MỞ ĐẦU . 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN
ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN . 9
1.1. Những công trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài . 9
1.2. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp
tục nghiên cứu. 26
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ VỀ GIÁ TRỊ
QUYỀN CON NGƢỜI TRONG LUẬT TỤC CỦA NGƢỜI THÁI Ở
TÂY BẮC VIỆT NAM. 35
2.1. Quan niệm về quyền con người và giá trị quyền con người. 35
2.2. Khái niệm, đặc điểm luật tục của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam
và vị trí, vai trò của luật tục của người Thái ở Tây Bắc trong đời sống
cộng đồng tộc người. 40
2.3. Mối quan hệ giữa luật tục của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam và
giá trị quyền con người . 49
2.4. Mối quan hệ giữa pháp luật và giá trị quyền con người trong luật
tục của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam . 50
2.5. Vận dụng những giá trị quyền con người trong luật tục, tập quán
trong việc thực hiện các quyền con người trên thế giới và Việt Nam. 62
Chƣơng 3: TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ TRỊ QUYỀN CON NGƢỜI
TRONG LUẬT TỤC CỦA NGƢỜI THÁI ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN
QUYỀN CON NGƢỜI TRONG CỘNG ĐỒNG NGƢỜI THÁI Ở
TÂY BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY. 72
3.1. Một số giá trị quyền con người trong luật tục Thái ở Tây Bắc Việt Nam . 72
3.2. Tác động của những quy định về quyền con người trong luật tục
Thái đến việc thực hiện các quyền con người trong cộng đồng người
Thái ở Tây Bắc Việt Nam hiện nay . 109
182 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giá trị quyền con người trong luật tục của người Thái tại Tây bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức trọng thì
phải khôn khéo, muốn khôn khéo phải dày công học hành. Tục ngữ Thái có
câu: “Kốn báu bók, báu son nắm chí pon pên ổn” (người không dạy bảo,
không dược học hành sẽ biến thành con dúi); “cốn báu ép báu hiến, pék tiến
báu mí say” (Người không học hành như đèn không bấc); “ Mí ma đảy phúk,
79
Mí lụk đảy bók xon” (Có chó phải buộc; có con phải dạy bảo); Học dễ hiểu
cái hay, biết cái dở - Học gần học xa, học ta, học người
`-Phương pháp giáo dục phải dựa trên lứa tuổi và giới tính và cần
phải kiên trì, mền dẻo, thường xuyên.
+Việc giáo dục trẻ em phải dựa trên lứa tuổi, và giới tính
Việc uốn nắn, dạy bảo con cái của bậc làm cha, làm mẹ chỉ có tác dụng
và thấm đẫm vào lòng người không thể là việc làm cứng nhắc, cá mè một lứa.
Mà phải phù hợp với lứa tuổi, giới tính và lựa chọn thời điểm để dạy bảo.
Luật tục Thái có câu: “Bók lụk, bók té lệnh; Bók lếch, bók té nọi” có nghĩa là
“Dạy con, dạy từ nhỏ; Dạy trẻ, dạy từ tuổi còn thơ” [29, tr100]. Bởi vì nếu
không dạy trẻ em từ nhỏ, thì lớn lên rất khó dạy bảo, dễ hư hỏng:
“Người già hãy dạy bảo con cháu
Để quá thì chúng lớn khó bảo
Cha dạy từ tốn, con cũng nổi giận, không nên
Lúc quá thời dạy dỗ,
Con cháu thành đần độn
Lớn lên tưởng mình cao bằng núi,
Những đỉnh núi cao không vượt gối của người.
Rùa bé lại muốn đòi chạy nhanh,
Vì thế chúng mới cưỡng cha mẹ” [33, tr13].
Con cái là trai hay gái thì Luật tục Thái cũng có những cách giáo dục
riêng: “Lụk nhinh nha nả ngai, Lụk chai nha nả lảu” [50, tr707] (Con gái dạy
trong bữa ăn trưa, Con trai dạy trong khi uống rượu), có nghĩa là: con gái
cần phải học cách nấu nướng, cách ăn trong bữa cơm, ăn trông nồi ngồi trông
hướng để sau này lấy chồng có thể đảm đương các công việc nội trợ trong gia
đình. Con trai cần phải học các luật tục trong bữa rượu, để khi trưởng thành ra
ngoài xã hội có cách cư xử đúng mực.
+Ngoài ra, việc giáo dục cần phải đơn giản, dễ hiểu, cần có sự kiên trì,
mềm dẻo, thường xuyên.
