Luận văn Nhu cầu tham vấn tâm lý của nhân viên văn phòng tại doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .1

LỜI CẢM ƠN .2

MỤC LỤC .3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .5

MỞ ĐẦU.6

1. Lý do chọn đề tài .6

2. Mục đích nghiên cứu.7

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.8

4. Giới hạn – phạm vi đề tài nghiên cứu .8

5. Giả thuyết nghiên cứu.8

6. Nhiệm vụ nghiên cứu .8

7. Phương pháp nghiên cứu.9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.11

1.1. Lịch sử nghiên cứu về hoạt động tham vấn tâm lý .11

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài. 11

1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam . 13

1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu .18

1.2.1. Nhu cầu. 18

1.2.2. Tham vấn. 27

1.2.3. Nhu cầu tham vấn tâm lý. 35

1.2.4. Nhân viên văn phòng và doanh nghiệp . 38

1.2.5. Nhu cầu tham vấn tâm lý của nhân viên văn phòng. 42

1.2.6. Các khái niệm công cụ của để tài. 46

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHU CẦU THAM VẤN

TÂM LÝ CỦA NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG .48

2.1. Thể thức nghiên cứu.48

2.1.1. Khách thể nhóm nghiên cứu. 48

2.1.2. Mô tả công cụ nghiên cứu . 49

2.1.3. Cách thức thu và xử lý số liệu . 504

2.2. Thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của nhân viên văn phòng tại các doanh

nghiệp ở Tp. HCM .52

2.2.1. Các vấn đề tâm lý của nhân viên văn phòng . 53

2.2.2. Nhu cầu tham vấn tâm lý của nhân viên văn phòng. 66

2.3. Thực trạng nhu cầu sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý của nhân viên văn phòng

tại doanh nghiệp .72

2.3.1. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ tham vấn của nhân viên văn phòng. 72

2.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng các dịch vụ TVTL của NVVP. 75

2.4. Mong muốn của nhân viên văn phòng đối với các dịch vụ tham vấn tâm lý .79

2.4.1. Mong muốn của NVVP về các lĩnh vực cần được TVTL. 79

2.4.2. Mong muốn của NVVP đối với dịch vụ tham vấn tâm lý. 80

2.5. Đề xuất một số biện pháp đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của nhân viên văn phòng .84

