Luận văn Nhân vật trong tiểu thuyết của Chu Lai

0 TLỜI CẢM ƠN0 T . 2

0 TMỤC LỤC0 T. 3

0 TDẪN NHẬP0 T . 4

0 T1.Lí do chọn đề tài0 T . 4

0 T2.Lịch sử vấn đề nghiên cứu0 T . 5

0 T3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu0 T. 7

0 T4.Phương pháp nghiên cứu0 T. 8

0 T5. Đóng góp của luận văn0 T. 8

0 T6. Kết cấu của luận văn0 T. 9

0 TCHƯƠNG 1: NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ DIỆN MẠO NHÂN VẬT VĂN HỌC TRONG TIỂU THUYẾT

VIỆT NAM SAU 19750 T. 10

0 T1.1. Nhân vật văn học và nhân vật văn học trong tiểu thuyết 0 T . 10

0 T1.1.1. Nhân vật văn học0 T. 10

0 T1.1.2. Nhân vật văn học trong tiểu thuyết 0 T . 14

0 T1.2. Diện mạo nhân vật văn học trong tiểu thuyết sau 19750 T. 19

0 T1.2.1. Nhìn chung về tiểu thuyết Việt Nam sau 19750 T. 19

0 T1.2.2. Diện mạo nhân vật văn học trong tiểu thuyết Việt Nam sau 19750 T . 28

0 TChương 2: ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CHU LAI0 T. 38

0 T2.1. Nhân vật có xu hướng lí tưởng0 T. 39

0 T2.2. Nhân vật với những cảnh ngộ bi kịch0 T . 49

0 T2.2.1. Nhân vật với bi kịch tổn thương0 T . 51

0 T2.2.2. Nhân vật với bi kịch lạc lõng0 T. 56

0 T2.2.3. Nhân vật với bi kịch tự đánh mất mình0 T. 59

0 T2.3. Nhân vật hiện thân cho cái ác0 T. 65

0 TCHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CHU LAI0 T. 75

0 T3.1. Nghệ thuật miêu tả nhân vật 0 T. 75

0 T3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình của nhân vật 0 T. 75

0 T3.1.2. Nghệ thuật miêu tả nội tâm của nhân vật 0 T . 80

0 T3.2. Lời thoại của nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai0 T. 86

0 T3.2.1. Lời đối thoại0 T. 86

0 T3.2.2. Lời độc thoại0 T. 93

0 TKẾT LUẬN0 T. 102

0 TTÀI LIỆU THAM KHẢO0 T. 106

pdf109 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhân vật trong tiểu thuyết của Chu Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ằng máu xương một thời bị xem nhẹ, có người lạc lõng ở hiện tại và luôn bị ám ảnh không nguôi về quá khứ cũng như có người phải chạy trốn quá khứ và tìm cách phủ nhận mình để mong được yên ổn ở hiện tại. Mỗi người một cảnh ngộ nhưng tất cả đều có một điểm chung là dù khác nhau thế nào thì họ cũng là những nhân vật bi kịch. Đi vào tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy nhân vật bi kịch trong tiểu thuyết Chu Lai được thể hiện ở ba dạng bi kịch cụ thể sau: bi kịch tổn thương, bi kịch lạc lõng và bi kịch tự đánh mất mình. 2.2.1. Nhân vật với bi kịch tổn thương Không ít những nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai rơi vào bi kịch tổn thương. Tất cả họ đều là họ là những con người một thời nung nấu trong lòng lí tưởng và đi qua bom đạn chiến tranh. Những ngày tháng gian khổ ở rừng, sự hiểm nguy, khốc liệt trong từng trận đánh, luôn phải đối mặt với kẻ thù và cái chết có thể xảy đến bất cứ lúc nào, tận mắt chứng kiến sự hi sinh của không biết bao nhiêu đồng đội. Đó là tất cả những gì mà họ đã trải qua. Khốc liệt tột cùng và cũng đau xót tột cùng. May mắn hơn những người mãi mãi gởi thân xác lại chiến trường, nhân vật được nói đến ở đây là những con người vẫn sống và trở về sau chiến tranh với tư cách là người chiến thắng. Thế nhưng sự may mắn ấy lại là một sự may mắn không được trọn vẹn. Bởi lẽ thay vào những chàng trai cô gái mười tám đôi mươi hừng hực sức sống và lí tưởng ra trận ngày nào là những con người trở về mang