MỤC LỤC
Mục lục Trang
Chương I lý luân tổng quan về ngân hàng thương mại
I. Ngân hàng thương mại và tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 5
1. Khái niệm ngân hàng 5
2. Nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại 5
2.1 Nghiệp vụ nợ 5
2.2 Nghiệp vụ có 7
2.3 Nghiệp vụ trung gian 11
3. Vai trò của tín dụng ngân hàng 12
3.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng 12
3.2 Các loại hình tín dụng ngân hàng 12
3.3 Vai trò của tín dung ngân hàng 15
II. Rủi ro tín dụng 17
1. Khái niệm về rủi ro và phân loại rủi ro 17
2. Các loại rủi ro chủ yếu mà ngân hàng thương mại thường gặp 19
2.1 Rủi ro thuần tuý 19
2.2 Rủi ro lãi suất 19
2.3 Rủi ro tín dụng 19
2.4 Rủi ro hối đoái 20
2.5 Rủi ro nguồn vốn 20
3. Rủi ro tín dụng 21
3.1 Hậu quả của rủi do tín dụng 21
3.2 Nguyên nhân gây rủi ro tín dụng 23
3.3 Những dấu hiệu của rủi ro tín dụng 27
3.4 Đo lường rủi ro tín dụng 31
Chương II : Thực trạng về rủi ro tín dụng tại SGD1
I. Tổng quan về sở giao dịch 1 34
1. Giới thiệu về sở giao dịch 1 34
2. Đặc điểm về thị trường của sở giao dịch 1 36
II. Tình hình hoạt động kinh doanh của sở giao dịch 1 ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 38
1. Tình hình huy động vốn 39
2. Hoạt động tín dụng 41
3. Công tác khách hàng 42
4. Dịch vụ ngân hàng 43
III. Thực trạng rủi ro tín dụng 45
1. Tình hình cho vay và thu nợ tại sở giao dịch 45
2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại sở giao dịch 1 ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 47
2.1 Tình hình nợ quá hạn tại sở giao dịch 47
2.2 Nguyên nhân gây nợ quá hạn tại sở giao dịch 1 53
2.2.1 Nguyên nhân khách quan 53
2.2.2 Nguyên nhân chủ quan từ phía sở giao dịch 58
3. Những biện pháp mà sở giao dịch đã áp dụng nhằm ngăn ngừa và xử lí rủi ro tín dụng 61
3.1 Nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng tín dụng 61
3.2 Ngăn ngừa và xử lí các khoản nợ khó đòi 62
3.3 Thực hiện san sẻ rủi ro tín dụng 62
3.4 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng 63
Chương III : Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại sở giao dịch 1 ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
I. Định hướng phát triển của sở giao dịch 1 ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 64
1. Lành mạnh hoá và nâng cao năng lực tài chính 64
2. Cải thiện cơ cấu nợ có 65
2.1 Tăng trưởng nguồn vốn 65
2.2 Tăng trưởng nâng cao chất lượng tín dụng 66
3. Dịch vụ và công nghệ ngân hàng 67
4. Công tác tổ chức và đào tạo cán bộ 67
II. Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đưa ra cho sở giao dịch 1 67
1. Tổ chức hợp lý khoa học qui trình cho vay 68
1.1 Nghiên cứu khách hàng 68
1.2 Giám sát khách hàng vay 69
1.3 Thu nợ 71
2. Chuyên môn hoá một số khâu cơ bản của qui trình cho vay 71
3. Thực hiện phân tán rủi ro tín dụng 72
4. Không nên quá chú trọng đến vai trò của tài sản thế chấp trong cho vay 75
5. Ngăn ngừa các khoản cho vay có khả năng dẫn tới nợ quá hạn 77
6. Xử lý nợ quá hạn 78
6.1 Tổ chức khai thác 79
6.2 Thanh lý các khoản nợ khó đòi 80
7. Xây dựng chiến lược kinh doanh 80
8. Nâng cao quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ tín dụng 81
9. Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ 82
10. Đa dạng hoá việc cung cấp dịch vụ tư vấn kinh doanh cho khách hàng 83
III. Một số kiến nghị với các cơ quan chức năng 84
1. Nâng cao vai trò của qũi bảo hiểm tín dụng 84
2. Tăng cường hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng ( CIC ) 85
3. Hoàn thành văn bản pháp luật về tài sản thế chấp 86
4. Các biện pháp khác 87
5. Một số kiến nghị với ngân hàng đầu tư và phát triển trung ương 87
Kết luận 90
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1710 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tại Sở giao dịch I ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như cũng đóng vai trò khá quan trọng hoạt động của sở, những doanh nghiệp này cũng góp vào cho sở giao dịch một khoản lợi nhuận không nhỏ . Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc mở rộng đối tượng khách hàng là yếu tố sống còn đối với tất cả các ngân hàng cũng như đối với bản thân SGD.
