Luận văn Xác định lượng giống và tổ hợp phân bón thích hợp trong thâm canh lúa Hương thơm số 1 tại huyện Điện Biên - Vụ xuân năm 2007

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC .3

1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài. 3

1.1.1. Cơ sở khoa học. 3

1.5.1. Những hạn chế trong sử dụng phân bón. 35

1.5.2. Hiện trạng sử dụng giống. 36

1.5.3. Tình hình phát sinh, phát triển sâu bệnh hại. 38

1.5.4. Năng suất và hiệu quả kinh tế. 39

1.5.5. Định hướng sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới.42

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.43

2.1. Vật liệu nghiên cứu . 43

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. 43

2.3. Nội dung nghiên cứu . 43

2.4. Phương pháp nghiên cứu . 43

2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu . 4

pdf123 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xác định lượng giống và tổ hợp phân bón thích hợp trong thâm canh lúa Hương thơm số 1 tại huyện Điện Biên - Vụ xuân năm 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiên cứu của Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI). Đánh giá bằng thang đ iểm từ thấp đến cao. 1 1. Chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng +Thời gian sinh trưởng Tính từ ngày gieo đến ngày chín hoàn toàn (trên 90% số hạt chín). Các chỉ tiêu cần theo dõi. - Số ngày từ gieo đến đẻ nhánh: Có > 50% số cây đẻ nhánh. - Số ngày từ gieo đến làm đòng: Có > 50% số cây làm đòng. - Số ngày từ gieo đến ngày bắt đầu trỗ: Có > 10% số khóm có bông vươn ra ngoài bẹ lá đòng. - Số ngày từ gieo đến kết thúc trỗ : Có > 80% số bông vươn ra ngoài bẹ lá đòng. - Số ngày từ gieo đến chín hoàn toàn( tổng thời gian sinh trưởng và phát triển): Có > 90% số hạt/bông chín. - Định cây theo dõi: Trên mỗ i ô thí nghiệm, dùng 5 que cắm 5 điểm theo 2 đường chéo góc, trên mỗi ô thí nghiệm theo dõi 5 khóm. 2. Chiều cao cây 5 điểm, mỗi điểm 1 cây, 2 tuần theo dõi một lần. Chiều cao cây được đo từ sát mặt đất đến mút lá. + Xác định chiều cao cuối cùng 3. Số nhánh đẻ Chọn mẫu theo phương pháp đường chéo 5 điểm/ô; định kỳ 2 tuần theo dõi 1 lần. 4. Chỉ số diện tích lá Vào các thời kỳ làm đòng, trỗ và sau trỗ 20 ngày, chọn ngẫu nhiên mỗi ô 3 cây phân bố đều trong ô. Tính diện tích lá/ khóm bằng phương pháp cân nhanh: Cắt tất cả các lá/khóm, cắt lá xếp sát liền nhau trong 1 ô rộng 1dm 2 ; cân khối lượng 1dm 2 lá (p ) sau đó cân khối lượng toàn bộ lá/3 khóm (p2). 2 1 LAI = P2 số khóm/m đất P1 100 Trong đó: P là khối lượng 1dm 2 lá xanh P2 là khố i lượng lá xanh toàn khóm 100 là hệ số quy đổi từ đơn vị dm2 sang đơn vị m2 5. Khả năng tích luỹ vật chất khô: (DM) - Phương pháp chọn mẫu như phương pháp theo dõi chỉ số diện tích lá: Từ các khóm lúa đều đào, cắt riêng lá, thân, rễ sấy khô đến khi khố i lượng không đổi để cân khối lượng chất khô. 6. Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại chính + Loại sâu: - Mật độ con/m2 + Loại bệnh Tỷ lệ, cấp bệnh (%), phân cấp bị bệnh theo thang 9 cấp (phương pháp điều tra phát hiện sâu bệnh hại cây trồng). Đạo ôn hại lá Theo dõi ở giai đoạn sinh trưởng 2 - 3, ước lượng thực tế % diện tích lá bị bệnh với dạng hình vết bệnh phổ biến. Cấp 0 : Không cho thấy vết bệnh Cấp 1 : Vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đường kính 1 - 2mm, có viền nâu rõ rệt. Hầu hết các lá dưới đều có vết bệnh. Cấp 2 : Các vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sản sinh bào tử. Cấp 3 : Dạng hình vết bệnh như ở bậc 2 nhưng vết bệnh xuất hiện đáng kể ở các lá. Cấp 4 : Vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm dài 3mm hoặc dài hơn, diện tích vết bệnh trên lá dưới 4% diện tích lá. Cấp 5 : Vết bệnh điển hình chiếm 4 - 10% diện tích lá Cấp 6 : Vết bệnh điển hình chiếm 11 - 25% diện tích lá Cấp 7 : Vết bệnh điển hình chiếm 25 - 50% diện tích lá 2 Cấp 8 : Vết bệnh điển hình chiếm 50 - 75% diện tích lá Cấp 9 : Hơn 75 % diện tích lá bị bệnh 7. Chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất - Các chỉ tiêu về năng suất : + Số khóm/m2 + Số bông/khóm + Tổng số hạt/bông : Các bông trong một khóm đã đo các chỉ tiêu trên đem chia thành 3 lớp (1lớp bông to, 1 lớp bông trung bình, 1 lớp bông nhỏ) rồi lấy ngẫu nhiên mỗi lớp một bông và đếm số hạt trên bông đó . + Số hạt chắc/bông : đếm số hạt chắc trên các bông đã đếm/ tổng số hạt + P1000 hạt : cân 2 lần 500 hạt sao cho 2 lần cân không chênh lệch quá 5 % rồi lấy tổng khối lượng 2 lần cân đó (cân ở độ ẩm 14%). + Năng suất lý thuyết (tạ/ha) NSLT = Số bông/m 8. Năng suất thực thu (tạ/ha) Số hạt chắc/bông P1000 hạt (Tạ/ ha) 10.000 - Gặt toàn bộ ô thí nghiệm, tuốt phơi khô đạt độ ẩm 14%, quạt sạch cân trọng lượng sau đó cộng trọng lượng hạt của 10 khóm đó được đo đếm trước và trọng lượng của các khóm đó nhổ để theo dõi các chỉ tiêu khác. 9. Phương pháp tính hiệu quả kinh tế + Tổng thu (triệu đồng/ha) = Năng suất giá bán (tại thời điểm tiến hành đề tài). + Tổng chi (triệu đồng/ha) = Các chi phí : giống, phân bón (tính cả phân chuồng), tiền công, thuốc BVTV. + Lãi thuần = Tổng thu - Tổng chi 2.5. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu Các số liệu thu được từ thí nghiệm được tổng hợp và xử lý thống kê sinh học, theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) bằng chương trình Statistix 3.5. Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm thời tiết và khí hậu của Điện Biên Cây lúa cũng như những loại cây trồng khác , quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh. Đặc biệt đ iều kiện khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa. Khí hậu gồm một số yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, ẩm độ Các yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa, khi những nhân tố này tác động theo chiều hướng có lợi thì năng suất lúa tăng và ngược lại. Dựa trên cơ s ở hiểu biết này chúng ta mới xác định được chế độ trồng trọt bố trí cơ cấu cây trồng và mùa vụ hợp lý, áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm thâm canh tăng năng suất sản lượng lúa. Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21 - 23 0 C, Lượng mưa hàng năm tương đối cao, trung bình từ 1.700 - 2.500mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa lớn thường tập trung vào các tháng 6, 7, 8 và chiếm tới 80% lượng mưa cả năm. Các tháng khô hạn bắt đầu từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau và chỉ chiếm khoảng 20% lượng mưa hàng năm. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 80 - 85%. Số giờ nắng hàng năm bình quân từ 1.580 -1.800 giờ. Qua số liệu bảng 3.1 cho thấy: - Nhiệt độ: Trung bình của các năm giao động không nhiều từ 22 - 23 o C, tuy nhiên đối với sản xuất lúa đông xuân thì thời gian đầu thường gặp rét, nhiệt độ trong 3 tháng đầu năm đều dưới 20oC làm quá trình nảy mầm của hạt giống, giai đoạn đầu của mạ kém phát triển nên quá trình s inh trưởng của lúa b ị chậm lại. Nhưng từ tháng 4 trở đi nhiệt độ biến động từ 23 - 27 o C là thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển cho lúa, đặc biệt là quá trình trỗ bông và chín. Bảng 3.1. Diễn biến m ột số yếu tố khí tượng ở huyện Điện Biên - Điên Biên (2005-2007) Các yếu tố thời tiết Nhi ệt độ trung bì nh các t háng trong năm Số gi ờ nắng các tháng trong năm Lƣợng mƣa các tháng trong năm Độ ẩm khô ng khí các tháng trong năm Tháng 2005 2006 2007 2005 2006 2007 2005 2006 2007 2005 2006 2007 1 16,5 17,3 17,0 130 188 176 17 -- 2 79 83 79 2 23,1 20,4 18,7 196 200 212 12 23 2 76 84 75 3 19,7 21,2 21,5 152 194 220 115 40 -- 77 83 80 4 23,6 24,3 22,7 178 207 145 126 87 224 85 84 82 5 26,1 24,6 24,8 226 178 189 92 103 114 79 84 83 6 26,1 26,9 27,0 81 154 160 399 108 279 85 85 84 7 26,5 28,9 26,0 162 103 98 313 437 358 84 91 87 8 25,8 25,6 25,9 87 156 165 376 363 161 86 90 88 9 25,3 24,2 24,3 171 159 147 50 50 291 81 88 87 10 23,4 24,2 22,9 173 170 146 27 50 17 79 85 82 11 20,5 20,6 18,0 155 197 150 26 17 4 83 82 81 12 16,3 16,0 19,0 121 145 189 25 1 83 84 80 Tổ ng 272,9 274,2 267,8 1832 2051 1997 1578 1279 1452 977 1023 988 TB năm 22,8 22,9 22,3 152,7 170,9 166,4 131,5 106,6 121 81,4 85,3 82,3 (Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn huyện Điện Biên - Điện Biên) - Số giờ nắng: Cây lúa cần một lượng tổng tích ôn đủ thì mới trỗ bông, nên yếu tố này là rất quan trọng. trong bảng trên cho thấy tổng số giờ nắng trong các. Tháng ở mức trung bình, tuy nhiên tháng 4,5 và 8,9 là tương đối cao điều này sẽ là điều kiện tốt cho quá trình trỗ bông và phơi màu của 2 vụ đông xuân và vụ mùa. - Lượng mưa: Qua theo dõi trong 3 năm thì thấy rằng lượng mưa ở Điện Biên là khá thuận lợi cho quá trình sinh trưởng dinh dưỡng của cây lúa, nhưng trong giai đoạn sinh trưởng sinh thực thì lượng mưa lớn đặc biệt là tháng 6 và tháng 10. Do vậy cần căn cứ vào lượng mưa trung bình các tháng trong năm để bố trí mùa vụ hợp lý và nhất là thu hoạch lúa đúng thời đ iểm, thực hiện theo phương châm “Xanh nhà hơn già đồng”. - Độ ẩm không khí: Nhìn chung độ ẩm của các tháng là tương đối cao, điều này tạo thuận lợi cho cây lúa s inh trưởng phát triển nhưng cũng là đ iều kiện để sâu bệnh hại phát sinh, phát triển. Như vậy: Qua theo dõi một số yếu tố chính của thời tiết khí hậu các tháng trong 3 năm thì thấy rằng, điều kiện thời tiết khí hậu như vậy là thuận lợi cho quá trình s inh trưởng và phát triển của cây lúa. Tuy nhiên, cần có chế độ nước hợp lý, nhất là phải có hệ thống tiêu nước kịp thời của các tháng gần thu hoạch. Đi đôi với vấn đề thuỷ lợi thì cũng cần quan tâm đến vấn đề phòng trừ dịch hại mà một trong những biện pháp quan trọng là chế độ bón phân, gieo cấy với mật độ hợp lý. 