MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.7
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.11
1.1. Cơ cấu tộc người .11
1.2. Tình hình tư liệu.16
1.2.1. Tư liệu đã được công bố .17
1.2.2. Tư liệu điền dã.17
1.2.3. Nhận xét chung .18
1.3. Những vấn đề lí thuyết của Propp được vận dụng trong đề tài .21
1.4. Những vần đề về típ và mô típ liên quan đến đề tài.24
Tiểu kết chương 1: .26
Chương 2. CÁC KIỂU NHÂN VẬT PHÒ TRỢ TRONG TRUYỆN CỔ
TÍCH CỦA TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ Ở GIA LAI.27
2.1. Các tiêu chí phân loại nhân vật phò trợ.28
2.2. Phân loại nhân vật phò trợ .32
2.2.1. Nhóm nhân vật phò trợ có chức năng giải quyết những nhiệm vụ khókhăn .32
2.2.2. Nhóm nhân vật phò trợ có chức năng phò trợ về việc thay đổi về khônggian .39
2.3. So sánh nhân vật phò trợ trong truyện cổ tích của các dân tộc thiểu số ở Gia
Lai và truyện cổ tích người Việt.46
2.3.1. Sự tương đồng .47
2.3.2. Sự khác biệt .47
Tiểu kết chương 2: .53
Chương 3. MỘT SỐ MÔ TÍP LIÊN QUAN ĐẾN NHÂN VẬT PHÒ TRỢ
TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ Ở GIA LAI54
3.1. Mô típ uống rượu và hút thuốc của nhân vật phò trợ.55
3.2. Mô típ hóa thân của nhân vật phò trợ .57
3.3. Mô típ vật thiêng của nhân vật phò trợ.59
3.4. Mô típ đánh nhau của nhân vật phò trợ.615
3.5. Mô típ kết hôn của nhân vật phò trợ .63
Tiểu kết chương 3: .67
PHẦN KẾT LUẬN .68
TÀI LIỆU THAM KHẢO.70
PHỤ LỤC
88 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhân vật phò trợ trong truyện cổ tích các dân tộc thiểu số ở Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
... những vật dụng quen thuộc, những đồ
vật, sự vật gắn bó với con người sống chủ yếu bằng lao động nông nghiệp. Những
chiếc hộp thần, nước thần, chậu hoa thần kỳ, quả đào, chiếc giỏ tre, cái ấm đun nước,
cây liễu, cọng rơm..., có những phép biến hóa kỳ diệu dường như đã rất quen thuộc
đối với chúng ta.
Trong truyện cổ của các dân tộc ở Gia Lai thì hình ảnh các vật dụng như khiên,
rìu, lao biết bay xuất hiện khá nhiều. Ở đây, những vật dụng này thường xuất hiện
không đem lại tài sản hay của cái để giúp nhân vật giàu có, sung túc mà thường giúp
con người di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Theo cuốn “Nét đặc trưng văn hóa
cổ truyền của người Jơ rai ở Tây Nguyên” có ghi lại đồng bào quan niệm chiếc rìu
là công cụ lao động, vũ khí chống kẻ thù, nên nó tượng trưng cho sức khỏe. Cha mẹ
khấn thần rìu mong cho con có sức khỏe, cứng rắn như chiếc rìu, có thể đẵn được cây
gỗ to, phá rừng làm rẫy. Các loại thịt ngon đem khấn thần cầu mong thần phù hộ cho
con mình được khỏe mạnh. Những quan niệm ấy càng khẳng định được vai trò to lớn
của những công cụ lao động, và khẳng định rằng nông nghiệp là ngành chính trong
đời sống dù sơ khai của họ.
Nhân vật phò trợ dạng vật xuất hiện trong các câu chuyện như: Cha con Đăm
Bông Pha, Chiếc sáo thần kì, Chiếc quạt thần, Chàng Jăng Gre
40
Khảo sát sự xuất hiện của các nhân vật phò trợ là vật thần, chúng tôi thống kê như
sau:
Bảng 2.2. Thống kê sự xuất hiện nhân vật phò trợ là đồ vật
Tiêu chí
Dân tộc
Khiên
thần
Nỏ
thần
Gươm
thần
Chiếc
quạt
thần
Chiếc
sáo
thần
Thuốc
thần
Ba na 0
lần
1/1
lần
2/ 3
lần
1/1
lần
0
lần
0
lần
Jơ rai 1/1
lần
0
lần
1/3
lần
0
lần
1/1
lần
2/2
lần
Dựa vào bảng khảo sát, trên chúng tôi thống kê được số lần xuất hiện hình ảnh
phò trợ là vật thần như sau:
Những vật chỉ xuất hiện trong truyện cổ của người Ba na mà không xuất hiện
trong truyện cổ các dân tộc Jơ rai: Nỏ thần, chiếc quạt thần; những vật này xuất
hiện trong các câu chuyện sau: Chiếc quạt thần (Ba na), Chàng Jăng Gre (Ba na)
với tần số xuất hiện là 1 lần.
