MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Lịch sử vấn đề . 3
3. Mục đích nghiên cứu. 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 8
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu. 8
6. Giá trị khoa học và giá trị thực tiễn. 9
7. Cấu trúc luận văn . 10
NỘI DUNG . 11
Chương một. CƠ SỞ LÝ LUẬN. 11
1.1. Quan niệm thơ . 11
1.2. Ngôn từ thơ . 13
1.2.1. Ngôn từ - chất liệu duy nhất để xây dựng hình tượng của văn chương 13
1.2.2. Phân biệt ngôn ngữ và ngôn từ. 14
1.2.3. Ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ thơ. 15
1.3. Những cơ sở lý luận ngữ nghĩa học . 16
1.3.1. Lý luận của Jakobson về thi pháp. 17
1.3.2. Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn thơ. 20
1.3.3. Tình thái trong ngôn ngữ thơ. 24
1.4. Những cơ sở lý luận ngữ dụng học . 26
48 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 598 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ngôn từ thơ thời kỳ kháng chiến chống pháp (1946 - 1954) nhìn từ bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an niệm: “Nhà thơ
không có con mắt của nhà hiện thực sẽ vất vưởng, sống dở, chết dở. Nhưng chỉ thấy
những chuyện có thực thôi thì cũng chẳng hay ho gì hơn. Thơ phi lí chỉ dễ hiểu với
chính nhà thơ và bạn bè thân tín của anh ta, đấy là một điều đáng buồn. Nhưng thơ
duy lí quá tới mức mọi con lừa đều hiểu được thì còn đáng buồn hơn” [64, tr. 106].
Nghĩa là ông cho rằng thơ phải mang tính gợi mở, nhưng cũng không nên quá trừu
tượng vì người đọc khó cảm thụ.
Bên cạnh những quan niệm của các tác giả nước ngoài, các tác giả Việt Nam
cũng có những quan niệm khác nhau về thơ. Tùy từng cái nhìn, sự soi chiếu trên
từng mặt, khía cạnh, đặc điểm mà các tác giả đưa ra những quan niệm khác nhau.
Các nhà thơ, những người trực tiếp cầm bút sáng tác thơ lại có quan niệm khác. Nhà
thơ Tố Hữu cho rằng: “Thơ biểu hiện tinh chất của cuộc sống; thơ là cái nhụy của
cuộc sống; thơ là tiếng nói tri âm; thơ là chuyện đồng điệu” [48, tr. 432]. Nhà thơ
Lưu Trọng Lư trên Tạp chí văn nghệ (1961) số 48, tháng 5 lại quan niệm “Thơ là sự
sống tập trung cao độ, là cốt lõi của cuộc sống”. Với nhà thơ Hoàng Cầm, thơ lại
được chú ý ở việc cảm nhận ý nghĩa mỹ học “Thực chất giá trị của một bài thơ là
vẻ đẹp và mỹ cảm mà nó mang lại cho người đọc. Không có vẻ đẹp, không còn thơ
nữa, chỉ là cái xác không hồn, chỉ còn một bài giáo huấn nôm na, khô khan hay
những câu vè ghép vần mà thôi” [6, tr. 357].
Các nhà lý luận, phê bình lại có cái nhìn khác về thơ. Lê Hữu Trác nhấn
mạnh: “Thơ cốt ở ý, ý có sâu xa thơ mới hay. Không phải bất cứ điều gì cũng phải
nói ra bằng thơ. Như thế mới là thơ có giá trị” [64, tr. 106]. Mã Giang Lân lại quan
niệm Thơ là một thông báo thẩm mĩ trong đó kết hợp bốn yếu tố ý - tình - hình -
nhạc. Phạm Quang Trung trong “Thơ trong con mắt người xưa” viết “Thơ là tình,
nhưng là tình không tách rời ý. Nếu chỉ là tình, dẫu là tình tột bậc, cũng không thể
làm nên những vần thơ tuyệt bút” [99, tr. 27]. Đặng Tiến trong Vũ trụ thơ lại cho
rằng “Thơ là một ngôn ngữ tự lấy mình làm đối tượng” [77, tr. 12]. Ông quan niệm
“Nguồn thơ nào mà không mang ít nhiều nhan sắc của phôi pha, nếu bản chất của
thơ không phải chính là di tích của phôi pha” [77, tr. 135]. Nhà phê bình Hoài
Thanh quan niệm: “Thơ là sự thể hiện những rung động chân thành, sâu xa, mãnh
liệt của nhà thơ về con người và cuộc sống” [81, tr. 17]. Vì vậy, ông cho rằng bình
thơ là lao động nghệ thuật nghiêm túc, vất vả, nhưng cũng là một cái nghiệp rất vui,
những chuyến đi say người và bổ ích; là cảm hiểu cái hay, cái đẹp của thơ rồi truyền
nó cho người đọc, người nghe; là cảm hiểu thơ bằng sức mạnh tổng hợp của vốn
văn hóa, kinh nghiệm và trực cảm của người bình Muốn gặt hái được một cách
hiệu quả công việc phức tạp, tinh tế, lắm chuyện phiền ấy, người bình cần tôn trọng
và phát huy quyền làm chủ của bạn đọc, cần học tập và rèn luyện suốt đời nhưng
cái chính là phải sống bằng những tình cảm cao đẹp.
