1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Phạm vi nghiên cứu 3
5. Ý nghĩa của đề tài luận văn 3
6. Cơ sở dữ liệu đã sử dụng 3
7. Phương pháp nghiên cứu 4
8. Kết quả đạt được của luận văn 5
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 5
10. Cấu trúc của luận văn 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐÔ THỊ 6
1.1. Đô thị, đất đô thị, đô thị hóa, sử dụng đất đô thị 6
1.1.1. Khái niệm đô thị 6
1.1.2. Đất đô thị 7
1.1.3. Đô thị hóa 8
1.1.4. Sử dụng đất đô thị 9
1.2 Vai trò của đất đô thị 12
1.3. Cơ sở lý luận của việc sử dụng hợp lý đất đai 13
1.4. Quy hoạch đô thị 17
1.5. Cơ sở pháp lý về quản lý, sử dụng và phát triển đất đô thị 18
1.6. Quy hoạch sử dụng đất đô thị 21
1.6.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất đô thị 21
1.6.2. Nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất đô thị 22
1.6.3. Nguyên tắc cơ bản trong quy hoạch sử dụng đất đô thị 22
1.6.4. Nội dung chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất đô thị 24
1.6.5. Cơ sở xây dựng quy mô đất đai trong việc lập quy hoạch sử dụng đất đô thị 26
1.7. Các quan điểm nghiên cứu 28
1.8. Các công trình nghiên cứu trên lãnh thổ có liên quan 29
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀTHỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT PHƯỜNG TRÀNG MINH, QUẬN KIẾN AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 33
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội phường Tràng Minh 33
2.1.1. Vị trí địa lý 33
105 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu xây dựng định hướng sử dụng hợp lý đất đai phường Tràng minh, quận Kiến an, thành phố Hải phòng đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vực đồi núi)
Nhìn chung phường Tràng Minh có nền địa hình phong phú và đa dạng có núi, có sông nằm bao quanh khu vực, có đặc điểm riêng với cảnh quan thiên nhiên phong phú, tỉ lệ đất nông nghiệp còn nhiều thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà vườn phục vụ du lịch sinh thái.
2.1.3. Khí hậu, thủy văn
+ Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình hàng năm: 25,00C
Nhiệt độ tháng trung bình lạnh nhất (tháng 1): 16,80C
Nhiệt độ tháng trung bình nóng nhất (tháng 7): 29,40C
Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 39,5 0C
Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: 9,0 0C
+Mưa:
Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.497.7mm
Số ngày mưa trong năm: 177 ngày
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tháng mưa lớn nhất là tháng 8 với lượng mưa 352mm
+Độ ẩm: Có trị số cao và ít thay đổi trong năm:
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 01là 80%
Mùa mưa ẩm từ tháng 3 đến tháng 9 là 91%
Độ ẩm trung bình trong năm là 83%
+ Gió: Hướng gió thay đổi trong năm
Từ tháng 11 đến tháng 3 hướng gió thịnh hành là gió Bắc và Đông Bắc
Từ tháng 4 đến tháng 10 hướng gió thịnh hành là gió Nam và Đông Nam
Từ tháng 7 đến tháng 9 thường có bão cấp 7-10, đột xuất có bão cấp 12
Tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 40m/s
+ Thủy văn:
Khu vực nghiên cứu nằm ven sông nên chịu ảnh hưởng trực tiếp thủy văn mà đặc trưng là chế độ thủy triều, tính chất của thủy triều là nhật triều thống nhất với hầu hết các ngày trong tháng.
Mạng lưới sông ngòi kênh mương dày đặc
Sông Đa Độ có chiều rộng: 150 – 200m
Sâu từ 5-7m chỗ sâu nhất khoảng 12m
Lưu lượng nước chảy ra sông Khuể lớn nhất khoảng 1260m3/s, nhỏ nhất khoảng 120m3/s. Mực nước sông cao nhất vào mùa mưa 5 - 7,5m, thấp nhất vào mùa khô là 2.5 – 3,5m.