Trong khi đó những vật là thuốc thần, khiên thần, chiếc sáo thần lại chỉ xuất
hiện trong truyện cổ của các dân tộc Jơ rai mà không xuất hiện trong các dân tộc Ba
na; những vật này xuất hiện trong các câu chuyện sau: Chàng Reng (Jơ rai), Chiếc
sáo thần kì (Jơ rai), Chàng Dơ Lên và nàng Phơ (Jơ rai) với tần số là 1 lần.
Ngoài ra hình ảnh nhân vật là gươm thần xuất hiện cả trong truyện cổ của cả hai
các dân tộc nhưng xuất hiện nhiều hơn trong truyện cổ của các dân tộc Ba na chiếm
2/3 lần. Gươm tần xuất hiện trong các truyện cổ sau: Chàng Jăng Gre (Ba na),
Gươm ông Tú (Ba na), Chàng Dơ Lên và nàng Phơ (Jơ rai). Sự xuất hiện của
gươm thần phản ánh dấu vết ra đời của xã hội có giai cấp. Khi sự dân chủ trong xã
hội nguyên thủy bị phá vỡ, giai cấp mới được ra đời trên cơ sở lao động và tư hữu về
công cụ lao động. Người quyền lực nắm trong tay những của cải vật chất có giá trị.
Những người khác phải tuân theo những nguyên tắc của người đứng đầu. Khi giai cấp
mới ra đời phù hợp với hoàn cảnh xã hội dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo. Người nào
nắm trong tay nhiều công cụ sản xuất người đó sẽ trở thành thủ lĩnh. Người nào
41
không có tài sản thường phụ thuộc vào người thủ lĩnh. Khát vọng về sự công bằng
thường nảy sinh trong bối cảnh đó. Vậy nên, gươm thần thường xuất hiện trong tay
các chàng trai nghèo, hiền lành, có tài năng gì đó.
Riêng hình ảnh gươm thần trong truyện Gươm ông Tú (Ba na), chúng tôi thấy
có những nét gần giống với truyền thuyết Hồ Gươm của người Việt. Có điều, chiếc
gươm của ông Tú xuất hiện thần kì hơn gươm của Lê Lợi. Nhiều tài liệu để lại tại
vùng đất Gia Lai cho thấy các anh em nhà Tây Sơn mà tiêu biểu là Nguyễn Nhạc và
Nguyễn Huệ đã lập được mối quan hệ anh em giữa người Kinh và người Thượng, tập
hợp được các dân tộc Bắc Tây Nguyên ở vùng Tây Sơn Thượng đạo như người Ba
na, Jơ rai vào cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại
do ba anh em Quang Trung-Nguyễn Huệ lãnh đạo bùng nổ năm 1771. Vùng rừng núi
An Khê của tỉnh Gia Lai ngày nay trở thành căn cứ địa đầu tiên, được coi là “an toàn
khu” của cuộc khởi nghĩa. Trong công cuộc đấu tranh giữ nước các dân tộc thiểu số
tại đây tham gia rất nhiệt tình. Trong quá trình ấy sự giao thoa văn hóa giữa các dân
tộc thiểu sốcàng được mở rộng. Sự xuất hiện của gươm thần đại diện cho sức mạnh
giai cấp có thể là một dấu hiệu để chúng ta chứng minh ảnh hưởng qua lại của văn
hóa nói chung và văn học dân gian nói riêng. Một điều nữa, hai các dân tộc Ba na và
Jơ rai là hai các dân tộc cố hữu ở vùng đất này từ xa xưa.
Xét về chức năng nhân vật phò trợ là vật thần có nhiệm vụ đưa nhân vật chính di
chuyển từ một không gian này tới một không gian khác để nhân vật chính thực hiện
nhiệm vụ của mình xuất hiện nhiều. Chiếc khiên có phép thuật trong truyện Chàng
Dơ Lên và nàng Phơ được chàng Dơ Lên sử dụng cứu vợ mình trên đường đi tìm
vợ.