Các nhà ngôn ngữ cũng đưa ra những quan niệm về thơ. Phan Ngọc trong bài
“Thơ là gì” quan niệm “Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt
người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ
chức ngôn ngữ này” [64, tr. 107]. Nguyễn Hữu Đạt trong “Ngôn ngữ thơ Việt Nam”
lại nêu quan niệm “Thơ là một thể loại của văn học được trình bày bằng hình thức
ngắn gọn và súc tích nhất với các tổ chức ngôn ngữ có vần điệu và các quy luật
phối âm riêng của từng ngôn ngữ nhằm phản ánh cuộc sống tập trung và khái quát
nhất, dưới dạng các hình tượng nghệ thuật” [21, tr. 52].
Như vậy, có thể khẳng định có rất nhiều các khái niệm về thơ. Mỗi tác giả
đứng từ một góc nhìn khác nhau mà soi chiếu, cảm nhận, từ đó đưa ra những quan
niệm thơ khác nhau. Nhưng tựu chung lại là thơ được nhìn từ hai góc độ hình thức
thơ và nội dung thơ. Có quan niệm thiên về hình thức, cho rằng hình thức là cái
quan trọng của thơ. Nhưng cũng có quan niệm lại cho rằng thơ quan trọng là ý, là
tứ, là nội dung. Phần lớn các quan niệm cho rằng thơ là sự tổng hòa cả nội dung và
hình thức. Không thể có một tác phẩm thơ hay khi chỉ chú trọng vào một trong hai
mặt đó. Đây là quan niệm đúng đắn. Thơ hay phải hay cả nội dung và hình thức.
Nội dung phải ẩn trong hình thức và hình thức phải thể hiện được nội dung.
1.2. Ngôn từ thơ
1.2.1. Ngôn từ - chất liệu duy nhất để xây dựng hình tượng của văn
chương
Theo Từ điển Tiếng Việt (2004), Hoàng Phê (chủ biên), “ngôn từ là ngôn
ngữ được nói hay viết thành văn”. Có thể nói, tất cả các loại hình nghệ thuật, kể cả
văn chương, đều thống nhất ở một điểm cơ bản là phản ánh cuộc sống bằng hình
tượng. Hình tượng của nghệ thuật hội họa, điêu khắc, kiến trúc là có tính chất tĩnh
và chiếm một khoảng không gian nhất định; hình tượng của nghệ thuật âm nhạc,
điện ảnh có tính chất động và diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định
Hình tượng của các loại hình nghệ thuật khác nhau vừa có những điểm tương đồng,
lại vừa có những nét khác biệt. Sự khác nhau đó bởi chính là ở đặc trưng của chất
liệu xây dựng nên hình tượng nghệ thuật của chúng. Chất liệu màu sắc, đường nét
của hội họa khác hẳn chất lượng âm thanh của âm nhạc, hình khối của điêu khắc.
Chất liệu ngôn từ của hình tượng văn chương khác xa với màu sắc, âm thanh,
đường nét, hình khối của các nghệ thuật kia.
Ngôn từ là ngôn ngữ đã được nói hay viết thành văn là chất liệu cấu tạo nên
các hình tượng văn chương. Vì thế mà ngôn từ đã tạo nên những hình tượng trong
văn học dân gian (văn nói) và trong văn học viết (văn viết). Tuy nhiên những hình
tượng nghệ thuật do ngôn từ xây dựng nên trong từng thể loại văn học cũng có
những nét riêng biệt. Bởi ngôn từ trong văn xuôi, ngôn từ thơ, ngôn từ kịch hay
ngôn từ trong văn học dân gian cũng khác xa nhau do đặc trưng thể loại mang đến.
