Luận văn Những hiệu ứng của Luật chứng khoán đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NHÀ ĐẦU TƯ BẰNG LUẬT CHỨNG KHOÁN 3

1. Bản chất của đầu tư chứng khoàn và quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán 3

1.1. Bản chất của đầu tư chứng khoán 3

1.1.1. Khái niệm đầu tư chứng khoán 3

1.1.2. Đặc điểm của đầu tư chứng khoán 5

1.1.3. Mối quan hệ giữa nhà đầu tư với tổ chức phát hành chứng khoán 7

1.2. Các quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán 12

1.2.1.Khái niệm và đặc điểm của quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán 12

1.2.2. Các quyền lợi cơ bản của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán 14

2. Vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư bằng luật chứng khoán 18

2.1. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán 18

2.2. Khái quát về cơ chế bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư bằng Luật chứng khoán 20

CHƯƠNG II 23

NHỮNG HIỆU ỨNG CỦA LUẬT CHỨNG KHOÁN 23

ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NHÀ ĐẦU TƯ 23

1. Hiệu ứng của các quy định công nhận quyền lợi của nhà đâu tư trên thị trường chứng khoán 23

1.1. Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trong mối quan hệ với chủ thể phát hành 23

1.2. Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trong mối quan hệ với chủ thể trung gian trên thị trường chứng khoán 27

1.3. Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trong mối quan hệ giữa các chủ thể đầu tư với nhau 33

1.4. Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trong mối quan hệ giữa nhà đầu tư và các chủ thể khác trên thị trường chứng khoán 36

2. Hiệu ứng của các quy định về quản lý Nhà nước đối với thị trường chứng khoán 38

2.1. Các quy định của Luật chứng khoán 38

2.2. Thực tiễn áp dụng 39

3. Hiệu ứng của các quy định về xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán 42

3.1. Các quy định của Luật chứng khoán 42

3.2. Thực tiễn áp dụng 43

CHƯƠNG III 45

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẢM BẢO TÍNH KHẢ THI 45

CỦA LUẬT CHỨNG KHOÁN TRƯỚC YÊU CẦU BẢO VỆ QUYỀN LỢI NHÀ ĐẦU TƯ 45

1. Ban hành các quy định công nhận quyền của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán 45

1.1. Bổ sung các quy định còn thiếu và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán 45

1.2. Nâng cao trình độ hiểu biết của công chúng về pháp luật liên quan đến quyền lợi nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư chứng khoán 48

2. Hoàn thiện các quy định về quản lý Nhà nước đối với thị trường chứng khoán 50

3. Hoàn thiện các quy định về xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại 52

3.1. Hoàn thiện các quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán 52

3.2. Hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực chứng khoán 53

KẾT LUẬN 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 60

 

 

