Luận văn Những motif hiện sinh trong truyện và tiểu thuyết của F.dostoevsky (bút ký dưới hầm, tội ác và trừng phạt)

MỞ ĐẦU . 3

1. Mục đích, ý nghĩa đề tài . 3

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 7

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 11

4. Phương pháp nghiên cứu . 12

5. Cấu trúc luận văn . 12

CHƯƠNG 1: F.DOSTOEVSKY VÀ TRIẾT HỌC HIỆN SINH . 13

1.1. Triết học hiện sinh và chủ nghĩa hiện sinh trong văn học . 13

1.2. F.Dostoevsky - nhà tư tưởng hiện sinh. 19

CHƯƠNG 2: XUNG ĐỘT GIỮA CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI.

2.1. Hành trình đi tìm cái "Tôi" đích thực. .

2.2. Tội ác - hậu quả phá vỡ liên hệ cá nhân và xã hội .

CHƯƠNG 3: ỨNG XỬ VỚI TỰ DO .

3.1. Sự xa lạ: những nguyên nhân và hậu quả.

3.2. Con người sám hối để hướng đến tự do tuyệt đối.

KẾT LUẬN .

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

pdf37 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 958 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những motif hiện sinh trong truyện và tiểu thuyết của F.dostoevsky (bút ký dưới hầm, tội ác và trừng phạt), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
òn gọi là "triết học sinh tồn”, là một trong những trào lưu triết học lớn vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Trào lưu này cho rằng tư duy triết học xuất phát từ chủ thể con người, không chỉ là chủ thể tư duy mà là cá thể sống, cảm xúc và hành động. Trong triết học hiện sinh, xuất phát điểm của con người được đặc tả bởi cái từng được gọi là “thái độ hiện sinh” hay là một tình trạng nhất định hướng vào bối cảnh khi đứng trước một thế giới có vẻ như vô nghĩa và phi lý. Nhiều nhà hiện sinh cũng coi triết học hàn lâm hoặc triết học truyền thống ở phong cách cũng như nội dung là quá trừu tượng và tách biệt khỏi trải nghiệm cụ thể của con người. Vì thế, họ đưa tính đặc thù độc đáo của tồn tại con người lên vị trí hàng đầu. Tính độc đáo này không thể nhận thức bằng khái niệm và cũng không thể diễn đạt qua ngôn ngữ. Chủ nghĩa hiện sinh bắt nguồn từ học thuyết của S. Kierkegaard và trở thành một trào lưu tư tưởng phổ biến ở Đức vào những năm 20 của thế kỷ XX. Khi đó nước Đức thua trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất và bị tàn phá nghiêm trọng. Triết học hiện sinh của Martin Heidegger phản ánh tâm trạng bi quan của xã hội Đức trước sự tàn phá đó. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, trung tâm của chủ nghĩa hiện sinh từ Đức chuyển sang Pháp. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, mâu thuẫn trong chủ nghĩa tư bản tiếp tục phát triển gay gắt. Các cuộc khủng hoảng nhiên liệu, khủng hoảng sinh thái cùng với đạo đức xã hội suy thoái đã làm tăng sự khủng hoảng về tâm hồn của con người trong xã hội các nước tư bản chủ nghĩa, khiến cho tư tưởng hiện sinh lan tràn trên nước Mỹ và sang nhiều nước phương 14 Tây khác. Phương thức sản xuất chạy theo lợi nhuận tối đa đã đẩy con người vào tình trạng tha hoá cùng cực, lấy đi của họ cái vị trí làm người đích thực. Những tệ nạn xã hội cùng với sự tàn phá khủng khiếp từ hai cuộc thế chiến do chủ nghĩa đế quốc gây