trên mình không ít những thương tật. Bom đạn chiến tranh không giết chết họ nhưng nó cũng đã mãi in hằn những vết thương vô cùng nhức nhối lên cơ thể và tâm hồn. Cho nên dù được trở về thì họ cũng trở về với một cơ thể và một tâm hồn không còn lành lặn. Sự tổn thương của họ là sự tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần. Đành rằng trong chiến tranh mất mát, tổn thương là điều không thể tránh khỏi nhưng sao bất cứ một sự mất mát, tổn thương nào cũng thật nhức nhối, xót xa. Và sao lại có quá nhiều mất mát và tổn thương đến thế! Quang trong Bãi bờ hoang lạnh là nhân vật phải chịu những tổn thương trên cơ thể và chính sự tổn thương này đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời anh. Một mình Quang sống tách biệt trên đỉnh núi hoang vắng bởi lẽ cuộc sống dưới kia không dành chỗ cho một người bệnh như anh. Từ một đại đội trưởng trinh sát, “con cá kình của mặt trận tây nam”, niềm tự hào của đồng đội một thời trận mạc, Quang trở thành một con bệnh tâm thần bị mọi người xa lánh với những tiếng hú ghê rợn. Một vết thương trong chiến tranh đã lấy đi tất cả của Quang, nó làm cho anh mãi không còn là một con người bình thường như bao người khác: “Một mình nó bắn gục hơn hai chục thằng Pôn Pốt, đến thằng thứ hai mươi mốt thì súng nó toát nòng. Thế là nó xông lên vật lộn. Sức nó khỏe như con bò tót chả thằng nào chịu nổi một đòn, cứ la lối ngả nghiêng ngả ngửaCho đến khi có một thằng chỉa nòng súng vào sau ót nó” [36,378]. Phát súng của kẻ thù không giết chết Quang nhưng nó đã gây nên một tổn thương thần kinh vô cùng nghiêm trọng và Quang phải suốt đời sống cuộc sống của một kẻ tâm thần. Quá khứ và hiện tại nhập nhằng, rối loạn trong tâm trí, thêm vào đó những ám ảnh chiến tranh vẫn không thôi đeo đẳng lấy anh. “Anh ấy bảo mỗi khi anh ấy hú to hay bỏ chạy là khi đó cứ cảm thấy có ai đó đang cầm dao đuổi theo đòi xẻ thịt mình” [36,379]. Con người vốn được xem là người hùng trong chiến trận ngày nào giờ không còn nhớ gì và cũng không bao giờ chịu nói về mình. Anh sống hoang sơ và gần như cô lập với cuộc sống vẫn đang diễn ra thường nhật. Chỉ thỉnh thoảng trong đêm người ta nghe thấy những tiếng hú dài ghê rợn. Đấy chính là tiếng hú báo hiệu bãi biển dưới kia có động hay đấy là lúc căn bệnh tâm thần của anh lại có dịp hoành hành. Vết thương trên cơ thể đã gây nên sự tổn thương cho cả cuộc đời Quang. Trong chiến tranh, mất mát, tổn thương là điều không thể tránh khỏi. Không cuộc chiến nào không có mất mát và không chiến thắng nào không phải đánh đổi bằng không ít xương máu con người. Điều quan trọng là ở cuộc sống sau chiến tranh những tổn thương đó có được xoa dịu không hay nó vẫn mãi rát bỏng và nhức nhối trong tâm hồn người lính. Nhân vật Bảy Thu trong tiểu thuyết Ba lần và một lần cũng là một nhân vật có nhiều tổn thương. Vốn là một nữ pháo thủ gan dạ lại khá đẹp và mới ngoài hai mươi, Bảy Thu được Năm Thành, một đại đội trưởng trinh sát nổi tiếng đánh giặc hay nhưng cũng khét tiếng là người đàn ông đào hoa săn đón. Chính con người này đã gây nên những tổn thương kéo dài từ chiến tranh sang cả cuộc sống thời bình và vẫn luôn nhức nhối trong tâm hồn Bảy Thu. Năm Thành qua lại với Bảy Thu rồi bỏ rơi chị trong bẽ bàng để chạy theo người khác. Sự tác động đó cộng với cuộc sống thiếu thốn tình cảm lứa đôi và những hoạt động sinh lí đời thường, Bảy Thu mắc phải