MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Những vấn đề chung về giáo dục môi trường 3
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của giáo dục môi trường 3
1.1.2. Các định nghĩa về giáo dục môi trường 4
1.2. Giáo dục bảo vệ môi trường trong hệ thống giáo dục quốc dân 5
1.2.1. Vai trò, vị trí của giáo dục đối với việc bảo vệ môi trường 5
1.2.2. Nhiệm vụ và phương pháp tiếp cận trong GDBVMT 6
1.3. Cơ sở tâm lí học và giáo dục học của giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở cấp độ tiểu học 8
1.4.Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Tiểu học 10
1.4.1. Vai trò, vị trí của giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học 10
1.4.2. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong trường tiểu học 11
1.4.3. Một số nội dung về giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học ở Việt Nam 11
1.4.4. Một số quan điểm về việc xây dựng nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học 14
1.5. Giáo dục bảo vệ môi trường và bảo vệ môi trường cho học sinh ở cấp độ tiểu học của các nước trên thế giới 15
1.6. Tổng quan về các dự án, nghiên cứu triển khai đưa nội dung bảo vệ môi trường vào các bậc đào tạo trong hệ thống đào tạo quốc dân 17
1.7. Tổng quan về hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ở cấp độ tiểu học tại khu vực nghiên cứu 18
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 20
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 20
2.3. Nội dung nghiên cứu 20
2.4. Phương pháp nghiên cứu 21
2.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu 21
2.4.2. Phương pháp điều tra xã hội học 21
2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp 22
2.4.4. Phương pháp thực nghiệm 22
2.5. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp 24
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
3.1. Hiện trạng hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại trường Tiểu học Quốc tế Olympia 25
3.1.1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị được sử dụng cho việc giáo dục bảo vệ môi trường 25
3.1.2. Phương pháp giảng dạy và học tập áp dụng tại trường tiểu học Quốc tế Olympia 26
3.1.3. Các nội dung và tài liệu về giáo dục bảo vệ môi trường của trường tiểu học Quốc tế Olympia 30
3.2. Kết quả xây dựng một số chương trình giáo dục bảo vệ môi trường tại trường tiểu học Quốc tế Olympia 32
3.2.1. Nhận thức của các em đối với môi trường 32
3.2.2. Một số chương trình giáo dục bảo vệ môi trường đề tài áp dụng tại trường tiểu học Quốc tế Olympia 35
3.2.3. Đánh giá chung kết quả đạt được sau khi áp dụng phương pháp của đề tài đưa ra. 51
3.3. Đề xuất các giải pháp 57
3.3.1. Giải pháp cho nhà trường 57
3.3.2. Giải pháp đối với giáo viên 59
3.3.3. Giải pháp đối với gia đình 60
KẾT LUẬN 63
111 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu xây dựng và lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào chương trình đào tạo cho học sinh tại trường tiểu học quốc tế olympia – khu đô thị Trung văn - Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c sinh có các hành vi thích hợp trong ứng xử xã hội, như nhận ra hành vi đúng/sai của mọi người trong ứng xử với môi trường xung quanh; các hành vi BVMT trong cuộc sống hàng ngày (giữ vệ sinh chung, sử dụng tiết kiệm điện, nước; chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi).
...
(Nguồn: Tổng hợp từ thư viện trường, Đề tài thực hiện, 2015)
Với các nội dung trong mỗi đợt tập huấn, bồi dưỡng hè, giáo viên tiểu học đã được tập huấn, trang bị những kiến thức về GDMT. Các nội dung trên được tích hợp vào hầu hết các tiết giảng dạy, vào bất cứ thời gian nào, hoạt động ngoài trời nhằm hình thành cho các em thói quen, ý thức tự giác BVMT. Tuy nhiên, nội dung tài liệu phục vụ cho GDMT chưa thực sự phong phú, đặc biệt chưa có những bước đột phá mới cho nên những năm gần đây chương trình GDMT vẫn đang trên con đường phát triển và tìm hướng đi mới.