3.2. Các kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của lƣợng giống và tổ hợp phân bón đến các chỉ tiêu nghiên cứu của giống lúa HT1 Trong quá trình điều tra về tình hình sản xuất lúa ở huyện Đ iện Biên cho thấy nổi cộm lên hai vấn đề bất cập là tình trạng sử dụng lượng giống quá cao (thường từ 100 - 150kg/ha) và sử dụng phân bón không cân đối đặc biệt là sử dụng đạm nhiều mà Kali lại rất ít. Vì vậy, chúng tối tiến hành thí nghiệm “Xác định lượng giống và tổ hợp phân bón thích hợp trong thâm canh lúa HT1 ở Điện Biên - vụ xuân năm 2007” nhằm xây dựng quy trình thâm canh cho giống lúa thuần HT1 cũng như có thể áp dụng cho một số giống lúa thuần khác có các đặc tính nông học tương tự. Trong q uá trình tiến hành thí nghiệm chúng tô i đã tiến hành nghiên cứu các chỉ tiêu đ iển hình và quan trọ ng để đưa ra được các khuyến c áo chính xác và có ý nghĩa trong nghiên cứu và sản xuất cho sản xuất lúa của huyện Đ iên Biện. 3.2.1. Ảnh hưởng của lượng giống và tổ hợp phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống lúa HT1 Thời gian sinh trưởng của một giống lúa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thời vụ, điều kiện thời tiết, đặc tính nông s inh học giống và kỹ thuật chăm sóc đặc biệt là chế độ phân bón. Đối với vụ xuân 2007 do rét kéo dài nên thời gian từ gieo đến đẻ nhánh kéo dài. Tuy nhiên, do được bón lót lân và đạm, áp dụng đầy đủ các biện pháp kỹ thuật như chế độ nước phù hợp, nên chất lượng lúa vẫn đảm bảo. Kết quả theo dõi thời gian sinh trưởng của giống lúa HT1 được thể hiện ở bảng 3.2. Bảng 3.2: Ảnh hưởng của lượng giống và tổ hợp phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống lúa HT1 Công thức Giai đoạn sinh trƣởng (ngày) Mức phân Lƣợng giống Gieo - Trỗ Trỗ - Chín Tổng thời gian sinh trƣởng P1 G1 76 34 110 G2 76 34 110 G3 (Đ/C 1) 76 34 110 P2 G1 79 34 113 G2 79 34 113 G3 (Đ/C 2) 79 34 113 P3 G1 80 35 115 G2 80 35 115 G3 (Đ/C 3) 80 35 115 Qua bảng số liệu 3.2 cho thấy: Thời gian sinh trưởng của HT1 giao động từ 110 - 115 ngày tuỳ theo các công thức nghiên cứu. Trong đó, tổng thời gian s inh trưởng tăng theo chiều tăng của mức phân bón (Đạm và Kali), còn lượng giống gieo không làm ảnh hưởng đến tổng thời gian sinh trưởng ở cả 3 mức phân. Điều này có thể giải thích là khi bón tăng mức phân thì có chiều hướng kéo dài thời gian sinh trưởng do kéo dài tuổi thọ của lá. Như vậy: Ở các 3 mức phân lượng giống không ảnh hưởng đến tổng thời gian s inh trưởng, tổng thời gian sinh trưởng tăng khi tăng mức phân. 3.2.2. Ảnh hưởng của lượng giống và tổ hợp phân bón đến chiều cao cây của giống lúa HT1 Chiều cao cây trên đồng ruộng là một chỉ tiêu quan trọng. Chiều cao cây của cây lúa chính là kết quả của sự tăng trưởng thân lá từ khi nảy mầm đến lúc hình thành đốt, vươn lóng và trỗ bông hoàn toàn. Sự tăng trưởng chiều cao cây nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều yếu tố như: nhiệt độ, ánh sáng, lượng phân bón đặc biệt là phân đạm và loại phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Kết quả theo dõi về động thái chiều cao cây của giống lúa HT1 qua các tuần theo dõi được trình bày ở bảng 3.3. Qua kết quả nghiên cứu này cho thấy: Chiều cao cây tăng