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2416 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những hiệu ứng của Luật chứng khoán đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành chứng khoán ra công chúng. Đây là cơ sở pháp lý tạo ra sự công bằng và bình đẳng cho các nhà đầu tư, tránh trường hợp chủ thể phát hành thực hiện những cách thức có thể tạo nên sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư, từ đó gây thiệt hại cho quyền lợi của các nhà đầu tư. Trong một số trường hợp, đợt phát hành sẽ bị đỉnh chỉ hoặc huỷ bỏ khi quá trình phát hành không tuân theo thủ tục luật định. Đây cũng là một phương cách cần thiết và hiệu quả để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Thứ ba, đối với quy định về công bố thông tin. Đây là cơ sở pháp lý tạo ra khả năng cho người đầu tư tiếp cận được với nguồn thông tin chính thống một cách bình đẳng và minh bạch. Đối với hoạt động đầu tư chứng khoán, việc ban hành các quy định về công bố thông tin được coi như một cách thức hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, cần phải nói thêm rằng thông tin là một yếu tố có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động đầu tư chứng khoán, vì vậy thời điểm nắm bắt thông tin và nguồn thông tin chính xác có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự thành bại của kế hoạch đầu tư. Điều này cho phép khẳng định rằng việc quy định nghĩa vụ công bố thông tin và minh bạch hóa thông tin trên thị trường chứng khoán là giải pháp hiệu quả để bảo đảm quyền lợi cho các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán. Thứ tư, đối với quy định về một số hành vi khác của chủ thể phát hành. Đây là những quy định liên quan đến tổ chức, quản trị và điều hành công ty đại chúng và ít nhiều có tác động đến quyền lợi của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, chẳng hạn như các quy định về quản trị công ty, quy định về việc công ty mua lại cổ phiếu của chính mình… Các quy định này nhằm tạo ra sự công khai minh bạch trong hoạt động của công ty, đảm bảo an toàn cho hoạt động của công ty để trên cơ sở đó bảo đảm cho các quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán. Trước khi Luật chứng khoán ra đời, Nghị định 144/2003/NĐ-CP được coi là văn bản pháp luật quy định thống nhất và toàn diện nhất về chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Trong văn bản này, các quy định về tổ chức phát hành có liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư cũng đã được dự liệu khá đầy đủ và rõ ràng. Khi Luật chứng khoán năm 2006 được ban hành, mặc dù cũng có một số thay đổi và bổ sung nhưng các quy định tương ứng của đạo luật này hầu như vẫn điều chỉnh theo tinh thần của điều luật cũ. Cụ thể, các vấn đề này được quy định trong Luật chứng khoán ở điều 12 (điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng); điều 16 (báo cáo tài chính); điều 21 (phân phối chứng khoán); điều 22 (đình chỉ chào bán chứng khoán ra công chúng); điều 23 (huỷ bỏ chào bán chứng khoán ra công chúng); điều 102 (công bố thông tin của tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng); điều 103 (công bố thông tin của tổ chức niêm yết)…Trong các điều luật này, có một số thay đổi khá quan trọng liên quan đến quy định về điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng, quy định về công ty đại chúng. Về điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng, khoản 1 điều 12 Luật chứng khoán quy định điều kiện về quy mô vốn của công ty cổ phần là 10 tỷ, so với điều kiện cũ trong khoản 1 điều 6 Nghị định 144/2004/NĐ-CP là 5 tỷ. Sự thay đổi này sẽ là hạn chế hơn cho các công ty cổ phần muốn chào bán chứng khoán nhưng mặt khác quy định này cũng làm tăng