SGD I ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã đầu tư cho các công trình hạ tầng cơ sở, các chương trình phát triển , các dự án trọng điểm quốc gia , nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Những hoạt động đầu tư này không những đã góp phần tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng , mà còn tạo ra nhiều nhân tố thuận lợi cho sự phát triển của cơ sở hạ tầng của đất nước và đồng thời cũng góp phần phát triển kinh tế.
II.Tình hình hoạt động kinh doanh của SGD I ngân hàng
đầu tư và phát triển Việt Nam
Bảng 1: Kết quả kinh doanh của Sở Giao Dịch I Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
2000
20001
% 2001 / 2000
1.Tổng thu
418,741
449,744
105
1.1.Tín dụng
-TD ngắn hạn
-TD dài hạn
356,254
46,669
309,585
363,379
50,873
312,506
102
109
101
1.2.Phí cho vay uỷ thác
883
1,875
210
1.3.Dịch vụ bảo lãnh
4,344
5,565
128
1.4.Dịch vụ thanh toán ngân quỹ
3,171
17,769
560
1.5.Kinh doanh ngoại tệ
2,040
1,859
91
1.6. Lãi tiền gửi
45,253
52,315
115,6
2.Tổng chi
369,335
365,560
98
2.1.Trả lãi tiền vay
139,235
73,898
50,5
2.2.Trả lãi tiền gửi KH
28,452
54,821
192,7
2.3.Trả lãi tiền gử i dân cư
197,433
226,331
114,6
2.4.Chi phí quản lý
4,114
9,920
234
2.5.Chi phí kinh doanh ngoại tệ
101
890
881
3.Lợi nhuận
49,406
77,184
156
(Nguồn : Báo của phòng tổng hợp )
Qua bảng số liệu trên ta thấy tất cả các số trong nguồn thu của Sở giao dịch đều tăng qua các năm chứng tỏ Sở ngày càng hoạt động có hiệu quả và mở rộng được mạng lưới kinh doanh của mình .Thành tích này có được do bước sang năm 2001 Sở chính thức hạch toán độc lập và hoạt động như một đơn vị kinh doanh thương mại ;không còn tình trạng bao cấp cũng như điều hành trực tiếp của cấp trên như trước nữa .Đồng thời do cải tiến cách quản lý cũng như đổi mới công nghệ mà một số chi phí của ngân hàng giảm ; các chi phí về tiền gửi cho khách hàng tăng chứng tỏ rằng khách hàng đến giao dịch gửi tiền với Sở tăng lên ,uy tín của Sở ngày càng được nâng cao và mở rộng . Do những thành quả trên mà lợi nhuận của ngân hàng đã tăng từ 49,406 triệu đồng năm 2000 lên đến 77,184 triệu đồng năm 2001 gấp 1,56 lần ; đây là thành tích đáng mừng và cần phải phát huy của Sở.
1. Tình hình huy động vốn
Công tác huy động vốn đã trở thành công cụ điều hành quan trọng giúp ban giám đốc quản lý , sử dụng nguồn vốn hợp lý , tiết kiệm, hiệu quả , đảm bảo an toàn nguồn vốn thanh toán, bước đầu thực hiện việc kinh doanh tiền tệ , nhằm tăng thu nhập cho ngân hàng .
Những chỉ tiêu huy động vốn trong những năm gần đây cho thấy SGD đã có những bước cải tiến đáng kể về cơ cấu kì hạn và nguồn vốn huy động được tăng trưởng khá nhanh và đều đặn qua các năm .
