Luận văn Những cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển ở khu vực Đông nam á trong bối cảnh toàn cầu hóa giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2006

MỤC LỤC . 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT THEO TIẾNG ANH. 5

MỞ ĐẦU. 7

1. Lý do chọn đề tài.7

2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .8

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .9

4. Phương pháp nghiên cứu .11

5. Cấu trúc của luận văn .12

CHƯƠNG 1: TOÀN CẦU HÓA VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI

THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á. 13

1.1. Toàn cầu hóa – một số vấn đề lý luận.13

1.1.1. Khái niệm.13

1.1.2. Toàn cầu hóa là một quá trình mang tính lịch sử .17

1.1.3. Những nhân tố thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa .18

1.1.4. Những biểu hiện của toàn cầu hóa.22

1.2. Những tác động của quá trình toàn cầu hóa đến sự phát triển của các nước trên

thế giới.25

1.2.1. Những tác động tích cực:.25

1.2.2. Những tác động tiêu cực:.28

1.3. Các nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh toàn cầu hóa

.32

1.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và lịch sử phát triển của các quốc gia ở Đông Nam

Á.32

1.3.2. Sơ lược lịch sử phát triển của các quốc gia Đông Nam Á.33

1.3.3. Con đường phát triển của một số nước đang phát triển ở Đông Nam Á.35

1.3.4. Các nước đang phát triển ở Đông Nam Á trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập

quốc tế từ năm 1990 đến năm 2006.44

CHƯƠNG 2: CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM

2006 . 49

2.1. Những vấn đề chung.49

2.2. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á năm 1997 đến quá trình