3.2. Kết quả xây dựng một số chương trình giáo dục bảo vệ môi trường tại trường tiểu học Quốc tế Olympia
3.2.1. Nhận thức của các em đối với môi trường
Học sinh có nhận thức về BVMT thông qua sự giáo dục của nhà trường và các thầy cô giáo trong những hoạt động thường ngày trên lớp. Nhưng để đánh giá được một cách tổng thể hơn, luận văn đã tiến hành phát phiếu phỏng vấn tới các giáo viên, nhằm mục đích điều tra xem những kiến thức mà các cô đã truyền đạt hiện nay về BVMT cho các em, được các em nhận thức và vận dụng có kết quả như thế nào; kết hợp với quan sát các hành vi thường ngày của học sinh và đã thu được kết quả như trình bày ở bảng 3.4
Bảng 3.4: Kết quả điều tra phỏng vấn dành cho giáo viên về việc
giáo dục ý thức BVMT cho học sinh hiện nay tại trường
Nội dung
Kết quả (20 phiếu)
Học sinh có ý thức vứt rác và cất đồ dùng học tập, sách vở đúng nơi quy định
Có
15 (75%)
Đôi khi còn phải nhắc nhở
5 (25%)
Học sinh có khả năng nhận biết và phân loại rác
Có
9 (45%)
Không hoặc nhầm lẫn
11 (55%)
Học sinh có ý thức tiết kiệm nước trong khi sử dụng
Có
12 (60%)
Đôi khi còn quên
8 (40%)
Trồng cây và chăm sóc cây xanh
Có
10 (50%)
Đôi khi còn quên phải nhắc nhở
10 (50%)
(Nguồn: Tổng hợp các bảng phỏng vấn, Đề tài thực hiện, 2015)
Nhận xét: Theo bảng đánh giá trên cho thấy, học sinh đã dần hình thành nên ý thức giữ gìn vệ sinh chung trong trường và trong lớp học. học sinh được tham gia các buổi tổng vệ sinh chung như quét lớp, lau dọn cửa kính, nhặt rác, lá rụng ngoài sân trường và trồng hoa cho khu vườn trường. Những việc làm nhỏ này giúp các em hiểu sâu hơn về môi trường xung quanh và hiểu được tại sao cần phải làm những công việc này? Vì việc giữ môi trường sạch sẽ tạo nên quang cảnh trường và lớp học đẹp hơn, trong lành hơn và còn tạo không khí học tập tốt hơn nữa. Điều này được thể hiện qua tỷ lệ đánh giá chung của giáo viên đối với việc các em hình thành ý thức tự giác bỏ rác đúng nơi quy định, biết cất gọn đồ dùng học tập và sách vở vào tủ cá nhân sau khi học xong (75%) và vặn chặt vòi nước sau khi rửa mặt, rửa tay, uống nước không để thừa (60%)... Nhưng không hẳn tất cả học sinh đều đã có ý thức hết mà còn một tỷ lệ không nhỏ học sinh vẫn cần cô giáo nhắc nhở. Hiện nay, các em đã biết phân loại một số rác đơn giản đúng cách theo 3 loại: rác vô cơ, hữu cơ và rác tái chế (chủ yếu là học sinh lớp 4 và lớp 5) như sách báo cũ được tái sử dụng làm túi giấy hay những hộp sữa, hộp bánh sau khi dùng xong các em tái chế thành những sản phẩm, đồ chơi có ý nghĩa làm từ thiện. Tất cả những hành động ấy được giáo viên chỉ dạy, nhắc nhở hàng ngày khi đến trường nhất là đối với các em lớp 1, lớp 2, lớp 3. Vậy khi về nhà, các em có áp dụng những điều được nhà trường và thầy cô đã dạy trên lớp? Luận văn cũng đã tiến hành phát phiếu phỏng vấn tới các bậc phụ huynh và kết quả điều tra được trình bày như trên bảng 3.5:
Bảng 3.5: Kết quả điều tra dành cho phụ huynh học sinh về ý thức BVMT của các em hiện nay
Nội dung
Kết quả
Lớp 4,5
(30 phiếu)
Lớp 1,2,3
(30 phiếu)
Có ý thức vứt rác đúng nơi quy định
Có
21 (70 %)
18 (60%)
Còn phải nhắc nhở
9 (10 %)
12 (40%)