ra đã đẩy con người vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc trong đời sống tinh thần. Nhiều luận điểm của chủ nghĩa hiện sinh cùng với phong trào hiện sinh ra đời thể hiện sự nổi loạn trong lòng xã hội tư bản nhằm lên án xã hội, chống lại xã hội, kêu gọi con người phải tự cứu lấy mình. Nhưng con người chưa xác định được họ cần dựa vào cái gì để cứu mình và cứu xã hội. Nguyên nhân nữa là con người phản ứng trước việc các nước phương Tây tuyệt đối hoá vai trò của khoa học, sùng bái kỹ thuật đã hạ thấp, bỏ rơi con người hoặc chỉ quan tâm đến mặt vật chất mà xem nhẹ mặt tâm hồn, đời sống tình cảm của họ. Triết học duy lý đã từng có vai trò tích cực nhất định trong việc làm cho các nước phương Tây đạt được những thành tựu vượt bậc trong chinh phục tự nhiên bằng khoa học, công nghệ hiện đại. Nhưng mặt trái của nó là bắt con người phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về xã hội, về môi trường sinh thái. Một xã hội phương Tây giàu có về vật chất lại nghèo nàn về văn hoá, tinh thần; tăng trưởng nhanh về kinh tế lại suy thoái nhanh về văn hóa, đạo đức. Các nhà triết học hiện sinh hoàn toàn có lý khi họ kịch liệt phê phán sự tuyệt đối hoá vai trò của lý trí, của khoa học khi họ vạch rõ sự thiếu hụt tinh thần nhân đạo trong chính nền tảng của văn minh phương Tây. Họ chỉ thừa nhận vai trò của cảm giác, của xúc cảm cá nhân, tức là ngả sang chủ quan phi duy lý. Chủ nghĩa hiện sinh cho rằng, tự do là bản chất hiện sinh của cá nhân con người, nó không phục tùng Thượng đế hoặc bất cứ quyền uy nào, cũng không chịu sự ràng buộc của bất cứ tính tất yếu khách quan nào, nó là tuyệt đối. Giá trị hiện sinh của cá nhân được thể hiện trong sự lựa chọn của tự do cá nhân. Chủ nghĩa hiện sinh còn đặt tự do của cá nhân này đối chọi với tự do của cá nhân khác. Tự do 15 của cá nhân không bị gò bó bởi người khác hay bất kỳ lực lượng xã hội nào. Chủ nghĩa hiện sinh xuất phát từ tự do cá nhân tuyệt đối, cho rằng chỉ có cá nhân mới là hiện sinh chân thực, xã hội chỉ là một phương thức hiện sinh của cá nhân, hơn nữa là phương thức hiện sinh không chân thực. Bởi vì xã hội và cá nhân liên hệ chặt chẽ thì sự tồn tại của cá nhân sẽ không còn là cá nhân thực sự mà là cá nhân bị đối tượng hoá, bị mất cá tính do bị ràng buộc với người khác và với xã hội, là cá nhân bị tập thể, bị xã hội lấn át. Do đó, tồn tại xã hội đã bóp chết hiện sinh chân chính của con người. Để khôi phục sự hiện sinh chân chính của mình, con người cần thoát khỏi sự ràng buộc của những người khác và của xã hội. Xã hội chính là sản vật tha hoá của con người, bản thân nó không phải là cái tồn tại khách quan tự thân phát triển theo quy luật mà là một mớ ngẫu nhiên những con người bị tha hoá. Động lực phát triển tất nhiên cũng không nằm trong bản thân xã hội mà là do hiện sinh của cá nhân quyết định. Vì thế cần tìm hiểu tiến trình và đặc điểm của lịch sử thế giới ở bên trong cá nhân con người. Theo chủ nghĩa hiện sinh, một mặt lịch sử xã hội là sự tha hoá của tồn tại cá nhân, nên bản thân nó không có thực tại khách quan; mặt khác con người lại bị nô dịch bởi những cái mà họ sáng tạo ra, đó là