MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Viêm phổi liên quan tới thởmáy (VAP) .
1.1.1 Vài nét lịch sử .
1.1.2 Dịch tễhọc của VAP.
1.1.3 Sinh bệnh học.
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến VAP.
1.1.5 Chẩn đoán.
1.2. Các phương pháp lấy bệnh phẩm dịch phếquản đểnuôi cấy.
1.2.1 Phương pháp lấy bệnh phẩm bằng bàn chải qua ống soi mềm .
1.2.2 Phương pháp lấy dịch phếquản bằng rửa phếquản, phếnang qua ống soi mềm .
1.2.3 Phương pháp lấy bệnh phẩm hút dịch khí quản ởbệnh nhân thởmáy .
1.2.4 Phương pháp lấy bệnh phẩm bằng cách chọc qua khí quản .
1.2.5 Phương pháp lấy bệnh phẩm bằng cách chọc qua da .
1.2.6 Phương pháp lấy bệnh phẩm dịch phếquản bằng ống hai nòng có
bảo vệ đầu xa
1.3 Vi khuẩn sinh beta-lactamase hoạt phổrộng (ESBL).
1.3.1 Lịch sử.
1.3.2 Men beta-lactamase phổrộng .
1.3.3 Một sốyếu tốnguy cơnhiễm vi khuẩn có ESBL ởBN nội trú
1.3.4 Phòng chống và điều trịcác VK sinh ESBL
1.4 Điều trịVAP
1.4.1 Nguyên tắc sửdụng kháng sinh
1.4.2 Thời gian điều trị .
1.4.3 Kháng kháng sinh . 29
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu .
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn .
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ
2.2 Phương pháp nghiên cứu .
2.2.1 Thiết kếnghiên cứu .
2.2.2 Vật liệu nghiên cứu .
2.2.3 Máy thởvà thởmáy .
2.2.4 Phương pháp lấy bệnh phẩm dịch phếquản .
2.2.5 Phương pháp nuôi cấy và phát hiện VK sinh ESBL .
2.2.6 Điều trịNKHH theo KSĐ
2.2.7 Phương pháp xửlý sốliệu
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢNGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm lâm sàng .
3.1.1 Phân bốtheo nhóm tuổi
3.1.2 Tỷlệcác bệnh gặp trong nghiên cứu
3.1.3 Thời gian xuất hiện NKHH từkhi thởmáy .
3.1.4 Thời gian thởmáy .
3.1.5 Mức độnặng của chấn thương và thời gian thởmáy .
3.2. Kết quảphân lập VK .
3.2.1 SốVK phân lập được sau mỗi lần cấy .
3.2.2 Mối liên quan giữa thời gian thởmáy và sốVK trong mỗi lần cấy
3.2.3 Mối liên quan giữa tuổi và sốVK trong mỗi lần cấy .
3.2.4 Kết quảtừng loại VK được phân lập
3.2.5 Vi khuẩn sinh ESBL .
3.3 Kết quảkháng sinh đồ .
3.3.1 Klebsiella pneumoniae.
3.3.2 E. coli
3.3.3 Pseudomonas aeruginosa .
3.3.4 Acinetobacter baumannii .
3.3.5 Staphylococcus aureus .
3.3.6 Enterobacter cloacae
3.3.7 Burkholderia cepacia
3.4 Kết quả điều trịVAP .
3.4.1 Kháng sinh sửdụng khi bắt đầu thởmáy .
3.4.2 Kháng sinh được lựa chọn khi có kháng sinh đồ .
3.4.3 Thay đổi nhiệt độsau khi điều trịbằng kháng sinh đồ .
3.4.4 Thay đổi vềlượng dịch phếquản .
3.4.5 Thay đổi vềhình ảnh X quang .
3.4.6 Thay đổi vềsốlượng bạch cầu .
3.4.7 Kết quả điều trịVAP
3.4.9 Liên quan giữa kết quả điều trịvà nhóm tuổi .
3.4.10 Liên quan giữa kết quả điều trịvà ISS
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 61
4.1 Đặc điểm lâm sàng .
4.1.1 TỷlệNKHH ởBN thởmáy .
4.1.2 Tuổi và giới
4.1.3 Tỷlệphân bốnhóm bệnh .
4.1.4 Thời gian thởmáy và VAP
4.1.5 Thời gian thởmáy và độnặng của chấn thương
4.2 Đặc điểm vi khuẩn gây VAP
4.2.1 Tỷlệkết hợp VK trong mỗi lần cấy .
4.2.2 Tỷlệcác chủng vi khuẩn .
4.2.3 Vi khuẩn sinh ESBL .
4.3 Mức độkháng kháng sinh của VK .
4.3.1 Kháng sinh đồcủa K. pneumoniae .
4.3.2 Kháng sinh đồcủa E. coli .
4.3.3 Kháng sinh đồcủa P. aeruginosa .
4.3.4 Kháng sinh đồcủa Acinetobacter .
4.3.5 Kháng sinh đồcủa S. aureus .
4.4 Sửdụng kháng sinh trong điều trịVAP
4.4.1 Kháng sinh ban đầu khi thởmáy .
4.4.2 Kháng sinh điều trịVAP .
4.5 Kết quả điều trị .
4.5.1 Diễn biến sau điều trịbằng KSĐ .
4.5.2 Kết quả điều trịvà các yếu tốliên quan
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤLỤC
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4651 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu vi khuẩn sinh Beta-Lactamase hoạt phổ rộng gây nhiễm khuẩn hô hấp ở bệnh nhân thở máy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thấy phần lớn lấy được bệnh
phẩm tại vùng tổn thương ở bệnh nhân NKHH bệnh viện [84].
