Luận văn Nghiên cứu về thành phần và sự phân bố của các loài ong thuộc họ chrysididae (hymenoptera: chrysidoidea) ở một số khu vực thuộc miền bắc Việt Nam

MỞ ĐẦU . 1

1 Lý do chọn đề tài. 1

2 Mục đích của đề tài . 2

4 Các điểm mới của luận văn. 2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 3

1.1. KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA

KHU VỰC NGHIÊN CỨU . 3

1.1.1.Vị trí địa lý . 3

1.1.2.Điều kiện tự nhiên. 4

1.1.3.Dân cư. 8

1.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU . 9

1.2.1.Khái quát về các loài ong thuộc họ Chrysididae. 9

1.2.2.Tình hình nghiên cứu về họ Chrysididae trên thế giới . 16

1.2.3.Tình hình nghiên cứu về họ Chrysididae ở Việt Nam. 24

CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

. 26

2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU . 26

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu . 26

2.1.2. Thời gian nghiên cứu . 26

2.1.3. Địa điểm nghiên cứu. 26

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. 26

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 26

2.3.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa . 26

2.3.2. Phương pháp xử lý mẫu vật trong phòng thí nghiệm . 28

2.3.3. Phương pháp định loại . 29

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu . 29

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. 30

pdf81 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu về thành phần và sự phân bố của các loài ong thuộc họ chrysididae (hymenoptera: chrysidoidea) ở một số khu vực thuộc miền bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tả là: Odontochrydium bicristatum ở Kenya và Saudi Arabia và Odontochrydium xui ở Ấn Độ. Các hình ảnh và một khóa định loại cho các loài thuộc giống Odontochrydium cũng được ông đưa ra (Rosa, 2018) [30] . Nghiên cứu của Daercio và nnk. ghi nhận và mô tả được 34 loài thuộc giống Ipsiura, trong đó có 2 loài mới được mô tả là Ipsiura bohartiana và Ipsiura duckeana, tu chỉnh 2 loài thuộc giống Neochrysis sang giống Ipsiura: Ipsiura asecia, Ipsiura guayanensis, nâng tổng số thành 41 loài thuộc giống Ipsiura có mặt trên thế giới. Lần đầu tiên có sự so sánh và mô tả chi tiết cơ quan sinh dục con đực của các loài thuộc giống Ipsiura. Tác giả cũng trình bày khóa định loại, bản đồ phân vùng địa lý ở Brazil và các mô tả chi tiết để chuẩn loại các loài thuộc giống Ipsiura (Daercio et al., 2017) [31] . Nghiên cứu về các loài họ Chrysididae ở các nước châu Á cũng được nhiều tác giả quan tâm, nhiều nhất ở là Trung Quốc. Năm 2013, nghiên cứu của Yao và nnk. ở Trung Quốc đã công bố 2 loài mới thuộc giống Loboscelidia là Loboscelidia levigata và L0boscelidia striolata [32] . Một khóa phân loại gồm 20 loài thuộc phân giống Cleptes được thiết lập, trong đó có 9 loài được ghi nhận mới cho khoa học (Cleptes albonotatus, C. eburnecoxis, C. flavolineatus, C. helanshnus, C. niger, C. shengi, C. sinensis, C. tibetensis, C. villosus) và 2 loài ghi nhận mới (C. metallicorpus, C. seoulensis) cho khu hệ của Trung Quốc (Wei et al., 2013) [33] . Đến năm 2014, Wei và nnk. xây dựng khóa phân loại cho giống Primeuchroeus gồm 2 loài và 1 loài ghi nhận mới cho khu vực phía đông Trung Quốc [34]. Trong 2 năm (2015-2016), Rosa