phát triển của các nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á .50

2.3.1. Malaysia.51

2.2.2. Indonesia.55

pdf105 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển ở khu vực Đông nam á trong bối cảnh toàn cầu hóa giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trưởng nhanh và ổn định, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình trong giai đoạn 1966 - 1973 là 6,6%, năm 1968 là 10,9%. 42 Với việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, dẫn đến những chuyển biến quan trọng trong nền kinh tế. Thập niên 70 đã chứng kiến tốc độ phát triển kinh tế cao với tốc độ GDP trung bình 7,7% trong những năm 1971 - 1981, và đạt 8,8% liên tục trong những năm 1970- 1973. Vào đầu thập niên 80, những nhược điểm của kinh tế thị trường ở Indonesia bắt đầu bộc lộ và tác động sâu sắc làm tế liệt toàn bộ nền kinh tế. Ngân sách nhà nước thiếu hụt nghiêm trọng, nợ nước ngoài tăng, các ngành sản xuất xuất khẩu đình đốn, lạm phát tăng nhanh. Từ năm 1983, chính phủ Indonesia tiến hành cải cách kinh tế vĩ mô toàn diện. Nội dung cải cách kinh tế của Indonesia tập trung vào xây dựng môi trường kinh tế ổn định trên cơ sở thắt chặt tài chính, theo hướng giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ là nguồn thu nhập chính từ xuất khẩu ở nước này. Ngoài ra, cải cách kinh tế của Indonesia còn tập trung vào tự do hóa chính sách mở cửa bên ngoài, thực hiện phương châm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Nhờ vào những nỗ lực cải cách toàn diện, con đường phát triển kinh tế - xã hội của Indonesia dần ổn định và thu được nhiều kết quả khả quan. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,6% trong giai đoạn 1988 - 1992. Từ năm 1994 đến nay, chính phủ Indonesia tiếp tục thực hiện đường lối kinh tế hướng ngoại và bước vào kế hoạch dài hạn 25 năm với mục tiêu tăng gấp 4 lần thu nhập bình quân đầu người so với năm 1994 là 884 USD và đạt tăng trưởng kinh tế trung bình 7% mỗi năm. Quá trình chuyển đổi chiến lược phát triển kinh tế từ hướng nội sang hướng ngoại từ năm 1969 đến nay đã đưa kinh tế Indonesia đạt nhiều thành tựu to lớn. Indonesia được đánh giá là một trong những nước thành công trong chương trình phát triển nông thôn, dân số, giáo dục phổ cập và chính sách kinh tế cộng đồng. Từ năm 1983 đến nay, Indonesia được đánh giá là "chàng khổng lồ thức dậy sau một giấc ngủ dài". Từ những năm 1990, Indonesia được xếp vào nhóm nước châu Á tăng trưởng nhanh và là nước triển vọng ở châu Á. Singapore Singapore nằm ở cực Nam bán đảo Malacca, một trong những điểm trọng yếu của con đường giao lưu buôn bán giữa Ấn Độ và Thái Bình Dương. Singapore có tổng diện tích 639 km2, với tổng cộng 50 đảo lớn nhỏ. Lần lượt bị thực dân Bồ Đào Nha, sau đó là thực dân Anh, Nhật chiếm đóng. Tháng 6/1959, trước sức ép của phong trào đấu tranh giành độc lập thực dân Anh đã trao trả quyền tự trị cho Singapore. Ngày 16/03/1963 Singapore tự nguyện gia nhập Liên bang Malaysia. Nhưng chỉ hai năm sau, do mâu thuẫn dân tộc giữa người Hoa và người Mã Lai trong Liên bang và những chính sách bảo hộ mậu dịch của chính phủ đã phần nào ảnh hưởng đến sự phát triển của 43 Singapore nên tháng 8/1965, Singapore đã xin tách ra khỏi Liên bang Malaysia. Ngày 22/12/1965, Singapore tuyên bố thành lập chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là Thủ tướng. Quá trình phát triển kinh tế của Singapore trải qua 4 giai đoạn trong khoảng thời gian 31 năm dưới sự lãnh đạo của Lý Quang Diệu. Giai đoạn thứ nhất (1960 - 1965), Singapore thực hiện theo chính sách công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu mà Liên bang đề ra, trong đó khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước, xây dựng