Ngôn từ thơ đã qui định tính độc đáo và đặc biệt của văn chương. Vì vậy, để tìm
hiểu về văn chương nghệ thuật, không thể không tìm hiểu đặc trưng chất liệu đã tạo
nên hình tượng văn chương.
1.2.2. Phân biệt ngôn ngữ và ngôn từ
Ngôn ngữ theo Từ điển Tiếng Việt (2004), Hoàng Phê (chủ biên), ngôn ngữ là:
“1. Hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp chúng mà những
người trong cùng một cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau;
2. Hệ thống kí hiệu dùng làm phương tiện để diễn đạt, thông báo;
3. Cách thức, nghệ thuật hay trình độ sử dụng ngôn ngữ có tính chất riêng”
[69, tr. 688].
Ngôn ngữ theo 777 khái niệm ngôn ngữ học (2010), Nguyễn Thiện Giáp lại
định nghĩa: “Ngôn ngữ được dùng để chỉ phương tiện giao tiếp bằng lời của loài
người” [37, tr. 282]. “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp ở dạng khả năng tiềm
tàng, trừu tượng hóa khỏi bất kì một sự áp dụng cụ thể nào của chúng Ngôn ngữ
chính là hệ thống những yếu tố và nguyên tắc có giá trị chung, làm cơ sở để cấu tạo
các lời nói” [37, tr. 283].
Như vậy, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, một sản phẩm tập thể được ra
đời trong quá trình lao động sản xuất xã hội. Nó cũng là hệ thống ký hiệu tồn tại
trong ý thức của những người cùng một dân tộc. Ngôn ngữ là nguồn dự trữ các từ
và nguyên tắc kết hợp, ngữ pháp, là một pho từ điển chung cho mọi người, mỗi cá
nhân không thể sáng tạo ra ngôn ngữ.
Lời nói là hình thức tồn tại thực tế của ngôn ngữ, là ngôn ngữ trong hành
động, là bản thân quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa người và người cụ thể, nảy
sinh trong một hoàn cảnh cụ thể và bao giờ cũng biểu đạt những tư tưởng nhất định,
mang màu sắc tình cảm và khuynh hướng tư tưởng nhất định. Lời bao gồm lời nói
và lời viết, đồng nghĩa với hoạt động ngôn từ.
Như vậy, chất liệu xây dựng hình tượng văn chương không phải là ngôn ngữ
mà là ngôn từ. Chỉ có ngôn từ - yếu tố vật chất mang tính hình tượng mà cơ sở là
câu, cái có khả năng phản ánh các yếu tố của hiện thực trong một tương quan nhất
định mới là chất liệu văn chương.
1.2.3. Ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ thơ
Có thể khẳng định ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính
đặc trưng của văn học. Không có ngôn ngữ thì không thể có tác phẩm văn học.
Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo
tác phẩm. Và nó cũng là yếu tố xuất hiện đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc
với tác phẩm.
Theo Từ điển Tiếng Việt (2004), Hoàng Phê (chủ biên), “ngôn ngữ văn học
là hình thức ngôn ngữ toàn dân tộc, có hệ thống chuẩn thống nhất, được sử dụng
trong mọi lĩnh vực đời sống văn hóa, chính trị, xã hội” [69, tr. 688]. Ngôn ngữ văn
học là kết quả của sự sáng tạo tập thể, là một trong những thành tựu văn hóa chung
của dân tộc nói bằng ngôn ngữ này. Ngôn ngữ văn học là nơi giữ gìn tất cả những gì
có giá trị được biểu hiện bằng ngôn từ đã được tạo ra bởi các thế hệ từng sử dụng
ngôn ngữ này.
“Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản thơ. Do yêu cầu
thể hiện thế giới nội tâm, thế giới tinh thần, cách tổ chức ngôn ngữ của thơ khác
hẳn cách dùng lời nói của các phong cách chức năng phi nghệ thuật. Đặc trưng của
ngôn từ thơ là có tính tượng trưng, tính biểu cảm và chứa đựng sự bắt chước” [37,
tr. 307].