Chức năng trợ giúp nhân vật chính thoát khỏi sự truy nã giúp của nhân vật phò
trợ cũng không xuất hiện trong truyện cổ các dân tộc thiểu số ở Gia Lai. Việc làm
cho nhân vật chính trở nên có sức mạnh diệu kì như trong dạng nhân vật phò trợ là
Trời, Thần, Tiên cũng không thấy xuất hiện trong truyện cổ của các dân tộc thiểu số
ở đây.
Tóm lại, từ những câu chuyện này chúng ta có thể thấy được rằng, những vật
dụng như khiên, lao, têncó phép thần là những vật dụng cần thiết, gần gũi với cuộc
42
sống nương rẫy, tự do phóng khoáng của họ, những vật dụng ấy thường biết bay. Con
người mong muốn cuộc sống của họ có được sự tự do, no ấm. Các vật thần thì thường
giúp đỡ về đời sống tinh thần, giúp có một tình yêu mãnh liệt, sâu sắc chứ không giúp
về của cải, vật chất như truyện cổ của người Việt. Từ xa xưa, con người hình dung
các hiện tượng tự nhiên, bất kì các các vật dụng nào tồn tại như chính mình. Và đến
lượt mình, con người lại tự đồng nhất với thế giới ấy. Đó là cơ sở tương tác giữa con
người với thế giới thần.
Nhân vật phò trợ là con vật thần kì
Các nhân vật siêu nhiên thần kì khác như Chim, Trăn Tinh, Hồ Tinh, ma, quỷ
xuất hiện không ít trong các câu chuyện cổ tích của người Việt, xuất hiện với cả hai
phương diện có lúc cứu người nhưng cũng có lúc hại người. Đối với tộc thiểu số ở
Gia Lai thì loại nhân vật là con vật thần kì này chủ yếu là để cứu trợ cho những người
nào đang gặp khó khăn hay thử thách .
Trong truyện cổ của các dân tộc ở Gia Lai, loại nhân vật này không có nơi chốn
cố định (trên trời, dưới âm phủ hay dưới nước) mà thường ở những khu vực đặc biệt
trong cõi trần như núi cao, rừng rậm, hang động
Như trong câu chuyện, Chàng Dơ Lên và nàng Phơ. Nàng Phơ là vợ của chàng
Dơ bị tù trưởng bắt mất, chàng Phơ trên đường đi tìm đã gặp biết bao nhiêu sự khó
khăn: vừa đói khát, vừa mệt mỏi, lại đi tìm vợ trong sự vô vọng chàng đã được sự
giúp đỡ của chim. Chim đã hái trái cho chàng ăn, chở chàng đi tìm sau đó lại gặp
được khỉ chỉ đường và chim ri dẫn lối. Hay như trong câu chuyện Cây Tồng Lông.
Câu chuyện kể về hai vợ chồng nghèo, không có con, một hôm người vợ đi làm
nương trời nắng, khát nước, tìm nước thì không thấy vì suối đã cạn, cuối cùng bà tìm
thấy dưới gốc cây Tồng Lông có một vũng nước nhỏ, bà lấy tay vốc nước lên uống
sau này mang thai và đẻ ra hạt cây Tồng Lông. Sau này, hạt Tồng Lông được trồng
sau vườn và trở thành loài cây cao lớn vô vùng, sau này có con chim phượng hoàng
tới đẻ trứng, không ngờ trứng rớt xuống gốc cây sau này trở thành chim vào nhà nhận
ông bà già làm bố mẹ, sau này con chim ấy biến thành chàng trai cường tráng đi giết
một con chim chuyên phá hoại làng. Một hôm chàng đang ngồi dưới gốc cây Tồng
Lông nghĩ ngợi tìm cách giết con chim ấy thì đột nhiên Ngà Voi xuất hiện cùng với
43
hạt Tồng Lông nói “chúng em sẽ giúp anh giết con chim ác này” rồi chỉ cách cho
chàng tìm cách giết con chim này. Chàng trai sau khi giết xong thì mới ngỡ ra là con
chim ấy là bố mình. Cuối cùng, chàng đã hoàn thành xong nhiệm vụ của mình và trở
thành tù trưởng lớn mạnh nhất của buôn làng. Hay trong chuyện Chàng cóc. Nàng
H’lúi là một cô gái con nhà nghèo được sự phò trợ cùa lợn lòi. Nó đã chở nàng về
nhà an toàn khi trên người dường như không còn sức sống.