chứng bệnh của một số người phụ nữ ở rừng: “một chị đang lau súng đột nhiên lăn đùng ngã ngửa ra, bọt mép sôi xèo xèo trên miệng, tay chân chòi đạp bấn loạn, cái cạp quần ni-lông trễ xuống dưới hông để hở ra cả một mảng bụng lẫn ngực trắng lốp. Nếu cứ đà này thì rồi chỉ lát nữa thôi, trên thân thể chị ấy, kể cả chỗ kín, sẽ không còn một mảnh vải nào che đậy!” [40,16]. Thật xót xa biết bao khi những con người mang theo sức sống hừng hực của một thời tuổi trẻ vào rừng đánh giặc phải lâm vào cảnh ngộ như thế. Đó sẽ mãi là sự ám ảnh và khắc khoải trong lòng họ khi bước ra khỏi chiến tranh. Sau chiến tranh, bao nhiêu con người chiến đấu ở rừng năm xưa trở về với cuộc sống đời thường. Những tưởng Bảy Thu sẽ có một cuộc đời yên ổn, thế mà hết tổn thương này đến tổn thương khác lại đeo đẳng chị. Cũng lấy chồng, sinh con nhưng chị nào có được cái hạnh phúc làm vợ, làm mẹ trọn vẹn như bao người phụ nữ bình thường khác, bởi lẽ những di chứng chiến tranh trong chị đã có dịp bộc phát ở cuộc sống thời bình. “Cũng sanh được một đứa con. Nhưng càng lớn nó càng dị dạng, được ba tuổi thì mấtBác sĩ bảo tại em có chất độc da cam gì đó trong người! Con chết hai vợ chồng sống gắng gượng thêm vài năm nữa rồi cũng chia tay” [40,230]. Bao nhiêu đổ vỡ, mất mát cứ kéo nhau ập đến. Hạnh phúc lứa đôi đối với những người phụ nữ một thời đi qua chiến tranh như Bảy Thu là một điều gì đó thật xa vời mà có cố gắng mấy chị vẫn không sao có được. Tổn thương này chưa nguôi ngoai thì tổn thương khác lại ập đến cuộc đời Bảy Thu. Bảy Thu vào làm công nhân ở một xí nghiệp liên doanh mà giám đốc của xí nghiệp đó không ai ngờ được lại chính là Năm Thành, cái người cách đây hai mươi năm đã có lần phải quỳ xuống để xin tình yêu của chị và cũng chính hắn đã ruồng bỏ chị. Hắn vẫn trẻ trung, béo tốt và chất ngất trong hào quang của sự giàu sang và uy quyền trong khi chị đã già nua, tiều tụy và dang dở mọi bề trong cuộc sống. Sự gặp lại không được mong chờ này đã khơi lại nỗi đau nhức nhối ngày nào đồng thời nó cũng gây nên một tổn thương khác ghê gớm hơn cả những tổn thương trước đây mà Bảy Thu phải từng gánh chịu. Trong một lần mệt mỏi và thiếu ngủ do phải liên tục làm việc tăng ca, tổ của chị bị một mụ quản đốc người Đại Hàn dùng dép đánh thẳng vào mặt vì đã vô tình làm lỗi mấy mét vải. Và nếu chỉ dừng lại ở đó thì tổn thương của Bảy Thu đã giảm nhẹ hơn bởi lẽ có ra sao thì chị cũng đã quyết định đánh trả lại thái độ xấc xược và xem thường công nhân của bọn chúng. Chính lúc chị giơ cao cây suốt lên định bổ xuống thì cái con người đã từng gây bao đau khổ cho chị ngày xưa đi tới và quát thẳng vào mặt chị. Hắn nhìn chị xa lạ, ráo hoảnh như nhìn một phần tử gây rối cần phải trấn áp rồi sau đó quay sang mỉm cười xin lỗi bọn người Đại Hàn như thể cái hành động xúc phạm công nhân của bọn chúng là đúng và cũng như thể giữa hắn và chị chưa từng quen biết, chưa từng có bất kì sự liên hệ nào. Kế đó, hắn còn lớn tiếng lên lớp ngay với những chị em vừa bị đánh đập. Đối với hắn việc để cho người nước ngoài đánh vào mặt công nhân dường như là điều rất đỗi bình thường vặt vãnh. Đáng nói hơn là qua cái giọng điệu kẻ cả bề trên ấy, chính hắn chứ không ai khác đang tiếp tay với bọn quản đốc người nước ngoài hạ nhục công nhân người Việt, mà trong đó có không ít người đã không ngại hi sinh xương máu để đánh đổi cho cuộc sống hòa bình