Có thể khẳng định ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ tiêu biểu cho ngôn ngữ văn
học, bởi các đặc điểm tính chính xác, tính hàm súc, tính biểu cảm, tính hình tượng
đều được biểu hiện một cách tập trung với yêu cầu cao nhất trong ngôn ngữ thơ ca.
Trong thơ, các thuộc tính âm thanh như cao độ, cường độ, trường độ được lưu giữ,
truyền đạt trong khi tổ chức các quá trình thi ca, làm nên tiết tấu của thơ. Các đơn vị
âm thanh như nguyên âm, phụ âm thì được lưu giữ, truyền đạt trong khi tổ chức các
quá trình loại thể, làm nên vần thơ. Trong thơ ca, hình thức tổ chức ngôn từ không
chỉ là phương tiện mà còn được coi là mục đích.
1.3. Những cơ sở lý luận ngữ nghĩa học
Ngữ nghĩa học (linguistic semantics) là một bộ môn ngôn ngữ học nghiên
cứu nghĩa. Không phải chỉ các đơn vị ngôn ngữ mới có nghĩa mà các hệ thống tín
hiệu khác cũng có nghĩa.
Ngữ nghĩa học nghiên cứu nghĩa của một câu được xác định bởi các nghĩa
của các bộ phận tạo thành và các quan hệ cú pháp của chúng. Nghĩa của câu thường
được giải thuyết như sau: Nghĩa cơ bản của câu được xác định nhờ sự kết hợp của
các bộ phận tạo thành. Cách thuyết giải này chưa cung cấp đầy đủ thông tin mà câu
có được trong một ngữ cảnh nào đó. Các phát ngôn được tạo ra vào thời gian và địa
điểm nào đó bởi một người nào đó. Cần quan tâm đến người nói đang làm gì khi tạo
ra một phát ngôn và người nghe có thể giải thích thông điệp ấy như thế nào, dù chỉ
với mục đích nhận diện những nguyên tắc chung của phát ngôn hơn là giải quyết
các tình huống thực tế.
Truyền thống ngôn ngữ học coi ngữ nghĩa học là bộ môn nghiên cứu: 1.
Nghĩa của các từ mà người nói đã cung cấp trong từ vựng tinh thần của chúng; 2.
Nghĩa của các câu trong đó các từ này được kết hợp với nhau; 3. Cái mà các biểu
tượng đó quy chiếu vào trong thế giới. Hiện nay người ta đã vượt qua khuôn khổ
đó, đã nghiên cứu những nguyên tắc chung về ngữ cảnh ảnh hưởng đến nghĩa như
thế nào, người nghe giải thích như thế nào cái được nói.
1.3.1. Lý luận của Jakobson về thi pháp
Văn thơ là một loại hoạt động giao tiếp, trong đó có dòng thơ kháng chiến.
Bản thân ngôn ngữ thơ, trong giao tiếp, nó cũng biểu hiện những chức năng nhất
định của mình.
Bàn về chức năng của ngôn ngữ thơ nói riêng, giới nghiên cứu thường nhắc
đến R. Jakobson (một học giả nổi tiếng của thời kì hậu cấu trúc luận).
Với hai công trình “Luận về ngữ học đại cương” và “Những vấn đề thi pháp
học”, R. Jakobson đã cung cấp một kho tư liệu gốc về lí thuyết để phát triển
phương pháp phê bình thi pháp học cấu trúc.
Ông cho rằng, mỗi chức năng ngôn ngữ lại có mối liên hệ trực tiếp với một
trong những bộ phận cấu thành của sơ đồ dữ liệu của ông mà chúng tôi đã dẫn ở
mục trên. Theo R. Jakobson (1960), trong giao tiếp, ngôn ngữ có 6 chức năng theo
thứ tự tương ứng với các nhân tố giao tiếp trong sơ đồ của ông đưa ra là:
Hình 1.1: Sơ đồ 6 chức năng theo thứ tự tương ứng với các nhân tố trong sơ
đồ giao tiếp của R. Jakobson.
(Nguồn: Bài “Ngôn ngữ học và thi học” Cao Xuân Hạo dịch đăng trong tạp
chí Ngôn ngữ số 14/2001)
- Quy chiếu (nhận thức, biểu nghĩa);
- Biểu cảm, yêu cầu (hướng tới người nhận);
- Duy trì (giữ hoặc cho thôi giao tiếp);
- Siêu ngữ (ngôn ngữ nói về ngôn ngữ);
- Chức năng thơ (hướng về chính bản thân thông điệp, chức năng này thống
trị trong ngôn ngữ văn học).
