Người phụnữthời nào cũng vậy, luôn là linh hồn của gia đình. Xã hội càng
phát triển, các quan hệtrong gia đình càng trởnên phức tạp hơn, và do vậy càng đòi
hỏi nhiều hơn ởngười phụnữ. Dễnhận thấy trong sáng tác của các cây bút nữnổi bật
đềtài gia đình mà ở đó nhân vật nữ được thểhiện gắn với niềm vui và nỗi buồn, hi
vọng và thất vọng, hạnh phúc và bất hạnh. Với ưu thếgiới tính của mình, các nhà văn
cũng là những người phụnữhiện đại hiểu hơn ai hết những khó khăn mà họgặp phải
trong các quan hệvới cha mẹ, anh em của cái gia đình thứnhất sinh ra họ; trong quan
hệvới chồng, con của cái gia đình thứhai, “gia đình hạt nhân” mà chính họtạo nên.
Với trải nghiệm của bản thân, sựnhạy cảm trước những nỗi đau quanh mình, sựtinh
tếtrong phát hiện chi tiết và khảnăng phân tích nhạy bén cuộc sống qua thếgiới tâm
hồn, hình ảnh những người phụnữhiện lên vô cùng sinh động như đang thầmthì kể
với chúng ta câu chuyện gia đình của họ. Và chẳng có gì phải ngạc nhiên khi đây đó
có những độc giảnữtìm thấy hình bóng của mình trong nhân vật cũng nhưta nhìn
thấy hình bóng cuộc đời của nhà văn qua nhân vật mà họ đã dồn bao tâm huyết tạo
nên.
125 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3577 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Người phụ nữ hiện đại qua cái nhìn của một số nhà văn nữ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
suốt đời sống vì con nhưng không
được đền đáp xứng đáng. Trong truyện ngắn Của để dành, Nguyễn Thị Thu Huệ đưa
chúng ta đến với không gian nhỏ hẹp của một gia đình Hà Nội giữa đô thị sầm uất..
“Bà Vy có ba con. Hai trai, một gái. Đều học hành đến nơi đến chốn và xinh đẹp cả.
Thằng Cả làm giám đốc công ty may. Thằng Hai làm kế toán trong một nhà máy.
Còn cô Út, là diễn viên của một đoàn kịch. Hàng tháng, con cả đưa bà năm trăm
ngàn tiền ăn chung, ba trăm tiền gạo và hai trăm tiền điện. Con thứ góp năm trăm vị
chi ăn bữa tối. Còn cô út, cười xòa: “Giàu con út, khó con út. Các anh ấy kiếm tiền
dễ, chứ con mua danh ba vạ bán danh ba hào, tiền lương không đủ hai bộ váy”. Bà
Vy làm được một việc mà không phải người phụ nữ nào cũng thành công là nuôi dạy
con khôn lớn, có công ăn việc làm ổn định. Bà phục vụ các con một cách vô điều
kiện, tận tụy chăm chỉ, và bà tìm thấy niềm hạnh phúc trong những công việc ấy. Thế
nhưng, oái oăm thay bà Vy lại chính là nạn nhân của lối suy nghĩ “nước mắt chảy
xuôi” của mình. Cái chết của bà là một hồi chuông cảnh tỉnh cho những bà mẹ hãy
dạy cho các con biết sống vì người khác. Có như vậy, con cái mới là “của để dành”
của cha mẹ. Những đứa con của bà Vy không thể nói là không thương mẹ, nhưng
chúng quá coi trọng công việc và sự tự do của riêng mình. Chúng không hiểu rằng mẹ
cần chính sự chăm sóc của chúng, chứ không phải chỉ là tiền bạc. Lời ông bác sĩ có lẽ
sẽ ám ảnh những đức con của bà Vy cho đến suốt đời: “Nạng sắt đâu có đỡ được
mãi. Mẹ cháu chỉ có thể dựa vào các cháu thôi. Mà các cháu không cho dựa thì mới
ra nông nỗi này”.