Nhìn chung đặc điểm khí hậu rất thuận lợi cho việc đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của nhân dân trong phường cũng như cung cấp cho các phường khác trong quận.
+ Địa chất công trình
Khu vực đồi núi R = 0,5kg/cm2
Khu vực đồng bằng R = 0,3 – 0,5kg/cm2 [32].
2.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng và tài nguyên
Địa hình phía bắc của phường Tràng Minh là vùng trung du, có đồi xen kẽ với đồng bằng và ngả thấp dần về phía Nam. Địa hình phường Tràng Minh thay đổi rất đa dạng phản ánh một quá trình lịch sử địa chất lâu dài và phức tạp. Phần bắc phường Tràng Minh có dáng dấp của một vùng trung du với những đồng bằng xen đồi trong khi phần phía Nam thành phố lại có địa hình thấp và khá bằng phẳng của một vùng đồng bằng thuần tuý nghiêng ra vùng sông ven biển. Dãy núi là thành phần nhỏ của Dãy chạy từ An Lão đến Đồ Sơn đứt quãng có nhánh An Sơn - Núi Đèo cấu tạo chính là đá cát kết có hướng Tây Bắc Đông Nam gồm các núi Cột cờ.
Đất phường Tràng Minh, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng được phân thành 2 nhóm đất chính: Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng đồng bằng ven sông, có địa chất tính bồi đệ tứ gồm đất phù sa, lớp sét, á sét, á cát, cát và bùn. Nhìn chung địa chất công trình yếu.
Tầng trầm tích lục nguyên màu sặc sỡ có xen một tập đá vôi là đặc trưng phường Tràng Minh, quận Kiến An. Trầm tích nơi đây bao gồm đá vụn cát sét và đá vôi sét màu xám sẫm. Dựa trên những bằng chứng thạch học và hóa thạch (đặc biệt là hóa thạch Tay cuộn tuổi silua muộn tìm thấy rất nhiều trong khu vực) có thể kết luận địa tầng trong vùng từ dưới lên chia thành 2 tập chuyển tiếp liên tục. Tập 1 với thạch học gồm sạn hết, cát kết lớp mỏng, màu vàng xám hoặc tím đỏ. Các hạn sạn là mảnh vụn thạch anh, silic, đá phiến sét xen lẫn các lớp sét bột kết. Tập 2 với thạch học cát bột kết màu tím đỏ xen các lớp sét vôi, sét vôi silic màu đen, màu xám.
Nhóm đất phù sa: Nhóm đất này nằm dọc theo phía Bắc của sông Đa Độ với chiều dài khoảng 10 km. Nhóm đất phù sa rất màu mỡ thuận lợi cho ngành nông nghiệp: trồng lúa, vườn cây, rau hoa... Nhóm đất này được phân chia ra làm đơn vị đất: Đất phù sa được bồi hàng năm; Đất phù sa không được bồi; Đất phù sa không được bồi.
Nhìn chung đất đai phường của phường Tràng Minh, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng có địa hình bằng phẳng, đất trong sản xuất nông nghiệp có hàm lượng các chất dinh dưỡng thuộc loại tốt, thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hoá đồng ruộng và thâm canh cao với các cây trồng thích hợp như: cây lương thực, thực phẩm, rau màu và một số cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.
2.1.5. Thực trạng môi trường
Phường Tràng Minh (vẫn quen gọi là làng Phù Lưu) nằm sát Nhà máy nước Cầu Nguyệt, Hải Phòng. Vậy mà 20 năm nay phường thiếu nước sạch, nước giếng sâu 60m chỉ dùng để rửa rác. Phường Tràng Minh, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng, từ những năm 80 của thế kỷ trước, nổi tiếng với nghề thu gom, tái chế phế liệu. Làng nghề là cứu cánh cho hàng nghìn lao động địa phương, nhiều hộ dân đã đổi đời, trở thành tỷ phú nhờ phế liệu. Nhưng mặt trái của sự phát triển là tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.
