Luận văn Nhiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn cơ thể hóa

- Mẫu bệnh án nghiên cứu: Để mô tả lâm sàng, chúng tôi thiết kế một mẫu hồ

sơ bệnh án chuyên biệt phù hợp với mục tiêu nghiên cứu (phụ lục) dựa trên

các tiêu chuẩn chẩn đoán của Bảng Chẩn đoán và Thống kê các rối loạn tâm

thần lần thứ 4 của Hội Tâm thần học Mỹ (DSM – IV) nhằm thu thập thông tin

về triệu chứng, hội chứng bệnh.

- Các trắc nghiệm tâm lý: Beck, Zung, MMPI.

- Hồ sơ bệnh án của bệnh viện.

pdf72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2114 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn cơ thể hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u. 2.2.1 Cỡ mẫu nghiên cứu: Cỡ mẫu được tính theo công thức “Ước tính một tỉ lệ trong quần thể” [11]: 2 2 )2/1( )1( ∆ − ×= − ppZn α Trong đó: n: Cỡ mẫu tối thiểu. α : Mức ý nghĩa thống kê. Z2(1-α /2): Hệ số tin cậy. Khi α bằng 0,05 (độ tin cậy 95%) thì Z2(1-α /2) bằng 1,962. p: Xác suất triệu chứng cốt lõi ở bệnh nhân RLCTH, lấy bằng 0,5. Khi lấy p bằng 0,5 thì cỡ mẫu tính được sẽ lớn nhất [11]. ∆ : Độ sai lệch mong muốn giữa mẫu và quần thể, lấy bằng 0,16. Áp dụng vào công thức trên tính được n = 37. Như vậy, cỡ mẫu của nghiên cứu tối thiểu là 37 bệnh nhân. Nghiên cứu của chúng tôi gồm 40 bệnh nhân RLCTH được chẩn đoán xác định và được điều trị tại Viện Sức khoẻ Tâm thần. Cỡ mẫu này hoàn toàn phù hợp. 25 2.2.2 Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 11 năm 2005 đến hết tháng 11 năm 2006. 2.2.3 Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán RLCTH theo DSM – IV: A. Có nhiều triệu chứng cơ thể, bắt đầu trước tuổi 30, kéo dài nhiều năm, luôn tìm kiếm sự điều trị, ảnh hưởng rõ rệt đến làm việc và hoạt động xã hội. B. Phải có các triệu chứng sau (xuất hiện ở một thời điểm nào đó của bệnh): - 4 triệu chứng đau: có triệu chứng đau ở ít nhất 4 vị trí hay hoạt động khác nhau (ví dụ đau đầu, bụng, lưng, khớp, tứ chi, ngực, trực tràng, đau khi có kinh, đau khi giao hợp, đau khi đi tiểu) - 2 triệu chứng dạ dày - ruột: có ít nhất 2 triệu chứng dạ dày - ruột không phải đau (ví dụ buồn nôn, nôn, đầy bụng, tiêu chảy, kém hấp thu) - 1 triệu chứng về hoạt động tình dục, sinh sản: ít nhất 1 triệu chứng về hoạt động tình dục, sinh sản không phải đau (lãnh đạm, cường dương, xuất tinh, kinh nguyệt không đều hay kéo dài, nôn nhiều khi có thai...). - 1 triệu chứng giả các triệu chứng thần kinh: có ít nhất 1 triệu chứng gợi ý đến bệnh lý thần kinh không phải đau Các triệu chứng “chuyển di”: rối loạn phối hợp động tác, thăng bằng, liệt khu trú, khó nuốt, nuốt nghẹn, mất tiếng, bí tiểu, các ảo giác, mất cảm giác sờ hay đau, nhìn đôi, mù, điếc, co giật... Các triệu chứng phân ly: quên, lên đồng, mất ý thức. C. Có một trong hai biểu hiện sau: - Khi làm xét nghiệm, các triệu chứng trên không cắt nghĩa được thoả đáng là do các bệnh nội khoa, thần kinh hoặc hậu quả trực tiếp của rượu, ma tuý... 26 - Nếu có bệnh nội khoa, thần kinh nào đó có liên quan thì các triệu chứng trên là quá mức so với đánh giá về lâm sàng và xét nghiệm D. Các triệu chứng này không phải do bệnh nhân cố ý hay giả vờ. 2.2.4 Tiêu chuẩn loại trừ Không nhận vào nhóm nghiên cứu các đối tượng sau: - Có bệnh lý thực thể về nội khoa hay thần kinh. - Các rối loạn dạng cơ thể khác như rối loạn nghi bệnh, rối loạn đau dai dẳng, rối loạn dạng cơ thể không biệt định. - Rối loạn trầm cảm. - Rối loạn lo âu. - Các trường hợp giả bệnh hoặc giả vờ. 