Luận văn Quan hệ Hoa Kì – Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1972 – 1991)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN. 2

LỜI CẢM ƠN . 3

MỤC LỤC. 4

BẢNG CỤM TỪ VIẾT TẮT. 6

MỞ ĐẦU . 7

1. Lí do chọn đề tài. 7

2. Lịch sử vấn đề. 9

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 11

4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, nguồn tài liệu nghiên cứu. 12

5. Đóng góp của luận văn. 12

6. Bố cục luận văn. 12

Chương 1. QUAN HỆ HOA KÌ – CHND TRUNG HOA TRƯỚC NĂM 1972 .13

1.1.Bối cảnh quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu thập niên 70. 13

1.2. Quan hệ Hoa Kì – CHND Trung Hoa (1949 – 1970) . 19

Tiểu kết chương 1 . 30

Chương 2. QUAN HỆ HOA KÌ – CHND TRUNG HOA TỪ 1972 ĐẾN KHI CNXH Ở

LIÊN XÔ TAN RÃ .32

2.1.Tình hình quốc tế giai đoạn 1972 – 1989. 32

2.2. Bình thường hóa quan hệ Hoa Kì – CHND Trung Hoa. 34

2.2.1. Vận động ngoại giao của Hoa Kì thời tổng thống Richard Nixon . 34

2.2.2. Từ thông cáo Thượng Hải đến thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kì và CHND Trung Hoa (1972

- 1979). 43

2.3. Quan hệ Hoa Kì – CHND Trung Hoa những năm 80 của thế kỉ XX. 53

2.4. Quan hệ Hoa Kì – CHND Trung Hoa sau sự kiện Thiên An Môn đến 1991. 58

2.4.1. Thế giới những năm 1989 – 1991. 58

2.4.2. Quan hệ Hoa Kì – CHND Trung Hoa 1989 – 1991. 59

Tiểu kết chương 2 . 66

Chương 3. NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ HOA KÌ – CHND TRUNG HOA (1972 – 1991).68

3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao Hoa Kì – CHND Trung Hoa. 68

3.1.1. Yếu tố Liên Xô . 68

3.1.2. Yếu tố Việt Nam. 80

3.1.3. Yếu tố Đài Loan. 89

3.2. Tác động của quan hệ Hoa Kì – CHND Trung Hoa đến hai nước và các nước khác (1972 – 1991). 103

3.2.1. Tác động đối với hai nước Hoa Kì và CHND Trung Hoa . 1033.2.2. Ảnh hưởng đến xu hướng hòa bình, dân chủ trong quan hệ quốc tế. 104

3.2.3. Đường lối ngoại giao của Liên Xô trước bình thường hoá quan hệ Hoa Kì – CHND Trung Hoa . 107

3.2.4. Sự độc lập, tự chủ trong đường lối ngoại giao của Việt Nam. 111

3.2.5. Cân bằng ngoại giao của Hoa Kì trước phản ứng của Đài Loan. 115

3.3. Đặc điểm mối quan hệ Hoa Kì – CHND Trung Hoa trong giai đoạn 1972 - 1991 . 119