80
Cách thức giáo dục của người Thái dựa trên những lời dạy bảo trẻ gọi
là “quám bók lếch” nó tương tự như đồng giao tiếng Việt, nhưng có khác là
giáo dục tập trung từng chuyên đề.
Giáo dục, cần phải có sự kiên trì, dần dần. Dạy chó lấy roi, dạy con
lấy mắt (Bók lụk au ta, bó ma au mạy. Bók tói tỉnh, bók tói tiểu, Bók niến
niến chu mự).
“ Dạy từ từ, dạy dần dần
Dạy từng bước hàng ngày
Dạy con từ thuở còn thơ
Dạy tôi từ thuở bơ vơ mới về
Mắng con người, chạy vào rừng gianh
Chửi con mình, chạy rúc vào lòng
Yêu con chớ mớm ngọt
Thương cháu đừng bón chua.
Khéo dạy, con mới nên người
Chăm dạy điều hay, con mới khôn.
Khéo dạy con, được ăn cơm với bì
Chẳng khéo dạy, sẽ đeo gông qua bản” [29, tr100].
- Nội dung giáo dục trẻ em rất phong phú bao gồm những nội dung:
giáo dục vâng lời dạy bảo, ăn uống, tiết kiệm, về tình đoàn kết đặc biệt
người Thái rất coi trọng giáo dục trẻ em yêu lao động sản xuất.
+ Luật tục Thái giáo dục trẻ em vâng lời dạy bảo
Người Thái quan niệm, sinh con ra đã khó, nuôi dạy con còn khó hơn.
Do vậy, ngay từ nhỏ người Thái đã khuyên trẻ em phải nghe lời dạy bảo của
bề trên: ”Lếch lệch đảy phắng thỏi; Lếch nọi đảy phắng quám” (Trẻ thơ phải
nghe theo lời dạy; Trẻ nhỏ phải nghe theo lời khuyên) [35, tr176]. Cha mẹ
nào cũng muốn con mình ngoan ngoãn biết nghe lời nhưng nếu không biết
cách giáo dục mà chỉ đòn roi thì chưa chắc trẻ sẽ ngoan ngoãn, nghe lời. Vì
vậy, những lời khuyên dạy trẻ em vâng lời luôn là phương pháp dễ dàng và
đơn giản nhất để giúp cho trẻ em hình thành nhân cách ngay từ nhỏ. Người
Thái cho rằng: “Báu phắng quám bók pên nhên;Báu phắng quám son pên
81
nạk” (Không nghe lời dạy, nên cáo; Không nghe lời bảo thành con rái cá).
“Ếm bók nhá kại – ai bók nhá thiêng; Bók lỏ pay – say bỏ len” (Mẹ bảo chớ
cãi – Bố sai chớ chối; Bảo thì đi – sai thì chạy). “Chớ coi thường bố mẹ, Dù
nghèo túng cũng nuôi dạy mình khôn lớn” [34, tr40].
Người Thái cho rằng biết vâng lời không phải là điều dễ dàng, nhưng
với một chút kiên nhẫn và sự nỗ lực là cha mẹ có thể dạy con trẻ điều này.
Luật tục Thái có ghi: “Po me bók nhà hịak lá; Thảu ké va nhá hịak chắng”
(Cha mẹ dạy chớ cho là mắng; Già cả bảo chớ cho là ghét); “Phắng quám
bók lác chắng pên phủ; Phắng quám bók hụ chắng pên kốn” (Nghe lời dạy
hay, mới thành nhân; Nghe lời dạy khôn, mới thành người) [35, tr176].
+ Luật tục Thái giáo dục trẻ em ăn uống và tiết kiệm
Nếu như dân tộc Kinh có câu: “Học ăn học nói học gói học mở” là lời
răn dạy của tiền nhân đối với con cháu trong gia đình dòng tộc. Thì dân tộc
Thái có câu:” Pay bớng tin – kin bớng sáu; Kắm chẹp phaư kọ mặk; Luống
lắc hự lák kăn” (Đi xem chân – ăn xem người; Của ngon ai cũng thích; Hiểu
biết thì khác nhau). Ý nghĩa là: khi ăn, phải ăn thế nào cho có văn hoá, nói thế
nào cho lễ độ lịch sự. Đây chính là những đức tính nhân bản mà mọi người
đều phải học tập trong suốt cuộc sống nếu muốn làm người trưởng thành về
nhân cách và được người khác kính trọng. Sở dĩ phải học cách ăn uống, học
cách giao tiếp trong bữa ăn, vì tuy chỉ là những việc ai cũng biết, nhưng
không phải ai cũng làm tốt.
