Luận văn Những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Tạ Duy Anh

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Mục lục

MỞ ĐẦU.1

Chương 1 : TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH TRONG SỰ VẬN ĐỘNG CỦA

TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU ĐỔI MỚI .9

1.1. Tiểu thuyết Việt Nam sau đổi mới .9

1.2. Tiểu thuyết của Tạ Duy Anh .16

1.2.1. Tạ Duy Anh – nhà tiểu thuyết thành công .16

1.2.2. Quan niệm về văn chương nghệ thuật của Tạ Duy Anh.20

Chương 2 : TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH – NHỮNG ĐẶC SẮC VỀ HIỆN

THỰC VÀ CON NGƯỜI .26

2.1. Hiện thực trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh.26

2.1.1. Quan niệm nghệ thuật về hiện thực.26

2.1.2. Cách phản ánh hiện thực .29

2.2. Con người trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh .32

2.2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người .32

2.2.2. Các kiểu dạng con người trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh .36

2.2.2.1. Con người tha hóa.36

2.2.2.2. Con người tự vấn - sám hối.43

2.2.2.3. Con người cô đơn.47

2.2.2.4. Con người kiếm tìm .53

2.2.2.5. Con người sợ hãi, hoài nghi .57

Chương 3: TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH – NHỮNG ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT.63