Với đặc điểm là phường có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ nằm xen kẽ trong các khu dân cư, do tính chất sản xuất với thiết bị cũ, sự hiểu biết về các giải pháp khống chế ô nhiễm còn hạn chế, phường Tràng Minh có ngành nghề thu gom, thu mua tái chế phế liệu, phế thải vì vậy lượng rác thải thu mua về nhiều và thải rác thải ra cũng rất nhiều. Mặt khác những cơ cở sán xuất này gây ô nhiễm môi trường về khí thải, bụi, tiếng ồn .....Tất cả những vấn đề ô nhiễm trên gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân nơi đây.
Cuối tháng 6/2005, Sở tài nguyên môi trường Hải Phòng phân tích nguồn nước tại Phù Lưu phát hiện nồng độ sắt trong nước giếng khơi cao gấp 10 lần tiêu chuẩn cho phép; nồng độ nhu cầu hóa học (COD) trong nước mương cao gấp 2,85 lần; chỉ tiêu Coliform trong nước mương vượt 1,8 lần. Chính vì vậy cần di chuyển các cơ sở sản xuất này ra khỏi khu dân cư và quy hoạch riêng làng nghề. Để giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, giải pháp cơ bản, lâu dài là đưa khu thu mua, tái chế ra khỏi khu dân cư. Hiện nay, UBND quận Kiến An đang nghiên cứu quy hoạch một khu làng nghề mới cho phường Tràng Minh. Khu quy hoạch này phải đảm bảo được nhiều yếu tố như bảo đảm được vấn đề xử lý chất thải, nước thải, xa khu dân cư nhưng vẫn thuận lợi cho hoạt động sản xuất của người dân địa phương. “Đây là bài toàn khó cho UBND quận Kiến An”
2.1.6. Đánh giá chung về đặc điểm điều kiện tự nhiên
Phường Tràng Minh nằm trong đô thị trung tâm của quận Kiến An, thành phố Hải Phòng được phát triển theo hướng đô thị sinh thái. Lợi thế của phường là có quỹ đất dồi dào, tài nguyên thiên nhiên có rừng xanh bao phủ đồi núi cùng hệ thống sông ngòi bao bọc. Đó là điều kiện phát triển đô thị hiện đại, bền vững, có đặc điểm riêng với cảnh quan thiên nhiên phong phú .
2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2.1.Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước giai đoạn 2011- 2020; triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; năm hết sức khó khăn bởi tình hình lạm phát, cơn bão giá đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh trên địa bàn phường, song với sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Quận uỷ - UBND và các ban ngành đoàn thể quận. Đảng bộ, quân và dân phường Tràng Minh đã nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất, chủ động tìm giải pháp khắc phục khó khăn, tập trung phấn đấu hoàn thành khá toàn diện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, trong đó một số chỉ tiêu hoàn thành vượt mức kế hoạch quận giao [33].
Giá trị SXCN - TTCN trên địa bàn tăng 15%
Doanh thu thương mại dịch vụ tăng 19,65%
Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 3%
Năng suất lúa đạt 96,6 tạ/ha/năm
Thu ngân sách địa phương tăng 3%
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tăng 1,37%
Công nhận tổ dân phố văn hoá cấp quận 1-2 tổ
Số lao động được giải quyết việc làm trong năm 585 lượt người.
2.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Trên địa bàn dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, giá cả biến động nhưng đã có mức tăng trưởng. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thực hiện 560/450 tỷ đồng đạt 124,4% kế hoạch năm, tăng 15% so cùng kỳ, UBND phường chủ động, tích cực quam tâm, tạo điều kiện cho các hộ SXKD, tháo gỡ khó khăn: như tạo hành lang pháp lý, cơ chế hỗ trợ vay vốn.