3.4. Quan hệ Hoa Kì – CHND Trung Hoa: Mối quan hệ quan trọng trong thế kỉ XXI. 125

Tiểu kết chương 3 . 131

KẾT LUẬN .132

TÀI LIỆU THAM KHẢO .134

PHỤ LỤC TƯ LIỆU.140

Phụ lục 1.. 140

Phụ lục 2.. 144

Phụ lục 3.. 145

Phụ lục 4. United States Code . 147

Phụ lục 5.. 157

pdf162 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ Hoa Kì – Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1972 – 1991), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý đậm nét về cuộc xung đột giữa hai nước lớn nhất trong khối XHCN, khoảng một thời gian ngắn sau đó Nhà Trắng đã nhận ra lợi ích của vấn đề nếu biết tận dụng nó một cách hợp lí, đúng thời điểm. Trong một báo cáo của tình báo Nhà Trắng về các vấn đề nóng bỏng của tình hình thế giới đã kết luận “dựa vào thực tế mà Liên Xô và Trung Quốc hiện nay, dường như nhìn về nhau với sự thù địch hơn là đối với Mĩ và sử dụng các mối quan hệ của mình với Mĩ như một cách thức đánh bại chính sách của kẻ thù” [50;100]. Rõ ràng Mĩ đang đánh giá cao vị trí và tầm quan trọng của họ theo tư tưởng “kẻ thù của kẻ thù là bạn” vì thực tế cả Trung Quốc và Liên Xô đang có những động thái thân thiện với Washington như một cách gia tăng đồng minh trong cuộc xung đột. Trong khoảng hai thập kỉ (1949 – 1972) quan hệ Mĩ – Trung không tồn tại chính thức, dù vậy kể từ năm 1960 cả hai nước dần nhận ra rằng việc hợp tác với nhau sẽ có lợi cho cả hai. Quá trình này cũng phải mất nhiều năm để hiểu nhau. Khi Nixon vào Nhà Trắng phải đối mặt với một loạt “các hỗn độn xuất hiện để đe dọa đến hình ảnh nước Mĩ”, một mặt sự gia tăng chỉ trích trong nước về cuộc chiến tranh mà nước này đang tiến hành tại Việt Nam, và cuộc chiến này cũng kéo hình ảnh đối ngoại của Mĩ theo hướng giảm dần, tức sức mạnh và vai trò trung tâm trong các vấn đề thế giới đang bị thách thức. Nhận thức được tình hình khó khăn, chính quyền Nixon bắt đầu đánh giá lại chiến lược ngoại giao khi thế giới những năm 60 đang chuyển dần từ 2 cực sang đa phận cực. Học thuyết Guam mà Nixon công bố tháng 7/1969 như là một giải pháp lấy lại hình ảnh nước Mĩ, trước hết thông qua một loạt các cam kết giảm căng thẳng tại Châu Á, trong đó Mĩ đang tiến hành làm dịu quan hệ với Trung Quốc, điều này được các nhà bình luận khẳng định “không nghi ngờ gì, Washington đã quyết định lợi dụng cuộc xung đột Xô – Trung với thái độ kiên quyết hơn” [50;116]. Đây là sự chuyển biến ngoại giao của Mĩ sau các thỏa thuận với Moscow không thành công trong một số vấn đề quốc tế như thuyết phục Liên Xô xem xét lại sự hỗ trợ cho Bắc Việt Nam, kiềm chế Trung Quốc khi nước này đạt sự tiến bộ bất ngờ về cộng nghệ hạt nhân và tên lửa những năm 60 đưa Trung Quốc chính thức gia nhập “câu lạc bộ hạt nhân” trở thành cường quốc quân sự có thể cạnh tranh trực tiếp với Mĩ và Liên Xô. Trong giai đoạn chống cả hai siêu cường (1959 – 1969) Bắc Kinh đã từng tuyên bố sử dụng vũ khí hạt nhân nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công từ Mĩ hoặc Liên Xô. Phải thừa nhận Trung Quốc tại thời điểm đó dân số và địa lí rộng lớn nhưng về mặt kinh tế, quân sự chỉ trung bình nhưng sự tích lũy hạt nhân của nước này đang gia tăng tại Châu Á thậm chí có thể thực thi quyền lực lớn hơn trong cộng đồng quốc tế - theo nhận định của Washington. Mĩ cho rằng họ đang đối đầu với hai đối thủ lớn tại Châu Á, Liên Xô cũng nhận thức được sự tiến bộ hạt nhân của Trung Quốc nên trong cuộc xung đột biên giới nước này đã từng triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (ABM) dọc biên giới với nước láng giềng vốn trước đây chỉ nhằm vào Mĩ. Cho thấy cả Xô, Mĩ đều quan tâm đến Trung Quốc, dù vậy theo nhận định của Mĩ dường như Moscow “đang độc