DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . IV
DANH MỤC BẢNG.V
DANH MỤC HÌNH. VI
MỞ ĐẦU .1
1. Lý do chọn đề tài .1
2. Mục tiêu nghiên cứu. .3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của để tài .3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.4
1.1. Cơ sở lý luận.4
1.1.1. Những vấn đề chung về bảo vệ môi trường địa phương .4
1.1.2. Khái niệm kế hoạch bảo vệ môi trường.7
1.1.3. Vai trò của kế hoạch bảo vệ môi trường trong bảo vệ môi trường địa phương8
1.1.4. Những yếu tố tác động đến kế hoạch BVMT tại địa phương .10
1.1.5. Quy trình xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường.12
1.1.6. Khung xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường cấp Quận.13
1.2. Kinh nghiệm của các địa phương trong công tác lập kế hoạch và chương
trình hành động bảo vệ môi trường .14
1.2.1. Kinh nghiệm quốc tế.14
1.2.2. Kinh nghiệm trong nước.18
1.2.3. Bài học rút ra từ kinh nghiệm các địa phương .27
CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.29
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu.29
2.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu .29
2.2.1. Điều kiện tự nhiên quận Hai Bà Trưng.29
2.2.2. Yếu tố phát triển kinh tế - xã hội .32
2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .39
2.3.1. Phương pháp luận:.39
2.3.2. Các phương pháp nghiên cứu: .40
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.44
3.1. Hiện trạng chất lượng môi trường trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng .44
3.1.1. Hiện trạng chất lượng nước. .44
3.1.2. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn .51
3.1.3. Hiện trạng chất thải rắn.55
3.1.4. Xây dựng ma trận SWOT đối với công tác bảo vệ môi trường quận Hai Bà
Trưng trong giai đoạn đến năm 2020 .61
39 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 717 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường quận Hai bà trưng đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n phòng
ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường.
7. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách
nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định
của pháp luật.
1.1.2. Khái niệm kế hoạch bảo vệ môi trường
Kế hoạch có thể là các chương trình hành động hoặc bất kỳ danh sách, sơ
đồ, bảng biểu được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, chia thành các giai đoạn, các
bước thời gian thực hiện, có phân bổ nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và
xác định biện pháp, sự chuẩn bị, triển khai thực hiện nhằm đạt được một mục
tiêu, chỉ tiêu đã được đề ra. Thông thường kế hoạch được hiểu như là một khoảng
thời gian cho những dự định sẽ hành động và thông qua đó ta hy vọng sẽ đạt được
mục tiêu.
Việc xây dựng kế hoạch có ý nghĩa quan trọng. Kế hoạch là tiêu chuẩn, là
thước đo kết quả so với những gì đã đề ra. Kế hoạch là trọng tâm của chương trình
hành động. Khi lập được kế hoạch thì tư duy quản lý sẽ có hệ thống hơn để có thể
dự liệu được các tình huống sắp xảy ra. Việc phối hợp được mọi nguồn lực của cá
nhân, tổ chức để tạo nên một sức mạnh tổng hợp, có thể giữ vững mục tiêu cuối
cùng hướng đến. Đồng thời dễ dàng kiểm tra, giám sát hiệu quả thực hiện của dự
án.
Lập kế hoạch BVMT là chức năng rất quan trọng đối với mỗi nhà quản lý
môi trường, vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động
bảo vệ môi trường trong tương lai, giúp nhà quản lý xác định được các chức năng
khác còn lại nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra.
Cho đến nay có nhiều khái niệm, cách hiểu khác nhau về chức năng lập kế
hoạch bảo vệ môi trường. Với mỗi quan điểm, mỗi cách tiếp cận khác nhau đều có
8
khái niệm riêng nhưng tất cả đều cố gắng biểu hiện đúng bản chất của phạm trù
quản lý này.