Có ý thức cất đồ dùng học tập, sách vở đúng nơi quy định
Có
24 (80%)
21 (70%)
Không
6 (20%)
9 (30%)
Có ý thức phân loại rác tại nhà
Có
18 (60%)
12 (40%)
Không
12 (40%)
18 (60%)
Có ý thức tiết kiệm nước trong khi sử dụng
Có
21 (70%)
18 (60%)
Không
9 (30%)
6 (20%)
Không cho các em tự ý dùng nước
0
0
Biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ cỏ cây, hoa lá, vật nuôi
Có
12 (40%)
9 (30%)
Không
18 (60%)
21 (70%)
Đã biết nhắc nhở khi mọi người làm ảnh hưởng tới môi trường
Có
24 (80%)
21 (70%)
Không
6 (20%)
9 (30%)
Thích sáng tạo đồ chơi làm từ những nguyên - vật liệu tái sử dụng
Có
12 (40%)
10 (50%)
Không
18 (60%)
10 (50%)
Gia đình có nhắc nhở các em về việc BVMT
Thường xuyên
12 (40%)
10 (50%)
Thỉnh thoảng
18 (20%)
10 (50%)
(Nguồn: Tổng hợp các bảng phỏng vấn, Đề tài thực hiện, 2015)
Nhận xét: Tỷ lệ học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh chung và BVMT chiếm rất lớn, đặc biệt là học sinh lớp 4, lớp 5, còn lớp 1, lớp 2, lớp 3 thấp hơn do khả năng tiếp thu kiến thức và vận dụng vào các hoạt động hàng ngày của các em chưa cao, các em còn phải nhắc nhở nhiều và chưa nhận thức được việc cần phải chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi (chiếm 30%). Song một điều đáng mừng rằng phần lớn các em đã biết lên tiếng nói nhắc nhở, gửi thông điệp BVMT đến những người thân trong gia đình như nhắc bố mẹ uống nước xong không được vướt chai ra khỏi ô tô, nhắc anh/chị sau khi ăn xong không được vứt rác tại bàn hay nhắc mọi người ra ngoài cần tắt hết điện và quạt... Tỷ lệ này chiếm rất cao, đối với lớp 4, lớp 5 là 80%, còn lớp 1, lớp 2, lớp 3 là hơn 70%. Không chỉ riêng nhà trường mới có trách nhiệm GDBVMT cho các em mà ngay cả các bậc phụ huynh cũng góp phần giáo dục các em khi ở nhà. Điều này được thể hiện qua mức độ thường xuyên nhắc nhở các em BVMT ở mọi lúc mọi nơi như đã được ghi ở bảng trên.
Như vậy, qua các hành vi, cách cư xử của các em ở trên đối với môi trường cho thấy, việc giáo dục học sinh biết BVMT bằng những việc làm vừa sức mình đang được mọi người quan tâm và chú trọng rất nhiều.
Qua quá trình thu thập thông tin từ quan sát, điều tra và phỏng vấn đã được trình bày ở trên cho thấy, nhà trường đã có sự quan tâm tới vấn đề môi trường hiện nay, thể hiện thông qua việc tích cực lồng ghép giáo dục học sinh có ý thức BVMT vào các chủ đề học. Song tỷ lệ trẻ có nhận thức đúng đắn và rõ ràng trong các hành vi hàng ngày đối với môi trường chưa được tuyệt đối , có thể các em được dạy rằng không được vứt rác bừa bãi, không được hái hoa, bẻ cành,... nhưng tại sao khi thực hiện có học sinh lại làm trái, có học sinh chỉ biết mình làm như vậy là sai khi được mọi người nhắc nhở hay học sinh chỉ nhận thức được rằng, chỉ có vứt rác bừa bãi mới là không BVMT. Điều đó có thể được giải thích là do giáo viên mới chỉ giáo dục học sinh nên làm cái này, không nên làm cái kia... vì sẽ làm ô nhiễm môi trường, mà chưa đi sâu vào vấn đề, chưa giảng giải tường tận để các em nhận thức được rõ hơn về tác hại, hậu quả của những hành động sai trái ấy sẽ làm môi trường sống của chúng ta trở nên như thế nào. Cho nên vẫn còn những bạn chưa hình thành ý thức tự giác BVMT.