Vì vậy luật tục Thái đầu tiên luôn khuyên trẻ em hãy học cách ăn uống
sao cho lễ độ lịch sự vì nhân cách của một người sẽ được biểu lộ trong cách
ăn uống. Kin pháy đảy dom; Kin lai hạy – nón đảy khó (Ăn dè được dụm; Ăn
lắm nghèo, ngủ nhiều túng); “Kin đảy ngắm họt dák; Pák đảy ngắm họt
phít”(Ăn phải nghĩ khi đói; Nói phải nghĩ tới sai) [35, tr178].
Ngoài học cách ăn uống thì tiết kiệm cũng là một trong những bài học
quan trọng mà trẻ em nào cũng được cha mẹ dạy. Trẻ em dân tộc Thái luôn
được giáo dục về ý nghĩa của việc tiết kiệm qua những kinh nghiệm của các
thế hệ đi trước truyền dạy cho con cháu:” Nong luông mí chớ hảnh; Sáng
ngạnh mí chớ mết”(Ao to có lúc cạn; Mang nặng có lúc hết); “Hom khong
82
thả mướng dạk; Dák khảu vạy sự kìn” (Tiết kiệm phòng bất trắc; Thiếu gạo
cần tiền mua); “Kin lánh ngắm họt ngái; Kin mự nị ngắm họt mự pụk”(Ăn
bữa chiều, phải nghĩ tới bữa sáng; Ăn hôm nay nghĩ đến ngày mai) [34, tr54].
+Luật tục Thái coi trọng giáo dục cho trẻ em yêu lao động sản xuất. Là
cư dân nông nghiệp, người Thái sinh sống chủ yếu dựa vào canh tác đất đai ở
rừng núi và trồng trọt những loại cây lương thực thực phẩm ngắn ngày. Nói
về sự tác đông của hình thức sản xuất nông nghiệp này, người Thái có câu:
“Đảy khảu pín lằng xáư pá, Dák khảu cổm nả xáư khum măn” có nghĩa là
“Được mùa quay lưng vào rừng, Đói kém cúi mặt xuống hố mài”. Cho nên,
khát khao của những bậc làm cha làm mẹ của các thế hệ kế tiếp nhau của dân
tộc Thái là mong muốn con cháu được sinh ra, lớn lên, trưởng thành phải thực
thụ là những con người lao động siêng năng, cần cù, khéo léo, chăm chỉ.
Ngay từ lúc lọt lòng mẹ, trẻ em đã được các bậc sinh thành ru vào lòng những
câu ca đằm thắm, da diết và mang định hướng nhân văn: “Lớn đi nương cùng
cô; Lớn làm ruộng cùng bố; Lớn nhặt bông nương ruộng cùng mẹ”; và những
lời khuyên bảo về tinh thần lao động: “E kin nhá năng; É hăng nhá nón lai”
(Muốn ăn đừng ngồi lâu; Muốn giàu đừng ngủ lắm)”; “Của cải từ tay chân
làm ra là nguồn tuôn chảy, Của cải từ cha mẹ để lại là nước lũ cuốn đi” [50,
tr705].
Vì vậy, người lớn luôn hướng dẫn tập cho trẻ em làm những công việc
cơ bản. Từ cách cầm chổi, cầm dao, quét nhà, vót tên, chẻ lạt làm chuôi dao,
cán cuốc đến đan lát, cách cầm cung, bắn nỏ làm bãy, chông lao, hào trượt bắt
thú rừng
Nhóm Thái trắng (Táy Khao) có tết xíp xí (ngày 14 tháng bảy âm lịch),
trong ngày tết này người Thái trắng dành cho trẻ em cả một cái tết thường
được gọi là chiêng ninh nọi (tết trẻ em). Trong dịp này, tất cả trẻ em dưới 15
tuổi đều được kin suổn (ăn riêng) một con gà luộc, gọi là cảy tắc (gà riêng).
Đối với những đứa trẻ tham gia chăn trâu cho nhiều nhà sẽ được các gia đình
đó tặng thêm một con gà nữa ngoài con gà bố mẹ cho để nuôi. Vì thế, một số
trẻ em trong dịp tết này có đến 5, 6 con gà để nuôi. Đây là phong tục có ý
nghĩa giáo dục trẻ em khá hiệu quả đồng thời cũng là dịp để người lớn chăm
83
sóc con cháu của ông bà, cha mẹ và cũng là dịp động viên khuyến khích trẻ
em yêu lao động và yêu quý cả gia súc, công cụ sản xuất.