Về hoạt động thương mại dịch vụ: Có mức tăng trưởng, khu vực chợ, hệ thống các đại lý kinh doanh, cửa hàng hoạt động có hiệu quả. Doanh thu thương mại dịch vụ thực hiện 109/80 tỷ đồng bằng 136,25 % kế hoạch năm, tăng 19,65% so cùng kỳ. Một số sản phẩm chủ yếu được sản xuất và tiêu thụ tốt, các mặt hàng phong phú đa dạng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, chiếm lĩnh thị trường.
Về sản xuất nông nghiệp - nuôi trồng thuỷ sản: phường Tràng Minh xây dựng kế hoạch, lịch gieo cấy thông báo trên hệ thống truyền thanh phường và các tổ dân phố; hướng dẫn bà con nhân dân kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nâng cấp, sửa chữa đường nội đồng, nạo vét kênh mương tại các xứ đồng đạt 100% kế hoạch năm. Đảm bảo nước tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 8.710/8.650 triệu đồng đạt 100,69% kế hoạch giao; năng suất lúa đạt 96,6/96 tạ/ha đạt 100,3% kế hoạch năm tăng 0,3 tạ so với cùng kỳ, sản lượng cả năm đạt 1.133 tấn. Phối hợp cùng phòng Kinh tế quận và các cơ quan chức năng hướng dẫn nhân dân trong công tác phòng trừ sâu bệnh bảo vệ lúa. Tiếp tục thực hiện Nghị Quyết 10 về khuyến khích phát triển nông nghiệp.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm: Duy trì và phát triển tổng đàn gia súc, gia cầm, thủy cầm 16.852 con, tổ chức tiêm phòng bệnh cho 15.542 con. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát giết mổ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh lây lan dịch bệnh. Thực hiện có hiệu quả và kịp thời không để phát sinh dịch trên địa bàn phường [34].
2.2.3. Dân số, lao động và việc làm
Tổng số dân toàn vùng: 11.000 nghìn dân với 2536 hộ
Trong đó: Nam 5231 người (47,5%)
Nữ 5769 người (52,5%)
Tổng số lao động: 5528 người (50,25% dân số)
Lao động nông nghiệp: 3985 người( 72,08% tổng số lao động)
Lao động phi nông nghiệp: 1543 người (27,92 tổng số lao động) [34].
2.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Nói chung cơ sở hạ tầng của phường đang trong quá trình bắt đầu đô thị hóa, các chỉ tiêu về cấp nước, thoát nước, quản lý rác thải rắn Còn ở mức rất thấp so với các phường trung tâm của thành phố
Dân cư hiện của phường còn thưa thớt, nhà cửa chủ yếu là các căn hộ 1- 3 tầng, các căn hộ 5 tầng còn ít. Tuy nhiên xu hướng đô thị hóa bắt đầu tăng nhanh trong các năm gần đây cùng với sự đầu tư của các cơ sở của các doanh nghiệp như công ty ô tô Chiến Thắng, công ty xây lắp điện Việt Tiến, công ty ô tô Hoa Mai, công ty thép Tuấn Hương Và đặc biệt dự án 20ha khu nghiên cứu, chuyển giao và ươm tạo công nghệ Hải.
Về giao thông: tuy chưa trong tình trạng quá tải về giao thông nhưng về chất lượng đường xá ở đây cũng vào loại bình thường.
Các tuyến đường đi qua phường có chiều dài khoảng 15km đã được nâng cấp, mặt đường phần lớn là thâm nhập nhựa và bê tông.
Tuyến đường Trần Tất Văn L = 2,8 km B = 22m
Tuyến đường Quy Tức L = 1,2km B = 7,0m
Tuyến đường Trần Văn Cẩn L = 2,0km B = 7,0m
Tuyến đường Thi Đua L = 1,0 km B = 7,0m
Các đường đi trong phường được bê tông hóa có mặt rộng từ 2,0 – 5,0m
- Thuỷ lợi:
Hệ thống kênh mương :
Mương Quy Tức L = 1000m, Mặt cắt ngang lòng mương B x H = 6 x 1,2m.
Mương Thi Đua L = 2000m, Mặt cắt ngang lòng mương B x H = 6 x 1,3m.