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Thiết kế nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, tiến cứu, sau đó là nghiên cứu từng trường hợp.Tất cả các bệnh nhân nghiên cứu đều được nghiên cứu theo một mẫu bệnh án thống nhất. 2.3.2 Phương pháp thu thập thông tin Thông tin được thu thập tại các khoa của Viện Sức khoẻ Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai. 2.3.2.1 Công cụ thu thập thông tin - Mẫu bệnh án nghiên cứu: Để mô tả lâm sàng, chúng tôi thiết kế một mẫu hồ sơ bệnh án chuyên biệt phù hợp với mục tiêu nghiên cứu (phụ lục) dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán của Bảng Chẩn đoán và Thống kê các rối loạn tâm thần lần thứ 4 của Hội Tâm thần học Mỹ (DSM – IV) nhằm thu thập thông tin về triệu chứng, hội chứng bệnh. - Các trắc nghiệm tâm lý: Beck, Zung, MMPI. - Hồ sơ bệnh án của bệnh viện. 27 2.3.2.2 Các bước tiến hành nghiên cứu Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều được làm bệnh án theo mẫu chuyên biệt, thống nhất bao gồm các bước: - Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về tiền sử cũng như toàn bộ quá trình diễn biễn bệnh của bệnh nhân cũng như hoàn cảnh sống và tiền sử người nhà của bệnh nhân. - Khám lâm sàng chi tiết, toàn diện về tâm thần, thần kinh, nội khoa. - Theo dõi hàng ngày kể từ khi bệnh nhân vào viện để phát hiện những triệu chứng mới phát sinh và diễn biến của bệnh. - Tham khảo ý kiến của các bác sỹ điều trị tại bệnh phòng, hội chẩn để xác định chẩn đoán khi cần thiết. - Ghi chi tiết hồ sơ bệnh án của bệnh nhân trong quá trình điều trị tại bệnh viện. - Làm các xét nghiệm cận lâm sàng: + Xét nghiệm cơ bản: công thức máu, máu lắng, chức năng gan, thận, sinh hoá máu, điện não đồ, X quang tim phổi + Các xét nghiệm để chẩn đoán phân biệt nếu cần. + Các trắc nghiệm tâm lý: Beck, Zung, MMPI 2.3.3 Các thông số nghiên cứu 2.3.3.1 Các yếu tố chung của nhóm nghiên cứu - Đặc điểm về tuổi của nhóm bệnh nhân nghiên cứu. - Đặc điểm về tuổi khởi phát của nhóm bệnh nhân nghiên cứu. - Đặc điểm về giới: Nam, nữ. - Đặc điểm về nơi ở: nông thôn, thành thị. - Đặc điểm về nghề nghiệp: Lao động trí óc Lao động chân tay 28 Kinh doanh – buôn bán Tự do – không ổn định - Đặc điểm về trình độ học vấn: Mù chữ Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Trung cấp – cao đẳng - đại học Sau đại học - Đặc điểm về tình trạng hôn nhân: Chưa kết hôn Kết hôn Ly hôn/ ly thân Goá 2.3.3.2 Phân tích đặc điểm lâm sàng - Đặc điểm chung về các triệu chứng cơ thể: + Hoàn cảnh xuất hiện triệu chứng: Tự nhiên Sau sang chấn tâm lý +Tính chất biểu hiện triệu chứng: Cố định Thay đổi +Điều trị ở các chuyên khoa cơ thể: Có đáp ứng Chỉ đáp ứng trong những ngay đầu tiên Không đáp ứng - Nơi giới thiệu bệnh nhân đến khám tâm thần: 29 Tự đến Gia đình đưa đến Cơ sở y tế - Các chuyên khoa cơ thể đã khám: Tiêu hoá, thần kinh, tim mạch, ... - Hoàn cảnh khởi phát: Tự phát Sau bệnh cơ thể Sau sang chấn tâm lý (loại sang chấn). -Loại sang chấn tâm lý: Mâu thuẫn trong gia đình Mâu thuẫn trong công việc Mâu thuẫn xã hội - Dấu hiệu khởi phát. - Đặc điểm các vị trí đau: Được tiếp cận khảo sát trong quá trình bị bệnh và đánh giá trực tiếp tại thời điểm nằm viện: Đau đầu Đau cổ - vai – gáy Đau ngực Đau bụng Đau lưng - thắt lưng Đau chân tay Đau khớp Đau cơ bắp Đau khi có kinh Đau khi đi tiểu Đau khi giao hợp 30 - Các triệu chứng dạ dày - ruột: Được tiếp cận khảo sát trong quá trình bị bệnh và đánh giá trực tiếp tại thời điểm nằm viện: Ăn không ngon miệng Buồn nôn,nôn khan Nôn ra thức ăn Khô miệng, đắng miệng Đầy bụng, khó tiêu Sợ mùi thức ăn Táo bón Ỉa chảy - Các triệu chứng về hoạt động tình dục: Được tiếp cận khảo sát trong quá trình bị bệnh và đánh giá trực tiếp tại thời điểm nằm viện: Ở nữ: Kinh nguyệt không đều Mất kinh Kinh kéo dài Giảm ham muốn tình dục Lãnh đạm Các triệu chứng khác Ở nam: Xuất tinh sớm Di tinh, mộng tinh Cường dương Giảm ham muốn tình dục Bất lực - Các triệu chứng giả thần kinh: 31 Được tiếp cận khảo sát trong quá trình bị bệnh và đánh giá trực tiếp tại thời điểm nằm viện: Triệu chứng chuyển di: Co giật Liệt khu trú Rối loạn giác quan: nhìn mờ, mù, nghe kém, điếc, khó nói, câm. Mất thăng bằng Tê bì Hòn cục ở họng, nuốt khó, nuốt nghẹn. Ngất Triệu chứng phân ly: Quên Lên đồng Mất ý thức - Các triệu chứng khác: Được tiếp cận khảo sát trong quá trình bị bệnh và đánh giá trực tiếp tại thời điểm nằm viện: Hệ tim mạch: Rối loạn nhịp tim Rối loạn TKTV Hệ hô hấp: Khó thở Trên da: Ngứa Bỏng rát Rối loạn giấc ngủ Các triệu chứng khác - Số triệu chứng trung bình trong cả quá trình bệnh. - Số triệu chứng trung bình trong thời gian nằm viện. 32 - Rối loạn trầm cảm: mức độ nhẹ, vừa, nặng. - Rối loạn lo âu: rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu lan toả, ám ảnh sợ. - Thang điểm Beck, Zung. - Đặc điểm nhân cách theo thang MMPI: Diễn đồ V – tâm thể Nghi bệnh (Hd cao) Trầm cảm (D cao) Phân ly (Hy cao) Suy nhược (Pt cao) Các kết quả khác - Mức độ ảnh hưởng tới lao động nghề nghiệp: nặng, vừa, nhẹ. - Thái độ của bệnh nhân lúc vào và ra viện: Không chấp nhận khám và điều trị tâm thần Hợp tác và tin tưởng điều trị. 2.4 XỬ LÝ SỐ LIỆU - Các số liệu thu thập được phân tích và xử lý bằng chương trình Epi Info 6.04 theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới. - Các thuật toán được sử dụng: + Tính trung bình thực nghiệm. + Tính độ lệch chuẩn thực nghiệm. + Tính phương sai thực nghiệm. + Thuật toán so sánh X2 và t student. 2.5 VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu được thực hiện với sự đồng ý của ban lãnh đạo VSKTT. - Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân được giải thích rõ mục tiêu và phương pháp nghiên cứu, tự nguyện tham gia vào nghiên cứu và có quyền rút khỏi nghiên cứu mà không cần giải thích. 