lập hành động mà chẳng cần quan tâm tới sự tham gia hay đồng ý của Washington” [50;117], quan ngại nếu Liên Xô thành công trong việc lật đổ Mao chắc chắn quyền lực của điện Kremlin sẽ gia tăng tại khu vực Châu Á, chính quyền Nixon cũng tính tới trường hợp liệu Liên Xô có tấn công Trung Quốc bằng vũ khí hạt nhân không, điều này được thể hiện qua các cuộc tiếp xúc với Moscow, Washington luôn cố gắng xác nhận thông tin này. Rõ ràng Mĩ đang lo ngại quyền lợi toàn cầu của họ sẽ bị ảnh hưởng hơn là sự an ninh của Trung Quốc cộng sản khi nước này bị tấn công. Thực tế lãnh đạo Liên Xô đã bàn tính nhiều đến khả năng tấn công Trung Quốc bằng vũ khí hạt nhân “nếu muốn trừng trị họ (Trung Quốc) mà lại tránh cho chúng ta phải tổn thất quá nặng nề thì hãy nên để cho bom nguyên tử của chúng ta tỏ rõ uy lực, muốn loại trừ tận gốc mối đe dọa từ phía Trung Quốc thì phải sự dụng vũ khí hạt nhân giáng một đoàn tiêu diệt vào các cơ sở hạt nhân của Trung Quốc, chỉ có dùng “phẫu thuật ngoại khoa”như vậy mới có thể loại bỏ được cái u ác tính của Châu Á” [26;578]. Chính quyền Bắc Kinh cũng nhận thấy lực lượng quân đội đang gia tăng dọc biên giới, một cuộc chiến tranh đang đến gần, nhưng họ cũng có cơ sở để giảm bớt mối quan ngại đó, dự trên quan điểm mặc dù Xô – Mĩ có những thỏa thuận chung sống hòa bình, nhưng Mĩ vẫn luôn xem Liên Xô là đối thủ chủ yếu và Trung Quốc cũng chung quan điểm này, do vậy Liên Xô sẽ không dám gây ra một cuộc chiến tranh chống cả hai mặt trận, vì nước ở thế “tọa sơn quan hổ đấu” sẽ hượng được lợi. Trung Quốc đã nắm được cốt lõi của vấn đề trong giải quyết mâu thuẫn với Liên Xô trên cơ sở không nhượng bộ “những kẻ xét lại, Liên Xô có xâm chiếm Trung Quốc hay không còn phụ thuộc rất lớn vào thái độ của Mĩ. Cho tới nay, Mĩ vẫn không cho phép Liên Xô cảm thấy thoải mái và trên thực tế là mối quan ngại lớn nhất đối với Liên Xô” “và chủ nghĩa đến quốc Mĩ hoàn toàn không muốn nhìn thấy Liên Xô giành thắng lợi trên bất cứ cuộc xung đột Xô – Trung nào và do đó thành lập một siêu nhà nước có ngồn tài nguyên và sức mạnh con người vượt Mĩ” [50;131]. Những quan điểm này được thể hiện trong báo cáo phân tích mối quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô, Mĩ, bản báo cáo cũng chỉ ra rằng lợi ích chiến lược của Trung Quốc muốn đạt được trong giai đoạn này cần thiết phải lợi dụng sự căng thẳng giữa Liên Xô và Mĩ để tăng vị thế theo hướng có lợi nhất. Đây là một trong những nguyên nhân Bắc Kinh đồng ý nối lại đàm phán tại Warsaw với Washington tháng 9/1969. Điều này cùng cho thấy Bắc Kinh đang chủ động sử dụng Mĩ như con bài trong cuộc đối đầu với Liên Xô. Nhận định xung đột Xô – Trung đóng vai trò quan trọng trong định hình quan hệ Trung – Mĩ cuối thập niên 60 đầu thập niên 70 là hoàn toàn có cơ sở. Marshall Green – đại sứ Mĩ tại Indonesia năm 1967 trong cuộc tiếp xúc với Nixon từng phát biểu “nếu Mĩ muốn chống lại sức mạnh của Liên Xô cần thiết phải sử dụng Trung Quốc” “con đường tới Matxcova nằm xuyên qua Bắc Kinh” [50;101]. Đến đầu năm 1969, Kissinger đã viết về khả năng rạn nứt Xô – Trung khi cho rằng “không thể bỏ qua” nếu nó xảy ra Mĩ nên tận dụng lợi thế của nó. Washington đã chuyển hướng từ việc chỉ chú tâm trong cuộc chiến tại Đông Dương sang Trung Quốc vì trong nhận thức điều “tồi tệ” nhất sẽ xảy ra với Mĩ nếu Liên Xô “chiếm” được Trung Quốc. Washington dựa trên nhận định các nhà lãnh đạo Liên Xô muốn tìm cách để kiềm chế Trung Quốc trực tiếp, bên cạnh đó còn tìm kiếm quan hệ quan hệ gần gũi với các nước trong khu vực nhằm ngăn cản nước này có cơ hội “tiếp xúc” với đối thủ của Kremlin. Chính sự nghi ngờ này là cơ hội cho Nhà Trắng thông qua chiến lược