Chính vì vậy, luận văn xin đưa ra một chương trình về GDBVMT cho học sinh tiểu học tại điểm nghiên cứu, được thực nghiệm ở 5 lớp: lớp 1A1
(23 học sinh), lớp 2A2 (20 học sinh), lớp 3A1 (21 học sinh), lớp 4A1 (22 học sinh) và lớp 5A2 (25 học sinh).
3.2.2. Một số chương trình giáo dục bảo vệ môi trường đề tài đã áp dụng tại trường Tiểu học Quốc tế Olympia
3.2.2.1. Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học rất đa dạng và phong phú. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học là điều kiện thuận lợi và phù hợp với các nhu cầu tham gia hoạt động tập thể của học sinh tiểu học. Các hình thức đa dạng, phong phú của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp cho việc chuyển tải các nội dung giáo dục, đặc biệt là giáo dục bảo vệ môi trường đến học sinh một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và hấp dẫn.
Để tiến hành giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh tiểu học tại khu vực nghiên cứu có thể tổ chức các hình thức sau:
- Câu lạc bộ: tổ chức cho những nhóm học sinh có cùng hứng thú, sở thích tìm hiểu môi trường tự nhiên hoặc các di sản văn hóa, lịch sử. Tổ chức câu lạc bộ về di tích lịch sử ở quê hương, câu lạc bộ về một loài cây, con,...như: “Câu lạc bộ những nhà địa chất trẻ tuổi”, “Câu lạc bộ những nhà lịch sử trẻ tuổi”, “Câu lạc bộ những nhà sinh vật cảnh”,...Hoạt động của các câu lạc bộ có thể là: Thu nhập, trưng bày, báo cáo thông tin về một loài thú quý hiếm, điều tra đơn giản, phát hiện vấn đề như: Tình hình chặt phá cây cối tại trường, cộng đồng, tình hình ô nhiễm nước sông, hồ,...; tham gia giải quyết một số vấn đề môi trường của trường, lớp, cộng đồng như trồng cây, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh,...
- Tham quan: Tạo điều kiện cho học sinh có những hoạt động học tập về môi trường và bảo vệ môi trường đạt chất lượng cao trong những tình huống thích hợp ngoài khuôn khổ lớp học. Hoạt động này giúp học sinh có những trải nghiệm trực tiếp trong những khung cảnh khác nhau, qua đó sẽ nâng cao việc xây dựng kiến thức, kỹ năng của học sinh thông qua những cơ hội học tập khám phá. Phân tích, hình thành thái độ và phát triển óc thẩm mĩ, tạo cơ hội cho giáo viên, học sinh hiểu biết lẫn nhau. Có thể tổ chức những chuyến đi thăm cơ sở nhà trường và cộng đồng địa phương, thăm nhà máy, thăm cảnh thiên nhiên như rừng, công viên...
- Trò chơi: Thông qua trải nghiệm trong những tình huống khác nhau, trò chơi tạo điều kiện cho học sinh củng cố, mở rộng kiến thức, thái độ và thực hành kỹ năng bảo vệ giữ gìn môi trường một cách tự nhiên, hứng thú. Trò chơi có thể được thực hiện ở tất cả các chủ điểm. Có thể tổ chức các trò chơi như: Trò chơi đóng vai, giải quyết tình huống học tập, trò chơi vận động – học tập. Những loại trò chơi này giúp học sinh nhận biết các hành vi có lợi hay có hại đối với môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, tìm những giải pháp bảo vệ môi trường.