và nnk. đã nghi nhận 27 loài thuộc 5 giống có mặt tại khu hệ, trong đó có giống Chrysidea có 2 loài, giống Philoctetes có 4 loài và 2 loài mới (Philoctetes simulator, Philoctetes longiflagellis), giống 22 Trichrysis có 10 loài và 3 loài mới được mô tả (Trichrysis yuani, Trichrysis tridensnotata, Trichrysis coreuleamaculata), giống Holophiris có 3 loài, giống Leptopareia có 3 loài, giống Istiochrysis có 1 loài ghi nhận mới (Rosa et al., 2016) [35] . Ở Hàn Quốc đã ghi nhận được loài Chrysis tripotini thuộc giống Chrysis có mặt tại nước này (Soon, 2010) [36]. Ở khu vực đông nam châu Á, các nghiên cứu về họ Chrysididae đã được tiến hành nghiên cứu bởi các nhà khoa học đến từ Châu Âu. Tại Philippine đã ghi nhận được 21 loài thuộc 4 giống (Ellampus, Hedychrum, Stibum, Chrysis) có mặt tại nước này (Mocsáry, 1913) [37] . Năm 1988 nghiên cứu của Kimsey đã ghi nhận một giống mới cho khu hệ Malaysia là Rhadinoscelidia và mô tả một loài mới Rhadinoscelidia malaysiae cho khoa học. Trong công bố này, tác giả cũng ghi nhận 1 loài mới Loboscelidia loatiana cho khu hệ Lào [38] . Kimsey (2014b) nghiên cứu về giống Atoposega và đưa ra danh sách 6 loài (Atoposega reiki, A. striata, A. thailandica, A. ineata và A. simulans) và phân bố của chúng tại Thái Lan. Bên cạnh đó, tác giả cũng cung cấp khóa định loại đến từng loài cùng các hình ảnh minh họa và địa điểm thu bắt các mẫu holotype. [39] Bên cạnh những nghiên cứu về phân loại học và khu hệ của các loài họ Chrysididae, các nghiên cứu về sinh học sinh thái và mối quan hệ của các loài này với các loài vật chủ cũng được nhiều nhà khoa học quan tâm. Tại Bắc Âu, các loài ong thuộc phân họ Chrysidinae ký sinh trên vật chủ thuộc nhóm ong xã hội Vespidae và nhóm ong mật Apidae, trong khi các loài bọ cánh cứng (Symphyta) hại dừa bị tấn công bởi loài ong phân họ Cleptinae (Hammer, 1950) [40]. Bên cạnh đó các thành viên của phân họ Amiseginae và Loboscelidiinae ký sinh trên trứng của loài bọ que (Phasmatodea). Sinh học của hầu hết các loài ong thuộc họ Chrysididae vẫn còn ít được biết đến, nhưng cá biệt có loài được biết đến nhiều do chúng là loài ký sinh chuyên biệt trên vật chủ. Mặc dù, các loài ong xanh ký sinh trên các nhóm côn trùng khác nhau nhưng về cách sử dụng vật chủ lại giống nhau trong các tộc khác nhau của họ Chrysididae: chúng ăn trực tiếp ấu trùng hoặc nhộng của vật chủ, ngoài ra chúng còn hình thức 23 Kleptoparaite có nghĩa là ấu trùng của ký sinh sẽ được lưu giữ và phát triển trên cơ thể của vật chủ (O’Neill, 2001), cả hai hình thức ký sinh trên đều dẫn đến cái chết của vật chủ. Hầu hết các loài ong xanh thuộc họ Chrysididae ở Bắc Âu đều thuộc nhóm Kleptoparaite trên vật chủ thuộc họ Vespidae và Crabronidae, trong khi một số loài là ectoparaitoids của nhóm ong đơn độc Megachilidae. Các loài thuộc phân họ Cleptinae là ngoại ký sinh của các loài bọ cánh cứng thuộc họ Tenthredinidae và Diprionidae. Một số loài của tộc Elampini ký sinh trên các loài rệp hoặc bọ xít [41] . Mối quan hệ ký sinh giữa một vài loài ong thuộc họ Chrysididae với loài ong thuộc họ Megachilidae và họ Sphecidae đã được Doronin tiến hành nghiên cứu trong 2 năm (1992-1994). Các giống ong thuộc họ Chrysididae đẻ trứng và ấu trùng sống ngoại ký sinh, ấu