Trong quá trình nghiên cứu, R. Jakobson đã phát hiện phong cách chức năng
ngôn ngữ là tập hợp của một số các tiểu chức năng. Ông cho rằng, sự khác nhau
giữa các thông điệp chính là sự khác nhau giữa tôn ti và thứ bậc của các tiểu chức
năng.
a. Tiểu chức năng “biểu hiện”
Theo R. Jakobson, chức năng đầu tiên gọi là chức năng “biểu hiện” hay “nhận
thức”. Đây là chức năng chủ yếu trong nhiệm vụ của rất nhiều loại thông điệp.
b. Tiểu chức năng “biểu cảm”
Biểu cảm Thi học Kêu gọi
Sự duy trì tiếp xúc (Đưa đẩy)
Siêu ngữ
Biểu hiện
Tiểu chức năng này, trong ngôn ngữ tập trung vào người nói (thể hiện thái độ
đối với nội dung mệnh đề) nhằm bày tỏ một cảm xúc nào đó, liên quan đến cái đang
được nói đến. Vì vậy, chức năng này rất quan tâm đến tình thái của phát ngôn. Chức
năng biểu cảm được biểu hiện bằng cách thay đổi sắc thái biểu cảm trong những
tình huống khác nhau.
c. Tiểu chức năng “kêu gọi”
Chức năng này hướng về người nhận, mà diễn đạt ngữ pháp tiêu biểu nhất là
hô cách và mệnh lệnh thức. Những câu mệnh lệnh khác hẳn với câu khẳng định.
Các câu khẳng định có thể kiểm điểm được tính chân ngụy, có thể đúng hay không
đúng còn với các câu mệnh lênh người nghe có thể làm hay không làm.
Trên cơ sở ba chức năng: biểu hiện, biểu cảm và kêu gọi, R. Jakobson đề
xuất thêm một vài chức năng phụ trợ khác mà theo ông thì những chức năng đó là:
siêu ngữ, duy trì sự tiếp xúc và chất thơ.
d. Tiểu chức năng “ siêu ngữ”
Về chức năng siêu ngữ, theo ông, trong logic người ta phân biệt hai cấp độ
của ngôn ngữ là “ngôn ngữ đối tượng” nói về các sự vật, và “siêu ngữ” nói về bản
thân ngôn ngữ. Bất kì ngôn ngữ nào cũng phải lấy nó để thông báo, giải thích cho
chính nó, hay, khi nào người ta dùng ngôn ngữ để giải thích, mô tả chính ngôn ngữ
thì lúc đó người ta đang sử dụng chức năng thứ ba - chức năng siêu ngữ.
Siêu ngôn ngữ là việc người gửi và người nhận phải cùng kiểm tra xem hai
người có đang ở cùng một mã giao tiếp không, câu nói của họ có được hướng vào
tín mã không.
Trong giao tiếp, nếu tỉ lệ biểu hiện của những siêu ngữ càng cao thì khoảng
cách giữa hai người càng lớn, hoặc, đó là biểu hiện của sự phá vỡ mối quan hệ.
e. Tiểu chức năng “duy trì sự tiếp xúc”
Tiểu chức năng đáng chú ý khác là tiểu chức năng “duy trì sự tiếp xúc” hay
nói cách là tiểu chức năng tác động. Tiểu chức năng này có tác dụng liên kết người
nói với người nghe thành một khối nhằm đảm bảo cho sự giao tiếp luôn liên tục.
Tiểu chức năng tác động thể hiện qua hành động ngôn từ với các hành động
như: thỉnh cầu, van xin, sai khiến, động viên...tùy cương vị của người nói với người
nghe. Nếu theo lí luận của ngữ nghĩa học cú pháp hiện đại thì tác động này có tính
xuyên ngôn. Nó có thể gây ra hiệu ứng tâm lí ở người nghe không chỉ về mặt ngữ
pháp, ngữ nghĩa mà còn có nhiều liên hệ với cảm xúc và chất thơ.