3.1. Yếu tố kì ảo .63

3.1.1. Nhân vật kì ảo .64

3.1.1.1. Nhân vật bào thai .66

3.1.1.2. Nhân vật “hắn – ngón tay trỏ” .673.1.2. Chi tiết kì ảo .71

3.2. Môtíp nghệ thuật .74

3.2.1. Môtíp “tội ác và trừng phạt” .74

3.2.2. Môtíp “giấc mơ”.77

3.2.3. Môtíp “cái chết” .81

3.3. Giọng điệu .86

3.3.1. Giọng chất vấn .87

3.3.2. Giọng điệu giễu nhại .89

3.3.3. Giọng dung tục.91

3.3.4. Giọng điệu triết lý, suy ngẫm.93

3.3.5. Giọng trữ tình, thiết tha, sâu lắng.95

KẾT LUẬN .98

TÀI LIỆU THAM KHẢO .10

pdf113 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 753 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Tạ Duy Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho số phận để đổi lấy sự bình an cho thằng bé” [15, 290]. Sở dĩ có sự thay đổi ấy là vì chị nhận ra “ánh mắt của kẻ sắp tắt hết hi vọng” khi gặp cậu bé và thầm nghĩ “có thể tôi là chính là chút ánh sáng le lói giữ chân nó trên mép bờ vực ấy”. Chị đã tự tra vấn chính mình và tìm lời lí giải: “Chẳng hiểu sao tôi lại vẫn còn có thể mềm lòng sau mọi sự lì lợm, trơ trẽn, lạnh lùng đến chai cứng. Có thể là từ trong sâu xa tôi đã từng ao ước có một đứa con trai như nó. Cũng có thể tôi vẫn chưa bao giờ thôi thương xót tuổi thơ của tôi. Hay, tôi rùng mình xua đi ý nghĩ này, biết đâu nó được thần phật sai đến để cứu vớt tôi? Làm sao ai có thể cứu vớt tôi? Đó là điều tôi đinh ninh khi chấp nhận cả những việc chỉ có quỷ sứ mới dám làm, mà chỉ có thể làm trong bóng tối” [15, 282]. Và chị đã nghĩ đến tất cả những việc mình có thể làm vì cậu bé bởi chị tin rằng “nó sẽ gột rửa cho tôi những vết nhơ trong quá khứ.” Sám hối đưa con người ta vào nỗi đau khổ dằn vặt nhưng cũng là cách nâng con người ta sống cao hơn, đẹp hơn. Qua kiểu nhân vật sám hối, Tạ Duy Anh thể hiện niềm tin vào sự hướng thiện, vào bản tính thiện của con người. con người có thể gây ra lỗi lầm, có thể đánh mất phần người tốt đẹp nhưng con người cũng luôn biết tự nhìn nhận lại, sám hối để trở về với phẩm chất vốn có của mình. Tuy nhiên, ở Giã biệt bóng tối, Tạ Duy Anh xây dựng kiểu nhân vật này chưa thật thành công. Chẳng hạn như diễn biến tâm lí và quá trình sám hối của cô gái điếm còn khá gượng gạo và chưa hợp logic. Từ một ả gái làm tiền nanh nọc, chua ngoa chị trở thành người phụ nữ chịu đựng, câm lặng mà không có một biến cố, một bước ngoặt quan trọng nào trong cuộc đời là điều không hợp lí. Nếu chỉ vì một thằng bé gặp thoáng qua ngoài đường, lại còn phá hỏng việc làm ăn của chị mà đột nhiên chị lo cho cậu bé, muốn thay đổi cuộc đời để đem lại bình yên cho cậu ta thì chưa thể thuyết phục được người đọc. Ở đây, ta không thấy được logic nội tại, không thấy sự đấu tranh giằng xé trong tâm hồn của nhân vật này. Nếu so với những bậc thầy trong việc thể hiện nội tâm nhân vật trong văn học như Nam Cao, Nguyên Hồng và so với ngay cả Tạ Duy Anh trong việc xây dựng nhân vật ở các tác phẩm khác thì quá trình sám hối của nhân vật cô gái điếm còn khiên cưỡng và vì thế sức thuyết phục cũng như sự tác động đến người đọc chưa cao. Ngoại trừ khiếm khuyết ấy, kiểu nhân vật sám hối trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh thực sự có sức ám ảnh. 2.2.2.3. Con người cô đơn “Bản chất của con người là cô đơn” (Erich Fromm). Cô đơn là một trạng thái bi kịch, là nỗi đau tinh thần lớn nhất của con người. Và con người cô đơn thường xuất hiện trong văn học hiện đại, trở thành một kiểu hình tượng khá nổi bật. Đó là những con người tự thấy mình lạc lõng, lẻ loi giữa cuộc đời. Nhiều nhà văn đi sâu khám phá đời sống nội tâm bên trong con người và khám phá ra trạng thái cô đơn của họ. Tạ Duy Anh là một trong số đó. Cô đơn chính là