3.1.2. Tôn trọng, bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ theo Luật tục Thái
Trong các vấn đề được điều chỉnh, luật tục Thái có nhiều quy định về
bảo đảm quyền bình đẳng giữa các thành viên trong cộng đồng. Nhờ vậy,
trong xã hội người Thái, tính bình đẳng thể hiện ở mức độ cao. Trong cuộc
sống bình thường, người gốc bản, gốc mường, nhân dân, đàn ông, đàn bà ngồi
thường chung mâm ăn, cùng vui chơi khi hội hè. Trong săn bắn, ngăn suối
hoặc tát nước bắt cá, sản phẩm đều được chia phần như nhau, giữa các gia
đình và người tham gia, không phân biệt đàn ông và đàn bà. Trong gia đình,
vợ chồng đều có trách nhiệm nuôi, dạy con cái, quản lý tài sản, quan hệ bạn
bè, vợ chồng bình đẳng thay thế nhau trong việc hiếu hỷ. Trong sinh hoạtcộng
đồng, dù là người lãnh đạo như tạo hay phìa thì cơ bản cũng bình đẳng như
người bình thường: “Dú nọk hự pên chảu – Huôm pám lảu pên mú láu điêu”
(Ngồi chung mâm rượu mọi người như nhau)
Bên cạnh những giá trị về về quyền bình đẳng nói chung, luật tục Thái
có nhiều quy định có ý nghĩa bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ.
Xã hội Thái xưa theo chế độ phụ hệ, người phụ nữ Thái nói chung
không được đề cao, song họ vẫn có vị trí và vai trò quan trọng trong việc tạo
dựng, truyền thụ, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa tộc người. Tục ngữ
Thái có câu: “Báu mí chái cọ báu mi nhính. Báu mí nhính mák đin váng páu”
(Không có đàn ông thì không có đàn bà. Không có đàn bà thì trái đất bỏ
hoang) [29, tr30]. Câu tục ngữ này cho thấy rõ vai trò của người phụ nữ Thái
được đề cao. Ngoài ra, trong luật tục Thái, vai trò của người phụ nữ còn thể
hiện trong nhiều quy định khác, ví dụ như sau:
-Người con trai muốn tìm hiểu con gái phải đi “chọc sàn”. Đâylà
phong tục đẹp trong hôn nhân của đôi lứa dân tộc Thái. Từ quen nhau, yêu
nhau qua ánh mắt, người con trai mới đến chọc sàn để người con gái biết là có
người tán tỉnh. Người con gái ưng thì mở cửa ra sàn tâm sự, nếu không ưng
thì khước từ và con trai sẽ tự rút lui. Tục “chọc sàn” được thể hiện rất đẹp
trong luật tục Thái qua các câu ca dao:
84
“Trai mười ba biết làm sáo thổi
Mười bốn biết làm ra đàn môi
Làm đàn môi bằng lá ống đồng được tời hai mươi bốn chiếc
Làm được hai mươi ống sáo nho nhỏ tiếng kêu vui
Chàng mới đội áo lên đầu đi rong
Vắt áo lên vai xuống cầu thang đi dạo
Vung vẩy tay qua cửa nhà đi chơi
Đôi lứa gặp nhau ở sân hẹn
Chuyện trò bên bếp lửa ở sân
Lời qua lại như bắt đầu gõ một nhịp
Qua những ngày, những tối trở thành thân
Nặng một lòng bền chặt”
- Trai gái yêu nhau, người con trai muốn lấy vợ thì phải đi ở rể. Thời
hạn ở rể tùy thuộc vào đẳng cấp sự giàu có của gia đình người con gái hoặc
phẩm hạnh của người con gái đó. Thường người con trai phải đi ở rể nhà gái
từ 3 năm đến 12 năm, nếu con trai từ bỏ ở rể, nhà gái không trả công.
Chàng trai Thái khi đến tuổi lấy vợ sẽ tự đi tìm người con gái mà mình
ưng ý, sau đó được bố mẹ nhờ một ông mối (Phòlam) đến nhà cô gái để làm
mối. Nếu gia đình cô gái ưng ý, chàng trai sẽ bắt đầu cuộc đời ở rể.Theo đúng
tục lệ Thái, người con trai nào đi lấy vợ đều phải trải qua thời gian ở rể với ý
là để đền đáp công ơn song thân của vợ đã nuôi dạy vợ mình lớn lên thành
người. Lệ bản luật mường quy định: Tùy từng gia đình mà thời gian ở rể kéo
dài vài tháng, 2-3 năm, thậm chí ở rể luôn nhà gái. Nếu chàng trai ở rể suốt
đời, nhà gái phải chủ động hôn nhân và phí tổn đám cưới.Trong thời gian ở
rể, chàng trai phải trải qua thử thách, do vậy anh ta phải lao động chăm chỉ,
phải đảm nhiệm công việc nương rẫy, ruộng đồng cũng như mọi việc khác để
phụng dưỡng nhạc phụ, nhạc mẫu, mọi nền nếp đều phải chu tất.