Giống với bà Vy, bà Nội trong truyện ngắn Khoảng trời phía sau nhà của
Nguyễn Thị Ngọc Tú cũng lấy con làm lẽ sống cho mình. Trong công việc ở cơ quan,
bà luôn hoàn thành xuất sắc, được mọi người quý mến, nhưng trong gia đình, bà lại là
một người phụ nữ nhu nhược. Bà trở thành cái bóng của đứa con gái lúc nào cũng
không biết: mặc quần áo của con thải ra, ăn đồ ăn thừa của con và bạn bè nó bỏ lại,
che chắn cho lối sống phóng túng của con trước những cặp mắt phán xét của bà con
hàng xóm. Bà hoàn thành công việc xã hội, một mình nuôi đứa con gái với người
chồng chết cách đây đã hơn hai mươi năm. Bà đã cho con một mái nhà êm ấm, nơi có
một người mẹ tảo tần, đoan trang, hiền hậu, luôn dõi theo mỗi bước con đi. Thế
nhưng sự chiều chuộng quá đáng của bà làm cho cô gái trở nên một con người ích kỉ.
Cô là tín đồ của lối sống “sành điệu” của một bộ phận giới trẻ thời hiện đại: ăn chơi,
rượu chè, nhảy nhót, cặp bồ lung tung. Cô chỉ biết sống cho mình, làm những gì mình
thích, không cần quan tâm đến người khác, thậm chí đó là mẹ mình. Cô từng phản
ứng với mẹ khi mẹ tỏ ra quan tâm: “Mẹ lạ thật, cái gì cũng muốn biết, cũng tò mò,
thắc mắc. Người hiện đại bây giờ không ai sống thế. Nào, nào mẹ xem, con có bao
giờ thắc mắc là mẹ làm những gì, mẹ bạn bè với ai và có ông nào đang “bắn”
mẹ…”. Bà Nội sáng suốt hơn bà Vy ở chỗ bà đã nhận ra sai lầm và tìm cách sửa
chữa. Bà thay đổi, đã biết sống cho mình. Bà may áo mới, một cái áo cổ lỗ nhưng
hợp với bà. Bà mua guốc mới, một đôi guốc của người già. Bà đi thăm bạn bè thay vì
đứng ở cửa ngóng chờ con về. Bà không phần cơm khi con về trễ. Tất cả những thay
đổi đó của bà đã làm cho cô con gái phải suy nghĩ lại. “Con người hiện đại sống
phóng túng lâu nay chẳng cần cái gì. Chẳng quan tâm tới ai. Bỗng nhiên Ngân cảm
thấy một nỗi sợ hãi. Lần đầu tiên, Ngân thấy gian nhà trống vắng đến ghê người –
ngôi nhà và nỗi trống vắng mà mẹ cô đã phải sống bao nhiêu năm trời”. Câu chuyện
của bà Nội làm cho chúng ta nghĩ về những đòi hỏi mà xã hội hiện đại yêu cầu ở
người phụ nữ. Hoàn thành tốt công việc xã hội, nuôi con khỏe và chung thủy với
chồng thôi chưa đủ, còn phải biết dạy con nên người. Người phụ nữ của xã hội ngày
hôm nay không phải chỉ biết sống vì con, mà còn phải biết sống cho mình. Dung hòa
được hai nhu cầu ấy, người phụ nữ sẽ có nhiều cơ may để trở thành người đàn bà
thành đạt và hạnh phúc.
Nếu như với đề tài mẹ - con, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Thị Ngọc Tú và Y
Ban tập trung vào vấn đề sự quan tâm đến nhau, thì Lý Lan lại khai thác khía cạnh
khoảng cách thế hệ. Truyện ngắn Mẹ và con của chị kể về hai người phụ nữ: người
mẹ đã sáu mươi tuổi, suốt ngày quanh quẩn với những công việc nội trợ “ngày hai
buổi quét lá tấp vô gốc mận, nấu hai bữa cơm, lau nhà hai lần, đóng cửa cổng cho
con gái đi và về” và cô con gái trên ba mươi tuổi “mười mấy năm nay lăn lộn chốn
thương trường, không biết đến chữ nhịn, không chấp nhận chữ thua”. Cả hai mẹ con
đều rất thương yêu nhau, bà mẹ coi việc mình hi sinh cả đời cho con gái là lẽ sống
duy nhất, còn cô con gái đã làm hết sức mình để mẹ có được những ngày cuối đời
thảnh thơi. Thế nhưng bà mẹ không hề thảnh thơi bởi “nếu không kiếm ra công việc
để cặm cụi làm suốt ngày thì bà không chịu được” và cô con gái cũng không thấy
hạnh phúc vì sự hi sinh của mẹ dành cho mình mà trái lại còn cảm thấy mệt mỏi. “Khi
bước qua tuổi ba mươi, Quyên nghĩ mẹ có cần thiết phải hi sinh như vậy không?
Người ta cần trung thực sống cuộc đời của mình, hay cứ huyễn hoặc mình bằng cuộc
sống cho người khác? Quyên đã nhận ra rằng khi một người biến người khác thành
lẽ sống của mình là đã chất một gánh nặng tồi tệ nhất lên vai người đó. Quyên càng
ngày càng mệt mỏi với cái gánh nặng đó”. Giữa hai mẹ con có một khoảng cách
không thể rút ngắn lại: đó là khoảng cách của thói quen, của nếp nghĩ, của quan niệm
về sự trật tự ngăn nắp giữa một người mẹ Việt Nam truyền thống và một cô gái Việt
Nam thời hiện đại. Cuối cùng, cô gái cố gắng tìm cách để đến gần với mẹ, bởi cô biết
cô không có gì khác ngoài ngôi nhà và mẹ, nhưng cố gắng của cô trở thành vô vọng
bởi những thói quen, những quan niệm thẩm mĩ của họ đã khác nhau rất xa. Câu
chuyện như một tiếng thở dài của con người thời hiện đại. Họ thấy cô đơn ngay cả
khi đang sống bên người mà mình yêu thương nhất.
Cũng nói về khoảng cách nhưng không chỉ dừng lại ở khoảng cách thế hệ,
truyện ngắn Cô con gái còn kể với chúng ta câu chuyện về khoảng cách được tạo bởi
nền văn hóa giữa mẹ và con gái. Một người phụ nữ có thai với người yêu. Mối tình
này bị ngăn cấm, chị vượt biên đến Mỹ sinh sống và sinh con ở Mỹ. Cô gái lớn lên
hòa nhập với nền văn hóa Mỹ, xa mẹ dần bởi mẹ không đủ vốn tiếng Anh để nói
chuyện với con, và bởi cả lối sống “tự do kiểu Mỹ” khác xa với quan niệm “tự do
trong khuôn khổ” của người Việt Nam. Đến năm hai mươi tuổi, cô nhận thức được
mình cần phải biết về nền văn hóa Việt, vì cô là người gốc Việt. Và có lẽ cũng chính
trong thời gian này, cô nung nấu quyết tâm tìm ra người cha của mình bởi cô không
muốn trở thành một “người Mỹ không căn cước”. Người mẹ lúc đầu nói dối con về
người cha của nó, bà cho rằng đấy là lời nói dối vô hại, vả lại bà không muốn khơi lại
nỗi đau thời con gái. Nhưng trước sự đòi hỏi quyết liệt của con, bà phải nhượng bộ.
“Mẹ có quyền giữ trong lòng nỗi riêng của mẹ. Nhưng con có quyền biết con là ai”.
Có lẽ là người được sống giữa hai nền văn hóa Việt Nam và Mỹ, Lý Lan có
điều kiện chứng kiến những sự khác biệt về phong cách sống của một người phụ nữ
Việt đã bị “Mỹ hóa” với người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Cùng đề tài với Mẹ và
con và Cô con gái, chị còn có truyện ngắn Ba người đàn bà. Những tác phẩm của
chị cho chúng ta một độ lùi nhất định để hiểu người phụ nữ Việt Nam thấu đáo hơn.
Lý Lan rất kiệm lời, không đao to búa lớn mà cứ nhẹ nhàng, tinh tế dẫn dụ người đọc
đến với những nỗi đau của con người thời hiện đại. Tác phẩm của chị làm cho người
ta phải lắng lòng để suy ngẫm về những con người nhỏ bé với những vui buồn chẳng
phải của riêng ai.
Góp thêm một tiếng nói với Lý Lan, Trần Thùy Mai có truyện ngắn Mưa đời
sau. Chị kể với chúng ta câu chuyện về sự chọn lựa trong tình yêu của mẹ và con gái.
Người mẹ đã từ bỏ tình yêu đích thực của mình chỉ bởi gia đình chị cho rằng nghiệp
âm nhạc của người chị yêu quá bấp bênh để sống cả một đời yên ổn nhưng không
nồng thắm với người bây giờ là cha cô gái. Còn cô gái, con chị, lại từ chối một anh
bạn Việt kiều xứng đôi vừa lứa để đến với một người đàn ông hơn cả tuổi mẹ mình vì
cô tin đã tìm được đúng người mình mong đợi. Người mẹ là một kiểu phụ nữ của thời
trước, thích sự ổn định, không dám đi đến tận cùng đam mê. Còn cô gái là kiểu phụ
nữ của ngày nay, dám mơ ước, dám quyết định, dám chịu trách nhiệm với tương lai
của mình. Cô gái đã không muốn phải lựa chọn giữa cha mẹ và người yêu. Cô thuyết
phục để có cả hai. “Con yêu ba mẹ, và con cũng yêu ông Lãm, hai điều đó không loại
trừ nhau”. Tôi giận dỗi hỏi con: “Trên đời hết đàn ông rồi sao?” Nhím mở to mắt
như muốn soi thấu cả tim can tôi: “Mẹ đã biết, nhân loại rất đông nhưng chẳng có ai
thay thế được ai”. Thật may mắn, giữa mẹ và con, hai con người của hai thế hệ, đã
tìm được tiếng nói chung. Người mẹ với tấm lòng độ lượng bao dung, với sự từng trải
của người từng chịu mất mát trong tình yêu đã tán thành quyết định của con gái. Đó
là một cách ứng xử thông minh và đúng đắn. Như vậy, so với người mẹ, cô con gái
đã đi được một bước dài. Trước kia, mẹ cô phải chọn lựa giữa gia đình và tình yêu.