Nếu đứng trên góc độ ra quyết định thì: “Lập kế hoạch BVMT là một loại ra
quyết định đặc thù để xác định một môi trường bền vững trong tương lai mà các nhà
quản lý môi trường mong muốn cho tổ chức của họ”. Xét theo quan điểm này thì
lập kế hoạch BVMT là chức năng khởi đầu và trọng yếu đối với mỗi nhà quản lý.
Việc lập, xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường của một địa phương, một
quốc gia là một nhiệm vụ luôn được quan tâm thực. Chính từ những kế hoạch này,
chính quyền địa phương sẽ chủ động hơn trong việc chuẩn bị các nguồn lực về tài
chính, con người để thực hiện công tác bảo vệ môi trường và chất lượng môi
trường trên địa bàn được tăng lên đáng kể.
Như vậy có thể hiểu, kế hoạch BVMT là quá trình xác lập các mục tiêu môi
trường mong muốn; đề xuất và lựa chọn phương án, giải pháp để bảo vệ, cải thiện
và phát triển các môi trường thành phần hay tài nguyên của môi trường nhằm tăng
cường một cách tốt nhất năng lực, chất lượng của chúng theo mục tiêu đã đề ra.
Lập kế hoạch BVMT nhằm mục đích xác định mục tiêu môi trường cần phải
đạt được là gì? Và phương tiện để đạt được các mục tiêu đó như thế nào? Tức là,
lập kế hoạch BVMT bao gồm việc xác định rõ các mục tiêu môi trường cần đạt
được, xây dựng một chiến lược môi trường tổng thể để đạt được các mục tiêu đã đặt
ra, thời gian thực hiện các mục tiêu này và việc triển khai một hệ thống các kế
hoạch BVMT để thống nhất và phối hợp các hoạt động BVMT.
1.1.3. Vai trò của kế hoạch bảo vệ môi trường trong bảo vệ môi trường địa
phương
Để thực hiện bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao, cần đến những công cụ
quản lý môi trường. Công cụ quản lý môi trường rất đa dạng, mỗi công cụ có một
chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. Mỗi quốc gia
và mỗi địa phương tùy theo điều kiện cụ thể có thể lựa chọn các công cụ thích hợp
cho từng hoạt động cụ thể. Bên cạnh việc sử dụng, các công cụ quản lý môi trường
9
đòi hỏi phải được nghiên cứu và hoàn thiện thường xuyên với xu hướng ngày càng
tinh vi hơn, hiệu lực hơn.
Theo Lưu Đức Hải (2000), Cơ sở Khoa học môi trường, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội, công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo chức năng
thành công cụ điều chỉnh vĩ mô, công cụ hành động và chính sách. Công cụ điều
chỉnh vĩ mô là luật pháp và chính sách. Công cụ hành động là các công cụ có tác
động trực tiếp tới hoạt động kinh tế xã hội như các quy định hành chính, quy định
xử phạt và công cụ kinh tế. Công cụ hành động là vũ khí quan trọng nhất của các
tổ chức môi trường trong việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Các công cụ
phụ trợ dùng để quan sát, giám sát chất lượng môi trường, giáo dục ý thức môi
trường. Công cụ phụ trợ có tác dụng hỗ trợ và hoàn chỉnh hai loại công cụ đã nói ở
trên. Thuộc về loại này có các công cụ kỹ thuật như GIS, mô hình hóa, đánh giá môi
trường, kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường. Công cụ quản lý môi trường
có thể phân loại theo bản chất thành 3 loại sau:
- Công cụ luật pháp chính sách: Bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật
quốc gia, các văn bản pháp dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc
gia, các ngành kinh tế, các địa phương
- Các công cụ kinh tế: gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền
của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả trong
nền kinh tế thị trường.