Và đầu tư vào những ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động tạo ra nhiều sản phẩm. Đồng thời, nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng và các khu công nghiệp. Trong thời kì này, nền kinh tế Singapore đang bước đầu có bước chuyển biến khả quan. Đến cuối năm 1965, tổng giá trị công nghiệp chế biến trong tổng sản phẩm quốc nội tăng 15,6%, tạo 84 000 việc làm cho người lao động. Giai đoạn hai (1965 - 1979), sau khi tách khỏi Liên bang Malaysia, chính phủ Singapore thực hiện những chính sách mới trong phát triển kinh tế, đó là chính sách công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Với điều kiện của Singapore: đất chật người đông, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, thị trường nội địa hạn hẹp, nhưng lại có vị trí chiến lược trên con đường giao lưu buôn bán quốc tế, người dân lại có sở trường buôn bán thì việc áp dụng chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài, hướng ra thị trường quốc tế đã tỏ ra phù hợp. Chính sách đúng hướng của chính phủ Singapore cộng với những điều kiện thuận lợi của bối cảnh quốc tế lúc bấy giờ: các nước tư bản dư thừa vốn có nhu cầu quốc tế hóa sản xuất - chuyển giao công nghệ cũ cho các nước đang phát triển; đây là thời điểm mà Mỹ ra sức củng cố ảnh hưởng của mình ở Đông Nam Á để ngăn chặn " làn sóng cộng sản", Singapore là nơi lý tưởng cho Mỹ lập căn cứ hậu cần cung cấp cho chiến tranh Đông Dương đã tạo điều kiện cho Sigapore thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu. Cho đến năm 1973, kinh tế Singapore tăng trưởng đều đặn 11,2%/năm, tỷ lệ đầu tư nước ngoài vào Singapore đạt 2,3 tỷ USD, giá trị của hàng công nghiệp xuất khẩu tăng. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 10% xuống còn 4,5%. Chính phủ đã giải quyết được vấn đề nhà ở và việc làm cho người dân. Giai đoạn 3 (1979 - 1985), Singapore tiến hành "Cuộc cách mạng công lần thứ hai" với mục tiêu đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ, chuyển hướng vào những ngành công nghiệp kỹ thuật cao, đòi hỏi trình độ chất xám để tạo ra những mặt hàng xuất khẩu chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đưa đất nước từng bước tiến vào nền văn minh công nghiệp, mức sống và chất lượng cuộc sống ngang tầm với các nước phát triển. Kết quả, đầu tư nước ngoài tăng từ 6.350 triệu SGD (đô la Singapore) năm 1979 lên đến 11.100 triệu SGD năm 1983. Singapore trở thành trung tâm sản xuất công nghệ điện tử bán dẫn hàng đầu Đông Nam Á. Cho đến cuối năm 1985 cán cân thanh toán thặng dư 3 tỷ SGD. 44 Giai đoạn 4 (từ 1985 đến nay), kinh tế Singapore trải qua những thời kỳ thăng trầm, giai đoạn này đánh dấu hai thời kỳ: thời kỳ khủng hoảng kinh tế, tài chính (1985 - 1986; 1997) và thời kì cải tổ và phục hồi kinh tế (1987 - 1990; 1998 đến nay). Có thể lý giải nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế 1985 - 1986 là do sự rút ngắn quá trình phát triển kinh tế, do sự mất cân đối trong cơ cấu phát triển các ngành công nghiệp, chi phí cao trong điều hành doanh nghiệp...đã dẫn đến sự trì trệ và thụt lùi của nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính năm 1997 là do tác động chung của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói chung. Trước những cuộc khủng hoảng, chính phủ Singapore đã nhanh chóng đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục khủng hoảng, phục hồi nền kinh tế. Chính sách kiềm chế tiền lương, cải tổ tỷ lệ đóng góp vào Quỹ dự phòng Trung ương của các chủ doanh nghiệp tư nhân, tư nhân hóa các công ty liên doanh với nhà nước, giảm thuế cho các nghiệp đoàn, cơ cấu lại các ngành công nghiệp và dịch vụ... của chính phủ đã khắc phục được tình hình trì trệ, đi xuống của nền kinh tế