33 - Các thông tin do đối tượng nghiên cứu cung cấp được đảm bảo giữ bí mật. - Nghiên cứu chỉ mô tả lâm sàng, không can thiệp nên mọi chỉ định dùng các liệu pháp điều trị hoàn toàn do các bác sỹ điều trị quyết định theo tình trạng của bệnh nhân. 34 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU Tuổi của nhóm nghiên cứu Bảng 3.1: Đặc điểm về tuổi của nhóm nghiên cứu. Nhóm tuổi Số BN (n) Tỷ lệ (%) < 20 0 0 20 – 29 8 20 30 – 39 16 40 40 – 49 5 12,5 ≥ 50 11 27,5 Tổng 40 100 X ± SD 39,5 ± 11,82 Nhận xét: - Tuổi hay gặp nhất là từ 30 – 39 với 13 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 40%. - Tuổi ít gặp nhất là từ 40 - 49 với 5 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 12,5%. - Tuổi cao nhất là 62 tuổi. - Tuổi thấp nhất là 20 tuổi. - Lứa tuổi trung bình của RLCTH là 39,5 ± 11,82. Tuổi khởi phát Bảng 3.2 : Đặc điểm tuổi khởi phát bệnh. 35 Nhóm tuổi Số BN (n) Tỷ lệ (%) < 20 4 10 21 – 25 5 12,5 26 – 30 31 77,5 Tổng 40 100 X ± SD 27,1 ± 3,85 Nhận xét: - Tuổi khởi phát RLCTH thưòng gặp là từ 26 – 30 có 31 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 77,5%. - Tuổi khởi phát bệnh ít gặp là dưới 20 tuổi có 4 bệnh nhân chiếm 10%. - Tuổi khởi phát thấp nhất là 14 tuổi. - Tuổi khởi phát cao nhất là 30 tuổi, chúng tôi không lấy vào mẫu nghiên cứu những bệnh nhân khởi phát bệnh sau 30 tuổi. - Tuổi khởi phát trung bình là 27,1 ± 3.85. Giới tính 87,5% 12,5% Nam N÷ Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ bệnh nhân theo giới Nhận xét: - Số bệnh nhân nữ là 35 bệnh nhân chiếm tỷ lệ cao (87,5%). - Số bệnh nhân nam chỉ có 5 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 12,5%, thấp hơn đáng kể so với số bệnh nhân nữ. 36 - Tỉ lệ nữ/nam là 7/1. Nơi ở Bảng 3.3 : Đặc điểm về nơi ở. Nơi ở Số BN (n) Tỷ lệ (%) Nông thôn 31 77,5 Thành thị 9 22,5 Tổng số 40 100 Nhận xét: - Số bệnh nhân sống ở nông thôn chiếm đa số với tỷ lệ 77,5%. - Số bệnh nhân sống ở thành thị chỉ có 22,5%. Nghề nghiệp Bảng 3.4 : Đặc điểm về nghề nghiệp. Nghề nghiệp Số BN (n) Tỷ lệ (%) Lao động trí óc 8 20 Lao động chân tay 18 45 Kinh doanh - Buôn bán 6 15 Tự do - Không ổn định 8 20 Tổng số 40 100 Nhận xét: - Nghề lao động chân tay chiếm tỷ lệ cao nhất với 45%. - Nghề lao động trí óc và nghề tự do – không ổn định cùng chiếm 20%. - Còn lại là nghề kinh doanh – buôn bán với 15%. Trình độ học vấn Bảng 3.5 : Đặc điểm về trình độ học vấn. Trình độ học vấn Số BN (n) Tỷ lệ (%) Mù chữ 0 0 Tiểu học 6 15 37 Trung học cơ sở 17 42,5 Trung học phổ thông 7 17,5 Trung cấp, cao đẳng, đại học 10 25 Sau đại học 0 0 Tổng 40 100 Nhận xét: - Số bệnh nhân có trình độ trung học cơ sở nhiều nhất, chiếm 42,5%. - Số bệnh nhân có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học ít nhất, chiếm 10%. - Không thấy bệnh nhân mù chữ hoặc có trình độ sau đại học. Tình trạng hôn nhân Bảng 3.6 : Đặc điểm về tình trạng hôn nhân. Tình trạng hôn nhân Số BN (n) Tỷ lệ (%) Chưa kết hôn 7 17,5 Kết hôn 28 70 Ly thân/ Ly dị 3 7,5 Goá 2 5 Tổng số 40 100 Nhận xét: - Nhóm bệnh nhân kết hôn chiếm tỷ lệ cao nhất (70%). - Rất ít bệnh nhân đã ly thân/ly dị hoặc goá với 7,5% và 5%. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU Các yếu tố sang chấn tâm lý liên quan đến khởi phát bệnh 38 62,5% 17,5% 25% 10% 0 20 40 60 80% SC trong GĐ SC trong CV SC trong XH BÖnh c¬ thÓ MT BiÓu ®å 3.2: Tû lÖ c¸c lo¹i sang chÊn t©m lý liªn quan ®Õn khëi ph¸t bÖnh Nhận xét: Loại sang chấn tâm lý hay gặp nhất là sang chấn trong gia đình chiếm tới 62,5%. Bệnh cơ thể mạn tính ít gặp nhất, chỉ có 10%. Đặc điểm của các triệu chứng cơ thể Tính chất chung của các triệu chứng cơ thể Bảng 3.7 : Đặc điểm chung của các triệu chứng cơ thể Đặc điểm Số BN (n) Tỷ lệ (%) Hoàn cảnh xuất hiện triệu chứng Tự nhiên 9 22,5 Sau SCTL 31 77,5 Tính chất biểu hiện triệu chứng trong quá trình bệnh Cố định 0 0 Thay đổi 40 100 Điều trị của các chuyên khoa cơ thể Có đáp ứng 5 12,5 Chỉ đáp ứng với những ngày điều trị đầu tiên 18 45 Không đáp ứng 17 42,5 Nhận xét: 39 - RLCTH thường xuất hiện sau SCTL, chiếm tới 77,5%, một số nhỏ xuất hiện tự nhiên chiếm 22,5%. - Các triệu chứng biểu hiện luôn thay đổi trong quá trình bệnh (100%), không phát hiện bệnh nhân nào biểu hiện bệnh có tính chất cố định. - Đa số bệnh nhân chỉ đáp ứng trong những ngày điều trị đầu tiên (45%) hoặc không đáp ứng (42,5%) với điều trị của các chuyên khoa cơ thể. 3.2.2.2 Đặc điểm các vị trí đau Bảng 3.8 : Các vị trí đau. Vị trí Quá trình bệnh Lúc nằm việnSố BN (n) Tỷ lệ (%) Số BN (n) Tỷ lệ (%) Đầu 31 77,5 23 57,5 Cổ - vai – gáy 16 40 7 17,5 Ngực 25 62,5 12 30 Bụng 27 67,5 9 22,5 Lưng - thắt lưng 21 52,5 10 25 Chân tay 20 50 8 20 Khớp 29 72,5 9 22,5 Cơ bắp 17 42,5 5 12,5 Khi có kinh 9 22,5 2 5 Khi giao hợp 0 0 0 0 Khi đi tiểu 0 0 0 0 Nhận xét: - Trong quá trình bệnh: Các vị trí đau hay gặp là đầu (77,5%), khớp (72,5%), bụng (67,5%) và ngực (62,5%). Ít gặp đau khi có kinh (22,5%) và không gặp đau khi giao hợp hay khi đi tiểu. - Trong lúc nằm viện: Hay gặp đau đầu (57,5%), đau ngực (30%). Đau khi có kinh gặp 5% và cũng không thấy đau khi giao hợp và đau khi đi tiểu. Đặc điểm các triệu chứng dạ dày - ruột Bảng 3.9 : Các triệu chứng dạ dày - ruột. 40 Triệu chứng Quá trình bệnh Lúc nằm viện Số BN (n) Tỷ lệ (%) Số BN (n) Tỷ lệ (%) Ăn không ngon miệng 21 52,5 15 37,5 Buồn nôn, nôn khan 23 57,5 12 30 Nôn ra thức ăn 2 5 1 2,5 Khô miệng, đắng miệng 11 27,5 5 12,5 Đầy bụng, khó tiêu 20 50 13 32,5 Táo bón 14 35 5 12,5 Ỉa chảy 7 17,5 2 5 Sợ mùi thức ăn 7 17,5 3 7,5 Nhận xét: - Trong quá trình bệnh: Các triệu chứng hay dạ dày - ruột hay gặp là buồn nôn, nôn khan (57,5%), ăn không ngon miệng (52,5%), đầy bụng, khó tiêu (50%); ít thấy ỉa chảy (17,5%), sợ mùi thức ăn (17,5%) và nôn ra thức ăn (5%). - Trong lúc nằm viện: Các triệu chứng hay gặp vẫn là ăn không ngon miệng (37,5%), đầy bụng, khó tiêu (32,5%), buồn nôn, nôn khan (30%). các triệu chứng ít gặp là sợ mùi thức ăn(7,5%), ỉa chảy (5%), nôn ra thức ăn (2,5%). Đặc điểm các triệu chứng về hoạt động tình dục Bảng 3.10 : Các triệu chứng về hoạt động tình dục ở nhóm nữ (n = 35) Triệu chứng Quá trình bệnh Lúc nằm việnSố BN (n) Tỷ lệ (%) Số BN (n) Tỷ lệ (%) Kinh nguyệt không đều 17 48,6 10 28,6 Mất kinh 8 22,8 3 8,6 Kinh kéo dài 5 14,3 2 5,7 Giảm ham muốn tình dục 20 57,1 16 45,7 Lãnh đạm 4 11,4 4 11,4 41 Các triệu chứng khác 5 14,3 1 2,9 Nhân xét: Ở nữ giới: - Các triệu chứng hay gặp cả trong quá trình bệnh và lúc nằm viện là giảm ham muốn tình dục (tương ứng là 57,1% và 45,7%), kinh nguyệt không đều (tưong ứng là 48,6% và 28,6%) - Ít gặp hơn là mất kinh (22,8% và 8,6%), kinh kéo dài (14,3% và 5,7%), lãnh đạm với cùng 11,4%, các triệu chứng khác như nóng rát bộ phận sinh dục ngoài, ra khí hư