LỜI CAM ĐOAN.i
MỤC LỤC .v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.v
DANH MỤC HÌNH BẢN ĐỒ .viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .ix
MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ
VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH.5
1.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu về tài nguyên du lịch.5
1.1.1. Trên thế giới .5
1.1.2. Tại Việt Nam .12
1.1.3. Tại địa bàn nghiên cứu .17
1.2. Cơ sở lý luận.20
1.2.1. Tài nguyên du lịch.20
1.2.2. Đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch .25
1.2.3. Phân vùng địa lý tự nhiên.28
1.2.4. Tổ chức lãnh thổ du lịch.29
1.3. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.33
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu .33
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu.35
CHƯƠNG 2ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN, KINH TẾ XÃ HỘI – CƠ
SỞ PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHU VỰC NAM TỈNH NGHỆ AN.37
2.1. Điều kiện tự nhiên: .37
2.1.1.Vị trí địa lí .37
2.1.2. Địa hình .40
2.1.3. Khí hậu .42
2.2. Tài nguyên du lịch .45
2.2.1. Tài nguyên thiên nhiên. .45
2.2.2. Tài nguyên nhân văn: .47
50 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu xác lập cơ sở địa lý phục vụ phát triển du lịch khu vực nam tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à
các xu hướng phát triển của du lịch trên thế giới qua các thời kỳ từ cổ đại, cận đại,
trung đại đến hiện đại. Phân tích các khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt
động du lịch (T.Đ.Thanh, 1999).
- Hướng nghiên cứu về phát triển du lịch sinh thái: được tiếp cận dưới nhiều
góc độ như dựa trên sự phân bố không gian của các vùng sinh thái đặc thù và các
điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng..., để đề xuất các hình thức phát triển và tổ
chức lãnh thổ du lịch sinh thái trên phạm vi cả nước (P.T.Lương, 1999, 2002); Phát
triển du lịch sinh thái dưới góc độ quy hoạch quốc gia và quản lý Nhà nước
(N.V.Lưu, 1999; R.Buckley, 1999); Phân tích mối quan hệ giữa du lịch sinh thái với
bảo vệ đa dạng sinh học và kiến nghị các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên tại các khu bảo tồn, các VQG và tại các vùng đất ngập nước ven biển
(L.V.Lanh, 1999; H.P.Thảo, 1999; I.Becker, 1999; N.N.Khánh, 1999; J.Jiménez,
G.Herrera, 2001)...
- Hướng nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững: được tiếp cận theo
nguyên tắc đảm bảo sự hài hoà về kinh tế, xã hội, môi trường. N.Đ.Hoè, V.V.Hiếu,
(2001) đã phân tích tác động nhiều mặt của hoạt động du lịch ở nhiều nước trên thế
13
giới đối với môi trường và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững phù
hợp với điều kiện Việt Nam; P.T.Lương (2002) xác định nhiệm vụ của du lịch bền
vữnglà phát triển các sản phẩm du lịch có chất lượng, có khả năng thu hút khách
cao song không gây phương hại và phải có trách nhiệm bảo tồn đến môi trường tự
nhiên và văn hóa bản địa. Đồng thời đưa ra các nguyên tắc của phát triển du lịch
bền vững, trong đó chú trọng đến việc sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất
thải ra môi trường và chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương; Luật Du lịch Việt
Nam (2005) cũng đã nêu rõ, “du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được
các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch
của tương lai” (Điều 4, Chương I).
- Hướng nghiên cứu về đánh giá tiềm năng lãnh thổ phục vụ quy hoạch, tổ
chức lãnh thổ du lịch:phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát
triển du lịch, vai trò của tài nguyên đối với hoạt động du lịch, từ đó đưa ra các định
hướng tổ chức lãnh thổ du lịch của Việt Nam (V.T.Cảnh, 1990; N.M.Tuệ và nnk,
1997, 2010; P.T.Lương, 2001); Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn quy
hoạch và khai thác tài nguyên du lịch trên thế giới cũng như ở Việt Nam, áp dụng
các phương pháp điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn nhằm
mục đích tổ chức lãnh thổ du lịch, khai thác, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên - môi trường
du lịch (B.T.H.Yến và nnk, 2005, 2009).