trùng sống thành bầy đàn trên cơ thể vật chủ. Con cái châm chích một chất để gây tê liệt vật chủ tạm thời trước khi đẻ trứng ký sinh, có tác dụng làm ngừng trệ sự lột xác của sâu non vật chủ. Kết quả cho thấy khoảng 30% sâu non của loài ong thuộc họ Megachilidae và họ Sphecidae bị ký sinh bởi 10 loài ong ký sinh (Omalus auratus, Hedeychrum nobile, Euchrum roseum, Trichrysis cyanea, Chrysis bicolor, Chrysis iris, Chrysisi viridula, Chrysis fulgida, Chysis longula, Pseudochrysis neglecta) của 2 phân họ Hedychrinae, Chrysidinae thuộc họ Chrysididae (Doronin, 1996) [42]. Một nghiên cứu khác cho thấy, 127 cá thể trưởng thành thuộc 15 loài của họ Chrysididae ký sinh tại 16 tổ của loài ong thuộc phân họ Eumeninae. Các cá thể trưởng thành ghi nhận được đều thuộc giống Chrysis gồm: C. viridula, C. splendidula, C. rutilans, C. graelsii, C. valessiana, C. ignita, C. sexdentata, C. pseudobrevotarsis, C. ruddii, C. cerastes, C. ambigua, C. taczanovskii và 1 loài thuộc giống Stibum là Stibum calens (Martynova & Fatery, 2015) [43]. Các loài ong xanh thuộc họ Chrysididae có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sinh học của các loài côn trùng hại. Báo cáo của Piel và Covillard (1933) cho thấy loài bướm đêm Cnidocampa flacescecens đã gây ra nhiều thiệt hại lớn trên cây đào, hồng ở Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam và chúng bị loài Chrysis 24 shanghaiensis ký sinh [44]. Ngoài ra, Chorley (1939) đã tìm ra loài Chrysis bombycida ký sinh trên ấu trùng của loài bướm đêm Parasa latistriga trên cây mận Limacodid [45]. Tại bờ biền phía tây bắc của Celebes, loài Darna catenata đã gây thiệt hại nặng cho cây dừa làm cho chúng không thể đậu quả bị ký sinh bởi một loài thuộc giống Chrysis (Parker & Borhart, 1966). [46] Hầu hết các loài ong thuộc họ Chrysididae là loài ưa nhiệt và ưa nắng (heliophilous) [47]. Chúng sinh sống trong môi trường ấm áp có ánh sáng mặt trời, trong các cây gỗ mục hoặc trên bãi cát nơi gần vị trí tổ của vật chủ. Sự đa dạng của nhóm cao nhất ở vùng sa mạc và thảo nguyên ấm áp, cũng như các khu vực có rừng cây và thảm thực vật nhiệt đới (Kimsey & Bohart, 1991) [3]. Tại những nơi có khí hậu mát mẻ, chúng thường xuất hiện tại những khoang tổ ở bìa rừng, bờ cát, bờ suối và nhiều môi trường sống nhân tạo khác như vườn cây ăn quả, đồng cỏ khô, lề đường và chúng thường được tìm thấy với số lượng ít [48]. Ở Bắc Âu, các loài ong xanh chỉ hoạt động trong những tháng mùa hè vào những ngày nắng ấm. Chúng thường được tìm thấy trên các bức tường của các tòa nhà bằng gỗ hoặc trên các mảng cát nơi chứa tổ vật chủ. Một số loài thì xuất hiện trên các loài hoa thuộc họ Hoa tán (Apiaceae) và họ Cúc (Asteraceae), nhưng vai trò thụ phấn của chúng là không đáng kể[48]. Bên cạnh vai trò là loài ký sinh tiêu diệt các loài côn trùng có hại trên cây trồng, chúng còn rất nhạy cảm với những tác động của môi trường nên chúng được sử dụng như những loài chỉ thị sinh học cho môi trường. Theo báo cáo của Paukkunen và nnk. (2015) các loài nằm trong sách đỏ thì tỷ lệ các loài ong xanh thuộc họ Chrysididae ở mức đặc biệt cao ở tất cả các nước thuộc Bắc Âu [49]. Điển hình tại Phần Lan, danh sách loài thuộc họ Chrysididae liệt kê ở mức đe dọa, mức có nguy cơ bị tuyệt chủng và tuyệt chủng theo thang đánh giá tại Sách Đỏ Quốc gia, nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do các vật chủ của chúng như các loài côn trùng săn mồi hoặc các loài chuyên thụ phấn cho cây trồng bị tổn thương trước những sự thay đổi của môi trường[50]. 