Khảo sát sự xuất hiện của các nhân vật phò trợ là con vật thần, chúng tôi thống
kê như sau:
Bảng 2.3. Thống kê sự xuất hiện nhân vật phò trợ là con vật
Phân loại
Truyện cổ
Voi
thần
Rắn
thần
Cua Sóc Chim
gáy
Lợn
Rồng
Ba na 0
lần
2/3
lần
1/ 1
lần
1/1
lần
0
lần
0
lần
1/1
lần
Jơ rai 3/3
lần
1/3
lần
0
lần
0
lần
1/1
lần
1/1
lần
0
lần
Dựa vào bảng khảo sát trên, chúng tôi thống kê được số lần xuất hiện hình ảnh
phò trợ là các con vật như sau: Voi thần ( 3 lần) trong đó chỉ xuất hiện trong truyện
cổ Jơ rai; những truyện có xuất hiện hình ảnh nhân vật phò trợ dạng con vật như:
Cây tông lông (Jơ rai), Voi và Kiến (Jơ rai), Con sâu đá (Jơ rai). Rắn thần lại xuất
hiện chủ yếu trong truyện của người Ba na với tần số xuất hiện là 2/3 lần, trong đó
truyện cổ Jơ rai chỉ xuất hiện 1/3 lần; những truyện có hình ảnh Voi thần xuất hiện là:
Chiếc quạt thần (Ba na), Cô em út (Ba na), Chàng cóc (Jơ rai). Nhân vật phò trợ là
Cua, Sóc, Rồng chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong các truyện cổ của các dân tộc
Ba na; đó là những truyện: Tia oong tư và con đại bàng, Cô em út, Nàng trứng gà.
Nhân vật phò trợ là chim Gáy, Lợn chỉ xuất hiện một lần trong truyện cổ của người
Jơ rai: Sự tích Ia nueng, Chàng cóc.
Về mặt biểu tượng Rắn, đó là một hình ảnh phức tạp. Hiện nay, trong dân gian
nhiều nước. Rắn biểu trưng cho sự độc hại, gian hiểm. Và một số tín ngưỡng như Ấn
độ giáo, ngày nay còn thờ Rắn, thần linh Naga. Rắn không những là một biểu tượng
44
phức tạp, mà còn tượng trưng cho các động lực tương phản : tử sinh, âm dương, thiện
ác. Hình ảnh Rắn mang ý nghĩa tượng trưng cho sức mạnh, lòng dũng cảm của con
người Tây Nguyên.
Hình ảnh con Voi và con Rắn thần chiếm số lượng nhiều nhất trong truyện cổ
của các dân tộc thiểu số trong đó hình ảnh Voi thần lại xuất hiện trong truyện cổ các
dân tộc Jơ rai mà không xuất hiện trong truyện cổ của tộc Ba na. Trong khi đó hình
ảnh Rắn thần lại hiện chủ yếu trong truyện cổ dân tộc Ba na và xuất hiện 1 lần trong
truyện cổ người Jơ rai . Sự khác biệt này có điều gì đáng lưu ý? Phải chăng trong văn
hóa các dân tộc Jơ rai, thần Voi có vai trò hết sức ý nghĩa đối với cuộc sống của họ.
Người dân tộc thiểu số ở Gia Lai nhất là người Jơ rai, người Mnông có rất nhiều lễ
cúng dành cho Voi, đó là vị thần linh thiêng nhất của núi rừng, ví dụ như: cúng hồn
Voi, đặt tên cho Voi, cúng cắt ngà Voi, cúng Voi ốm, Voi chếttất cả đều phải có
chiêng, có rượu cần vang lên. Họ cúng thần Voi, cầu nguyện Ông thần đừng phá hoại
mùa màng, đừng bệnh tật, đừng hại người, đêm ngày bình an. Còn ở người Ba na thì
thần Rắn lại có vai trò quan trọng hơn. Chúng ta tìm thấy sự giao thoa nào về văn hóa
của hai các dân tộc này hay không? Một trong những biểu hiện đầu tiên của sự nhất
thể hóa giữa con người với tự nhiên chính là Tôtem. Theo nhiều tài liệu cho rằng
Tôtem giáo là một trong những hình thức tôn giáo sớm nhất đã sản sinh trên cơ sở
của quan niệm hỗn hợp về thế giới. Tôtem (vật tổ) của dân tộc Kinh là con rồng, của
dân tộc Dao là con chó thần Bàn Hồ,có khi nào Rắn được xem là vật tổ của các dân
tộc Ba na còn Voi là vật tổ của các dân tộc Jơ rai.