sức mạnh tha hóa. Hơn nữa, mọi cố gắng thoát khỏi sự nô dịch đó đều vô ích, đều bị thất bại. Do đó, lịch sử loài người chỉ là một bi kịch không có kết thúc. Vậy con người làm thế nào để giải thoát khỏi sức mạnh tha hoá và bi kịch của họ? Chủ nghĩa hiện sinh nhận định rằng không thể dựa vào khoa học và lý tính hay bất cứ cái gì khác mà chỉ có thể tự cứu mình bằng những hành động tự phát, mạo hiểm hoặc chờ mong sự giải thoát ở các lực lượng tôn giáo thần bí. Đó là con đường bế tắc mà chủ nghĩa hiện sinh chỉ ra cho con người. Chủ nghĩa hiện sinh là một trường phái triết học rất phức tạp. Tuy rằng, tất cả những người theo chủ nghĩa hiện sinh đều coi sự hiện sinh của cá nhân là nội 16 dung cơ bản trong triết học của mình, đều coi hiện sinh là sự cảm thụ chủ quan, sự thể nghiệm tâm lý có tính chất phi lý tính của cá nhân, hiện sinh có trước bản chất (có nghĩa là con người hiện hữu trước, tự nổi lên trong thế giới, và sau đó nó mới được định nghĩa với câu nói rất nổi tiếng: con người không có cái gì khác ngoài cái mà nó đang hiện ra); nhưng quan điểm của những đại biểu triết học lại có sự khác nhau. Ngoài phân biệt quốc gia như chủ nghĩa hiện sinh Đức, chủ nghĩa hiện sinh Pháp và chủ nghĩa hiện sinh của Mỹ, còn có thể phân biệt chủ nghĩa hiện sinh theo thái độ với tôn giáo như chủ nghĩa hiện sinh vô thần và chủ nghĩa hiện sinh hữu thần. Kế thừa tri thức của nhiều nhà tư tưởng, chủ nghĩa hiện sinh ra đời như là một kết quả tất yếu sau các cuộc chiến tranh đẫm máu, hướng mọi suy tư, mọi câu hỏi về thân phận của con người. Theo họ, con người có thể tự do lựa chọn cách sống, thái độ sống của mình. Họ kêu gọi con người quay về với cá nhân bởi không gì tha thiết với con người bằng chính con người. Bởi vậy, tiếng nói của hiện sinh được mọi người, nhất là tầng lớp thanh niên sống trong xã hội khủng hoảng với nhiều chuyển biến, lớp người nhiều lo âu về thân phận mình, chào đón một cách nồng nhiệt. Và vì thế, từ một trào lưu triết học, nó đã ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến văn học và các ngành nghệ thuật khác. Các nhà hiện sinh không chỉ trình bày những quan điểm của mình qua sách báo lý luận thuần túy mà họ còn truyền tải tới đông đảo bạn đọc bằng các hình thức tác phẩm văn chương như truyện ngắn, kịch, tiểu thuyết, nghiên cứu văn học Cùng chung một đối tượng: con người, cuộc sống và cái chết của con người nên triết học hiện sinh thường gắn liền với văn học. Do vậy, triết học hiện sinh đã đi vào đời sống và văn học một cách trực tiếp mà các triết thuyết khác không có, vô cùng tự nhiên và với mức độ phổ biến ngày càng sâu rộng. Từ đó, một trào lưu văn học hiện sinh xuất hiện ở châu Âu với các đại diện là những nhà văn đồng thời là những triết gia hiện sinh. Tuy nhiên, khi 17 ảnh hưởng đến tư tưởng của các nhà văn thì chủ nghĩa hiện sinh lại được phân hóa một cách rõ nét hơn với hai khuynh hướng: hữu thần (hay còn gọi là hiện sinh tôn giáo) và vô thần. Các khuynh hướng này được thể hiện rõ nét trong các tác phẩm cụ thể của họ. Đối với hiện sinh hữu thần: Kierkegaard2, Gabriel Marcel3, Karl Jaspers, Martin Buber, Nikolai Berdyaev, Lev