Theo nghiên cứu của Rouby và cộng sự thấy rằng: với phương pháp không
dùng ống soi mềm để soi phế quản thì có 95% ống hút được đưa vào phổi phải, trong
đó 86% nằm ở thùy dưới, nơi thường gặp viêm phổi bệnh viện ở bệnh nhân phải thở
máy [73].
Theo nghiên cứu của Pugin so sánh 40 bệnh nhân viêm phổi bệnh viện bằng
phương pháp rửa PQPN với hai kỹ thuật khác nhau, định hướng và không định hướng,
đã thấy rằng kết quả về mặt VK của hai kỹ thuật này giống nhau [72].
Từ những kết quả trên có thể rút ra kết luận rằng phương pháp lấy bệnh phẩm
có định hướng và không định hướng bằng nội soi có độ tin cậy như nhau. Ngày nay
tại các bệnh viện ở nước Pháp, phương pháp lấy bệnh phẩm không định hướng đã
được áp dụng rộng rãi và thường quy trong thực tế lâm sàng.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, ở các Trung tâm Hồi sức tích cực đầu
ngành như khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Việt Đức, đơn vị Điều trị tích cực Bệnh
viện Bạch Mai cũng áp dụng phương pháp này để lấy dịch phế quản ở những bệnh
nhân có chẩn đoán lâm sàng là NKHH liên quan tới thở máy.
1.2.6.2 Phương tiện và kỹ thuật
- Phương tiện:
Dùng ống thông hai nòng có bảo vệ đầu xa bằng polyethylen glycol của hãng Vygon –
Cộng hòa Pháp.
- Kỹ thuật:
Có hai kỹ thuật được áp dụng:
Kỹ thuật lấy bệnh phẩm qua catheter có bảo vệ đầu xa, dùng bơm tiêm hút dịch
phế quản. Kỹ thuật này tương ứng với kỹ thuật bàn chải.
Kỹ thuật rửa phế quản phế nang với số lượng nhỏ dịch bơm vào PQ (20ml), sau
đó hút ra 2 - 5ml, kỹ thuật này gần giống với kỹ thuật rửa PQ-PN kinh điển.
1.2.6.3 Đánh giá kết quả
Kết quả được coi là dương tính khi có mật độ ≥ 103 VK/ml. Giá trị chẩn đoán
của kỹ thuật này tương đương với phương pháp lấy bệnh phẩm bằng bàn chải có sử
dụng ống soi mềm.
1.2.6.4 Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp
Ưu điểm:
- Giá thành vừa phải, dễ thực hiện, phù hợp với mặt bằng kinh tế ở VN
- Không cần ống soi phế quản
- Không gây nguy hiểm cho bệnh nhân đang phải thở máy
Nhược điểm:
- Có tỉ lệ âm tính giả cao hơn so với phương pháp lấy bệnh
phẩm bằng bàn chải qua ống soi mềm [53].
1.3. Vi khuẩn sinh beta-lactamase hoạt phổ rộng (ESBL)
1.3.1. Lịch sử
Men beta-lactamase phổ rộng (ESBL) được tìm thấy lần đầu tiên năm 1983 tại
Đức, thường gặp trong các chủng vi khuẩn đường ruột đặc biệt là Klebsiella spp, E.
coli… khi các chủng vi khuẩn sinh ESBL thì đồng nghĩa với việc chúng kháng lại rất
nhiều các kháng sinh, đặc biệt là nhóm cephaslosporin. Đây là gánh nặng thực sự
trong điều trị nhiễm trùng trực khuẩn gram (-). Những vi khuẩn sinh ESBL có thể mắc
do lây truyền từ người này sang người khác, hoặc do được chọn lọc qua việc dùng
kháng sinh. Vì vậy việc phòng chống, giảm thiểu những vấn đề do những vi khuẩn đó
gây nên chính là việc chống nhiễm khuẩn tốt tại các trung tâm chăm sóc đặc biệt và sử
dụng kháng sinh hợp lý cho những bệnh nhân phải điều trị dài ngày.