nhiều trong cả quá trình bệnh có 14,3% và lúc vào viện có 2,9% trong nhóm bệnh nhân nữ nghiên cứu. Bảng 3.11 : Triệu chứng hoạt động tình dục ở nhóm nam giới (n = 5) Triệu chứng Quá trình bệnh Lúc nằm viện Xuất tinh sớm 0 0 Di, mộng tinh 1/5 0 Bất lực 1/5 1/5 Cường dương 0 0 Giảm ham muốn tình dục 4/5 2/5 Nhận xét: Ở nam giới: - Giảm ham muốn tình dục gặp 4/5 bệnh nhân trong quá trình bệnh và 2/5 bệnh nhân lúc nằm viện. - Bất lực gặp 1/5 bệnh nhân trong lúc nằm viện và quá trình bệnh. - Di, mộng tinh chỉ gặp 1/5 bệnh nhân trong quá trình bệnh, không gặp ở lúc nằm viện. - Không gặp bệnh nhân nào có biểu hiện xuất tinh sớm hay cường dương. Đặc điểm các triệu chứng giả thần kinh Bảng 3.12: Các triệu chứng giả thần kinh. 42 Triệu chứng Quá trình bệnh Lúc nằm viện Số BN (n) Tỷ lệ (%) Số BN (n) Tỷ lệ (%) Chuyển di Co giật 6 15 3 7,5 Liệt khu trú 6 15 1 2,5 Rối lọan giác quan (nhìn mờ, mù, nghe kém,...) 8 20 5 12,5 Mất thăng bằng 21 52,5 14 35 Tê bì 27 67,5 20 50 Hòn cục ở họng, nuốt khó, nuốt nghẹn 19 47,5 8 20 Ngất 7 17,5 2 5 Phân ly Quên 0 0 0 0 Lên đồng 0 0 0 0 Mất ý thức 0 0 0 0 Nhận xét: - Trong quá trình bệnh: Các triệu chứng chuyển di hay gặp là tê bì (67,5%), mất thăng bằng (52,5%), hòn cục ở họng, nuốt khó, nuốt nghẹn (47,5%). Các triệu chứng ít gặp là ngất (17,5%), co giật (15%), liệt khu trú (15%), rối loạn giác quan (20%). - Trong lúc nằm viện: các triệu chứng chuyển di hay gặp là tê bì (50%), mất thăng bằng (35%), hòn cục ở họng, nuốt khó, nuốt nghẹn (20%). Các triệu chứng ít gặp là rối loạn giác quan (12,5%), co giật (7,5%), ngất (5%), liệt khu trú (2,5%). - Chúng tôi không gặp trường hợp nào có triệu chứng phân ly cả trong quá trình bệnh và lúc nằm viện. Đặc điểm các triệu chứng khác 43 17.5 10 37.5 27.5 45 12.5 75 42.5 22.5 12.5 0 20 40 60 80% RL nhÞp tim RL TKTV Khã thë RL giÊc ngñ TC kh¸ c Qóa tr×nh bÖnh Lóc n»m viÖn Biểu đồ 3.3: Đặc điểm các triệu chứng khác Nhận xét: - Trong quá trình bệnh, bệnh nhân RLCTH có rối loạn giấc ngủ (75%), khó thở (45%), rối loạn thần kinh thực vật (37,5%), rối loạn nhịp tim ở 17,5% và một số triệu chứng khác như nóng rát trên da hoặc cảm giác như có luồng điện “chạy” trong người (22,5%). - Trong lúc nằm viện, rối loạn giấc ngủ vẫn là rối loạn thường gặp nhất với 42,5%, sau đó là rối loạn thần kinh thực vật với 27,5%, rối loạn nhịp tim gặp 10%, khó thở gặp 7,5% và các triệu chứng khác gặp 12,5% nhóm bệnh nhân nghiên cứu. Số triệu chứng trung bình trong cả quá trình bị bệnh và giới tính Bảng 3.13: Số triệu chứng cơ thể trung bình trong cả quá trình bệnh và giới Giới Số BN (n) Số triệu chứng TB p Nữ 35 12,9 ± 3,27 < 0,001Nam 5 9,5 ± 1,13 Cả nhóm 12,1 ± 3,08 Nhận xét: - Trong quá trình bệnh, số triệu chứng trung bình ở nữ giới là 12,9 ± 3,27 và ở nam giới là 9,5 ± 1,13. 