nỗi ám ảnh, nhức nhối trên mỗi trang viết của nhà văn này. Cái tôi cô đơn trước hết là một thuộc tính của con người tác giả. Tạ Duy Anh thường co mình trong một “vỏ ốc” riêng, đặc biệt là khi sáng tác. Ông thừa nhận rằng: “Quả là mỗi khi ngồi xuống bàn viết tôi thường sống trong tâm trạng của một người côi cút () Hình như cái đẹp về bản chất là lạc lõng, vô ngôn, vô dụng và vì thế nó cách biệt với mọi cái bình thường. Những người có đời sống nội tâm sâu sắc thường cũng luôn cảm thấy như vậy” [4, 391]. Ông cũng rất ngưỡng mộ các nhà văn như Nam Cao, Doxtoiepxki, Kafka, vì “họ dám và có đủ tài để sáng tác trong cô độc, không cần được đương thời chiếu cố và đều chọn khổ đau thay vì hạnh phúc. Họ dám đi con đường mà người khác từ chối, trả giá cho những phát hiện bằng cả cuộc đời mình” [4, 396]. Ông còn cho rằng cô đơn là định mệnh và cũng là yếu tính của các nhà văn hiện đại. Khi nhà văn dám chọn lối đi riêng, cũng có nghĩa là đối mặt với sự cô độc. Trong sự cô độc ấy, nhà văn sẽ khám phá cuộc sống, khám phá con người và có cách thể hiện nó không theo những lối mòn. Chính ở đó, nhà văn có sự đóng góp cho nghệ thuật. Cô đơn là một thuộc tính bản chất của con người cá nhân, mà cá nhân là riêng tư, cá thể, không trộn lẫn với ai và không có phiên bản khác. Mỗi cá nhân là một tiểu vũ trụ bí ẩn, không ai hoàn toàn hiểu nó, và bản thân nó cũng không thể hiểu được người khác, dù luôn có ý thức muốn hiểu và được hiểu. Nhu cầu hiểu và được hiểu này thể hiện qua nhu cầu giao tiếp, tự thể hiện, nhu cầu nhập cuộc với xã hội để trưởng thành, để tồn tại Nhưng có một nghịch lý là xã hội càng phát triển, cơ hội giao tiếp với thế giới bên ngoài càng rộng thì con người lại càng cảm thấy cô đơn. Con người cô đơn trong tác phẩm Tạ Duy Anh thường là những con người lạc loài ngay giữa cộng đồng người đông đúc, xô bồ. Đó là những con người có tâm hồn trong trẻo, thánh thiện lạc vào cõi người tăm tối như Thảo Miên trong Đi tìm nhân vật, như Giang Tâm và Hai Duy trong Lão Khổ, Thượng trong Giã biệt bóng tối, Giữa một làng Đồng ngập chìm trong thù hận, cô bé Giang Tâm “suốt đời chỉ ăn hoa nên cơ thể trong suốt, tỏa ra hương thơm ngào ngạt” trở nên lạc lõng. Tâm hồn cô, vẻ đẹp của cô không thể hòa lẫn với những bộ mặt “đờ đẫn như chuột say khói”, với “bầy người nhếch nhác, ghẻ lở đói khát và gian manh”. Vẻ đẹp như tiểu thiên thần của Giang Tâm hóa ra lại là tai họa. Dân làng ngờ rằng “con bé đích thị là điên hay mắc nghiệp chướng gì đó”. Còn Hai Duy, nếu cha chàng cả đời lẩn quẩn trong vòng thù hận thì ngay từ khi mới lớn cậu đã căm ghét sự hận thù. Cậu không muốn “trừng phạt” Giang Tâm như trước đây vẫn hay làm. Mối thù truyền kiếp mà cha cậu từng nhồi nhét vào tâm trí cậu và không ngừng nhắc nhở cậu đã chẳng thể nào ngăn được những tình cảm thánh thiện mà cậu dành cho Giang Tâm. Chính sự đối lập ấy trong suy nghĩ mà cậu “bắt đầu biểu lộ những tình cảm căm ghét bố” và “chán ghét tất cả những trò đùa ồn ã”, thích “chui vào một xó tối nào đó, đắm chìm trong mơ mộng” [4, 116]. “Cậu không thể hiểu nổi sự phũ phàng mà bố vẫn trút lên cuộc sống của những đứa con lão Tự” [4, 117]. Họ cô đơn và tình yêu của họ - một tình yêu thánh thiện, trong trẻo, không vướng bụi của hận thù quá khứ, cũng trở nên cô đơn, lạc lõng giữa làng quê u tối, ngột ngạt ấy. Thảo Miên trong Đi tìm nhân vật cũng là một con người cô đơn bởi sự thánh thiện của mình. Cô có “cặp mắt rợp một nỗi u buồn và vì thế nó cũng khá bí ẩn, le lói tận nơi đáy sâu thứ ánh sáng của niềm cứu rỗi. Tôi có cảm giác cho dù có dìm cô xuống bùn đen thì tâm hồn cô vẫn tỏa hương trinh trắng” [9, 64]. Và quả thực, sống dưới đáy xã