1.3.2. Men beta-lactamase phổ rộng
Men beta-lactamase phổ rộng - extended spectrum beta-lactamase - (ESBL) có
nguồn gốc từ sự đột biến của các beta-lactamase nguyên thủy như: TEM., SHV, CTX-
M… (TEM, SHV… là tên viết tắt của các beta-lactamase được tìm thấy đầu tiên. Ví
dụ: TEM là tên cô gái người Hy lạp mà người ta phân lập được chủng E. coli đầu tiên
có beta-lactamase). Đây là men trung gian cho plasmid. Men này được tìm thấy lần
đầu tiên năm 1983 tại Đức [42], thường gặp trong các chủng VK đường ruột đặc biệt
là Klebsiella spp, E. coli… bản chất hoạt lực của ESBL chính là khả năng thủy phân
các cephalosporin trừ cephamycin, các penicillin trừ temocyllin, thủy phân aztreonam
và monobactam. Nhóm carbapenem như imipenem, meropenem, ertapenem… đều
bền vững với ESBL. Với các biến thể TEM khác nhau thì chúng có hoạt lực khác
nhau với các cephalosporin, TEM-3 và đa số SHV đều có hoạt lực mạnh chống lại
cefotaxime và ceftazidime. Trong khi đó với các biến thể khác (khác biệt về trình tự
acid amin bị thay thế) như TEM-10 và TEM-26 ít có hoạt lực chống lại cefotaxime và
ceftriaxone… Trái lại, đa số men CTX-M có hoạt lực mạnh chống lại cefotaxime và
ceftriaxone. Người ta thấy rằng một số chủng VK có ESBL nhưng vẫn nhạy cảm với
một số kháng sinh cephalosporin trên kết quả kháng sinh đồ. Tuy nhiên, trong lâm
sàng nếu chúng ta dùng các cepha đó để điều trị cho người bệnh thì vẫn thường bị thất
bại
Plasmide mang gen ESBL tương đối lớn khoảng 80Kb hoặc hơn, điều đặc biệt
là trên plasmide đó thường có một số các gen kháng kháng sinh khác, tạo nên hiện
tượng đồng kháng rất nguy hiểm. Đồng kháng thường gặp trong các chủng có ESBL
là kháng aminoglycosid, fluoquinolon, tetracyclin, chloramphenicol và
sulfamethoxazol-trimethoprim.
Có nhiều lớp ESBL với các biến thế khác nhau nhưng hay gặp nhất là các lớp
sau:
- TEM (A): là các đột biến TEM penicillinase có nguồn gốc không rõ, chúng
có trên 100 biến thể.
- SHV (A): các đột biến penicillinase, ở Klebsiella pneumoniae thì xuất phát
từ NST, chúng có trên 50 biến thể.
- CTX-M: có 40 biến thể trong 5 phân lớp, các phân lớp đều xuất phát từ NST
rồi chuyển động nhờ các trình tự chèn.
- VEB, PER, OXA-15… là những lớp ít gặp hơn và có rất ít biến thể < 3 biến
thể.
1.3.3. Một số yếu tố nguy cơ nhiễm vi khuẩn có ESBL ở BN nội trú
Những BN nội trú có nguy cơ cao bị nhiễm những chủng sinh ESBL là những
BN nằm điều trị lâu ngày đặc biệt tại ICU và những BN có các thủ thuật xâm lấn vào
cơ thể (như ống sonde tiểu, ống NKQ, tĩnh mạch dưới đòn, sonde mũi dạ dày…), BN
có bệnh cơ bản nặng, loét do tì đè. Những BN trên hầu hết đã được sử dụng rất nhiều
các loại kháng sinh trong đó có các cephalosporin. Người ta thấy rằng ở những nơi
nào sử dụng rộng rãi các cephalosporin thế hệ 3, trimethoprim-sulfamethoxazole,
ciprofloxacin thì nơi đó có tỉ lệ cao nhiễm vi khuẩn sinh ESBL [32] [70] [74].
Có lẽ yếu tố nguy cơ lớn nhất của BN nội trú là việc chung đụng trong một
phòng với các BN khác có mang VK ESBL (+). Đã có rất nhiều các nghiên cứu chứng
minh điều này, đặc biệt trong các đơn vị hồi sức tích cực, nơi đó dễ bùng nổ nhiễm
trùng bệnh viện do các chủng VK gram âm sinh ESBL.
1.3.4. Phòng chống và điều trị các VK sinh ESBL
Những VK sinh ESBL có thể mắc do lây truyền từ người này sang người khác,
hoặc do được chọn lọc qua việc dùng kháng sinh. Vì vậy việc phòng chống, giảm
thiểu những vấn đề do những VK đó gây nên chính là việc chống nhiễm khuẩn tốt tại
các trung tâm chăm sóc đặc biệt và sử dụng kháng sinh hợp lý cho những BN phải
điều trị lâu ngày.
Chống nhiễm khuẩn tốt tại các trung tâm chăm sóc đặc biệt đã được nói rất
nhiều như tăng cường rửa tay của nhân viên y tế, các biện pháp cách ly bệnh nhân, sử
dụng găng tay, áo choàng khi tiếp xúc với người bệnh… đảm bảo vô khuẩn khi thực
hiện các thủ thuật xâm lấn. Đối với bệnh viện cần tránh việc sử dụng kháng sinh một
cách lan tràn, bao vây, thực hiện những biện pháp cách ly khi tiếp xúc với những BN
được chứng minh có mang hay nhiễm các VK sinh ESBL.
