MỤC LỤC
A- PHẦN MỞ ĐẦU . 1
0.1. Lí do chọn đề tài . 5
0.2. Lịch sử vấn đề . 6
0.2.1. Khái quát tình hình nghiên cứu về Nhất Linh . 6
0.2.2. Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh . 9
0.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 10
0.4. Phương pháp nghiên cứu . 11
0.4.1. Phương pháp thống kê, phân loại . 11
0.4.2. Phương pháp so sánh . 11
0.4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp . 12
0.4.4. Phương pháp lịch sử . 12
0.4.5. Phương pháp nghiên cứu liên ngành . 12
0.4.6. Phương pháp nghiên cứu tác giả . 12
0.4.7. Phương pháp hệ thống . 13
0.5. Mục đích nghiên cứu . 13
0.6. Đóng góp của luận văn . 13
0.7. Cấu trúc của luận văn . 13
B - NỘI DUNG . 15
Chương 1: GIỚI THUYẾT VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN CHI PHỐI NGÔN NGỮ NGHỆ
THUẬT CỦA NHẤT LINH . 15
1.1. GIỚI THUYẾT VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT . 15
1.1.1. Khái niệm "Ngôn ngữ nghệ thuật" . 15
1.1.2. Vai trò của ngôn ngữ nghệ thuật . 16
1.2. NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÔN NGỮ
NGHỆ THUẬT CỦA NHẤT LINH . 19
1.2.1. Những biến đổi trong đời sống xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX . 19
1.2.1.1. Sự tiếp xúc với văn hoá phương Tây . 19
1.2.1.2. Sự phổ biến và phát triển của chữ quốc ngữ . 21
1.2.1.3. Khát vọng xây dựng một nền quốc văn mới của tầng lớp trí
thức tân học đầu thế kỷ XX . 23
1.2.2. Hành trình đến với văn học của Nhất Linh . 28
1.2.2.1. Nhất Linh - người nghệ sĩ đa tài, say mê văn học . 28
1.2.2.2. Chuyến du học ở Pháp - Những thay đổi trong quan niệm
xã hội và văn chương của Nhất Linh . 31
1.2.2.3. Chủ trương “Tự sức mình làm ra những sáng tác có giá trị
về văn chương”, "làm giàu văn sản trong nước”. . 33
Chương 2: QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA NGÔN NGỮ
NGHỆ THUẬT NHẤT LINH TRưỚC VÀ SAU KHI
THAM GIA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN . 39
2.1. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT CỦA NHẤT LINH TRưỚC KHI
THAM GIA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN (TRONG "NHO PHONG" VÀ "NGưỜI QUAY TƠ") . 39
2.1.1. Ngôn ngữ trong "Nho phong" và "Người quay tơ "mang đậm
dấu ấn ngôn ngữ văn xuôi trung đại . 39
2.1.1.1. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn xuôi trung đại . 39
2.1.1.2. Ngôn ngữ "Nho phong” và "Người quay tơ” mang đậm dấu
ấn ngôn ngữ văn xuôi trung đại . 41
2.1.2. Ngôn ngữ văn học của buổi giao thời . 48
2.1.2.1. Tính chất giao thời trong dùng từ, đặt câu . 48
2.1.2.2. Bước đầu có sự kết hợp giữa ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ nhân vật . 51
2.1.2.3. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, chưa được cá tính hóa . 55
2.2. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT CỦA NHẤT LINH TRONG GIAI ĐOẠN THAM GIA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN (TỪ "ĐOẠN TUYỆT" ĐẾN "BưỚM TRẮNG") . 57
2.2.1. Ngôn ngữ trong "Đoạn tuyệt" và "Lạnh lùng" – “một lối văn
giản dị, dễ hiểu, ít chữ nho, một lối v ă n thật có tính cách An Nam" . 58
2.2.1.1. Ngôn ngữ trần thuật giản dị, mạch lạc, trong sáng . 59
2.2.1.2. Ngôn ngữ miêu tả sinh động, tinh tế, giàu chất tạo hình . 66
2.2.1.3. Ngôn ngữ nhân vật bước đầu được cá tính hoá, phù hợp
tính cách nhân vật . 76
2.2.2. Ngôn ngữ trong "Đôi bạn" và "Bướm trắng" mang tính hướng
nội, đặc tả đời sống nội tâm nhân vật . 80
2.2.2.1. Ngôn ngữ kể chuyện nhập vào nội tâm nhân vật . 81
2.2.2.2. Ngôn ngữ miêu tả gắn với cảm xúc, tâm trạng nhân vật . 85
2.2.2.3. Ngôn ngữ nhân vật biểu hiện chiều sâu nội tâm . 88
Chương 3: MỘT SỐ ĐẶC SẮC TRONG NGÔN NGỮ NGHỆ
THUẬT CỦA NHẤT LINH . 100
3.1. TẠO SẮC THÁI NGÔN NGỮ CỦA TẦNG LỚP THỊ DÂN TRUNG LưU .100
3.2. CÓ NHỮNG KẾT HỢP TỪ MỚI TẠO CẢM GIÁC ÊM ÁI NGỌT NGÀO .105
3.3. DÙNG NHIỀU TÍNH TỪ DIỄN TẢ NHỮNG CẢM GIÁC MONG MANH .108
3.4. NHỮNG SO SÁNH ĐẸP, BAY BỔNG, TINH TẾ VÀ GỢI CẢM .112
C - KẾT LUẬN . 121
PHỤ LỤC . 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 128
134 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3898 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh trong các sáng tác trước năm 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Ngôn ngữ trần thuật giản dị, mạch lạc, trong sáng
* Với quan điểm viết văn "giản dị, rõ ràng, nói sao, viết vậy, mà
viết cho có đầu có đuôi, hay ở chỗ gọn gàng lƣu loát", câu văn của Nhất
Linh trong Đoạn tuyệt và Lạnh lùng đã thoát hẳn đƣợc kiểu câu văn
dạng biền ngẫu dài lê thê, nặng nề, nhiều Hán tự, điển tích, điển cố hoặc
những từ khuôn sáo nhƣ trong Nho phong, Người quay tơ.
