Luận văn Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng tmcp công thương Việt Nam – Chi nhánh Hùng Vương

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI

HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .1

1.1. TỔNG QUÁT VỀ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI.1

1.1.1. Khái niệm tín dụng trung và dài hạn của NHTM. .1

1.1.2. Vai trò của tín dụng trung và dài hạn.5

1.2. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI.8

1.2.1. Quan niệm về chất lượng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương

mại.8

1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng trung và dài hạn.10

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung và dài hạn của ngân

hàng thương mại.15

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VN - CHI

NHÁNH HÙNG VƯƠNG.26

2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG

THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG.26

2.1.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam: .26

2.1.2. Khái quát về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương

(Vietinbank Hùng Vương).27

2.1.3. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Vietinbank Hùng Vương:.32

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI

VIETINBANK HÙNG VƯƠNG.37

2.2.1. Đánh giá các chỉ tiêu định tính.37

2. 2.2. Các chỉ tiêu định lượng. .39

2.2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Vietinbank Hùng Vương.

.46

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI

HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI

NHÁNH HÙNG VƯƠNG.56

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG

VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG. .56

3.1.1. Phương hướng hoạt động dài hạn.56

3.1.2. Phương hướng hoạt động những tháng đầu năm 2014. .57

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI

NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG .60

3.2.1. Tăng sức mạnh về vốn trung và dài hạn, đa dạng hóa hình thức huy động vốn.

.60

3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư. .63

3.2.4. Đẩy mạnh công tác đào tạo, có chính sách đãi ngộ hợp lý và thoả đáng với cán