Bảng 2 tình hình huy động vốn của SGD
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
I Huy động vốn
3.193. 859
5.339.022
6.650.856
1. Tiền gửi khách hàng
589.927
1.484.995
1.953.133
+Tiền gửi không kỳ hạn
261.675
422.061
633.032
+Tiền gửi có kỳ hạn
328.252
1.062.933
1.320.101
2. Tiền gửi dân cư
2.571.330
3.727.406
4.392.226
+Tiết kiệm
1.564.148
1.916.384
2.349.607
+Kỳ phiếu
467.114
727.958
903.629
+ Trái phiếu
540.068
1.082.705
1.138.990
3.Huy động khác
32.603
31.337
96.493
( Nguồn : báo cáo của phòng nguồn vốn kinh doanh)
Đến 31/ 12 /2000 tổng số vốn huy động được của SGD huy động được là 5.339 tỷ đồng tăng so với năm 1999 là 67,2% còn đến ngày 31/12/ 2001 nguồn vốn huy động đạt 6.650 tỷ đồng tăng 24,6% so với năm 2000 trong đó huy động vốn dân cư tăng 20,4% tiền gửi khách hàng tăng 31,5%, giữ vững thị phần huy động vốn của sở giao dịch , góp phần tạo một nền vốn tương đối ổn định cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng .Cũng trong năm 2001 SGD đã phát hành trái phiếu đợt ba với tổng số vốn huy động được là 379 tỷ đồng . Cùng với sự tăng trưởng của nguồn vốn cơ cấu kì hạn của nguồn vốn cũng được cải thiện một cách đáng kể. Qua các năm tỷ trọng của tiền gửi có kỳ hạn mà SGD đã huy động được đã tăng dần lên và tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn giảm đi một cách tương đối. Hình thức tiết kiệm từ dân cư vẫn tăng đều đặn và vẫn đóng vai trò quan trọng trong nguồn vốn huy động được cho thấy chế độ lãi suất linh hoạt của ngân hàng khá linh hoạt và thu hút được sự chú ý của dân chúng – một bộ phận khá quan trọng đóng góp vào nguồn vốn của SGD.
2. Hoạt động tín dụng :
Bảng 3: Hoạt động tín dụng của Sở Giao Dịch I Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển
Đơn vị : Triệu đồng
Loại cho vay
2000
2001
Tỷ lệ %
Dư nợ cho vay ngắn hạn
951.862
1.383.109
145,3
Dư nợ cho vay trung và dài hạn
3.608.300
3.839.312
106,4
Tổng dư nợ
4.560.162
5.223.826
114,55
(Nguồn : Báo cáo của Phòng nguồn vốn kinh doanh )
Đến 31/12/2001 dư nợ tín dụng là 5.224 tỷ đồng ,tăng trưởng 14,55%so với 31/12/2000 ,về số tuyệt đối tăng 664 tỷ VND .Trong đó dư nợ cho vay nội tệ đạt 2675 tỷ VND,chiếm khoảng 51,25% tổng dư nợ cho vay và dư nợ cho vay bằng ngoại tệ (quy đổi sang VND) ước tính đạt 2547 tỷ VND chiếm 48,75% tổng dư nợ .
+Dư nợ tín dụng ngắn hạn trong năm 2001 tăng rất nhanh ,nhất là nội tệ Doanh số cho vay trong năm đạt gần 3060 tỷ VND trong đó doanh số cho vay bằng VND hơn 2160 tỷ VND .đạt được kết quả này là do Sở đã chú trọng công tác Marketing ,phục vụ tốt khách hàng sẵn có ,mở rộng tìm kiếm khách hàng mới ,chú trọng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ,đồng thời áp dụng nhiều hình thức cho vay linh hoạt ,cải tiến và nâng cao chất lượng giao dịch .
+Tín dụng trung và dài hạn thương mại được xác định là hoạt động chủ yếu cảy Sở khi mà tín dụng theo kế hoạch nhà nước giảm dần. Ngay từ đầu năm 2001 ,Sở đã triển khai tích cực công tác tín dụng ,chủ động tìm kiếm các dự án khả thi ,tiếp xúc và làm việc với doanh nghiệp ,nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ để có thể ký kết hợp động tín dụng .Doanh số cho vay trong năm đạt gần 2000 tỷ VND ,trong đó doanh số cho vay bằng VND đạt gấp 3 lần và doanh số cho vay bằng ngoại tệ đạt gấp 4 lần doanh số cho vay năm 2000.Trong năm Sở đã ký đựoc 44 hợp đồng thương mại trung và dài hạn với tổng số vốn 700 tỷ VND và trên 75 triệu USD .Trong đó một só dự án lớn đồng tài trợ như:nhà máy Xi măng ChinFon Hải phòng ,tổng công ty Sông đà tổng công ty Dầu khí Việt nam ,liên hiệp đường sắt Việt nam ,tổng công ty xăng dầu.