Bên cạnh hình ảnh Rắn còn xuất hiện hình ảnh Rồng trong truyện cổ của người
Ba na. Chúng ta lí giải vấn đề này như thế nào? Rồng hay Tiên là một sản phẩm văn
học xuất hiện khá muộn màng trong tư duy dân tộc, ít nhiều do ảnh hưởng Trung
Quốc và Đạo giáo. Ngay chữ “tiên” cũng mới xuất hiện từ đời Hán. Hình ảnh của rắn
thực sự mang màu sắc phong kiến, đồng nhất với hình ảnh của vương quyền khi nó
gắn liền với hình ảnh của Rồng. Rồng chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng. Không ít
các nhà nghiên cứu đã khẳng định mối liên hệ đặc biệt này giữa Rắn và Rồng ân
nhân.
45
Ngoài ra, nhân vật phò trợ là Cua, Sóc, Rồng chỉ xuất hiện một lần duy nhất
trong các truyện cổ của các dân tộc Bana mà không xuất hiện trong truyện cổ các
dân tộc Jơ rai. Nhân vật phò trợ là chim Gáy, Lợn chỉ xuất hiện một lần trong truyện
cổ của người Jơ rai mà không xuất hiện trong truyện các dân tộc Ba na.
Như vậy, những con vật xuất hiện trong truyện cổ của người Jơ rai, Ba na
thường mang một phép màu nào đó, thường giúp đỡ con người khi gặp khó khăn. Ở
đây, con vật và loài người như đang hòa quyện vào nhau, con vật thường giúp con
người vượt qua những khó khăn thường như giúp miếng ăn cho khỏi đói, giúp giết
những thế lực phá hoại, giúp tìm đường trở về nhà. Các con vật có tài biến hóa để
giúp con người vượt qua khó khăn và đạt được ước mơ hạnh phúc. Những con vật
này phần lớn là giúp con người để trả ơn cứu mạng, hay thương cảnh nghèo đói của
họ mà ra tay cứu giúp. Bên cạnh đó, hình ảnh Voi và Rắn trở thành hai biểu tượng
đặc trưng cho nét đẹp văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Gia Lai.
Khảo sát các câu truyện cổ, chúng tôi thấy được có những nhiệm vụ chỉ xuất
hiện trong truyện cổ tích của người Ba na mà không xuất hiện trong truyện cổ của
người Jơ rai, chẳng hạn như: Nhân vật phò trợ cho nhân vật chính biến hóa thành một
dạng khác. Riêng chức năng nhân vật phò trợ tham gia vào quá trình di chuyển không
gian chiếm số lượng nhiều nhất. Giúp con người vượt ra khỏi những không gian chật
hẹp, hiểm trở là ước mơ của con người trong việc chinh phục thiên nhiên. Để thực
hiện điều đó cần phải có sức mạnh thần kì. Sự xuất hiện của nhân vật phò trợ đã giúp
con người thỏa nguyện ước mong. Cũng có nhiệm vụ không xuất hiện trong truyện cổ
của các dân tộc Jơ rai mà cũng không xuất hiện trong truyện của người Ba na, chẳng
hạn như: việc cứu thoát khỏi việc truy nã. Ở đây vai trò của người anh hùng có ý
nghĩa hết sức quan trọng. Tầm vóc của người tù trưởng qui định sức mạnh của họ đối
với dân làng. Chính vì vậy cho nên bất kì một sự cứu thoát khỏi truy nã cũng làm cho
vẽ đẹp vĩ đại mà con người Tây Nguyên muốn thể hiện. Phải chăng đó là dụng ý của
dân gian?
Nếu căn cứ vào sơ đồ phân bổ các chức năng theo nhân vật của Propp trong
truyện cổ của các dân tộc thiểu số ở Gia Lai, chúng tôi nhận thấy rằng nhóm hành
động của người giúp đỡ thần kì (nhân vật phò trợ) cũng bao gồm các nhiệm vụ như
46
đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, do phạm vi khảo sát của Propp tương đối rộng, do tính
chất từng loại truyện cho nên có những chức năng của nhân vật phò trợ mà Propp
khảo sát không xuất hiện trong truyện cổ của các dân tộc thiểu số ở Gia Lai.