bộ tín dụng.64

3.2.5. Tăng cường các biện pháp quản lý nợ, giải quyết tốt các khoản nợ quá hạn, nợ

xấu: .67

3.2.6. Tăng cường hoạt động marketing ngân hàng. .69

3.3. KIẾN NGHỊ .72

3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước.72

3.3.2. Kiến nghị với Vietinbank. .73

pdf86 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng tmcp công thương Việt Nam – Chi nhánh Hùng Vương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiểm tra nội bộ; nhiệm vụ khác. - Phòng quản trị tín dụng: trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của Vietinbank; thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của các phòng quan hệ khách hàng theo đúng các quy định của Vietinbank; nhiệm vụ khác theo phân công của Ban giám đốc. - Phòng giao dịch khách hàng doanh nghiệp: trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng doanh nghiệp và tổ chức; chịu trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch, thực hiện đúng các quy định quy trình nghiệp vụ thẩm quyền và các quy định về bảo mật trong mọi hoạt động giao dịch với khách hàng; thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất một giao dịch với khách hàng; nhiệm vụ khác. - Phòng giao dịch khách hàng cá nhân: trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng là cá nhân; thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nước và của Vietinbank; kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ đúng đắn của các chứng từ giao dịch; nhiệm vụ khác. - Phòng thanh toán quốc tế: trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng; phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp cận khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ thương mại; chịu trách nhiệm về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh; chịu trách nhiệm về tính chính xác, đúng đắn, đảm bảo an toàn tiền vốn tài sản của Chi nhánh và của khách hàng trong các giao dịch kinh doanh đối ngoại; nhiệm vụ khác. - Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ: trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất nhập quỹ; đề xuất tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về các biện 31 pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, phát triển các dịch vụ về kho quỹ; nhiệm vụ khác. - Phòng kế hoạch tổng hợp: công tác kế hoạch-tổng hợp: thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch tổng hợp;tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh; công tác nguồn vốn: đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn,trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với khách hàng theo quy định; nhiệm vụ khác. - Phòng điện toán: trực tiếp thực hiện theo đúng thẩm quyền quy định quy trình công nghệ thông tin tại Chi nhánh; hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra các phòng trực thuộc Chi nhánh; phối hợp với trung tâm công nghệ thông tin hoặc phòng công nghệ thông tin khu vực để triển khai các chương trình phần mềm ứng dụng; nhiệm vụ khác. - Phòng Tài chính kế toán: quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của Chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước và của Vietinbank; thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính;nhiệm vụ khác. - Phòng tổ chức nhân sự: phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn và quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự; tham mưu, đề xuất với Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức nhân sự và phát triển nguồn nhân lực theo đúng quy định, quy trình nghiệp vụ của Nhà nước và của Vietinbank; tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và quản lý lao động; nhiệm vụ khác. - Văn phòng: thực hiện công tác văn thư theo quy định: quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, sách báo, công văn đi đến theo đúng quy trình, quy chế bảo mật; quản lý, sử dụng con dấu của chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật và của Vietinbank; đảm bảo an ninh cho hoạt động của Chi nhánh; bảo vệ an toàn cơ quan, tài sản của ngân hàng, khách hàng; nhiệm vụ khác. 32 2.1.3. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Vietinbank Hùng Vương: Với phương châm hoạt động của hệ thống Vietinbank: “Nâng giá trị cuộc sống”, Vietinbank Hùng Vương đã luôn tìm hiểu, tiếp thu ý kiến của khách hàng để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, luôn tìm hiểu tâm lý của khách hàng để thoả mãn những nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng, và coi đây là nền tảng vững chắc trong cạnh tranh và phát triển. Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Chi nhánh trong thời gian qua như sau: - Hoạt động huy động vốn: Nguồn vốn là yếu tố đầu vào trong hoạt động kinh doanh của NHTM, tăng trưởng nguồn vốn làm cơ sở cho tăng trưởng các hoạt động khác tại Chi nhánh, quyết định sự thành công của ngân hàng. Với phương châm đó,Vietinbank Hùng Vương đã thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn bằng nhiều hình thức và kênh huy động khác nhau nhằm thu hút vốn tối đa phục vụ nhu cầu đầu tư và phát triển kinh tế.Nhờ áp dụng chính sách linh hoạt trong huy động vốn, 3 năm qua nguồn vốn huy động của Vietinbank Hùng Vương đã có những chuyển biến tích cực. Kết quả được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.1 : Cơ cấu nguồn vốn huy động ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá trị Giá trị 2012/2011 (+/-%) Giá trị 2013/2012(+/- %) HĐV cuối kỳ 8,471,190 9,422,474 11.23 9,712,496 3.08 1. Phân theo TPKT - Tổ chức kinh tế 6,948,730 7,812,661 12.43 7,280,758 (6.81) - Dân cư 1,522,460 1,609,813 5.74 2,431,738 51.06 2. Phân theo loại tiền tệ - VNĐ 6,542,665 7,218,631 10.33 7,895,582 9.38 - Ngoại tệ quy đổi 1,928,525 2,203,843 14.28 1,816,914 (17.56) 3. Phân theo kỳ hạn - Tiền gửi KKH 1,900,840 1,690,346 (11.07) 1,682,741 (0.45) - TG CKK <12 tháng 4,424,280 5,347,259 20.86 5,951,958 11.31 - TG CKK>= 12 tháng 2,146,070 2,384,869 11.13 2,077,797 (12.88) (Nguồn: Phòng KHTH – Vietinbank Hùng Vương) 33 Nguồn vốn của Vietinbank Hùng Vương có sự tăng trưởng đều đặn qua các năm, tại thời điểm 31/12/2012 đạt 9.422 tỷ đồng tăng 11,23% so với cuối năm 2011. Cuối năm 2013 tăng nhẹ 3,08% so với cùng kỳ năm 2012 đạt 9,712 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh có sự thay đổi rõ rệt qua các năm. Tiền gửi dân cư tăng cao và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế cuối năm 2013 giảm so với cuối năm 2012. Nguyên nhân là do hệ thống Vietinbank trước đây hoạt động theo phương châm là ngân hàng bán buôn, khách hàng của ngân hàng cả về mảng tín dụng và huy động vốn chủ yếu làcác tổ chức kinh tế (TCKT) lớn. Khối lượng giao dịch của họ rất lớn do đó bất kỳ một động thái nào từ các khách hàng này đều ảnh hưởng lớn đến ngân hàng. Nhận thức được ảnh hưởng trên, hiện nay Vietinbank đang hướng hoạt động của mình sang hoạt động ngân hàng bán lẻ. Bên cạnh các khách hàng truyền thống cần được chăm sóc như Tổng công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam, Tổng công ty xây dựng đường thủy – Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hà NộiChi nhánh cũng chú trọng chăm sóc và mở rộng các khách hàng tiền gửi cá nhân. Bằng việc đưa ra mức lãi suất tiền gửi linh