Kiểu câu đƣợc sử dụng chủ yếu trong các tác phẩm này là câu có
mệnh đề sáng rõ. Đây là một đoạn văn trong Đoạn tuyệt:
"Loan lại tìm đến phố Dũng ở. Vì hôm đó trời nắng ráo, nên dãy
nhà trông bớt vẻ tồi tàn. Loan tò mò nhìn vào trong mấy gian nhà tối
tăm, lạnh lẽo. Thấy từng gia đình lúc nhúc trong bóng tối, trong khi ở
ngoài trời nắng mới, ánh sáng rực rỡ phấp phới trên lá cây. Loan bùi
ngùi liên tưởng, nghĩ đến những người tự dấn thân vào một cuộc đời ảm
đạm, đi bên cạnh những sự vui sướng trời đã dành riêng cho mà vô tình
không biết. Rồi Loan nghĩ đến chính thân mình: đời nàng xoay về ngả
nào chỉ lát nữa nàng sẽ rõ; nàng đương ở một ngã ba, hiện giờ còn
lưỡng lự chưa biết bước theo con đường nào. Hai cảnh đời vẽ ra trước
mắt nàng, một cảnh đời nàng thấy lộng lẫy, nhưng chứa chất đầy những
sự nguy hiểm, nàng còn sợ chưa dám cả gan bước vào, và một cảnh đời
bằng phẳng đầy những sự tầm thường nhỏ mọn mà có lẽ là cảnh đời của
nàng về sau này" [8; 175/ 176].
Đoạn văn có sự kết hợp hài hoà giữa câu ngắn và câu dài, nội
dung đƣợc diễn đạt rõ ràng, trong sáng. Ở các câu dài nhiều mệnh đề
mối quan hệ giữa các vế câu rất rõ nhờ các liên từ. Không còn dạng câu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
biền ngẫu đăng đối, nhƣng Nhất Linh hay sử dụng kiểu câu dài, nhiều
mệnh đề để đi sâu phân tích lí giải tâm trạng nhân vật, tạo ra lời văn nhịp
nhàng, uyển chuyển phù hợp với tâm trạng con ngƣời. Có lẽ vì thế mà
nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận xét "lời văn của ông lại nửa giản
dị, nửa đài điếm".
Đối chiếu câu văn truyền thống với câu văn trong Đoạn tuyệt của
Nhất Linh, các nhà nghiên cứu Đinh Văn Đức, Nguyễn Văn Hiệp,
Dƣơng Hồng Nhung đã nhận thấy "có một bước tiến đột phá trong cách
thể hiện của câu văn tiếng Việt hiện đại (…). Câu văn tiếng Việt trở nên
trong sáng hơn, không còn hiện tượng biền ngẫu, chồng chất điển tích và
từ Hán Việt; thể hiện sự phản ánh lời ăn, tiếng nói của nhân dân. Đó là
những câu văn được xây dựng theo một hệ thống kiến trúc mới, có thể
phân tích thành các thành phần câu (chính - phụ), có thể phân tích các
phương tiện ngôn ngữ theo chức năng" [34; 880 / 881].
Nguyên nhân là do ông đã "áp dụng những công cụ ngữ pháp mới
thể hiện tính tự nhiên vốn có của ngôn ngữ giao tiếp, làm câu văn thoát
khỏi khuôn khổ gò bó của văn vần, thoát khỏi tính nặng nề của câu văn
biền ngẫu" [34; 896].
Chỉ trong một thời gian rất ngắn, sau khi đi học ở Pháp về, Nhất
Linh đã có bƣớc tiến dài trong cách sử dụng câu văn nghệ thuật, chuyển
từ đậm màu sắc trung đại trong Nho phong, Người quay tơ sang đặc
điểm hiện đại trong Đoạn tuyệt, Lạnh lùng.
Trong cách dùng từ, tác giả không còn thích sử dụng những từ
bóng bẩy, các sáo ngữ, mà sử dụng những từ ngữ giản dị, gần với lời nói
thông thƣờng, ví dụ: "nắng ráo", "bớt vẻ tồi tàn", "lúc nhúc trong
bóng tối", "đời nàng xoay về ngả nào",….