44 - Sự khác biệt về số triệu chứng trung bình giữa 2 giới có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Số triệu chứng trung bình trong lúc nằm viện và chỉ số thang điểm Beck, Zung Bảng 3.14: Số triệu chứng trung bình lúc nằm viện và chỉ số test Beck, Zung Chỉ số Số BN (n) Số triệu chứng TB p Test Beck ≤19 21 5,3 ± 2,08 < 0,0520 – 29 13 6,5 ± 2,77 ≥ 30 6 7,4 ± 4,25 Test Zung < 50 % 16 4,9 ± 1,74 < 0,01 ≥50 % 26 6,3 ± 2,69 Nhận xét: - Số triệu chứng trung bình ở nhóm bệnh nhân có chỉ số test Beck từ 19 trở xuống là 5,3 ± 2,08; từ 20-29 là 6.5 ± 2,77; từ 30 trở lên là 7,4 ± 4,25. Sự khác biệt về số triệu chứng trung bình giữa các nhóm chỉ số test Beck trên là có ý nghĩa thống kê với p<0,05. - Số triệu chứng trung bình ở nhóm bệnh nhân có chỉ số test Zung dưới 50% là 4,9 ± 1,74; từ 50% trở lên là 6,3 ± 2,69. Sự khác biệt về số triệu chứng trung bình giữa 2 nhóm chỉ số test Zung này là có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Đặc điểm các rối loạn tâm thần phối hợp lúc nằm viện Bảng 3.15: Các rối loạn tâm thần phối hợp Rối loạn tâm thần Số BN (n) Tỷ lệ (%) Tổng số (%) Rối loạn trầm cảm Nhẹ 11 27,5 60 Vừa 9 22,5 Nặng 4 10 Rối loạn lo âu Lo âu lan toả 14 35 42,5 45 Hoảng sợ 3 7,5 Rối loạn tâm thần khác (loạn thần, lạm dụng chất ...) 0 0 0 Nhận xét: - 60% bệnh nhân nghiên cứu có rối loạn trầm cảm phối hợp, trong đó chủ yếu là trầm cảm nhẹ (27,5%) và trầm cảm vừa (22,5%), trầm cảm nặng chỉ gặp 10%. - 42,5% bệnh nhân nghiên cứu có rối loạn lo âu phối hợp, trong đó 35% rối loạn lo âu lan toả và 7,5 % rối loạn hoảng sợ. - Chúng tôi không thấy các biểu hiện rối loạn tâm thần khác như các triệu chứng loạn thần hay lạm dụng chất... Đặc điểm nhân cách theo MMPI Bảng 3.16: Diễn đồ nhân cách theo MMPI (n = 34) Đặc điểm Số BN (n) Tỷ lệ (%) V - tâm thể 16 47,1 Hd - Nghi bệnh 4 11,8 D - Trầm cảm 2 5,9 Hy - Phân ly 3 8,8 Pt - Suy nhược 2 5,9 Các kết quả khác 7 20,5 Tổng số 34 100 Nhận xét: - Trong số 34 bệnh nhân làm được test MMPI, số bệnh nhân có diễn đồ V – tâm thể nhiều nhất, chiếm 47,1%. 11,8% bệnh nhân có thang nghi bệnh (Hd) cao, 8,8% bệnh nhân có thang phân ly (Hy) cao, 5,9% bệnh nhân có thang trầm cảm (D) cao, 5,9% bệnh nhân có thang suy nhược (Pt) cao. Còn lại 20,5% bệnh nhân thể hiện kết quả khác như kết quả không đáng tin cậy, kết quả bình thường hoặc các thang khác cao. Mức độ ảnh hưởng của bệnh đến hoạt động nghề nghiệp và xã hội 46 Bảng 3.17: Mức đồ ảnh hưởng của các triệu chứng đến hoạt động nghề nghiệp và xã hội. Mức độ Số BN (n) Tỷ lệ (%) Nhẹ 7 17,5 Vừa 28 70 Nặng 5 12,5 Tổng số 40 100 Nhận xét: - Ảnh hưởng của các triệu chứng đến hoạt động nghề nghiệp chủ yếu ở mức độ vừa, chiếm 70%. - Mức độ ảnh hưởng nhẹ và nặng ít gặp với các tỷ lệ tương ứng là 17,5% và 12,5%. Thái độ của bệnh nhân khi được khám và điều trị chuyên khoa tâm thần Bảng 3.18: Thái độ của bệnh nhân khi được khám và điều trị chuyên khoa tâm thần. Thời điểm Thái độ Lúc vào viện n (%) Lúc ra viện n (%) p Không chấp nhận khám chữa bệnh ở CK tâm thần 23 (57,5) 11 (27,5) < 0.01Hợp tác, tin tưởng điều trị 17 (42,5) 29 (72,5) Nhận xét: - Thái độ không chấp nhận khám chữa bệnh ở chuyên khoa tâm thần lúc vào viện có 57,5% bệnh nhân, lúc ra viện có 27,5%. - Thái độ hợp tác, tin tưởng điều trị lúc vào viện có 27,5%, lúc ra viện có 72,5%. - Sự thay đổi thái độ của bệnh nhân ở 2 thời điểm vào viện và ra viện là có ý nghĩa thống kê với p<0,01. 