2.5.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp. 84

2.5.2. Một số biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của nhân viên văn phòng

làm việc tại doanh nghiệp. 84

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.88

1. Kết luận .88

2. Kiến nghị .89

TÀI LIỆU THAM KHẢO .92

pdf119 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 827 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhu cầu tham vấn tâm lý của nhân viên văn phòng tại doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p Thương mại 90 35,5 269 100 Dịch vụ 89 33 Xây dựng và sản xuất 90 35,5 Tổng số phiếu phát ra là 300 phiếu. Số phiếu thu về: 290 phiếu Số phiếu không hợp lệ: 21 phiếu 49 Số phiếu hợp lệ còn lại: 269 phiếu Trong tồng số khách thể nghiên cứu là 269 khách thể, người nghiên cứu phân tích đặc điểm của nhóm khách thể nghiên cứu. Bảng 2.1 cho thấy, khách thể nghiên cứu là 269 nhân văn phòng làm tại doanh nghiệp với 3 loại hình doanh nghiệp khác nhau trong nội thành Thành phố Hồ Chí Minh. Trong 269 nhân viên văn phòng có: - Xét về giới tính: có 124 nam (46.1%), 145 nữ (53.9%) - Xét về tuổi: được chia làm 3 nhóm tuổi, nhóm tuổi <28 tuổi có 92 người (34.2%), nhóm tuổi từ 28<tuổi<35 tuổi có 125 người (56.5%), nhóm tuổi trên 35 tuổi có 25 người (9.3%). - Xét về tình trạng hôn nhân: được chia làm 3 nhóm: nhóm độc thân có 116 người (43.1%), nhóm đã kết hôn nhưng chưa có con có 79 người (29.4%), nhóm đã kết hôn và có con có 74 người (27.5%). - Xét về cuộc sống gia đình: được chia làm 4 nhóm: nhóm sống một mình có 70 người (26.0%), nhóm sống cùng với vợ/chồng có 88 người (32.7%), nhóm sống cùng gia đình có 46 người (17.1%), nhóm sống cùng gia đình chồng/vợ có 65 người (24.2%). - Xét về loại hình doanh nghiệp: được chia làm 3 loại hình. Nhóm loại hình doanh nghiệp thương mại có 90 người (35.5%), nhóm loại hình doanh nghiệp dịch vụ. 2.1.2. Mô tả công cụ nghiên cứu Để nghiên cứu nhu cầu TVTL của NVVP tại các DN trong TP.HCM, người nghiên cứu thành lập bảng hỏi để điều tra NVVP làm việc tại DN. Bảng hỏi được xây dựng dưới dạng phiếu thăm dò ý kiến theo các bước như sau: B1: Xây dựng phiếu thăm dò mở Bảng hỏi mở dành cho chuyên gia: bao gồm 10 câu hỏi mở. Người nghiên cứu xây dựng một bảng hỏi mở dành cho chuyên gia để tìm hiểu mức độ và thực trạng nhu cầu TVTL của NVVP, đồng thời tìm hiểu một vài nguyên nhân và vấn đề mà NVVP hay gặp phải trong công việc và cuộc sống. Bảng hỏi mở dành cho NVVP: bảng hỏi bao gồm 6 câu, và điều tra trên 15 NVVP đang làm việc tại các doanh nghiệp. Người nghiên cứu xác định nhu cầu tham vấn tâm lý và nguyên nhân hình thành nhu cầu tham vấn tâm lý của NVVP là thông qua các mối quan hệ hằng ngày trong công việc và cuộc sống 50 B2: Xây dựng phiếu thăm dò chính thức. Phần 1: Thông tin khách thể về bản thân nhân viên văn phòng Người nghiên cứu tìm hiểu các thông tin cá nhân bao gồm: giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, gia đình và loại hình doanh nghiệp đang làm việc. Phần 2: Nội dung bảng hỏi: Bao gồm 18 câu Khách thể tự đánh giá về 5 mức độ mà nhà nghiên cứu đưa ra: - Thường xuyên (TX),Gần như thường xuyên (GNTX), thỉnh thoảng (TT), hiếm khi (HK) và không bao giờ (KBG) - Đồng ý (ĐY), Gần như đồng ý (GNĐY), Lưỡng lự (LL), Không đồng ý (KĐY); Hoàn toàn không đồng ý (HTKĐY) - Câu 1, câu 2, câu 3, câu 4: khảo sát nhu cầu về các lĩnh vực TVTL của NVVP - Câu 5: Khảo sát thực trạng nguyên nhân hình thành nhu cầu TVTL của NVVP - - Câu 6: khảo sát nhu cầu tham vấn tâm lý của NVVP. - Câu 7: tìm hiểu kết quả đạt