Khảo sát từ cổ trong văn bản một số tác phẩm của Nhất Linh và
Khái Hƣng, mỗi tác phẩm 50 trang, riêng Nho phong do số chữ trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
dòng và số dòng trên trang ít hơn, chúng tôi khảo sát số trang tƣơng ứng
là 62, thu đƣợc bảng số liệu sau:
Tác phẩm Số trang
Số từ
cổ
Tỉ lệ tính trên
trang văn bản
Năm
sáng tác
Nho phong 62 (50) 606 12,1 từ 1924
Hồn bướm mơ tiên 50 91 1,8 từ 1933
Nửa chừng xuân 50 53 1,1 từ 1934
Nắng thu 50 32 0,6 từ 1934
Đoạn tuyệt 50 39 0,78 từ 1935
Lạnh lùng 50 30 0,6 từ 1936
Dựa vào kết quả trên, ta thấy ngôn từ của Nhất Linh và Khái Hƣng
đã khắc phục tính nệ cổ. Đặc biệt, Nhất Linh trong việc dùng từ đã có sự
chuyển biến nhanh chóng từ trung bình 12,1 từ cổ / một trang văn bản
trong Nho phong đến Nắng thu, Đoạn tuyệt và Lạnh lùng chỉ còn chƣa
đầy trung bình 1 từ / một trang văn bản. Từ ngữ của ông đã đạt đến độ
trong sáng và tinh tế, có thể diễn đạt đƣợc cả những trạng thái cảm xúc
phức tạp trong tâm trạng con ngƣời. Chẳng hạn nhƣ lời xƣng hô của
Nhung và Nghĩa: "cậu" - "mợ", trong buổi hai ngƣời về thăm quê Nghĩa
chứa đựng trong đó biết bao tình âu yếm, bao khao khát của đôi tình
nhân muốn thoát khỏi vòng cƣơng toả của lễ giáo phong kiến để nên vợ,
nên chồng. Cảm xúc ấy đã đƣợc ngôn từ của Nhất Linh phân tích khá rõ:
"Nghĩa lấy ví bảo Nhung:
- Mợ để tôi trả.
Hai người nhìn nhau; trên má Nhung hơi nhuộm vẻ hồng. Lần đầu
gọi nhau bằng cậu mợ, trước mặt mọi người, Nhung và Nghĩa thấy thẹn
thùng một cách sung sướng" (Lạnh lùng).
Nhiều khi Nhất Linh đã tạo đƣợc những so sánh tu từ mới mẻ và
giàu ý nghĩa biểu cảm, ví dụ nhƣ diễn tả tâm trạng Nhung khi thoát khỏi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
cảnh sống bó buộc ở nhà chồng để đi chơi với Nghĩa đƣợc miêu tả nhƣ
sau: "Khi thuyền ra giữa sông, nhìn dải nước rộng rãi bao la chạy dài
đến tận những rặng núi màu lam sẫm chắn ngang về mạn Hoà Bình,
Nhung ngây ngất lảo đảo như con chim ở lâu trong lồng được thả ra nơi
đồng ruộng" (Lạnh lùng).
So sánh ấy đã diễn tả đƣợc cảm giác hạnh phúc, sung sƣớng đến
choáng ngợp của Nhung khi thoát khỏi cuộc đời tù đọng, tẻ nhạt, không
biêt gì đến tình yêu của "một ngƣời sƣ nữ", để đƣợc tự do bên ngƣời yêu
dấu, không còn phải băn khoăn, trăn trở về những bổn phận, trách nhiệm
của một ngƣời phụ nữ goá bụa trong gia đình chồng.
Nhƣ vậy cách đặt câu và dùng từ của Nhất Linh trong Đoạn tuyệt
và Lạnh lùng đã có những biến đổi tích cực theo hƣớng hiện đại, đạt đến
độ trong sáng, tinh tế, uyển chuyển, ý nghĩa mạch lạc, diễn tả đƣợc đời
sống tâm hồn giàu cảm xúc của ngƣời Việt Nam.
* Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả trong Đoạn tuyệt và Lạnh lùng
đi sâu khai thác đời sống tâm hồn. Nếu ở truyện Nho phong và Người
quay tơ, tác giả chủ yếu đứng bên ngoài thuật chuyện bằng cái nhìn
khách quan, theo trình tự thời gian, xâu chuỗi các sự kiện hiện tại để thúc
đẩy cốt truyện vận động, hoặc đôi lúc đoán định tâm trạng nhân vật theo
lô gíc thông thƣờng trong cuộc sống; thì ở Đoạn tuyệt và Lạnh lùng, tác
giả đã thâm nhập đƣợc vào thế giới tâm hồn bí ẩn của con ngƣời. Với vị
trí ngƣời trần thuật ở ngôi thứ ba, ẩn tàng, có thể thay đổi liên tục điểm
nhìn, có thể đi ngƣợc quá khứ, hoặc len lỏi vào ngõ ngách sâu tối nhất
của nhân vật, mà không một thế lực nào cản trở, ngôn ngữ kể của Nhất
Linh đã trở nên sinh động, đa dạng, không đơn giản chỉ là lời kể về các
tình tiết, xâu chuỗi các sự kiện để tạo nên sự vận động của cốt truyện. Có
lúc tác giả dùng lời kể khách quan ghi lại diễn biến của câu chuyện, có
lúc nhập vào tâm trạng của Loan để suy tƣởng, tranh luận, triết lí, có lúc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
hoà vào dòng suy nghĩ của nhân vật, tạo ra sự đa dạng về giọng điệu, sắc
thái trong ngôn ngữ.