Bà đã không thuyết phục, mà chọn gia đình, hi sinh tình yêu để dần dần nhận ra con
thuyền tình yêu của mình chưa bao giờ cập bến. Nay, cô gái đã có cả cha mẹ, cả tình
yêu và sự nghiệp. Cô gái là đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ ngày hôm nay: mạnh mẽ,
tự tin, đầy bản lĩnh đối diện với thế giới.
Ở những tác phẩm vừa phân tích, hình ảnh người phụ nữ đã được nhìn nhận
dưới ánh sáng của tình mẫu tử. Mỗi tác giả kể với chúng ta một câu chuyện khác
nhau, và qua từng hoàn cảnh cụ thể, với những con người cụ thể, chúng ta hiểu hơn
về người phụ nữ của hai thế hệ. Ở họ vẫn có những điểm giống nhau về cá tính, về
niềm khao khát vươn tới hạnh phúc nhưng đã khác nhau rất xa ở cách ứng xử với
cuộc sống.
Tình cảm chị em cũng là một mảng đề tài trong sáng tác của các nhà văn nữ.
Qua mối quan hệ với những người thân trong gia đình, hình ảnh người phụ nữ hiện
đại hiện lên một cách toàn diện hơn. Cùng sinh ra trong một gia đình, cùng được cha
mẹ nuôi dạy trong một môi trường nhưng tính cách của mỗi người một khác. Có
người phụ nữ hi sinh hạnh phúc của mình cho người thân, nhưng ngược lại cũng có
người lại giành giật hạnh phúc từ chính người ruột thịt. Có những gia đình, chị em lấy
tình thương ra để đối xử với nhau, nhưng ngược lại, ở những gia đình khác, chị em
nhìn nhau bằng ánh mắt thù hận. Dường như lời nhắc nhở của cha ông ta: “Anh em
như thể tay chân”, “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” hay “Khôn ngoan đá đáp
người ngoài, Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” không còn đúng với nhiều trường
hợp. Chẳng lẽ trong xã hội hiện đại, những giá trị đạo đức lại xuống cấp đến mức
nghiêm trong vậy sao?
Truyện ngắn Thiếu phụ chưa chồng của Nguyễn Thị Thu Huệ và Hạnh của
Nguyễn Thị Minh Dậu khắc họa hình ảnh hai chị em gái khác hẳn nhau về tính cách
cũng như quan niệm sống. Người chị có tấm lòng nhân hậu, nhường nhịn, hi sinh cho
em nhưng lại phải chịu nhiều thiệt thòi mà kết cục là cái chết. Còn cô em gái được
hưởng tình yêu thương của chị lại cướp chồng của chị với mong ước có cuộc sống
đầy đủ về vật chất, gây nên nỗi nhục loạn luân. Có nội dung na ná nhau, nhưng hoàn
cảnh của từng truyện có khác. Cô Hảo trong truyện của Thu Huệ đã có một gia đình
hạnh phúc trên thành phố với người chồng đẹp trai và thành đạt mới ở nước ngoài về.
Cô em gái quyết tâm thoát khỏi cảnh chân lấm tay bùn bằng cách quyến rũ chồng chị.