- Hướng địa lý ứng dụng, đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ
mục đích du lịch, nghỉ dưỡng:
+ Đánh giá tài nguyên theo từng thành phần nhằm đưa ra các chỉ tiêu phù
hợp với từng loại hình du lịch như đánh giá mức độ tương phản địa hình (Đ.D.Lợi,
1993) [55]; Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu (N.Thám, N.H.Sơn, 2011)
+ Đánh giá mức độ thuận lợi các tổng thể tự nhiên phục vụ mục đích du lịch,
nghỉ dưỡng (N.T.Chinh, 1995; L.V.Tin, 2000; N.T.Hải, 2002; T.Q.Hải, 2006;
Đ.T.Dũng, 2009).
14
+ Đánh giá về sức chứa du lịch được tập trung nghiên cứu nhiều tại các VQG
như: tính sức chứa và phân vùng du lịch theo từng khu chức năng tại VQG Cát Tiên
(I. Becker, 1999); Ứng dụng hệ thông tin địa lý để tính sức chứa du lịch ở VQG
Bạch Mã (N.T.Hải và nnk, 2004); Tính sức chứa du lịch tại VQG Phong Nha - Kẻ
Bàng (T.Nghi và nnk, 2007); Tiếp cận hệ thống trong đánh giá sức chứa du lịch cho
khu di tích danh thắng Yên Tử (T.V.Trường và nnk, 2011).
- Một số luận án tiến sĩ: đã bảo vệ thành công trong nước theo hướng điều
tra, đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên với mục đích
sử dụng hợp lý tài nguyên phục vụ quy hoạch không gian, tổ chức lãnh thổ du lịch
tại nhiều địa bàn khác nhau trên cả nước như: huyện Ba Vì, Hà Nội (Đ.D.Lợi,
1992); Tỉnh Nghệ An (N.T.Chinh, 1995); Thành phố Hải Phòng (N.T.Sơn, 1996);
Thừa Thiên Huế (L.V.Tin, 2000); VQG Cúc Phương (N.T.Sơn, 2000); Thành phố
Quảng Nam - Đà Nẵng (T.P.Minh, 2002); Thành phố Hà Nội và phụ cận (N.T.Hải,
2002); Thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận (Đ.Q.Thông, 2004); Tỉnh Hòa Bình
(P.L.Thảo, 2006); Thành phố Đà Lạt và phụ cận (N.H.Xuân, 2009); Tiểu vùng du
lịch miền núi Tây Bắc (Đ.T.Dũng, 2009); Tỉnh Sơn La (Đ.T.Mùi, 2012)...
- Các văn bản định hướng phát triển ngành du lịch của Nhà nước:
+ Các bản quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên quy mô toàn quốc với
các mục tiêu cụ thể qua từng giai đoạn phát triển phù hợp với thực tiễn phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước (Bộ VH-TT&DL, 1995)...
+ Các Văn kiện Đại hội Đảng và “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai
đoạn 2011- 2020” đều xác định mục tiêu phát triển du lịch trở thành một ngành
kinh tế mũi nhọn của cả nước; Nhiều nội dung cụ thể về du lịch và tài nguyên du
lịch được quy định trong các văn bản luật như: “Luật Du lịch”; “Luật di sản văn
hóa”...
+ Các định hướng chiến lược về phát triển du lịch bền vững đã được ban
hành, phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có
ngành du lịch phát triển trong khu vực (Bộ VH-TT&DL, 2002, 2010)...
