Luận văn Nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan trong hoạt động của doanh nghiệp ở nước ta hiện nay

MỤC LỤC

Mở đầu . 3

Chương 1 . 9

Nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan . 9

trong hoạt động của doanh nghiệp . 9

1.1. Nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan . 9

1.1.1. Khái niệm nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan . 9

1.1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan .20

1.2. Vai trò của nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan trong hoạt động của

doanh nghiệp . 30

1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp và vai trò của doanh nghiệp Nhà nước đối với sự

phát triển nền kinh tế quốc dân .30

1.2.2. Vai trò của nhân tố chủ quan đối với hoạt động doanh nghiệp.35

1.2.3. Vai trò của nhân tố khách quan đối với hoạt động doanh nghiệp .44

Chương 2 .51

Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát huy.51

Nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan . 51

ở các doanh nghiệp nước ta hiện nay . 51

2.1. Thực trạng việc phát huy nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan ở các doanh

nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay. 51

pdf89 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 69 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan trong hoạt động của doanh nghiệp ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ũng như sự cần thiết của quản lý thể hiện rất rõ trong trường hợp của các nước đang phát triển. Báo cáo tổng quan về vấn đề này trong những năm gần đây của các chuyên gia về phát triển kinh tế cho thấy rằng, chỉ cung cấp tiền bạc hoặc kỹ thuật - công nghệ cho các nước này thì không đem lại phát triển, yếu tố hạn chế trong hầu hết mọi trường hợp chính là thiếu thốn về chất lượng và sức mạnh của nhà quản lý. Trong khi nền văn minh của chúng ta được đặc trưng bởi những cải biến có tính chất cách mạng trong khoa học vật lý, sinh học, điện tử, viễn thông, tin học, tự động hóa thì các ngành khoa học xã hội bị tụt hậu rất xa. Tuy nhiên, nếu chúng ta không biết khai thác các nguồn nhân lực và phối hợp hoạt động của con người, thì tình trạng sử dụng kém hiệu quả và lãng phí các nguồn lực vẫn sẽ tiếp tục diễn ra. Chỉ cần nhìn vào sự lãng phí không thể tưởng tượng được về nhân lực và vật lực, có thể thấy rằng, các ngành khoa học xã hội , trong đó có khoa học quản lý, còn chưa thực hiện tốt chức năng hướng dẫn chính sách và hoạt động xã hội của mình. Tăng cường xã hội hóa lao động và sản xuất là một quá trình mang tính quy luật của sự phát triển kinh tế và xã hội. Chúng ta biết rằng, để tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của cuộc sống cũng như để phát triển kinh tế, nhất thiết phải có sự phân công lao động và hợp tác sản xuất. Sự xuất hiện của hoạt động quản lý như là kết quả tất nhiên của việc chuyển các quá trình lao động cá biệt, tản mạn, độc lập với nhau thành các quá trình lao động có sự liên kết phối hợp giữa các yếu tố. Sản xuất và tiêu thụ mang tính tự cấp, tự túc do một cá nhân thực hiện không đòi hòi quản lý. Ở một trình độ cao hơn, khi sản xuất và kinh tế mang tính xã hội rõ nét và ngày càng sâu rộng hơn, quản lý là hoạt động không thể thiếu. Theo Mác, bất cứ lao động xã hội hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô khá lớn đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo chung để điều hòa những hoạt 42 động cá nhân. Sự chỉ đạo đó phải làm chức năng chung, tức là chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vận động chung của cơ thể sản xuất với sự vận động cá nhân của những khí quan độc lập hợp thành cơ sở sản xuất đó. Một nhạc sỹ độc tấu tự điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng. Do đó, quản lý là thuộc tính tự nhiên, tất yếu khách quan của mọi quá trình lao động xã hội. Bất kể trong hình thái kinh tế - xã hội nào, nếu không thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nó thì doanh nghiệp không thể thực hiện được các quá trình hợp tác lao động, sản xuất; không khai thác, sử dụng được các yếu tố của lao động sản xuất một cách có hiệu quả. Bên