dần qua các tuần theo dõi và tăng theo chiều tăng của mức phân bón (Đạm và Kali). - Giai đoạn 2 - 4 tuần sau đẻ nhánh: Khi tăng mức phân bón thì chiều cao cây tăng giữa các công thức thí nghiệm. Trong cùng một mức phân bón thì việc tăng lượng giống gieo sạ không làm tăng chiều cao cây. - Giai đoạn 4- 8 tuần sau đẻ nhánh: Sự biến động của chiều cao cây vẫn tương tự như các giai đoạn trước, tuy nhiên lúc này trong cùng một mức phân thì việc tăng lượng giống đã làm giảm chiều cao cây. Điều này có thể giải thích,khi tăng lượng giống gieo đồng nghĩa với việc tăng mật độ cây/m2 nên việc cạnh tranh d inh dưỡng sảy ra mạnh hơn. Mặt khác, khi tăng mật độ thì việc cạnh tranh ánh sáng d iễn ra mạnh hơn nên chiều cao cây phải vươn dài hơn để đáp ứng. Bảng 3.3: Ảnh hưởng của lượng giống và tổ hợp phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa HT1 từ khi đẻ nhánh Đơn vị: cm Công thức Tuần sau đẻ nhánh Mức phân Lƣợng giống 2 4 6 8 10 12 P1 G1 19,7 3 33,5 0 60,3 7 76,6 0 83,3 7 88,4 7 G2 19,5 7 35,4 3 62,3 7 78,9 7 85,8 7 90,4 0 G3 (ĐC1) 19,3 0 36,5 7 65,6 7 80,3 3 88,4 0 91,5 7 Trung bình P1 19,5 3 35,1 7 62,8 0 78,6 3 85,8 8 90,1 4 P2 G1 21,2 7 34,8 3 62,5 3 78,1 3 88,2 7 89,6 3 G2 21,0 0 36,7 0 64,9 3 80,9 0 90,0 0 91,4 0 G3 (ĐC2) 21,4 7 38,5 3 67,3 0 82,0 3 91,2 7 94,2 7 Trung bình P2 21,2 4 36,6 9 64,9 2 80,3 6 89,8 4 91,7 7 P3 G1 22,9 3 37,0 3 63,9 0 80,7 7 89,3 7 91,4 3 G2 22,1 3 38,2 7 67,5 0 81,6 3 91,2 7 92,5 0 G3 (ĐC3) 21,6 0 40,2 3 69,5 7 83,5 7 93,2 7 94,1 3 Trung bình P3 22,2 2 38,5 1 66,9 9 81,9 9 91,3 0 92,6 9 Ảnh hưởng của phân ** ** ** ** ** * Ảnh hưởng của lượng giống gieo ns ** ** ** ** ** Ảnh hưởng tương tác ns ** ** * ** * LSD 0,05 0,90 0,63 1,06 1,14 1,17 1,32 CV% 8,46 7,88 7,70 7,15 6,73 7,29 - Giai đoạn 10 tuần sau đẻ nhánh: Trong giai đoạn này,phan bón vẫn là yếu tố tác động mạnh đến chiều cao cây. Khi tăng mức phân cũng làm tăng chiều cao cây giữa các công thức. Về lượng giống gieo, do chiều cao cây ở giai đoạn này đạt khá cao (83,37 - 93,27cm) nên việc cạnh tranh ánh sáng diễn ra mạnh, do vậy khi t ăng lượng giống gieo chiều cao cây cũng tăng lên đáng kể. - Giai đoạn 12 tuần sau đẻ nhánh (Chiều cao cây cuối cùng) Chiều cao (cm) 95 94 93 92 91 90 89 88 87 86 85 P1G1 P1G2 P1G3 P2G1 P2G2 P2G3 P3G1 P3G2 P3G3 Công thức Biểu đồ 3.1. Ảnh hƣởng của phân bón và lƣợng giống đến chiều cao cây cuối cùng Đến hết giai đoạn này chiều cao cây đã đạt đến chiều cao cây tối đa. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ sau tuần thứ 10 đến tuần thứ 12 chiều cao cây vẫn chịu ảnh hưởng lớn của các mức phân bón và lượng giống gieo. Cũng giống như ở giai đoạn trước, khi tăng mức phân hay lượng giống gieo đều làm tăng chiều cao cây. 3.2.3. Ảnh hưởng của lượng giống và tổ hợp phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa HT1 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây là một chỉ tiêu phản ánh quá trình sinh trưởng của lúa, tốc độ này nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố như: Thời vụ, đặc tính nông sinh học của giống, nhiệt độ ánh sáng, phân bón và kỹ thuật chăm sóc. Kết quả theo dõi về tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa HT1 qua các tuần