được khi các vấn đề được giải quyết. - Câu 8: khảo sát các lĩnh vực mà nhân viên văn phòng có nhu cầu TVTL - Câu 9; câu 11: khảo sát nguyên nhân và mức độ sử dụng các dịch vụ TVTL Những câu còn lại với phương thức nhiều lựa chọn: - Câu 10, câu 13, câu 14, câu 15, câu 16, câu 17: khảo sát mong muốn của nhân viên văn phòng đối với dịch vụ tham vấn tâm lý - Câu 18: tìm hiểu ý kiến đề xuất của nhân viên văn phòng về vấn đề chăm sóc sức khỏe của người lao động tại doanh nghiệp. Để tăng thêm độ tin cậy cho bảng câu hỏi, ngoài những câu hỏi đóng, người nghiên cứu còn đưa ra: những ý kiến khác vào cuối mỗi câu hỏi để khách thể trả lời theo ý kiến riêng của mình. 2.1.3. Cách thức thu và xử lý số liệu Giai đoạn 1: Lựa chọn mẫu để lấy số liệu Người nghiên cứu chọn lựa khách thể trong 3 loại hình doanh nghiệp với số lượng là như nhau: Loại Tên doanh nghiệp Địa chỉ Số Số 51 hình DN khách thể phiếu hợp lệ Thương mại Công ty TNHH Xen 89/17 Ngô Đức Kế, Phường 12, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM 20 17 Công ty CP Nhật Thiên Minh 796/17 Sư Vanh Hạnh, Phường 12, Quận 10. Tp.HCM 30 28 Công ty TNHH Siêu Siêu Nhỏ 750 Sư Vạn Hạnh ND, phường 12, Quận 10, Tp.HCM 20 18 Ngân hàng TMCP Nam việt Số 3-3A-3B và số 5 Sương Nguyệt Ánh, P.Bến Thành, Q.1 30 27 Dịch vụ Công ty TNHH công nghệ thông tin và du lịch Lesco Lầu 2 tòa nhà Hữu nghị, 35 Lê Lợi F Bến Nghé Q 1 20 18 Công ty TNHH P.A Việt Nam 254A Nguyễn Đình Chiểu , Phường 6, Quận 3, Tp. HCM 20 19 Chi nhánh công ty cổ phần đào tạo ứng dung Aprotrain (tp.hà nội) 212-214 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP.HCM 20 16 Công ty cổ phần Truyền thông Sơn Ca 15 Mai Thị Lựu, Phường Đakao, Quận 1, TP.HCM 20 18 CN Công ty TNHH Dịch vụ tin học FPT (TP. Hà Nội) 207/4 Nguyễn Văn Thủ, Phường Đakao, Quận 1, TP.HCM 20 18 Sản xuất Công ty cổ phần đầu tư Quốc tế Đại Dương 24 Hồ Biểu Chánh, Phường 11, Quận Phú Nhuận, TP.HCM 25 20 Công ty cổ phần Công nghệ Phương Nam 206/1 Sư Vạn Hạnh, Phường 2, Quận 10, TP.HCM 30 28 Công ty Cổ Phần Dịch 151 Nguyễn Đình Chiểu, 25 23 52 Vụ Phần Mềm Trò Chơi Phường 6, Quận 3,TP. HCM CN công ty cổ phần công nghệ Tinh Vân 06 Bàu Cát 1, Phường 14, Quận Tân Bình, TP.HCM 20 19 Giai đoạn 2: Thu số liệu, kiểm tra và loại bỏ các phiếu không hợp lệ Giai đoạn 3: Nhập và xử lý số liệu trên phần mềm SPSS Đối với các câu hỏi có mức độ thì được tính điểm như sau: Thường xuyên: 5 Đồng ý: 5 Gần như thường xuyên: 4 Gần như đồng ý: 4 Thỉnh thoảng: 3 Lưỡng lự: 3 Hiếm khi: 2 Không đồng ý: 2 Không bao giờ: 1 Hoàn toàn không đồng ý: 1 Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê trên phần mềm SPSS for window 20, thực hiện các số thống kê sau: - Tỷ lệ %, thống kê tần số - Điểm trung bình (Mean), xếp thứ hạng - Kiểm nghiệm T.Test, Anova Điểm trung bình các câu được phân chia như sau: - ĐTB > 4.5: Mức độ rất cao - 3.5 <= ĐTB <= 4.5: Mức độ cao - 2.5 <ĐTB < 3.5: Mức độ trung bình - Dưới 2.5: Mức độ thấp - Mức ý nghĩa quan sát: <=.05 Giai đoạn 4: Phỏng vấn sâu. Phỏng vấn một số NVVP: Tập trung vào phỏng vấn các nội dung gắn liền với bảng hỏi (xem thêm phụ lục 4), phỏng vấn với số lượng 10 NVVP để làm sáng tỏ thêm kết quả thu được từ phương pháp điều tra. 2.2. Thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của nhân viên văn phòng tại các doanh nghiệp ở Tp. HCM 53 2.2.1. Các vấn đề tâm lý của nhân viên văn phòng 2.2.1.1. Các vấn đề NVVP gặp phải trong các mối quan hệ xung quanh Bảng 2.2. Các vấn đề NVVP gặp phải trong các mối quan hệ xung quanh NỘI DUNG MỨC ĐỘ (N=269) ĐTB Thứ hạng KBG % HK % TT % GNTX % TX % 1 2 3 4 5 6 7 8 1 Gia đình: chồng vợ hoặc người yêu 56,9 15,2 27,9 0,0 0,0 1,71 7 2 Người thân trong gia đình 30,1 53,2 16,7 0,0 0,0 1,87 6 3 Chồng vợ hoặc người yêu 7,4 23,0 65,8 3,7 0,0 2,66 1 4 Đồng nghiệp 42,0 54,3 3,7 0,0 0,0 2,65 2 5 Cấp trên, quản lý 3,7 64,7 27,9 3,7 0,0 2,32 4 6 Bạn bè 3,7 31,2 65,1 0,0 0,0 2,61 3 7 Con cái (nếu có) 72,5 15,2 8,2 4,1 0,0 1,44 8 8 Hàng xóm, láng giềng 26,4 39,8 33,8 0,0 0,0 2,07 5 Bảng 2.2 ta thấy: Nhìn chung NVVP ít có xung đột trong các mối quan hệ xung quanh mình. Các xung đột đều ở mức độ trung bình và thấp với điểm trung bình từ 1.44 đến 2.66, không có mức xung đột cao. Không có sự lựa chọn mức độ TX, chỉ có 3/10 mối quan hệ có sự lựa chọn ở mức độ GNTX nhưng với tỉ lệ thấp đều >5% (cột 5-dòng 3,5,7). NVVP chủ yếu là các đối tượng có học thức vì vậy việc cư xử và quan hệ với mọi người xung quanh thường ít nảy sinh mâu thuẫn, đa số đều lựa chọn nhiều ở mức độ thỉnh thoảng và hiếm khi. Có 3 lựa chọn các đối tượng có mức xung đột tâm lý ở mức độ trung bình: cột 7-dòng 3,4,6. Mức độ xung đột tâm lý được NVVP lựa chọn nhiều nhất là trong mối quan hệ với “chồng vợ hoặc người yêu” với điểm ĐTB = 2.66, xếp hạng 1 trong 10 mối quan hệ mà người nghiên cứu đưa ra đối với NVVP trong cuộc sống hằng ngày. Có 65.8% chọn mức độ TT và 3.7% lựa chọn GNTX, tuy con số này không lớn nhưng nó lại là GNTX nên đáng để ý quan tâm. Trong những mối quan hệ thường ngày, người mà NVVP quan tâm nhất là các đối tượng 54 tình cảm, đó là mối quan hệ không thể thiếu được trong cuộc sống, thông qua đó họ có thể chia sẻ mọi vui buồn trong công việc và cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, trong mối quan hệ này không phải lúc nào cũng tốt đẹp, bởi vì mỗi một cá nhân có nhận thức, sở thích, tính cách khác nhau, .thì tất yếu có những sự khác biệt là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, đối với mối quan hệ tình cảm vợ chồng hoặc người yêu đã phát sinh ra nhiềumâu thuẫn làm cho những người NVVP không ít những lo lắng, buồn phiền. Mối quan hệ được NVVP lựa chọn kế tiếp và mức độ trung bình là với “đồng nghiệp” (ĐTB=2.65), đây là mối quan hệ NVVP gắn bó thường xuyên nhất trong cuộc sống hằng ngày, có 3.7% chọn TT có xung đột tâm lý, xếp thứ hạng 2. Cuối cùng là xung đột trong mối quan hệ với bạn bè, không có sự lựa chọn ở mức độ TX, chỉ có 3.7% chọn ở mức độ thỉnh thoảng. 5/10 chọn lựa còn lại đều ở mức độ thấp với ĐTB từ 1.44 đến 2.32. Có xung đột trong mối quan hệ với con cái cần được lưu ý, có 74 khách thể đã lập gia đình và có con trong đó có 11 người chọn ở mức độ GNTX chiếm 14.9% (N=74) trên tổng người có con có mối xung đột với con cái. Hiện nay việc giáo dục con cái đang là một vấn đề xã hội, việc tiếp xúc trò chuyện và thấu hiểu con cái không phải là chuyện dễ thực hiện trong thời đại ngày nay, mặt khác với việc tôn trọng con cái từ suy nghĩ đến các mối quan hệ tạo điều kiện cho con cái được phát triển bản thân cũng sẽ gây ra nhiều vấn đề do suy nghĩ và khoảng cách thời đại giữa cha mẹ và con cái. Các mối quan hệ còn lại: cột 1-dòng 1,2,5,8 đều ít nảy sinh mâu thuẫn, ĐTB đều ở mức độ thấp. Hiện nay, gia đình 1 thế hệ phát triển nên việc xảy ra mâu thuẫn với người thân trong gia đình chiếm tỉ lệ thấp xếp hạng thứ 6, cùng một quan điểm đó việc nảy sinh mâu thuẫn với người thân của gia đình chồng vợ hoặc người yêu càng ít xảy ra, chiếm vị trí gần cuối là thứ 7. Mâu thuẫn với cấp trên, quản lý cũng không phải thường xuyên đứng vị trí thứ 4 với ĐTB=2.32, cuối cùng là mối quan hệ với hàng