Tóm lại, nhìn từ góc độ chức năng nhân vật phò trợ, chúng tôi thấy rằng truyện
cổ của các dân tộc thiểu số ở Gia Lai cũng xuất hiện một số chức năng của nhân vật
phò trợ như Propp khảo sát. Sự tương đồng này cho phép chúng ta khẳng định tầm
quan trọng của Hình thái học trong việc nghiên cứu cấu tạo của truyện cổ tích của thế
giới và Việt Nam nói riêng. Về cơ bản lí thuyết Propp phù hợp với thực tế tài liệu
truyện cổ các dân tộc thiểu số ở Gia Lai. Trong kho tàng truyện cổ các dân tộc thiểu
số ở Gia Lai có những đặc trưng riêng về cấu trúc cốt truyện, phương thức phản ánh
hiện thực so với các thể loại khác.
Tuy nhiên, những hiện tượng vượt ra ngoài sơ đồ cấu trúc của Propp trong
truyện cổ của các dân tộc thiểu số ở Gia Lai như: sự vắng mặt hàng loạt các chức
năng liền nhau trong truyện cổ được khảo sát, sự xuất hiện lẻ tẻ các các năng của
nhân vật phò trợ, sự xuất hiện thêm những chức năng mới của nhân vật phò trợ khiến
chúng ta phải suy nghĩ, lí giải.
Nằm song song với hệ thống truyện cổ của người Việt, truyện cổ của các dân tộc
thiểu số cũng có những biểu hiện của tính dân tộc, đặc trưng thể loại, góp phần làm
phong phú thêm kho tàng truyện cổ. Điều này được chúng tôi triển khai trong các
phần tiếp theo của luận án trong đó phần so sánh với truyện cổ của người Việt sẽ giúp
chúng ta nhìn nhận được sự tương đồng, khác biệt trong việc xây dựng nhân vật phò
trợ.
2.3. So sánh nhân vật phò trợ trong truyện cổ tích của các dân tộc thiểu số ở Gia
Lai và truyện cổ tích người Việt
Để so sánh sự khác biệt và sự tương đồng về nhân vật phò trợ trong truyện cổ
của người Việt với các dân tộc thiểu số ở Gia Lai, chúng tôi đã dựa vào các tài liệu
sưu tầm của các tác giả sau:
Ở Trung Bộ theo sách Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập VI; Truyện
cổ tích thần kì trong kho tàng truyện kể dân gian xứ Nghệ của Ninh Viết Giao
chủ biên. Ngoài ra còn có Hòn trống mái (Bùi Khắc Nguyên chủ biên). Trong tài
47
liệu này có 18 truyện cổ thần kì, tần số xuất hiện của yếu tố thần kì khoảng 41 lần
nhưng các yếu tố thần kì liên quan tới nhân vật phò trợ cho nhân vật chính có khoảng
35 lần.
Ở Nam Bộ, theo sách Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập VI, truyện cổ
tích thần kì; các sách như: Truyện cổ dân gian Nam Bộ (Nguyễn Hữu Hiếu), Văn
học dân gian Bến Tre (Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Thị Bạch Liên), Huyền thoại
miệt vườn (Nguyễn Phương Thảo), Truyện dân gian đồng bằng sông Cửu Long
(Hà Thắng chủ biên, Sơn Phước Hoan, Ngô Kim Long, Tào Văn Ân), Văn học dân
gian đồng bằng sông Cửu Long ( Khoa Ngữ Văn, Đại học Cần Thơ) có 17 truyện
cổ tích thần kì, trong số truyện này có khoảng 27 lần nhân vật phò trợ xuất hiện.
Ở Bắc Bộ, chúng tôi căn cứ vào Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, quyển 1
(tập 1, 2,3), quyển 2 (tập 4, 5) của Nguyễn Đổng Chi, ở đây chúng tôi lựa chọn 50
câu chuyện có liên quan tới nhân vật phò trợ của truyện cổ tích người Việt. Nhân vật
phò trợ xuất hiện 40 lần.
2.3.1. Sự tương đồng
Dựa vào các tài liệu trên, chúng ta có thể thấy được nhân vật phò trợ dạng vô
hình có tần số xuất hiện gần như không đáng kể so với sự xuất hiện của nhân vật phò
trợ hữu hình. Điều này đúng với cả ba miền Bắc –Trung-Nam.
Nhờ sự giúp đỡ của lực lượng thần kì mà xung đột được giải quyết theo hai
hướng: cái tiến bộ, cái tích cực thắng thế và được khẳng định các lạc hậu, tiêu cực bị
thất thế. Sự thắng lợi của các yếu tố tuyến thiện suy cho cùng là niềm tin vào triết lí
“ở hiền gặp lành” và ước mơ công lí của nhân dân ta như trong truyện cổ tích ta
thường gặp.