theo dõi được thể hiện ở bảng 3.4 Bảng 3.4: Ảnh hưởng của lượng giống và tổ hợp phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa HT1 từ khi đẻ nhánh Đơn vị: cm/tuần Công thức Tuần sau đẻ nhánh Mức phân Lƣợng giống 2 - 4 4 - 6 6 - 8 8 - 10 10 - 12 P1 G1 6,88 13,43 8,12 3,38 2,55 G2 7,93 13,47 8,30 3,45 2,27 G3 (ĐC1) 8,63 14,55 7,33 4,03 1,58 Trung bình 1 7,82 13,82 7,92 3,62 2,13 P2 G1 6,78 13,85 7,80 5,07 0,68 G2 7,85 14,12 7,98 4,55 0,70 G3 (ĐC2) 8,53 14,38 7,37 4,62 1,50 Trung bình 2 7,72 14,12 7,72 4,74 0,96 P3 G1 7,05 13,43 8,43 4,30 1,03 G2 8,07 14,62 7,07 4,82 0,62 G3 (ĐC3) 9,32 14,67 7,00 4,85 0,43 Trung bình 3 8,14 14,24 7,50 4,66 0,69 Tốc độ tăng trưởng chiều cao của giống lúa HT1 tăng dần qua các giai đoạn và đạt cao nhất ở thời đ iểm 4 đến 6 tuần sau đẻ nhánh (58 - 72 ngày sau gieo sạ) và sau đó tốc độ tăng trưởng chiều cao bắt đầu giảm. - Giai đoạn 2 - 4 tuần: cây lúa đã có đầy đủ nên tăng trưởng chiều cao tương đối mạnh, đạt từ 6,78 - 9,32 (cm/tuần). Trong giai đoạn này sự ảnh hưởng của cả tăng lượng giống và tăng mức phân là không nhiều. - Giai đoạn 4 - 6 tuần: Lúc này bộ rễ đã phát triển tương tương đối mạnh và đầy đủ nên khả năng hấp phụ dinh dưỡng đã tốt nên tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đạt từ 13,43 - 14,67 (cm/tuần). Hơn nữa trong giai đoạn này sự ảnh hưởng của phân bón là rõ ràng, khi tăng mức phân từ P1 lên P2 và P3 làm tăng tốc độ tăng trưởng chiều cao cây. - Giai đoạn 6 - 8 tuần: Giai đoạn này tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đã giảm chỉ đạt từ 7,0 - 8,43 (cm/ tuần). Kết quả này cũng phù hợp với những nghiên cứu trước đây khi cho rằng sau khi kết thúc giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng để chuyển sang giai đoạn sinh trưởng s inh thực thì các chỉ tiêu sinh trưởng sẽ giảm. - Giai đoạn 8 - 12 tuần: Đây là giai đoạn mà cây lúa đã chuyển hẳn sang giai đoạn sinh trưởng s inh thực nên tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đạt rất thấp. Đến tuần thứ 12, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây chỉ còn 0,43 - 2,55 cm/tuần. 3.2.4. Ảnh hưởng của lượng giống và tổ hợp phân bón đến số nhánh đẻ của giống lúa HT1 Số nhánh đẻ là một chỉ tiêu quan trọng có liên quan rất chặt đến quá trình hình thành số bông hữu hiệu và năng suất thu hoạch. Khả năng đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Đ iều kiện thời tiết, mật độ gieo cấy, kỹ thuật làm đất, bón phân và chế độ tưới nước. Nếu đất tốt đủ dinh dưỡng, đảm bảo nước tưới, ánh sáng và mật độ cấy phù hợp thì tỷ lệ đẻ nhánh trong quần thể ruộng cấy cao và ngược lại thì đẻ nhánh ít và ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch sau này. Trên thực tế chúng ta thấy nếu ruộng lúa có áp dụng các biện pháp kỹ thuật đúng thì ruộng đó đạt năng suất cao. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của phân bón và lượng giống gieo đến tăng trưởng số nhánh qua các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa HT1 được trình bày ở bảng 3.5. Bảng 3.5. Ảnh hưởng của lượng giống và tổ hợp phân bón đến số nhánh đẻ của giống lúa HT1 Đơn vị: nhánh/khóm Công thức Tuần sau đẻ nhánh Mức phân Lƣợng giống 2 4 6 8 P1 G1 2,20 2,93 5,93 8,07 G2 2,07 2,87 5,67 7,80 G3 (ĐC1) 2,07 2,73 5,53 7,47 Trung bình P1 2,11 2,84 5,71 7,78 P2 G1 2,40 3,13 6,13 9,13 G2 2,27 3,00 5,87 8,53 G3 (ĐC2) 2,13 2,93 5,73 8,27 Trung bình P2 2,27 3,02 5,91 8,64 P3 G1 2,47 3,27 6,33 10,27 G2 2,27 3,20 6,20 9,47 G3 (ĐC3) 2,40 3,20 6,07 9,00 Trung bình P3 2,38 3,22 6,20 9,58 Ảnh hưởng của phân * ** ** ** Ảnh hưởng của lượng giống gieo ns * ** ** Ảnh hưởng tương tác ns * ** ** LSD 0,05 0,16 0,10 0.10 0.41 CV% 8,13 9,18 9,05 10,38 Bắt đầu vào thời kỳ đẻ nhánh, từ ngày thứ 30 sau gieo sạ, trong vòng hai tuần khả năng đẻ nhánh đạt từ 2,07 - 2,47 nhánh/khóm. Khả năng đẻ nhánh tăng dần và tập trung đẻ nhánh rộ ở tuần sau đó, số nhánh ở tất cả các công thức bón đạt tối đa vào giai đoạn 8 tuần sau đẻ nhánh. Từ sau đẻ nhánh 8 tuần trở đ i số nhánh vô hiệu bắt đầu lụi dần đi cho đến ổn định vào giai đoạn hình thành bông hữu hiệu. - Giai đoạn 2 tuần: G iai đoạn này do ảnh hưởng của thời tiết rét nên số nhánh đẻ còn thấp. Trong giai đoạn này khi bón tăng lượng phân đã làm tăng số nhánh đẻ. Ở giai đoạn này do chiều cao cây còn thấp nên lượng giống gieo sạ chưa làm ảnh hưởng tới khả năng đẻ nhánh của các công thức. - Giai đoạn 4 tuần: Do thời tiết đã bớt rét và cây đã phát triến mạnh hơn nên cả lượng giống gieo và mức phân bón đều làm tăng số nhánh đẻ. Về lượng phân bón số nhánh đẻ cao nhất ở công thức P3 và giảm dần từ công thức P2 và P1. Riêng lượng giống gieo , chỉ có công thức G1 lớn hơn công thức G3, còn G1 bằng G2 và G2 bằng G3. Như vậy từ tuần thứ 4 tính từ khi đẻ nhánh do chiều cao cây nên khả năng đẻ nhánh đã có phần thay đổi do sự cạnh tranh về ánh sáng ở các công thức. - Giai đoạn 6 tuần: Đây là giai đoạn cây lúa đã phát triển tương đối hoàn chỉnh nên số nhánh đẻ tăng khi tăng lượng phân bón (đạm và kali), nhánh đẻ đạt cao nhất ở công thức P3 sau đó là P2 và P1. Tại cùng một mức phân bón, ở các lượng giống gieo khác nhau thì số nhánh đẻ cũng khác nhau. Khi tăng lượng giống gieo sạ đã làm giảm số nhánh đẻ. Điều này cho thấy, khi chiều cao cây đủ lớn thì khả năng đẻ nhánh phụ thuộc vào mật độ cây/m2. - Giai đoạn 8 tuần: G iai đoạn này chiều cao cây đã đạt khá cao, trên 77cm, nên chỉ ở công thức G1 với lượng gieo sạ 60kg/ha là có tổng số nhánh đẻ lớn 9,16 nhánh/khóm và lớn hơn hai công thức còn lại. Về lượng phân bón, khi tăng mức phân khả năng đẻ nhánh của cây cũng cao hơn. - Số nhánh hữu hiệu: Số nhánh hữu hiệu tăng khi bón tăng mức phân bón. Tại cùng một tổ hợp phân bón, số lượng giống gieo sạ giảm thì số nhánh hữu hiệu tăng. S ố n h á n h h ữ u 6 5 4 3 2 1 0 P1G1 P1G2 P1G3 P2G1 P2G2 P2G3 P3G1 P3G2 P3G3 Công thức Biểu đồ 3.2. Ảnh hƣởng của phân bón và lƣợng giống đến số nhánh hữu hiệu Như vậy: Trong giai đoạn đầu số nhánh đẻ tăng mạnh khi bón tăng tổ hợp phân bón, nhưng số nhánh hữu hiệu cũng tăng khi giảm lượng giống. Kết quả này cũng phù hợp với những nghiên cứu của Phạm Văn Cường và Cs khi cho rằng giảm mật gieo cấy sẽ làm tăng số nhánh hữu hiệu. 3.2.5. Ảnh hưởng của lượng giống và tổ hợp phân bón đến tốc độ đẻ nhánh của giống lúa HT1 Tốc độ đẻ nhánh là một chỉ tiêu quan trọng có liên quan đến quá trình hình thành nhánh hữu hiệu, số bông hữu hiệu và năng suất thu