Mương Đồng Vọ L = 3000m, Mặt cắt ngang lòng mương B x H = 8 x 1,5m.
Mương Đường Ngang L = 1500m, Mặt cắt ngang lòng mương B x H = 6 x 1,3m.
Mương Bãi Ruồi L = 2500m, Mặt cắt ngang lòng mương B x H = 1,2 x 1,6m.
Hướng thoát, hướng tiêu nước của hệ thống thủy lợi là chảy ra sông Lạch Tray và sông Đa Độ.
- Hệ thống điện sinh hoạt
Nguồn điện: Nguồn cấp điện cho phường Tràng Minh, quận Kiến an hiện tại lấy từ các trạm biến áp 110kv An Lạc thông qua trạm biến áp trung gian 35/6kv Kiến An.
Nhìn chung hầu hết lưới điện trung và cao áp đều đã cũ và tất cả đều đi nổi, kém mỹ quan và thiếu an toàn trong cung cấp điện. Hơn nữa khả năng của lưới điện cũng không đảm bảo việc cung cấp điện cho tương lai. Vì vậy cần thiết cải tạo và xây dựng lưới điện mới cho phường và cho quận.
- Hệ thống nước sạch cho sinh hoạt
Nguồn nước: Nhà máy nước Cầu Nguyệt công suất thiết kế là: 60.000m3/ngày đêm. Công suất thực tế 14.000 – 15.000m3/ ngày đêm cấp cho toàn quận.
Chỉ tiêu dùng nước: 100 – 120lít/người (ngày đêm).
- Hệ thống xử lý nước thải và vệ sinh môi trường
Nước thải được có hệ thống cống D1000 – 1200 nằm dọc trục đường Trần Tất Văn.
Các hệ thống cống D500 nằm các tuyến đường Thi Đua, Trần Văn Cẩn, Phù Lưu, Quy Tức.
Các trục đường chưa được cải tạo cống hộp (rãnh hở) nằm trong các khu dân cư đều chảy chung cùng hệ thống thoát nước mưa đổ ra sông Đa Độ và sông Lạch Tray.
Rác thải do công ty TNHH một thành viên thu gom đưa về bãi chôn lấp rác tại Đồ Sơn [32].
2.3. Thực trạng sử dụng đất phường Tràng Minh, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng
2.3.1. Hiện trạng đất đai đô thị phường Tràng Minh
Phường Tràng Minh chưa có quy hoạch chi tiết cụ thể nên việc sử dụng đất theo quy hoạch tổng thể của quận còn bất cập và khó khăn.
Là phường chiếm 70% đất ở là thổ cư của ông cha để lại không có bất cứ thủ tục giấy tờ gì về đất đai, nhà ở xen canh ruộng cấy, vì vậy rất khó khăn cho công tác quản lý, nhân dân trong phường không chịu tìm hiểu chính sách pháp luật dẫn đến việc thực thi quy hoạch rất khó khăn.
Quỹ đất nông nghiệp còn khá nhiều, nhiều khu vực đã bỏ hoang hóa không canh tác được khoảng từ 15 – 20 năm gây nêm lãng phí đất. Vì vậy để sử dụng hợp lý đất đai của phường Tràng Minh cần nghiên cứu xây dựng định hướng sử dụng đất cho phù hợp.
2.3.2. Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản
Cùng với công tác thực hiện Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn, phường Tràng Minh, quận Kiến an đã triển khai đồng bộ các nội dung quản lý nhà nước về đất đai, từng bước đưa công tác quản lý đất đai về nề nếp, nhằm khai thác đất đai ngày càng có hiệu quả hơn. Công tác quản lý đất đai, quy hoạch, trật tự xây dựng có nhiều chuyển biến rõ nét, vệ sinh môi trường, nếp sống văn minh đô thị dần đi vào nề nếp. Việc quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn phường thực hiện theo các văn bản quy định của Nhà nước, trong công tác quản lý đã chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật và cụ thể hóa các văn bản nhằm nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về đất đai theo luật định.