hội, hàng ngày vẫn làm những công việc nhơ bẩn trong mắt mọi người, nhưng từ cô vẫn toát lên sự thánh thiện đến vô cùng. Có lẽ vì không thể lẫn vào với bùn đen của cuộc đời mà cô trở nên xa lạ, lạc lõng và cô đơn. Cậu bé Thượng trong Giã biệt bóng tối cũng là một điển hình cho mẫu người cô đơn vì tâm hồn trong sáng, thánh thiện của mình. Về làng Thổ Ô, cậu hoàn toàn đơn độc trong cuộc chiến chống lại cái cái ác, cái xấu. Đôi lúc, cậu gần như bất lực, tuyệt vọng: “Tôi đành ngồi khóc thương cho tôi, cho anh, cốt để vơi đi nỗi đau đớn của một đứa bé bị hành hạ” [15, 266], và ao ước thoát khỏi cõi người mà ở đó mình trở nên lạc loài: “Chị hãy đưa em đi theo chị, đi thật xa” [15, 294]. Cũng giống như vậy, cô gái điếm, khi vào trại giáo dưỡng đã cố gắng sống thật tốt “không kêu ca, không cãi cọ, không thù hằn, không oán trách” [15, 285]. Nhưng cũng chính điều đó đã tách cô ra khỏi những người xung quanh cô. Họ căm ghét, bực tức và trút lên đầu cô cả những tội lỗi mà cô không hề gây ra. Ngay cả ông cán bộ phụ trách có lúc cũng “hết cả kiên nhẫn, gầm lên văng tục” “trước thái độ im lặng đầy nhẫn nhục” [15, 287] của cô. Có thể nói nhân vật thánh thiện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh như đến từ một cõi khác đầy xa lạ và ngơ ngác. Họ bị tách biệt hoàn toàn khỏi thế giới của những con người lắm mưu toan, ích kỉ. Những con người ấy xuất hiện như một ảo ảnh bởi dòng đời này dường như không có chỗ cho sự thánh thiện, trong trắng. Đã có không ít người vốn dĩ rất thánh thiện, để được hòa nhập vào cộng đồng, để không còn lạc loài ngơ ngác, họ đã bán linh hồn cho quỷ dữ. Ở Đi tìm nhân vật, “cô bé có vẻ mặt thiên thần và một vầng trán gần như trong suốt” xưa kia nay đã biến thành “mụ Tú Bà độc ác, con đĩ thập thành, xảo quyệt”. Như vậy, trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh, những nhân vật thánh thiện trở nên cô đơn, lạc loài giữa một xã hội ô trọc. Không chỉ những con người thánh thiện mà ngay cả cộng đồng người tăm tối còn lại ở thế gian cũng rơi vào trạng thái cô đơn. Tất cả họ, dù giống nhau ở chỗ đều sợ hãi, thù hận, bé nhỏ, đáng thương, nhưng đều không tìm được tiếng nói chung. Trong suốt hành trình đi tìm nhân vật, “tôi” đã gặp rất nhiều người, nhưng hầu hết họ đều không biết gì về nhân vật “tôi” và cũng không biết gì về nhau. Nhân vật “tôi” nhiều lần rơi vào cảm giác cô đơn: “Tự dưng tôi thấy mình bị rơi đến đáy của nỗi cô đơn” [9, 235]. “Tôi chỉ cảm thấy một cảm giác trống rỗng cứ loang dần ra. Dòng người vẫn chảy miết như một cảnh trong phim câm. Bởi vì giữa tôi và họ là một khoảng cách lạnh lùng. Họ là hàng trăm khuôn mặt loa lóa vụt qua trước mặt tôi. Tôi tự hỏi: Không biết khi nhìn tôi, mỗi người trong số họ nghĩ gì nhỉ?” [9, 17]. Mỗi cá nhân là một ốc đảo riêng, họ không thể hiểu nhau và tất thảy đều cảm thấy cô đơn. Thậm chí ngay cả những con người nói chuyện với nhau cũng không hề có nhu cầu chia sẻ, giao tiếp. Những cuộc nói chuyện của họ rất rời rạc: “ - Đại loại thế! - Hay lắm. Ông có việc gì ở đây? - Anh bạn làm gì ở đây? – Tôi đánh trống lảng. - Anh nghĩ tôi làm gì ở đây? – Gã hỏi lại. - Tôi đoán thế thôi - Ông đoán thôi à? - Có đúng là tôi đã đoán không nhỉ? - Tôi cam đoan ông có đoán. - Tôi đoán gì nhỉ? - Ông đoán cái điều ông muốn biết. - À, đại loại thế! - Thôi, cho qua chuyện đoán. Ông làm gì thì làm đi. - Anh bạn muốn tôi làm gì? - Ông muốn làm gì? - Tôi muốn làm gì ư? Làm gì nhỉ? - Làm cái việc mà vì thế ông đến đây. - Tôi đến đây vì tôi biết anh bạn đến đây. - Vì sao ông biết tôi ở đây? - Tôi biết anh ở đây vì tôi đến đây. - Ông biết tôi là ai à?... - Anh bạn là ai? - Ông nghĩ rằng tôi là ai? - Anh