- Các công cụ kỹ thuật quản lý: thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà
nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô
nhiễm trong môi trường. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi
trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải. Các công cụ kỹ thuật quản lý
có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào. [5]
Theo học viên, kế hoạch BVMT là một công cụ chính sách quan trọng trong
việc bảo vệ môi trường của địa phương, trong đó, căn cứ vào kế hoạch BVMT, địa
phương có thể đưa ra một lộ trình thích hợp để đạt được mục tiêu bảo vệ môi trường
của địa phương đó. Các nhà quản lý cần phải lập kế hoạch bởi vì lập kế hoạch cho
10
biết phương hướng hoạt động trong tương lai, làm giảm sự tác động của những thay
đổi từ bên ngoài, tránh được sự lãng phí và dư thừa nguồn lực, và thiết lập nên
những tiêu chuẩn thuận tiện cho công tác kiểm tra.
1.1.4. Những yếu tố tác động đến kế hoạch BVMT tại địa phương
a. Các văn bản pháp quy của Nhà nước về BVMT cấp địa phương
Cơ sở pháp lý về QLMT mang tính toàn cầu, khu vực, quốc gia và địa
phương được trình bày trong các công ước, luật pháp quốc tế như các văn bản như
hiến pháp, luật pháp mỗi nước.
Ở nước ta, công tác QLMT còn được phân cấp theo phạm vi hay chức năng,
đó là QLMT địa phương (tỉnh, thành phố), QLMT theo ngành (Bộ, ngành, cơ quan
ngang bộ) và quản lý tài nguyên. Theo tính chất quản lý có thể phân ra quản lý chất
lượng môi trường, kỹ thuật môi trường, kế hoạch môi trường, trong qúa trình thực
hiện các nội dung quản lý trên đan xen lẫn nhau. Thí dụ, QLMT đô thị bao gồm cả
chất lượng, kỹ thuật, kế hoạch môi trường trên địa bàn đô thị.
Các nội dung quản lý nhà nước về môi trường được trình bày trong Chương
XIV của luật BVMT Việt Nam được Quốc hội thông qua năm 2014, bắt đầu có hiệu
lực ngày 1/1/2015 đã quy định rất chi tiết trách nhiệm quản lý nhà nước về BVMT
của Chính phủ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các
cấp và các tổ chức đoàn thể theo hướng phân cấp trách nhiệm một cách cụ thể hơn
đối với từng đơn vị, tạo thuận lợi cho việc quản lý trên thực tế.
Trong Luật Bảo vệ môi trường 2014, phân cấp trách nhiệm trong QLMT cấp
địa phương đã được chú trọng và được thể hiện rõ trong điều 143 với nhiệm vụ cụ
thể từ cấp Tỉnh, Thành phố đến cấp Quận, Huyện và cấp Phường, xã. Từ đó có thể
nhận thấy vai trò của các cấp chính quyền cơ sở đối với công tác BVMT ngày càng
quan trọng và có tính quyết định đến hiệu quả của công tác BVMT.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng, các cấp chính quyền cơ sở đã có đủ khung
pháp lý trong việc thực hiện công tác QLMT tại địa phương mình. Tuy nhiên, thực
tế cho thấy, để có thể triển khai được các nhiệm vụ này, cần có các hướng dẫn cụ
thể hơn trong việc áp dụng Luật, chính sách vào cấp địa phương.
11
b. Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương:
Sự gia tăng dân số:
Dân số và BVMT là hai yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự biến động
của dân số có tác động tới sự phát triển bền vững hay không bền vững của môi
trường, tài nguyên. Dân số đang tăng nhanh tạo ra sức ép lớn tới việc BVMT làm
cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung
cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Ô
nhiễm môi trường không khí, môi trường nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề
quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn.
Sự phát triển của các ngành kinh tế của địa phương
Mỗi một địa phương có những đặc điểm riêng mức độ phát triển kinh tế nên
có những ràng buộc khác nhau về chất lượng môi trường bao gồm những vấn đề
nghiêm trọng về môi trường có thể xảy ra hay về chính sách môi trường có ảnh
hưởng trực tiếp tới công tác quản lý và bảo vệ môi trường ở địa phương đó.