Với người Thái đen (Tay Dam), sau thời gian ở rể, được nhà gái chấp
nhận thành vợ thành chồng thì hai gia đình thông gia phải làm lễ tăng cẩu
(búi tóc), chính thức công nhận đôi uyên ương là vợ chồng.
85
Để làm lễ tăng cẩu, nhà trai mang tới nhà gái một số lễ vật. Lễ tăng cẩu
được thực hiện ở gian gần bếp, có chuẩn bị sẵn một chậu nước lá thơm. Đại
diện phía nhà trai gội đầu, chải tóc và búi tóc cho cô gái. Tóc được búi lên,
cuộn lại bằng dây xà tích bạc và cài một chiếc trâm bạc để giữ cho tóc không
bị xổ ra. Trong lúc búi tóc cho cô gái, đại diện hai nhà cùng uống rượu và hát
đối đáp “khắp toóc” nói lên hoàn cảnh của gia đình nhà cô gái và chàng trai,
đồng thời thêm lời chúc và lời dặn dò đôi trai gái. Sau lễ tăng cẩu, lễ cưới có
thể được tổ chức bất cứ lúc nào mà hai gia đình muốn. Sau đó chàng trai và
cô gái được ngủ chung với nhau. Cũng từ đó cô gái phải luôn búi tóc vừa để
làm đẹp vừa như là một dấu hiệu thông báo cho các chàng trai khác biết rằng
mình đã có chồng.
-Trong nghi lễ lên nhà mới của người Thái, người vợ là người đầu tiên
bước vào nhà. Trước hết, người phụ nữ mang chiếc ninh xôi đặt vào cạn chiếc
cột bếp, sau đó đặt gói muối ớt vào chạn, gùi lúa lên sàn rồi nhóm bếp. Sau đó
thì những người khác mới được khiêng chăn, đệm đặt vào chỗ quy định sát
chân vách phía trên và làm những việc khác [27, tr.34].
- Người con trai khi lấy vợ thì lấy chữ trung làm trọng chứ không lấy
chữ trinh. Là một phần trong nền văn hóa phương Đông, xã hội Việt Nam
ngày xưa rất coi trọng tiết hạnh của người phụ nữ. Đối với người con gái,
"chữ trinh đáng giá ngàn vàng". Tiết trinh không những là một thước đo đức
hạnh của người phụ nữ mà còn là chuẩn mực để đánh giá cả gia phong, lễ
giáo của gia đình người con gái. Cho nên, "gìn vàng giữ ngọc" được coi là
quy tắc và bổn phận của người con gái đối với lễ nghi, danh dự của cả gia
đình. Chữ trinh trong xã hội phong kiến được coi trọng đến nỗi cha mẹ thà
mất con còn hơn là chấp nhận một đứa con gái không còn trong trắng trước
khi yên bề gia thất, vì sợ thiên hạ chê cười, dèm pha, khó lòng ngước mặt
nhìn ai.
Tuy nhiên, trong luật tục của người Thái có những tư tưởng rất tiến bộ,
trong đó người con trai khi lấy vợ coi trinh tiết không quan trọng bằng tình
cảm và sự chung thủy, chính vì vậy mà luật tục có những quy định về việc
trai tân lấy gái bỏ chồng hoặc chửa hoang. Ví dụ: “Con trai lấy con gái chửa
86
hoang, nếu lo được tiền phạt vạ thì được phép cưới đem về nhà ngay, không
phải ở rể” [50, tr579].
- Hình thức hôn nhân tiến bộ một vợ, một chồng, trong cuộc sống gia
đình phụ nữ không bị chồng đánh đập; vợ chồng hòa thuận, tôn trọng lẫn
nhau. Người Thái có quan niệm: “báu tai – báu hạng, báu cả lảng báu váng”
(không chết không bỏ, còn hơi thở không rời). Thực tế thì chỉ có quan lại
phong kiến người Thái sau này mới lấy vợ lẽ. Quan niệm cho rằng yêu nhiều
gái, lấy nhiều vợ là người không có hạnh phúc. Người Thái cho rằng : “khong
mí nọi chắng pianh” (của có ít mới quý).