3. Công tác khách hàng :
Tổ chức tốt Hội nghị khách hàng từ đầu năm 2001, thực hiện kế hoạch tiếp xúc trực tiếp với khách hàng ngay sau hội nghị để nắm bắt nhu cầu khách hàng. Có chính sách khách hàng linh hoạt , tăng cường các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu khách hàng , tìm kiếm khách hàng mới , đặc biệt chú trọng tìm kiếm có hoạt động xuất khẩu , phối hợp thực hiện công tác khách hàng giữa các bộ phận đồng bộ , nhịp nhàng và phát huy hiệu quả
Kết quả là trong năm đã tăng trưởng 613 khách hàng là doanh nghiệp NN % công ty TNHH
Trong đó : Khách hàng quan hệ tín dụng :54
Khách hàng có quan hệ tiền gửi : 239
Khách hàng sử dụng dịch vụ :320
4. Dịch vụ ngân hàng :
4.1.Tài chính- kế toán- kho quỹ
Đảm bảo hạch toán chính xác mọi nghiệp vụ phát sinh,cung cấp kịp thời thông tin phục vụ công tác quản trị điều hành ; thực hiện thanh toán nhanh gọn chính xác .Quản lý chặt chẽ tài khoản tiền gửi , tiền vay đảm bảo thu lãi thu nợ đúng hợp đồng đã ký .Thực hiện tốt công tác kho quỹ , tăng cường kiểm soát , kiểm tra việc chấp hành nội quy an toàn kho quỹ .Kết quả công tác kho quỹ luôn đảm bảo đủ tiền mặt
4.2. Công tác bảo lãnh
Công tác bảo lãnh đạt kết quả tốt . Doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm 2001 hơn 1000 tỷ VNĐ đưa số dư bảo lãnh đến 31/12/2001 đạt 1.171 tỷ VNĐ (không kể bảo lãnh vay vốn nước ngoài) tăng 25% so với năm 2000 . Chất lượng bảo lãnh tốt , thủ tục nhanh gọn góp phần nâng cao uy tín với khách hàng .Thông qua công tác bảo lãnh ngân hàng đã thực hiện công tác tư vấn cho khách hàng ,đồng thời có thêm nguồn thông tin về doanh nghiệp cũng như các dự án có khả năng đàu tư .
4.3.Thanh toán quốc tế
Năm 2001 doanh số thanh toán quốc tế 430 triệu USD trong năm đã mở 807 L/C nhập trị giá 160 triệu USD thực hiện thanh toán khoảng 130 triệu USD , thực hiện chiết khấu và đòi tiền 369 bộ chứng từ hàng xuất trị giá hơn 23 triệu USD , 726 món chuyển tiền điện trị giá 53 triệu USD.;thanh toán và thông báo 141 bộ chứng từ nhờ thu hàng nhập trị giá 3 triệu USD ;91 món nhờ thu hàng xuất trị giá 1,1 triệu USD .Thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế 5,4 tỷ VND tăng 38,5% so với năm 2000 ;cung cấp dịch vụ khép kín cho khách hàng và qua đó góp phần quan trọng trong tăng trưởng tín dụng và tiền gửi khách hàng
4.4.Quản lý và kinh doanh ngoại tệ
Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về quản ký và kinh doanh ngoại hối của nhà nước và của ngành.Phát triển và duy trì tốt quan hệ mua bán ngoại tệ với các chi nhánh ngan hàng trong và ngoài nước ,các địa phương , đơn vị làm hàng xuất khẩu trên toàn quốc để đảm bảo có giá mua hợp lý luôn thấp hơn giá mua bán liên ngân hàng ,kịp thời phục vụ nhu cầu hoạt động kinh doanh của khách hàng.Doanh số mua bán ngoại tệ trong năm 2001 đạt 404 triệu USD (kể cả ngoại tệ khác quy đổi ).Thu về kinh doanh ngoại tệ đạt hơn 4000 tỷ VND ,đạt 160% kế hoạch.Đã thiết lập và củng cố vững chắc mạng lưới khách hàng giao dịch thường xuyên trong và ngoài hệ thống nhằm chủ đông hơn trong kinh doanh .Công tác kinh doanh ngoại tệ không chỉ dừng lại ở mức phục vụ nhu cầu khách hàng ,công tác tín dụng,thanh toán quốc tế tại Sở mà bước đầu mang tính kinh doanh mua bán với các ngân hàng bạn nhằm thu chênh lệch giá.
4.5. Công tác công nghệ ngân hàng
Tỷ lệ trang bị tại Sở đạt mức cao ,các bộ phận được kết nối bằng mạng , hoặc thông qua truyền tin ,các chương trình giao dịch trực tuyến (chương trình IBS, chương trình tiết kiệm.)được nâng cấp và hoàn thiện ,thực hiện xây dựng các hệ thống báo cáo ,các chưông trình vấn tin phục vụ công tác quản trị điều hành nhằm tạo cơ sở xây dựng các chưông trình quản lý ,phân tích dự báo trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của Sở .