hoạt (lãi suất bậc thang), các sản phẩm tiền gửi đa dạng: tiết kiệm tích luỹ thông thường, tiết kiệm tích lũyđa năng, tiết kiệm tích luỹ Phát Lộc Bảo Tínđã mang lại sự sôi động trong hoạt động huy động vốn dân cư. Trong đó, nguồn vốn VNĐ và tiền gửi có kỳ hạn <12 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu huy động vốn của Chi nhánh. Tuy đã có sựtăng trưởng về nguồn vốn qua các năm nhưng tốc độ tăng vẫn chưa cao. Nguyên nhân là do trong điều kiện nền kinh tế suy thoái, lượng tiền nhàn rỗi của các TCKT rất eo hẹp, sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng và tổ chức tài chính khác trên địa bàn. Bên cạnhđó, nguyên nhân chủ quan do cơ cấu khách hàng của Chi nhánh chưa hợp lý, số dư huy động vốn lớn đang phụ 34 thuộc vào một số khách hàng lớn là doanh nghiệp và các định chế tài chính, vì vậy khi các tổ chức này có nhu cấu sử dụng vốn và giảm số dư tiền gửi sẽ làm ảnh hưởng lớn đến việc huy động vốn từ TCKT. Ngoài ra, cơ chế chính sách đối với hoạt động huy động vốn còn chưa theo kịp diễn biến thị trường và sức ép cạnh tranh giữa các TCTD ngày càng lớn, trong khi chính sách dành cho hoạt động huy động vốn còn chưa đủ mạnh và linh động. - Hoạt động tín dụng: Thực hiện chủ trương của Vietinbank về nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, xử lý nợ tồn đọng, trích dự phòng rủi ro, tuân thủ giới hạn tín dụng được giao. Chi nhánh tiếp tục mở rộng đầu tư tín dụng, tăng sức cạnh tranh, đa dạng hoá các hình thức cho vay. Với bề dày kinh nghiệm hoạt động, Chi nhánh đã khẳng định được vị thế của mình, xứng đáng là Chi nhánh đặc biệt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong những năm qua.Hoạt động tín dụng được thể hiện thông qua các chỉ tiêu sau: Bảng 2.2: Doanh số cho vay và thu nợ ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá trị Giá trị 2012/2011 (+/-%) Giá trị 2013/2012 (+/-%) Doanh số cho vay 7,065,376 7,562,211 7.03 8,089,209 6.97 Doanh số thu nợ 7,585,294 7,207,690 (4.98) 7,518,954 4.32 Dư nợ tín dụng 3,521,120 3,875,641 10.07 4,445,896 14.71 (Nguồn: Phòng KHTH-Vietinbank Hùng Vương) Hoạt động tín dụng là một trong những nghiệp vụ mạnh nhất của Chi nhánh. Trong những năm qua,hoạt động này có sự tăng trưởng tốt, trong đó có sựđóng góp lớn của các khách hàng doanh nghiệp. Năm 2012, doanh số cho vay đạt 7.562 tỷ đồng, tăng 7.03% so với doanh số năm 2011; thu nợđạt 7.207 tỷ đồng, giảm 4,98% so với năm trước; dư nợ tín dụngđạt 3.875 tỷ đồng, tăng 35 10,07%. Sang năm 2013, dư nợ tín dụng của Chi nhánhđãđạt 4.445 tỷđồng, tăng 14,71% so với năm 2012, trong đó doanh số cho vay là 8.089 tỷ đồng, thu nợ 7.518 tỷ đồng. Trong các năm qua, doanh số cho vay và doanh số thu nợ xấp xỉ nhau cho thấy Chi nhánh sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, vòng quay vốn tốt, công tác thu hồi nợđảm bảo. Dư nợ tín dụngcủa chi nhánh cũng tăng trưởng đều qua các năm, tại thời điểm 31/12/2013: 4,445 tỷ đồng tăng 14.71% so với cùng kỳ năm 2012. Biểu sau đánh giá cụ thể hơn về dư nợ tín dụng của Chi nhánh: Bảng 2.3: Cơ cấu tín dụng ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng I. Phân loại theo thời gian 3,521,120 100.00 3,875,641 100.00 4,445,896 100.00 1. Ngắn hạn 2,883,785 81.90 3,064,420 79.07 3,664,762 82.43 2. Trung và dài hạn 637,335 18.10 811,221 20.93 781,134 17.57 II. Phân loại theo TPKT 3,521,120 100.00 3,875,641 100.00 4,445,896 100.00 1. TPKT có vốn nhà nước 2,464,784 70.00 2,635,435 68.00 2,534,161 57.00 2. TPKT không có vốn nhà nước 1,056,336 30.00 1,240,206 32.00 1,911,735 43.00 III. Phân loại theo đối tượng 3,521,120 100.00 