bạn nghĩ tôi nghĩ anh là ai? - Chả lẽ tôi biết tôi là ai? - Ông nghĩ thế thật à? - Tôi nghĩ hình như tôi chẳng nghĩ gì cả. - Thời tiết đẹp quá! - Nắng nhạt trong khi lại không nóng. - Thời tiết miễn chê! - Không nóng nhưng vẫn có nắng. - Vấn đề bắt đầu hay rồi đây. - Tôi cho rằng anh nói đúng. - Tôi nói gì nhỉ? ” [9; tr255] Kiểu đối thoại này tạo cảm giác có người hỏi, có nghi vấn, thậm chí là nhân rộng nghi vấn nhưng không có người nhận, không có câu trả lời. Người nhận không có khả năng nhận thức vấn đề và quan hệ giữa người hỏi, người đáp không được xác lập. Càng đối thoại càng rơi vào trạng thái mù mờ hỗn loạn. Mỗi người là một ốc đảo cô lập trong cuộc đối thoại đó. Con người trong tác phẩm Tạ Duy Anh cô đơn bởi sự rã đám, thiếu liên kết, xô bồ của xã hội hiện đại. Bên cạnh đó, kiểu nhân vật cô đơn gắn với con người thân phận: con người nhỏ bé, đầy lo âu và bị lưu đày. Nhân vật của ông rơi vào trạng thái cô đơn còn bởi sự bất lực của bản thân trước thế giới. Vào những buổi chiều đông của kiếp người, “lão Khổ thấy cô đơn đến khủng khiếp”. “Lão cô đơn vì lão thấy mệt mỏi khủng khiếp trong cuộc loại trừ nhau”, “liệu lão có chịu là người cuối cùng nằm xuống sau khi lần lượt những người lớp tuổi lão về lòng đất?” [4, 237]. Nhiều lúc lão hoang mang trước câu hỏi: Lão “là gì so với vũ trụ không cùng? Chẳng đáng là gì cả! Lão có cảm giác của kẻ đang chạy trốn, bị bủa vây bởi lạnh lùng và cô đơn” [4, 237]. Có lần không chịu đựng nổi cảm giác cô đơn ấy, không thể chờ trời sáng, lão đánh thức con trai “Dậy con! Dậy uống với bố chén rượu. Bố thấy cô đơn quá!” [4, 238]. Trong Đi tìm nhân vật, ông Bân nhận xét về Chu Quý như sau: “Y là một khối cô đơn trong suốt, kết tinh của truyền thống chạy trốn cuộc đời mà tổ tiên y từng đeo đẳng” [9, 263]. Còn tiến sĩ N nhiều lúc chỉ “im lặng ngắm bầu trời ban đêm trong mảnh sân nhỏ của ông” chỉ vì “tôi cô đơn quá” [9, 126]. Như vậy, con người thánh thiện hay con người tăm tối, tất thảy đều rơi vào trạng thái cô đơn. Vì sao họ lại cảm thấy cô đơn ngay trong cộng đồng xã hội mình đang chung sống? Vì sao con người không thể tìm được đồng cảm, sẻ chia? Phải chăng Tạ Duy Anh khắc họa tâm trạng cô đơn, lạc loài của con người là để đặt ra vấn đề tự tra vấn của con người hiện đại. Và đây đó trong các tác phẩm của mình, Tạ Duy Anh cũng đưa ra câu trả lời cho những băn khoăn ấy. Có thể rút ra những lời đáp như sau: Trước hết, cô đơn là một tiền định. Nhiều nhân vật của ông hiện thân cho nỗi cô đơn bản thể, nỗi cô đơn định mệnh, bám đuổi mọi kiếp người từ lúc sinh ra đến lúc chết đi. Như vậy, cô đơn là một hình phạt, là cái án không có nguyên do cho những ai là con người. Cô đơn còn là vì lạc lõng, lạc loài với cộng đồng. Và cô đơn cũng như một lựa chọn có ý thức. Cô đơn vì tôi dám là tôi, tôi tự quyết, tôi tự chọn mình chứ không phải là đám đông nhiễu loạn. Có thể nói, ở một mặt nào đó, cô đơn là sự lựa chọn tích cực, để mình là mình, không phải là ai khác. Con người đôi khi chịu cô đơn để bảo toàn niềm tin và khát vọng của mình. Nhiều nhân vật của Tạ Duy Anh như thằng Thượng, ả gái điếm, Giang Tâm, Hai Duy, là những con người cô đơn như thế. Có thể nói, cô đơn là trạng thái thích hợp nhất để con người ngắm nhìn, chiêm nghiệm lại cuộc sống của chính mình. Như thế cô đơn là một nét đẹp của con người trên hành trình tự hoàn thiện chứ không chỉ là bi kịch. Chính trong trạng thái cô đơn ấy, con người tra vấn và tự ý thức rõ hơn về bản thân mình và cuộc sống xung quanh. Như vậy, cô đơn là câu chuyện của cá nhân nhưng không phải là vấn đề riêng tư nhỏ bé mà mang ý nghĩa cộng đồng, là vấn đề có tính xã hội. Đi vào tâm trạng