- Giải quyết các vấn đề môi trường của cộng đồng: Học sinh bước đầu vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học ở trên lớp để giải quyết những vấn đề thực tế về môi trường, trên cơ sở đó củng cố, phát triển kiến thức và thái độ về môi trường. Các vấn đề môi trường của cộng đồng mà học sinh Tiểu học có thể tham gia giải quyết là; Giữ gìn, làm đẹp quang cảnh khu di tích, danh lam thắng cảnh, chăm sóc cây xanh, chăm sóc bồn hoa cây cảnh; Điều tra về các các vấn đề môi trường tại cộng đồng như: Số gia đình sử dụng nước sạch, số các bạn nhỏ ở thôn xóm ăn uống không hợp vệ sinh, cổ động về bảo vệ môi trường; tham gia vào giải quyết những vấn đề môi trường cấp bách tại cộng đồng như: Dọn dẹp, tạo một sân chơi chung sạch đẹp, tham gia ngày hội trồng cây,
Ngoài ra, khi xây dựng chương trình thử nghiệm cho hoạt động ngoài giờ lên lớp tại khu vực nghiên cứu, vấn đề tiên quyết chình là nội dung phải phù hợp với nhóm tuổi của học sinh ở các cấp độ tiểu học khác nhau.
Đề tài đã xây dựng thử nghiệm với 3 chủ đề cho 3 nhóm độ tuổi khác nhau:
- Chủ đề 1: Ăn uống sạch sẽ được đề tài áp dụng cho học sinh lớp 1. Bởi đối với các em này thì nhận thức vẫn còn giản đơn và việc ăn uống ở trường lớp cần được chú ý. Vì đây chính là những năm tháng mà các em đang phải hòa nhập mới môi trường nhà trường có tổ chức và trong khuôn khổ, giao lưu với các bạn mới cùng trang lứa và phải tự giác làm những công việc cá nhân mà không có sự giúp đỡ của cha mẹ.
- Chủ đề 2: Giữ gìn và bảo vệ môi trường được áp dụng cho học sinh lớp 2 và lớp 3. Ở độ tuổi này, các em có thể nhìn nhận về các vấn đề tốt hơn, dần hiểu được khái niệm môi trường là gì?. Đây là giai đoạn phù hợp để giáo dục các em biết cách bảo vệ môi trường và khởi nguồn của việc ô nhiễm môi trường bắt đầu từ đâu?...Hơn nữa, các em cũng tự ý thức được về hành động của mình và biết nhận biết được hành vi đúng sai đối với Môi trường.
- Chủ đề 3: Thi tìm hiểu môi trường của em được áp dụng cho học sinh lớp 4 và lớp 5. Sau khi có những nhận thức nhất định về giữ gìn và bảo vệ môi trường trong những lớp học trước, thì chủ đề này sẽ giúp các em tìm hiểu chuyên sâu hơn về môi trường quanh ta. Độ tuổi này, các em đã được trang bị đầy đủ kiến thức về rất nhiều lĩnh vực khoa học, xã hội, tự nhiênnên không chỉ dừng lại việc tìm hiểu mà cá nhân các em còn có thể đưa ra được những biện pháp bảo vệ môi trường. Từ đó, cuộc thi này giúp các em có một cái nhìn rộng hơn về việc bảo vệ môi trường và có thể tuyên truyền phong trào bảo vệ môi trường đến với những người xunh quanh.
Tóm tắt nội dung thực hiện: (thông tin chi tiết được trình bày trong phần phụ lục)
Bảng 3.6: Tóm tắt nội dung chủ đề được áp dụng thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp tại khu vực nghiên cứu
Lớp
Tên chủ đề
Nội dung
Mục đích
Ghi chú
Dùng cho lớp 1
ĂN UỐNG SẠCH SẼ
- Ăn uống sạch sẽ hợp vệ sinh có lợi ích gì? Nếu ăn uống không sạch sẽ, mất vệ sinh thì sẽ có hại gì cho sức khỏe của mỗi người chúng ta?
- Ăn uống sạch sẽ hợp vệ sinh là ăn sạch, uống sạch, không ăn những thức ăn hôi thiu hoặc quả xanh mà chỉ dùng đồ ăn đã được nấu chín, không uống nước lã hoặc nước từ nguồn không sạch có trong tự nhiên mà chỉ uống nước đã đun soi. Nếu biết ăn uống sạch sẽ hợp vệ sinh thì sức khỏe sẽ được đảm bảo, hạn chế được bệnh tật.
- Nếu môi trường có nguồn nước bị bẩn, rau xanh và hoa quả bị hỏng thì chúng ta không được dùng để ăn uống.