Điển hình, nếu địa phương là vùng rừng núi, phát triển kinh tế - xã hội còn
thấp thì vấn đề nghiêm trọng về môi trường là sự sói lở, rửa trôi đất, lũ quét, địa
phương có biển và biển ven bờ thì những ván đề về quản lý các nguồn tài nguyên
biển và ô nhiễm biển do tràn dầu, nước thải từ đất liền mang ý nghĩa đặc biệt Từ
thực tế và đặc điểm của từng địa phương mà chính quyền ở những nơi đó có quyết
định chi phí đầu tư cho môi trường thỏa đáng và có những biện pháp thích hợp
nhằm bảo vệ môi trường ở địa phương của mình.
c. Hiện trạng chất lượng môi trường tại địa phương
Tùy thuộc vào đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương mà nơi
đó có những vấn đề về môi trường khác nhau. Thực tiễn cho thấy mỗi địa phương
đều có các loại chất thải khác nhau và có thể có nhiều hoặc ít chất ô nhiệm, vì vậy
đều phải có những chính sách môi trường khác nhau, phù hợp với từng địa phương.
Chính vì vậy, để xây dựng được kế hoạch bảo vệ môi trường của từng địa phương
một cách hiệu quả nhất thì việc đánh giá được hiện trạng môi trường tại địa phương
đó một cách chính xác là vô cùng quan trọng.
12
d. Các yếu tố khác
Mặt khác, để thực hiện được các nhiệm vụ BVMT, địa phương cần có đủ
một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn về môi trường, có những đầu tư
về vốn, khoa học công nghệ,...
1.1.5. Quy trình xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường
Để xây dựng được kế hoạch BVMT thì cần thiết phải xác định được quy
trình, nội dụng của kế hoạch, dưới đây, tác giả xin đề xuất các bước cơ bản để xây
dựng kế hoạch BVMT:
1. Xác định được những vấn đề chung trong công tác lập kế hoạch bảo vệ
môi trường của địa phương bao gồm: các khái niệm; những yếu tố tác động đến kế
hoạch BVMT của địa phương; kinh nghiệm của các địa phương trong công tác lập
kế hoạch BVMT; các chương trình, kế hoạch BVMT của tỉnh/thành phố tác động
đến địa phương; các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã của địa phương giai
đoạn lập kế hoạch BVMT và giai đoạn dự kiến theo lộ trình ảnh hưởng đến chất
lượng và công tác bảo vệ môi trường của địa phương.
2. Tìm hiểu, đánh giá được tổng quan về hiện trạng môi trường của địa
phương thông qua các tài liệu sẵn có như các báo cáo đánh giá môi trường chuyên
sâu, báo cáo quan trắc môi trường hay báo cáo đánh giá môi trường hàng năm (nếu
có); Báo cáo kinh tế xã hội hàng năm; các số liệu thống kê hàng năm của địa
phương liên quan đến tình trạng sử dụng nước sạch và nhà vệ sinh; tình hình sản
xuất, kinh doanh; các cơ sở thương mại, dịch vụ, thu gom và sơ chế phế liệu; các
cơ sở công nghiệp trong địa bàn hay tình trạng cải tạo, xử lý môi trường không khí,
CTR, nước thải, nước mặt trên địa bàn.
3. Xác lập, xây dựng kế hoạch BVMT của địa phương, nội dung này bao
gồm: các quan điểm, định hướng, các chỉ tiêu bảo vệ môi trường của địa phương;
các chương trình tổng thể bảo vệ môi trường; kế hoạch BVMT: nước mặt, không
khí, tiếng ồn, kế hoạch phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR; kế hoạch
nâng cao năng lực QLMT cho các hội đoàn thể, cơ quan QLNN,...
13
Bản kế hoạch phải được xây dựng dựa trên một khung kế hoạch thống nhất
giữa các cấp quản lý và nó phải có sự gắn kết chặt chẽ với các chương trình/đề án
quản lý môi trường của tỉnh, thành phố, của huyện hay Quốc gia.