những năm 1985 -1986. Kết quả là trong những năm 1987 - 1990, GDP đạt 9,9%. Năm 1997, trong cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Đông Nam Á, Singapore cũng bị ảnh hưởng và cuốn vào vòng xoáy của cuộc khủng hoảng. Nhưng Singapore là nước duy nhất ở khu vực sớm ổn định trở lại nền kinh tế, đó là nhờ vào những chính sách quản lý tài chính chặt chẽ của chính phủ như: kiểm soát giá cả, cưỡng bức tiết kiệm nhằm tích lũy vốn và điều tiết lượng lưu thông tiền tệ, thực hiện phi quốc tế hóa đồng nội tệ... Để khắc phục hậu quả khủng hoảng tài chính - tiền tệ, nhà nước Singapore quyết định cắt giảm 15% kinh phí kinh doanh của toàn bộ nền sản xuất, tập trung vào nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư thêm cho giáo dục và đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân. Năm 1999, kinh tế Singapore lại được phục hồi, GDP đạt 5,4%. Bước sang đầu thế kỉ XXI, chính phủ Singapore khẳng định mục tiêu trong Cương lĩnh hành động của mình là: phấn đấu đứng vào nhóm 10 nước công nghiệp đứng đầu thế giới, đưa Singapore trở thành một nước có nền văn minh điện toán, một xã hội ưu việt có trình độ cao về văn hóa; phấn đấu trở thành nước có lực lượng lao động hàng đầu thế giới. 1.3.4. Các nước đang phát triển ở Đông Nam Á trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế từ năm 1990 đến năm 2006 Đông Nam Á có vị trí địa lí khá thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa của các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới. Vì thế, đây là khu vực phát triển kinh tế năng động nhất và nhạy cảm nhất với những thay đổi, những diễn biến xảy ra trên thế giới và đây cũng là nơi chịu tác động khá mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa. 45 Trừ Đông Timor là quốc gia mới được thành lập, hầu hết các quốc gia khác ở Đông Nam Á đều là những nước đang phát triển ở những mức độ khác nhau. Trải qua một thời gian dài của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, các quốc gia ở Đông Nam Á bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước và đẩy mạnh phát triển kinh tế. Tuy vào điều kiện cụ thể mỗi nước, với tiềm năng sẵn có của mình cùng với việc thiết lập mối quan hệ kinh tế - ngoại giao với các nước khác trên thế giới, các quốc gia Đông Nam Á dần dần phục hồi và phát triển nền kinh tế đạt những kết quả nhất định. Trong xu hướng chung của thế giới, xu hướng tự do hóa các hoạt động kinh tế, thương mại và đặc biệt là sự liên kết kinh tế khu vực và thế giới, xu thế toàn cầu hóa là tất yếu, các nước Đông Nam Á cũng dần dần đi đến việc thiết lập nên các tổ chức chung như ASEAN, AFTA hoặc tham gia một số tổ chức quốc tế APEC, WTO..., để giải quyết những vấn đề chung và đẩy mạnh phát triển kinh tế. Giai đoạn từ sau chiến tranh lạnh, quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên thế giới cũng lôi cuốn các nước Đông Nam Á vào guồng máy của nó, đặc biệt làm thay đổi lớn bộ mặt của các nước đang phát triển. Đông Nam Á bước vào thời kì lịch sử mới với xu thế đối thoại, hòa bình, hợp tác và phát triển tạo điều kiện cho quá trình toàn cầu hóa lan rộng đến tất cả các nước. Trong thời gian ngắn tổ chức ASEAN phát triển từ 5 đến 10 nước trở thành tổ chức khu vực thống nhất, tập hợp tất cả các quốc gia trong khu vực với những trình độ phát triển kinh tế, chế độ chính trị - xã hội, văn hóa khác nhau cùng hướng đến sự phát triển chung, cùng nhau hợp tác và phát triển trong xu thế toàn cầu hóa. Quá trình toàn cầu hóa mang tính chất hai mặt, một mặt nó tạo ra nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển ở Đông Nam Á nhưng đồng thời gây ra những trở ngại không nhỏ, đặt ra nhiều thách thức cho những nước này. Trong những năm đầu thập niên 90, kinh