xóm láng giềng, với ĐTB=2.07, mức độ thấp, đứng hạng thứ 5. Như vậy, khảo sát chung về các mâu thuẫn của NVVP gặp phải trong các mối quan hệ có xung đột tâm lý nhiều nhất là với “chồng vợ hoặc người yêu”, “bạn bè”, “với đồng nghiệp” nhưng tất cả các mâu thuẫn xung đột đều ở mức độ trung bình. 2.2.1.2. Các vấn đề nhân viên văn phòng gặp phải trong công việc Trong công việc, các vấn đề được NVVP đánh giá như sau: Vấn đề nảy sinh từ tính chất công việc 55 Bảng 2.3. Vấn đề NVVP gặp phải từ tính chất công việc Nội dung Mức độ (N=269) ĐTB Thứ hạng KBG % HK % TT % GNTX % TX % 1 2 3 4 5 6 7 8 1 Áp lực công việc 3,7 3,7 34,9 43,1 14,5 3,61 1 2 Sự nhàm chán trong công việc 3,7 26,0 58,7 7,8 3,7 2,82 4 3 Lo lắng về lương thấp 8,2 8,6 18,2 53,9 11,2 3,51 2 4 Công việc vượt quá khả năng của bạn 18,6 34,6 34,6 12,3 0,0 2,41 8 5 Công việc nhiều không đủ thời gian để làm 26,4 30,9 27,1 15,6 0,0 2,32 11 6 Sự cạnh tranh cao 19,3 34,9 19,3 26,4 0,0 2,53 6 Vấn đề được đánh giá ở mức độ cao là “áp lực từ công việc” có 57.6% người chọn ở mức độ thường xuyên và gần như thường xuyên (ĐTB=3.61) xếp hạng thứ nhất. Vấn đề tiếp theo được NVVP đánh giá ở mức độ cao đó là “lo lắng về lương thấp” (ĐTB=3.51) đứng hạng thứ 2. Như vậy, NVVP chịu những áp lực từ công việc gây nên cho họ những vấn đề tâm lý, bên cạnh đó với cường độ làm việc cao phải đạt được hiệu quả công việc cũng gây cho họ trạng thái căng thẳng. Chẳng hạn qua cuộc phỏng vấn Anh N.P.H. Long, 27 tuổi nhân viên Công ty TNHH Siêu Siêu Nhỏ cho biết: “mình làm nhân viên sale trong công ty, hàng tháng mình phải hoàn thành doanh số đưa ra, với ngành công nghệ thông tin không phải tháng nào cũng dễ dàng đạt được doanh số, với những tháng thấp điểm mình rất mệt mỏi để có thể đạt được mức yêu cầu công ty đưa ra, bên cạnh đó khi không đạt được yêu cầu về doanh số thì mức lương cũng không như mong muốn làm mình càng trong trạng thái căng thẳng lo lắng hơn”. Ta thấy, NVVP làm việc không chỉ hoàn thành trách nhiệm để đạt được hiệu quả công việc mà họ còn phải chịu những áp lực từ công ty đưa ra như: thời gian làm việc, doanh thu công ty, doanh số mỗi cá nhân, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập hàng tháng của mỗi NVVP, vì vậy họ luôn trong trạng thái phải đạt được yêu cầu đưa ra. Hiện nay trong thời 56 kì khủng hoảng kinh tế, rất nhiều DN đang rơi vào tình trạng hết sức khó khăn, nó làm cho kinh tế và việc bán hàng của mỗi công ty ngày càng khó khăn hơn. Điều này dẫn đến việc gây ra cho họ cảm giác lo lắng về lương thấp, lo lắng về thu nhập và thu chi hàng tháng. Nhìn bảng 2.3 ta thấy ngoài nhu cầu TVTL nảy sinh từ tính chất công việc như phân tích ở trên, các vấn đề còn lại nảy sinh từ tính chất công việc đều ở mức độ trung bình và thấp: yếu tố cột 1-dòng 2 (ĐTB=2.82), có 11.5% chọn mức độ TX và GNTX đứng hạng thứ 4; yếu tố ở cột 1-dòng 6 với ĐTB=2.53 đứng hạng thứ 6; yếu tố ở cột 1-dòng 4 (ĐTB-=2.41) hạng thứ 8;cuối cùng là cột 1-dòng 5 (ĐTB=2.32) hạng thứ 11; Nhìn chung các vấn đề từ tính chất công việc mang tính khách quan vì vậy NVVP sẽ khó có khả năng thay đổi, các vấn đề trên cần sự phấn đấu và học tập của NVVP để khắc phục vì vậy điều đó càng tạo nên áp lực và căng thẳng cho NVVP. Vấn đề nảy sinh từ môi trường làm việc và các mối quan hệ trong công việc Bảng 2.4. Vấn đề nảy sinh từ môi trường làm việc và mối quan hệ trong công ty Nội dung Mức độ (N=269) ĐTB Thứ hạng KBG % HK % TT % GNTX % TX % 1 2 3 4 5 6 7 8 1 Giao tiếp với đồng nghiệp: bất đồng, hiểu lầm 7,4 46,1 42,8 3,7 0,0 2,43 7 2 Sợ bị mất