ngoại giao tam giác, như việc tìm cách tiếp cận Trung Quốc, Mĩ sẽ buộc Liên Xô nhìn nhận lại cuộc chiến đang diễn ra với tư cách là đồng minh viện trợ chính. Trở lại tư tưởng chung sống hòa bình của Khrushchev với tất cả các nước tư bản từ thập niên 50 đã làm Bắc Kinh hụt hẫng và nghi ngờ, khi trong gian đoạn này Trung Quốc vẫn xem Mĩ là kẻ thù, vì thế nếu muốn sử dụng Trung Quốc cho chiến lược ngoại giao thì điều đầu tiên Mĩ phải xóa bỏ đi quan điểm Xô – Mĩ đang cấu kết chống lại Trung Quốc “chúng ta (Mĩ) cần phải làm rõ để người Trung Quốc thấy chúng ta không thông đồng với Liên Xô” [62]. Những động thái ngoại giao thời Nixon cho thấy Mĩ sẵn sàng tìm bất kì cách nào, bất kì cơ hội nào có thể bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Trung Quốc ý thức được là nước yếu kém trong các cuộc xung đột với Liên Xô, khoảng thời gian 1966 – 1967 nước này bắt đầu thay đổi chiến lược ngoại giao linh hoạt hơn, đàm phán với Mĩ là biện pháp để gây ra sự mất cân bằng cho Liên Xô bằng cách khuyến khích sự căng thẳng Xô – Mĩ. Từ quan điểm này Washington kết luận mối đe dọa bởi Liên Xô sẽ nhắc nhở Trung Quốc cần dành vị trí ưu tiên trong chính sách đối ngoại với Mĩ. Tóm lại nếu Washington có thể khôi phục lại quan hệ và liên kết với Bắc Kinh thì Mĩ có thể sử dụng Trung Quốc là nhân tố trong chính sách ngoại giao nhằm tạo ra sự đối trọng để kiềm chế tham vọng của Moscow, đẩy Liên Xô đi đến giảm căng thẳng và chấp nhận các điều kiện theo hướng có lợi cho Nhà Trắng. Giảm căng thẳng với Trung Quốc có thể ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô tại Châu Á có thể tác động gây ra sự chú ý từ đồng minh Châu Âu và bắt tay với Trung Quốc sẽ cho phép nước này duy trì sự cân bằng toàn cầu hình thành một cơ cấu mới trong bang giao quốc tế. Vấn đề rò rỉ thông tin Liên Xô sử dụng vũ khí hạt nhận để tấn công Trung Quốc, Mĩ đã sử dụng tin tức thu thập này cung cấp cho Bắc Kinh như một yếu tố tạo nên lòng tin. Trong cuộc họp nội các chính phủ, Nixon đã chỉ đạo “nên tìm cách thông báo nhanh chóng cho Trung Quốc biết ý đồ của Liên Xô để họ chuẩn bị biện pháp đối phó cần thiết” [26;579]. Ngày 28/8 Mĩ đã tìm cách đưa thông tin mật này lên báo tạo nên một phản ứng mạnh mẽ từ Moscow và sự quan tâm của thế giới về một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ xảy ra, đến này 15/10 Kissinger đại diện Nhà Trắng đưa ra cảnh báo nếu Mĩ sẽ không giữ thái độ trung lập trong trường hợp Liên Xô tấn công Trung Quốc và nước này sẽ tấn công 130 thành phố của Liên Xô để trả đũa, hàm ý đã được đưa ra “lợi ích của Trung Quốc liên quan mật thiết đến lợi ích của Hoa Kì. Hoa Kì không thể thờ ơ ngồi nhìn hành động của Liên Xô, một khi cuộc chiến tranh bùng nổ Hoa kì có thể cho rằng cuộc chiến tranh thế giới thứ ba sẽ bắt đầu và Hoa Kì sẽ áp dụng hành động như vậy đối với Liên Xô. Đoàn hạt nhân Liên Xô đối với Trung Quốc tất cả sẽ dẫn đến hành động trả đũa từ phía Trung Quốc, sự ô nhiễm do chiến tranh hạt nhân gây ra trực tiếp sẽ đe dọa tới an nguy của hành chục vạn quân nhân Mĩ đóng ỏ Châu Á và sẽ làm cho sự cân bằng sinh thái trên toàn cầu bị phá hoại, đó là điều Hoa Kì không thể tha thứ” [26;580]. Thông điệp này được nhằm vào Bắc Kinh, dựa trên thông điệp này nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Mĩ đã giúp Trung Quốc thoát khỏi cuộc tấn công hạt nhân từ phía Liên Xô vì 5 ngày sau đó Moscow đã hủy bỏ kế hoạch tấn công Trung Quốc, trở lại đàm phán với nước này. Nhưng Trung Quốc vẫn thận trọng “lòng tốt” từ Mĩ vì hiểu Washington có thái độ cứng rắn với Moscow vì đang muốn trả đũa việc điện Kremlin đã từ chối hợp tác với nước này trong việc ngăn chặn Trung Quốc phát triển