tế các nước Đông Nam Á, đặc biệt là các nước thành viên sáng lập ASEAN tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao. Indonesia, Malaysia, Thailand , Singapore được xếp vào danh sách các nước có nền kinh tế tăng trưởng cao ở Đông Á (HPAEs). Trong những năm 1992 - 1995, tốc độ tăng trường GDP của Singapore là 9,7%, Malaysia là 8,8%, Thailand là 8,5%, Indonesia là 7,6%. Tuy nhiên từ năm 1996, dấu hiệu của sự phát triển mất cân đối đã xuất hiện trong các nền kinh tế làm giảm sút lòng tin của các nhà đầu tư đối với thị trường khu vực. Sự rút lui của các nhà đầu tư khỏi các thị trường tài chính khu vực, sự tăng trưởng quá nóng tạo nên những mâu thuẫn mới trong nền kinh tế đã làm bùng nổ cuộc khủng hoảng tài chính lớn vào năm 1997 từ Đông Nam Á và lan rộng cả Đông Á. Từ Thailand cuộc khủng hoảng lan rộng các nước trong và ngoài khu vực như Malaysia, Indonesia, Philippines và Hàn Quốc. Mặc dù các nước này bỏ ra hàng tỉ USD dự trữ để giữ giá đồng nội tệ nhưng các đồng tiền vẫn tiếp tục mất giá và đạt đến mức kỉ lục vào tháng 6/1998: đồng rupi mất 46 82,4%, đồng pesô và ringgít mất từ 35 đèn 37 %. Sự hoảng loạn trên thị trường ngoại hối đã nhanh chóng làm cổ phiếu của châu Á giảm từ 30% đến 50%. Cuộc khủng hoảng tác động sâu sắc đến tình hình khu vực Đông Nam Á. Lần đầu tiên, các nước Đông Nam Á phải đối phó với một cuộc khủng hoảng kép: khủng hoảng tài chính và khủng hoảng tiền tệ. Từ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ đã làm cho kinh tế các nước lâm vào tình trạng suy thoái và kéo theo những khủng hoảng về chính trị nghiêm trọng ở một số nước. Tuy nhiên, mức độ tác động của cuộc khủng hoảng này ở mỗi nước có khác nhau tùy vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mỗi nước. Thailand và Indonesia là những nước chịu thiệt hại nặng nề nhất, Malaysia và Philippines chịu ảnh hưởng ở mức độ thấp hơn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn khu vực sau biến động này sụt giảm nghiêm trọng từ 2% đến 13% trong năm 1998. Tỉ lệ thất nghiệp trong các nước Đông Nam Á tăng lên: năm 1998 ở Indonesia là 6,4 triệu người; ở Thailand là 1,5 triệu người. Do hoạt động kinh tế giảm sút, tình trạng đói nghèo tăng lên trong thời gian ngắn, thu nhập của đại bộ phận người dân giảm sút nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng này khiến cho một số ở Đông Nam Á rơi vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng, nhất là Indonesia và Philippines. Khủng hoảng kinh tế đòi hỏi phải có sự giải quyết, cải thiện kịp thời. Sức ép đấu tranh từ quần chúng nhân dân đối với chính phủ ở các nước trong khu vực làm cho tình hình chính trị - xã hội ở các nước trở nên căng thẳng dẫn tới những xáo trộn. Thủ tướng Thái Lan Chavalít phải từ chức (tháng 11/1997), chính phủ mới lên tiến hành một số cải cách chính trị. Ở Indonesia, tổng thống Suharto buộc phải từ chức trong cảnh hỗn loạn của khủng hoảng kinh tế, chính trị - xã hội. Tình hình chính trị ở Malaysia cũng căng thẳng do xung đột và mâu thuẫn giữa Thủ tướng Mahathia và Phó thủ tướng A. Ibrahim. Những bất ổn ở một số nước cũng đã tác động xấu đến quan hệ song phương và đa phương trong khu vực. Do có những quan điểm khác nhau về vấn đề kinh tế nên giữa các nước cũng có những nhận thức khác nhau và bất đồng quan điểm trong việc giải quyết khủng hoảng. Tình hình chính trị bất ổn cũng gây những trở ngại trong quan hệ quốc tế. Nhờ vào những nỗ lực to lớn của các nước và những giải pháp tập thể của ASEAN cũng như sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các nước trong khu vực Đông Nam Á đã từng bước khắc phục được hậu quả của khủng hoảng. Năm 1999, các nền kinh tế trong ASEAN đã thoát khỏi tình trạng trì trệ của khủng hoảng và tốc độ tăng trưởng trở lại trung bình là 2,6 %, trong đó Singapore đạt 5%, Thái Lan và Philippines 3%, Malaysia và Indonesia 2%. Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Đông Nam Á là một biểu hiện trong xu hướng toàn cầu hóa của thế giới. Tác động tiêu cực của nó làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế, chính trị - xã hội của không chỉ một quốc gia mà nhanh chóng lan đến các nước khác, làm lao đao nền kinh tế tài chính không chỉ khu vực Đông Nam Á mà còn trên thế giới. Cuộc khủng hoảng này đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. 47 Bước vào thế kỉ XXI, tình hình thế giới có những biến đổi to lớn về kinh tế, an ninh, chính trị và khoa học kĩ thuật và quan hệ quốc tế. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế càng được đẩy mạnh chưa từng có, tạo nhiều cơ hội cho phát triển nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức. Các quốc gia dù lớn hay nhỏ, phát triển, đang phát triển hay chậm phát triển đều không thể đứng ngoài xu thế này và đòi hỏi các quốc gia phải có sự điều chỉnh chiến lược phát triển cho phù hợp với tình hình thế giới mới. Sau chiến tranh lạnh, Đông Nam Á không còn giữa vị trí tiên phong trong chính sách của Mĩ. Tuy nhiên, sau sự kiện 11/9, chính quyền Bush đã mở "Mặt trận thứ hai" trong chiến dịch chống khủng bố toàn cầu ở Đông Nam Á. Với quan điểm cho rằng các nhóm Hồi giáo cấp tiến trong khu vực có mối liên hệ với mạng lưới khủng bố AI Qaeda, Mĩ đã thay đổi chính sách của mình. Đông Nam Á là khu vực có đông tín đồ Hồi giáo với Indonesia là quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới, bên cạnh đó còn có Malaysia và Brunei cùng các nhóm Hồi giáo tại Singapore, Thailand và Philippines. Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính, đặc biệt sau khi chính quyền Suharto ở Indonesia sụp đổ, các nhóm Hồi giáo cực đoan hoạt động dưới hình thức bạo động đã gia tăng trong khu vực. Với lí do tiêu diệt và ngăn ngừa mầm khủng bố, chính quyền Bush đã đưa quân đội trở lại Philippines, tăng cường các liên minh quân sự sẵn có với Philippines, Thailand . . . sự có mặt của quân đội Mĩ ở khu vực này đã ảnh hưởng đến tình hình an ninh và sự ổn định của từng quốc gia trong khu vực. Những diễn biến của tình hình quốc tế đã ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình Đông Nam Á những năm đầu thế kỉ XXI. Cùng với vấn đề trọng tâm là khôi phục và phát triển kinh tế và ổn định tình hình chính trị - xã hội sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997, các nước Đông Nam Á còn phải đối mặt với sự gia tăng nguy cơ khủng bố và li khai ở một số nước. Từ sau chiến tranh lạnh đến nay, Đông Nam Á xuất hiện trở lại như một điểm nóng trong cuộc chiến chống khủng bố của Mĩ. Những nhóm khủng bố và li khai ngày càng gia tăng hoạt động không chỉ ở những nước động dân theo đạo Hồi như Indonesia, Malaysia... mà còn ở miền Nam Thái Lan và Philippines. Những vụ đánh bom ở Bali (Indonesia) và Philippines tháng 10/2000, hoạt động chống chính quyền trung ương của các nhóm Hồi giáo ở miền Nam Thái Lan năm 2004, vụ cướp ngục ở Manila tháng 3/2005... cho thấy nguy cơ khủng bố đối với khu vực này ngày càng rõ nét. Trong bối cảnh quốc tế và khu vực đó, vấn đề hợp tác an ninh chống khủng bố là vấn đề được các nước Đông Nam Á quan tâm chú trọng. Sự hợp tác chống khủng bố xuất phát từ hai động lực chủ yếu. Một là từ các hoạt động của các nhóm khủng bố ở Đông Nam Á. Hai là việc Mĩ mở "Mặt trận thứ hai" trong cuộc chiến chống khủng bố ở Đông Nam Á tạo sức ép đối với chính phủ trong khu vực. Tình hình đó đòi hòi chính phủ các nước trong khu vực phải có sự hợp tác, có những hành động chung nhằm giảm sức ép từ Mĩ và đối đầu với những