2.3.3. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Ranh giới hành chính của phường được quản lý theo chỉ thị số 364/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Phường Tràng Minh đã được đo vẽ thành lập bản đồ địa chính theo công nghệ số từ năm 1998, và mỗi kỳ kiểm kê đất đai đều được lập bản đồ hành chính từ năm 2000 đến nay .
Hồ sơ địa chính của phường thường xuyên cập nhật, chỉnh lý biến động, cơ bản đảm bảo phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, quy hoạch, bồi thường, giải phóng mặt bằng, giải quyết tranh chấp và cấp giấy chứng nhận qyền sử dụng đất.
2.3.4. Thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Công tác thống kê thực hiện một năm một lần, chỉnh lý biến động đất đai vào hồ sơ địa chính đất đai được thực hiện thường xuyên. Công tác tổng kiểm kê đất đai được thực hiện theo định kỳ 5 năm (1995, 2000, 2005, 2010) có rà soát tính toán lại diện tích các loại đất chi tiết với độ chính xác cao. Từ đó làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất của phường Tràng Minh.
2.3.5. Quản lý tài chính về đất đai
Nhà nước quản lý tài chính về đất đai bằng các quy định về nguồn gốc hình thành giá đất, phương pháp xác định giá đất, khung giá đất cho từng vùng. Công tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai thực hiện theo đúng trình tự, quy định của pháp luật. Việc thực hiện các khoản thu, chi liên quan đến đất đai đã được thành phố căn cứ theo các văn bản của Nhà nước, của tỉnh để tổ chức thực hiện như: tổ chức thực hiện việc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất, khung giá đất trên địa bàn phường do quận, UBND thành phố ban hành hàng năm.
2.3.6. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Công tác quản lý đất đai có phần bị buông lỏng, vai trò quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mức. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai không cao.
Việc thi hành các quy định về pháp luật đất đai đã được quan tâm bảo đảm thực hiện ngày càng đầy đủ và tốt hơn các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
2.3.7. Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm luật về đất đai
Công tác kiểm tra thường xuyên việc quản lý, sử dụng đất đai đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn quận. Qua kiểm tra đã phát hiện, làm rõ các hạn chế, yếu kém, những vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai để chấn chỉnh và xử lý kịp thời, góp phần tăng cường nâng cao ý thức trách nhiệm tuân thủ pháp luật. Giám sát việc thực hiện các chính sách về đất đai được tiến hành thường xuyên, liên tục và kịp thời nhằm ngăn chặn, hạn chế các vi phạm về đất đai. Việc xử lý các vi phạm về đất đai, nghiêm túc và kiên quyết được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân.
Trong những năm qua, quận đã chỉ đạo các phòng chức năng, kết hợp chặt chẽ với các tổ dân phố giải quyết dứt điểm các vụ việc vi phạm, từng bước không để phát sinh điểm nóng về khiếu kiện.
2.3.8. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý sử dụng đất đai
Việc giải quyết tranh chấp khiếu nại, tố cáo về đất đai được thực hiện nghiêm túc theo quy định đã bảo vệ lợi ích chính đáng của người sử dụng đất và của nhà nước, góp phần thực hiện tốt các chính sách pháp luật về đất đai và ổn định tình hình ở cơ sở. Tuy nhiên thực trạng tình hình khiếu nại, tố cáo về đất đai của công dân còn nhiều phức tạp, số lượng, tính chất và mức độ phức tạp khó giải quyết gia tăng. Trong những năm qua, quận đã chỉ đạo các phòng chức năng, kết hợp chặt chẽ với các phường xem xét giải quyết dứt điểm các vụ việc, từng bước không để phát sinh điểm nóng về khiếu kiện. Về giải quyết đơn thư tồn đọng nhiều năm, đã đề xuất với quận giải quyết dứt điểm những vụ việc kéo dài, phức tạp.