sự bảo đảm an toàn cho nhà đầu tư khi tham gia đầu tư chứng khoán. Về công ty đại chúng, đây là khái niệm hoàn toàn mới và lần đầu tiên được quy định trong Luật chứng khoán năm 2006. Theo văn bản này, công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong ba hình thức: Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng; công ty có cổ phiếu được niêm yết tại SGDCK hoặc TTGDCK; công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên [4, điều 25]. Cùng với quy định này là các quy định về chào mua công khai theo điều 32 Luật chứng khoán và các quy định này tỏ ra có ý nghĩa tích cực trong việc bảo vệ các cổ đông thiểu số trong các giao dịch thâu tóm doanh nghiệp. Ngoài ra, việc quy định mở rộng nghĩa vụ công bố thông tin cũng có nghĩa là tăng thêm quyền lợi cho nhà đầu tư. Thực tế thị trường phi tập trung ở Việt Nam không mang đúng nghĩa của một thị trường OTC (over the counter) - thị trường thương lượng của các công ty môi giới chứng khoán thực hiện các giao dịch qua hệ thống điện thoại và hệ thống vi tính đã được nối mạng giữa các thành viên trong cả nước hoặc trong một khu vực. Các giao dịch diễn ra hiện nay ngoài TTGDCK thường là các giao dịch trực tiếp giữa các nhà đầu tư, thường được gọi là thị trường trao tay - “chợ đen”. Các giao dịch trên thị trường này không được quản lý, tự phát từ cách thức đến giá cả, nên nhà đầu tư có thể gặp phải rất nhiều rủi ro. Các rủi ro đó cũng có thể do các công ty cổ phần gây nên. Theo Diễn đàn doanh nghiệp, bài viết về “báo động đỏ” OTC (ngày 26/3/2007) cho biết: Giám đốc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, ông Trần Đắc Sinh cho rằng, đã đến lúc phải “báo động đỏ” với thị trường OTC ở Việt Nam. Theo ông Sinh, hiện chưa có bất cứ sự kiểm soát nào đối với việc phát hành cổ phiếu của các doanh nghiệp chưa niêm yết. Thậm chí, một số công ty đã tự ý chia nhỏ mệnh giá để thu hút nhà đầu tư. Các công ty cổ phần đăng ký đại chúng là rất ít. Bản thân các ngân hàng và các công ty chứng khoán cũng chưa đăng ký, trong khi, công ty chứng khoán và các ngân hàng thương mại cổ phần chính là các công ty đại chúng. Khi các doanh nghiệp này huy động vốn bằng cách phát hành thêm cổ phần, do không được lưu ký qua công ty chứng khoán nên giá cả do doanh nghiệp tự quyết định… Theo đó, việc đăng ký công ty đại chúng là việc làm rất cấp bách và cần thiết. Sau khi đăng ký công ty đại chúng, thì tất cả công ty cổ phần đại chúng đều phải lưu ký và mua bán chứng khoán theo Nghị định 14/NĐ-CP/2007 về hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán. Nghị định này quy định, tất cả việc mua – bán cổ phiếu phải được thông qua các công ty chứng khoán có lưu ký [28] Như vậy, quy định về công ty đại chúng sẽ góp phần quản lý một số lượng lớn công ty cổ phần chưa niêm yết, là nguồn cung cấp hàng hoá phổ biến cho thị trường OTC, để từ đó hạn chế và “hạ nhiệt” thị trường này, bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư. Có thể nhận thấy rằng một số thay đổi trong quy định về tổ chức phát hành của Luật chứng khoán có ý nghĩa tích cực đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư. Việc pháp luật mở rộng phạm vi quyền lợi cho các nhà đầu tư là hợp lý nhưng công nhận thôi chưa đủ, Nhà nước còn cần có những biện pháp hiệu quả và kịp thời để những quyền đó được thực hiện và tôn trọng. Trong thực tế vẫn xảy ra việc những quy định này bị vi phạm, sẽ được làm rõ hơn trong phần các quy định về thanh tra, giám sát và các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán. 1.2. Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trong mối quan hệ với chủ thể trung gian trên thị trường chứng khoán Với nguyên tắc trung gian, hoạt động đầu tư chứng khoán được thực hiện với sự tham gia hỗ trợ của một chủ thể rất đặc trưng là các chủ thể trung gian trên thị trường chứng khoán. Các chủ thể này có vai trò vô cùng quan trọng trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là thị trường thứ cấp, nơi các giao dịch được thực hiện với khối lượng và tần suất rất cao. Các trung gian trên thị trường chứng khoán có thể đóng vai trò là người môi giới, người tư vấn, người kinh doanh hoặc người bảo lãnh phát hành chứng khoán. Khi thực hiện những nghiệp vụ kinh doanh của mình, trung gian chứng khoán có mối quan hệ chặt chẽ với nhà đầu tư, vì thế, rất nhiều quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của chủ thể này có ý nghĩa, tác dụng bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư. Một cách khái quát, có thể hình dung hiệu ứng của các quy định này đối với việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư được thể hiện trên những khía cạnh sau đây: Thứ nhất, hiệu ứng của các quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của chủ thể trung gian trên thị trường chứng khoán. Các quy định hiện hành của Luật chứng khoán cho thấy rằng việc hành nghề trung gian trong hoạt động kinh doanh chứng khoán phải đáp ứng nhiều điều kiện và trình tự thủ tục chặt chẽ hơn hẳn các trung gian khác theo quy định của Luật Thương Mại. Để được cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán, chủ thể trung gian phải tuân thủ điều kiện về vốn pháp định, về cơ sở vật chất, kỹ thuật, quy định về chứng chỉ hành nghề… Lí do của các quy định này là hoạt động kinh doanh chứng khoán có độ rủi ro quá lớn, đòi hỏi chủ thể kinh doanh chứng khoán phải có một tiềm lực tài chính dồi dào, cơ sở vật chất đầy đủ và trình độ nghiệp vụ cần thiết để tiến hành các hoạt động trung gian mà không gây ra cản trở, nhiễu loạn cho thị trường và không gây ảnh hưởng bất lợi đến quyền lợi của nhà đầu tư. Theo quy định tại Điều 62 Luật chứng khoán năm 2006, Luật chứng khoán thắt chặt thêm điều kiện về cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập so với quy định trước đây. Cụ thể, nếu là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc trường hợp đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; nếu là pháp nhân phải đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn. Quy định này nhằm bảo đảm cho hoạt động của công ty chứng khoán không bị tác động bởi những chủ thể có nhiều khả năng gây ra những vi phạm trên thị trường và tổn hại cho quyền lợi của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, điều kiện về vốn pháp định không được quy định cụ thể trong luật mà được giao cho Chính phủ quy định bằng Nghị định để có thể thay đổi kịp thời và phù hợp với yêu cầu thực tế. Hiện nay, theo điều 18 Nghị định 14/2007/NĐ-CP của Chính phủ, mức vốn pháp định của tất cả các nghiệp vụ đều tăng hơn so với quy định trước đây. Điều này sẽ làm tăng thêm sự bảo đảm cho quyền lợi của nhà đầu tư [12, điều 18]. Trong nhóm quy định này còn cần phải kể đến một số quy định liên quan đến cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. Theo quy định hiện hành, các cổ đông sáng lập hay thành viên sáng lập “không được chuyển nhượng cổ phần hoặc phần vốn góp của mình trong thời hạn ba năm, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, trừ trường hợp chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập khác trong công ty”. Nếu so với quy định tại Khoản 5 Điều 84 Luật doanh nghiệp 2005 về vấn đề này thì quy định của Luật chứng khoán tỏ ra chặt chẽ hơn. Chắc chắn trong mọi trường hợp sự chuyển nhượng này chỉ diễn ra giữa các cổ đông và thành viên sáng lập. Quy định này nhằm mục đích bảo đảm hoạt động của công ty chứng khoán được ổn định trong những khoảng