f. Tiểu chức năng “tính thơ”
Tiểu chức năng cuối cùng là “tính thơ”. Đây là chức năng mà R. Jakobson đã
nhấn mạnh và phân tích nhiều trong lí luận về ngôn ngữ thi ca của ông. Theo ông,
bản thân mỗi một ngôn ngữ, khi cấu tạo thông điệp, con người đều can thiệp, kiểm
soát, tạo nên những hình thức đưa nó vào hành lang của cái đẹp, của chuẩn mực xã
hội. Bởi, một trong những tập tính tự nhiên trong giao tiếp giữa con người với con
người là hướng về cái đẹp (bên cạnh việc hướng về cái thiện, cái chân). Chức năng
“tính thơ” làm cho các yếu tố ngôn ngữ được sắp xếp một cách tự nhiên, hài âm, hài
nghĩa cho thuận tai người nghe. Theo quan niệm của trường phái Praha thì chức
năng “tính thơ” xuất hiện khi ngôn ngữ trở về với chính nó.
Nói tóm lại, từ R. Jakobson, ngôn ngữ học chuyển sang một thời kì mới
trong nghiên cứu về các chức năng ngôn ngữ. Việc đưa ra 6 chức năng trong ngôn
ngữ là kết quả của một tiến trình nhận thức của nhân loại về bản chất của ngôn ngữ.
Chính vì vậy, trong lịch sử ngôn ngữ học, người ta thường xếp lí thuyết 6 chức năng
ngôn ngữ của R. Jakobson như là một bước ngoặt từ cấu trúc luận cổ điển sang chức
năng luận hiện đại và gọi đó là “lí thuyết chức năng của hậu cấu trúc luận”.
1.3.2. Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn thơ
Các bài thơ được lựa chọn khảo cứu trong luận văn này đều tồn tại dưới
dạng các diễn ngôn (đơn và phức), cho nên trên phương diện lí luận, đề tài cần thiết
phải dựa vào lí luận về PTDN. Dưới đây là những trình bày sơ bộ về diễn ngôn và
phương pháp PTDN thơ.
1.3.2.1. Diễn ngôn (ngôn bản) và văn bản
Trong các tài liệu ngôn ngữ học tiếng Việt, thuật ngữ diễn ngôn (ngôn bản)
được dịch từ chữ discourse và thuật ngữ văn bản được dịch từ chữ text của tiếng
Anh. Thực tế, các thuật ngữ trên có khi được dùng ở các trường hợp đối lập tuyệt
đối: diễn ngôn chỉ sản phẩm hoàn chỉnh của ngôn ngữ nói, còn văn bản chỉ sản
phẩm hoàn chính của ngôn ngữ viết; ngược lại, có khi chúng được dùng để thay thế
cho nhau: người ta nói đến diễn ngôn (ngôn bản) nói và diễn ngôn (ngôn bản) viết
hoặc văn bản nói và văn bản viết. Điều này, đã gây không ít khó khăn, nhầm lẫn cho
người nghe, người đọc các tài liệu về ngôn ngữ học.
Từ trước đến nay, có nhiều định nghĩa về diễn ngôn (discourse). Sau đây là
một số định nghĩa tiêu biểu:
“Một chuỗi nối tiếp của ngôn ngữ (đặc biệt là ngôn ngữ nói) lớn hơn một
câu, thường được cấu thành bởi một chỉnh thể có tính mạch lạc kiểu như một bài
thuyết giáo, tranh luận, truyện vui hoặc truyện kể” [107, tr. 25].
“Một chuỗi ngôn ngữ được nhận biết là có ý nghĩa, thống nhất và có mục
đích” [109, tr. 156].
“Diễn ngôn chỉ một sản phẩm giao tiếp trong ngữ cảnh” [108, tr. 37].
Các định nghĩa trên tuy không hoàn toàn giống nhau nhưng có điểm chung là
đều nhấn mạnh tới tính liên tục của chuỗi ngôn ngữ lớn hơn phát ngôn, tính mạch
lạc và tính đồng quy về một HĐNT chủ đạo nào đó (như tự sự, thỉnh cầu, lập
luận...) hoặc liên kết với nhau tạo thành một đơn vị hội thoại theo một kiểu loại hội
thoại nào đó (như phỏng vấn, hành lễ trong nhà thờ...).