Ngôn ngữ kể của Nhất Linh đã có thể tạo ra sự liên hệ giữa sự kiện
này với với sự kiện khác. Từ một câu nói, một tình huống đang đƣợc đề
cập ở hiện tại, tác giả đã để cho nhân vật liên hệ với những gì liên quan
trong quá khứ hay trực tiếp ngƣời kể chuyện kể lại, để tạo ra những liên
tƣởng phong phú.
Chẳng hạn, ngay những trang đầu của Đoạn tuyệt, ngƣời trần
thuật đã để Loan trong lúc đang trò chuyện với các bạn việc cô Minh
Nguyệt tự tử, đã chạnh nghĩ đến hoàn cảnh của mình trong hiện tại: cô bị
ép gả cho Thân trong khi tình cảm của cô lại dành cho Dũng:
"Câu nói đùa làm cho Loan buồn rầu cúi mặt. nghĩ đến việc nhân
duyên của mình. Nàng bị cha mẹ ép phải lấy Thân, một người bạn học
nhỏ của nàng, con một nhà giàu ở ấp Thái Hà.(…). Loan vẫn đinh ninh
không chịu không phải là Loan chê gì Thân, vì Thân đối với nàng chỉ là
một người quen, nàng không yêu mà cũng không ghét. Nhà Thân lại
giàu, Loan chắc chắn rằng khi về nhà chồng sẽ được sung sướng, an
nhàn. Nhưng chỉ vì Loan ngày càng ngày càng thấy cái tình của mình
đối với Dũng không phải chỉ là cái tình bè bạn như trước kia. Nàng yêu
Dũng và cái hy vọng của nàng lúc đó là được làm vợ Dũng. Tuy định
bụng không lấy Thân, nhưng nàng cũng hằng lo lắng, vì nàng biết cha
mẹ nàng đã quả quyết về việc đó. Nếu nàng cưỡng tất có sự rắc rối trong
gia đình".
Sự liên tƣởng này giúp ngƣời đọc biết đƣợc cuộc sống của Loan,
đồng thời nó còn giải thích cho những sự kiện tiếp theo đó nhƣ vì sao
Loan lại tìm đến chỗ Dũng ở, vì sao Loan buồn và khó chịu khi thấy nhà
Thân mang sêu tết đến, vì sao có cuộc cãi nhau giữa hai mẹ con
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
nàng,…Và quan trọng hơn nhờ đó ta biết đƣợc những ƣớc mong, khao
khát thầm lặng nàng giữ kín trong lòng, mà không thể tỏ bày.
Sự liên hệ tình tiết này với tình tiết khác, đặc biệt là để cho nhân
vật tự liên tƣởng thông qua ngôn ngữ kể chuyện đã giúp cho tác giả đi
sâu miêu tả đời sống tâm hồn nhân vật. Tâm trạng của các nhân vật
không chỉ đƣợc miêu tả ở thời điểm hiện tại, cụ thể, mà còn có thể bộc lộ
những kí ức tuổi thơ, những quan điểm, tƣ tƣởng, những điều uẩn khúc
khó nói… Chính nhờ sự liên hệ này mà đời sống nội tâm của nhân vật
đƣợc thể hiện phong phú hơn.
Đặc biệt, ngôn ngữ kể chuyện của Nhất Linh đã tham gia vào quá
trình biểu hiện tâm lí, nội tâm nhân vật một cách sâu sắc. Nếu nhƣ ở Nho
phong và Người quay tơ, khả năng này còn rất hạn chế, thì sang Đoạn
tuyệt và Lạnh lùng ngôn ngữ ngƣời kể chuyện nhiều khi thâm nhập vào
tâm trạng nhân vật, miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật thông qua
những hành động, suy nghĩ. Ngôn ngữ có khả năng gợi đƣợc những cảm
xúc thầm kín không dễ bày tỏ của con ngƣời một cách linh hoạt, tinh tế.
Những dòng đầu tiên của tiểu thuyết Lạnh lùng, Nhất Linh đã cho
chúng ta biết biểu hiện của một sự biến chuyển nào đó đang diễn ra trong
đầu óc Nhung - ngƣời phụ nữ goá bụa nổi tiếng là đoan chính - khiến
nàng trằn trọc không ngủ đƣợc, cố "áp gối bông vào mặt để cho làn vải
êm mát làm dịu đôi má nóng bừng". Vì sao đôi má nàng lại nóng bừng
lên nhƣ vậy ? Và tại sao lại phải làm dịu lại? Phải chăng một nỗi khát
khao thầm lặng đang dâng trào mãnh liệt mà nàng đang cố kiềm chế?