thời gian mới thành lập, không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư. Xung quanh các điều kiện để trở thành trung gian chứng khoán, thiết nghĩ cũng cần phải đề cập đến một vấn đề đang được bàn cãi và quan tâm nhiều trong thời gian vừa qua, đó là các trung gian cá nhân. Theo quy định hiện hành của Luật chứng khoán thì môi giới chứng khoán là hoạt động của công ty chứng khoán [4, điều 6]. Điều này đồng nghĩa với việc Luật chứng khoán không cho phép cá nhân được hành nghề môi giới chứng khoán với tư cách của chính mình. Tuy nhiên, trên thực tế các hành vi môi giới của cá nhân vẫn diễn ra phổ biến, đặc biệt là trên thị trường OTC mà không hề được kiểm soát và quản lý. Các nhà đầu tư nhỏ với trình độ hiểu biết thị trường còn kém, không quan tâm lắm đến chuyện những người môi giới cho mình có được phép tiến hành các hoạt động đó hay không, vì thế họ vẫn liều lĩnh thực hiện các giao dịch chứng khoán mà không nghi ngờ gì về rủi ro của nó. Mỗi ngày, sự phát triển của thị trường chứng khoán cũng kéo theo việc hình thành một đội ngũ các nhà môi giới cá nhân bất hợp pháp và được giới đầu tư gọi với cái tên “cò” cổ phiếu. Nếu theo cách thức hoạt động của họ như hiện nay thì bên cạnh vai trò môi giới – mua bán chứng khoán cho khách hàng, họ còn đóng vai là những người trung gian dắt mối, tìm nguồn hàng, và thậm chí là cả người tư vấn đầu tư, người được “thuê” để đầu tư chứng khoán hộ cho các nhà đầu tư. Thực tế cho thấy hoạt động của những “cò” kiểu này không hiếm, thậm chí ngày càng hoạt động một cách chuyên nghiệp hơn, có liên hệ với nhau chặt chẽ hơn để trao đổi thông tin. Theo nguồn tin từ Vnexpress, đội ngũ “cò” này luôn túc trực ở các công ty chứng khoán để tìm mối mua bán, như ở sàn SSI của công ty chứng khoán Sài Gòn, trung bình không dưới 20 “cò” mỗi ngày luôn có mặt để tìm khách [29]. Với hoạt động trung gian kiểu thời vụ như vậy, trong khi Nhà nước không cho phép mà cũng không xử lý triệt để thì nhà đầu tư là người chịu rủi ro nhiều nhất. Nhưng họ cũng không có nhiều lựa chọn vì trên thị trường hiện nay các công ty chứng khoán hầu hết đều lâm vào tình trạng quá tải dẫn đến tình trạng thanh lọc nhà đầu tư, phân biệt đối xử, thậm chí vi phạm những nguyên tắc cơ bản của thị trường (sẽ được phân tích kỹ trong phần thực trạng các hoạt động nghiệp vụ của chủ thể trung gian), thì làm sao có thể cung cấp đủ dịch vụ cho số lượng nhà đầu tư không nhỏ trên thị trường OTC – nơi vẫn được coi là phần chìm của tảng băng thị trường chứng khoán. Thứ hai, hiệu ứng của các quy định về hoạt động nghiệp vụ trung gian. Theo quy định của pháp luật hiện hành, chủ thể trung gian trên thị trường chứng khoán có thể thực hiện các hoạt động chính như tự doanh chứng khoán, môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp việc thực hiện nhiều nghiệp vụ sẽ phát sinh mâu thuẫn giữa lợi ích của chủ thể trung gian và chủ thể đầu tư. Ví dụ điển hình là trường hợp chủ thể trung gian vừa tiến hành hoạt động tự doanh, vừa thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán. Để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, pháp luật hiện hành không chỉ quy định rõ các nghiệp vụ của từng loại chủ thể trung gian là công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ mà còn quy định cụ thể về cách thức, trình tự thực hiện các nghiệp vụ đó để nhà đầu tư có thể tự mình giám sát hoạt động của các chủ thể trung gian. Theo quy định của Luật chứng khoán năm 2006, có sự tách bạch khá rõ ràng giữa hoạt động của công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ, theo đó công ty chứng khoán chỉ được thực hiện bốn nghiệp vụ kinh doanh, gồm tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán, môi giới