2.3.9. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
Thời kỳ trước Luật đất đai năm 2003, trong tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai ở thành phố chưa có đơn vị nào có chức năng chuyên về hoạt động dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai. Thực hiện Luật đất đai năm 2003 các hoạt động dịch vụ công về đất đai được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ người quản lý sử dụng đất thông qua “một cửa” và điều chỉnh công khai các thủ tục về nhà đất, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đăng ký, thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
2.4. Hiện trạng sử dụng đất năm 2000 phường Tràng Minh
2.4.1. Cơ cấu sử dụng đất năm 2000 phường Tràng Minh
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2000 phường Tràng Minh, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng có tổng diện tích tự nhiên là 385.88 ha được chia thành 3 nhóm đất như sau:
- Đất nông nghiệp: 245,88 ha, chiếm 63,72% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất phi nông nghiệp: 120,04 ha, chiếm 31,11% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng: 19,96 ha, chiếm 5,17 % tổng diện tích đất tự nhiên.
Diện tích và cơ cấu sử dụng các loại đất năm 2000 được thể hiện thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất phường Tràng Minh, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng năm 2000
STT
Loại đất
Mã
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN
385,88
100,0
1
ĐẤT NÔNG NGHIỆP
NNP
245,88
63,72
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
179,81
46,60
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
CHN
1.1.1.1
Đất trồng lúa
LUA
145,08
37.60
1.1.1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
1.1.2
Đất nông nghiệp khác
NKH
0,47
0,12
1.1.3
Đất trồng cây lâu năm
CLN
34,26
8,88
1.2
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
22,60
5,86
1.3
Đất Lâm nghiệp
LNP
43,47
11,26
2
ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
PNN
120,04
31,11
2.1
Đất ở
OTC
33,20
8,61
2.1.1
Đất ở nông thôn
ONT
2.1.2
Đất ở đô thị
ODT
33,20
8,61
2.2
Đất chuyên dùng
CDG
49,54
12,85
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
CTC
2.2.2
Đất quốc phòng
CQP
14,34
3,72
2.2.3
Đất an ninh
CAN
2.2.4
Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
CSK
0,99
0,26
2.2.5
Đất có mục đích công cộng
CCC
34,21
8,87
2.3
Đất tôn giáo tín ngưỡng
TTN
0,52
0,13
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NND
2,00
0,5
2.5
Đất sông suối mà mặt nước chuyên dùng
SMN
27,62
7,16
2.6
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
7,16
1,86
3
ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG
CSD
19,96
5,17
3.1
Đất bằng chưa sử dụng
BCS
2,00
0,5
3.2
Đất đồi núi chưa sử dụng
DCS
17,96
4,67
(Nguồn: Số liệu kiểm kê đất đai phường Tràng Minh, quận Kiến An năm 2000)
2.4.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất phường Tràng Minh, quận Kiến An năm 2000
2.4.2.1. Đất nông nghiệp
a. Phân theo loại đất: Diện tích đất nông nghiệp năm 2000 là 245,88 ha chiếm 63,72 % tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp là 179,81ha chiếm 46,60,% diện tích đất nông nghiệp, trong đó: diện tích đất trồng lúa (2 vụ): 145,08 ha chiếm 37,60 %.
+ Đất lâm nghiệp là 43,47 ha chiếm 11,26%
+ Đất nuôi trồng thủy sản là 13,35ha chiếm 3,46%.
+ Đất trồng cây hàng năm khác 0,47ha chiếm 0,12%
Như vậy, diện tích đất nông nghiệp còn nhiều, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 63,72% tổng diện tích đất tự nhiên, hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn là trồng lúa nước, cây lâm nghiệp, một phần nhỏ đất nuôi trồng thủy sản.
b. Phân theo đối tượng sử dụng:
Hộ gia đình cá nhân sử dụng 179,81 ha chiếm 46,60 % diện tích đất tự nhiên, trong đó:
- Đất trồng cây hàng khác năm sử dụng 0,47 ha chiếm 0,12 % diện tích đất nông nghiệp.