Shestov, là những đại diện tiêu biểu. Trường phái này cho rằng: ý nghĩa của tất cả hiện hữu là hướng lên một cách mạnh mẽ, từ lĩnh vực những sự vật vật chất lầm lỳ, qua hiện sinh tinh thần của con người đến miền siêu việt của Thiên Chúa mà họ gọi là “Tồn tại tự nó” (An-sich-Sein). Nếu Nietzsche đặt con người ngang hàng với Thượng đế thì với Jaspers - một đại diện khác của hiện sinh hữu thần - lại cho rằng: con người là hữu hạn, con người không tự sáng tạo nên mình và do vậy, tự do của con người là một tặng phẩm do Thượng đế ban tặng. Tự do của con người là không tuyệt đối; nó chỉ là một tự do hữu hạn, vì bản tính con người là hữu hạn. Với phương pháp “soi vào hiện sinh”, Jaspers đã vạch rõ, vô thần là con đường cùng (impasse), là giới hạn của hư vô, là lời cảnh cáo, mách bảo chúng ta không thể đo lường vô thần để đạt tới siêu việt. Jaspers còn sử dụng phương pháp “soi vào hiện sinh” để dõi theo sinh hoạt của con người tôn giáo. Ông nhận ra ở đó những ưu điểm lớn và ông cũng chỉ rõ vai trò của tôn giáo, không khước từ tôn giáo như đã khước từ vô thần: "Tôn giáo đã thực hiện tất cả những gì là lợi ích và vững bền trong lịch sử nhân loại" [15, tr. 241] Nhắc đến trường phái hiện sinh vô thần chúng ta không thể không kể đến một số tác gia -triết gia như: F.Nietzsche, Jean-Paul Sartre, Albert Camus, 2 Kierkegaard thường được gọi là triết gia, nhà thần học, ông tổ của triết học hiện sinh, nhà phê bình văn học, nhà văn hài hước, nhà tâm lý học và nhà thơ. Một số tác phẩm của Kierkegaard: The Concept of Irony , Either/Or, Fear and Trembling, Repetition , Philosophical Fragments, Stages on Life's Way , Concluding Unscientific Postscript to The Philosophical Fragments, Edifying Discourses in Diverse Spirits, Works of Love. 3Honoré Gabriel Marcel (7 tháng 12 năm 1889 - 8 tháng 10 năm 1973 là một nhà triết học người Pháp. Ông đã đưa ra khái niệm chủ nghĩa hiện sinh sau thế chiến I dù lúc đó ông còn là một người vô thần, ông là một nhà hiện sinh hàng đầu Kitô giáo, và là tác giả của khoảng 30 vở kịch. Một số tác phẩm chính: Huyền nhiệm hữu thể, Hiện hữu và sở hữu, Nhật ký siêu hình học. 18 Martin Heidegger... Các cuộc chiến tranh cùng sự sụp đổ của các nước trong Thế chiến làm họ tuyệt vọng. Nhưng họ đã tìm thấy một sức mạnh đáng kinh ngạc trong tinh thần bất khuất của con người, một tinh thần mà ngay cả khi bị hành hạ dã man vẫn có thể duy trì lòng phản kháng – một khả năng không thể bị triệt hạ để có thể thốt lên tiếng “không”. Từ đó, họ dựng lên một triết thuyết mới phản bác triết học Descartes “Tôi tư duy, tôi tồn tại” với câu nói: “ Tôi nói không, tôi tồn tại”. Chủ nghĩa hiện sinh vô thần của J. P. Sartre4 (1905-1980) là sản phẩm của sự dung hoà, sự kết hợp theo một cách riêng của ba khuynh hướng tư tưởng hiện đại - chủ nghĩa Mark, hiện tượng học E. Husserl và chủ nghĩa hiện sinh Heidegger - trên cơ sở lấy quan điểm chung của ba khuynh hướng tư tưởng này làm xuất phát điểm - quan điểm khẳng định vai trò tích cực của con người trong việc tự sáng tạo nên bản chất của chính mình. Nguyên lý nền tảng của chủ nghĩa hiện sinh vô thần này là “Tồn tại có trước bản