1.2.3. Tình hình nghiên cứu về họ Chrysididae ở Việt Nam 25 Các nghiên cứu về họ Chrysididae ở Việt Nam còn rất hạn chế. Năm 1913, Mocsáry ghi nhận sự phân bố của của loài Holiphris marginella tại Việt Nam [51].Năm 1988, loài Laboscelidia asiana ở Đà Lạt được mô tả bởi Kimsey [38]. Trong một công bố khác, Rosa ghi nhận 2 cá thể đực thuộc loài Loboscelidia loatiana có mặt tại khu hệ (Kimsey, 1988) [52]. Trên hệ sinh thái nông nghiệp, ghi nhận được hai cá thể của một loài thuộc họ Chrysididae nhưng chưa định danh được tên giống và loài (Nguyễn Trọng Nhâm và Nguyễn Thị Thu Cúc, 2008) [53]. Đến năm 2012, Kimsey đã tiến ghi nhận được 11 loài mới cho khoa học thuộc giống Loboscelidia, trong đó có 3 loài ghi nhận tại Việt Nam là: L. fulgens, L. laminate, L. pecki ở Na Hang, Tuyên Quang[54] . Năm 2015, Rosa báo cáo danh sách 23 loài Chrysis phân bố ở vùng phương Đông và có sự xuất hiện của 4 loài đến từ Việt Nam là: C. bhavanae Bingham, 1903; C. chlorosoma Dahlbom, 1854; C. comottii Gribodo, 1884; C. orientalis Guérin, 1842 [55]. Loài Pentachrysis lusca được Paukkunen ghi nhận tại Hòa Bình [56]. Cùng trong năm đó Wei tiếp tục ghi nhận thêm loài Primeuchroeus kansitakuanus (Tsuneki, 1970) ở Việt Nam (Rosa et al., 2015). [57] Năm 2015, Rosa công bố loài Bupon bicornutus thuộc phân họ Amiseginae trong đó có 3 mẫu con đực gồm 1 mẫu holotype, 2 mẫu paratypes tìm thấy tại núi Langbiang, Lâm Đồng[58] Đến 2016, nghiên cứu của Kimsey và nnk. đã phát hiện ra loài mới Mahinda bo thuộc phân họ Amiseginae tại Bắc Giang. Mẫu vật hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam [59]. 26 CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Họ Ong xanh Chrysididae thuộc tổng họ Chrysidoidea, bộ Cánh màng (Hymenoptera), lớp Côn trùng (Insecta), ngành Chân khớp (Arthropoda). 2.1.2. Thời gian nghiên cứu Thời gian: 6 tháng (25 tuần) kể từ khi ra quyết định giao đề tài. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu có kết hợp sử dụng thêm các mẫu vật đã được thu thập từ các năm trở về trước, hiện đang được lưu giữ tại phòng Sinh thái côn trùng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu - Khu vực Đông Bắc Bộ: Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn. - Khu vực Tây Bắc Bắc Bộ: Hòa Bình, Điện Biên. - Khu vực đồng bằng Sông Hồng: Hà Nội, Vĩnh Phúc. 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Điều tra thành phần, phân bố và mức độ phổ biến của các loài ong thuộc họ Chrysididae ở các khu vực nghiên cứu. Mô tả các loài ghi nhận được, loài ghi nhận mới và các loài chỉ định danh được đến giống. - Một số đặc điểm sinh học của các loài ong thuộc họ Chrysididae ở các khu vực nghiên cứu - Xây dựng khóa định loại cho các giống thuộc họ Chrysididae qua các đại diện ở khu vực nghiên cứu 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa + Vợt lưới Vợt lưới sẽ được sử dụng để thu thập các loài côn trùng, bao gồm: tay cầm có độ dài khác nhau (khoảng 2, 3, 5, 6 m) và