4. Trên cơ sở xây dựng kế hoạch BVMT của địa phương, tiến hành xây dựng
đề xuất một số giải pháp để thực hiện kế hoạch BVMT của địa phương theo kế
hoạch đã đặt ra như: các giải pháp về thông tin, truyền thông; giải pháp về huy động
nguồn lực; giải pháp xây dựng các chế tài phục vụ công tác thực hiện kế hoạch
BVMT,...
Hình 1.2. Quy trình xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
1.1.6. Khung xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường cấp Quận
Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn nào đối với nội dung của một bản kế
hoạch bảo vệ môi trường cấp địa phương. Dựa trên khái niệm, các nội dung cần xây
dựng; các hướng dẫn về lập quy hoạch, kế hoạch các ngành kinh tế - xã hội, học
viên đề xuất khung xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường cấp quận bao gồm những
nội dung sau:
Mở đầu: Nêu rõ lý do, sự cần thiết phải xây dựng Kế hoạch BVMT
1. Các căn cứ pháp lý xây dựng Kế hoạch BVMT, trong đó phải nêu rõ:
+ Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp
Thành phố và cấp quận
+ Các căn cứ liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ môi trường cấp thành
phố, quận.
2. Đánh giá các yếu tố tác động đến chất lượng môi trường quận
Xác định
được những
vấn đề chung
Đánh giá
hiện trạng
môi
trường
Xây dựng
kế hoạch
BVMT của
địa phương
Đề xuất một số
giải pháp để
thực hiện kế
hoạch BVMT
14
3. Đánh giá hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường quận. Xác
định những khó khăn, thách thức trong giai đoạn tới
4. Đề xuất kế hoạch bảo vệ môi trường đối với từng lĩnh vực: bao gồm cải giải
pháp và thời gian, nguồn lực thực hiện các giải pháp này.
5. Dự kiến kinh phí và các dự án ưu tiên
6. Tổ chức thực hiện
7. Kết luận – Kiến nghị
1.2. Kinh nghiệm của các địa phƣơng trong công tác lập kế hoạch và chƣơng
trình hành động bảo vệ môi trƣờng
1.2.1. Kinh nghiệm quốc tế
1.2.1.1. Kế hoạch bảo vệ môi trường quốc gia tại Trung Quốc giai đoạn
2006-2010)
Kế hoạch hiện nay được xây dựng trên cơ sở Đề cương Kế hoạch phát triển
Kinh tế và Phát triển Xã hội lần thứ 11 và Quyết định của Hội đồng Nhà nước về
Thực hiện Tầm nhìn về Khoa học về Phát triển và Tăng cường Bảo vệ Môi trường.
Kế hoạch hiện tại là một phần quan trọng của hệ thống kế hoạch 5 năm lần thứ 11
và nhằm mục đích nêu rõ các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm đầu tư và các biện pháp
chính sách quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong Kế hoạch 5 năm lần
thứ 11, xác định trách nhiệm và nhiệm vụ Của chính phủ nhân dân và các cơ quan
bảo vệ môi trường các cấp, hướng dẫn và vận động sự tham gia của doanh nghiệp
và xã hội dân sự và phấn đấu cho xã hội thân thiện với môi trường.
- Các lĩnh vực chính và Nhiệm vụ chính
Kế hoạch bảo vệ môi trường tập trung chủ yếu vào việc đạt được mục tiêu
kiểm soát tổng lượng phát thải các chất ô nhiễm chính, xác định ưu tiên hàng đầu là
phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm đồng thời và đảm bảo nước uống an toàn cho
thành thị và nông.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Bảo vệ môi trường nước
15
Đẩy nhanh việc xây dựng các cơ sở xử lý nước thải đô thị và phát triển các dự
án tái chế và tái sử dụng. Việc xây dựng các nhà máy xử lý nước thải đô thị phải
tuân theo nguyên tắc tập trung với sự phân bố thích hợp. Dựa trên điều kiện địa
phương, cần tối ưu hóa việc bố trí và thúc đẩy mạnh mẽ tiến bộ kỹ thuật và mở rộng
các công nghệ tiên tiến thích hợp. Việc xây dựng các cơ sở xử lý nước thải cần phải
tính đến cả nhà máy xử lý và mạng lưới hỗ trợ với ưu tiên phát triển các đường ống
dẫn có liên quan. Nâng cao năng lực thu gom nước thải đô thị và hiệu quả của các
cơ sở xử lý nước thải đồng thời bảo việc xử lý thực tế của các cơ sở xử lý nước thải
sau khi hoạt động, không ít hơn 60% công suất thiết kế trong vòng một năm và
không ít hơn 75% công suất thiết kế trong vòng 3 năm.