việc 26,8 15,2 54,3 3,7 0,0 2,35 9 3 Sự đối xử không công bằng của cấp trên 19,0 49,8 16,0 7,4 7,8 2,35 9 4 Phân công công việc chưa hợp lý 7,8 23,0 53,9 7,4 7,8 2,84 3 5 Công ty hoạt động quan liêu, bao cấp 34,2 34,9 11,9 7,4 11,5 2,27 12 6 Các chính sách chưa hợp lý 11,5 34,6 38,7 3,7 11,5 2,69 5 7 Môi trường làm việc không thân thiện, thoải mái 53,2 27,5 11,5 4,1 3,7 1,78 14 8 Môi trường làm việc ảnh hưởng 27,1 34,2 30,9 7,8 0,0 2,27 12 57 đến sức khỏe bản thân Bảng 2.4 cho thấy các vấn đề nảy sinh từ các mối quan hệ trong công việc và từ môi trường làm việc đều ở mức độ trung bình và thấp với ĐTB từ 1.78 đến 2.84. Yếu tố ở cột 1- dòng 4 đứng hạng thứ 3, trong bảng nhưng đứng hạng đầu tiên trong các yếu tố từ môi trường và quan hệ trong công việc. Trong công việc, mỗi người có trách nhiệm và nhiệm vụ khác nhau nhưng không phải ai cũng được phân công những công việc phù hợp với năng lực và khả năng của bản thân, có 15.2% NVVP chọn mức độ TX và GNTX (ĐTB=2.84:cột 8-dòng 4), mức độ trung bình. Ở đây ta thấy rằng không chỉ áp lực lượng khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ mà NVVP còn chịu áp lực từ chính công việc của họ, bởi một khi phân công công việc không hợp lý thì hiệu quả công việc sẽ khó đạt được mức tối ưu. Yếu tố tiếp theo cột 1-dòng 6 có điểm trung bình ở mức độ trung bình (ĐTB=2.69) hạng thứ 5. Các yếu tố còn lại cột 1–dòng 1,2,3,5,7,8 đều ở mức độ thấp với ĐTB<2.5. Như vậy ta thấy các vấn đề nảy sinh từ môi trường làm việc và các mối quan hệ trong công việc đều không ở mức độ cao. Nhìn chung, trong công việc những nguyên nhân nảy sinh từ môi trường làm việc và các mối quan hệ trong công việc không là vấn đề chính tạo ra những điều lo lắng cho NVVP. Vấn đề NVVP quan tâm vẫn là những vấn đề liên quan trực tiếp từ tính chất công việc như áp lực từ công việc và lo sợ về lương thấp. - So sánh các vấn đề của NVVP nảy sinh từ công việc theo giới tính và loại hình doanh nghiệp Bảng 2.5. So sánh các vấn đề nảy sinh từ công việc theo giới tính và loại hình DN Nội dung Giới tính Mức ý nghĩa Loại hình doanh nghiệp Mức ý nghĩa ĐTB ĐTB Nam Nữ TM Dịch vụ Sản xuất 1 2 3 4 5 6 7 8 1 Áp lực công việc 3,43 3,77 .139 3,68 3,54 3,61 .107 2 Giao tiếp với đồng nghiệp: bất đồng, hiểu lầm, 2,38 2,47 .000 2,89 2,02 2,37 .298 3 Sự nhàm chán trong công việc 2,70 2,92 .001 3,11 2,47 2,87 .000 58 4 Lo lắng về lương thấp 3,42 3,59 .143 3,89 3,03 3,61 .000 5 Sợ bị mất việc 2,19 2,49 .616 2,44 2,11 2,49 .105 6 Sự đối xử không công bằng của cấp trên 1,91 2,73 .081 3,11 1,80 2,14 .000 7 Phân công công việc chưa hợp lý 2,77 2,91 .155 3,22 2,33 2,98 .000 8 Công ty hoạt động quan liêu, bao cấp 2,07 2,44 .000 3,22 1,45 2,13 .000 9 Các chính sách chưa hợp lý 2,47 2,88 .243 3,44 2,12 2,50 .000 10 Công việc vượt quá khả năng của bạn 2,17 2,61 .094 2,33 2,49 2,39 .501 11 Công việc nhiều không đủ thời gian để làm 2,19 2,43 .015 2,44 1,90 2,61 .000 12 Môi trường làm việc không thân thiện thoái mái 1,69 1,86 .533 2,33 1,35 1,64 .000 13 Sự cạnh tranh cao 2,47 2,58 .729 2,67 1,87 3,04 .000 14 Môi trường làm việc ảnh hưởng đến sức khỏe 2,14 3,39 .396 2,89 1,80 2,12 .000 Bảng 2.5 cho thấy Xét theo giới tính: có sự khác biệt ý nghĩa của các vấn đề nảy sinh từ công việc theo giới tính với các yếu tố tại cột 1-dòng 2,3,8,11 với mức ý nghĩa <.05. Ta thấy các yếu tố trên đều thì nữ luôn cao hơn nam, điều này cho thấy ở nữ các vấn đề như giao tiếp thì luôn có những mặt hạn chế họ không thể giao tiếp một cách thoái mái như nam giới. Về công việc ở nữ giới thường quan tâm đến