vòng vải vợt có đường kính 30 – 40 cm. Thu bắt mẫu ong tại các điểm trong các tuyến bằng vợt lưới và làm chết 27 bằng lọ độc (chứa Ethyl Acetate), mẫu được lưu trữ trong lọ mẫu, hoặc trong đệm bông (10 x 20 cm) hoặc ngâm trong cồn 70%. Hình 2.1 Vợt lưới + Bẫy màn treo Bẫy màn treo có kích thước 150cm x 100cm x 120cm được đặt theo đường bay của côn trùng ở bìa rừng, gần các lối đi hay dọc bờ suối để thu bắt các loài côn trùng có cánh. Dung dịch sử dụng trong bẫy là cồn hoặc propylen glycol. Bẫy được đặt tại điểm điều tra trong hai khoảng thời gian là 2 tháng và cứ 10 ngày thu mẫu một lần. Bẫy màn dùng để thu bắt các loài ong thuộc bộ Hymenoptera, trong đó có các loài thuộc họ Chrysididae. Hình 2.2 Bẫy màn treo 28 +Bẫy vàng Bẫy vàng có đường kính 15cm, chiều cao 5cm, mỗi bẫy có chứa 20ml propylene glycon pha loãng với nước. Tổng số 50 bẫy được đặt tại mỗi khu vực nghiên cứu. Bẫy được đặt vào 2 khoảng thời gian trong một năm, mỗi lần đặt 1 tháng. Sau khi tiến hành đặt bẫy thì cứ khoảng 10 ngày thu mẫu từ bẫy vàng một lần và bổ sung thêm dung dịch propylene glycon. Bẫy màn dùng để thu bắt các loài ong thuộc bộ Hymenoptera, trong đó có các loài thuộc họ Chrysididae. s Hình 2.3 Bẫy vàng 2.3.2. Phương pháp xử lý mẫu vật trong phòng thí nghiệm Phương pháp tách lọc mẫu: Mẫu vật thu thập được từ bẫy màn treo và bẫy vàng được mang về phòng thí nghiệm, tách riêng các nhóm, rửa sạch bằng cồn. Một số mẫu của họ Chrysididae được lưu giữ trong cồn tuyệt đối cho những nghiên cứu về ADN, phần lớn mẫu còn lại lên tiêu bản. Phương pháp lên tiêu bản mẫu: Mẫu vật sau khi thu thập về được cắm ghim, sấy ở nhiệt độ 30-400C trong vòng 24h và đựng trong các hộp gỗ chứa naphtalin chống mối mọt. Mẫu vật được lưu giữ tại phòng Sinh thái côn trùng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. 29 Phương pháp chụp ảnh: Mẫu vật được chụp ảnh dưới kính lúp soi nổi Nikon SMD 800N gắn với camera với phần mềm xử lý ảnh Helicon focus 7 và Photoshop CS6. Hình 2.4. Chụp ảnh mẫu vật dưới kính lúp soi nổi Nikon SMD 800N có gắn camera 2.3.3. Phương pháp định loại Việc định tên các loài ong thuộc họ Chrysididae dựa theo Kimsey & Bohart (1991), Kimsey (1998) và Rosa và nnk. (2013,2014,2015,2016)... 2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu - Số liệu được tính toán và xử lý dựa trên chương trình phần mềm Excel 30 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 THÀNH PHẦN, PHÂN BỐ VÀ MỨC ĐỘ PHỔ BIẾN CỦA CÁC LOÀI ONG THUỘC HỌ CHRYSIDIDAE Ở CÁC KHU VỰC NGHIÊN CỨU. MÔ TẢ CÁC LOÀI GHI NHẬN ĐƯỢC, LOÀI NGHI NHẬN MỚI VÀ CÁC LOÀI CHỈ ĐỊNH DANH ĐƯỢC ĐẾN GIỐNG 3.1.1 Thành phần của các loài ong thuộc họ Chrysididae ở các khu vực nghiên cứu Qua kết quả phân tích, định loại mẫu vật thu được từ các chuyến khảo sát thực địa tại các khu vực nghiên cứu và bộ mẫu vật tại Phòng Sinh thái côn trùng đã xác định được 207 cá thể thuộc 22 loài, 8 giống và 2 tộc thuộc cùng một phân họ Chrysidinae. Cấu trúc thành loài các loài ong xanh ghi nhận tại các khu vực nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.1. Bảng 3.1 Thành phần và số lượng cá thể của các loài ong xanh thuộc họ Chrysididae ở các điểm nghiên cứu TT Tên Loài Đông Bắc Bộ Tây Bắc Bộ ĐB Sông Hồng Tổng Phú Thọ Tuyên Quang Hà