15
+ Các chương trình hành động quốc gia về du lịch qua từng giai đoạn 2000 -
2005, 2006 - 2010, 2007 - 2012, 2013 - 2020 với quan điểm phát triển du lịch bền
vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh
quan, bảo vệ môi trường. Đồng thời huy động mọi nguồn lực, phát huy tối đa tiềm
năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng các
vùng, miền trong cả nước (TC DLVN, 2000, 2006, 2007, 2013)- Một số các hướng
nghiên cứu khác về du lịch như:
+ Hướng nghiên cứu về cụm ngành du lịch: mới được xây dựng thử nghiệm
mô hình tại Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam, dựa trên việc phân tích định lượng các
điều kiện về thương số định vị khu vực, thu nhập bình quân và tốc độ tăng trưởng
để xác định các cụm ngành du lịch phục vụ cho phát triển kinh tế khu vực miền
Trung (T.H.Trình, N.T.B.Thủy, 2008; N.T.Liêm, N.V.Long, 2010)...
+ Hướng nghiên cứu về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch. Phân tích hoạt động du
lịch dưới góc độ kinh doanh, coi hướng dẫn du lịch là hoạt động của các tổ chức
kinh doanh du lịch, thông qua các hướng dẫn viên và những người có liên quan để
đón tiếp, phục vụ, hướng dẫn khách trong suốt quá trình thực hiện chuyến du lịch
(Đ.T.Kiên, 1999; N.V.Đính, P.H.Chương, 2000); Nghiên cứu dưới góc độ kỹ năng
nghiệp vụ, quy trình hướng dẫn, phương pháp thuyết minh và cách thức xử lý
những tình huống khi hướng dẫn tham quan du lịch (N.C.Hiền, 1993, N.B.San và
nnk, 2001, 2006), hoặc ứng dụng tâm lý học - xã hội trong kinh doanh du lịch với
mục đích nhận biết tâm lý khách du lịch theo các tiêu thức khác nhau như theo quốc
gia, nghề nghiệp... (N.V.Đính, N.V.Mạnh, 1996)
+ Hướng nghiên cứu về nguồn nhân lực du lịch. Xác định nguồn nhân lực
trực tiếp và gián tiếp của hoạt động du lịch thông qua việc phân nhóm: nhóm nhân
lực quản lý chung, nhóm nhân lực thuộc bộ phận quản lý chức năng, nhóm nhân lực
bảo đảm điều kiện kinh doanh du lịch, nhóm nhân lực trực tiếp tham gia vào các
quá trình kinh doanh du lịch (H.V.Hoan, 2006).
16
+ Hướng nghiên cứu về kinh tế du lịch. Phân tích các mối quan hệ cung - cầu
trên thị trường du lịch, phân loại thị trường du lịch theo khả năng kinh tế của bên
bán, bên mua, theo thị trường nội địa, quốc tế, theo thị trường nhận khách, gửi
khách... (N.V.Lưu, 2008; N.Đ.Phong, T.T.P.Thủy, 2009; B.X.Nhàn, 2009);
Nghiên cứu về lữ hành du lịch, T.V. Mậu (1998) đã xác định rõ hoạt động lữ hành
là loại hình hoạt động du lịch có ba thuộc tính: tổ chức - sản xuất, môi giới trung
gian và khai thác; Các nghiên cứu về quản trị kinh doanh lữ hành phân tích hoạt
động trung gian và mối quan hệ của công ty lữ hành với các nhà cung cấp sản phẩm
du lịch, thông qua các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình
du lịch, quảng cáo... (N.V.Đính, P.H.Chương, 1998)
*Nhóm các công trình về phân vùng lãnh thổ tự nhiên
Tại Việt Nam, các công trình về phân vùng lãnh thổ tự nhiên đã xuất hiện
ngay từ quá trình xây dựng và mở mang đất nước, mỗi triều đại đều đã phân chia
lãnh thổ thành những đơn vị nhiều cấp thuận tiện cho việc quản lý và quốc phòng.