47 Thời gian nằm viện và kết quả điều trị Bảng 3.19: Thời gian nằm viện và kết quả điều trị Kết quả Thời gian Không đỡ Đỡ ít Đỡ nhiều p ≤ 2 tuần 5 7 6 >0,05> 2 tuần 3 6 13 Tổng 8 13 19 X ± SD 17,1 ± 12,65 Nhận xét: - Sau khoảng thời gian nằm viện từ 2 tuần trở xuống, số bệnh nhân không đỡ là 5 bệnh nhân, đỡ ít là 7 bệnh nhân, đỡ nhiều là 6 bệnh nhân. - Sau khoảng thời gian nằm viện trên 2 tuần, số bệnh nhân không đỡ là 3 bệnh nhân, đỡ ít là 6 bệnh nhân, đỡ nhiều là 13 bệnh nhân. - Trên kiểm định khi bình phương, sự khác biệt về kết quả điều trị và thời gian nằm viện là không có ý nghĩa thống kê. - Thời gian nằm viện trung bình của nhóm nghiên cứu là 17,1 ± 12,65. Thời gian bị bệnh, các chuyên khoa cơ thể đã khám và nơi giới thiệu bệnh nhân đến khám chuyên khoa tâm thần Thời gian bị bệnh Bảng 3.20: Thời gian bị bệnh Thời gian bị bệnh Số BN (n) Tỷ lệ (%) 2 – 5 năm 12 30 6 – 10 năm 9 22,5 > 10 năm 19 47,5 X ± SD 12,4 ± 9,7 48 Nhận xét: - Nhóm bệnh nhân bị bệnh trên 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (47,5%). - Nhóm bệnh nhân bị bệnh từ 2 – 5 năm chiếm 30%. - Nhóm bệnh nhân bị bệnh từ 6 – 10 năm chiếm 22,5%. - Chúng tôi không nhận vào nhóm nghiên cứu những bệnh nhân có thời gian bị bệnh dưới 2 năm. Các chuyên khoa cơ thể đã khám Bảng 3.21: Các chuyên khoa cơ thể đã khám Các chuyên khoa Số BN (n) Tỷ lệ (%) Thần kinh 30 75 Tiêu hoá 26 60 Tim mạch 21 52,5 Cơ xương khớp 25 62,5 Đông y 34 85 Các chuyên khoa khác 28 70 Nhận xét: - Bệnh nhân RLCTH đến khám chuyên khoa đông y là nhiều nhất (85%). - Có tới 75% bệnh nhân đã khám chuyên khoa thần kinh, 62,5% bệnh nhân đã khám chuyên khoa cơ xương khớp, 60% bệnh nhân đã khám chuyên khoa tiêu hoá, 52,5% bệnh nhân đã khám chuyên khoa tim mạch và 70% bệnh nhân đã khám các chuyên khoa khác như hô hấp, nội tiết, sản khoa, mắt, tai mũi họng... Nơi giới thiệu bệnh nhân đến khám tâm thần 49 Bảng 3.22: Nơi giới thiệu bệnh nhân đến khám chuyên khoa tâm thần Nơi giới thiệu Số BN (n) Tỷ lệ (%) Tự đến 9 22,5 Gia đình đưa đến 16 40 Chuyên khoa khác giới thiệu Qua khám 11 27,5 37,5Qua hội chẩn 4 10 Nhận xét: - Số bệnh nhân đến khám chuyên khoa tâm thần không phải do các bác sỹ chuyên khoa khác chiếm 62,5% trong đó 40% do gia đình đưa đến và 22,5% bệnh nhân tự đến. - Chỉ có 37,5% bệnh nhân đến khám chuyên khoa tâm thần do các chuyên khoa khác giới thiệu trong đó 27,5% qua khám ở các phòng khám và 10% qua hội chẩn giữa các bác sỹ chuyên khoa khác và bác sỹ tâm thần. 50 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU 4.1.1 Đặc điểm về tuổi Bảng 3.1 cho thấy nhóm tuổi bệnh nhân nghiên cứu hay gặp nhất là 30 – 39 tuổi chiếm 40%, ít gặp nhất là 40 – 49 chiếm 12.5%, tuổi trung bình là 39,6 ± 11,8. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Schilte (2001) về RLCTH ở các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu ở Hà Lan với tuổi trung bình là 38 [67] và nghiên cứu của Ritsner (2000) về RLCTH ở cộng đồng người nhập cư ở Israel vởi tỉ lệ nhóm tuổi từ 31 – 60 là 47,5% [64]. Trần Hữu Bình khi nghiên cứu về RLDCT cũng thấy các rối loạn này hay gặp nhất ở lứa tuổi 31 – 40 [3]. Kết quả của chúng tôi cho thấy 72,5% bệnh nhân nghiên cứu ở lứa tuổi từ 20 – 49 là lứa tuổi lao động nên t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf24168711NghienCuuDacDiemLamSangRoiLoanCotheHoa.pdf
Tài liệu liên quan