Tất cả các điểm thoát nước trực tiếp trong khu vực bảo vệ hạng I cho nguồn
nước uống sẽ bị cấm. Hoàn thành quy hoạch và điều chỉnh các vùng nguồn nước sử
dụng cho sinh hoạt, xác định cấp độ các khu vực được bảo vệ và ranh giới của
chúng, thiết lập các biển báo cảnh báo và đóng tất cả các cửa thải thải gây ô nhiễm
trực tiếp trong khu vực được bảo vệ hạng II. Tiến hành các cuộc điều tra chung về
tình hình môi trường của tất cả các vùng nguồn nước uống, xây dựng kế hoạch đảm
bảo các biện pháp an toàn và quản lý nước uống cũng như kế hoạch bảo vệ môi
trường cho các vùng nguồn nước uống. Hạn chế nghiêm ngặt sự phát triển của các
doanh nghiệp gây ô nhiễm nặng như hóa chất, sản xuất giấy, in và nhuộm thượng
nguồn các khu vực được bảo vệ nguồn nước uống. Tiến hành các cuộc điều tra về ô
nhiễm nguồn nước ngầm, xây dựng kế hoạch bảo vệ các nguồn nước ngầm và
phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm nước ngầm.
+ Bảo vệ môi trường không khí
Trung Quốc sẽ thực hiện kế hoạch phòng ngừa và kiểm soát lượng mưa axit và
ô nhiễm SO2, tập trung vào việc kiểm soát khí SO2 và NOx từ các nguồn nước dồi
dào. Bất kỳ nhà máy điện đốt than nào không đạt tiêu chuẩn phát thải khí nhà kính
quốc gia hoặc giới hạn phát thải phải cài đặt các thiết bị khử lưu huỳnh. Tất cả các
nhà máy điện chạy bằng than mới (mở rộng), trừ các nhà máy điện than có lưu
16
huỳnh thấp cực thấp, đáp ứng các yêu cầu của quốc gia phải xây dựng các công
trình khử lưu huỳnh khi xây dựng phần chính của nhà máy và dành chỗ để loại bỏ
nitơ. Ở các thành phố lớn và trung bình và vùng ngoại ô, việc xây dựng các nhà
máy điện đốt than mới (mở rộng) sẽ được kiểm soát chặt chẽ.
Trung Quốc sẽ đẩy nhanh việc điều chỉnh và di dời các nguồn ô nhiễm công
nghiệp đô thị, kiểm soát tập trung các nguồn phát thải thấp và nhấn mạnh đến việc
giải quyết ô nhiễm khói. Sẽ có nhiều nỗ lực để tăng cường quản lý môi trường các
công trình xây dựng và vận tải đường bộ để giảm bụi bay hiệu quả. Trung Quốc sẽ
tăng tỷ lệ năng lượng sạch trong hỗn hợp năng lượng đô thị và tiết kiệm năng lượng
và thực hiện các hoạt động tiết kiệm năng lượng.
+ Kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn và thúc đẩy tái chế và tái sử dụng chất thải
rắn
Trung Quốc sẽ đẩy nhanh việc thực hiện kế hoạch xây dựng cơ sở xử lý chất
thải nguy hại và chất thải y tế; Nâng cao tiêu chuẩn tính cước và phương pháp xử lý
tập trung các chất thải nguy hại; Thiết lập hệ thống giám sát và quản lý môi trường
toàn bộ quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại và chất thải y tế
để đạt được cơ bản việc thải bỏ chất thải nguy hại và chất thải y tế. Ngoài ra, Trung
Quốc sẽ hoàn thành việc xử lý thân thiện với môi trường các kho dự trữ xỉ crom
trong quá khứ.