Từ thế kỷ XV, nước ta đã có những công trình nghiên cứu theo địa vực hành
chính, tiếp cận với quan điểm dân tộc, độc lập và tự chủ của từng vùng. Tiêu biểu là
công trình “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi đã đề cập tới vị trị địa lý, ranh giới, quy
mô lãnh thổ, tổ chức xã hội, tình hình kinh tế với những nét đặc thù riêng.
Giai đoạn 1930 - 1960, các công trình nghiên cứu phân vùng do một số
người nước ngoài thực hiện trên cơ sở xác định sự phân hoá lãnh thổ theo hệ thống
phân vị phân vùng địa lý tự nhiên: Robequain (1936) đã phân chia Đông Dương
thuộc Pháp thành 8 vùng tự nhiên; Fridland (1956) trong luận án tiến sĩ của mình đã
chia miền Bắc Việt Nam thành 3 miền, 8 khu và 37 vùng trên cơ sở phân tích các
yếu tố đất và lớp phân hóa; T. N. Sêglova (1957) đã chia các khu vực tự nhiên của
Việt Nam theo một hệ thống phân vị đơn giản gồm 2 cấp vùng và á vùng, trong đó
vùng được phân chia theo yếu tố khí hậu có kết hợp với yếu tố địa hình, kiến tạo,
thực vật, còn chỉ tiêu cấp á vùng chủ yếu dựa vào yếu tố địa mạo.
17
Từ sau năm 1960, các nghiên cứu tập trung theo hướng phân vùng tự nhiên
và phân vùng cảnh quan. Hệ thống các cấp phân vùng địa lý tự nhiên trên lãnh thổ
Việt Nam có thể kể đến như: Sơ đồ phân vùng của Tổ phân vùng thuộc Ủy ban
Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước với hệ thống các đơn vị: Đới → Miền → Khu →
Vùng địa lý tự nhiên; Vũ Tự Lập (1978) đưa ra sơ đồ phân vùng Việt Nam theo hệ
thống: Đới → Miền → Khu địa lý tự nhiên và đã phân chia lãnh thổ Việt Nam
thành 2 đới, 3 miền và 13 khu địa lý tự nhiên; Hệ thống các cấp phân vùng của
Phòng Địa lý Thổ nhưỡng Trung tâm Địa lý Tài nguyên (1992) gồm: Đới → Á đới
→ Miền → Á miền → Vùng địa lý tự nhiên và theo đó lãnh thổ Việt Nam được
chia thành 2 á đới, 9 miền, 2 á miền và 42 vùng địa lý tự nhiên...
Những năm gần đây, nhiều công trình đã xây dựng các nguyên tắc phân vùng
địa lý tự nhiên và các phương pháp nghiên cứu cảnh quan nhằm mục đích khai thác
hiệu quả các nguồn tài nguyên phục vụ tổ chức lãnh thổ bền vững (P.H.Hải,
N.T.Hùng, N.N.Khánh, 1997); Một số tác giả tiếp cận phân vùng theo các hướng
mới như theo vai trò và đặc điểm tạo vùng (N.D.Vịnh, 2003); Theo quy mô lãnh
thổ, đặc điểm tổng hợp và trình độ phát triển của lãnh thổ (T.T.Hanh, 2006)
1.1.3. Tại địa bàn nghiên cứu
Nghệ An kí ( Ghi chép về xứ Nghệ An ) là bộ sách địa chí có tiếng của Việt
Nam do Hoàng giáp Bùi Dương Lịch (1757 - 1828) biên soạn ở đầu thế kỷ 19. Đây
là bộ sách được biên soạn công phu, phản ánh khá đầy đủ về lịch sử, núi sông, nhân
vật, thơ văn... của đất nước và con người ở trấn Nghệ An ( nay là hai tỉnh Nghệ An
và Hà Tĩnh), được giới nghiên cứu ( như Hoàng Xuân Hãn, Trần Văn Giáp, Emile
Gaspardone) đánh giá cao, chủ yếu về phương pháp biên soạn nghiêm túc, về nguồn
sử liệu dồi dào và độc đáo
Sách có 3 chương lớn là: Thiên chí (ghi về trời), Địa chí (ghi về đất) và Nhân
chí (ghi về người). Đây là theo quan niệm "tam tài" (Thiên, Địa, Nhân) của Nho
học. Đây là bộ sách được biên soạn công phu , có giá trị về nhiều mặt, nhất là mặt
địa lí lịch sử.