cô đơn, thể hiện con người cô đơn là biểu hiện cái nhìn nhân đạo của nhà văn. Nó giúp con người hiểu rõ mình hơn, hiểu rõ những tình cảm sâu kín thuộc về con người để từ đó con người có thể thông cảm và xích lại gần nhau hơn. 2.2.2.4. Con người kiếm tìm Tiểu thuyết hiện đại thường xuất hiện những con người kiếm tìm. Hầu hết các nhân vật kiếm tìm bởi họ không không bằng lòng với thực tại vốn có. Đó là sự kiếm tìm có ý thức. Nhưng cũng có nhiều nhân vật bước chân trên hành trình kiếm tìm như bị sai khiến bởi vô thức, lí trí của họ không hiểu vì sao mình lại làm việc đó. Con người tìm kiếm chính là con người muốn khám phá và nhận thức lại bởi nghi ngờ những giá trị đã được định hình. Đó cũng là con người luôn khát khao tìm hiểu về bản thân mình với những điều chính mình không hiểu hết. Trong xã hội hiện đại này, con người luôn đứng trước nguy cơ đánh mất cái tôi bản thể. Vì vậy những hành trình tìm kiếm của con người thực ra là tìm kiếm chính bản thân mình. Nhân vật của Tạ Duy Anh cũng là những con người mải miết trên hành trình tìm kiếm của riêng mình. Nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết của ông khá phong phú, đa dạng không phân biệt tuổi tác, địa vị. Có khi đó là con người đã sống gần trọn cuộc đời như lão Khổ trong tiểu thuyết cùng tên. Có khi đó là chú bé mới chập chững biết vào đời như Thượng trong Giã biệt bóng tối. Có khi đó chỉ là một hài nhi chưa chào đời trong Thiên thần sám hối. Tất cả những nhân vật ấy đã có những hành trình riêng kiếm tìm chính mình. Nhân vật “tôi” trong Đi tìm nhân vật ngay từ đầu tác phẩm đã xuất hiện trong trạng thái đi tìm. Anh truy tìm thủ phạm giết hại một thằng bé đánh giày. Nhưng trên hành trình tìm kiếm, anh ta bị bủa vây bởi rất nhiều sự kiện gây nên những vòng sóng nhiễu tâm hỗn loạn. Vì lẽ đó mà đối tượng tìm kiếm cứ ngày một hư ảo và liên tục thay đổi. Không một ai, độc giả và cả những người trong cuộc xác định được rõ ràng đối tượng cần tìm kiếm. Nhân vật “tôi” đã từng nhận ra: “Tôi quyết định bám chặt lấy vụ thằng bé đánh giày không phải với mục đích sưu tập các kiểu chết mà vì một mục đích nhuốm màu sắc bi kịch mà tôi không thể diễn tả được. Về sau này tôi mới hiểu hóa ra tôi chỉ tiếp tục cuộc truy tìm hắn” [9 ]. Thế nhưng hắn là ai thì chính “tôi” không rõ bởi hắn liên tục thay đổi. Hắn có khi là thủ phạm giết cậu bé đánh giày; hắn có khi lại là gã thợ săn giết ông già gác rừng. Có lúc hắn lại là kẻ thù giết cha nhân vật “tôi”. Hắn còn là ông tiến sĩ đã giết chính vợ mình. Hắn có khi lại chính là phần bản năng vô thức mà con người không thể hiểu được. Hành động của con người như được chỉ đạo bởi “ngón tay trỏ”. Và có lúc, nhân vật “tôi” khẳng định “hắn, về nguyên tắc, không thể tự biết mình là ai” [9, 157]. Có lúc “tôi” nhận ra hắn có thể là chính mình. Mà mình là ai thì “tôi” cũng mơ hồ: “Có thể tôi chỉ là một tia sáng, một đám bụi, một giọt lỏng trong suốt, phi trọng lượng như tỉ tỉ vật thể tương tự không biết sướng khổ là gì?” [9, 158]. Và như thế, cuộc đi tìm thực chất là cuộc săn đuổi, khám phá con người bên trong con người. Từ hành trình tìm kiếm ấy, nhân vật “tôi” khám phá ra những mặt khuất tối, khám phá ra quá khứ của chính mình – điều mà trước đó anh không thể nhận biết. Các nhân vật như Tiến sĩ N, Chu Qúy hay “tôi” đều tiềm ẩn một chất “hắn”. Ở họ chứa cả bóng tối, tội ác và sự trừng phạt, có cái giả và cái thật. Chung quanh họ cũng là những nhân vật đầy nghi vấn, vật vờ trên con đường tìm mặt thật của chính mình - một hành trình không bao giờ tới đích. Như vậy, hành trình đi tìm hắn, “đi tìm nhân vật” thực ra là hành trình tìm kiếm chính mình. Nhân vật “hắn” luôn luôn