chứng khoán; còn hai nghiệp vụ quản lý quỹ và quản lý danh mục đầu tư sẽ do công ty quản lý quỹ thực hiện. Với quy định này, pháp luật đã thể hiện vai trò tích cực trong việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, tránh khỏi các xung đột lợi ích với công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Thực tế hiện nay cho thấy, công ty chứng khoán là chủ thể trung gian được nhắc đến nhiều nhất tại Việt Nam, không chỉ bởi khả năng tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của nó mà còn bởi mối quan hệ với nhà đầu tư đang có rất nhiều vấn đề. Theo kiến nghị, phản hồi của nhà đầu tư trên các báo và các trang web điện tử thời gian vừa qua, các công ty chứng khoán đã thực hiện nhiều hành vi gây thiệt hại đáng kể cho quyền lợi của nhà đầu tư nhưng chưa được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý. Trên báo Đầu tư chứng khoán, trong nhiều số liền xuất hiện các bài báo về vấn đề “VIP” trên sàn đầu tư, phản ánh sự phân biệt đối xử của công ty chứng khoán giữa các chủ thể đầu tư có tiềm lực kinh tế khác nhau trên thị trường. Trong bài viết “Hạng thương gia” của tác giả Anh Ngọc trên báo Đầu tư chứng khoán số 20 ra ngày 8/3/2007 có viết: “Lãnh đạo một CTCK lớn thừa nhận, một lệnh do khách VIP đặt có thể có giá trị lớn hơn tất cả các lệnh của đám đông nhà đầu tư cá nhân chen lấn xô đẩy hàng ngày cộng lại. Phí giao dịch lớn thu được từ khách VIP khiến CTCK không có lý do gì mà không o bế, chiều chuộng tầng lớp này”. Sự o bế, chiều chuộng này được CTCK thực hiện như thế nào, trong bài “Đằng sau cái bóng của VIP” của tác giả Bùi Sưởng và Kim Lam thực hiện phỏng vấn một nhà đầu tư cho biết: ngay tại CTCK, lợi ích của VIP được thể hiện rõ nét, không chỉ ngồi phòng riêng, máy riêng mà được tư vấn đầu tư, nhận lệnh trực tiếp với nhân viên công ty chứng khoán trong khi các nhà đầu tư nhỏ lẻ chấp chới không biết “đường vào”. Trong bài “Khi thượng đế khóc ròng”, tác giả Thuỳ Vinh cho biết: “Nhà đầu tư nhỏ không thể tìm được một nhà môi giới theo đúng nghĩa, thậm chí không thể tìm được một “nhà nhập lệnh” chân chính theo đúng nghĩa. Nhiều công ty chứng khoán còn duy trì tình trạng ưu tiên đặt lệnh cho các “đại gia” trước, mặc dù họ đặt lệnh sau nhiều nhà đầu tư khác. Chính điều này tạo ra sự đối xử thiếu công bằng giữa nhà đầu tư vốn ít và vốn nhiều” [27, tr.11]. Đây mới chỉ là một vài ví dụ nhỏ cho những phản ánh của cả những người trong giới và ngoài giới đầu tư về vấn đề gây rất nhiều bức xúc đang diễn ra trên thị trường chứng khoán hiện nay. Và, một câu hỏi lớn được đưa ra là với sự phân biệt đối xử này, môi trường đầu tư chứng khoán có còn công bằng không, có minh bạch hay không và có thực sự an toàn cho các nhà đầu tư hay không. Thực chất, dành ưu tiên với những khách hàng quan trọng không phải hành vi sai, nhưng công ty chứng khoán chỉ được phép thực hiện trong khuôn khổ pháp luật và bằng những hoạt động không gây tổn hại đến thị trường cũng như các nhà đầu tư khác. Trong tương lai, cần có các quy định cụ thể điều chỉnh vấn đề này nhằm hạn chế và xóa bỏ tình trạng phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư, vi phạm nguyên tắc giao dịch đã được ghi nhận bởi Luật chứng khoán. Thứ ba, hiệu ứng của các quy định về công bố thông tin của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. Các quy định hiện hành đòi hỏi những chủ thể trung gian có nghĩa vụ công bố thông tin định kỳ, công bố thông tin theo yêu cầu của UBCK khi có thông tin liên quan đến công ty ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư, hoặc có trách nhiệm thông báo cho SGDCK hoặc TTGDCK để các tổ chức này công bố thông tin. Các quy định này giúp nhà đầu tư có thể nắm bắt được tình hình