Cô sẵn sàng dẫm đạp lên thuần phong mĩ tục, lên tình cảm chị em gắn bó bấy lâu nay
để đạt được mục đích của mình. Với cô, sự sung sướng của mình là trên hết, ngoài ra,
không cần quan tâm đến những lời khuyên nặng tình nặng nghĩa của chị. “Thời của
tôi khác thời của chị rồi. Sống như các mẹ, các chị để mà ngớ ngẩn à?... Chẳng lẽ cái
đời tôi chỉ có ăn với ngủ là xong thôi à?”. Cô nuông chiều cái con người bản năng
của mình: cần ăn ngon, mặc đẹp, thỏa mãn nhu cầu tình dục. Cô đã chiếm được
chồng chị, nhưng vẫn quan hệ với người đàn ông khác để thỏa cảm giác mới lạ. Cuối
cùng cái giá mà cô phải trả là việc sinh ra một đứa con “không có bàn tay và thiếu
một mắt”. Và người chị của cô, sau khi lặng lẽ lui về sống ở quê, cũng đã chết vì
bệnh tật và đau buồn. Một cô gái có xuất thân từ nông thôn mà hành động và suy nghĩ
như vậy có lẽ cũng không nhiều, nhưng nhân vật này là một ví dụ cụ thể cho thấy lối
sống thực dụng kiểu thành thị đã len lỏi tới những vùng quê xa.
Nếu như Hảo cùa Thu Huệ là một người chị đã nhường chồng cho em, nhận
phần thiệt thòi về mình nhưng hành động hi sinh của chị ít nhiều có tính chất bắt
buộc, thì chị Hạnh trong truyện ngắn cùng tên của Minh Dậu đã tự nguyện hi sinh sự
nghiệp, tuổi trẻ, tình yêu của mình cho em. Năm mười tám tuổi, Hạnh đã phải một
mình nuôi hai đứa em nhỏ. Cô rời bỏ giảng đường Đại học, chở xe than đi bán khắp
ngang cùng ngõ hẻm. Nay đã hai mươi chín tuổi, cô vẫn chưa lấy chồng, vẫn tất bật
với những lo lắng chạy vạy để xin cho em môt việc làm. Hạnh và em gái khác hẳn
nhau. Hạnh xinh xắn và trầm lặng, còn em gái thì sôi nổi, tươi rói và hừng hực sức
sống. Em gái của Hạnh đã tốt nghiệp trường Sư phạm nhưng chưa có chỗ dạy, mới
hai mươi mốt tuổi nhưng có vẻ lọc lõi, từng trải. Cô từng cãi lại chị: “Con gái con
đứa thế kỉ hai mốt nó thế chị Hạnh ạ”. Cô sẵn sàng làm tất cả để thay đổi số phận, kể
cả việc chiếm đoạt người yêu của chị, anh chàng mà cũng nhờ chị cô mới có ngày
hôm nay. Ở Hạnh có đức hi sinh, lòng tin vào những người thân yêu của mình nhưng
cuối cùng cô nhận thấy mình “chẳng khác nào con dã tràng”. Truyện ngắn để lại
trong lòng độc giả một dư vị xót xa khi trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ này, đôi
lúc, cái xấu xa, thấp hèn lại chiếm ưu thế so với cái cao cả, đẹp đẽ. Có một câu hỏi
dường như trở đi trở lại trong những tác phẩm này: Để tồn tại trong cõi nhân gian
chật chội, con người buộc phải tàn nhẫn thế sao?
May mắn là không phải mối quan hệ chị em nào cũng nhuốm màu bon chen
thực dụng như ở hai truyện ngắn nói trên. Nhà có ba chị em của Võ Thị Xuân Hà kể
về ba chị em gái rất yêu thương nhau, dù mỗi người ở trong một cảnh ngộ chẳng lấy
gì làm sung sướng. Cô chị làm giáo viên đã quá lứa nhỡ thì, sống lặng lẽ và an phận.
Cô em thứ hai là nhà báo, có chồng con nhưng không tìm thấy hạnh phúc trong đời
sống vợ chồng. Cô em út đã có hai đời chồng mà vẫn không toại nguyện, vẫn đang
trên con đường tìm kiếm người đàn ông giàu có để được ấm thân. Chẳng ai trong số
họ hạnh phúc, nhưng họ luôn nghĩ đến nhau, chia sẻ những khó khăn về vật chất và
những bí mật tâm hồn. Tình cảm chị em gắn bó là thế nhưng vẫn không đủ sức mạnh
kéo họ lại gần với nhau. Cuối cùng, cô chị cả ở lại nhà, hi vọng vào một hạnh phúc
muộn mằn; cô chị thứ hai chọn cái chết để giải thoát khỏi mối tình ngang trái với một
chàng trai trẻ; còn cô em út lấy chồng Tây và tự biến mình thành một con búp bê
trong lồng kính nơi phương trời xa lạ. Mỗi người đi trên con đường số phận mình, họ
vĩnh viễn xa nhau.