hôm nay. Thật sự đây là một tổn thương quá lớn đối với Bảy Thu. Nó nhức nhối hơn rất nhiều lần sự tổn thương khi bị Năm Thành bỏ rơi trước đó. Bởi lẽ nó còn là sự tổn thương danh dự và tinh thần dân tộc thiêng liêng. Không riêng Bảy Thu, rất nhiều những con người một thời ở rừng ngày trước khi bước vào cuộc sống thời bình cũng phải chịu nhiều va vấp, tổn thương. Nguyên nhân do đâu? Do bản thân họ hay do chính một số người dã tâm và tráo trở đã nhân danh cuộc sống mới thời bình gây nên điều đó? Trong số các nhân vật của tiểu thuyết Chu Lai, nhân vật Sáu Nguyện trong Ba lần và một lần là nhân vật có nhiều tổn thương sâu sắc. Là một chiến sĩ quân báo kì cựu và tài năng, Sáu Nguyện được đồng đội hết lòng yêu mến và khen ngợi: “Hình như chả sinh ra để làm cái nghề này, mọi giác quan trên thân thể chả đều không giống người thường, sáng ra chỉ cần vểnh mũi hít hít mùi đất mùi trời, thè lưỡi nếm sương đêm, nếm nước suối một cái là chả có thể đoán trúng phóc bữa nay có càn hay không, càn to hay càn nhỏ, càn vòng ngoài hay vòng sâu lút vào trong, cho nên đỡ lắm! Một mình chả có sức mạnh bằng cả một binh đoàn quân thiện chiến. Một thứ thiện chiến ẩn hiện, lúc đóng giả lão nông tri điền, lúc là sĩ quan rằn ri mang lon đại úy biệt động dù, lúc lại là kẻ cô hồn chuyên đâm thuê chém mướn, lúc khác đã biến thành ông chủ xe đò chuyên chạy tuyến lục tỉnh rồiĐã nhiều lần đối phương tung biệt kích, biệt cách, tung cả mật vụ, chỉ điểm tìm diệt chả nhưng chả vẫn sống nhăn, càng chết hụt chả càng lì lợm, càng không có một ngóc ngách, một tin tức nào là chả không moi ra đượcKẻ thù gọi chả là quái nhân, bà con kêu chả là Người Trời” [40,25]. Và hạnh phúc riêng tư cũng mỉm cười với Sáu Nguyện trong tình yêu với Tư Chao, một người phụ nữ có tiếng xinh đẹp, giàu có và cũng là một cơ sở của cách mạng. Thế nhưng trong phút chốc tất cả đã đổ vỡ. Sáu Nguyện bị tổn thương bởi ngay chính người bạn thân anh tin tưởng và người vợ sắp cưới anh yêu thương. Sau trận tập kích do mình chỉ huy thất bại, Năm Thành đã chiêu hồi và công khai sống như vợ chồng với Tư Chao. Cái tin đó như một nhát dao chém thẳng xuống cuộc đời Sáu Nguyện để rồi từ cái vết thương không biết đến khi nào mới có thể nguôi ngoai ấy anh lại phải tiếp tục gánh chịu những vết thương khác cũng không kém phần đớn đau, nhức nhối. Từ một người lính trực tiếp cầm súng, Sáu Nguyện bị kỉ luật và điều lên rừng bởi lí do anh đã không hoàn thành nhiệm vụ khử tên chiêu hồi Năm Thành, mà theo ý kiến của một số người thì tại anh “hữu khuynh, nhu nhược, đã để cho tình cảm riêng lấn át công việc chung, rất dễ dẫn đến sự tổn thất uy tín cho cách mạng” [40,78]. Người chiến sĩ quân báo kì cựu luôn đi trước nắm tình hình trong lằn tên mũi đạn ngày nào giờ phải bó mình lại để làm công việc sản xuất, coi kho. Bao lá đơn anh gửi đi để xin được trở lại chiến trường vẫn bặt vô âm tín. Sáu Nguyện mòn mỏi ở rừng với cái việc trông coi trồng tỉa vốn không thích hợp với anh. Sau khi chiến tranh kết thúc, người ta cũng có lần nhớ đến anh nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc anh phải nhận thêm một tổn thương nữa cho mình. Sáu Nguyện bị loại ngũ thẳng thừng vì lí do không đạt tiêu chuẩn của quân đội hiện nay. Lại thêm một nỗi đau khoét vào lòng anh sâu hoắm. “Trai thời loạn gái thời bình, lúc này đây người ta chỉ giữ lại những thành phần cốt tử, ưu