Trong xã hội người Thái, người phụ nữ luôn được đề cao, trong gia
đình có những chuyện vợ chồng bất hòa nhưng đàn ông không bao giờ đánh
phụ nữ.Luật tục quy định nếu chồng đánh vợ thì phải mổ lợn cúng vía vợ, mời
bà con đến dạy bảo: “Trái tặp mía trái chạ, Khả mu lạ hảu pươn kin” (Trai
đánh vợ, trai dốt – mổ lợn người ăn không). Vì vậy, người Thái xưa trong
cuộc sống gia đình, vợ chồng cùng chăm sóc con cái, xây dựng gia đình, sống
với nhau rất chung thủy, hòa thuận, hạnh phúc. Tục ngữ Thái nói rất rõ về
điều này như sau:
“Chồng vợ:
Buồn phiền không bỏ
Đói khổ không lìa”
Chồng lam vợ làm
Chiều chồng mất việc cửi
Chiều con không được ngủ;
Dệt ba lần vải mới quen với khung cửi
Ba con mới nên nghĩa vợ chồng;
Vợ chồng yêu nhau chem. Núi đèo cũng lở
Vợ chồng không thương nhau chem. Dây leo cũng không đứt” [29, tr94].
- Phụ nữ được phân công làm việc nhẹ. Trong đời sống vật chất, người
phụ nữ Thái luôn có vai trò quan trọng, được phân công những công việc nhẹ
hơn nam giới. Việc tham gia của họ vào các hoạt động kinh tế như trồng trọt,
87
chăn nuôi, thủ công nghiệp và đảm đương công việc nội trợ đều được sắp xếp
công việc nhẹ hơn nam giới.
Người Thái là cư dân nông nghiệp trồng trọt với hai phương thức canh
tác chính: ruộng nước và rẫy. Từ xa xưa đến nay, trong hai phương thức canh
tác này, trong sự phân công lao động tự nhiên, phụ nữ Thái luôn có được ưu
tiên công việc nhẹ nhàng hơn. Đối với làm nương rẫy, tục ngữ Thái có câu:
“Ham mạy phua au cốc. Lộc hay mía dệt bón cánh” (Khiêng cây vợ lấy ngọn.
Phát nương nhường cho vợ chỗ dễ). Trong canh tác ruộng, phụ nữ luôn trực tiếp
và giúp chồng tham gia vào các khâu nhổ mạ, phát bờ, cày cấy, làm cỏ, thu
hoạch và vận chuyển. Tục ngữ Thái cũng nói về sự ưu tiên đối với phụ nữ:
“Thương chồng năng dệt cửi
Yêu con, chăm vá may
Mến vợ, ruộng nương không biết nhác
Chồng sửa sàn để nước, vợ đưa rìu
Chồng sửa sàn để phơi, vợ đưa lạt
Chồng đi đường, vợ mổ gà gói cơm” [29, tr95].
Ngoài việc làm ruộng, làm rẫy thì công việc của phụ nữ có chồng ghi
trong sách cổ như sau: sinh đẻ - nuôi, dạy con cái, canh cửi kéo tơ, dệt vải cho
mặc và nằm, chăn nuôi gia cầm – làm vườn rau, nấu nướng – bếp núc, tiếp
khách Tục ngữ Thái có câu: “Báu mí po ún hướn hại, báu mí me ải hướn
mong” (Không có chồng nhà rách, không có vợ, nhà vắng vẻ, mốc meo) [25,
tr44].Nếu như đàn ông làm những việc lớn như dựng nhà, kiếm gỗ, làm
nương thì phụ nữ phụ trách những công việc nhẹ nhàng như nấu nướng, thêu
thùa, trang trí, dọn dẹp nhà cửaTất cả những công việc đó đều thể hiển sự
ưu tiên đối với phụ nữ với các công việc trong gia đình, nhưng công việc đó
cũng đều đòi hỏi sự tinh tế trong phẩm chất vốn có của người phụ nữ.
- Bình đẳng trong gia đình. Tuy được phân công những công việc nhẹ,
nhưng sự tham gia của phụ nữ trong mọi công việc là không thể thiếu. Ở
phạm vi dòng họ, mặc dù không có quyền quyết định, nhưng phụ nữ vẫn được
tham gia bàn bạc các công việc quan trọng của dòng họ như cưới xin, tang
ma.Những phụ nữ góa bụa được cộng đồng coi là chủ nhà, có quyền lợi và
88
nghĩa vụ như mọi chủ nhà là nam giới trong dòng họ, cùng với chồng bàn bạc
kế hoạch làm ăn, mua bán, tiếp kháchKhi chết, chồng cũng để tang 3 năm
theo quy định chung, người vợ là tay hòm chía khóa của gia đình. Luật tục
Thái quy định về luật để tang: “Nếu chồng chết, vợ phải kiêng ba năm mới
được đi lay chồng (kiêng mái). Nếu vợ chồng bỏ nhau, vợ phải kiêng ba tháng
mới được đi lấy người khác (kiêng hạng)” [50, tr662].