Với dung lượng ngắn gọn của thể loại truyện ngắn, những tác phẩm trên đã cho
chúng ta những nhận thức về người phụ nữ hiện đại trong từng mối quan hệ: với
chồng, với con, với đấng sinh thành và với anh chị em trong gia đình. Bởi vì chỉ chú
trọng vào một mối quan hệ, nên nhân vật được miêu tả có độ sâu của tính cách, tâm
trạng và cũng vì chỉ chọn một khía cạnh của hiện thực để khám phá nên những ý
tưởng mà các nhà văn gửi gắm có sức thuyết phục cao. Là một “lát cắt” của hiện thực
cuộc sống, mỗi truyện ngắn đưa chúng ta đến với người phụ nữ trong một thời điểm
nào đó của cuộc đời họ. Nhiều truyện với nhiều cảnh đời tạo nên một bức tranh toàn
cảnh về người phụ nữ của xã hội hiện đại.
Với lợi thế về dung lượng, tiểu thuyết có thể kể với chúng ta câu chuyện về
một đời người. Đời người phụ nữ phải đương đầu với biết bao biến cố xã hội, phải
ứng xử với biết bao mối quan hệ phức tạp trong gia tộc, trong gia đình. Cuốn tiểu
thuyết Gia đình bé mọn cùa Dạ Ngân kể một câu chuyện như vậy.
Như tên gọi cuốn tiểu thuyết, Gia đình bé mọn trước hết là tác phẩm kể
chuyện gia đình. Có lẽ bất kì ai có quan hệ mật thiết với tác giả đều nhận thấy một
cách lồ lộ bóng dáng của chị qua nhân vật chính Mỹ Tiệp. Theo Hoài Nam trong bài
báo Gia đình bé mọn” – “bản dập” cuộc đời Dạ Ngân? thì “đây là câu chuyện về
những gia đình của nhân vật nữ nhà văn tên Tiệp”.
“Gia đình 1: Đây là gia đình mà Tiệp đã sinh ra và lớn lên từ đó, gia đình của
những người đàn bà góa chồng hoặc không chồng, cái gia đình luôn phải gồng mình
lên để gánh chịu nỗi bất hạnh và cả sự kiêu hãnh của một mái nhà thiếu hơi ấm
người đàn ông.
Gia đình 2: “Gia đình hạt nhân”, gia đình mà Tiệp và người chồng tên Tuyên
là những vật liệu xây dựng tỏ ra đã chẳng có chút kết dính nào ở những phẩm chất
nhân tính cơ bản, và vì thế, tan vỡ là kết cục tất yếu của nó.
Gia đình 3: “Tập hai” trong “lịch sử đời sống vợ chồng” của Tiệp. Cùng với
Tiệp làm nên gia đình này là “gã” nhà văn lãng tử có tên Đính, người đã cùng Tiệp
đi qua cái “đích lịch trình khổ nạn” là 11 năm yêu đương trong cảnh người Bắc kẻ
Nam, trong cái nghèo đói đáng rùng mình của một thời bao cấp, trong cả những điều
tiếng tàn nhẫn của dư luận xã hội. Con đường đời của Tiệp là đi từ gia đình 1 đến
gia đình 3”.
Tiệp đã đi những bước vất vả khó nhọc trên đường đời không hề bằng phẳng
của mình. Ở gia đình 1, Tiệp có một người mẹ hết mực thương con, một người cô uy
quyền suốt đời nghĩ tới hạnh phúc của những đứa cháu, và những người chị mỗi
người một tính nhưng đều thương em theo cách của mình. Theo nghiệp văn chương,
Tiệp đã là một đứa con lạc loài của dòng họ. Bỏ chồng, Tiệp chịu tiếng làm ô danh
gia đình. Từ gia đình ấy, Tiệp bước ra cuộc sống, bị gia đình từ bỏ, rồi cuối cùng lại
được trở về. Gia đình và dòng sông Hậu luôn mở rộng vòng tay bao la ôm ấp và chở
che cho những đứa con của mình. Qua nhân vật Tiệp, ta có thể nhận thấy người phụ
nữ và gia tộc của mình có mối quan hệ gắn bó bền chặt vô cùng. Dù có lúc này, lúc
kia, mối quan hệ ấy phải chịu đựng thử thách, nhưng cuối cùng rồi những người thân
cũng sẽ đón người phụ nữ trở về và đứa con lưu lạc ấy lại thấy mình bé nhỏ trong
tình thương vô bờ bến của những người ruột thịt.