chi tiết nên họ có cảm giác công việc nhàm chán và công ty hoạt động quan liêu bao cấp hơn nam giới. Cuối cùng, nữ giới ngoài việc tại công ty họ còn có nhiều công việc khác trong gia đình như nội trợ, chăm sóc con cái, vì vậy thời gian của thường không đủ để đấp ứng cho công việc. Xét theo loại hình doanh nghiệp: ta nhận thấy rất rõ, 10/14 yếu tố có sự khác biệt về mặt thống kê giữa ba tiêu chí trong khách thể nghiên cứu (mức ý nghĩa<=.005). Với 4 yếu tố không có ý nghĩa về mặt thống kê tại cột 1-dòng 1,2,5,10 ta thấy với bất kì một lại hình doanh nghiệp nào thì cũng có áp lực công việc, trong giao tiếp với mọi người thì khó khăn cũng không phụ 59 thuộc vào tính chất công ty, hơn nữa trong thời kì kinh tế khó khăn bất cứ một DN nào cũng có nguy cơ phá sản vì vậy tâm lý lo lắng mất việc của mọi DN là như nhau. Như vậy, có sự khác biệt nguyên nhân hình thành nhu cầu TVTL từ công việc theo giới tính và loại hình doanh nghiệp 2.2.1.3. Các vấn đề của nhân viên văn phòng nảy sinh từ trong cuộc sống Bảng 2.6. Các vấn đề nảy sinh từ trong cuộc sống Nội dung Mức độ (N=269) ĐTB Thứ hạng KBG % HK % TT % GNTX % TX % 1 2 3 4 5 6 7 8 1 Không hòa hợp với các thành viên trong gia đình 15,2 58,4 26,4 0,0 0,0 2,11 6 2 Không có thời gian chăm sóc gia đình và bản thân 11,2 21,6 24,9 27,1 15,2 3,14 3 3 Quá nhiều công việc nhà và không được chia sẻ công việc nhà trong gia đình 19,0 27,5 37,9 11,9 3,7 2,54 5 4 Khó khăn trong việc giao tiếp và giáo dục con cái (nếu có) 60,6 3,7 23,8 8,2 3,7 1,91 8 5 Không có người nói chuyện tâm sự 42,4 19,3 34,2 4,1 0,0 2,00 7 6 Khó khăn xử lý các mối quan hệ xung quanh: hàng xóm, bạn bè, 20,8 10,0 17,5 33,1 18,6 3,19 2 7 Không có tiếng nói trong gia đình 38,3 34,9 26,8 0,0 0,0 1,88 9 8 Áp lực vì kinh tế, chi tiêu trong cuộc sống 11,5 10,4 17,1 35,7 25,3 3,53 1 9 Sức khỏe bản thân không đủ cho các hoạt động hằng ngày 18,6 31,2 23,4 19,7 7,1 2,65 4 Bảng 2.6 cho thấy: Trong cuộc sống việc chịu áp lực từ kinh tế được lựa chọn nhiều nhất với ĐTB=3.53 (cột 7-dòng 8), mức độ cao, có 61% người lựa chọn ở mức độ GNTX và TX. Ta thấy hiện nay vấn đề kinh tế đang gặp khó khăn, rất nhiều DN rơi vào tình trạng khủng hoảng và phá sản, bên cạnh đó tình trạng lạm phát cũng ngày càng tăng cao, chính những yếu 60 tố đó đã tác động đến việc chi tiêu trong cuộc sống hằng ngày của hầu hết người đi làm, tạo nên một áp lực không nhỏ trong cuộc sống của họ. Đứng hạng 2 trong những vấn đề của cuộc sống xuất phát chính từ việc xử lý các mối quan hệ xung quanh mỗi người với ĐTB=3.19 (cột 7-dòng 6), mức độ trung bình. Ta thấy, việc xác lập và duy trì các mối quan hệ ngày nay trở nên khó khăn hơn ngày xưa, hiện nay do quỹ thời gian hạn chế, việc đi làm, chăm sóc gia đình đã phần nào chiếm hết quỹ thời gian đó nên việc dành thời gian cho các mối quan hệ khác là hạn chế, vì vậy khi xảy ra vấn đề việc giải quyết cũng gặp nhiều cản trở. Cùng ý kiến đó là việc sắp xếp thời gian dành cho gia đình và bản thân, NVVP hiện nay đôi khi không chỉ làm việc trong giờ hành chính, có những công việc cần làm ngoài giờ mới có thể đáp ứng hết, vì vậy thời gian dành cho bản thân cũng không còn, có 42.3% (cột 6-dòng 2) lựa chọn GNTX và TX không có thời gian dành cho gia đình và bản thân với ĐTB= 3.14, mức độ trung bình đứng hạng thứ 3. Trong bảng 2.6 có một yếu tố cần lưu ý “khó khăn trong việc giao tiếp và giáo dục con cái” (cột 1-dòng 4), có 32 người lựa chọn GNTX và TX, có 74 khách thể đã lập gia đình và có con, như vậy có 32/74 người gặp khó khăn trong việc giao tiếp và giáo dục