1.4. Điều trị VAP
1.4.1. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh
- Chỉ dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn. Không dùng cho nhiễm virus (có
loại riêng). Dùng càng sớm càng tốt.
- Chỉ định theo phổ tác dụng. Nếu VK đã xác định, dùng kháng sinh phổ hẹp.
- Dùng đủ liều để đạt được nồng độ đủ và ổn định. Không dùng liều tăng dần.
- Dùng đủ thời gian: trên cơ thể nhiễm khuẩn, VK ở nhiều giai đoạn khác
nhau với kháng sinh. Nếu sau 2 ngày dùng kháng sinh, sốt không giảm, cần
thay hoặc phối hợp kháng sinh. Khi điều trị đã hết sốt, vẫn cần cho kháng
sinh 2 – 3 ngày nữa.
- Chọn thuốc theo dược động học (hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ), để
có tác động tốt nhất tới VK gây viêm phổi.
Cần phối hợp với các biện pháp điều trị khác như: lý liệu pháp ngực, trăn trở, vỗ rung
tránh ứ đọng đờm rãi, hút NKQ, MKQ…[10] [11].
Phác đồ sử dụng kháng sinh điều trị VAP
Từ năm 1995 Hiệp hội lồng ngực Mỹ, trên cơ sở làm KSĐ đối với VK gây
viêm phổi mắc phải bệnh viện ở người lớn, đã đưa ra liệu pháp kháng sinh cho viêm
phổi như sau:
Bảng 1.2 Kháng sinh đồ điều trị VAP [18]:
Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn
Kháng sinh
Pseudomonas aeruginosa
Acinetobacter
Aminoglycosid hoặc Ciprofloxacin phối
hợp với những kháng sinh sau:
- Penicillin tác dụng với pyocyanic
- Beta-lactam + ức chế beta-lactamases
- Ceftazidim hoặc Cefoperazon
- Cefepim
- Imipenem
Staphylococcus aureus
(kháng methicillin)
- Vancomycin
1.4.2. Thời gian điều trị
Thời gian điều trị VAP là 10 ngày dùng kháng sinh, cũng có một số tác giả cho
rằng nên điều trị trong vòng 2 tuần [57].
Đối với 2 kháng sinh dùng kết hợp cùng nhạy với vi khuẩn gây bệnh thì có thể
rút ngắn thời gian điều trị còn 1 tuần.
Nếu VK gây bệnh là Pseudomonas aeruginosa hoặc nhiều VK thì phải kéo dài
trên 10 ngày [47].
1.4.3. Kháng kháng sinh
1.4.3.1. Kháng tự nhiên: VK đã có tính kháng từ trước khi tiếp xúc với kháng sinh,
như sản xuất beta-lactamase, cấu trúc của thành vi khuẩn không thấm với kháng sinh.
1.4.3.2. Kháng mắc phải: VK đang nhậy cảm với kháng sinh, sau một thời gian tiếp
xúc, trở thành không nhậy cảm nữa, do:
- Đột biến hoặc kháng qua nhiễm sắc thể: Mọi VK đều có “protein đích” để
gắn với kháng sinh cụ thể tại ribosom, DNA gyrase, RNA polymerase… Do đột biến,
các “protein đích” đã thay đổi, không gắn kháng sinh nữa.
- Kháng qua plasmid: có nhiều dạng, thường là sản xuất các enzym làm bất hoạt
kháng sinh, hoặc giảm ái lực của kháng sinh với “protein đích”, hoặc thay đổi đường
chuyển hóa.
VK kháng kháng sinh có thể phát triển sự kháng chéo với kháng sinh trong
cùng họ. Qua plasmid có thể kháng nhiều loại kháng sinh một lúc. Người lần đầu nếu
nhiễm VK đã kháng kháng sinh, mặc dầu chưa dùng kháng sinh bao giờ đã có kháng
kháng sinh ngay.
Loại kháng mắc phải thường là do dùng kháng sinh không đúng liều hoặc do
lạm dụng kháng sinh, đây là một vấn đề gây trở ngại rất lớn cho việc điều trị [16].
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 40 bệnh nhân bị chấn thương phải thở máy nằm
điều trị tại khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện Việt Đức thời gian từ 04/2007 đến
04/2008.
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân thở máy nằm điều trị tại khoa Hồi sức tích cực trên 48 giờ.
- Được chẩn đoán là NKHH liên quan tới thở máy theo tiêu chuẩn của CDC.
- Kết quả cấy dịch phế quản dương tính.
Trên các bệnh nhân này được tiến hành theo dõi các triệu chứng lâm sàng, cận
lâm sàng về nhiễm khuẩn hô hấp trong khi thở máy.
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ
- Tiền sử mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trước khi vào viện.
- Tiền sử mắc các bệnh suy giảm miễn dịch hoặc đã, đang dùng các thuốc ức chế
miễn dịch.
- Các bệnh nhân mắc bệnh ung thư.
- Bệnh nhân hôn mê sâu Gsc 3 điểm.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu.