Trung Quốc sẽ thực hiện kế hoạch xây dựng việc xử lý rác thải trong thành
phố với việc bổ sung công suất xử lý rác thải, trong đó ít nhất 60% rác thải trong
thành phố được xử lý. Trung Quốc sẽ thúc đẩy hệ thống phân loại rác thải và tăng
cường giám sát môi trường đối với việc xả thải. Trung Quốc coi trọng việc xử lý
nước rỉ rác.
Trung Quốc sẽ tập trung vào việc thúc đẩy tái sử dụng toàn bộ chất thải rắn
công nghiệp khối lượng lớn như gangue, tro bay, xỉ luyện kim và chất thải hóa học
và chất thải. Trung Quốc sẽ thúc đẩy việc sử dụng toàn diện các chất thải như xây
dựng rải rác, rơm rạ, phế thải gia súc, gia cầm. Tiến hành giám sát và quản lý chặt
17
chẽ đối với các doanh nghiệp nhập khẩu và xử lý chất thải nhập khẩu để ngăn ngừa
ô nhiễm thứ cấp. Ngoài ra, sẽ nghiêm chỉnh vi phạm việc nhập khẩu và xuất khẩu
trái phép chất thải rắn.
1.2.1.2. Kế hoạch phân loại rác tại nguồn tại Nhật bản
Nhật Bản là một trong các quốc gia đi đầu trong việc phân loại rác thải tại
nguồn trên thế giới hiện nay. Và việc thực hiện phân loại rác tại nguồn đã được tiến
hành ở nhiều thành phố của Nhật Bản tiêu biểu như thành phố Bunkyo, thành phố
Usudachou ở quận Ngano, thành phố Toyoake ở quận Aichi, và đã đạt được
những thành công nhất định.
Hệ thống phân loại rác thải tại nguồn chủ yếu được chia thành 3 mô hình sau
đây:
Mô hình thu gom theo nhóm
Mô hình thu gom theo điểm
Mô hình thu gom tại vỉa hè.
Mô hình thu gom theo nhóm là việc thực hiện mô hình theo nhóm dân cư,
khu vực dân cư. Hình thức này các hộ dân sẽ phân loại rác tại các hộ gia dình vào
các vật chứa (túi nilon, túi giấy, rỏ nhựa, thùng rác,). Mỗi thành phố, mỗi khu vực
sẽ lựa chọn vật chứa khác nhau dựa vào ưu, khuyết điểm của các vật khó chứa đó.
Hàng ngày, người dân sẽ mang loại rác đã phân loại theo quy định ra các điểm tập
kết của mỗi nhóm dân cư.
Mô hình thu gom theo điểm: được áp dụng cho các cửa hàng bán lẻ hoặc các
cơ quan. Các thùng chứa được đặt trên lối vào cửa hàng hay các cơ quan để người
dân có ý thức không vứt rác bừa bãi và phân loại tại nguồn.
Mô hình thu gom tại vỉa hè: các thùng rác được đặt tại vỉa hè để dân cư
sinh sống quanh khu vực đó, người qua đường có thể bỏ rác vào và họ luôn biết
rác nào thì cho vào thùng nào (họ được giáo dục rất kỹ về việc phân loại rác).
Ở Nhật Bản, các loại rác khác nhau sẽ được thu gom vào những ngày khác
nhau để xử lý và tần suất thu gom đối với mỗi loại rác cũng khác nhau, ví dụ:
Đồ có thể tái chế: 1 lần/tuần
18
Rác hữu cơ: 2-3 lần/tuần
Rác thải không cháy: 1 lần/tuần
Thực tế, hệ thống giúp cho người dân có thể nhận ra sự khác nhau giữa đồ có
thể tái chế với rác thải.