Giang Thái Nguyên Lạng Sơn Hòa Bình Điện Biên Hà Nội Vĩnh Phúc Tộc Elampini 1 Hedychridium attenuatum Mocsáry, 1914* 2 2 2 Hedychrum nigromaculatum Edney, 1940* 2 2 4 3 Hedychrum lewisi Cameron, 1887* 3 4 7 4 Hedychrum sp. 1 4 2 1 8 5 5 25 5 Elampus sp.1 5 5 Tộc Chrysidini 6 Trichrysis lusca Fabricius, 1804 3 6 2 3 14 7 Trichrysis tonkinensis 7 3 2 12 31 Mocsáry, 1914 8 Trichrysis imperiosa Smith, 1874 5 4 9 9 Trichrysis sp. 1 5 5 10 Chrysidea furiosa Cameron, 1987 5 2 7 11 Stilbum cyanurum Forster, 1771 3 5 2 10 12 Chrysis smaragdula Christ, 1791 3 5 2 5 15 13 Chrysis lachesis* Mocsáry, 1913 2 4 6 14 Chrysis buddhae* Mocsáry, 1913 5 5 15 Chrysis assamensis* Mocsáry, 1913 3 3 16 Chrysis durga* Bingham, 1903 3 2 5 17 Chrysis ionophris* Mocsáry, 1893 8 8 18 Chrysis gracilenta Mocsáry, 1889* 3 6 5 10 3 6 33 19 Chrysis varicolor* Smith, 1874 2 2 20 Chrysis impostor* Mocsáry, 1887 4 5 8 17 21 Chrysis sp. 1 3 5 8 22 Praestochrysis sp.1 5 5 Tổng 7 21 10 8 21 49 3 50 38 207 Ghi chú: * loài ghi nhận mới cho Việt Nam 32 Cho đến nay, đã ghi nhận được sự xuất hiện của bốn phân họ ở khu vực Đông phương bao gồm: Cleptinae, Amiseginae, Loboscelidiinae và Chrysidinae, trong đó ở Việt Nam ghi nhận được hai phân họ Amiseginae và Chrysidinae. Kết quả nghiên cứu cho thấy, số lượng loài và số lượng cá thể của hai tộc Elampini và Chrysidini thuộc phân họ Chrysidinae ghi nhận được ở các địa điểm nghiên cứu có sự khác khau. Ở đó, tộc Chrysidini có 17 loài, có số lượng loài nhiều hơn so với tộc Elampini (5 loài) tại các địa điểm nghiên cứu. Có 11 loài lần đầu tiên ghi nhận cho khu hệ ong xanh thuộc họ Chrysididae ở Việt Nam. Trong đó các loài thuộc giống Chrysis chiếm ưu thế tuyệt đối với 8 loài gồm: Chrysis lachesis, Chrysis buddhae, Chrysis assamensis, Chrysis durga, Chrysis ionophris, Chrysis gracilenta, Chrysis varicolor, Chrysis impostor, giống Hedychrum có 2 loài (Hedychrum nigromaculatum, Hedychrum lewisi) và giống Hedychridium có 1 loài (Hedychridium attenuatum). Điều này hoàn toàn phù hợp vì các loài trong giống Chrysis đều có phân bố rộng trên khu vực và trên thế giới. Bảng 3.2 Số lượng loài thuộc mỗi giống ở họ Chrysididae thu được ở ba vùng nghiên cứu STT Giống Đông Bắc Bộ Tây Bắc Bộ ĐB Sông Hồng Số lượng loài Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng loài Tỷ lệ % Tộc Elampini 1 Hedychridium 1 5,26 2 Hedychrum 2 20 2 14,28 3 15,79 3 Elampus 1 5,26 Tộc Chrysidini 4 Trichrysis 2 20 3 21,44 3 15,69 5 Chrysidea 1 7,14 1 5,26 6 Stilbum 1 10 1 7,14 1 5,26 7 Chrysis 5 50 7 50 8 42,11 8 Praestochrysis 1 5,26 Tổng 10 100 14 100 19 100 33 Sự đa dạng về loài của họ ong xanh Chrysididae ở 3 vùng nghiên cứu được biểu thị qua số lượng loài ở bậc giống cũng như tỷ lệ của chúng ở cùng một vùng. Số lượng các các loài ở các giống khác nhau được thể hiện tại biểu đồ 3.1. Biểu đồ 3.1. Số lượng loài ở mỗi giống thuộc họ Chrysididae tại ba vùng nghiên cứu Dựa vào kết quả nghiên cứu bảng 3.2 và biểu đồ 3.1 ta thấy: Tại vùng Đông Bắc Bộ ghi nhận được 10 loài thuộc 4 giống, trong đó giống Chrysis có số lượng loài nhiều nhất là 5 loài, chiếm 50% tổng số l loài ghi nhận tại vùng. Giống Hedychrum và Hedychridium đều có 2 loài và chiếm tỷ lệ là 20%. Giống Stilbum có số lượng thấp