- Đất lâm nghiệp sử dụng 43,47 ha chiếm 11,26% diện tích đất nông nghiệp.
- Đất nuôi trồng thủy sản sử dụng 22,60 ha chiếm 5,86% diện tích đất nông nghiệp.
- Đất trồng cây lâu năm sử dụng 34,26 ha, chiếm 8,88% diện tích đất nông nghiệp
Như vậy, quỹ đất nông nghiệp của phường Tràng Minh do hộ gia đình cá nhân quản lý và sử dụng.
2.4.2.2. Đất phi nông nghiệp
a. Phân theo loại đất: Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2000 là 120,04 ha chiếm 31,11 % tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:
- Đất ở đô thị là 33,20 ha chiếm 8,61 % diện tích .
- Đất chuyên dùng là 49,54 ha chiếm 12,85% diện tích, trong đó:
+ Đất quốc phòng là 14,34 ha chiếm 3,72% diện tích.
+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 0,99,ha chiếm 0,26 % diện tích.
+ Đất có mục đích công cộng là 34,21 ha chiếm 8,87 % diện tích.
- Đất tôn giáo tín ngưỡng là 0,52 ha chiếm 0,13% diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa là 2,0 ha chiếm 0,5 % diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 27,62 ha chiếm 7,16 % diện tích.
- Đất phi nông nghiệp khác là 7,16 ha, chiếm 1,86% diện tích.
Như vậy, đất ở đô thị tại phường Tràng Minh, quận Kiến An cũng chiếm một phần nhỏ so với diện tích đất phi nông nghiệp, đất chuyên dùng và đất có mục đích công cộng chiếm diện tích lớn.
b. Phân theo đối tượng sử dụng:
* Hộ gia đình cá nhân là 33,20 ha chiếm 8,61 % diện tích
* Tổ chức trong nước là 59,11 ha chiếm 15,32 % diện tích.
- Đất chuyên dùng là 49,54 ha chiếm 12,85% diện tích đất phi nông nghiệp.
Đất quốc phòng là 14,34 ha chiếm 3,72% đất chuyên dùng, do cơ quan đơn
vị của Nhà nước quản lý.
Đất SXKD phi nông nghiệp là 0,99 ha chiếm 0,26 % đất chuyên dùng.
Đất có mục đích công cộng là 34,21 ha chiếm 8,87 % đất chuyên dùng
- Đất tôn giáo tín ngưỡng: Tổ chức khác trong nước là 0,52 ha chiếm 0,13% diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất nghĩa trang nghĩa địa: UBND cấp xã quản lý là 2,0 ha chiếm 0,5% diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 27,62 ha chiếm 7,16% diện tích đất phi nông nghiệp, do UBND cấp xã quản lý.
- Đất phi nông nghiệp khác là 7,16 ha, chiếm 1,86% diện tích
2.4.2.3. Đất chưa sử dụng
Diện tích đất chưa sử dụng năm 2000 là 19,96 ha chiếm 5,17% diện tích đất tự nhiên.
2.5. Hiện trạng sử dụng đất năm 2005 phường Tràng Minh
2.5.1. Đặc điểm chung
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2005 phường Tràng Minh, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng có tổng diện tích tự nhiên là 385.88 ha được chia thành 3 nhóm đất như sau:
Đất nông nghiệp: 194.29 ha, chiếm 50.30% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất phi nông nghiệp: 189.64 ha, chiếm 49.14 % tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng: 1.95 ha, chiếm 0,5 % tổng diện tích đất tự nhiên.
Diện tích và cơ cấu sử dụng các loại đất năm 2005 được thể hiện thể hiện trong bảng sau
Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất phường Tràng Minh, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng năm 2005
STT
Loại đất
Mã
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN
385,88
100,0
1
ĐẤT NÔNG NGHIỆP
NNP
194,29
50,35
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
137,47
35,62
1.1.1
Đất trồng lúa
L
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanthacsi_dinhdangword_943_9449_1869730.doc