vũ khí hạt nhân từ năm 1964. Vì vậy, Trung Quốc vừa có bước chuẩn bị đối phó Liên Xô vừa kiểm tra độ chính xác thông tin. Có 3 sự lựa chọn để Trung Quốc thoát khỏi mối đe dọa từ Liên Xô; thứ nhất nước này sẽ chấp nhận những quan điểm, tư tưởng mà Moscow đưa ra; thứ hai xây dựng một nước Trung Quốc tự chủ hùng mạnh đủ sức đối phó các cuộc tấn công từ đối phương; thứ ba liên kết với một lực lượng thứ ba. Hai lựa chọn đầu tiên không thể xây dựng, đáp ứng một nước Trung Quốc hùng mạnh, cường thịnh, nước này đã chọn Mĩ là lực lượng liên minh chiến lược. Điều này phù hợp với tư tưởng cân bằng mối đe dọa trong lí thuyết quan hệ quốc tế mà nước này và nhiều nước đương thời áp dụng, theo đó khi quyền lợi quốc gia đang bị đe dọa một nước sẽ thiết lập quan hệ với một nước hay một nhóm nước đối nghịch để tạo nên sự đối trọng từ một nước hay một nhóm nước đang đe dọa. Trung Quốc lựa chọn Mĩ là một đối tác liên minh hơn là tư cách một quốc gia, khi hai nước này có quyền lợi cần bảo đảm an ninh cho sự phát triển. Trung Quốc thừa biết Mĩ hợp tác với họ để tạo nên một liên minh chống Liên Xô và có cơ hội thậm nhập vào nền kinh tế đầy tiềm năng này. Bằng sự tính toán Trung Quốc đã đạt được những gì họ mong muốn nhưng không phải có những nhượng bộ đáng kể ảnh hưởng đến quyền lợi quốc gia. Như vậy, sự xích lại gần nhau trong quan hệ Mĩ – Trung là một trong những kết quả xung đột Xô – Trung kéo dài từ thập niên 50, 60 góp phần hình thành nên tam giác ngoại giao ba bên – sự điều khiển chính sách có toan tính trong quan hệ song phương và ba bên giữa Mĩ, Liên Xô và Trung Quốc [5;366,367]. Đánh dấu việc Mĩ xem xét lại chính sách toàn vẹn với Trung Quốc, thông cáo 1972 – kết quả thành công trong chính sách ngoại giao ba bên, trước hết đối với Mĩ đã biết cách khai thác tinh tế làm sao cho hai nước vốn trước đây là đồng minh không trở lại với nhau ban đầu. Sự tinh tế này được thể hiện: Thứ nhất, Mĩ sẽ kìm nén ý muốn nhằm thúc đẩy các vấn đề có thể làm ngăn cách sâu sắc thêm quan hệ Xô – Trung mà chỉ dựa trên những động thái của sự kiện vốn nảy sinh tất yếu từ hai nước XHCN này. Thứ hai, không để cho Trung, Xô nhận ra Mĩ sẽ nghiêng hẳn về bên nào. Nếu làm tốt những điều trên sẽ có lợi cho lợi ích nước Mĩ, lịch sử đã chứng minh điều này. Mĩ là nước chủ động tiếp xúc với Trung Quốc, và điều quan trọng phía Trung Quốc cũng có những động thái tương tự. Ván bài Liên Xô đã được sử dụng trong tiến trình bình thường hóa quan hệ Mĩ – Trung. 3.1.2. Yếu tố Việt Nam Trong khoảng thời gian còn là phó tổng thống dưới thời chính quyền Aixenhao, Nixon đã từng sang Việt Nam (1952) và có lời phát biểu tại đây “đe dọa đối với nước này (Việt Nam) dù dưới hình thức là một cuộc nội chiến, vẫn có nguồn sức mạnh ở ngoài nước. Nguồn đó gọi đúng tên nó là chủ nghĩa cộng sản chuyên chế” [1;233]. Với lời phát biểu này Nixon muốn ám chỉ lực lượng ủng hộ cho Bắc Việt Nam trong cuộc chiến chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân đó là chính Liên Xô, Trung Quốc – hai nước có vai trò lớn cung cấp nguồn viện trợ kinh tế, tài chính, quân sự. Để khi dính líu tại Việt Nam, Mĩ nhận ra muốn ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản từ Bắc Việt Nam xuống Nam Việt Nam ngoài việc hậu thuẫn cho lực lượng đồng minh ở nước sở tại thì cô lập ngoại giao là biện pháp quan trọng để giảm sức mạnh và buộc đối phương phải chấp nhận các điều kiện của cuộc chiến theo hướng có lợi nhất cho nước này. Đến những năm 70, việc can thiệp trực tiếp và sâu rộng vào cuộc chiến tại Việt Nam đã gây ra cho chính quyền Washington nhiều khó khăn trong và ngoài nước. Để giải quyết những khó khăn, Mĩ đặt ra nhiều giải pháp nhằm cân nhắc và lựa chọn: - Nếu đơn phương rút khỏi cuộc chiến, Mĩ tự nhận là kẻ xâm lược, uy tín trong mắt đồng minh sẽ giảm đi; - Nếu tiếp tục tăng cường quân sự để nhanh chóng đạt được một thắng lợi hoàn toàn thì nước này không thể đạt được một cách trọn vẹn, đôi khi “bế tắc sẽ ngày càng bế tắc”. Quyết định cuối cùng, Washington chọn giải pháp rút khỏi cuộc chiến nhưng phải tính toán theo hướng có lợi nhất cho Nhà Trắng, lợi dụng xu hướng hòa hoãn trong quan hệ quốc tế cũng như những mâu thuẫn giữa các nước có viện trợ cho Bắc Việt Nam cuối thập niên 60 đầu thập niên 70, Mĩ đã tiến hành thương lượng, đàm phán với Liên Xô, Trung Quốc nhằm gây ra sức ép với Hà Nội phải chấp nhận các đề xuất kết thúc chiến tranh do Washington đưa ra. Cuộc chiến tranh thống nhất tổ quốc của nhân dân Việt Nam chính thức được sử dụng làm “lá bài” ngoại giao giữa các nước lớn thập niên 70. Can thiệp và bế tắc trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam của Mĩ Khi hiệp định Giơnevơ được kí kết, là nước không tham chiến trực tiếp trong cuộc chiến tại Đông Dương, chính phủ Mĩ ra tuyên bố: Mĩ ghi nhận những thỏa thuận đạt được tại Giơnevơ vào ngày 20/7/1954.Mĩ sẽ kiềm chế, không đe dọa hay sử dụng vũ lực để phá hoại các thỏa thuận này, phù hợp với điều 2 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc.Mĩ tái khẳng định lập trường truyền thống của mình rằng các dân tộc đều được tự quyết tương lai của mình và sẽ không tham gia bất kì một sự sắp xếp nào cản trở đều này, không có điểm nào trong tuyên bố của mình có ý hay cho thấy Mĩ rởi bỏ lập trường này. Với tuyên bố này cho thấy Mĩ tôn trọng độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia tại Đông Dương, nhưng thực tế nước này dần làm trái lại những gì mà họ từng tuyên bố, trong tuyến bố của Aixenhao đã thể hiện rằng: Mĩ không phải là bên tham chiến trong cuộc chiến tranh này (chiến tranh do Pháp gây ra tại Đông Dương).do đó, mặt ngoại giao không phải là một bên và không bị ràng buộc bởi các quyết định của hội nghị.thỏa thuận này có những điểm mà chúng tôi không thích, nhưng thỏa thuận này còn phụ thuộc rất nhiều là sẽ được thực hiện như thế nào.chúng tôi tuyên bố rằng bất cứ một cuộc tái xâm lược của cộng sản sẽ được xem xét với một quan ngại sâu sắc. Theo nhiều nhà nghiên, đến cuối năm 1949 Mĩ chưa thật sự quan tâm rõ nét đến tình hình tại Đông Dương, nước này đại diện là tổng thống Truman đã từng lên án cách hành xử của chủ nghĩa thực dân Pháp đối với người dân tại xứ này bằng các biện pháp cai trị đã trở nên lỗi thời, nhưng nước này cũng không có thái độ gì trước yêu cầu của chính phủ VNDCCH giúp nước này thoát khỏi cảnh là một nước thuộc địa “chúng tôi (VNDCCH) yêu cầu nước Mĩ với tư cách là người bảo vệ và những chiến sĩ của công bằng thế giới, có bước quyết định ủng hộ nền độc lập của chúng tôi” [1;36] – trích bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cho tổng thống Mĩ Truman ngày 16/02/1946. Đến những năm 1950 tình hình chiến sự tại Đông Dương có những chuyển biến theo hướng có lợi cho chủ nghĩa cộng sản, khi phong trào cách mạng ở đây ngày càng phát triển đã tác động đến sự chú tâm của chính quyền Washington. Tháng 4/1950, Truman thông qua bản ghi nhớ quan trọng (mang mã số NSC 64) về Đông Dương, đây là một tài liệu đề cấp đến việc viện trợ cho Pháp trong cuộc chiến tại bán đảo này. Đến khi cuộc chiến tranh Triều Tiên bùng nổ cùng với những sự kiện tác động trước đó: sự sụp đổ của Quốc Dân Đảng (Trung Quốc); Liên Xô thử nghiệm thành công vũ khí nguyên tử đã làm cho Mĩ tin rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ trở thành mối đe dọa thật sự đến thế giới tự do tại Châu Á. Trong suốt