Không những thế "nàng lại vật mình xoay người, hai tay ôm ghì chiếc
gối vào ngực", chi tiết "hai tay ôm ghì" đã hé lộ đôi chút nguyên nhân,
đó là do chất xúc tác nào đã làm trào lên dòng cảm xúc yêu đƣơng trong
ngƣời đàn bà goá xinh đẹp này. Nhƣng Nhung còn mập mờ trong việc
xác định nó "nàng thấy mang máng là bất chính, nhưng nàng không biết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tại sao lại bất chính, và cũng không muốn tìm xem cho rõ là những ý
nghĩ gì". Nhung vừa muốn nghĩ đến cái ý nghĩ bất chính ấy, lại vừa thẹn,
vừa sợ nó. Hai dòng cảm xúc này cứ trở đi, trở lại, giằng co không dứt
trong tâm trí nàng. Ý nghĩ "bất chính" làm nàng không ngủ đƣợc, làm
nàng vật vã, còn chống lại nó thì nàng lại không muốn, lại tiếc nuối, nên
buộc phải: "thở dài thật mạnh một lần nữa cho khỏi thấy cái cảm giác
nặng nề đè nén trên ngực, rồi nhắm mắt cố ngủ".
Nhƣng mọi cố gắng thoát ra khỏi hai thái cực đó đều vô hiệu và có
lẽ cái "bất chính" đang tiến dần đến chiến thắng. Cuối cùng Nhung phải
chạy trốn bằng một thái độ bực tức vứt mạnh cái gối vào góc màn. Cảm
giác "trong người nóng bừng" ấy không phải là do thời tiết, vậy nên "cơn
gió mát ban đêm cũng không làm bớt được", nó buộc nàng phải tìm cách
khác và Nhung đã lấy quần áo đi ra bể nƣớc, mong nhờ làn nƣớc mát mẻ
xoa dịu đi.
Nhung đã thấy lòng dịu xuống thì lại để ngay một cơn gió đến.
Ngay sau đó một cơn gió đến, cơn gió ấy rất lạ, nó đƣợc nhà văn kể
"mơn man cánh tay (Nhung) như một chiếc hôn nhẹ nhàng". Cách so
sánh ấy đã mở ra cho ngƣời đọc biết niềm khao khát hạnh phúc đang
dâng trào mãnh liệt trong Nhung, nàng đang cố kìm nén mà không nổi.
Để rồi sau đó, khi bắt gặp mùi hƣơng của hoa huệ lẫn hoa lí, hoa lài
phảng phất, Nhung chợt nhớ đến "đêm động phòng hoa chúc năm năm
về trước" - cái ngày hạnh phúc đã lùi vào quá khứ xa lắc, càng gợi lên
trong nàng "cái dư vị chua chát của một quãng đời ân ái chưa thoả
mãn". Tất cả những cảm xúc ấy nhân vật không nói, mà chỉ qua câu chữ
kể của ngƣời trần thuật, ngƣời đọc có thể cảm nhận đƣợc tất cả những gì
đang diễn ra trong nội tâm Nhung.
Nhƣ vậy, có thể nói ngôn ngữ kể chuyện của Nhất Linh trong
Đoạn tuyệt và Lạnh lùng đã có một bƣớc tiến dài so với ngôn ngữ kể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
chuyện trong Nho phong và Người quay tơ. Ngôn ngữ kể ở đây đã đƣợc
sử dụng phong phú, linh hoạt có nhiều giá trị, bên cạnh việc kể để triển
khai cốt truyện, ngƣời trần thuật còn đi sâu đƣợc vào thế giới tinh thần
của nhân vật để bày tỏ nó thông qua lời kể của mình. Khả năng này của
ngôn ngữ trần thuật còn đƣợc phát huy hơn nữa trong những tác phẩm về
sau của Nhất Linh.
2.2.1.2. Ngôn ngữ miêu tả sinh động, tinh tế, giàu chất tạo hình
*Ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên
Thiên nhiên trong Đoạn tuyệt và Lạnh lùng mang vẻ đẹp gần gũi,
trữ tình, giàu chất thơ, chất họa. Ta có thể bắt gặp khá nhiều những bức
tranh thiên nhiên gần gũi thân quen, mang đậm hồn quê Việt Nam.
Đây là cảnh một buổi sáng đẹp trời qua cảm nhận của Nhung:
"Nhung nhìn thấy trời cao và rộng hơn mọi ngày. Sau những ngọn tre
non, lấm tấm lá xanh, nghiêng ngả trước gió, mấy đám mây trắng bay lẹ
làng và trông rung động trong ánh sáng rực rỡ" [10; 50]. Cảnh vật đã
hiện lên với vẻ đẹp tự nhiên, gần gũi, sinh động, không còn dấu ấn của
bút pháp ƣớc lệ nhƣ trong Nho phong và Người quay tơ.