Dịch vụ HomeBanking được nâng cấp và mở rộng thêm cho 1 số khách hàng lớn ,có quan hệ thường xuyên tại Sở .giúp củng cố thêm vai trò và sự tn tưởng của khách hàng đối với Sở, dần hướng tới là một ngân hàng hiện đại , hoà nhập với xu hướng phát triển chung của thế giới.
Là một trong những chi nhánh thực hiện thí điểm các quy trình nghiệp vụ theo tiêu chuẩn ISO trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ,Sở đã chủ động triển khai các quy trình nghiệp vụ tới từng cán bộ.Thực hiện chỉnh sửa các liên quan đến những kiến nghị của đoàn tư vấn ISO. Tổ chức nghiêm túc buổi kiểm tra kiến thức về ISO cho cán bộ nghiệo vụ của Sở ,kết quả :100% đạt yêu cầu ,trong đó 55% đạt khá giỏi.
III. Thực trạng rủi ro tín dụng tại SGD I NH ĐT & PT
Việt Nam.
1. Tình hình cho vay và thu nợ tại SGD
Bảng 4: Tình hình cho vay thu nợ của SGD đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Doanh số CV
3,926,728
100
6,243,644
100
Cho vay ngắn hạn
2,670,236
68
3,059,660
49
T-DH thương mại
506,957
12.9
1,799,800
28.82
CV kế hoạch NN
638,248
16.25
299,134
4.79
Uỷ thác ODA
88,541
2.25
73,727
1.19
CV TCTD khác
22,746
0.6
414,333
6.64
Đồng tài trợ
596,990
9.56
2. DS thu nợ
3,003,760
100
5,579,380
100
Thu nợ ngắn hạn
2,307,143
2,687,519
48.2
Thu nợ T-DH TM
286,836
712,655
12.77
Thu nợ KH NN
298,309
1,762,904
31.6
ODA
101,068
42,115
0.75
TCTD khác
10,377
75,535
1.35
đồng tài trợ
298,652
5.35
3. Dư nợ
4,560,162
100
5,223,826
100
Ngắn hạn
938,288
20.57
1,310,429
25.2
Dư nợ TDH TM
725,964
15.92
1,813,109
34.7
Kế hoạch NN
2,490,268
54.61
1,026,498
19.6
ODA
356,343
7.81
387,955
7.4
TCTD khác
42,899
0.94
381,697
7.3
Đồng tài trợ
6,400
0.15
304,738
5.8
Qua bảng trên ta có thể thấy dư nợ tín dụng tăng trưởng đều đặn qua các năm cho thấy sự tăng trưởng đều đặn trong hoạt động tín dụng của SGD I ngân hàng đầu tư và phát triển VIệt Nam. Tổng dư nợ năm 2001 là 5,223,836 triệu đồng tăng so với năm 2000là 663,664 triệu đồng , tăng 14.55% so với năm 2000. Trong đó có thể thấy sự tăng trưởng rõ rệt của tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung dài hạn thương mại qua các năm. Dư nợ ngắn hạn tăng không nhiều như dư nợ trung và dài hạn, mặc dù doanh số cho vay ngắn hạn tăng nhiều hơn là cho vay trung dài hạn nhưng thu nợ ngắn hạn cũng nhiều hơn cho nên dư nợ ngắn hạn tăng ít hơn trung và dài hạn thương mại. Sự tăng trưởng của tín dụng trung và dài hạn thương mại và giảm của tín dụng theo kế hoạch nhà nước cho thấy SGD đã năng động hơn trong việc tìm kiếm khách hàng và làm chủ được hoạt động kinh doanh của mình .
Trong năm 2001 vừa qua doanh số thu nợ cả năm đạt trên 5579 tỷ đồng trong đó thu nợ tín dụng theo kế hoạch nhà nước đạt gần 1763 tỷ đồng, tổng công ty điện lực và một số khách hàng khác trả nợ trước hạn là 1590 tỷ đồng đó là lý do chính dẫn tới tăng trưởng tín dụng trong năm chưa cao, thêm vào đó việc thu nợ tín dụng theo kế hoạch nhà nước tăng rõ rệt trong khi doanh ssó cho vay lại giảm đáng kể khiến cho dư nợ tín dụng theo kế hoạch nhà nước giảm tới hơn một nửa so với năm 2000.