18
Trong " Dư địa chí" của Nguyễn Trãi cho rằng Vinh là vùng đất hội tụ khí
thiêng sông núi xứ Nghệ.
Được UBND tỉnh phê duyệt thực hiện vào năm 2010, Dự án "Nghệ An
toàn chí" là một công trình biên khảo tổng thể, toàn diện về Nghệ An lớn nhất từ
trước đến nay, gồm 22 tập với gần 20.000 trang in. Đây được xem là công trình
trọng điểm thuộc Chương trình khoa học xã hội và nhân văn, thu hút được đông đảo
các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các soạn giả có uy tín tham gia sưu tầm, biên
soạn. Sau gần 4 năm thực hiện, đến nay công trình Nghệ An toàn chí đã nghiệm thu
11 tập, trong đó đã phát hành được 7 tập, 03 tập đang làm thủ tục xuất bản và 01 tập
Hội đồng khoa học nghiệm thu đạt loại khá.
Công trình hệ thống hóa những tri thức cơ bản nhất về những giá trị văn hóa,
văn nghệ, địa lý, lịch sử, con người, kinh tế, kỹ thuật, phong tục, tập quán... của tỉnh
Nghệ An trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Ông Nguyễn Xuân Đường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân
tỉnh Nghệ An, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện công trình khẳng định, việc triển khai
công trình "Nghệ An toàn chí" là nhằm bảo tồn, lưu giữ gia tài di sản của cha ông
để lại.
Đồng thời, đây là dịp quảng bá, giới thiệu rộng rãi với nhân dân trong nước
và bạn bè quốc tế về sự đặc sắc, phong phú, đa dạng của kho tàng văn hóa truyền
thống, lịch sử và các giá trị nhân văn của các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh
Nghệ An mà các thế hệ nối tiếp nhau đã sáng tạo, lưu truyền, gìn giữ và phát huy
cho đến ngày nay.
Công trình "Nghệ An toàn chí" quy tụ những đặc trưng văn hóa của vùng đất
và con người Nghệ An, góp phần làm phong phú thêm văn hóa dân tộc Việt
Nam.Thông qua thực hiện công trình "Nghệ An toàn chí," thêm một lần nữa cho
thấyNghệ An là vùng đất cổ, gắn liền với Tổ quốc Việt Nam từ thuở các vua Hùng
dựng nước,là đất biêntrấn, viễn trấn, là căn cứ địa của nhiều triều đại.
Nghệ An cũng là một vùng văn hóa đặc sắc với kho tàng văn hóa dân gian vô cùng
19
phong phú, phản ánh rõ sắc thái địa phương Nghệ An; đồng thời mang đậm bản sắc
văn hóa dân tộc Việt Nam.
Bộ sách " Lịch sử Nghệ An" do Tỉnh ủy, Hội đồng nhân nhân, Ủy ban nhân
dân Nghệ An phối hợp với Nhà xuất bản chính trị quốc gia - Sự thật tổ chức biên
soạn và xuất bản. Đây là bộ sách nghiên cứu công phu, phản ánh đầy đủ lịch sử
Nghệ An từ nguyên thủy đến năm 2005 trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội;
giúp cho bạn đọc có cái nhìn toàn diện về lịch sử ra đời, đấu tranh, xây dựng và
phát triển của mảnh đất này; về những đặc trưng của mảnh đất và con người xứ
Nghệ. Có thể khái quát cuốn sách qua những nội dung cơ bản sau:
Nghệ An là một vùng đất cổ, gắn kết hữu cơ với tiến trình phát triển lâu dài
của lịch sử dân tộc. Các di tích khảo cổ học phát hiện được ở Thẩm Ồm (Quỳ
Châu), đồi Dùng, đồi Dạng (Thanh Chương), Hang Chùa (Tân Kỳ),... đã minh
chứng cho những đóng góp của cộng đồng cư dân nơi đây đối với sự hình thành nền
văn hóa, văn minh đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Dấu tích kinh đô Vạn An (Nam
Đàn), Phượng Hoàng - Trung Đô (Thành phố Vinh) còn lưu giữa đến ngày nay đã
cho thấy vùng đất này từng trở thành trung tâm của quốc gia, nơi hội tụ tinh hoa và
khí phách vươn lên của dân tộc.