3,875,641 100.00 4,445,896 100.00 1. Doanh nghiệp 3,486,120 99.01 3,810,641 98.32 4,205,896 94.60 2. Cá nhân 35,000 0.99 65,000 1.68 240,000 5.40 IV. Phân loại theo tiền tệ 3,521,120 100.00 3,875,641 100.00 4,445,896 100.00 1. VNĐ 2,798,694 79.48 3,274,382 84.49 3,922,876 88.24 2. Ngoại tệ quy đổi 722,426 20.52 601,259 15.51 523,020 11.76 (Nguồn: Phòng KHTH-Vietinbank Hùng Vương) Xét cơ cấu tín dụngvề mặt thời hạn cho thấy tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn có sự tăng giảm qua các năm, cuối năm 2012 dư nợ trung vài dài hạnđạt 811 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20,93% tổng dư nợ nhưng đến cuối năm 2013 lại giảm xuống 781 tỷ đồng (giảm 30 tỷ đồng bằng 3,7%), chiếm tỷ trọng 17,57% tổng dư nợ. Số liệu cũng cho thấy việc tăng trưởng tín dụng chung của Chi nhánh là 36 tốt, tuy nhiên tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn là chưa ổnđịnh và thật sự vững chắc; tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn trong cơ cấu dư nợ còn thấp. Về cơ cấu tín dụng theo loại hình kinh tế, Chi nhánh luôn có tỷ trọng cho vay vốn doanh nghiệp chiếm trên 90% tổng dư nợ; đặc biệt năm 2011 chiếm tới 99% tổng dư nợ, năm 2012 là 98%. Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp tuy có giảm dần nhưng vẫn còn rất lớn. Đặcđiểm này là do đặc thù lịch sử của Chi nhánh chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp, tuy đã có sự thay đổi vàđiều chỉnh theo định hướng chung của toàn hệ thống là theo mô hình ngân hàng bán lẻ, nhưng tỷ trọng vẫn còn cao. - Hoạt động dịch vụ khác: Bảng 2.4: Các chỉ tiêu về dịch vụ ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng I. Thu dịch vụ ròng 44,640 100.00 61,820 100.00 75,870 100.00 1. Bảo lãnh 29,998 67.20 40,801 66.00 51,515 67.90 2. Thanh toán& TTTM 9,329 20.90 13,291 21.50 16,160 21.30 3. Kinh doanh ngoại tệ 4,062 9.10 6,614 10.70 5,386 7.10 4. Thẻ 491 1.10 803 1.30 2,200 2.90 5. Thu từ dịch vụ khác 758 1.70 309 0.50 606 0.80 II. Phí bảo hiểm 4,960 8,430 14,050 (Nguồn: Phòng KHTH-Vietinbank Hùng Vương) Thu dịch vụ là một trong những nguồn thu đáng kể và an toàn cho hoạt động của ngân hàng nói chung, Vietinbank Hùng Vương nói riêng. Tại Chi nhánh, kết quả thu dịch vụ ròng luôn có sự tăng trưởng tốt trong những năm qua, năm 2012 đạt 61,8 tỷ đồng (tăng 17,2 tỷ đồng bằng 38%), năm 2013 đạt 75,8 tỷ đồng (tăng 14 tỷ đồng so với năm 2012, bằng 22,6%). Trong cơ cấu của thu dịch vụ, phí bảo lãnh luôn chiếm tỷ trọng lớn, trung bình gần 70%; do đây là nghiệpvụ gắn liền với các hoạt động tín dụng, nhất là tài trợ cho các dựán xây 37 dựng. Tiếp theo đến hoạt động tài trợ thương mại và kinh doanh ngoại tệ. Các sản phẩm dịch vụ bán lẻ cạnh tranh như sản phẩm thẻ, thanh toán lương qua tài khoản doanh thu phí còn thấp; các sản phẩm mới như chuyển tiền Western Union, nhận tiều kiều hối, thẻ E-partner, VN Topup, ví điện tử VNMart... đã được triển khai và giới thiệu, quảng bá tới khách hàng song do nhu cầu của khách hàng trên địa bàn đối với dịch vụ này còn thấp, hiệu quả của các sản phẩm chưa cao. Hơn nữa, do việc triển khai thêm nhiều sản phẩm mới nhưng chưa có sự đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chưa còn chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng, công tác quảng bá, marketing còn chưa tốt nên hoạt động dịch vụ năm 2013 gặp những khó khăn nhất định. 2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI VIETINBANK HÙNG VƯƠNG 2.2.1. Đánh giá các chỉ tiêu định tính. Hàng năm Vietinbank Hùng Vương đều sử dụng các chỉ tiêu định tính để đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn như sau: - Mục tiêu chung: + Mục tiêu liên quan đến chất lượng sản phẩm: Nội dung Mục tiêu Tuân thủ đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định quốc tế mà Việt Nam có tham gia 100% giao dịch Thực hiện đúng quy định, quy trình của Vietinbank 100% giao dịch Thực hiện chính xác các loại phí 100% giao dịch Tiện ích của sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng 100% giao dịch 38 + Mục tiêu liên quan đến giải quyết ý kiến khách hàng: Nội dung Mục tiêu Bảo đảm sự hài lòng của khách hàng về tác phong, thái độ phục vụ 100% giao dịch Thực hiện đúng trang phục khi giao dịch với khách hàng 100% cán bộ Thực hiện giải đáp thỏa đáng các ý kiến phàn nàn của khách hàng 100% ý kiến Bảo đảm cung cấp đủ trang thiết bị để phục vụ khách hàng tốt nhất 100% + Mục tiêu thời gian tối đa thực hiện nghiệp vụ cho vay DADT: Thuộc thẩm quyền phê duyệt của Phó giám đốc phụ trách QHKH Loại hình sản phẩm Tổng số thời gian (ngày làm việc) Bộ phận QHKH Cấp có thẩm quyền phê duyệt Bộ phận QTTD Mục tiêu Cho vay đầu tư dự án 10 ngày 7 2 1 Thuộc thẩm quyền phê duyệt của Phó GĐ/Giám đốc phụ trách rủi ro tín dụng Loại hình sản phẩm Tổng số thời gian (ngày làm việc) Bộ phận QHKH Cấp có thẩm quyền phê duyệt đề xuất TD Bộ phận QLRR Cấp có thẩm quyền phê duyệt RR Bộ phận QTTD Mục tiêu Cho vay đầu tư dự án 20 ngày 10 2 5 2 1 39 2. 2.2. Các chỉ tiêu định lượng. 2.2.2.1. Doanh số cho vay và tốc độ tăng doanh số cho vay trung và dài hạn Tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu của ngành ngân hàngnói chung và củaVietinbank Hùng Vương nói riêng, trong đó cho vay trung và dài hạn cũng là thế mạnh của Chi nhánh so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Chúng ta sẽ xem xét tình hình tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh thông qua các chỉ tiêu sau: Bảng 2.5: Doanh số cho vay và thu nợ trung và dài hạn ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá trị Giá trị 2012/2011 (+/-%) Giá trị 2013/2012 (+/-%) Doanh số cho vay 7,065,376 7,562,211 7.03 8,089,209 6.97 Doanh số cho vay trung và dài hạn 604,201 713,823 18.14 725,401 1.62 Tỷ trọng doanh số cho vay trung và dài hạn 8.55 9.44 8.97 Doanh số thu nợ trung và dài hạn 411,257 539,937 31.29 755,488 39.92 (Nguồn: Phòng KHTH-Vietinbank Hùng Vương) Doanh số cho vay trung và dài hạn tăng đều qua các năm cho thấy tín dụng trung và dài hạn vẫn tiếp tục được mở rộng về quy mô. Nhưng dư nợ tại thời điểm 31/12/2013 lại có sự giảm sút là do trong năm 2013 các dự án của Chi nhánh đến hạn thu nợ nhiều, trong khi Chi nhánh chưa mở rộng và phát triển đượccác dự án mới, một số dựánđã ký hợp đồng nhưng chưa giải ngân hết. Tỷ trọng doanh số cho vay trung và dài hạn trong tổng doanh số cho vay của Chi nhánh thấp, năm 2011 đạt 8,55%, năm 2012 tăng lên 9,44% nhưng năm 2013 chỉ đạt 8,97%, một trong những lý do của thực tế này là do các khách hàng của Vietinbank Hùng Vương hầu hết là các doanh nghiệp, nhà thầu xây lắp, nhu cầu vốn ngắn hạn để thi công các công trình, ít đầu tư dài hạn nên nhu cầu vay vốn trung và dài hạn không nhiều. Hoạt động cho vay và thu nợ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Cùng với 40 việc tăng doanh số cho vay trung và dài hạn, công tác giám sát tín dụng vẫn được thực hiện một cách hiệu quả. Doanh số thu nợ trung và dài hạn của chi nhánh cũng tăng lên chứng tỏ khả năng hoàn trả nợ vay trung và dài hạn của các doanh nghiệp vẫn được đảm bảo, đúng thời hạn theo hợp đồngđã ký kết, tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn đang phát triển khá ổn định. 2.2.2.2. Dư nợ tín dụng trung và dài hạn. Bảng 2.6: Dư nợ tín dụng trung và dài hạn ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá trị Giá trị 2012/2011 (+/-%) Giá trị 2013/20112 (+/-%) Tổng dư nợ cho vay 3,521,120 3,875,641 10.07 4,445,896 14.71 Dư nợ trung và dài hạn 637,335 811,221 27.28 781,134 (3.71) Tỷ trọng (%) 18.10 20.93 17.57 (Nguồn: Phòng KHTH-Vietinbank Hùng Vương) Qua bảng số liệu trên cho thấy trong tình hình tổng dư nợ chung của toàn chi nhánh ngày càng tăng thêm, năm 2012 tăng 10.07% so với năm 2011, đến năm 2013 tăng thêm 14,71% so với năm 2012, đạt 4.445 tỷ đồng nhưng dư nợ tín dụng trung và dài hạn lại chưa thậtổnđịnh và vững chắc. Cụ thể năm 2012 đạt 811 tỷ đồng, tăng 27,28% so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 lại giảm xuống 781 tỷ đồng, giảm 3,71%. Nguyên nhân của thực trạng này là do khi đầu tư vốn trung và dài hạn, các khách hàng sẽ thanh toán nợ vay theo thời hạnđãđịnh trong hợp đồng, năm 2013 chi nhánh có nhiều khoản vay đến hạn trả nợ. Trong khi đó, đặcđiểm đối với vay vốn trung dài hạn là thường khoản vay lớn, nếu năm nào Chi nhánh ký kết hợp đồng và giải ngân được một vài khoản vay lớn sẽđẩy doanh số cho vay, từđó đưa dư nợ vay của năm cao. 41 Về cơ cấu dư nợ, tín dụng trung và dài hạn tại Vietinbank Hùng Vương thể hiện trong bảng số liệu sau: Bảng 2.7: Cơ cấu tín dụng trung và dài hạn ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 1. Theo thành phần kinh tế -TPKT có vốn nhà nước 497,122 78.00 643,298 79.30 633,499 81.10 -TPKT không có vốn nhà nước 140,213 22.00 167,923 20.70 147,635 18.90 2. Theo loại tiền tệ - VNĐ 371,166 58.24 623,195 76.82 622,884 79.74 - Ngoại tệ quy đổi 266,169 41.76 188,026 23.18 158,250 20.26 (Nguồn: Phòng KHTH-Vietinbank Hùng Vương) Qua bảng số liệu trên cho thấy dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với thành phần kinh tế có vốn nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ trung và dài hạn của Chi nhánh và có xu hướng tăng lên, năm 2011 chiếm 78%, năm 2012 chiếm 79,03% và năm 2013 tăng lên 81,10%, đạt dư nợ 633 tỷ đồng. Mặc dù năm 2013 tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn có giảm, nhưng lại giảm chủ yếu là TPKT không có vốn nhà nước, do vậy tỷ trọng này vẫn tăng lên. Nguyễn nhân của vấn đề là do Chi nhánh có những khách hàng truyền thống, đã có quan hệ tín dụng từ lâu và là đối tác khách hàng chiến lược của Chi nhánh trong nhiều năm; đây là lợi thế của Vietinbank Hùng Vương so với các ngân hàng khác trên địa bàn. Hoạt động tín dụng mặc dù đã tập trung chỉ đạo tìm kiếm khai thác các TPKT không có vốn nhà nước gắn với phát triển dịch vụ, tuy nhiên khi triển khai gặp nhiều khó khăn do khách hàng chưađápứng được điều kiện tín dụng, uy tín của các đơn vị này còn thấp, đa số các TPKT không có vốn nhà nước còn có quy mô nhỏ, ít các dự án lớn có hiệu quả cũng như ít có nhu cầu về vốn trung và dài hạn, do đó kết quả mở rộng đối với đối tượng này còn chưa cao. 42 Trong tương lai, chi nhánh đã có định hướng mới, đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với các TPKT không có vốn nhà nước cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ do tiến trình cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước, số lượng doanh nghiệp nhà nước thu hẹp lại, chỉ thuộc những ngành kinh tế chủ chốt và phúc lợi xã hội. Cũng chính vì thế, trong thời gian tới dư nợ và tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tế có xu hướng biến đổi mạnh mẽ hơn nữa. Phân loạ theo cơ cấu tiền tệ thì tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn được giải ngân bằng VND chiếm tỷ trọng ngày