cạnh cơ chế, phương thức, tổ chức hoạt động của doanh nghiệp, để doanh nghiệp tồn tại, phát triển được thì bản thân mỗi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình các cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết như là vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Như chúng ta đã biết, để tiến hành được bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì yêu cầu đầu tiên của doanh nghiệp là phải có vốn. Vốn ở đây được hiểu là tiền vốn, một luồng tiền ứng trước được rót vào doanh nghiệp mà qua đó, có thể giúp doanh nghiệp vận hành một cách thuận lợi ở mọi khâu trong tất cả các giai đoạn của quy trình sản xuất, kinh doanh. Về mặt tài chính, vốn của doanh nghiệp là toàn bộ giá trị tài sản thuộc sở hữu doanh nghiệp tính bằng tiền. Về mặt kinh tế, vốn của doanh nghiệp là toàn bộ giá trị các phương tiện của doanh nghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh đã xác định. Về mặt pháp lý, vốn của doanh nghiệp là toàn bộ giá trị các tài sản để đảm bảo những rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói, vốn đóng một vai trò hết sức quan trọng và quyết định sự thành bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, bài toán về vốn luôn là bài toán nan giải đối với các doanh nghiệp, vì đại bộ phận các doanh nghiệp hiện nay ở nước ta chủ yếu thuộc quy mô vừa và 43 nhỏ là chủ yếu. Cho nên muốn thực hiện một ý tưởng kinh doanh lớn, táo bạo thì các doanh nghiệp sẽ khó khăn về vốn. Điều này đã được các nhà nghiên cứu kinh tế kết luận rằng, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là không có đủ vốn để quay vòng. Trong thực tế, để tiến hành xét thủ tục hồ sơ thành lập một doanh nghiệp, các cơ quan chức năng bao giờ cũng xem xét về thuyết minh mục tiêu và phương án kinh doanh, vốn, trụ sở làm việc..., trong đó vốn là một yêu cầu quan trọng tối thiểu theo luật định để cho phép doanh nghiệp có thể hoạt động. Bên cạnh đó, cũng có không ít các doanh nghiệp có rất nhiều tiềm năng, ưu thế về vốn đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước, nhưng lại làm ăn kém hiệu quả, luôn phải dựa vào sự bảo hộ và bù lỗ của nhà nước. Chính vì thế, chúng ta không đánh giá quá cao vai trò của vốn trong sự thành bại của doanh nghiệp, mặc dù nó có vai trò quan trọng không thể thiếu đối với hoạt động của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, một doanh nghiệp muốn làm ăn có hiệu quả phải biết sử dụng một cách hợp lý đồng vốn của mình. Vốn tự bản thân nó không thể làm giàu mạnh cho doanh nghiệp một cách nhanh chóng được nếu không có sự can thiệp của yếu tố con người. Vì, con người là chủ thể của mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ việc xây dựng các phương án, chiến lược sản xuất kinh doanh cho đến việc huy động vốn và thu hồi vốn, tận dụng triệt để các cơ hội kinh doanh và tránh mọi rủi ro thiệt hại cho doanh nghiệp. Một trong những nhân tố chủ quan khác có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành bại trong hoạt động của doanh nghiệp mà chúng ta không thể không bàn đến là những trạng thái tâm lý ý chí, tình cảm của chủ thể doanh nghiệp. Những trạng thái tâm lý, tình cảm của chủ thể doanh nghiệp ở đây được hiểu là giá trị tinh thần doanh nghiệp cần phải có ở những người lãnh đạo doanh nghiệp. Tinh thần doanh nghiệp là thái độ trách nhiệm, ý nghĩ, tình cảm sâu sắc của con người đối với hoạt động kinh doanh; là ý chí ham muốn thành công, tính bền bỉ, kiên trì với ý tưởng sáng tạo. Nó là cái sâu sắc nhất, cốt lõi nhất của hoạt động kinh doanh. Điều này có nghĩa những người lãnh đạo có tinh thần doanh nghiệp thật sự phải là những con người có tâm huyết, dám nghĩ, dám làm, dám vươn lên những khó 44 khăn, thử thách vì sự thành công trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ thể doanh nghiệp có tinh thần doanh nghiệp là người có những năng lực, phẩm chất sau đây: Một là, có đầu óc doanh nghiệp, tức là biết kết hợp, trong một tình huống nhất định, những đức tính của cá nhân, những phương tiện tài chính và các nguồn lực khác mà người ta có được vào công việc kinh doanh. Hai là, phải biết phát hiện và đánh giá những cơ hội kinh doanh, tìm ra những phương tiện và nguồn lực cần thiết để tận dụng những cơ hội đó để đảm bảo thành công cho hoạt động của doanh nghiệp. Ba là, họ là con người của hành động, có nhân cách, có năng lực, có trách nhiệm với công việc để đạt tới những mục tiêu của doanh nghiệp. 