Trong Nho phong, Người quay tơ, thiên nhiên là khách thể độc
lập. Đoạn tuyệt và Lạnh lùng, thiên nhiên đã hoà hợp với tâm trạng con
ngƣời. Mỗi bức tranh thiên nhiên trong Đoạn tuyệt và Lạnh lùng là một
bức tranh tâm trạng, đó là một thứ thiên nhiên "biết nói". Cảnh bầu trời
cao rộng, với những hình ảnh, màu sắc rực rỡ đã góp phần bộc lộ niềm
hạnh phúc, sung sƣớng của Nhung khi đón nhận tình yêu của Nghĩa. Qua
con mắt ngập tràn tình yêu, cảnh vật hiện ra cũng vui vẻ, náo nức, rực rỡ,
sắc nét cả ở màu sắc và hình khối, những chuyển động cũng đầy chất
hồn nhiên, tƣơi tắn: bầu trời dƣờng nhƣ cao và rộng hơn, "những ngọn
tre non mơn mởn" thì "nghiêng ngả đùa rỡn trong gió", những đám mây
trắng "nhẹ nhàng" bay và dƣờng nhƣ đang rung động cùng tâm trạng con
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ngƣời trong ánh sáng rực rỡ - ánh sáng thực của đất trời và cũng là ánh
sáng của tình yêu vừa bừng nở, xôn xao trong lòng Nhung.
Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của Loan khi đến tìm Dũng để
bày tỏ tình yêu, nhƣng Dũng đã bỏ đi nơi khác: "Sau mấy rặng xoan
thưa lá, dòng sông Nhị thấp thoáng như một dải lục đào. Bên kia sông,
gió thổi cát ở bãi tung lên trông tựa một đám sương vàng lan ra che mờ
cả mấy cái làng con ở chân trời. Xa nữa là dãy núi Tam Đảo màu lam
nhạt, đứng sừng sững to tát, nguy nga, ngọn núi mù mù lẫn trong ngàn
mây xám" [8; 179].
Cảnh vật hiện lên nhƣ mờ nhoè trong ánh nhìn đẫm lệ, buồn bã của
ngƣời thiếu nữ khi thấy mối tình đầu không đƣợc đáp lại. Tất cả cảnh vật
đều nhƣ bị trùm phủ lên một nỗi buồn, nên hiện ra mờ mờ, không rõ nét,
con sông thì "thấp thoáng", bãi cát gió thổi tung tựa "đám sương vàng",
"mấy cái làng con ở chân trời" mờ đi qua làn sƣơng bụi. Còn dãy núi Tam
Đảo ở phía xa "mù mù lẫn trong ngàn mây xám". Có thể nói không gian
ấy trĩu nặng nỗi niềm tâm sự của Loan. Cảnh vật đã nói thay biết bao cảm
xúc hoà trộn: cảm giác xa vắng, cảm giác mất mát, cảm giác nuối tiếc,
cảm giác lo sợ,... rất nhiều những xúc cảm mong manh không dễ gọi tên
dâng trào trong tâm hồn nhân vật.
Và đây là cảnh vật qua đôi mắt Dũng sau những tháng ngày bƣơn
trải hoạt động, một ngày cuối năm dừng chân ở nhà một ngƣời bạn thân:
"Ngoài kia, ánh nắng vàng buổi chiều như tiếc ngày cuối cùng của một
năm, còn lảng vảng trên các ngọn đồi, chòm cây, lướt thướt trên những
cánh đồng cỏ màu xanh già. Những thôn xóm rải rác dưới chân đồi hay
bên bờ con sông trắng cong queo như bị đè nén dưới vẻ to tát của trời
đất rộng rãi. Khói thổi cơm chiều ở một vài nhà dân không có sức lên
cao nữa, toả ra thành từng đám màu lam ôm ấp lấy các mái tranh" [8;
231 / 232]. Đoạn văn đã miêu tả cảnh vật một chiều cuối năm nhƣ một
bức hoạ của nhà nghệ sĩ tài hoa. Bức tranh hài hoà với những gam màu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
dịu nhẹ, sắc nắng nhạt của buổi chiều còn đọng trên ngọn cây, đỉnh đồi,
rải trên đồng cỏ. Phía xa những ngôi nhà rải rác nơi chân đồi và bên bờ
con sông quanh co uốn lƣợn. Khói lam chiều vờn toả trên các mái nhà.
Bức tranh không chỉ nên thơ, nên họa, mà sự quấn quyện, lƣu luyến của
cảnh vật còn gợi lên trong lòng ngƣời biết bao niềm thƣơng mến. Hình
ảnh những thôn xóm nhỏ bé, thƣa thớt bị "đè nén" dƣới sự to tát rộng rãi
của đất trời gợi lên trong Dũng ý thức về sự nhỏ bé, bất hạnh của ngƣời
dân quê. Những ngọn khói lam chiều yếu ớt càng gợi lên trong lòng
chàng niềm thƣơng cảm với những kiếp ngƣòi bé nhỏ. Để sau khi ngắm
cảnh Dũng thấy mình gắn bó với họ, chàng khao khát đƣợc sống hoà hợp
với những ngƣời dân hiền lành ấy, để mong muốn đem lại cho họ cuộc
sống tốt đẹp hơn.