Ở gia đình 2, Tiệp tỏ ra cứng cỏi với người chồng bao nhiêu thì lại yếu đuối
trước những đứa con bấy nhiêu. Chị luôn phải dằn vặt bản thân vì cân nhắc giữa việc
sống cho con và sống cho mình. “…nàng muốn được gào khóc, được đào bới, nàng
muốn vạch đất xé trời để được nhìn thấy các con… Để được sống với người mình yêu
cũng có nghĩa là phải thường xuyên gào khóc với lương tâm làm mẹ như vầy sao, cái
giá này nàng đã ước lượng được hết chưa và phải trả đến bao giờ?”. Chính vì vậy,
khi đã có gia đình 3, gia đình mà Tiệp phải vượt qua bao gian nan thử thách, bao
“miệng lằn lưỡi mối” của dư luận trong suốt mười một năm trời mới có được thì chị
cũng không cảm thấy hoàn toàn hạnh phúc.
Cuối cùng, chúng ta nhìn thấy hình bóng của một người phụ nữ nữa trong tác
phẩm, đó là cô con gái Tiệp. Cô là đứa con của một gia đình mà cha mẹ chia tay nhau
để thành lập nên những gia đình mới. Cô được tự do sống trong căn hộ chung cư mẹ
để lại, có điều kiện theo lối “sống thử” của thanh niên đương thời với một chàng bạn
học đẹp trai. Có người mẹ rất thương con nhưng lại ở quá xa, có người cha giàu có và
quyền thế, hoa mắt trước thế giới bổng lộc của cha và tiếng gọi quyến rũ của tình yêu
tuổi trẻ, cô đã phải từ bỏ giảng đường Đại học để lập gia đình. Ở phần kết truyện,
nhân vật chính của chúng ta nhận ra rằng: “Tình duyên lận đận, học hành dở ương,
con cái nhỏ dại, cái vòng tròn của nàng chưa khép lại mà vòng tròn của con gái nàng
đã chồng lên…”. Dường như đây không còn là những suy nghĩ của nhân vật mà
chính là những chiêm nghiệm của nhà văn về cuộc đời những người phụ nữ, nhưng
người mẹ trên cõi đời này: Hành trình một đời người phụ nữ, hành trình của tình mẫu
tử quá dài, “nó trải ra, thác ghềnh, sông ngòi, biển cả và tận cùng chắc chắn sẽ là
một nắm đất, nhưng cho dù có là một nắm đất mệt nhoài đi nữa thì hành trình ấy
chắc gì đã kết thúc”.
Đời người phụ nữ có nhiều gánh nặng và niềm vui, vinh danh và cay đắng. Với
Gia đình bé mọn, nhà văn Dạ Ngân đã xây dựng một mẫu hình phụ nữ chủ động lèo
lái con thuyền cuộc đời mình, một kiểu phụ nữ kiên nhẫn đến cùng để sống thật và
sống đẹp với chính nhu cầu tinh thần của mình. Và ở phương diện này, phải chăng
Gia đình bé mọn chính là thiên tiểu thuyết tiếp tục cái mạch mà tiểu thuyết Tự Lực
văn đoàn rất hứng thú: khẳng định cá nhân, ca ngợi những con người dám đương đầu
với tất cả để bảo vệ hạnh phúc, bảo vệ phẩm giá của mình?
2.3. Người phụ nữ hiện đại trong quan hệ với bản thân
Không phải cho đến ngày nay, các nhà văn mới chú ý đến nhu cầu sống cho
mình của người phụ nữ. Nhưng phải đợi đến ngày nay, với sự xuất hiện của nhiều
nhà văn nữ thì những khao khát về hạnh phúc của người phụ nữ mới được bày tỏ ở
tầng sâu bản thể. Bằng sự trải nghiệm của bản thân, bằng những hiểu biết cặn kẽ về
những nhu cầu, đòi hỏi của người phụ nữ, các nhà văn đã mở ra trước mắt chúng ta
một thế giới tâm hồn phong phú, một “cõi” riêng phức tạp đến lạ kì. Dưới cái nhìn
sâu sắc, tinh tế, có khả năng phát hiện ra những ngõ sâu trong tâm hồn con người,
người phụ nữ của xã hội hiện đại hiện ra trên trang viết của các nhà văn nữ với nhiều
hoàn cảnh, nhiều số phận. Mỗi người mỗi vẻ, mỗi con đường, mỗi thế giới tâm linh
riêng…
Y Ban với Sau chớp là bão dông, Người đàn bà và những giấc mơ, Người
đàn bà đứng trước gương, Một phần ba cuộc đời, Đàn bà xấu thì không có quà…;
Võ Thị Hảo với Góa phụ đen, Bàn tay lạnh, Máu của lá, Làn môi đồng trinh…;
Phạm Thị Hoài với Người đàn bà với hai con chó nhỏ, Hai mươi năm sau, Thiên
sứ…; Nguyễn Thị Thu Huệ với Mại, Giai nhân…; Bích Ngân với Bồng bềnh thiên
sứ ; Phạm Thị Ngọc Liên với Biển hôm nay nhiều nắng; Nguyễn Thị Ngọc Tú với
Dưới ánh đèn nhiều màu; Nguyễn Thị Anh Thư với Không nhan sắc ; Lê Minh
Khuê với Cơn mưa cuối mùa là các tác giả có những tác phẩm viết về người phụ nữ
hiện đại với những mối quan tâm hướng về bản thân mình.