- Khi sinh đẻ được chồng chăm sóc chu đáo, được đông đảo bà con đến
mừng: Ngay từ ngày đầu khi sinh em bé, bà con dân bản gần xa đến thăm
người đẻ đã mang gạo nếp ngon để làm khẩu lam (cơm lam), mỗi người mang
một bó thuốc để sản phụ vừa đun uống, vừa đun tắm và một khúc củi gỗ để
đốt trong tháng sưởi lửa.Còn ngườichồng chuẩn bị thức ăn ngon cho vợ và
nằm cạnh đỡ đầu thay tã cho con để vợ ngủ, đọc sách, ngâm thơ, kể truyện,
vui vẻ cùng vợ nằm bên bếp lửa một tháng gọi là (bươn pháy) [13, tr225].
Những tập tục đó thể hiện tình cảm, sự ưu tiên, quan tâm đặc biệt của cộng
đồng Thái đối với phụ nữ và trẻ em.
3.1.3. Tôn trọng, bảo vệ quyền văn hóa theo luật tục Thái
Có thể nói, những quy định của luật tục đều mang đậm nét bản sắc văn
hóa, từ đó hình thành nên một nền văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái. Việc
bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Thái được thể hiện qua các khía
cạnh sau:
Thứ nhất, luật tục bảo vệ, giữ gìn ngôn ngữ và văn hóa tinh thần của
người Thái
Ngôn ngữ thể hiện luật tục Thái, dù ở dạng truyền miệng hay thành
văn, đều thể hiện phổ biến dưới dạng văn vần. Đó là hình thức chuyển tiếp
giữa khẩu ngữ hàng ngày với ngôn ngữ thi ca. Hình thức ấy giúp người ta dễ
nhớ, dễ thuộc và dễ lưu truyền từ người này sang người khác, giữa thế hệ
trước với thế hệ sau. Ví dụ, truyện thơ Thái có câu: Mù báu khôn nha, ma báu
khốp; Xốp báu hí, khẻo báu nhống (Lợn không dựng lông, chó chẳng cắn;
Mồm không dài, răng không nhô ra) [23, tr22]. Câu này ý nói rằng, khi phân
xử một vấn đề gì đều phải xem xét cả hai phía, có nghĩa giống như câu: Tiên
trách kỷ, hậu trách nhân của người Kinh.
89
Hình thức văn vần như thế thường được thể hiện ở trong kho tàng ca
dao, tục ngữ của các dân tộc và tạo nên một thứ ngôn từ đặc biệt. Sự đặc biệt
đó được biểu đạt bằng cách ví von, so sánh lặp đi lặp lại và ưa thích dùng
ngoa ngữ nhằm khẳng định và tăng sức mạnh cho điều muốn nói. Có thể nói
đây là thứ văn chương truyền miệng mang ý nghĩa và có vai trò, tác dụng giáo
dục cao trong các cộng đồng. Vì vậy, ngôn ngữ của luật tụcđược coi như là
một di sản văn hóa tinh thần quý báu và độc đáo của người Thái.
Thứ hai, luật tục giữ gìn kho tàng tri thức dân gian của người Thái
Luật tục là một hình thức đặc biệt của văn hóa, nó tham gia điều tiết
văn hóa truyền thống sao cho phù hợp với trình độ, môi trường tự nhiên, điều
kiện lịch sử của từng cộng đồng. Chính luật tục đã góp phần tạo dựng và giữ
gìn kho tàng tri thức dân gian của cộng đồng người Thái, bởi nó đề cập tới
cách thức xử lý trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau trong đời sống của
người Thái, như các hình thức kiếm ăn, các tập quán sản xuất, quan hệ nam
nữ, cũng như tổ chức xã hội, lễ nghi, các hoạt động văn hóa tinh thần. Ví dụ,
để bảo vệ nguồn nước, người Thái thường cấm phá rừng đầu nguồn là nơi trú
ngụ của các vị thần linh hay ma quỷ. Phá rừng đầu nguồn được coi là xúc
phạm tới nơi ở của các lực lượng siêu linh đó, là coi thường các thế lực tự
nhiên mà cộng đồng tôn thờ. Luật tục người Thái đen ở Thuận Châu (Sơn La)
quy định: “Đầu mường có “rừng hồn chiềng”, là nơi rừng cấm rừng thiêng
rộng lớn. Cạnh mường còn có khu rừng mang tên Chiềng Kẻo là khu rừng
được sử dụng làm nghĩa địa của mường cũng là rừng kiêng, cấm không ai
được chặt phá” [50, tr584]. Những quan niệm như vậy đã trở thành nhận
thức tự thân của mọi thành viên trong cộng đồng. Ở đây, những luật tục đó
không chỉ phản ánh những hiểu biết chung của cộng đồng mà quan trọng hơn
là nhằm khuyến khích, động viên mọi hành vi tốt, ngăn chặn, loại trừ những
hành động xâm hại đến lợi ích cộng đồng.