2.2.2 Vật liệu nghiên cứu
- Ống nội khí quản:
Nội khí quản (NKQ) được tiến hành đặt ngay tại phòng cấp cứu hoặc tại phòng
mổ. Kỹ thuật đặt NKQ được tiến hành theo đúng quy trình kỹ thuật chuyên môn với
các yêu cầu về vô khuẩn. Các ống NKQ hoàn toàn là ống mới, chỉ sử dụng 1 lần.
- Mở khí quản (MKQ):
Tại khoa Hồi sức tích cực, tất cả các BN thở máy trên 5 ngày đều được MKQ,
nhằm tránh được các biến chứng như tắc NKQ và giảm khoảng chết sinh lý [03].
- Quy trình tiệt khuẩn hệ thống dẫn khí và bình làm ẩm: sau khi thở máy cho
mỗi BN, máy thở được đưa ra ngoài, các dây dẫn, bình ẩm, bẫy nước của máy thở
được tháo ra khỏi máy [05].
+ Xả nước sạch để trôi hết dịch ứ đọng trong ống và bẫy nước rồi ngâm vào
nước khử khuẩn (presept 2,5 g, pha với tỷ lệ 1 viên/1 lít nước trong thời gian 30 – 120
phút).
+ Sau đó dùng bàn chải cọ rửa sạch ống bằng nước xà phòng (cả trong và ngoài
ống).
+ Xả bằng nước sạch dưới vòi nước.
+ Để khô tự nhiên hoặc xì cho khô hết nước.
+ Ngâm toàn bộ các dây dẫn khí, bình làm ẩm và bẫy nước vào dung dịch tiệt
khuẩn cidex với thời gian 60 – 120 phút.
+ Tráng bằng nước vô khuẩn
+ Cho vào hộp kín vô khuẩn để sẵn sàng sử dụng.
- Đối với các van và dây nhiệt độ:
+ Lau bề mặt rồi ngâm vào nước presept.
+ Rửa lại bằng xà phòng.
+ Ngâm vào cồn 700, thời gian 30 phút.
2.2.3 Máy thở và thở máy
2.2.3.1 Máy thở
Tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Việt Đức, các BN được thở máy bằng các
loại máy thở sau:
+ Bennet 840 của Mỹ
+ Maquet của Đức
+ Evita 2400 của Đức
+ Servo 300
Hình 2.1 Máy thở MAQUET
2.2.3.2 Các phương thức thở máy [04] [06].
Thông khí cơ học kiểm soát CMV
- Với thông khí cơ học có kiểm soát (control mechanical ventilation – CMV), tất
cả nhịp thở do máy thở cung cấp và bệnh nhân không kích hoạt được. Điều này cũng
được gọi là thông khí kiểm soát thể tích, thông khí kiểm soát áp suất, hoặc đơn giản là
phương thức kiểm soát (control mode).
- Chỉ định: Phương thức này được dùng cho các BN mới được chuyển vào khoa
Hồi sức tích cực trong tình trạng nặng phải thở máy hoặc BN nặng được chuyển về từ
phòng hậu phẫu.
Thông khí bắt buộc ngắt quãng IMV
- Nhịp thở của máy được phân phối do cài đặt tần số và thể tích hoặc áp suất. Giữa
2 nhịp thở do máy cung cấp, BN có thể tự thở tự nhiên hoặc từ một van yêu cầu
(demande valve) hoặc từ một lưu lượng không thay đổi.
- Chỉ định: được dùng khi bắt đầu cai máy, BN đã bắt đầu có những nhịp thở tự
nhiên.
Thông khí điều khiển với áp lực dương ngắt quãng đồng thì SIMV
- Tương tự như IMV, ngoại trừ các nỗ lực của máy thở nhằm cung cấp nhịp thở
đồng bộ với nỗ lực thở vào của BN. Nếu không phát hiện nỗ lực thở vào, máy sẽ cung
cấp nhịp thở bắt buộc theo thời gian đã quy định của mỗi chu kỳ máy thở.
- Chỉ định: dùng cho cai máy.
Thông khí nhân tạo hỗ trợ hai mức áp suất BiPAP
- Máy thở cung cấp một luồng khí lưu lượng cao, hỗ trợ một phần cho hô hấp tự
nhiên của người bệnh với 1 áp lực dương liên tục ở đường dẫn khí. Có một van điều
khiển bằng bộ vi xử lý duy trì áp suất ở 2 mức, mức áp suất dương đường thở ra
(EPAP) và mức áp suất dương đường thở vào (IPAP).
- Chỉ định: Sau gây mê phẫu thuật, suy tim, hội chứng cơn ngừng thở khi ngủ
(sleep apnea), COPD mức độ nhẹ, ARDS, ALI, cai thở máy.
Thông khí nhân tạo hỗ trợ áp lực PSV
- Nỗ lực thở của BN được máy thở trợ giúp một mức áp suất thở vào được đặt
trước. Sự thở vào ban đầu bởi nỗ lực của BN (được kích hoạt tới máy thở).
- Chỉ định: tình trạng hô hấp đã được cải thiện nhiều nhưng chưa cai được thở
máy.