Những bức tranh trong Đoạn tuyệt và Lạnh lùng không chỉ đem
đến cho ngƣời đọc cảm nhân về vẻ đẹp trữ tình nên thơ của phong cảnh
quê hƣơng đất nƣớc, mà còn hoà hợp với điệu tâm hồn cảm xúc của nhân
vật. Cảnh vật không chỉ đƣợc nhìn bằng mắt, mà bằng cả nội tâm con
ngƣời. Với những bức "tâm cảnh" nhƣ vậy, ngƣời trần thuật không đơn
giản đứng ở vị trí khách quan để quan sát, mà đã nhập mình vào nhân
vật, cảm nghĩ theo nhân vật và vẽ cảnh tự nhiên từ nỗi rung động tâm
hồn ấy. Trong các tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh, những bức tranh
thiên nhiên lãng mạn ấy quả là đã đem lại cho ngƣời đọc cảm giác thƣ
thái, bớt đi sự ngột ngạt của bầu không khí nóng bỏng những xung đột
xã hội đƣơng thời.
So sánh ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên với các nhà văn khác trong
Tự lực văn đoàn, ta thấy Nhất Linh đã có một cách nhìn thiên nhiên
riêng. Ông rất có tài khi miêu tả những cảnh sắc, tƣởng nhƣ vô hình, khó
nắm bắt với sự nhạy cảm, về màu sắc, đƣờng nét của ngƣời họa sĩ. Đọc
những câu nhƣ: " Ngoài kia, ánh nắng vàng buổi chiều như tiếc ngày
cuối cùng của một năm, còn lảng vảng trên các ngọn đồi, chòm cây, lướt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
thướt trên những cánh đồng cỏ màu xanh già ", ta liên tƣởng đến những
vần thơ của Xuân Diệu
"Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối
Vài miếng đêm u uẩn lẩn trong cành".
Quả là có một cảm nhận rất gần giữa hai nhà nghệ sĩ lãng mạn
trong hai lĩnh vực thơ và văn xuôi. Có sự gần gũi đó một phần là do
ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên của Nhất Linh rất bay bổng, lãng mạn,
đậm chất thơ.
Khi so sánh ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên giữa Nhất Linh và Khái
Hƣng ta cũng thấy có những điểm khác biệt. Ngôn ngữ miêu tả thiên
nhiên của Nhất Linh nghiêng về vẻ đẹp lãng mạn, bay bổng. Còn ngôn
ngữ thiên nhiên của Khái Hƣng thì nghiêng về vẻ hiện thực, sắc nét.
Chẳng hạn đoạn văn sau của Khái Hƣng miêu tả hình ảnh ngôi chùa
trong buổi chiều tà, từng sự vật, từng mảng màu sắc, hình khối đƣợc
khắc họa rất rõ ràng, cụ thể:
"Phía tây, sau dãy đồi cỏ biếc, sắc trời đỏ ửng lấp loáng qua các
khe đám lá xanh đen. Mái chùa rêu phong đã lẫn màu cùng đất, cùng
cây, cùng cỏ. Khoảnh khắc, mấy bức tường và mấy cái cột gạch quét vôi
chỉ còn in hình trong cảnh nhuộm đồng một màu tím thẫm" (Hồn bướm
mơ tiên)
Thiên nhiên đƣợc miêu tả mang vẻ đẹp thơ mộng là đặc điểm
chung trong các sáng tác của Nhất Linh cũng nhƣ của các nhà văn lãng
mạn - Tự lực văn đoàn. Các nhà văn hiện thực rất ít miêu tả thiên nhiên,
có chăng lại là những bức tranh thiên nhiên ảm đạm, xác xơ, u tối của
nông thôn Việt Nam trƣớc cách mạng. Chẳng hạn trong Bước đường
cùng của Nguyễn Công Hoan, rất hiếm những đoạn văn tả cảnh thiên
nhiên, cả tác phẩm chỉ có vài dòng tả quang cảnh ngƣòi dân nghèo đói
cơ cực, lam lũ chống chọi với thiên nhiên hung dữ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
"Mặt trời như thiêu vào lưng. Phu phen chỉ đóng chiếc khố mồ hôi
nhễ nhại, Nước ào ào cuộn. Trống thùng thùng đánh liên hồi. Các người
coi đê, quần lấm như trát đất, đi lại tấp nập hò hét. Sức nước xem thế rất
mãnh liệt, nhưng sức người cũng găng. Cả một dãy dài hàng hai cây số,
hoạt động không ngừng, nhưng bên kia, bên cánh đồng, chạy rộng như
một bức thảm nhung xanh, gió hiu hiu, lúa má vẫn bình tĩnh lơi lả, có vẻ
êm đềm như các ông điền chủ đợi ngày thu thóc.
Đến chiều, trời oi bức, như báo trước một tai nạn chẳng vừa. Quả
nhiên, lúc mọi người đương nghỉ tay, ngồi ở vệ đê bốc cơm ăn thì một
cơn giông nổi lên. Sóng to vỗ mạnh vào con chạch kêu óc ách. Mây đen
kéo mù mịt. Rồi mưa to như trút đổ xuống" [39; 158].
Thiên nhiên ở đây không phải là những bức tranh lãng mạn, thơ
mộng mà cực kì dữ dội. Cùng với những thế lực vạn ác trong xã hội,
thiên nhiên cũng đã gây ra bao thảm cảnh cho cuộc sống của ngƣời dân
nghèo.
Hoặc khung cảnh ngột ngạt, trong Tắt đèn:
"Ánh nắng tháng năm rát như lửa chàm vào mặt.