cuộc chiến tranh lạnh, Mĩ muốn tập hợp nhiều đồng minh để đối trọng với Liên Xô và đồng minh Moscow, nếu không có biện pháp tối ưu và kịp thời thì “bất kì một sự mở rộng thêm lãnh thổ của điện Kremli sẽ dẫn đến khả năng không tập hợp nổi một liên minh nào đủ mạnh để đối đầu vối Kremlin” [13;23]. Kế hoạch can thiệp vào Đông Dương của Mĩ từng bước được tiến hành, đi từ gián tiếp đến trực tiếp “chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam đã từng bước diễn ra từ từ có vẻ như là tình cờ qua một quá trình leo thang chầm chậm hầu như khó mà xác định được điểm xuất phát” [25;152]. Việc giúp Pháp cứu vãn cho cuộc chiến lần hai tại Đông Dương cũng nằm trong sự tính toán của Mĩ “việc tăng viện trợ là kết quả nỗ lực của Mĩ mua sự ủng hộ của Pháp trong các vấn đề về Châu Âu” “Mĩ coi cố gắng (quân sự) của Pháp có tầm quan trọng chiến lược cho lợi ích chung của cộng đồng quốc tế chứ không phải chỉ phục vụ lợi ích riêng của nước Pháp và đó là điều chủ yếu với an ninh của thế giới tự do không những ở Viễn Đông mà còn ở Trung Đông và Châu Âu [8;45]. Như vậy, cho thấy Mĩ đang đề cao vị trí, “trách nhiệm” của mình đối với việc bảo vệ thế giới tự do, biện hộ cho các hành động can thiệp vào nước khác dưới hình thức làm “nhiệm vụ” quốc tế. Cuộc chiến ở Đông Dương vẫn tiếp tục, dần dần viện trợ của Mĩ trở thành yếu tố sống còn đối với quân viễn chinh Pháp, nhưng điều này cũng không cứu vãn được những khó khăn mà thực dân gặp phải, Điện Biên Phủ - nơi đã chấm dứt hoàn toàn ý đồ thống trị lần 2 của Pháp tại Đông Dương. Điều này đồng nghĩa sự tính toán của Washington thất bại. Sự thất bại của Pháp diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh đối đầu Đông – Tây đang ở cao độ, với tư cách là bảo vệ thế giới tự do Mĩ không dễ chấp nhận sự thật này. Từ quan điểm “muốn tiếp tục chiến tranh chống lại Việt Minh nhưng lại không muốn tham gia trực tiếp vào cuộc chiến này” [46;840] Washington chuyển sang thái độ quyết tâm hơn thay âm mưu đưa quân vào Đông Dương cứu nguy cho thực dân Pháp bằng quyết định gạt Pháp, trực tiếp đặt chân vào bán đảo này “để chứng minh sức mạnh và quyết tâm của phương Tây trong việc đánh bại chủ nghĩa cộng sản rằng thắng lợi cuối cùng phải thuộc về thế giới tự do” [9;38]. Trước những biến đổi của tình hình thế giới, của khu vực Châu Á, vị trí Việt Nam được Mĩ đánh giá cao hơn trong chiến lược ngăn chặn làn sóng đỏ lan rộng xuống vùng Đông Nam Á “Việt Nam như cái nút của chiếc bình, nếu mở ra thì CNXH sẽ tràn vào làm chìm ngập thế giới tự do ở Đông Nam Á” [25;151] và nếu “nếu khu vực này (Đông Nam Á) bị chủ nghĩa cộng sản kiểm soát, chúng ta (Mĩ) sẽ phải gánh chịu một thất bại thảm hại về mặt chính trị mà ảnh hưởng của nó sẽ lan toàn diện trên toàn thế giới” [25;13]. Với nhận định này Mĩ ý thức được việc để mất khu vực rộng lớn về diện tích và dân số, tài nguyên này có thể sẽ đẩy Mĩ vào thế hạ phong vì cán cân lực lượng đang bị lệch chuyển. Điều quan trọng tuyến phòng thủ của Mĩ ở Thái Bình Dương sẽ gặp nguy hiểm hơn một khi nó bị gãy khúc trong trường hợp chiến tranh diễn ra. Việt Nam chính thức trở thành quân cờ Đomino đầu tiên, nếu quân cờ này sụp đổ (rơi vào tay cộng sản) thì theo hiệu ứng, các nước còn lại ở Đông Nam Á cũng sẽ chung số phận “về mặt chiến lược, việc mất Nam Việt Nam cho cộng sản sẽ đưa ra sự kiểm soát của họ thêm hàng trăm km trong một vùng cho tới nay còn tự do. Các nước khác ở Đông Nam Á sẽ bị đe dọa tấn công từ mạn sườn, 12 triệu dân ở Nam Việt Nam sẽ mất tự do ngay tức khắc và 150 triệu người khác ở các nước kế bên sẽ có nguy cơ nghiêm trọng. Việc để mất Nam Việt Nam sẽ mở đầu cho quá trình sụp đổ, nếu tiếp tục phát triển