Sự xuất hiện của nhân vật Tiên trong truyện cổ của các tộc người càng khẳng
định sự giao thoa văn hóa trong quá trình phát triển xã hội.
2.3.2. Sự khác biệt
Trong truyện cổ các dân tộc thiểu số ở Gia Lai, nhân vật phò trợ thường xuất
hiện một lần và phò trợ thành công còn trong truyện người Việt thường xuất hiện đột
ngột, ngay khi nhân vật gặp khó khăn, hỏi lí do, giúp đỡ rồi biến mất ngay lập tức, có
thể xuất hiện nhiều lần trong câu chuyện, giúp đỡ cho nhân vật thành công. Nếu ở
48
truyện cổ người Việt xuất hiện những ông Bụt, ông Tiên là chủ yếu ...thì ở truyện cổ
người dân tộc Gia Lai lại xuất hiện những vị thần (thần sông, thần núi, thần làng,
Trời.).
Nếu yếu tố Tiên, Bụt xuất hiện tương đối nhiều, chiếm tỉ lệ tương đối cao và cao
nhất trong cấu tạo cốt truyện của người Việt (Phụ lục 2) thì yếu tố Trời, Thần lại xuất
hiện nhiều trong truyện cổ của tộc người thiểu số ờ Gia Lai. Ngay trong từ vùng miền
của người Việt cũng có sự khác nhau hết sức rõ ràng. Nếu như người Việt ở Nam
Trung Bộ không quen dùng thậm chí cũng có nơi không dùng (Bình Định, Phú Yên)
mà thường dùng hay chỉ dùng danh từ Tiên đề chỉ một dạng người trợ giúp tuyến
thiện còn ở Bắc Bộ thì thường dùng từ Bụt, Nam Bộ là từ Phật, được xem là “Bậc
giác ngộ” ở trên cao nhưng lại có rất ít khả năng xuất hiện một cách trực tiếp để cứu
người tốt và trừng trị kẻ ác như Tiên. Căn cứ vào những dấu tích văn hóa, lịch sử văn
hóa của từng vùng miền, chúng ta có thể dễ dàng lí giải tại sao có thể có sự khác biệt
như vậy. Theo nhiều nhà nghiên cứu thì Nam Trung Bộ không được dùng để chỉ nhân
vật phò trợ dạng người trong truyện cổ vì những tác nhân văn hóa và lịch sử. Vào
triều Hậu Lê lúc khai phá vùng đất Nam Trung Bộ thì Phật giáo không còn vai trò
quan trọng trong đời sống của người dân nơi đây nữa. Vì vậy, cho nên ảnh hưởng của
các yếu tố này là không có hoặc rất ít. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào bảng số liệu ở tài
liệu C thì chúng ta vẫn thấy có một vài truyện ở đây vẫn xuất hiện yếu tố này. Có lẽ,
dấu ấn của người sưu tầm ít nhiều ảnh hưởng từ Phật giáo hoặc do sự tác động một
phần nào đó của các vùng miền khác.
Trong truyện cổ của các dân tộc thiểu số ở Gia Lai, nhân vật phò trợ xuất hiện
như một người thường, có sự dự báo trước, nhân vật chính đi tìm nhân vật phò trợ
còn truyện người Việt thường xuất hiện đột ngột, ngay lập tức. Giống như trong
chuyện Chàng Reng, kể về hành trình đi tìm ông Trời để giúp sức. Câu chuyện kể
rằng: Ở một làng nọ có hai vợ chồng là Kul và H’Liu lấy nhau đã lâu mà chưa có
con. Một hôm, hai vợ chồng đem cơm lên gặp ông Trời xin được có con. Họ đi hết
hai năm rưỡi mới tới nơi được. Trời đã giúp cho họ thỏa ước nguyện.