hoạt động và các sự kiện liên quan đến tổ chức trung gian để lựa chọn tổ chức tin cậy làm trung gian cho mình và quản lý kịp thời nguồn vốn uỷ thác cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. So với quy định trong điều 56, 57 Nghị định 144/2003/NĐ-CP về công bố thông tin của công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ, Luật chứng khoán hiện hành quy định thống nhất chung các nghĩa vụ này trong Điều 71 và hướng tới mục tiêu cơ bản là bảo vệ tốt nhất quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Thứ tư, hiệu ứng của các quy định về nghĩa vụ và hạn chế của công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ. Hiện tại, Luật chứng khoán đã đặt ra những yêu cầu bắt buộc đối với một số hành vi của chủ thể này mà việc tuân thủ những yêu cầu đó có thể ngăn chặn hoặc giảm bớt khả năng xung đột lợi ích giữa nhà đầu tư và chủ thể trung gian. Các yêu cầu này thực chất là những nguyên tắc pháp lý mà công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ phải tuân thủ trong quá trình giao dịch chứng khoán, trong đó phải kể đến quy định về việc ký hợp đồng bằng văn bản với khách hàng tạo ra những bằng chứng pháp lý bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư khi có tranh chấp xảy ra; quy định về ưu tiên thực lệnh của khách hàng trước lệnh của công ty chứng khoán, quy định quản lý tách biệt tài sản, tiền và chứng khoán của công ty với tài sản của khách hàng, quy định sử dụng tiền gửi trên tài khoản của khách hàng theo đúng hợp đồng với khách hàng, quy định tách biệt tài sản và chứng khoán của từng khách hàng… Hầu hết các quy định này đều có khả năng bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư một cách hiệu quả trong mối quan hệ với chủ thể trung gian. Ngoài ra, Luật chứng khoán cũng có thêm một số quy định mở rộng phạm vi bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư, chẳng hạn như quy định về mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại công ty hoặc trích lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư để bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư do sự cố kỹ thuật và sơ suất của nhân viên trong công ty [4, điều71]. Tương tự như vậy, quy định về lưu giữ đầy đủ các chứng từ và tài khoản phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch của khách hàng và của công ty tại Khoản 8 Điều 71, quy định về bán khống chứng khoán tại Khoản 9 Điều 71 Luật chứng khoán cũng được xem là những quy định mới vừa có tác dụng giám sát hoạt động của công ty chứng khoán, tránh những gian lận và khi có tranh chấp, có thể đưa ra bằng chứng pháp lý để bảo vệ nhà đầu tư, vừa thỏa mãn được các nhu cầu chính đáng của nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán. 1.3. Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trong mối quan hệ giữa các chủ thể đầu tư với nhau Trên thị trường chứng khoán, chủ thể đầu tư có nhiều loại, với khả năng tài chính và địa vị xã hội khác nhau, bao gồm nhà đầu tư là cá nhân và nhà đầu tư là tổ chức. Thực tế cho thấy, phần lớn các tổ chức tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán là các chủ thể có nguồn vốn rất lớn, có quan hệ rộng và khả năng nắm bắt thông tin cao hơn so với các chủ thể đầu tư là cá nhân. Bản thân nhóm nhà đầu tư cá nhân cũng có sự phân loại thành các các nhà đầu tư lớn và nhà đầu tư nhỏ; hoặc các nhà đầu tư có khả năng tiếp cận với nguồn thông tin dễ dàng hơn những nhà đầu tư còn lại. Chính vì những lợi thế đặc biệt mà một số nhà đầu tư có khả năng tối đa hoá lợi ích của mình bằng cách gây phương hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyền lợi của nhà đầu tư khác. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư một cách công bằng, pháp luật phải quy định những hành vi bị cấm trong quá trình giao dịch chứng khoán. Hành vi bị cấm thường là những hành vi vi phạm pháp luật chứng khoán và có thể dẫn đến hậu quả xấu như gây thiệt hại đến lợi ích của nhà đầu tư chân chính, làm cho TTCK hoạt động thiếu lành mạnh, không công bằng thậm chí gây sự bất ổn cho thị trường và ảnh hưởng đến nền kinh tế. Những hành vi bị cấm tuy có thể do nhiều loại chủ thể khác nhau thực hiện trên thị trường, nhưng chúng tôi muốn đặt vấn đề này trong mối quan hệ giữa các nhà đầu tư để phân tích bản chất của nó. Theo các quy định trước đây của Nghị định số 144/2003/NĐ-CP, các hành vi bị cấm bao gồm giao dịch nội gián (Điều 103); lũng đoạn thị trường (Điều 104); thông tin sai sự thật (Điều 105); bán khống (Điều 106); làm thiệt hại lợi ích nhà đầu tư (Điều 107) và pháp nhân mở tài khoản dưới danh nghĩa cá nhân (Điều 108). Tuy nhiên, khi Luật chứng khoán ra đời, nhiều hành vi trong số các hành vi kể trên đã được loại ra khỏi danh mục về hành vi bị cấm. Còn lại ba hành vi bị cấm được quy định trong Điều 9 Luật chứng khoán, đó là hành vi giao dịch nội gián; hành vi lũng đoạn thị trường và hành vi thông tin sai sự thật, bỏ sót thông tin, công bố thông tin không kịp thời. Nếu khẳng định những hành vi này chỉ diễn ra giữa các chủ thể đầu tư với nhau thì sẽ là không chính xác, nhưng nếu xem xét cách thức thực hiện, mục đích và người được hưởng lợi từ các hành vi này thì sẽ dễ dàng thấy rằng đằng sau nó là vấn đề xung đột quyền lợi giữa các nhà đầu tư. Dù có cách thức biểu hiện khác nhau nhưng các hành vi này đều mang bản chất chung, đó là sự vi phạm những nguyên tắc cơ bản của thị trường về tính công bằng, công khai, bình đẳng. Khi những hành vi này được thực hiện, có một số người sẽ thu được những khoản lợi nhuận kếch xù và khoản lợi nhuận đó được rút ra trong quá trình đầu tư chứng khoán. Mặt khác, do lợi nhuận này có thể được tạo ra bằng cách gây thiệt hại cho các nhà đầu tư khác nên những chủ thể này thường không thể coi là những nhà đầu tư chân chính. Trong thời gian qua, các hành vi bị cấm không chỉ diễn ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam mà cũng đã từng xảy ra trên một số thị trường chứng khoán nổi tiếng thế giới. Thật vậy, cách đây không lâu, Chính phủ Mỹ vừa phá tan hai đường dây giao dịch chứng khoán nội gián được coi là đình đám nhất từ những thập niên 1980 tại phố Wall. Theo Vnexpress: Trong vụ nội gián thứ nhất, có liên quan đến công ty chứng khoán ngân hàng UBS, một lãnh đạo công ty bán thông tin phân tích về khả năng lên xuống của thị trường cho hai nhân viên giao dịch của hai tổ chức tài chính. Nhờ những thông tin mua được từ UBS, hai cá nhân này đã bỏ túi hơn 4 triệu USD mỗi người. Vụ nội gián thứ hai xảy ra với hãng Morgan Stanley. Cựu luật sư của hãng, bà Randi Collotta đã cung cấp thông tin về mua bán và sát nhập cho chồng, một luật sư hành nghề tư, và Marc Jurman - một nhân viên môi giới của hãng Marlins Capital & Finance 500. Jurman sau đó đã bán thông tin cho một số người khác [31]. Câu hỏi đặt ra là, đối với Việt Nam, liệu rằng với các quy định về những hành vi này còn quá sơ sài thì việc phát hiện và xử lý chúng sẽ ra sao? Sự thật là, mặc dù có những nghi ngờ trong một số phiên giao dịch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian gần đây mà báo chí đã nêu, nhưng chưa có một vụ mua bán nội gián nào bị phát hiện và xử lý. Trong bài “Giao dịch nội gián vẫn chỉ là nghi án”, đăng trên VnExpress cho biết: “Dư luận đồn thổi nhau ông này, bà kia có tin mật, ôm cổ phiếu kiếm tiền tỉ. Tuy nhiên, nhiều nghi án về giao dịch nội gián trên thị trườ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLDOCS (80).doc
Tài liệu liên quan