thách thức chung trong khu vực. 48 Với vị trí địa lý chiến lược quan trọng, nằm ở ngã tư đường giao lưu buôn bán và văn hóa quốc tế từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, Đông Nam Á là khu vực nhạy bén trong việc tiếp thu những ảnh hưởng của thế giới, trong đó có những tác động của toàn cầu hóa. Quá trình toàn cầu hóa diễn có tác động lớn đến nhiều nước Đông Nam Á, tạo cho các nước đang phát triển trong khu vực nhiều cơ hội để đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhưng cũng đã đặt ra nhiều thách thức buộc các nước phải đối đầu trong quá trình hội nhập quốc tế. 49 CHƯƠNG 2: CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2006 2.1. Những vấn đề chung Sau chiến tranh lạnh, các nước Đông Nam Á bước vào thời kì tăng trưởng nhanh về kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế xu thế tất yếu và sự hợp tác và liên kết khu vực đối với mỗi nước có những chuyển biến thuận lợi. Trong thời gian này, vấn đề ổn định về chính trị - xã hội là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu và là tiền đề để các nước phát triển kinh tế. Cùng với chính sách mở cửa, điều chỉnh và cải cách kinh tế, các nước trong khu vực đều thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, mở rộng quan hệ khu vực và quốc tế. Xu thế toàn cầu hóa đã bao trùm lên toàn khu vực và ảnh hưởng đến từng quốc gia. Các nước không thể đứng ngoài xu thế này. Biết tận dụng cơ hội và đương đầu với những thách thức mà toàn cầu hóa đem lại với những chính sách cải cách, điều chỉnh bằng những biện pháp kinh tế - xã hội thích hợp, chính phủ các nước trong khu vực Đông Nam Á đã từng bước đưa nền kinh tế nước mình từng bước đi lên. Điều này có thể thấy rõ qua cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 1997 từ Thailand và nhanh chóng lan ra các nước khác, tác động không nhỏ đến tình hình khu vực, châu Á và trên toàn thế giới. Nó như nhát cắt ngang làm gián đoạn thời kì tăng trưởng của các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á. Nhưng chính phủ các nước Đông Nam Á đã nhanh chóng vực dậy nền kinh tế ở nước mình một cách nhanh chóng. Đến cuối năm 1999, các nước bị khủng hoảng đã lấy lại tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức dương. Tuy nhiên, những khó khăn về kinh tế cũng đã kéo theo những bất ổn về chính trị ở một số nước, điển hình là Indonesia. Bước sang những năm đầu thế kỉ XXI, các nước Đông Nam Á đã khẳng định mình trong quá trình phục hồi và phát triển nền kinh tế, ổn định về chính trị. Tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nhiều vấn đề chưa báo trước về chính trị - xã hội tác động đến sự phát triển kinh tế như cuộc đảo chính quân sự ở Thái Lan năm 2006, các cuộc khủng bố... Song nhìn chung, các nền kinh tế trong khu vực đã đạt được sự ổn định chắc chắn. Ở các nước, chính phủ mỗi nước có những biện pháp, chính sách tiến hành phát triển quốc gia hay giải quyết khủng hoảng khác nhau, mức độ thành công mỗi nước khác nhau, nhưng có thể thấy rằng các nước đã phát huy được những yếu tố bên trong phục vụ cho sự phát triển kinh tế, đồng thời gia tăng những mối liên kết từ bên trong và bên ngoài nhằm phát huy tối đa thế mạnh của mình, thay vì phải phụ thuộc quá nhiều từ bên ngoài như trước. Đây là điểm nổi bật của các nền kinh tế của các nước đang phát triển ở Đông Nam Á từ sau cuộc khủng hoảng. Nhìn chung, trong các nước Đông Nam Á, ngoài Singapore và Brunei thì bốn nước Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines là những nước có trình độ phát triển kinh tế cao, mặc dù chịu tác động nặng nề từ cuộc khủng hoảng nhưng các nước này đã lấy lại nhịp độ phát triển của mình với 50 những nỗ lực của mình với những phương cách khác nhau. Từ sau cuộc khủng hoảng, các nước đã rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu quyết tâm xây dựng đất nước phát triển bền vững kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế cao với ổn định tình hình chính trị - xã hội. Mặc dù, giữa các nước mức độ phát triển kinh tế không tương đồng nhưng đã có sự liên kết chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển trong hòa bình, hợp tác trong khuôn khổ của ASEAN và trong xu hướng chung của thế giới là hội nhập vào nền kinh tế thế giới các nước đều nỗ lực hết mình cho sự phát triển của quốc gia. 2.2. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á năm 1997 đến quá trình phát triển của các nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á Chính sách tiền tệ nới lỏng và tự do hóa tài chính của Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cuối thập niên 90 tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trên thế giới tìm cách chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài. Trong khi đó, các nước châu Á trong đó có các nước ASEAN-4 (Malaysia, Indonesia, Philippines, Thailand) thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vốn. Thêm vào đó lãi suất ở châu Á cao hơn các nước phát triển, vì thế các dòng vốn quốc tế ồ ạt chảy vào các nước châu Á và các nước đang phát triển ở Đông Nam Á. Sự kiện Thailand tuyên bố thả nổi đồng Bath tháng 7/1997 làm mất giá các đồng tiền khác và việc các nhà cho vay quốc tế đột ngột rút tiền về nước là nguyên nhân trực tiếp làm cho cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bùng nổ. Trong khi xảy ra khủng hoảng, nó còn bộc lộ khả năng xử lý yếu kém của các nước. Các chuyên gia kinh tế cho rằng khi mới bị tấn công tiền tệ, đáng lẽ ra các nước khủng hoảng phải lập tức thả nổi đồng tiền của mình chứ không nên cố sức bảo vệ tỷ giá đến nỗi cạn kiệt dự trữ ngoại hối nhà nước mà còn lại làm cho tấn công đầu cơ thêm kéo dài. Nền kinh tế của Thailand được IMF cảnh báo có mức tăng trưởng quá nóng. Cuối năm 1996, thị trường chứng khoán Thailand có sự điều chỉnh. Ngày 14 và 15/5/1997, đồng Bath Thailand bị tấn công đầu cơ quy mô lớn. Lúc đầu thủ tướng Thailand Chavalit Youngchaiyudh tuyên bố không phá giá đồng bath nhưng rồi cũng thả nổi nó vào ngày 2/7/1991. Lập tức nó mất giá gần 50%. Năm 1998, 56 bath mới đổi được 1 USD. Nhiều công ty tài chính ở Thailand phá sản. IMF liên tiếp cung cấp những gói cứu trợ với gần 20 tỷ USD cho Thailand . Ở Philippines, sau khi khủng hoảng bùng phát ở Thái Lan, ngân hàng trung ương Philipines cố gắng can thiệp vào thị trường ngoại hối để bảo vệ đồng peso bằng cách nâng lãi suất ngắn hạn từ 15% đến 24%, đồng peso vẫn mất giá nghiêm trọng. Khủng hoảng tài chính càng nghiêm trọng thêm do khủng hoảng chính trị liên quan đến các vụ bê bối của tổng thống Joseph Estrada. Ở Malaysia, sau khi Thailand thả nổi đồng bath, đồng ringgit của Malaysia cũng bị giảm giá mạnh từ 3,75 xuống còn 4,20 ringgit/dollar. Phần lớn sức ép giảm giá đối với đồng ringgit từ việc buôn bán đồng tiền này trên thị trường nước ngoài. Lượng vốn chảy ra khỏi Mlaysia đạt tới mức 24,6 tỷ USD. 51 Ở Indonesia, khi Thailand thả nổi đồng bath, các cơ quan tiền tệ của Indonesia đã nới rộng biên độ dao động của tỷ giá hối đoái giữa rupiah và dollar Mỹ từ 8% đến 12%. Đồng rupiah của Indonesia cũng lần lượt bị giới đầu cơ tấn công và chế độ thả nổi hoàn toàn thay thế cho chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý trước đó. Đồng rupiah liên tục bị mất giá. IMF buộc phải viện trợ tài chính khẩn cấp cho Indonesia lên tới 23 tỷ USD. Đồng rupiah mất giá làm suy yếu các côn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_05_28_0571907631_6338_1871456.pdf
Tài liệu liên quan