Ngoài ra, tìm hiểu, nghiên cứu luật tục cũng có nghĩa là tìm hiểu nghiên
cứu kho tàng tri thức dân gian về nếp sống văn hóa của các dân tộc. Vì luật
tục đề cập đến toàn bộ hoạt động đời sống của một cộng đồng, dân tộc, cho
nên việc bảo vệ, duy trì luật tục có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ
90
quyền văn hóa của cộng đồng, dân tộc đó. Đối với người Thái, việc tôn trọng,
bảo vệ quyền văn hóa được thể hiện như sau:
Luật tục Thái giữ gìn văn hóa ẩm thực, Ăn uống là một nghệ thuật,
phản ánh những giá trị văn hóa của một cộng đồng. Dân tộc Thái, cũng như
các dân tộc khác, đều có văn hóa ăn uống của riêng mình. Văn hóa đó được
bảo vệ bởi những quy định của luật tục như về khẩu phần bữa ăn hằng ngày
và cơm khách; đồ ăn trong các dịp lễ tết; cỗ bàn trong đám tang; ăn uống
trong lúc sinh đẻ đều có những quy định rất cụ thể. Ví dụ, trong bữa ăn hàng
ngày, người Thái thích ăn xôi nếp với khẩu phần truyền thống: Cơm – cá (hấp
hoặc nướng). Tục ngữ Thái có câu: khau nông na, pa đúc ming (xôi nếp nông,
cá trê nướng) [36, tr376]. Trong quá trình đồ xôi, sau khi xôi chín, người ta
đổ ra mẹt (tiếng Thái gọi là đồng biên đan bằng may ỏ (cây sậy) hay đổ lên
phả (làm từ khoanh gỗ cây sấu hay gỗ cây vả). Xôi đổ lên những đồ vật đó sẽ
không bị ướt, sau khi quạt hơi bay đi thì nhồi vào ép khảu, có nơi gọi là cóm
khảu (đồ đựng xôi được đan bằng tre). Người phụ nữ Thái khi ngồi quạt xôi
phải ngồi hơi né nghiêng người, tuyệt đối không được ngồi trực diện, nhất là
dạng hai chân vào đồng biên hay phả đang có xôi. Luật tục này được áp dụng
cho cả lúc phụ nữ ngồi ăn cơm, uống nước hay tiếp khách. Đây chính là một
trong những “thước đo” giá trị của người phụ nữ Thái. Người Thái cho rằng
miếng ăn trong lễ hội, lễ tết không đơn thuần là miếng cơm, miếng thịt thông
thường mà là miếng phúc miếng lộc do thần linh ban tặng, chứng giám, vì vậy
người ta phải ăn uống đúng nghi thức, trang trọng và thanh lịch.
Trong những bữa ăn trong đám ma, người Thái cũng tuân thủ một số
luật tục truyền thống, ví dụ, tang chủ không bao giờ để cho các mâm thiếu
thức ăn, nếu mâm nào vơi thức ăn lập tức nhóm cốc tua (những người đến
giúp tang chủ nấu nướng thức ăn phục vụ đám ma) sẽ đem thức ăn đến thêm
ngay. Người Thái quan niệm, mọi người đã không tiếc công sức đến chia
buồn với gia đình, thì gia đình phải phục vụ đầy đủ. Có làm được như vậy
mới báo phúc, báo hiếu được với người đã mất.Trong bữa cơm, con cháu
trong nhà bao giờ cũng phải ăn sau cùng, đặc biệt họ phải chia nhau ăn những
thức ăn đã bày trên mâm cúng. Trong khi ăn nếu là con trai, con rể phải đội
91
mũ rơm, lưng thắt bao dao, con gái con dâu sẽ đội mu huột (khăn trắng chùm
lên đầu) để chứng tỏ sự vất vả, đau khổ khi cha, mẹ mất. Tất cả những nghi
thức trên đều
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_gia_tri_quyen_con_nguoi_trong_luat_tuc_cua_nguoi_tha.pdf