Người phụ nữ Việt Nam xưa bị bó buộc bởi lễ giáo phong kiến hà khắc. Họ
không tự quyết định được số phận của mình mà phải phụ thuộc vào những người đàn
ông trong gia đình. Chúng ta hẳn ai cũng biết câu chuyện về cuộc đời một người con
gái đẹp người đẹp nết có số phận bất hạnh: nàng Vũ Thị Thiết trong truyện cổ tích Vợ
chàng Trương mà sau này Nguyễn Dữ sáng tạo lại thành truyện truyền kì Chuyện
người con gái Nam Xương. Nàng Vũ Nương ở nhà chờ chồng nuôi mẹ già và con
nhỏ, một lòng thủy chung, hiếu thảo, mà cuối cùng chỉ vì cơn ghen mù quáng của
người chồng ít học, vũ phu đã làm cho nàng không còn con đường sống. Người phụ
nữ xưa, khi bị chồng đánh đập, đuổi đi thì cầm như chỉ cách vào chùa đi tu hoặc chọn
cái chết để giải thoát. Ngày nay, người phụ nữ đã được quyền định đoạt cuộc đời
mình. Đã xa rồi cái cảnh “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”.
Trong truyện ngắn của các nhà văn nữ nổi bật hình tượng người phụ nữ tự chủ
trong cuộc sống. Chính họ chứ không phải ai khác chọn cho mình một lối sống, một
con đường tạo nên số phận cho mình. Có thể họ chọn cho mình một cuộc sống độc
thân, suốt đời thiếu vắng đàn ông như Mại trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn
Thị Thu Huệ, Trang trong Bàn tay lạnh, Thuận trong Goá phụ đen của Võ Thị Hảo.
Có người quyết định lập gia đình khi đã ý thức rất rõ những phiền phức có thể sẽ gặp
phải như Cẩm trong Tai nạn của Lý Lan. Có người lại quyết tâm thoát ra khỏi cuộc
hôn nhân khi thấy không còn tình yêu với người chồng mà trước đây chính họ đã lựa
chọn như Phượng trong truyện ngắn cùng tên của Lý Lan, hay như Tiệp trong tiểu
thuyết Gia đình bé mọn của Dạ Ngân mà chúng tôi đã nhắc đến ở phần trên. Lại có
những người quyết tâm làm lại cuộc đời sau khi nhận thấy những sai lầm của mình
trong quá khứ như Thi trong Bồng bềnh thiên sứ của Bích Ngân, Tường trong Biển
hôm nay nhiều nắng của Phạm Thị Ngọc Liên… Mỗi người mỗi cảnh nhưng họ đều
giống nhau ở khát vọng hạnh phúc trong tình yêu và hôn nhân. Đối với những phụ nữ
này, cả đời họ là cuộc rượt đuổi để kiếm tìm hạnh phúc, nhưng với họ đó là một khái
niệm quá xa xôi, quá mơ hồ luôn vuột khỏi tầm tay với.
Có những trang viết rất xúc động về ước mơ làm mẹ của người phụ nữ. Đó là
những xao động, những run rẩy trong tâm hồn của một phụ nữ khi biết mình sắp được
làm mẹ: “Dấu hiệu có mang thì Thi biết rất rõ… Thi không e dè cho Khả nhìn thấy,
cảm thấy những dấu hiệu cấn thai. Trước tiên là hai bầu vú. Chúng đã bắt đầu căng
lên như sẵn sàng tích sữa. Mỗi khi đôi tay Khả chạm vào bầu vú mân mê là mỗi lần
Thi có cái cảm giác đau nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHVN021.pdf