Trong năm 2001 SGD khá thành công trong việc thu nợ , SGD đã tập trung thu nợ , xử lý các khoản nợ khó đòi , áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt để có thể thu được các khoản nợ tồn đọng năm cũ chuyển sang , trong nam đã thu từ nợ quá hạn khó đòi 276 triệu đồng. SGD thường xuyên kiểm tra xem xét thực trạng tài sản thế chấp tìm biện pháp quản lý chặt chẽ các khoản vay để bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.
2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại SGD I ngân hàng ĐT& PT Việt Nam
2.1. Tình hình nợ quá hạn tại SGD
Bảng 5: Tình hình nợ quá hạn tại SGD I
Đơn vị :triệu đồng
Chỉ tiêu
2000
2001
Số tiền
%/dư nợ
Số tiền
%/dư nợ
1. Tổng dư nợ
4,560,162
100
5,223,826
100
2. Nợ quá hạn
38,612
0,85
37,843
0,72
Trong đó:
- NQH cho vay ngắn hạn
33,096
3,47
32,437
2,35
- NQH cho vay trung-dài
5,516
0,15
5,406
0,14
Chia theo thành phần kinh tế
- NQH DNNN
35,090
0,81
34,312
0,7
- NQH DNNQD
2,353
2,4
2,770
2,1
- NQH TPKT khác
1,169
0,9
761
0,4
Xem xét nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
Qua bảng trên ta thấy rằng: Nợ quá hạn giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối; tỷ lệ nợ quá hạn /Dư nợ có qua các năm có xu hướng giảm đi và tỷ lệ này của Sở là tương đối thấp . Năm 2000 nợ quá hạn là 38,612 triệu đồng chiếm 0,85% thì sang năm 2001 con số này giảm xuống còn 37,843 triệu đồng chiếm 0,72% tổng dư nợ . Như vậy cùng với sự tăng lên nhanh chóng của tổng dư nợ thì lại có sự giảm xuống nhanh chóng tướng ứng của nợ quá hạn. Nếu chia theo thành phần kinh tế thì nợ quá hạn đối với các doanh nghiệp Nhà nước là 35,090 triệu đồng chiếm 0,81% trong năm 2000. Trong khi đó nợ quá hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 2,353 triệu đồng chiếm 2,4%..Sang năm 2001 tình hình này đã được cải thiện với tổng số nợ quá hạn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 2,1% với số tiền là 2,770 triệu đồng. Như vậy trong năm 2001 khi dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng từ 2,15 lên tới 2,58% so với tổng dư nợ thì tỷ lệ nợ quá hạn lại giảm từ 2,4% xuống còn 2,1%. Đây là một dấu hiệu đáng mừng của Sở trong việc giảm xuống mức thấp nhất rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng. Qua bảng ta cũng thấy rằng mặc dù nợ quá hạn của các doanh nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng nhỏ (dưới 1%) nhưng nợ quá hạn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại chiếm tỷ trọng cao (>2%) gây ra một sự đáng ngại khi ngân hàng có quan hệ với khu vực kinh tế này .Nguyên nhân cũng xuất phát chính từ bản chất của doanh nghiệp NQD hoạt động không ổn định nên không đạt được kế hoạch trả nợ cho ngân hàng hay không dự báo được tình hình kinh tế biến động nên thất thoát vốn dẫn đến tình trạng tài chính khó khăn nên việc thực hiện kế hoạnh trả nợ cho ngân hàng cũng không thành công .Do vậy ngân hàng phải rất chú ý để nâng cao chất lượng tín dụng nếu có ý định mở rộng tín dụng ra thành phần kinh tế này.
T uy nợ quá hạn cho vay các doanh nghiệp quốc doanh chiếm phần lớn trong tổng nợ quá hạn nhưng tỷ lệ NQH DNNN/ tổng dư nợ DNNN lại không cao, thậm chí tỷ lệ này còn nhỏ hơn tỷ lệ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Hiện tượng này chỉ có thể nói lên rằng SGD cung cấp tín dụng chủ yếu là cho các doanh nghiệp nhà nước, và tín dụng trong khu vực này ở chừng mực nào đó an toàn hơn trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Tuy không phải lúc nào tình trạng nợ quá hạn thấp ở khu vực này cũng đều do các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả mà còn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Xem xét nợ quá hạn theo thời hạn vay
Mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng không thể đánh giá được khi chỉ xem xét mức độ và tỷ trọng của nợ quá hạn mà chúng ta phải đi sâu vào cơ cấu của nợ quá hạn .Ta xem xét bảng sau :
Bảng 6: Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng dư nợ quá hạn
38,612
100
37,843
100
Nợ quá hạn cho vay ngắn hạn
33,096
84
32,437
85.7
Nợ quá hạn cho vay trung và dài hạn
5,516
16
5,406
14.3
Qua bảng 6 trên ta có thể thấy, nợ quá hạn cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao hơn so với nợ quá hạn cho vay dài hạn trên 80% tổng số dư nợ quá hạn. Đây là sự chênh lệch quá lớn giữa nợ quá hạn ngắn hạn và nợ quá hạn trung, dài hạn trong khi dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn không chênh nhau nhiều. Dư nợ ngắn hạn năm 2000 chiếm 20.57% tổng dư nợ , còn dư nợ trung dài hạn là 15.92% , dư nợ ngắn hạn 2001 chiếm 25.1% còn trung dài hạn là 34.7%. Mặc dù cho vay ngắn hạn và trung dài hạn không chênh nhau nhiều, thậm chí năm 2001 tín dụng trung và dài hạn thương mại nhiều hơn là tín dụng ngắn hạn nhưng dư nợ quá hạn ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo. Điều đó cho thấy chất lượng tín dụng ngắn hạntại SGD I không cao bằng tín dụng trung dài hạn.