Nghệ An được coi là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam với đủ các vùng
miền, từ miền núi, trung du, đồng bằng, cho đến ven biển và thềm lục địa. Mảnh đất
này là nơi chịu tác động của thiên tai, khí hậu khắc nghiệt. Do vậy cộng đồng cư
dân sinh sống trên mảnh đất này đã chung lưng đấu cật, hình thành nên truyền thống
lao động cần cù, sáng tạo, vật lộn để chinh phục, cải tạo tự nhiên, tổ chức xã hội để
mưu cầu cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
20
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn vật liệu, năng lượng,
thông tin có trên Trái đất và trong vũ trụ mà con người có thể sử dụng để phục vụ
cuộc sống và sự phát triển của mình. Tài nguyên bao gồm nhóm các tài nguyên
hoàn lại (có thể phục hồi được), nhóm các tài nguyên không hoàn lại (không thể
phục hồi được) và nhóm các tài nguyên vô tận.
Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung và là một
bộ phận cấu thành quan trọng trong tổ chức lãnh thổ du lịch. Có rất nhiều quan
niệm về tài nguyên du lịch, song nhìn chung có thể khái quát đó là những tổng thể
tự nhiên, văn hóa lịch sử có khả năng đáp ứng cho các hoạt động du lịch. Theo Luật
Du lịch Việt Nam (2005), tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự
nhiên, di tích lịch sử văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá
trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ
bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch .
Về mặt cấu trúc tài nguyên du lịch được phân loại theo nhiều tiêu chí khác
nhau: phân loại theo nhóm cung cấp tiềm tàng, nhóm cung cấp hiện tại và nhóm tài
nguyên kỹ thuật; Phân loại theo hệ thống với ba phụ hệ: thiên nhiên, nhân văn và
dịch vụ; Phân loại theo ba nhóm: khí hậu, văn hóa xã hội, kinh tế hoặc tài nguyên
du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, tài nguyên kinh tế - kỹ thuật và bổ trợ
Luận văn áp dụng hệ thống phân loại tài nguyên du lịch trong Luật Du lịch Việt
Nam (2005) bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
(1) Điều kiện địa lý - Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí
hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục
đích du lịch (Luật DLVN, 2005). Như vậy, riêng đối với tài nguyên du lịch tự
21
nhiên có thể hiểu là tất cả các điều kiện địa lý thuận lợi cho khai thác, phát triển du
lịch.
- Vị trí địa lý là một trong những nhân tố quan trọng để phát triển du lịch nói
chung cũng như tổ chức các điểm, cụm, tuyến du lịch nói riêng. Trong nghiên cứu
của luận văn, vị trí địa lý không chỉ đơn thuần là vị trí hành chính của lãnh thổ mà
được xem như một dạng tài nguyên du lịch tự nhiên - tài nguyên vị thế. Tài nguyên
vị thế là những giá trị và lợi ích có được từ vị trí địa lý và các thuộc tính về cấu trúc,
hình thể sơn văn, cảnh quan, sinh thái của một không gian, có thể sử dụng cho các
mục đích phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng và chủ quyền
quốc gia.