càng cao, do việc giải ngân bằng ngoại tệ sẽ tạo ra khó khăn nhất định cho Chi nhánh và khách hàng. Khi sử dụng vốn vay bằng ngoại tệ, Chi nhánh không phải đối phó với những rủi ro thông thường mà còn phải đối phó với rủi ro về tỷ giá hối đoái, nguồn thu ngoại tệ của doanh nghiệp để thanh toán nợ ngân hàng... 2.2.2.3. Vòng quay vốn trung và dài hạn. Bảng 2.8: Vòng quay vốn trung và dài hạn ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá trị Giá trị 2012/2011 (+/-%) Giá trị 2013/2012 (+/-%) Doanh số thu nợ trung và dài hạn 411,257 539,937 31.29 755,488 39.92 Dư nợ trung và dài hạn bình quân 540,873 724,278 33.91 796,177 9.93 Vòng quay vốn trung và dài hạn 0.76 0.75 (1.96) 0.95 27.29 (Nguồn: Phòng KHTH-Vietinbank Hùng Vương) Qua bảng số liệu cho thấy, vòng quay vốn trung và dài hạn tại Vietinbank Hùng Vương có xu hướng tăng lên, năm 2013 đạt 0,95 vòng (tăng 27,29% so với năm 2012). Kết quả này là tương đối tốt, do các khoản vay trung và dài hạn là các khoản vay trên 1 năm, trong khi trong năm vốn cho vay trung và dài hạnđã luân chuyển được gần 1 vòng. Một trong những lý do vòng quay vốn trung dài hạn năm 2013 tăng cao là do doanh số thu nợ cao hơn doanh số cho 43 vay, dẫn đến dư nợ cho vay bình quân giảm, trong khi doanh số thu nợ cao, làm cho vòng quay vốn tăng lên. 2.2.2.4: Chỉ tiêu nợ quá hạn trung và dài hạn. Bảng 2.9: Nợ quá hạn trung và dài hạn ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá trị Giá trị 2012/2011 (+/-%) Giá trị 2013/2012 (+/-%) Dư nợ trung và dài hạn 637,335 811,221 27.28 781,134.00 (3.71) Nợ quá hạn trung và dài hạn 13,384 12,979 (3.03) 2,343.00 (81.95) Tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn 2.10% 1.60% 0.30% (Nguồn: phòng KHTH-Vietinbank Hùng Vương) Bảng 2.10: Phân loại nợ trung và dài hạn (theo điều 6 quyết định 493/NHNN) ĐVT: Triệu đồng STT Nhóm nợ 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) 1 Nợ nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn 623,951 97.90 798,242 98.40 778,791 99.70 2 Nợ nhóm 2 - Nợ cần chú ý 13,384 2.10 8,922 1.10 2,343 0.30 3 Nợ nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn 4,056 0.50 4 Nợ nhóm 4 - Nợ nghi ngờ 5 Nợ nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn Tổng 637,335 811,221 781,134 (Nguồn: Phòng KHTH- Vietinbank Hùng Vương) 44 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng được biết đến là hoạt động nhiều rủi ro nhất trong các lĩnh vực, đặc biệt là hoạt động tín dụng trung và dài hạn. Rủi ro cho ngân hàng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan: rủi ro kỳ hạn, rủi ro lãi suất, rủi ro về thiên tai, hỏa hoạnkhi rủi ro xảy ra nếu không khắc phục được sẽ tạo ra các khoản nợ quá hạn, nợ xấu cho ngân hàng. Vì thế nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi đối với mỗi NHTM, là cản trở đối với việc nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn. Vấn đề đặt ra là ngân hàng cần giảm tối đa các khoản nợ quá hạn, để vừa tránh được rủi ro, vừa đảm bảo lợi nhuận cũng như việc xử lý các khoản nợ đó như thế nào. Tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn qua 3 năm qua tại Vietinbank Hùng Vương là thấp vàcó xu hướng ngày cànggiảm, duy trì ở mức cho phép. Năm 2011 nợ quá hạn trung và dài hạn là 13,4 tỷđồng chiếm tỷ trọng 2,10% trong tổng dư nợ trung và dài hạn nhưng đến năm 2013 tỷ lệ này đã giảm xuống chỉ còn có 0,3% (dư nợ trung dài hạn quá hạn là 2,3 tỷ đồng). Có được kết quả này là nhờ thực hiện chính sách tín dụng hiệu quả, công t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273476_0266_1951402.pdf
Tài liệu liên quan