Sau hoạt động học sinh có khả năng:
- Biết được ích lợi của việc ăn uống sạch sẽ đối với sức khỏe con người nói chung, đối với bản thân nói riêng.
- Có thói quen ăn uống sạch sẽ hợp vệ sinh; ghét thói ăn uống bậy bạ, không hợp vệ sinh.
- Biết ăn uống sạch sẽ hợp vệ sinh ( ăn chín uống sôi, không ăn quả xanh, không uống nước lã, ăn có giờ giấc, biết rửa tay rước khi ăn).
Phụ lục
số 1
Dùng cho lớp 2,3
GIỮ GÌN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
- Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Môi trường cung cấp cho con người những điều kiện để sống như ăn, mặc, ở,...
- Môi trường bị ô nhiễm chủ yếu do con người gây ra. Vì vậy, con người cần phải có trách nhiệm với môi trường, sống thân thiện với môi trường.
- Trách nhiệm của mỗi chúng ta là phải giữ gìn và bảo vệ môi trường.
- Hiểu được sự cần thiết của môi trường cho cuộc sống của con người, trách nhiệm của con người trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường.
- Phân biệt được việc nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường trong sạch. Biết thực hiện giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Phụ lục
số 2
Dùng cho lớp 4,5
THI TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG CỦA EM
- Môi trường nhà trường bao gồm những gì? Những cái đó do đâu mà có?
Vì sao mỗi học sinh chúng ta đều phải có trách nhiệm giữ cho môi trường nhà trường luôn xanh, sạch, đẹp?
- Những biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 4 - lớp 5
- Nâng cao hiểu biết về môi trường của nhà trường, thấy được trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường nhà trường luôn xanh, sạch, đẹp.
- Có kỹ năng đánh giá và phân tích môi trường của nhà trường về những cái được và chưa được cần phải khắc phục. Biết đưa ra những biện pháp thích hợp để bảo vệ môi trường nhà trường.
- Luôn thể hiện thái độ tôn trọng và ủng hộ những hành vi đúng, đồng thời phê phán những hành vi làm ô nhiễm môi trường nhà trường.
Phụ lục
số 3
3.2.2.2. Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các môn học.
a) Định hướng:
Bảo vệ môi trường đã và đang trở thành mối quan tâm mang tính toàn cầu. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học nhằm làm cho học sinh tiểu học nhằm làm cho học sinh bước đầu biết và hiểu các thành phần môi trường (đất, nước, không khí, ánh sáng, động vật, thực vật và quan hệ giữa chúng); mối quan hệ của con người và các thành phần môi trường; ô nhiễm môi trường; biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh (nhà ở, trường, lớp,....); bước đầu có khả năng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp); sống hòa hợp, gần gũi, thân thiện với thiên nhiên, sống tiết kiệm, ngăn nắp, vệ sinh, chia sẻ hợp tác; yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước, thân thiện với môi trường; quan tâm tới môi trường xung quanh.
Để thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Tiểu học có hiệu quả, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được lồng ghép, tích hợp trong các môn học với kiến thức phù hợp ở 3 mức độ:
Mức độ toàn phần: Được áp dụng với những bải học có mục tiêu, nội dung phù hợp hoàn toàn với mục tiêu, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
Mức độ bộ phận: Được áp dụng với những bài học chỉ có một bộ phận có mục tiêu nội dung phù hợp với giáo dục bảo vệ môi trường.
Mức độ liên hệ: Được áp dụng với những bài học có mục tiêu, nội dung có điều kiện liên hệ một cách logic với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
b) Hình thức và nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường tại khu vực nghiên cứu
* Hình thức:
Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa và đặc thù giảng dạy từng môn học ở Tiểu học, có thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường theo các hình thức sau:
Khai thác trực tiếp:
Đối với các bài học có nội dung trực tiếp về giáo dục bảo vệ môi trường, giúp học sinh hiểu, cảm nhận được đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Những hiểu biết về môi trường được học sinh cảm nhận qua các bài học sẽ in sâu vào tâm trí các em. Từ đó, các em sẽ có những chuyển biến về tư tưởng, tình cảm và có những hành động tự giác bảo vệ môi trường. Đây là điều kiện tốt nhất để nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phát huy tác dụng đối với học sinh thông qua đặc thù của từng môn học.
