận tải: Tổng doanh thu từ hoạt động vận tải 8 tháng đầu năm ước đạt 70,5 tỷ đồng.
Dịch vụ du lịch: Tổng lượt khách du lịch đạt 97.400 lượt khách, tổng doanh thu ước đạt 89,2 tỷ đồng.
Dịch vụ bưu chính, viễn thông: Chín tháng đầu năm lắp đặt thêm 99 trạm BTS, nâng tổng số trạm BTS trên địa bàn toàn tỉnh lên 547 trạm BTS.
Hoạt động Tài chính -
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanthacsi_dinhdangword_865_3606_1869702.doc