Cách hiểu trên đây về diễn ngôn hoàn toàn có thể áp dụng cho những diễn
ngôn chỉ do một người thực hiện (nói hoặc viết) dù cho người nghe có mặt hoặc
vắng mặt. Tuy nhiên, nó sẽ gặp khó khăn khi được nhận diện các diễn ngôn trong
giao tiếp mặt đối mặt, trong đó, các nhân vật giao tiếp đều chủ động nói. Trong
trường hợp này ta nên giải quyết ra sao? Chúng tôi cho rằng:
Diễn ngôn là lời của từng người nói ra trong cuộc giao tiếp, cũng có thể có
những diễn ngôn do hai hay hơn hai nhân vật giao tiếp tạo nên (như trong các cuộc
hội thoại tay ba, tay tư, hoặc quảng cáo... chẳng hạn).
Tổng những lời nói của một người trong một cuộc hội thoại có thể là một
diễn ngôn liên tục hay ngắt quãng (do nhân vật kia), mà cũng có thể là một số diễn
ngôn, mặc dù xét cho cùng tất cả các diễn ngôn bộ phận đều đồng quy vào mục đích
giao tiếp mà người nói đó đặt ra từ đầu. Lúc này, tiêu chí để phân định diễn ngôn sẽ
là hành động giao tiếp chủ đạo. Đích của diễn ngôn sẽ được thực hiện bởi hành
động giao tiếp chủ đạo này.
Luận văn rất chia sẻ với định nghĩa về diễn ngôn của Đỗ Hữu Châu trong
giáo trình “Đại cương ngôn ngữ học” (tập 2, 2001): diễn ngôn là thuật ngữ chung
để chỉ tất cả các đơn vị lời nói phù hợp với những tiêu chuẩn nêu trên. Tùy theo
đường kênh hay dạng ngôn ngữ được sử dụng mà ta có diễn ngôn nói hay diễn ngôn
viết. Diễn ngôn có thể là một phát ngôn hay một chuỗi phát ngôn. Diễn ngôn có cả
mặt động và mặt tĩnh: Diễn ngôn là một quá trình sản sinh ra và liên kết các phát
ngôn thành một chỉnh thể, đồng thời, nó cũng là tên gọi của một sản phẩm ngôn từ
do chính quá trình đó tạo nên [14, tr. 35].
1.3.2.2. Phân tích diễn ngôn thơ
Như trình bày ở trên “diễn ngôn” là khái niệm còn “phân tích diễn ngôn” là
phương pháp và kĩ năng. Nội dung tổng thể của “phân tích diễn ngôn” là phân tích
các yếu tố ngôn ngữ thơ trong phạm trù diễn ngôn.
Tuy về mặt lí thuyết, PTDN còn có những vấn đề còn chưa có tiếng nói
chung, nhưng về mặt thực hành thì PTDN được ứng dụng khá rộng rãi trong đời
sống xã hội, kể cả trong lĩnh vực ngôn ngữ văn chương và ngôn ngữ mang tính
nghệ thuật.
Để phân tích được một diễn ngôn thơ, nhất thiết chúng ta phải nắm được
“phương pháp phân tích cấu trúc/tổ chức diễn ngôn” đó.
Trước hết, PTDN không phải là phân tích bất kì diễn ngôn nào, người ta chỉ
phân tích những diễn ngôn có những hiện tượng cần xem xét, với những mục đích
nhất định. Để phân tích một văn bản (viết) thông thường người ta đọc toàn văn bản
để nắm được ý tổng thể của nó. Tiếp theo là công đoạn đọc từ câu này đến câu khác,
rồi đọc từ từ này đến từ khác. Chính công đoạn này giúp ta nhận ra những điều cần
quan tâm. Việc đọc từ câu này đến câu khác giúp nhận biết những khối ý lớn nhỏ và
cách sắp xếp chúng trong văn bản. Việc đọc từ từ này đến từ khác giúp nhận ra kiểu
nghĩa được dùng của chúng và vị trí của chúng trong từng ngữ cảnh cụ thể (trong
quan hệ với các từ khác trong văn bản). Cần chú ý rằng việc người tạo văn bản chọn
từ này, tổ hợp từ này, tổ hợp câu này mà không chọn cái khác tương ứng với
chúng cũng như dùng cách sắp xếp này mà không dùng cách khác tương ứng, đối
với PTDN là điều có ý nghĩa (không phải tùy tiện).