biến ảo và không bao giờ tìm thấy ấy chính là một phần của đời sống con người. Con người hiện đại chung sống với nỗi hoang mang, hoài nghi, lo sợ. Có những hành động của con người bên trong, con người định mệnh chống lại lí trí. Nhân vật kiếm tìm trong tác phẩm Tạ Duy Anh thường là những con người ra đi để bắt đầu một cuộc kiếm tìm. Họ là những con người mang hi vọng sống mãnh liệt. Ở Giã biệt bóng tối, nhân vật thằng Thượng, ả gái điếm, anh thanh niên nông thôn lên thành phố cũng là những nhân vật kiếm tìm. Cậu bé mồ côi tên Thượng đã có một tuổi thơ nay đây mai đó cùng bà ngoại: “Tôi không biết bởi vì hai bà cháu tôi lang thang qua nhiều nơi mà bà thì không bao giờ nhắc đến một vùng đất nào đó đại loại như quê quán” [15, 110]. Khi bà ngoại mất, cậu lại phiêu dạt khắp nơi chỉ vì “nguyên nhân chính là do ở đâu tôi cũng không được yên thân” [15, 110]. Đã nhiều lần cậu bé Thượng ra đi như một kẻ trốn chạy, mong thoát khỏi những tai ương và có được một cuộc sống yên ổn. Cậu “cắm cổ bỏ chạy. Tôi chưa biết nơi tôi sắp đến còn chuyện gì xảy ra nữa không. Tôi chẳng có thời gian để nghĩ ngợi lâu, đành cứ nhắm mắt đưa chân”. Và “tôi cố gắng để xác định một hướng đi, phía nào cũng lạ lẫm đối với tôi. Cuối cùng tôi đành đánh bừa đi về một hướng mặc dù không biết phía trước là nơi nào” [15, 121]. Trên hành trình vô định ấy, chưa bao giờ cậu bé Thượng nhận được một chút lòng tốt. Chỉ đến khi gặp cô gái làm tiền, Thượng mới nhận ra chị ấy là người duy nhất lo cho mình từ khi bà ngoại mất. Cậu tận mắt chúng kiến cảnh chị cầm nắm xôi trong tay tìm mình và vì thế mà gây sự với lão già đi tập thể dục để rồi chị bị bắt đem vào trại giáo dưỡng. Thế là cuộc đời cậu lại tiếp tục trôi dạt cho đến khi về làng Thổ Ô. Tại nơi này, cậu gặp gã Bính – một gã đĩ đực – cũng chính là người đã từng hứa với ả gải điếm là sẽ đi tìm cậu bé lang thang giúp chị. Nhờ thế mà cậu biết rõ rằng chị ta thực sự thương mình và đã tự hứa “Tôi sẽ đi tìm chị, với bất kể giá nào. Dù phải ăn đói mặc rách, tôi cũng phải biết chị ở đâu, đang còn sống hay đã chết”. Hành trình của cậu bé Thượng giờ đây đã có đích đến. Và cậu đã không phải đi xa, chính niềm tin vào lòng tốt còn ngự trị, chính sự đấu tranh quyết liệt để chống lại cái ác, cái xấu ngay trong bản thân mình đã giúp cậu gặp được chị ta. Hành trình đi tìm của Thượng cũng như hành trình đi tìm của cô gái làm tiền đều là hành trình đi từ bóng tối đến ánh sáng. Chính ở đó họ được trở lại là mình với bản chất tốt đẹp, với cái thiện vốn có. Và ở đó, họ đã xua tan được bóng tối, đẩy lùi cái ác. Trong hành trình ấy, họ đã giúp những người lạc lối như Bính tìm về lại hướng đi của mình, được trở lại là con người thật của mình. Cuộc đi tìm ấy dẫu gian nan, vất vả nhưng cuối cùng tất cả đều tới đích. Có lẽ đó là hành trình mà con người hằng mơ ước. Mang theo khát vọng tự giải thoát, các nhân vật của Tạ Duy Anh đã ra đi. Kiểu nhân vật này xuất hiện rất nhiều trong tác phẩm của ông. Trong tiểu thuyết “Lão Khổ”, chàng thanh niên có tên Hai Duy – con trai lão Khổ cũng đã rời bỏ làng Đồng và vài năm sau gửi về một bức thư cho biết lí do ra đi của mình: “Với con, làng Đồng giống như một nhà tù trong đó cha vừa là cai ngục vừa là tù nhân số một (). Con ngột ngạt ngay cả khi tưởng mình sung sướng nhất(). Tràn ngập vương quốc của cha là lòng hận thù, thói hợm hĩnh về quá khứ, những ảo tưởng điên rồ về tương lai”. Và câu hỏi day dứt tâm can mà cũng thôi thúc chàng lên đường là “giữa tình yêu và lòng thù hận nên chọn cái nào?” Sự ra đi để thoát khỏi làng Đồng đầy thù hận là câu trả lời dứt khoát nhất của chàng. Anh ta lựa chọn sự ra đi không phải để chối bỏ quê hương mà vì ngột ngạt trước cuộc sống bị cầm tù bởi thù hận, khát khao được giải phóng và đã đi tìm sức mạnh để “sẽ quay lại giải hạn cho làng Đồng”. Sự ra đi của Hai Duy sau một thời gian dài đã khiến cho lão Khổ nhận ra sai lầm của mình: “Lão bình tâm hơn để đong đếm lại những việc lão làm. Giả sử lão Tự có chết phơi thây cho ruồi bu chim rỉa, không đáng cho lão bận lòng. Nhưng có nhẫn tâm không khi con cái lão bị phân biệt đối xử?” [4, 165]. Và lão mơ hồ khám phá ra điều kì diệu là “hình như cuộc sống vẫn còn lại cái gì thiêng liêng lắm, tồn tại ngoài tầm với của lão. Nó thăng thoát khỏi cõi tục nhầy nhụa và để sờ thấy, đôi khi người ta phải trả giá bằng cực hình” [4, 166]. Điều kì diệu ấy được tạo ra bởi những con người biết từ bỏ hận thù để kiếm tìm tình yêu, hạnh phúc ở đời. Hai Duy và Tâm đã làm được điều đó. Hành trình kiếm tìm của họ không đơn giản, êm ái mà thấm đẫm nỗi đau, nước mắt. Nhưng ngay trong hành trình gian khổ ấy, mỗi người đã tìm thấy sự thanh thản, bình yên. Bởi họ tin rằng mình đã “thuộc về nhau từ trên trời và đầu thai xuống trần để cứu rỗi một dòng họ ngu tối trong thù hận”. Hành trình của họ chính là hành trình tìm hạnh phúc. Trên hành trình tìm kiếm của mình, không phải nhân vật nào của Tạ Duy Anh cũng tới đích. Lão Khổ là trường hợp tiêu biểu. Cả cuộc đời lão gắn với bao nỗi khổ và sự thăng trầm, cuối cùng lão nhận ra mình đã sống thật vô nghĩa. Cuộc đời trút lên lão bao nỗi tai ương, mà chính lão cũng làm cái việc gieo rắc nỗi đau lên đồng loại, ngay cả với đứa con đáng thương. Lão ngộ ra rằng “Ở một khía cạnh nào đó, sống là một cuộc đi đày, và cái chết là dấu hiệu đầu tiên của sự tự do. Hình như nhân loại chỉ toàn sai lầm, sai lầm triền miên, có phương pháp. Một trong những sai lầm ấy là không chịu tìm lí do tồn tại của mình” [4, 237]. Phải chăng, khi chịu tìm lí do tồn tại của mình, con người ta sẽ sáng suốt hơn trong việc lựa chọn những gì mình sẽ làm và chắc hẳn sẽ tránh được một cuộc sống vô nghĩa. Giá được làm lại cuộc đời, có lẽ lão Khổ sẽ tránh xa sự thù hận bởi giờ đây “lão thấy mệt mỏi tận cùng trong cuộc loại trừ nhau” [4, 236]. Như vậy, lão Khổ đã một đời đi tìm ý nghĩa tồn tại của mình. Chỉ tiếc rằng, đến cuối đời lão mới nhận ra sai lầm của mình và đã sống một đời vô nghĩa. Nhưng dù thế, bài học của lão cũng có ý nghĩa không nhỏ đối với người đọc. 2.2.2.5. Con người sợ hãi, hoài nghi Nỗi sợ là một trong những chủ đề được Tạ Duy Anh đặc biệt chú ý: “Tôi nghiền ngẫm về chủ đề Nỗi Sợ từ lâu, nhất là hồi tôi nằm trên giường bệnh và đối mặt với cái chết mà nếu tin vào kết quả xét nghiệm thì cầm chắc. Nhưng sẽ còn mất nhiều thời gian để tôi suy nghĩ về hậu quả do nỗi sợ gây ra cho đến khi tôi được khích lệ bởi những điều Thánh Paul nói về Nỗi Sợ: Nỗi sợ như cái gai đâm sâu vào da thịt ta. Chỉ một câu nói đó thôi đủ nói nên Nỗi Sợ tác động đến đời sống con người như thế nào” [4, 393]. Chủ đề Nỗi Sợ đã được Tạ Duy Anh thể hiện rất rõ trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật. Con người được khắc họa trong tác phẩm hầu hết là những con người sợ hãi, hoài nghi trước cuộc đời. Kiểu nhân vật này cũng đã xuất hiện trong những tiểu thuyết khác của ông. Ở Đi tìm nhân vật, con người sợ hãi được biểu hiện bằng sự hoảng loạn, luôn bị ám ảnh bởi một uy quyền nào đó. Nhân vật “tôi” “luôn luôn sợ một cái gì đó sẽ hút mình vào, luôn có cảm giác bị rình rập, bị theo dõi bủa vây thường trực bởi nỗi sợ bị con thú nào đấy xồ ra”[9, 58]. Để lí giải cho sự sợ hãi thường xu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhung_dac_diem_co_ban_cua_tieu_thuyet_ta_duy_anh_6115_1925643.pdf
Tài liệu liên quan