Nguyên nhân chính dẫn tới nợ quá hạn ngắn hạn cao có thể là do chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Bởi vì vay ngắn hạn thường được dùng để bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp , nếu doanh nghiệp không chịu đựng được sự cạnh tranh, không có chỗ đứng vững chắc, thì có thể dẫn tới tình trạng hàng hoá không bán được , bị tồn kho, vốn lưu động không luân chuyển được, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn bị thua lỗ , không trả được nợ cho ngân hàng .
Còn đối với các khoản nợ trung và dài hạn , mặc tín dụng trung và dài hạn có tăng với một tốc độ đáng kể trong những năm qua nhưng nợ quá hạn trung và dài hạn lại không tăng mà còn giảm là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là sở đã tích cực trong việc thu hồi và xử lý nợ quá hạn , nợ khó đòi trong những năm qua, và đã thu được những thành công nhất định.
- Nguyên nhân thứ hai cũng khá quan trọng trong thành công của hoạt động tín dụng tại sở giao dịch đó là những khách hàng vay trung dài hạn phần lớn là khách hàng truuyền thống , có uy tín và kinh doanh có hiệu quả. Cho nên những khoản vay thường hàm chứa ít nguy cơ, và không phát sinh nợ khó đòi, hay nợ quá hạn.
- Mặt khác một nguyên nhân nữa là những khoản vay trung dài hạn thường có kì hạn vay dài, nên những khoản vay mới phát sinh, nhất là những khoản hoàn trả một lần thì chưa đến kỳ hạn hoàn trả nên chưa bộc lộ nguy cơ biến thành nợ quá hạn nếu quả thực nó có chứa đựng rủi ro.
Mặc dù chất lượng không tốt bằng tín dụng trung và dài hạn nhưng tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn / dư nợ ngắn hạn cũng không quá cao năm 2000 là 3.47%; năm 2001là 2.35% và tỷ lệ này đang có xu hướng giảm dần , một mặt là do ngân hàng tích cực thu hồi nợ . Mặt khác có nhiều trường hợp doanh nghiệp không trả được nợ, vì muốn các doanh nghiệp phục hồi sản xuất SGD lại tiếp tục cho vay thêm bằng cách gia hạn nợ hoặc điều chỉnh hợp đồng. Cho nên tuy có những khoản vay có vấn đề song lại không được liệt vào nợ quá hạn. Biện pháp này cũng thường xuyên được các ngân hàng áp dụng chủ yếu đối với những khoản vay của các khác hàng vì một rủi ro khách quan bất ngờ nào đó mà hoạt động kinh doanh có vấn đềvà tạm thời chưa trả được nợ. Sở giao dịch I ngân hàng đầu tư với khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước và là khách hàng truyền thống nên biện pháp này lại càng hay được áp dụng. Đây cũng là một trong những lý do làm cho số nợ quá hạn giảm đi đáng kể và khiến cho tỷ lệ nợ quá hạn ở SGD I không cao.
Mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng không thể đánh giá được khi chỉ xem xét mức độ và tỷ trọng của nợ quá hạn mà chúng ta phải đi sâu vào cơ cấu của nợ quá hạn .Ta xem xét bảng sau :
Bảng 7:Cơ cấu nợ quá hạn của SGD Đơn vị :Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Số tiền
%/NQH
Số tiền
%/NQH
NQH thông thường
18,917
49,57
19,432.3
51,35
Nợ khó đòi
19,245
50,43
18,410.7
48,65
Nợ quá hạn
38,162
100
37,843
100
Tổng dư nợ
4,450,162
5,223,826
Tuy tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng là tương đối thấp nhưng tỷ lệ nợ khó đòi trên nợ quá hạn lại tương đối cao (chiếm gần 50%) . Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn :
+Có thể do khách hàng không dự tính đúng kế hoạch kinh doanh , các khoản phải thu hay gặp khó khăn tạm thời trong hoạt động kinh doanh do có biến động kinh tế ,xã hội nhưng có khả khắc phục được thì đây được xếp vào loại hình nợ quá hạn thông thời không đáng lo ngại lắm đối với ngân hàng . SGD có thể giúp đỡ doanh nghiệp ổn định hoạt động bằng cách gia hạn nợ hay tài trợ tín dụng giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể trả được nợ cho mình ,tránh được rủi ro tín dụng .
+Cũng có thể do doanh nghiệp làm ăn yếu kém rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán ,đổ vỡ hay phá sản hay do trình độ cán bộ chưa tốt lắm dẫn đến việc bị các doanh nghiệp “ma cô” lừa mất vốn .Đây được xếp vào loại nợ khó đòi ,nợ khó đòi có khi dẫn đến trường hợp ngân hàng bị mất trắng vốn; loại nợ khó đòi này gây ra rủi ro cho ngân hàng và chất lượng tín dụng được đánh giá tốt hay xấu thông qua nó.
Nợ khó đòi giảm về số tuyệt đối qua các năm, giảm từ 19,245 triệu đồng năm 2000 còn 18,410 triệu đồng và về số tương đối lại giảm từ 50,43% năm 2000 xuống 48,65% năm 2000. Nợ khó đòi tuy chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn nhưng tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ tương đối thấp nên tỷ trọng nợ khó đòi trên tổng dư nợ cũng thấp ( xấp xỉ 1%) qua các năm; nhưng các cán bộ cần hết sức lưu ý để nâng chất lượng tín dụng hạ tỷ lệ này xuống thấp hơn .
2.2. Nguyên nhân gây nợ quá hạn tại SGD
2.2.1. Nguyên nhân khách quan.
Môi trường kinh tế không thuận lợi
Cơ chế thị trường đã mang lại luồng gió mới cho nền kinh tế và mang lại nhiều thành tựu to lớn như sự tăng trưởng kinh tế , ngăn chặn được tình trạng siêu lạm phát. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đã đánh thức được những tiềm năng to lớn trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đó , vẫn còn nhiều bất cập như tỷ lệ tích luỹ đầu tư còn thấp, trình độ quản lý còn non yếu. Sự ra đời của các doanh nghiệp tư nhân nhưng số làm ăn lành mạnh, có hiệu quả không nhiều khiến cho các ngân hàng rất khó xác định được đầy đủ tư cách của doanh nghiệp khi họ đến xin vay vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó lại thiếu sự đồng bộ giữa các ngành, các cấp khi đưa ra những văn bản, qui định làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, không thu hồi được vốn dẫn đến không có khả năng trả nợ và như vậy rủi ro xảy ra đối với ngân hàng.
Bên cạnh đó những thay đổi về chính sách lãi suất có thể gây ra tâm lý lo sự không ổn định trong dân chúng, có thể dẫn đến hiện tượng rút tiền hàng loạt trong dân chúng, gây khó khăn cho ngân hàng trong hoạt động thanh toán và cho vay. Ngoài ra những biến động về tỷ giá do ảnh hưởng của nhiều sự kiện khác nhau xảy ra cũng có thể gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động của ngân hàng. Ví dụ như khi khách hàng vay vốn bằng đồng ngoại tệ nào đó, nhưng khi đến hạn trả đồng ngoại tệ đó lại tăng giá , và khách hàng không có khả năng trả nợ khoản vay ban đầu và lại xuất hiện nợ quá hạn.
Môi trường kinh tế không thuận lợi còn làm cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, mỗi đồng vốn không phát huy được hết hiệu quả của nó. Làm cho khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp bị hạn chế, dẫn đến rủi ro cho các khoản cho vay của ngân hàng.
Môi trường pháp lý còn nhiều vấn đề bất cập.
Do hệ thống pháp luật ban hành không đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân lợi dụng những khe hở trong hệ thống pháp luật để chiếm dụng vốn, gây thất thoát cho các ngân hàng hàng ngàn tỷ đồng.
Ngành ngân hàng là một ngành có lịch sử phát triển khá lâu song đến tận cuối năm 1997 thì luật các tổ chức tín dụng mới ra đời nhưng các văn bản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 81.doc