Đối với phát triển du lịch, tài nguyên vị thế được xét dưới các góc độ: giá trị
vị thế (địa) tự nhiên với các giá trị và lợi ích có được từ vị trí không gian, giá trị vị
thế (địa) kinh tế với các giá trị và lợi ích có được từ các đặc điểm địa lý ảnh hưởng
đến tiến trình phát triển kinh tế của lãnh thổ, giá trị vị thế (địa) chính trị với lợi ích
kết hợp của lợi thế về địa lý tự nhiên và nhân văn trong các bối cảnh chính trị của
từng quốc gia, khu vực.
- Địa hình. Sự phân hóa của địa hình góp phần tạo nên sự đa dạng của cảnh
quan, tuy nhiên, đặc trưng hình thái và trắc lượng hình thái của địa hình cũng có thể
là những yếu tố thuận lợi hoặc trở ngại cho các hoạt động du lịch.
Ngoài ý nghĩa, bề mặt địa hình là nơi diễn ra các hoạt động của du khách, là
địa bàn xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật thì đặc điểm của
địa hình góp phần quyết định các loại hình du lịch, địa hình càng đa dạng thì càng
có sức hấp dẫn du khách. Nhìn chung, địa hình miền núi thường có nhiều ưu thế
hơn đối với hoạt động du lịch nhờ vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của thiên nhiên
(rừng, núi, thác, suối, hang động...) cùng với khí hậu mát mẻ, không khí trong lành.
Ngoài ra còn có các dạng địa hình có giá trị cao cho các hoạt động du lịch
như các hồ, đầm, các đảo và quần đảo, bãi biển ven bờ, các di tích tự nhiên...
22
- Khí hậu. Trong các chỉ tiêu về khí hậu, nhiệt độ và độ ẩm không khí là
những yếu tố quan trọng nhất, ngoài ra, còn có các yếu tố khác như gió, áp suất khí
quyển, ánh nắng mặt trời và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Các điều kiện khí hậu được xem như một dạng tài nguyên đặc biệt và được
khai thác, phục vụ cho các mục đích du lịch, nghỉ dưỡng khác nhau. Nhìn chung,
đối với nhu cầu nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe và các hoạt động du lịch thuần túy,
đòi hỏi nhiều các yếu tố thuận lợi về áp suất không khí, nhiệt độ, độ ẩm, ánh nắng,
lượng ôxy và độ trong lành của không khí. Tuy nhiên, đối với các loại hình du lịch
đặc thù như thể thao nhảy dù, tàu lượn, khinh khí cầu, thả diều, thuyền buồm... lại
yêu cầu các yếu tố thời tiết thích hợp như hướng gió, tốc độ gió, quang mây, không
có sương mù... Do các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng phụ thuộc nhiều vào điều kiện
khí hậu nên tính mùa của khí hậu có ảnh hưởng rất rõ đến tính mùa vụ trong hoạt
động du lịch.
- Thủy văn. Tài nguyên nước bao gồm hệ thống nước mặt và nước ngầm
được khai thác, sử dụng cho các mục đích tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng.
Tài nguyên nước mặt bao gồm biển, sông, suối, hồ..., ngoài ý nghĩa khai thác
cho các hoạt động dân sinh còn có vai trò điều hòa khí hậu, nhiều nơi tạo được cảnh
quan đẹp đã trở thành những điểm đến hấp dẫn du khách.
Một trong những dạng tài nguyên nước ngầm có giá trị cho hoạt động du lịch
là các nguồn nước khoáng. Nhiều nguồn nước khoáng tự nhiên đạt tiêu chuẩn, được
sử dụng trực tiếp làm nước uống, nước giải khát. Đối với mục đích chữa bệnh,
nhiều nguồn nước khoáng có thành phần hoá học đa dạng, độ khoáng hóa và hàm
lượng các vi nguyên tố khá cao như nhóm nước khoáng cacbonic, nhóm silic, nhóm
brôm-iôt-bo, nhóm sunfua hydrô, nhóm phóng xạ, và nhóm nước khoáng nóng. Các
nguồn nước khoáng này đáp ứng được nhu cầu an dưỡng, chữa bệnh, đặc biệt với
một số bệnh về hệ vận động, thần kinh, tiêu hoá, da liễu và nội tiết.