Hơi nước dưới đồng bốc lên, nóng như bơi trong chõ xôi.
Những con cua chửa và những con rắn nước chịu không nổi sức
nóng của nước trong ruộng, rủ nhau bò lên mặt đường và núp vào các
khóm cỏ" [86; 32].
So sánh ngôn ngữ thiên nhiên của Nhất Linh với các nhà văn khác,
ta thấy đƣợc nét riêng trong sử dụng ngôn ngữ và cá tính sáng tạo của
ông. Ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên sống động gợi hình, gợi cảm, giàu
chất thơ, chất họa ấy trong Đoạn tuyệt và Lạnh lùng có lẽ bắt nguồn từ
tâm hồn và tài năng của ngƣời viết tiểu thuyết biết cả làm thơ, chơi nhạc,
vẽ tranh.
* Ngôn ngữ miêu tả nhân vật (con người)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Khi miêu tả con ngƣời, ngôn ngữ của Nhất Linh trong Đoạn tuyệt
và Lạnh lùng rất chú ý đến miêu tả vẻ đẹp thể chất, đây là một nét mới so
với Nho phong và Người quay tơ. Trong Nho phong và Người quay tơ,
con ngƣời đã đƣợc hiện lên qua hành động, lời nói để bộc lộ nhân cách,
nhƣng sang đến Đoạn tuyệt và Lạnh lùng các nhân vật không chỉ đƣợc
khắc hoạ qua hành động, tâm lí, tính cách mà còn đƣợc chú ý phân biệt
bằng diện mạo bên ngoài.
Chú ý miêu tả vẻ đẹp thể chất của con ngƣời là một biểu hiện rõ
rệt của quan niệm thẩm mỹ mới. Nhà nghiên cứu Lê Thị Dục Tú đã viết:
"Việc thể hiện vẻ đẹp thể chất trong văn xuôi Tự lực văn đoàn thể hiện
một quan niệm thẩm mỹ mới có tính thời đại về vẻ đẹp của con người,
đặc biệt là con người đô thị. Quan niệm này chịu ảnh hưởng của hai yếu
tố: truyền thống mỹ học phương Đông và sự xâm nhập của mỹ học
phương Tây" [84; 21].
Vẻ đẹp ngoại hình của con ngƣời cũng đã đƣợc miêu tả trong Nho
phong và Người quay tơ, nhƣng còn rất hạn chế. Cả tác phẩm Nho
phong chỉ một lần nhà văn miêu tả vẻ đẹp của Lê Nƣơng qua một vài từ
ngữ: "… lúc ngẩng lên má đỏ hồng hồng, hai con mắt hơi ươn ướt nhìn
Dương Văn" [1; 17]. Ở Đoạn tuyệt và Lạnh lùng, vẻ đẹp ngoại hình
nhân vật đã đƣợc chú ý miêu tả nhiều hơn. Loan là ngƣời con gái ý thức
đƣợc giá trị của mình không chỉ về kiến thức, mà còn cả về vẻ đẹp nhan
sắc. Cô thấy rõ lối sống cổ hủ trong đại gia đình phong kiến đã làm cho
ngƣời phụ nữ tàn tạ cả về tinh thần lẫn thể xác, qua cảm nhận của cô về
chị cả Đạm: "Rồi Loan nhìn cô cả Đạm, hồi tưởng lại dăm năm trước
đây, khi cô ta còn là một thiếu nữ đào tơ mơn mởn có tiếng là một hoa
khôi Hà thành. Ai ngờ bây giờ chỉ còn là một nạ dòng, quê mùa, đờ đẫn,
ăn nói vào khuôn phép, sống bó buộc trong sự phục tùng" [ 8; 182]; "Hai
con mắt Đạm đen nhánh trước kia, giờ đã mờ và sắp đến ngày nhắm
hẳn, lộ ra một vẻ đẹp não nùng như trách móc, oán hờn ai" [8; 277]. Rất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
nhiều lần tác giả miêu tả Loan soi mình trong gƣơng để xem nét mặt của
mình có gì thay đổi qua thời gian.
Trong Lạnh lùng, tác giả càng chú ý miêu tả vẻ đẹp nhan sắc của
Nhung. Vẻ đẹp ấy không chỉ hiện lên qua gƣơng mặt, ánh mắt mà còn
qua mái tóc, bờ vai, cánh tay, làn da,…: "Dưới bóng trăng, hai cánh tay
tròn trĩnh của nàng đã trắng lại càng trắng hơn; mấy dòng nước từ từ
chảy từ vai xuống bàn tay lấp loáng ánh sáng. một cơn gió thổi qua mơn
man cánh tay như một cái hôn nhẹ nhàng.(…) Nhung tưởng như tóc
nàng, áo nàng và cả da thịt nàng cũng đượm hương thơm ngát". Nhung
cũng là ngƣời phụ nữ rất có ý thức về vẻ đẹp ngoại hình của mình, nhiều
lần tác giả miêu tả cô biết đánh phấn trang điểm, biêt ăn mặc để tôn vẻ
đẹp của mình: "đôi giày kiểu mới,mũi lấp lánh cườm bích và chiếc quần
lụa kim cương trắn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc.pdf