con cái, với 47% là con số đang lưu ý và cần được quan tâm. Như vậy, với các vấn đề trong cuộc sồng phần lớn NVVP gặp phải là do các vấn đề về lo lắng kinh tế chi tiêu trong gia đình và quỹ thời gian có nhiều hạn chế, nó ảnh hưởng đến việc sắp xếp thời gian cho các mối quan hệ, cho gia đình con cái và bản thân. - So sánh các vấn đề nảy sinh từ cuộc sống theo giới tính và tình trạng hôn nhân Bảng 2.7. So sánh các vấn đề nảy sinh từ cuộc sống theo giới tính và tình trạng hôn nhân Nội dung Giới tính Mức ý nghĩa Tình trạng hôn nhân Mức ý nghĩa ĐTB ĐTB Nam Nữ CL GĐ ĐLGĐ CCC ĐLGD CC 61 1 2 3 4 5 6 7 8 1 Không hòa hợp với các thành viên trong gia đình 2,22 2,02 .885 2,10 2,23 2,00 .085 2 Không có thời gian chăm sóc gia đình và bản thân 3,06 3,21 .005 3,04 2,82 3,62 .262 3 Quá nhiều công việc nhà và không được chia sẻ công việc nhà trong gia đình 2,53 2,54 .000 2,58 2,32 2,72 .053 4 Khó khăn trong việc giao tiếp và giáo dục con cái (nếu có) 1,82 1,98 .761 1,51 1,33 3,15 .004 5 Không có người nói chuyện tâm sự 2,14 1,88 .003 2,10 1,97 1,56 .243 6 Khó khăn xử lý các mối quan hệ xung quanh: hàng xóm, bạn bè, 3,56 2,87 .001 3,27 3,49 2,73 .002 7 Không có tiếng nói trong gia đình 1,76 1,99 .082 1,72 1,91 2,12 .003 8 Áp lực vì kinh tế, chi tiêu trong cuộc sống 3,14 3,86 .000 3,45 3,24 3,96 .002 9 Sức khỏe bản thân không đủ cho các hoạt động hằng ngày 2,54 2,75 .002 2,65 2,61 2,72 .851 Bảng 2.7 cho thấy:Xét theo giới tính: có 6/9 yếu tố có sự khác biệt giới tính về mặt thống kê với mức ý nghĩa <0.05. Có những yếu tố có mức ý nghĩa rất cao =.000 yếu tố tại cột 1-dòng 3,8. Ta thấy hiện nay việc nội trợ và các công việc trong gia đình luôn do nữ giới đảm nhiệm, đồng thời cùng với việc lo lắng việc nhà thì những lo lắng về chi tiêu, áp lực cuộc sống ở nữ giới luôn cao hơn nam giới, vì vật sự khác biệt thống kê theo giới ở nam và nữ là rất lớn. Các yếu tố còn lại cũng đều ở mức khác biệt về mặt thống kê là rất cao <0.005. Vì vậy cần quan tâm nhiều hơn đến nữ giới về các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày Xét theo tình tình trạng hôn nhân: có 4/9 yếu tố có sự khác biệt về mặt thống kê với mức ý nghĩa <0.05. Khác biệt lớn nhất là 2 yếu tố tại cột 1-dòng 6,8. Ta thấy sự khác biệt rất lớn giữa những người chưa lập gia đình, đã lập gia đình và đã có con, những người lập gia đình có 62 nhiều mối quan hệ hơn những người chưa lập gia đình nên việc xử lý các mối quan hệ sẽ gặp khó khăn hơn, những người có gia đình và có con thì áp lực về cuộc sống về kinh tế và chi tiêu cao hơn những người còn độc thân. Yếu tố tại cột 1-dòng 4,7 đều có sự khác biệt về mặt thống kê lớn, vì các vấn đề này đều nảy sinh với những người đã lập gia đình nên có sự khác biệt là rất rõ so với người độc thân. 2.2.1.4. Các vấn đề của NVVP nảy sinh từ đời sống tình cảm Bảng 2.8. Các vấn đề nảy sinh từ đời sống tình cảm. Nội dung Mức độ (N=269) ĐTB Thứ hạng KBG % HK % TT % GNTX % TX % 1 2 3 4 5 6 7 8 1 Không có thời gian dành cho đối phương: trò chuyện, đi chơi, 22,7 26,8 39,0 3,7 7,8 2,47 5 2 Tranh cãi do các áp lực từ gia đình 2 bên 19,0 42,4 30,9 7,8 0,0 2,28 7 3 Tranh cãi do các vấn đề trong công việc 11,5 42,4 34,9 11,2 0,0 2,46 6 4 Tranh cãi các vấn đề trong đời sống hằng ngày 0,0 26,8 50,6 22,7 0,0 2,96 2 5 Tranh cãi do chênh lệch về kinh tế giữa 2 người 39,0 45,0 16,0 0,0 0,0 1,77 10 6 Khó hòa hợp với gia đình 2 bên 19,0 52,0 21,6 3,7 3,7 2,21 8 7 Áp lực lo cho tương lai cuộc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_06_05_7097592804_7835_1871534.pdf
Tài liệu liên quan