Khai thác gián tiếp:
Đối với các bài học không trực tiếp nói về giáo dục bảo vệ môi trường nhưng nội dung có yếu tố gần gũi, có thể liên hệ trực tiếp với việc giáo dục bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức cho học sinh, khi soạn giáo án. Giáo viên cần có ý thức “tích hợp”, “lồng ghép” bằng cách gợi mở vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường. Hình thức này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường, có ý thức tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo để có cách liên hệ thích hợp. Giáo viên cũng cần xác định rõ: Đây là yêu cầu “tích hợp” theo hướng liên tưởng và mở rộng, do vậy phải thật tự nhiên, hài hòa và có mực độ; tránh khuynh hướng liên hệ lan man, sa đà hoặc gượng ép, không phù hợp với đặc thù môn học.
Dạy học trong lớp và ngoài thiên nhiên:
Đối với những bài có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung giáo dục chung thì tiến hành ngoài thiên nhiên sẽ mang lại kết quả cao hơn. Vì trong môi trường thực tế đó các em sẽ có được những cảm xúc thực sự về cảnh quan thiên nhiên, có được những liên tưởng chính xác, chân thực về những vấn đề môi trường và đó cũng chính là nơi các em thể hiện những hành vi thiết thực nhất. Tuy nhiên, do học sinh Tiểu học còn nhỏ, hơn nữa thời gian dành cho việc dạy học nội dung giáo dục bảo vệ môi trường không nhiều nên khó có thể tổ chức cho cả lớp cùng đến tất cả những nơi có vấn đề môi trường. Vì vậy, mà hình thức được sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy học vẫn là hình thức tổ chức dạy học trong lớp. Để giờ học mang tính thực tiễn và đạt hiệu quả cao, giáo viên có thể giao cho các nhóm hoặc cá nhân nhiệm vụ khám phá các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường ngoài giờ học thông qua sách, báo trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc quan sát trực tiếp tại nơi các em sinh sống.
Giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ được thực hiện tích hợp trong các tiết học (trong lớp, ngoài lớp) mà còn được giáo dục thông qua các hoạt động khác như: thực hành giữ gìn trường, lớp sạch sẽ; trang trí lớp học đẹp; giáo dục quyền trẻ em và tiếp cận kỹ năng sống,...
Tóm tắt nội dung thực hiện: (thông tin chi tiết được trình bày trong phần phụ lục)
Bảng 3.7: Tóm tắt nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường tại khu vực nghiên cứu
Lớp
Môn
Tên giáo án
Nội dung
Mục đích
Ghi chú
Dùng cho lớp 2
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP
Bài 6: Tiêu hoá thức ăn
(Mức độ tích hợp: Liên hệ)
- HOẠT ĐỘNG 1: Thực hiện và thảo luận để nhận biết sự tiêu hoá thức ăn ở khoang miệng và dạ dày.
- HOẠT ĐỘNG 2: Làm việc với SGK để tim hiểu về sự tiêu hoá thức ăn ở ruột non, ruột già.
- HOẠT ĐỘNG 3: Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Nói về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.
- Biết được ăn chậm, nhai kĩ sẽ giúp cho thức ăn tiêu hoá được dễ dàng.
- Biết được chạy nhảy sau khi ăn no sẽ có hại cho sự tiêu hoá.
* Học sinh có ý thức: Ăn chậm, nhai kĩ; không nô đùa khi ăn no; không nhịn đi đại tiện và đi đại tiện đúng nơi quy định, bỏ giấy lau vào đúng chỗ để giữ vệ sinh môi trường.
Phụ lục
số 4
Dùng cho lớp 4
LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP
Bài 4: Trung du Bắc Bộ
(Mức độ tích hợp: Bộ phận và liên hệ)
- HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về địa hình vùng trung du Bắc Bộ
- HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về chè và cây ăn quả ở Trung du Bắc Bộ.
- HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu môi trường tự nhiên ở vùng Trung du Bắc Bộ
=> Giáo viên liên hệ với thực tế để giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ rừng và trồng rừng
Sau bài học, học sinh có thể:
- Mô tả được vùng trung du Bắc Bộ.