lên sẽ có thể dẫn đến tới hậu quả nghiêm trọng cho chúng ta và cho tự do” [8;103,104]. Vì vậy trong tuyên bố về hiệp định Giơnevơ, Mĩ đã tuyên bố không có lí do gì buộc nước này phải tuân thủ các điều kiện kí kết, không đặt bút kí tức Mĩ sẽ không vi phạm khi can thiệp vào sân khấu chính trị tại Việt Nam. Vĩ tuyến 17 cũng giống như vĩ tuyến 38 ở Triều Tiên, sau hiệp định Giơnevơ từ trạng thái mờ nhạt, nó đã chia cắt Việt Nam hơn hai mươi năm bởi ý đồ của chủ nghĩa đế quốc. Khi từ tháng 7/1954, một chính quyền thân Mĩ đã được xây dựng tại Nam Việt Nam, trở thành đối trọng chống lại cuộc “xâm lược” của Bắc Việt Nam, đi đến việc chia cắt lâu dài Việt Nam. Với “mục tiêu cao cả là giải phóng Miền Nam, thống nhất tổ quốc bảo vệ Chủ nghĩa xã hội ở tiền đồn phía nam và góp phần tích cực bảo vệ nền hòa bình thế giới” [25;141], quân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đã đánh bại từng chiến lược chiến tranh qua các đời tổng thống Mĩ cũng như chính quyền thân Mĩ tại miền Nam Việt Nam. Sau thời gian can thiệp vào Việt Nam, từ năm 1968 chính quyền Washington bắt đầu nhìn nhận lại cách thức mà họ đang can thiệp vào Đông Dương, Việt Nam, vì cái gọi là “thảm họa Việt Nam” đang dần xuất hiện trong mắt dân chúng Mĩ. Đây là những năm cuối nhiệm kì của tổng thống Johnson, với những thất bại liên tiếp tại chiến trường Việt Nam, sau này trong hồi kí đã làm ông phải thốt lên một cách đầy bi đát “kết thúc năm 1968, sau nhiều năm gây cấn vì cuộc chiến ở Việt Nam, tôi thật sự không tin rằng có thể sống sót nếu ở lại Nhà Trắng thêm một nhiệm kì nữa”. Sự thật sau khi kết thúc nhiệm kì Johnson không tuyên bố ứng cử cho nhiệm kì kế, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng với tuyên bố này nó như là sự cứu vớt cho danh dự của ông sau thời kì cầm quyền lận đận toàn diện về quân sự, chính trị cả kinh tế - tài chính trong nước và ở Việt Nam, tất cả đã vượt qua dự kiến của chính quyền ông. Sự can thiệp sâu rộng vào chiến tranh Việt Nam được thể hiện qua các con số lính viễn chinh Mĩ không ngừng gia tăng, cuối năm 1965 là 180.000, đến cuối năm 1966 là 400.000, cuối 1967 là 470.000, năm 1968 đỉnh cao là 550.000, ngân sách quốc phòng chi viện cho cuộc chiến cũng tỉ lệ thuận theo, nhưng lại tỉ lệ nghịch cho việc cứu vãn tỉ lệ thương vong hàng ngày của binh lính Mĩ và đồng minh trên chiến trường Đông Dương. Cuộc chiến này đã trở thành cuộc chiến dài nhất và bị mất lòng dân nhất của lịch sử nước Mĩ, điều quan trọng nó “không thể quay lưng lại với thực tế là cuộc chiến tranh ở Đông Nam Á đang gây ra một cuộc chiến ngay trên đất Mĩ” [13;359]. Cuối cùng thì dân Mĩ cũng nhận ra “giá trị chiến tranh” thật sự mà Mĩ đang tiến hành ở Đông Dương, các phong trào phản chiến liên tục diễn ra sau nhiều năm họ bị chính quyền khỏa lấp dưới chiêu bài ngăn ngừa sự “độc tài” của chủ nghĩa cộng sản. Những chia rẽ bên trong nội bộ Nhà Trắng cũng gây cho Washington những khó khăn trong việc tìm ra một giải pháp an toàn và hiệu quả cho cuộc chiến gần 1000 ngày “chúng ta đang cố mất sự sáng suốtchúng ta đang cố áp đặt một số hình ảnh của Mĩ lên những dân tộc xa xôi mà chúng ta không thể hiểu được họ (hơn nữa chúng ta có thể là một thế hệ trẻ hơn họ) và chúng ta đang làm cho sự việc kéo dài một cách vô lí” [38;248,249]. Như vậy, với những bế tắc trong cuộc chiến tại Việt Nam đã khiến “năm 1968 cũng là năm khai tử sự nghiệp chính trị của Lyndon B. Johnson” [35;272]. Với lời hứa trong quá trình tranh cử là nhanh chóng chấm dứt chiến tranh, đưa lính Mĩ về nước, Nixon được dân Mĩ tin rằng ngườ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2011_11_07_1081259616_7736_1872674.pdf
Tài liệu liên quan