nhất là 1 loài, chiếm tỷ lên 10%. Tại vùng Tây Bắc Bộ có mặt của 14 loài thuộc 5 giống, trong đó giống Chrysis có 7 loài chiếm 50% tổng số loài ghi nhận được tại khu vực, 2 giống Chrysidea và Stilbum có số lượng loài thấp nhất là 1 loài chiếm 7,14% tổng số loài ghi nhận. Tại khu vực ĐB Sông Hồng có sự đa dạng hơn so với hai khu vực còn lại được thể hiện ở sự có mặt của 19 loài thuộc 8 giống. Giống Chrysis có số lượng loài lớn nhất là 8 loài chiếm 42,11%, giống Hedychrum và Trichrysis có số lượng bằng nhau là 3 loài chiếm 15,26%, 5 giống còn lại (Chrydidea, Hedychridium, Elampus, 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đông Bắc Bộ Tây Bắc Bộ ĐB Sông Hồng L o ài Vùng nghiên cứu Chú giải Hedychridium Hedychrum Elampus Trichrysis Chrysidea Stilbum Chrysis Praestochrysis 34 Stilbum, Praestochrysis) có số lượng loài thấp nhất là 1 loài, chiếm 5,26% tổng số loài ghi nhận ở ĐB Sông Hồng. 3.1.2 Phân bố của các loài ong xanh thuộc họ Chrysididae ở Việt Nam và thế giới Bảng 3. 3 Phân bố của các loài ong xanh thuộc họ Chrysididae ở Việt Nam và thế giới STT Tên loài Việt Nam Thế giới Tộc Elampini 1 Hedychridium attenuatum Mocsáry, 1914 Hà Nội Sri Lanka 2 Hedychrum nigromaculatum Edney, 1940 Thái Nguyên, Hà Nội Nam Phi 3 Hedychrum lewisi Cameron, 1887 Hòa Bình, Hà Nội Nhật Bản Tộc Chrysidini 4 Trichrysis lusca Fabricius, 1804 Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Nội Trung Quốc, Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Madagasca, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Bangladesh, Cambodia, Indonesia, Malaysia, Srilanka, Việt Nam 5 Trichrysis tonkinensis Mocsáry, 1914 Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hòa Bình Trung Quốc, Việt Nam , Philippines, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia. 6 Trichrysis imperiosa Smith, 1874 Hòa Bình, Vĩnh Phúc Trung Quốc, Australia, Myanmar, Ấn Độ, Srilanka, Việt Nam, 35 Indonesia, Nepal, Papua New Guinea, Thái Lan 7 Chrysidea furiosa Cameron, 1987 Hòa Bình, Hà Nội Khu vực Đông Phương 8 Stilbum cyanurum Forster, 1771 Phú Thọ, Lạng Sơn, Hà Nội Tây Ban Nha, Switzerland, khu vực Afro-tropical, khu vực Australian, phía đông Paleoarctic, phía đông và bắc Châu Phi và khu vực Đông Phương 9 Chrysis smaragdula Christ, 1791 Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Nội, Vĩnh Phúc Từ Châu Âu và phía bắc của Châu Phi đến phía tây và trung tâm của Châu Á 10 Chrysis lachesis Mocsáry, 1913 Hà Nội, Vĩnh Phúc Trung Quốc 11 Chrysis buddhae Mocsáry, 1913 Hà Nội Trung Quốc, Borneo, Ấn Độ 12 Chrysis assamensis Mocsáry, 1913 Vĩnh Phúc Trung Quốc, Assam 13 Chrysis durga Bingham, 1903 Điện Biên, Hà Nội Trung Quốc, Burma, Lào, Malaysia 14 Chrysis ionophris Mocsáry, 1893 Hòa Bình Trung Quốc, Burma, Lào, Sumatra, Thái Lan 15 Chrysis gracilenta Mocsáry, 1889 Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn, Hòa Bình, Hà Nội, Vĩnh Phúc Hồng Kông, Burma, Ấn Độ 36 16 Chrysis varicolor Smith, 1874 Hà Nội Trung Quốc 17 Chrysis impostor Mocsáry, 1887 Hà Giang, Hà Nội, Vĩnh Phúc Australia, Tasmania Qua bảng 3.3 cho thấy: Tại Việt Nam, ở Hà Nội có độ đa dạng thành phần loài cao nhất với ghi nhận được 53 cá thể thuộc 13 loài (Bảng 3.1) (Hedychridium attenuatum, Hedychrum lewisi, Trichrysis lusca, Chrysidea furiosa, Stilbum cyanurum, Chrysis smaragdula, Chrysis lachesis, Chrysis buddhae, Chrysis gracilenta, Chrysis varicolor, Chrysis impostor). Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy rằng có ở 3 loài (Hedychridium attenuatum, Chrysis lachesis, Chrysis varicolor) chỉ ghi nhận được tại 2 nước lần lượt là Sri Lanka, Trung Quốc và đây lần đầu tiên ghi nhận ở Việt Nam. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng bổ sung sự phân bố của 3 loài này trên bản đồ phân bố các loài ong xanh thuộc họ Chrysididae trên thế giới. Ở Hòa Bình ghi nhận được 8 loài (Trichrysis lusca, Trichrysis tonkinensis, Trichrysis imperiosa, Chrysidea furiosa, Chrysis smaragdula, Chrysis ionophris, Chrysis gracilenta) và loài Chrysis ionophris chỉ được ghi nhận tại khu vực này. Tại Vĩnh Phúc ghi nhận được 7 loài, Tuyên Quang ghi nhận được 3 loài, Lạng Sơn ghi nhận được 3 loài, Hà Giang ghi nhận được 2 loài. Đặc biệt, mỗi tỉnh như Phú Thọ, Thái Nguyên, Điện Biên đều chỉ thu được 1 loài đã được định danh lần lượt là: Stilbum cyanurum, Hedychrum nigromaculatum, Chrysis durga. Nguyên nhân có thể do các chuyến thực địa tại 3 khu vực này ngắn hơn so với các khu vực còn lại và thời tiết tại thời điểm điều tra gặp sương mù nên hoạt động của các loài ong xanh giảm dần. Vì vậy tần xuất bắt các loài ong xanh thuộc họ Chrysididae trở nên khó khăn hơn. Ở trên thế giới ghi nhận được 2 loài là Chrysis smaragdula, Stilbum cyanurum phân bố rộng khắp ở các khu hệ trên thế giới điển hình như: khu vực Afro-tropical, khu vực Australian và khu vực Đông Phương. Kết quả nghiên cứu của Rosa và nnk. đã chỉ ra rắng loài Chrysidea furiosa chỉ xuất hiện tại khu hệ Đông Phương (Rosa et al., 2015). Bên cạnh đó ở Trung Quốc, Rosa đã thống 37 kê 10 loài xuất hiện ở đây (Trichrysis lusca, Trichrysis tonkinensis, Trichrysis imperiosa, Chrysis lachesis, Chrysis buddhae, Chrysis assamensis, Chrysis durga, Chrysis ionophris, Chrysis varicolor) (Rosa, 2016). Tương đồng với khu hệ Việt Nam là khu hệ của Lào, Thái Lan, Burma ghi nhận được 4 loài (Trichrysis lusca, Chrysis buddhae, Chrysis assamensis, Chrysis durga). Ở 2 khu vực Sri Lanka, Nhật Bản có sự hiện diện của 2 loài đặc hữu đặc trưng cho vùng là loài Hedychridium attenuatum và Hedychrum lewisi. Từ đó ta có thể nhận định rằng tại mỗi một khu hệ ứng với mỗi điều kiện khí hậu đều thích hợp cho sự phát triển của các loài đặc hữu nói riêng và các loài phân bố rộng nói chung. 3.1.3 Mức độ phổ biến của các loài ong thuộc họ Chrysididae ở các khu vực nghiên cứu Bảng 3.4. Mức độ phổ biến của các loài ong thuộc họ Chrysididae ở các vùng nghiên cứu STT Tên Loài Đông Bắc Bộ Tây Bắc Bộ ĐB Sông Hồng Số lượng cá thể Tỷ lệ % Số lượng cá thể Tỷ lệ % Số lượng cá thể Tỷ lệ % Tộc Elampini 1 Hedychridium attenuatum Mocsáry, 1914 0 0.00 0 0.00 2 2.27 2 Hedychrum nigromaculatum Edney, 1940 2 2.99 0 0.00 2 2.27 3 Hedychrum lewisi Cameron, 1887 0 0.00 3 5.77 4 4.55 4 Hedychrum sp. 1 15 22.39 5 9.62 5 5.68 5 Elampus sp.1 0 0.00 0 0.00 5 5.68 Tộc Chrysidini 0.00 0.00 0.00 6 Trichrysis lusca Fabricius, 1804 3 4.48 6 11.54 5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_ve_thanh_phan_va_su_phan_bo_cua_cac_loai.pdf
Tài liệu liên quan