hoạch. Cây lúa đẻ nhánh sớm và tập trung sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích luỹ về sau. Kết quả theo dõi tốc độ đẻ nhánh được trình bầy ở bảng 3.6. Tốc độ đẻ nhánh tăng dần từ khi bắt đầu đẻ nhánh, 30 ngày sau gieo sạ, đến tuần thứ 8 (đẻ nhánh tối đa). - Giai đoạn 2 - 4 tuần: Do thời tiết còn rét và rễ, lá lúa phát triển chưa mạnh nên tốc độ đẻ nhánh còn thấp, giao độ ng từ 0,33 - 0,47 nhánh /khóm/tuần. Ở giai đoạn này phân bón và giảm lượng giống gieo không làm thay đổi rõ tốc độ đẻ nhánh. Bảng 3.6: Ảnh hưởng của lượng giống và tổ hợp phân bón đến tốc độ đẻ nhánh của giống lúa HT1 Đơn vị: nhánh/ khóm/ tuần Công thức Tuần sau đẻ nhánh Mức phân Lƣợng giống 2 - 4 4 - 6 6 - 8 P1 G1 0,37 1,50 1,07 G2 0,40 1,40 1,07 G3 (ĐC1) 0,33 1,40 0,97 Trung bình P1 0,37 1,43 1,03 P2 G1 0,37 1,50 1,50 G2 0,37 1,43 1,33 G3 (ĐC2) 0,40 1,40 1,27 Trung bình P2 0,38 1,44 1,37 P3 G1 0,40 1,53 1,97 G2 0,47 1,50 1,63 G3 (ĐC3) 0,40 1,43 1,47 Trung bình P3 0,42 1,49 1,69 - Giai đoạn 4 - 6 tuần: Đây là giai đoạn tốc độ đẻ nhánh đạt cao nhất. Tại giai đoạn này sự khác biệt về tốc độ đẻ nhánh chủ yếu do lượng giống gieo quyết định. - Giai đoạn 6 - 8 tuần: Đây là giai đoạn tốc độ đẻ nhánh chịu ảnh hưởng của cả mức phân bón và giảm lượng giống. Khi tăng lượng phân bón thì tốc độ đẻ nhánh giảm, còn khi tăng tổ hợp phân bón làm tăng tốc độ đẻ nhánh. 3.2.6. Ảnh hưởng của lượng giống và tổ hợp phân bón đến chỉ số diện tích lá (LAI) của giống lúa HT1 Lá lúa là bộ phận quang hợp để tổng hợp nên các chất hữu cơ giúp cho quá trình sinh trưởng, phát triển thân của cây lúa và tạo ra năng suất hạt. Do đó việc tăng hay giảm d iện tích lá tác động trực tiếp đến tích luỹ chất khô và năng suất thu hoạch sau này. Nên việc nghiên cứu diễn biến quá trình tăng trưởng chỉ số diện tích lá của lúa có ý nghĩa lớn trong quá trình thâm canh lúa. Kết quả theo dõi chỉ số diện tích lá của giống lúa HT1 được thể hiện ở bảng 3.7. Bảng 3.7. Ảnh hưởng của lượng giống và tổ hợp phân bón đến chỉ số diện tích lá của giống lúa HT1 Đơn vị: m 2 lá/m 2 đất Công thức Giai đoạn sinh trƣởng Mức phân Lƣợng giống ĐNHH Trỗ Chín sáp P1 G1 4,63 6,00 4,63 G2 4,93 6,50 5,10 G3 (ĐC1) 5,03 6,77 5,37 Trung bình P1 4,87 6,42 5,03 P2 G1 4,93 6,97 5,17 G2 5,43 7,53 5,47 G3 (ĐC2) 5,67 7,73 5,70 Trung bình P2 5,34 7,41 5,44 P3 G1 5,60 7,23 5,20 G2 5,83 7,90 5,77 G3 (ĐC3) 5,93 8,30 6,23 Trung bình P3 5,79 7,81 5,73 Ảnh hưởng của phân ** ** ** Ảnh hưởng của lượng giống gieo * ** ** Ảnh hưởng tương tác * ** ** LSD05 0,25 0,20 0,29 CV% 9,05 10,21 8,44 L A I (c m 2 l á /c m 2 Qua số liệu bảng 3.7 cho thấy: Chỉ số diện tích lá (LAI) tăng dần trong quá trình sinh trưởng, phát triển từ khi nảy mầm ra lá đến thời kỳ trỗ, LAI tăng mạnh trong giai đoạn từ đẻ nhánh đến trỗ sau giai đoạn trỗ cây lúa bước vào thời kỳ chín, sự phát triển về thân lá bắt đầu giảm dần. Do đó chỉ số diện tích lá cũng bắt đầu giảm xuống từ sau khi trỗ. Kết quả này cũng không khác với các nghiên cứu trước đây cho rằng: Trên đồng ruộng chỉ số diện tích lá (LAI) tăng dần theo quá trì

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_xac_dinh_luong_giong_va_to_hop_phan_bon_thich_hop_t.pdf
Tài liệu liên quan