Thông khí nhân tạo hỗ trợ thể tích VS
- Trong phương thức này, máy thở được cài đặt những giá trị ban đầu cho tần số
hô hấp tự nhiên theo ý muốn và thể tích khí lưu thông tối thiểu. Áp suất thở vào được
điều chỉnh đến một giá trị dựa trên sự căn cứ tính toán áp suất/thể tích cho nhịp thở
trước, so sánh với thể tích khí lưu thông định sẵn. Nếu BN thở cao hơn thể tích khí
lưu thông tối thiểu định trước, máy thở sẽ giảm mức áp suất thở cho phù hợp. Nếu tần
số thở hạ xuống dưới mức báo động ngừng thở, máy thở sẽ tự động chuyển sang chế
độ thông khí có kiểm soát thể tích và điều chỉnh áp suất.
- Chỉ định: dành cho các BN đang có nỗ lực thở vào và chỉ áp dụng được với
máy thở Servo 300.
Thông khí nhân tạo với áp lực dương liên tục ở đường dẫn khí CPAP
- Là một dạng nhịp thở tự nhiên, không có nhịp thở bắt buộc nào được phân
phối. Trong suốt chu kỳ thông khí, một mức áp suất dương được cài đặt, điều này
giúp BN thở tự nhiên trong một dòng khí áp lực dương để làm tăng độ giãn nở của
phổi đồng thời làm giảm sức cản đường dẫn khí.
- Chỉ định: làm tăng độ giãn nở của phổi, cai thở máy.
Cai thở máy [05]
Là quá trình tách bỏ dần dần sự phụ thuộc máy thở ở một người bệnh đã quen
thở máy, cho người bệnh trở lại thở tự nhiên một cách an toàn.
Tiêu chuẩn cai thở máy (theo tiêu chuẩn tại khoa HS bệnh viện Việt Đức):
+ Không còn NKHH.
+ Mức độ hôn mê với Gcs > 8 điểm.
+ Ổn định về mặt huyết động.
+ BN có khả năng ho mạnh.
+ Thông khí 1 lần thở Vt > 350 ml.
+ Tần số tự thở từ 15 – 30 lần/phút sau khi tạm cai máy thở hai giờ.
+ SpO2 > 95% với FiO2 < 30% trong khi tạm cai máy thở hai giờ.
2.2.4 Phương pháp lấy bệnh phẩm dịch phế quản
Khi BN có các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng nghi ngờ là NKHH, sẽ
tiến hành lấy dịch phế quản bằng ống thông 2 nòng có nút bảo vệ đầu xa.
Mô tả kỹ thuật lấy bệnh phẩm:
Ống thông 2 nòng có nút bảo vệ đầu xa Aspisafe 2 của hãng Vygon là ống hút
có hai nòng lồng vào nhau, đầu xa của ống có nút bảo vệ làm bằng polyethylen glycol
có thể tự tiêu đi khi nằm trong lòng phế quản.
Người lấy bệnh phẩm phải tuân thủ các nguyên tắc vô khuẩn:
+ Đội mũ, đeo khẩu trang.
+ Rửa tay theo phương pháp rửa tay ngoại khoa.
+ Đi găng vô khuẩn.
+ Sát trùng ống NKQ hoặc MKQ.
+ Trải toan lỗ vô khuẩn.
Tiến hành:
Đưa ống hai nòng qua ống NKQ (MKQ), hướng vào bên phổi nghi ngờ tổn
thương trên phim Xquang, bằng cách hướng ống hút vào bên đó và quay đầu BN sang
bên đối diện.
Độ dài ống hai nòng được đưa vào phế quản bằng chiều dài của ống NKQ cộng
thêm 10 cm đẩy sâu vào phế quản thùy, khi chạm thành phế quản, rút ra 2 mm. Đẩy
nòng trong của ống ra.
Dùng bơm tiêm 20 ml, hút liên tục 3 lần qua nòng trong của ống. Sau đó rút
nòng trong ra 5 cm. lúc này nòng trong được nòng ngoài của ống thông che kín, rồi
rút cả hai nòng ra. Tiếp theo, khi đã ra ngoài, rút nòng trong ra, rồi dùng bơm tiêm
bơm đuổi dịch đã hút vào ống nghiệm vô khuẩn.
Bệnh phẩm lấy được sẽ được gửi xuống khoa Vi sinh bệnh viện Việt Đức, tại
đây sẽ được tiến hành nuôi cấy VK và làm KSĐ.
2.2.5 Phương pháp nuôi cấy và phát hiện VK sinh ESBL
2.2.5.1. Nuôi cấy VK và KSĐ
Sơ đồ 2.1. Quy trình nuôi cấy bệnh phẩm
Bệnh phẩm
Quay li tâm bệnh phẩm trong một phút Nồng độ
Lấy 0,1ml
Lấy 0,1ml
Lấy 0,1ml
Thạch máu
Canh thang
Mc conkey
1/10
1/10
1/10
Đọc kết quả:
+ Không có khuẩn lạc nào trên đĩa thạch nuôi cấy: kết quả âm tính
+ Có dưới 10 khuẩn lạc: kết quả không có ý nghĩa, cho biết tên VK và trả lời <
102 VK/ml
+ Có từ 10 – < 100 khuẩn lạc: cho biết tên VK và làm KSĐ, sau đó trả lời kết
quả với mật độ < 103 VK/ml.