- Sinh vật. Tài nguyên sinh vật bao gồm toàn bộ các loài thực vật, động vật
sống trên lục địa và dưới nước vốn có sẵn trong tự nhiên và do con người thuần
23
dưỡng, chăm sóc, lai tạo. Tài nguyên sinh vật vừa góp phần cùng với các loại tài
nguyên khác tạo nên phong cảnh đẹp, hấp dẫn vừa có ý nghĩa bảo vệ môi trường
như: bảo tồn các nguồn gen, che phủ mặt đất, chống xói mòn... Đối với một số loại
hình như du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu khoa học, tài nguyên sinh vật có
ý nghĩa quan trọng trước hết là tính đa dạng sinh học, đặc trưng của các loài quý
hiếm, đặc hữu và các hệ sinh thái đặc thù thường tập trung tại các VQG, các khu
rừng ngập mặn, các rạn san hô, sân chim...
(2) Tài nguyên du lịch nhân văn
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền
thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng,
khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn
hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
- Thành phần các dân tộc. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học được
khai thác là điều kiện sinh sống, đặc điểm văn hoá, phong tục, tập quán, hoạt động
sản xuất với những sắc thái riêng của các dân tộc trên địa bàn cư trú cuả các dân
tộc. Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có tới 53 dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống
và cư trú ở các vùng miền núi xa xôi. Nhiều dân tộc vẫn giữ nguyên được những nét
sinh hoạt văn hoá truyền thống của mình, đặc biệt là các dân tộc Tày, Nùng, Dao,
Mường ở miền Bắc; các dân tộc Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Ba Na ở miền Trung và Tây
Nguyên; và các dân tộc Khơ Me ở đồng bằng sông Cửu Long, đều có những truyền
thống văn hoá có giá trị cao có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch.
- Các di tích lịch sử văn hoá là những không gian vật chất cụ thể, khách
quan, trong đó chứa đựng các giá trị nhiều mặt điển hình, do tập thể hoặc cá nhân
con người sáng tạo ra trong lịch sử để lại. Việc xếp hạng và phân loại các giá trị lịch
sử, văn hoá, khoa học của các các di tích được quy định trong Luật Di sản văn hóa
(2001) nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo tồn, khai thác, sử dụng di tích
phục vụ cho các mục đích nghiên cứu, du lịch Các di tích lịch sử văn hoá là một
24
nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, giữ vai trò chính trong việc thu hút khách du
lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
- Các lễ hội truyền thống. Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp rất
đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao
động mệt nhọc, là dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại như thờ
cúng tổ tiên, ôn lại truyền thống, hoặc để giải quyết những lo âu, những khao khát
ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được. Các lễ hội đặc biệt có sức hấp
dẫn khách du lịch bởi các yếu tố: (1) biểu hiện sống động của nền văn hóa dân tộc,
(2) thước đo sự phát triển của văn hóa dân gian, (3) đặc trưng của nền văn hóa nông
nghiệp, (4) biểu hiện của tính cộng đồng.
Lễ hội gồm hai phần: phần nghi lễ và phần hội
+ Phần nghi lễ là phần mở đầu cho các lễ hội với những nghi thức nghiêm
trang, trọng thể. Phần nghi lễ mở đầu ngày hội bao giờ cũng mang tính tưởng niệm
lịch sử, hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại. Nghi thức tế lễ nhằm bày tỏ lòng
tôn kính với các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong được thiên thời, địa lợi, nhân
hòa và sự phồn vinh hạnh phúc.
+ Phần hội diễn ra những hoạt động tiêu biểu, điển hình cho tâm lý và văn
hóa cộng đồng. Trong hội thường có các trò chơi dân gian.
- Các làng nghề và sản phẩm thủ công truyền thống: làng nghề thủ công là
trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi quy tụ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 01050003389_1_1131_2002687.pdf