- Xác lập được mối quan hệ địa lý giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở trung du Bắ bộ.
- Biết các công việc cần làm trong quá trình sản xất ra chè. Bước đầu biết dựa vào tranh ảnh, bảng số liệu để tìm kiến thức. Có ý thức bảo vệ rừng và trồng rừng.
Phụ lục
số 5
Dành cho lớp 5
KHOA HỌC
Bài 68: Bảo vệ môi trường
(Mức độ tích hợp: Toàn phần)
- HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát và thảo luận
=> Biết và hiểu được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- HOẠT ĐỘNG 2: Vẽ tranh cổ động
=> Học sinh cam kết tham gia bảo vệ bầu không khí trong lành và tham gia tuyên truyền, cổ động người khác cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Kiến thức: HS nêu được những việc nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Kĩ năng: Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Thái độ: Không đồng ý với những hành vi làm ô nhiễm bầu không khí.
Phụ lục
số 6
* Phương pháp:
Khi dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các môn học, giáo viên sử dụng các phương pháp của từng bộ môn và lưu ý về một số vấn đề sau:
- Phương pháp thảo luận:
Thảo luận là phương pháp giúp học sinh bày tỏ quan điểm, ý kiến, thái độ của mình và lắng nghe ý kiến của người khác. Khi được thảo luận về các vấn đề môi trường có liên quan đế nội dung bài học, học sinh sẽ có nhận thức và hành vi, thái độ đúng đắn về môi trường, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận cả lớp hoặc thảo luận theo nhóm.
- Phương pháp quan sát:
Đây là phương pháp quan trọng nhất trong giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học. Qua quan sát tranh ảnh, thực tế môi trường xung quanh với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ lĩnh hội được những tri thức cần thiết về môi trường và bảo vệ môi trường. Khi hướng dẫn học sinh quan sát, giáo viên lưu ý thực hiện theo quy trình: Xác định mục tiêu quan sát; lựa chọn đối tượng quan sát; tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát; trình bày kết quả quan sát.
Ví dụ: Khi dạy bài “Vệ sinh môi trường” (lớp 3), giáo viên có thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường bằng việc giáo dục học sinh biết việc làm nào đúng, việc làm nào sai trong xử lý rác thải. Có thể tổ chức hoạt động này như sau:
Giáo viên cho học sinh quan sát các hình trong sách giáo khoa và nêu ý kiến của mình về các việc làm trong từng hình xem hành động nào đúng, hành động nào sai. Khi được quan sát dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ có nhận thức và hành vi đúng đắn: Không nên vứt rác bừa bãi ở những nơi công cộng; cách xử lý rác thải.
- Phương pháp trò chơi:
Trò chơi có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh Tiểu học. Trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em lĩnh hội kiến thức về môn học trong đó có cả nội dung giáo dục bảo vệ môi trường một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. Khi sử dụng phương pháp trò chơi, giáo viên lưu ý: Chuẩn bị trò chơi; giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi và luật chơi; cho học sinh chơi; nhận xét kết quả trò chơi; rút ra bài học qua cách chơi. Tuỳ vào nội dung của từng bài học, giáo viên có thể chọn và tổ chức những trò chơi phù hợp để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. Chẳng hạn, giáo viên có thể tổ chức trò chơi đóng vai giúp học sinh thể hiện nhận thức, thái độ của mình trong các tình huống cụ thể và thể hiện cách ứng xử phù hợp với các tình huống đó.
Ví dụ: “Khi dạy bài giữ gìn lớp học sạch đẹp” (lớp 1), giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi đóng vai với tình huống như sau:
“Trước giờ học, em nhìn thấy một nhóm bặnn quà , vứt rác giấy bừa bãi ra lớp, khi đó em đã làm gì? Hãy đóng vai thể hiện tình huống và cách xử lý của em”.
Khi học sinh đóng vai, các em thể hiện nhận thức, thái độ của mình qua vai đã đóng. Từ đó, giáo viên có thể điều chỉnh, bổ sung cho học sinh về nhận thức, hành
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanthacsi_dinhdangword_636_8917_1869639.doc