+ ≥ 100 khuẩn lạc: được coi là kết quả dương tính có ý nghĩa (một tiêu chuẩn
của NKHH) với ngưỡng ≥ 103 VK/ml.
Kỹ thuật làm KSĐ: được tiến hành theo phương pháp Kirby-Bauer thông
thường, đánh giá kết quả VK nhạy cảm với kháng sinh ở ba mức: Nhạy (S) – Trung
gian (I) – Kháng (R).
2.2.5.2 Phương pháp phát hiện VK sinh ESBL
Hiện tại có nhiều phương pháp để phát hiện ESBL, một số nước sử dụng hệ
thống tự động như Phoenix, Vitek… còn một số nước khác vẫn sử dụng phương pháp
cổ điển đó là đo các vòng ức chế đối với các khoanh giấy kháng sinh trên đĩa thạch.
Tuy nhiên, có một nguyên lý chung cho thử nghiệm ESBL đó là:
- Quan sát hiện tượng kháng hay giảm nhạy cảm của các trực khuẩn đường
ruột đối với các cephalosporin (thử nghiệm sàng lọc)
- Thử nghiệm cộng lực giữa các cephalosporin thế hệ 3,4 và clavulanat, nếu
có cộng lực dương thì ESBL (+).
CTX
CAZ
CTX+CA CAZ+CACAZ: ceftazidime
CTX: ceftriaxone
a
b
c
d
CA: a. clavulanic
a-b ≥5 mm c-d ≥5 mm
OR
ESBL +
Hình 2.2 Kỹ thuật xác định ESBL bằng phương pháp thử nghiệm
cộng lực dương.
2.2.6 Điều trị NKHH theo KSĐ
Kháng sinh được thay đổi để điều trị cho BN NKHH ngay sau khi có kết quả
KSĐ.
Các chỉ tiêu đánh giá kết quả điều trị:
- Đo nhiệt độ cơ thể hàng ngày, cứ 3 giờ/lần.
- Thử số lượng bạch cầu 2 ngày/lần.
- Theo dõi hàng ngày tính chất dịch hút phế quản: số lượng và màu sắc.
- Dấu hiệu X quang phổi được chụp 2 lần/tuần, hoặc chụp cấp cứu bất kỳ thời điểm
nào nếu có chỉ định.
- Theo dõi toàn trạng: điểm Gcs, tình trạng toàn thân, tần số thở sau cai máy, SpO2,
nhịp tim, huyết áp.
Đánh giá kết quả chung được chia ra làm 3 mức độ:
Tốt:
+ Các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng hết trong vòng 10 ngày.
+ Hết triệu chứng NKHH nhưng phải đổi KS khác sau bảy ngày điều
trị.
+ Những BN này có thể vẫn phải thở máy (mode hỗ trợ) hoặc tự thở
qua MKQ.
Thất bại:
+ Vẫn tồn tại các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng sau 10 ngày điều
trị hoặc phải đổi KS mà không hết.
+ Không cai được thở máy.
Tử vong (theo tiêu chuẩn của Wolff):
+ Tử vong được coi là do NKHH khi có xuất hiện ít nhất một triệu
chứng kèm theo lúc tử vong:
. Thiếu oxy nặng (PaO2/FiO2 < 200)
. Hạ huyết áp mặc dù đã được trị tích cực.
+ Tử vong được coi là phối hợp với NKHH khi có:
. Tổn thương và suy chức năng một cơ quan khác kèm theo.
. Tử vong do nguyên nhân phẫu thuật ngoại khoa.
2.2.7 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu được xử lý theo phương pháp thống kê Y học và chương trình Epi-info 6.0
So sánh 2 trị số trung bình cộng bằng test T-student.
So sánh 2 số quan sát bằng kiểm định X2.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm lâm sàng
3.1.1. Phân bố theo nhóm tuổi
Bảng: 3.1: Phân bố tuổi và giới trong nhóm BN nghiên cứu:
Tuổi
Giới
≤ 20 21 - 30 31 - 40 41 - 50 51 - 60 61 - 70 > 70 Tổng
(%)
Nữ 3 1 0 2 1 0 0 7
(17,5)
Nam 0 6 6 5 8 3 5 33
(82,5)
Tổng
(%)
3
7,5
7
17,5
6
15
7
17,5
9
22,5
3
7,5
5
12,5
40
(100)
- Tuổi trung bình: 44,85 ± 17,45
- Tuổi thấp nhất: 18
- Tuổi cao nhất: 78
7.5%
17.5%
15.0%
17.5%
22.5%
7.5%
12.5%
<20
21 - 30
31 - 40
41- 50
51 - 60
61 - 70
> 70
Biểu đồ
3.1: Phân bố nhóm tuổi
Nhận xét: BN trong nghiên cứu gặp chủ yếu ở độ tuổi thanh và trung niên. Nam giới
chiếm đại đa số với tỷ lệ 82,5%.