Việc phân tích tác phẩm bằng ngôn ngữ thơ có thể dừng lại ở những vấn đề
chung như tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm, ý tưởng của tác giả thể hiện qua tác
phẩm, cụ thể là qua việc chọn chủ đề, đề tài, triển khai đề tài nhằm phục vụ cho việc
thể hiện chủ đề theo ý thức hệ thích hợp với một giai đoạn lịch sử
Một tác phẩm nghệ thuật bằng ngôn ngữ còn quan trọng ở tính nghệ thuật
của việc sử dụng ngôn ngữ, không có yếu tố này thì tác phẩm nghệ thuật không còn
là nó nữa. Người viết giàu kinh nghiệm thường vận dụng tất cả các phương tiện
ngôn ngữ bằng âm thanh và chữ viết (nếu là bài viết) cho mục đích diễn đạt ý định
nghệ thuật của mình. Cho nên việc nhận biết các phương tiện nghệ thuật của một
bài viết đòi hỏi phải phân tích tỉ mỉ để tìm gặp ý tưởng của tác giả (hiện tượng tác
giả sáng tạo một cách trực giác không phải là phổ biến, nó chỉ có thể là những phút
giây “thăng hoa”, là cái “ vô thức” trên cái nền của một bề dày kinh nghiệm, một
vốn “ hữu thức” đáng kính nể).
Tóm lại, những nội dung trên đây sẽ giúp ích rất nhiều cho việc khảo cứu,
phân tích các diễn ngôn thơ kháng chiến mà tác giả đang thực hiện.
1.3.3. Tình thái trong ngôn ngữ thơ
Tình thái vốn là một khái niệm của logic học, gắn với sự phân loại các phán
đoán, các mệnh đề lôgic. Theo Nguyễn Đức Dân (1998), trong “Logic và Tiếng
Việt”, thì từ thời Aristotle, tính tình thái đã được bàn đến trong phần bàn về mệnh
đề tình thái và tam đoạn luận tình thái. Trong ngôn ngữ học, khái niệm tình thái
(modality, modalité) không phải là mới. Tuy nhiên nó được hiểu không giống nhau
ở các khuynh hướng ngôn ngữ học khác nhau.
Ch. Bally cho rằng cần phân biệt trong câu hai yếu tố khác nhau là: (1)
Dictum – thuật ngữ chỉ nội dung biểu hiện có tính chất cốt lõi về ngữ nghĩa của câu.
(2) Modus – thuật ngữ chỉ thái độ của người nói với nội dung phát ngôn. Từ sự
phân biệt nêu trên của Ch. Bally, nhiều nhà ngôn ngữ học hiện nay đã thống nhất
xác định hai thành phần trong nghĩa của câu như sau:
(1) Nội dung nghĩa biểu hiện: là phần cốt lõi của câu. Nó được tạo nên bởi
nội dung của sự tình, bao gồm lõi hạt nhân của vị từ và những tham tố xoay quanh
nó. Nghĩa biểu hiện là nội dung chính của mệnh đề.
(2) Nội dung nghĩa tình thái: được tạo nên từ mối quan hệ giữa nội dung của
câu với hiện thực khách quan, với tình huống phát ngôn, với người nói, tức thái độ
của người nói với nội dung ấy.
Như vậy, tình thái thuộc bình diện ngữ nghĩa và có thể nói tình thái là phần
tất yếu, là “linh hồn” của câu. Rõ ràng khi tạo ra một phát ngôn, một thông điệp
chúng ta có thể bộc lộ thái độ và cách đánh giá của mình về tính chất thực hay
không thực, tất yếu hay không tất yếu, có thể có hay không thể có của sự kiện nêu
ra trong lời nói. Người tiếp nhận sẽ có những phán đoán tình thái bằng cách dựa vào
những tri thức của họ và những thông tin khác mà họ có được để đánh giá và kết
luận xem thái độ của người nói như thế nào, cái điều được nói ra là sự thực hay hư
cấu, có lý hay không có lý, đáng tin cậy hay không. Đó là bản chất của vấn đề tình
thái. Và chính yếu tố tình thái tạo nên tính cụ thể sinh động cho lời nói. Ví dụ: Anh
ấy đến. Anh ấy đến rồi. Anh ấy đến rồi kìa! Anh ấy đến kìa. Hình như anh ấy đến.
Anh ấy lại đến. Anh ấy cứ đến mãi. Các câu trên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004637_5119_2006158.pdf