Người giúp đỡ trong truyện cổ người Việt không phải là mụ phù thủy, là con
ngựa có phép mà một thế lực siêu nhiên nào đó không biết rõ (người em chết tự
49
nhiên biến thành đá vôi, người anh hóa thành cây cau, người vợ bồng con lên núi
ngóng chồng lâu ngày hóa đá) hoặc là Diêm Vương (Diêm Vương thương tình cho
ba người hóa thành ba ông đầu râu, hoặc thổ thần (Thổ thần báo mộng cho Lang Liêu
biết cách làm hai loại bánh tượng hình cho trời và đất) hoặc các con vật biết ơn nói
chung (chó, mèo)
Đối với nhân vật phò trợ là vật thần sử dụng âm thanh phát ra để giúp nhân vật
tìm người yêu, tìm vợ hoặc là dự báo trước những điều không may sẽ xảy ra. Như
trong câu chuyện Chiếc sáo thần kì kể rằng: Chàng trai nghèo khổ mồ côi cha mẹ
tên là H Rit được bà Pôm nhận làm con nuôi. Vì mặc cảm mình là người xấu xí nên
đêm nào chàng cũng ra bờ suối than thở. Ở đây, chàng ngủ thiếp đi và khi chàng tỉnh
dậy gặp được con gái thủy tề xinh đẹp. Đem lòng yêu người con gái ấy chàng ngày
đêm nhớ mong, quên ăn quên ngủ. Thần linh hiện lên chỉ bảo và ban cho chiếc sáo
thần. Nhờ siêng năng, chàng tập luyện thổi sáo thật giỏi rồi làm theo lời thần dặn.
Cuối cùng chàng lấy được người con gái ấy và sống hạnh phúc suốt đời. Còn trong
truyện người Việt âm thanh phát ra giúp tiêu diệt các thế lực đen tối trong xã hội khi
xã hội phân hóa giai cấp. Tiếng đàn thần kì của chàng Thạch Sanh vang lên khiến
quân sĩ bủn rủn chân tay không còn nghĩ tới chuyện đánh nhau nữa. Tiếng đàn làm
quân 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Với khả năng thần kì, tiếng đàn là đại
diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc
biệt để cảm hoá kẻ thù. Nhờ đó mà Lí Thông bị vạch mặt. Tiếng đàn thần là tiếng
đàn của công lý.
Đối với nhân vật là con vật thường có nhiệm vụ là tiêu diệt yêu tinh, trừ ma quỉ,
con vật linh thiêng này sẽ có nhiệm vụ dẫn đường chỉ lối và dẫn dắt nhân vật chính
tới nơi cần tìm. Dường như con vật này là đại diện của thần linh nhưng lại sống trong
môi trường của con người. Sau khi phò trợ nhân vật chính, hoàn thành nhiệm vụ của
mình, các con vật linh thiêng này thường sống chung với nhân vật chính trong buôn
làng. Âm hưởng của núi rừng đã chi phối tới suy nghĩ của các dân tộc, bước ra khỏi
nhà là gặp những con vật, đi săn họ cũng mang chúng đi, đi lên rẫy lên nương cũng
mang đi cho nên chúng hết sức gần gũi với cuộc sống con người. Còn trong truyện
50
của người Việt thường giúp nhân vật vượt qua khó khăn, đạt được sự giàu có, cuộc
sống ấm no, hạnh phúc.
Sau khi trải qua thử thách của người tặng và nhân vật chính phản ứng lại thì
chính anh ta tiếp nhận được phương tiện thần kì hay người trợ thủ thần kì (phương
tiện thần kì). Những phương tiện thần kì ấy có thể là những con vật có phép (ngựa,
đại bàng,), những vật mà từ đó giúp đỡ thần kì (chiếc nhẫn với các chàng lực
sĩ,), những đồ vật có tính chất thần kì (cái gậy, cây đàn, cây kiếm), những phẩm
vật được ban trực tiếp (sức khỏe, khả năng biến hóa) và còn rất nhiều sự ban
thưởng này mang tính chất một sự ban thưởng. Một số truyện cổ tích thần kì kết thúc
ở lúc tặng thưởng nhưng trong trường hợp như vậy, vật tặng thưởng có giá trị vật
chất nào đó chứ không phải có vai trò là một phương tiện thần kì.
Nhìn chung, nhân vật phò trợ trong truyện cổ của người Việt để trừng trị người
ác xuất hiện không nhiều lắm, có chênh lệch cũng không nhiều nhưng cũng không
phải là không có nhất là ở tài liệu A và B.
Tính ổn định của truyện cổ tích người Việt cho phép chúng ta khẳng định tính
dân tộc, thống nhất của văn học dân gian và càng khẳng định việc ứng dụng lí thuyết
Propp có vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu cấu tạo truyện cổ tích thế giới nói
chung và truyện cổ Việt Nam nói riêng.
Nhóm hành động của người giúp đỡ thần kì gồm sự thay đổi về không g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_06_17_1827466778_5254_1871562.pdf