3.1.2. Tỷ lệ các bệnh gặp trong nghiên cứu
Bảng 3.2. Phân bố nhóm bệnh.
Loại bệnh n %
Chấn thương sọ não 16 40,0
Chấn thương bụng 4 10,0
Đa chấn thương 20 50,0
Tổng 40 100
Tổng số BN vào viện 389 10,28
40.0%
50.0%
10.0%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
CTSN ĐCT CT bụng
CTSN
ĐCT
CT bụng
Biểu đồ 3.2 Phân bố % các loại bệnh
Nhận xét: Tỷ lệ các bệnh nhân đa chấn thương chiếm đa số với 20 trong tổng số 40
BN (50%), tiếp theo là chấn thương sọ não (40%) và cuối cùng là chấn thương bụng
(10%).
3.1.3. Thời gian xuất hiện NKHH từ khi thở máy
Bảng 3.3. Thời gian xuất hiện VAP.
Thời gian n %
< 5 ngày 0 0%
≥ 5 ngày 40 100%
Tổng 40 100%
- Thời gian trung bình xuất hiện VAP = 10,5 ± 3,77
BN
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
T (ngày)
Biểu đồ 3.3: Phân bố thời gian xuất hiện NKHH
Nhận xét: Qua bảng 3.3 và biểu đồ 3.3 thấy rằng thời gian mắc NKHH bắt đầu xuất
hiện sớm nhất sau 6 ngày thở máy, muộn nhất là 23 ngày.
3.1.4. Thời gian thở máy
Thời gian thở máy trung bình = 17,7 ± 7,8
Ngắn nhất: 8 ngày
Lâu nhất: 48 ngày
3.1.5. Mức độ nặng của chấn thương và thời gian thở máy
Qua kết quả đánh giá độ nặng của chấn thương, chúng tôi thấy:
- Điểm ISS trung bình = 27,5 ± 6,9
- Thấp nhất: 16 điểm
- Cao nhất: 50 điểm
Phân bố trong các nhóm như sau:
Bảng 3.4. Tỷ lệ BN theo độ nặng ISS
Độ nặng ISS n %
Nhẹ <9 0 0
Trung bình 9 – 15 0 0
Nặng 16 – 24 5 12,5%
Rất nặng, có nguy cơ tử
vong
25 – 40 33 82,5%
Nguy kịch, ít có khả năng
sống sót
> 40 2 5%
Tổng 40 100%
7.5%
82.5%
5.0%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
16 - 24 25 - 40 >40
16 - 24
25 - 40
>40
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ BN phân nhóm theo độ nặng bằng điểm ISS
Nhận xét: Nhóm BN rất nặng, có nguy cơ tử vong (ISS từ 25 – 40) chiếm đại đa số
với tỷ lệ 82,5%.
Liên quan giữa ISS và thời gian thở máy:
Được tính theo phương trình hồi quy tuyến tính:
T = 16,98 + 0,024 x ISS
Trong đó:
- T là thời gian thở máy.
- 16,98 là hằng số.
- ISS = điểm độ nặng chấn thương.
- Hệ số hiệu chỉnh = 0,024 là hệ số dương. → Như vậy với điểm ISS càng cao
thì thời gian thở máy càng lâu, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p = 0,02
(<0,05); test T = 3,28.
3.2. Kết quả phân lập VK
3.2.1. Số VK phân lập được sau mỗi lần cấy
Bảng 3.5. Sự kết hợp VK trong mỗi lần nuôi cấy:
Số VK n %
1 loại VK 15 37,5
2 loại VK 18 45,0
3 loại VK 6 15,0
4 loại VK 1 2,5
Tổng 40 100
37.5%
45.0%
15.0%
2.5%
1 loại VK
2 loại VK
3 loại VK
4 loại VK
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ kết hợp VK thấy trong mỗi lần cấy.
Nhận xét: Qua bảng 3.5 và biểu đồ 3.5 thấy rằng đa số lần cấy bệnh phẩm dịch PQ
gặp một loại VK và hai loại VK với tỷ lệ lần lượt là: 37,5% và 45% chiếm 82,5%. Số
lần cấy gặp 3 VK rất ít, gặp 4 VK chỉ có 1 trường hợp.
3.2.2. Mối liên quan giữa thời gian thở máy và số VK trong mỗi lần cấy
Phương trình hồi quy tuyến tính:
Số VK = 1,25 + 0,027 x T
Trong đó:
- 1, 25 là hằng số
- T là thời gian thở máy
- Hệ số hiệu chỉnh = 0,027 là hệ số dương.
→ Như vậy với thời gian thở máy càng lâu thì khả năng gặp nhiều VK trong mỗi
lần cấy càng tăng, mối liên quan này có ý nghĩa thống kê với p < 0,0
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUAN_VAN_BS_NGUYEN_TUAN_MINH_.pdf