Nhật Bản đã thực hiện một số phương pháp nhằm khuyến khích người dân
tham gia vào việc phân loại rác thải như:
* Về vị trí thu gom
Nhìn chung, rác thải được đổ tại các điểm thu gom định sẵn cho khoảng 10-20
hộ gia đình. Các loại rác thải khác nhau sẽ được thu gom vào những ngày khác
nhau.
Thông thường người dân không thể đổ một loại rác vào ngày đã được quy
định dành cho việc thu gom loại rác khác.
Chính quyền thành phố có thông báo tới người dân và yêu cầu người dân phải
tuân thủ quy tắc đó.
* Không thu gom các loại rác thải không tuân thủ đúng quy định.
Rất nhiều thành phố sẽ không thu gom rác thải mà việc thải bỏ chúng không
tuân thủ đúng các quy định. Trong trường hợp này, rác thải đó sẽ không được thu
gom và sẽ bị bỏ lại cùng với một tờ cảnh báo được dánh trên thùng chứa.
* Hƣớng dẫn để ngƣời dân có thể thực hiện việc phân loại một cách đúng
đắn.
Khi một người dân thực hiện không đúng với các quy định này, nhân viên của
chính quyền thành phố bằng một chiếc xe chuyên dùng sẽ tới tận nhà của người này
để cảnh cáo về hành động đó.
Chính bằng phương pháp này, Nhật Bản là nước đã thực hiện thành công dự
án 3R đã đạt hiệu quả kinh tế, tài chính, xã hội và môi trường.
1.2.2. Kinh nghiệm trong nước
a. Kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
19
Huyện Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc đã tiến hành lập kế hoạch thực hiện Đề án
BVMT huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2012 – 2017, định hướng đến năm 2020.
Trong đề án, huyện cũng đã có những định hướng, mục tiêu cụ thể nhằm BVMT.
* Mục đích:
- Hoàn thành tốt các mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết số 07-NQ/HU ngày
04/1/2013 của Huyện ủy về BVMT huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2012-2017, định
hướng đến năm 2020;
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, người dân trong việc BVMT; xây dựng
nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư, từng bước thực hiện xã hội hóa công
tác BVMT theo chủ trương của Nhà nước;
- Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn; khắc
phục và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo xây dựng thành công tiêu chí 17
về môi trường trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo đúng thời gian quy
định.
* Mục tiêu cụ thể:
- 20% trở lên số dân được tham gia các lớp truyền thông về môi trường, qua
đó có chuyển biến nhận thức về BVMT. 90% trở lên trụ sở các cơ quan, đơn vị,
trường học, trạm y tế, nhà văn hóa trên địa bàn huyện được trang bị thùng chứa rác
thải.
- 80% rác thải sinh hoạt và 70% rác thải làng nghề, rác thải công nghiệp
được thu gom, xử lý hợp vệ sinh; trong đó rác thải sinh hoạt được thu gom với tần
suất tối thiểu 3 lần/tuần. 90% trở lên rác thải y tế được thu gom, xử lý hợp vệ sinh;
trong đó có từ 10-20% rác thải y tế được xử lý theo công nghệ phù hợp. 100% các
xã, thị trấn xây dựng xong khu tập kết, xử lý đốt bằng lò đốt hoặc chôn lấp rác thải
tập trung đúng quy hoạch, đảm bảo vệ sinh môi trường. Thí điểm mô hình phân loại
rác thải sinh hoạt tại nguồn từ 3-5 xã, thị trấn trong huyện.
- 90% trở lên số hộ gia đình toàn huyện được dùng nước hợp vệ sinh; các cơ
quan, trường học, trạm y tế .... được dùng nước sạch. Đối với nghĩa trang nhân dân
20
xây dựng mới, 100% xây dựng đúng quy hoạch; Các nghĩa trang nhân dân hiện có
được đầu tư cải tạo hạ tầng kỹ thuật theo quy định của tỉnh.
- 100% số xã, thị trấn tổ chứ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 01050003466_1_894_2002761.pdf