tú làm nòng cốt, còn anhĐã mang một cái án lưu đày vào tận rừng sâu, lại còn sinh chuyện mâu thuẫn cãi chửi nhau, đánh nhau, hại nhau đến thành thương tật như anh vừa được nghe ai đó bóng gió gần đây thì còn cốt tử, ưu tú nỗi gì” [40,109]. Với quá nhiều tổn thương trong tâm hồn, giờ đây khi ra khỏi quân đội Sáu Nguyện chỉ mong được sống yên ổn cho qua ngày hết tháng. Nhiệt huyết ngày nào trong anh lắng lại và anh phải cố nhắm mắt làm ngơ. Vậy mà một số kẻ rắp tâm vẫn không để anh yên. Vào làm ở nông trường cao su không bao lâu anh lại bị những kẻ ganh ghét và nể sợ anh ngấm ngầm hãm hại. Họ qui kết lên đầu Sáu Nguyện không biết bao nhiêu tội trạng, nào là trung tâm chia rẽ và lật đổ, chuyên kích động phần tử chay lười, bất mãn nhằm cầu lợi, cầu danh, nào là phán quyết trong quá khứ anh là kẻ đào tẩu khỏi mặt trận, trốn về phía sau. Quá quắt hơn, họ còn nằng nặc kết tội anh là người có tư tưởng phản động, là hung thủ trong vụ cháy ba hecta rừng cao su tháng trước. Đây thật sự là một tổn thương quá lớn đến danh dự và nhân phẩm Sáu Nguyện mà tất cả chỉ vì một lí do duy nhất: họ lo sợ anh sẽ đưa ra ánh sáng những hành vi trái khuấy của họ và sẽ đứng cao hơn họ. Một lần nữa Sáu Nguyện lại phải ra đi. Thế nhưng trong tất cả những tổn thương của cuộc đời Sáu Nguyện thì có lẽ tổn thương do Năm Thành gây ra là sự tổn thương nhức nhối nhất. Không chỉ là Năm Thành cướp mất tình yêu và hạnh phúc của Sáu Nguyện trong chiến tranh, hắn còn là cái bóng mãi đeo bám và gây nên những tổn thương khác cho Sáu Nguyện trong cuộc sống thời bình với danh nghĩa tổng giám đốc công ty Thành Long. Đi đến bất cứ nơi đâu Sáu Nguyện cũng không được yên ổn bởi bàn tay thao túng của Thành Long. Cơ sở làm ăn của Hai Tính bị cuốn vào guồng máy phi pháp của Thành Long. Hai lăm hecta đất mà Ba Đẩu cùng đồng đội bỏ vốn bỏ sức đầu tư chưa kịp thu lợi đã bị cưỡng chế để Thành Long xây dựng nhà máy chế biến gỗ liên doanh với nước ngoài. Bảy Thu và những công nhân làm trong nhà máy dệt liên doanh của Thành Long bị bóc lột và đối xử thô bạo. Ngay cả cái xí nghiệp xây dựng quân đội nơi Sáu Nguyện làm bảo vệ cũng bị bàn tay Thành Long chọc vào khuấy đảo. Như cái vòi bạch tuộc vô hình, Năm Thành ngày xưa và tổng giám đốc Thành Long hiện tại với thế lực của mình luôn tìm mọi cách quấn chặt và bóp nghẹt cuộc đời Sáu Nguyện. Một mình Sáu Nguyện dũng cảm nhưng đơn độc trong một cuộc chiến không cân sức. Sáu Nguyện chết đi với cái án “một nhân viên bảo vệ do bất mãn cá nhân, do sa đọa cờ bạc, rượu chè đã trở thành hung thủ trong vụ mưu sát một tổng giám đốc đang rất có uy tín trong thương trường” [40,99] trong khi Năm Thành vẫn là một “người hùng” thời kinh tế thị trường được chào đón khắp nơi. Bi kịch của Sáu Nguyện trong Ba lần và một lần là bi kịch của một con người bị tổn thương sâu sắc mà cái kẻ phản bội, tráo trở, ác tâm gây nên sự tổn thương ấy lại vẫn nhởn nhơ và nghiễm nhiên được trọng vọng. Không chỉ có chiến tranh mới gây ra và để lại nhiều tổn thương nhức nhối, cuộc sống sau chiến tranh cũng là nguyên nhân gây nên không ít tổn thương cho nhân vật của tiểu thuyết Chu Lai. Vị thiếu tướng một thời xông pha trận mạc trong thời bình trở thành một ông lão bưng bê cà phê bị tổn thương bởi những lời lẽ xúc phạm của một gã thanh niên hư hỏng nói riêng và cả những thay đổi của cơ chế thị trường nói chung ở tiểu thuyết