1.2.3. Vai trò của nhân tố khách quan đối với hoạt động doanh nghiệp Nói tới nhân tố khách quan của doanh nghiệp, tức là chúng ta bàn tới tất cả những gì tồn tại bên ngoài doanh nghiệp, tồn tại một cách khách quan và không phụ thuộc vào ý thức, ý chí của chủ doanh nghiệp. Một trong những nhân tố khách quan trong hoạt động doanh nghiệp là đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Việc chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bằng cách tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động quản lý của Nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp, là hết sức cần thiết và quan trọng. Mặt khác, một trong những yêu cầu khách quan của việc xây dựng nền kinh tế thị trường là vấn đề đa dạng hoá các hình thức sở hữu. Để thực hiện đa dạng hoá các hình thức sở hữu, thì chúng ta xem việc cổ phần hoá các doanh nghiệp là một phương tiện quan trọng và hết sức hiệu quả. Vấn đề đặt ra là làm sao Đảng và Nhà nước phải đề ra những chủ trương, chính sách , những hành lang pháp lý làm sao cho hợp lý để tạo ra những nhân tố khách quan hợp lý cho hoạt động doanh nghiệp có hiệu quả và đảm bảo đi đúng hướng. Muốn vậy, một là cổ phần hoá không biến thành tư nhân hoá; hai là phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với quá trình cổ phần hoá[Xem 48, tr.21,26]. 45 Mặt khác, lịch sử phát triển của các nền kinh tế thị trường đã thể hiện một tính quy luật là: một mặt, kinh tế thị trường tạo ra những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác nó cũng tạo ra rất nhiều hậu quả tiêu cực cả về kinh tế lẫn xã hội. Mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh “ đã quy định tính tất yếu khách quan của việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tính định hướng đó thể hiện ở sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Sự định hướng xã hội chủ nghĩa bảo đảm cho nền kinh tế thị trường ở nước ta có sự khác biệt với nền kinh tế thị trường của các nước khác. Sự khác biệt này được Đảng ta nhận định rõ trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX như sau: “ Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân “ [15, tr.67]. Từ việc tổng kết hoạt động thực tiễn, chúng ta có thể khái quát tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay biểu hiện ở một số đặc điểm sau: Một là, các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý của nền kinh tế thị trường được sử dụng như một công cụ, phương tiện để đạt tới nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, ổn định nhằm đạt tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh qua đó góp phần yêu cầu phát triển rút ngắn, “ đi tắt đón đầu “ ở nước nước ta hiện nay. Hai là, đồng thời với việc khai thác triệt để những mặt tích cực của kinh tế thị trường, chúng ta cần khắc phục, ngăn ngừa và giảm thiểu mặt trái của nền kinh tế thị trường nhằm giải phóng sức sản xuất, bảo vệ lợi ích của nhân dân đồng thời nâng cao vị thế làm chủ của người lao động. Ba là, thực hiện nhiều hình thức phân phối, như phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, phân phối theo mức góp vốn và các nguồn lực khác vào quá trình sản xuất, kinh doanh, trong đó hình thức phân phối theo kết quả lao động và hiệu qủa kinh tế là chủ yếu. 46 Bốn là, lấy việc giải phóng sức sản xuất làm căn cứ chủ yếu để hoạch định cơ cấu thành phần kinh tế, hình thức sở hữu. Phát triển đa thành phần kinh tế, đa dạng các hình thức sở hữu, mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật. Quan trọng hơn cả là làm cho kinh tế Nhà nước phát triển cả về chất và lượng, để thành phần kinh tế này thực sự đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, đồng thời là nhân tố đảm bảo cho việc định hướng xã hội chủ nghĩa, làm đòn bẩy tăng trưởng kinh tế. Năm là, nền kinh tế đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, dưới sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa nhằm hạn chế, khắc phục những mặt trái của thị trường, bảo đảm thực hiện các mục tiêu xã hội, nhân đạo mà kinh tế thị trường tự nó không làm được. Với định hướng chính trị như vậy, sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước có tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Sự lãnh đạo và quản lý đó là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển nền kinh tế thị trường nói chung và hoạt động của doanh nghiệp nói riêng. Điều này còn có nghĩa, Đảng và Nhà nước phải khẳng định vai trò của mình bằng các cơ chế, chính sách, cũng như mọi chủ trương đường lối đúng đắn , đồng thời phải tạo ra một hành lang pháp lý bình đẳng qua đó tạo ra một “sân chơ ” bình đẳng, sòng phẳng và khách quan cho các hoạt động doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bền vững lâu dài được. Từ toàn bộ sự phân tích nêu trên, hoạt động của doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là sự tác động ảnh hưởng của nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan đem lại mà doanh nghiệp còn bị chi phối ảnh hưởng bởi điều kiện khách quan - đó chính là môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tổng hợp các yếu tố và điều kiện khách quan có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, nội dung của các yếu tố cấu thành môi trường kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: 47 - Môi trường kinh tế, bao gồm các nhân tố về kinh tế thuộc môi trường vi mô và vĩ mô: tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, tốc độ tăng trưởng kinh tế - Môi trường pháp lý bao gồm: hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Môi trường văn hoá - xã hội: tình trạng việc làm, điều kiện xã hội, trình độ giáo dục, phong cách lối sống, văn hoá ở từng địa phương - Môi trường chính trị bao gồm: hệ thống chính trị, sự nhất quán trong chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. - Môi trường công nghệ: được phản ánh qua tình hình nghiên cứu, triển khai hoạt động khoa học và công nghệ, mức đầu tư cho khoa học - công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng cơ sở, trình độ và năng lực công nghệ quốc gia - Môi trường sinh thái: những ràng buộc xã hội về môi trường, xử lý chất phế thải, chống ô nhiễm môi trường - Môi trường quốc tế: được thể hiện bằng các xu hướng chính trị thế giới; chính sách mở cửa và bảo hộ của các nước; xu hướng toàn cầu hoá Môi trường kinh doanh và doanh nghiệp có mối quan hệ biện chứng với nhau. Một mặt, môi trường kinh doanh đem lại cho doanh nghiệp các tác động tích cực hoặc tiêu cực, môi trường kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải có khả năng thích ứng. Mỗi sự thay đổi trong từng yếu tố của môi trường đòi hỏi doanh nghiệp phải có những giải pháp cụ thể, chính xác, nếu không hoạt động kinh doanh sẽ bị sa sút, thậm chí phải ngừng hẳn. Mặt khác, môi trường tạo ra những cơ hội cho doanh nghiệp. Nếu nắm bắt được những cơ hội đó, công việc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ có nhiều điều kiện để thành công. Không chỉ chịu những tác động từ phía môi trường, mà chính doanh nghiệp cũng có những tác động nhất định đến môi trường kinh doanh: tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập, giảm bớt tệ nạn xã hội, gây ô nhiễm môi trường. Nó làm thay đổi những mối quan hệ chính trị và các mối quan hệ quốc tế. Trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường kinh doanh, thì doanh nghiệp vừa là chủ thể tồn tại trong môi trường kinh doanh, vừa 48 có thể là một yếu tố của môi trường kinh doanh, như hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam là công cụ để Nhà nước quản lý kinh tế, để điều tiết kinh tế vĩ mô, đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Do đó, các doanh nghiệp Nhà nước có một vai trò nhất định trong việc hoàn thiện môi trường kinh doanh. Đồng thời, việc cải tiến và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước cũng là một trong n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nhan_to_chu_quan_va_nhan_to_khach_quan_trong_hoat_d.pdf
Tài liệu liên quan