Phố. Tuấn trong Ăn mày dĩ vãng tổn thương bởi thói kì thị Bắc Nam. Và còn rất nhiều những con người chiến đấu ngày xưa trong cuộc sống sau chiến tranh bị tổn thương sâu sắc, “bị cuộc đời dồn chung vào một cục hẩm hiu, méo mó”. Bởi lẽ “cánh rừng năm nào đã không còn bóng dáng một loài cây cũ, mảnh đất năm nào đã phai lợt sắc màu, một lớp người xa lạ ở đâu đến hay vừa mới nhớn nhao lên đã nghiễm nhiên thay thế họ rồi!” [39,10]. Có thể thấy nhân vật tổn thương xuất hiện khá nhiều trong tiểu thuyết Chu Lai. Qua những nhân vật này, Chu Lai đã không né tránh mà trực tiếp nói đến một mảng hiện thực khá đau lòng về cuộc đời của những con người một thời trận mạc. Nhà văn chuyên viết về đề tài chiến tranh và người lính này không chỉ nhìn thấy hào quang chiến thắng mà còn nhìn thấy và thể hiện cả những tổn thương do chiến tranh và cuộc sống sau chiến tranh gây ra cho con người, nhất là người lính. Đó mãi mãi là những vết thương sâu hoắm trong tâm hồn, là sự tổn thương đến nhức nhối mà có lẽ chẳng bao giờ có thể nguôi ngoai. 2.2.2. Nhân vật với bi kịch lạc lõng Không chỉ có bi kịch tổn thương, những người lính trong cuộc sống thời hậu chiến của tiểu thuyết Chu Lai còn rơi vào bi kịch lạc lõng. Lạc lõng ở chính cuộc sống thời bình mà họ đã từng mơ ước trong những năm tháng chiến tranh. Cả một thời tuổi trẻ dành cho trận mạc, không ít máu xương của bản thân và đồng đội đã đổ xuống, những tưởng trong cuộc sống thời bình họ sẽ hạnh phúc và sẽ tìm được chỗ đứng cho mình. Nhưng hạnh phúc với họ lại là một khái niệm xa vời. Hạnh phúc không thể đến với những con người mà cả thể xác và tâm hồn đã không còn nguyên vẹn. Hạnh phúc cũng không dành cho những kẻ đang phải loay hoay nhưng vẫn chưa thể hòa nhập với cuộc sống sau chiến tranh. Vì thế không ít những con người bước ra từ chiến tranh trong tiểu thuyết Chu Lai vẫn là những con người đau khổ và lạc lõng. Trong cuộc sống hiện tại, dường như họ chỉ là một kẻ qua đường, một người lạ và thậm chí là một người thừa. Họ chới với, hụt hẫng trước những bộn bề, đổi thay của cuộc sống và dường như cái cuộc sống ấy cũng không có chỗ để dành cho họ. Nhân vật Linh trong tiểu thuyết Vòng tròn bội bạc trở về sau hơn mười năm chiến đấu đằng đẵng trong niềm vui và sự mong đợi của những người thân. Có lẽ đó là niềm hạnh phúc vô cùng lớn lao bởi sau những năm tháng chiến trường gian khổ và khốc liệt, Linh đã có thể trở về với Hà Nội và gia đình - hai hình ảnh thiêng liêng, hai nỗi nhớ luôn khắc khoải trong lòng. Nhưng thật trớ trêu, niềm vui đoàn tụ và cảm giác là người chiến thắng trở về ở Linh không kéo dài được lâu. Anh thấy mình lạc lõng giữa cuộc sống vẫn đang diễn ra hàng ngày và phũ phàng hơn là lạc lõng ngay trong chính mái gia đình anh yêu thương gắn bó. Đứa em trai thân thiết từng khóc và ôm chầm lấy Linh trong ngày trở về: “Em sẽ làm tất cả những gì có thể làm được để đền bù cho anh” thì giờ đây lại thẳng thừng chê bai: “Anh tẩm lắm! Anh ngơ ngác lắm! Anh tụt lại sau cuộc đời một thế kỉ! Anh hãy từ bỏ cô nhân tình chiến tranh của anh đi!” [37,13]. Đứa cháu gái anh vô cùng thương yêu và “mỗi khi nhớ về Hà Nội là cứ nhớ về nó”, thậm chí có lúc anh đã nghĩ lỡ như sau này trở về không còn lành lặn thì anh không lập gia đình mà sẽ tìm một nghề gì đó làm rồi mỗi chiều sẽ cùng với con bé ấy “đi chầm chậm qua công viên vào mùa lá rụng”. Thế mà bây giờ cứ mở miệng ra là nó lại gọi anh là “ông già đau khổ”. Người cha anh kính trọng có những lúc chán ngán tất cả đã muốn từ giã cõi đời nhưng vẫn cố chịu đựng để chờ tin anh thì giờ đây sự có mặt của anh có lúc lại khiến ông cụ chán ngán và thất vọng. Còn mẹ thì cả đời nhẫn nhịn chồng con và lúc nào cũng thương anh nhưng rồi có khi mẹ cũng có những dấu hiệu ngại anh, sợ anh và cả xa anh. Vì thế nên dù ở ngay giữa nhà mình mà Linh vẫn có cảm giác lạc lõng và cô độc. Dường như mười năm chiến trường đã hình thành nên một khoảng trống vô hình ngăn cách anh với những người thân. Mọi người không còn hiểu anh và ngay cả bản thân anh cũng hạn chế trong việc thể hiện tình cảm, cũng không còn như xưa. Và trong tình yêu bây giờ Linh cũng là một người hoàn toàn thất bại. Nếu như trước kia anh đào hoa bao nhiêu, “anh tỏa ra một cái mùi gây gây khen khét gì đó khiến các cô gái cứ bâu lại” thì giờ đây anh đã cảm thấy rõ ràng rằng mình không còn biết cách yêu mấy cô gái thị thành thế nào cho phải. Âm thầm, lặng lẽ, hàng ngày anh vẫn đến cơ quan nhưng ở cái cơ quan ấy anh lại càng lạc lõng bởi lẽ anh không đứng vào cùng vây cánh với cấp trên. Thế nhưng Linh không buông trôi tất cả. Vẫn còn một mục tiêu anh theo đuổi là đưa ra trước công luận những việc làm sai trái và phi pháp của tên bí thư Phạm Văn Hòe, giành lại công bằng cho những người dân ở xã Thanh Lâm. Linh quyết tâm nhưng cô thế, trong khi sau lưng Hòe là cả một hệ thống ô dù che chắn từ huyện đến tỉnh. Những bài báo của Linh không được đăng, anh bị trù dập, bị kỉ luật trong khi Hòe vẫn nhởn nhơ và còn được xem là một bí thư xã điển hình. Nhưng có lẽ sẽ ít đau đớn hơn nếu như cái tên Phạm Văn Hòe đầy tội lỗi và cả tội ác đó không từng là đồng đội một thời vào sinh ra tử cùng Linh, không từng là một người bạn anh xem như ruột thịt. Đây mới thật sự là giọt nước tràn ly làm cho Linh hoàn toàn sụp đổ. Không còn nhiệt huyết, không còn niềm tin, không còn gì để bám víu, Linh chán nản, thất vọng và lạc lõng trước những tráo trở, gian trá của cuộc đời. Cuối cùng anh đã chọn lấy con đường ra đi. Nếu như Linh vẫn còn có một gia đình để quay về, còn có những người bạn quan tâm và yêu thương thì so với Linh, sự lạc lõng của nhân vật Hai Hùng ở tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng nhiều hơn gấp bội. Hai Hùng của hai mươi năm sau chiến tranh hoàn toàn không còn đọng lại chút gì của Hai Hùng một thời trận mạc vốn được xem là “thần tượng”, là “ác ôn Việt Cộng”: “Tôi, một kẻ dư thừa vừa bị bắn ra khỏi lề đường. Cao một thước bảy mươi nhưng chỉ nặng có bốn mươi nhăm cân, hốc hác, bắt đầu có dấu hiệu thần kinh, tóc bạc nham nhở, ngực lép, bụng lép, mắt cá chày, da xám ngoét, môi thâm, răng rụng gần một phần ba, ít cười, ít nói, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, sợ đô thị, sợ nơi đông người, dấu vết mặc cảm tự ti hằn vào từng bước chân đi, từ trong cái nhếch mép rụt rè, nửa cười nửa khổ” [39,8]. Hình ảnh người đại đội trưởng đội đặc nhiệm mạnh mẽ, hào hùng ngày nào mất đi để thay đó là một Hai Hùng hiện tại già nua và nhàu nát cả về thể xác lẫn tinh thần. Thật là một hình ảnh bi kịch! Trở về sau chiến tranh, Hai Hùng thật sự là kẻ “trắng tay”: không vợ, không con, không tương lai, không hiện tại, không cắt bạc dính túi. Anh hoàn toàn lạc lõng, hoàn toàn là “một con nộm rơm khốn khổ giữa cánh đồng đời đầy giông bão” [39,8]. Người hùng chiến trận trong quá khứ giờ đây chỉ còn là một người thừa bị bắn ra bên lề cuộc sống và mòn mỏi, lụi tàn. Ngày tháng trôi qua, anh phải sống với cái hình hài của “một lão già ốm o sầu muộn”. Bạn bè một thuở kiêu hùng của anh ngày trước bây giờ cũng lỡ vận sa cơ, cũng chẳng hơn anh là mấy. Cho nên gặp lại chỉ thêm bẽ bàng. Hai Hùng chán ngán và mệt mỏi. Cuộc sống hiện tại không còn phù hợp và cũng không dành cho anh. Hai Hùng chỉ còn là một kẻ phải đi “ăn mày dĩ vãng” và sống được nhờ “cái mảnh quá khứ phập phồng đập trong lồng ngực ọp ẹp”. Chính vì điều ấy mà Hai Hùng đã quyết định đi tìm sự thật Ba Sương, người đồng đội và cũng là người yêu đã chết trong chiến tranh. Càng lạc lõng ở hiện tại thì quá khứ lại càng khắc khoải trong lòng và Hai Hùng lại càng phải lội ngược dòng quá khứ để mong xóa tan đi mặc cảm tội lỗi, mong tìm lại được sự thanh thản trong tâm hồn. Và cái điều anh nghi ngờ đã đúng. Ba Sương không chết nhưng hiện tại Ba Sương lại là Tư Lan, một giám đốc sở nông lâm tài giỏi, nổi danh khắp các tỉnh miền Tây. Niềm vui chưa kịp đến thì nỗi đau đã ngay lập tức ập xuống cuộc đời Hai Hùng. Chính cái sự “chết đi sống lại” này đã làm cho Hai Hùng rơi vào tột cùng đau khổ và tuyệt vọng. Bởi lẽ cô du kích Ba Sương dũng cảm, xinh đẹp và hết lòng yêu anh ngày nào giờ đã trở thành một kẻ trốn chạy và phủ nhận quá khứ. Không còn một Ba Sương luôn sống hết mình vì lí tưởng và giàu tình cảm trong quá khứ, Ba Sương hiện tại là một bà giám đốc sang trọng, xa lạ, dính líu vào quan hệ tình cảm và những vụ làm ăn phi pháp ngay với kẻ thù ác ôn của cô năm xưa. Tất cả đối với Hai Hùng giờ đây mới thật sự là kết thúc. Sự thanh thản vì mặc cảm tội lỗi trong quá khứ vừa được xua tan không thể nào xoa dịu được cảm giác sụp đổ trong tâm hồn. Hình ảnh Ba Sương đẹp đẽ anh hùng trong quá khứ. Niềm tin vào một con người. Niềm tự hào về những năm tháng chiến tranh gian khổ, đau thương nhưng thiêng liêng, hào hùng. “Bây giờ mới là hết. Hết thật sự. Hết quá khứ, hết những năm tháng trận mạc khổ mà vui, hết tình yêu, tình đồng đội và cả tình đồng chí. Hết nhẵn!” [39,316]. Rốt cuộc, cái con người lang thang đi tìm quá khứ ấy vẫn chỉ mãi là một kẻ lạc lõng, lạc lõng ở hiện tại và lạc lõng ở cả cái quá khứ vừa tìm thấy đươc. Cuộc đời Hai Hùng sau chiến tranh thật sự là một chuỗi dài của những bi kịch lạc lõng và mất mát: mất tuổi trẻ, mất tình yêu, mất niềm tin, mất cả những năm tháng hào hùng. Mãi mãi anh là một con người lạc lõng, bơ vơ, chỉ có thể đi bên lề của cái cuộc sống vẫn đang diễn ra ồn ã mỗi ngày. Không chỉ có Linh hay Hai Hùng trong tiểu thuyết Chu Lai, rất nhiều những nhân vật khác của văn học sau 1975 cũng là những nhân vật lạc lõng như Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, ông Dần trong Góc tăm tối cuối cùng của Khuất Quang Thụy hay ông Thuấn trong Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp. Họ từng là những con người một thời xông pha trận mạc nhưng trong cuộc sống hiện tại thì họ chỉ là những “người khách đến không đúng lúc” (Cỏ lau - Nguyễn Minh Châu), là những kẻ “vừa bị bắn ra khỏi lề đường” (Ăn mày dĩ vãng - Chu Lai) hay “bị mắc kẹt lại trên cõi đời này” (Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ni

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2011_11_04_0905151361_5917_1872636.pdf
Tài liệu liên quan