chất”, còn vấn đề trung tâm của nó là sự tự do của con người. Con người là tự do nên con người có thể làm cho mình trở thành một thực thể hiện hữu, tồn tại với tư cách một “nhân vị”, một “hữu thể”. Bản tính con người là cái không thể được “định nghĩa” trước bởi Thượng đế hay một Đấng sáng tạo nào đó. Con người tự tạo nên bản tính của mình bằng sự tự do lựa chọn sau khi đã tồn tại như một “hữu thể”, tồn tại một cách hiện sinh. J. Sartre cho rằng: “ Nó tuyên bố rằng nếu Thượng đế không hiện hữu thì ít ra có một tồn tại (un être) trong đó sự hiện hự đi trước bản chất, một tồn tại hiện hữu trước khi có thể được định nghĩa bằng một khái niệm bất kỳ nào” và ông nhận định: “ sự tồn tại ấy chính là con người” hay như Heidegger đó là “ thực tại người” (réalité – humaine). Tức là, con người phải hiện hữu, gặp gỡ, xuất hiện trong thế giới trước rồi mới được định 4 Jean - Paul Sartre; 1905 - 80), nhà triết học, nhà văn Pháp. Thạc sĩ triết học. Những năm 1933 - 34, sống ở Đức, học trò của giáo sư E. Husserl. Năm 1939, ông bị động viên; năm 1940, bị bắt làm tù binh; trốn thoát năm 1941, tiếp tục dạy học và tham gia kháng chiến chống phát xít Đức. Từ 1945, ông làm báo, viết sách, và nổi tiếng từ đấy. Sartre là nhà triết học (hiện sinh) và nhà hoạt động xã hội. Tác phẩm chính: "Buồn nôn" (truyện, 1938), "Bức tường" (tập truyện ngắn,1939), "Cái tưởng tượng" (triết, 1940), "Hữu thể và hư vô" (triết, 1943), "Ruồi" (kịch, 1943). Sau 1945, chủ yếu là bút ký, tiểu luận, phê bình (7 tập "Tình thế") và một số vở kịch. 19 nghĩa. Bởi theo quan niệm của chủ nghĩa hiện sinh thì con người nếu không thể định nghĩa được thì chính là hư vô. Nó chỉ tồn tại sau đó, tồn tại như những gì nó sẽ được tạo ra, và vì không có Thượng đế nên con người tồn tại như nó được quan niệm và nó muốn tỏ ra. Sartre viết: “Chúng ta thường nghĩ về Thượng đế như là một thợ thủ công siêu nhiên, chúng ta quan niệm rằng khi Thượng đế sáng tạo ra con người, thì ngài đã biết chính xác ngài tạo ra cái gì, chức năng của nó ra sao và được dùng như thế nào, giống như con dao rọc giấy được tạo ra bởi trí tuệ của người thợ thủ công”. Theo đó, bản chất tồn tại trước và mỗi cá nhân không có quyền can thiệp vào số phận của mình vì vị trí, vai trò, tính chất của nó đã được tạo ra trong ý thức của Thượng đế. Mặc dù còn có những hạn chế nhất định, song chủ nghĩa hiện sinh vô thần của Sartre vẫn được thừa nhận là một chủ nghĩa nhân đạo, một trào lưu triết học tiến bộ trong lịch sử tư tưởng nhân loại thế kỷ XX. 1.2. F.Dostoevsky - nhà tƣ tƣởng hiện sinh Văn học hiện đại Nga thế kỷ XIX là một trong những nền văn học phong phú và tiên tiến của nhân loại, là một trong những thành tựu rực rỡ nhất của lịch sử phát triển nghệ thuật thế giới. Nó ra đời và trưởng thành trong cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân Nga chống lại chế độ nông nô chuyên chế tàn bạo và phản động. Được phong trào đấu tranh giải phóng của nhân dân nuôi dưỡng, văn học Nga đã phát triển nhanh chóng và đạt những thành tựu rực rỡ. M. Gorky viết: “Trong lịch sử phát triển của văn học Châu Âu, nền văn học trẻ tuổi của chúng ta là một hiện tượng kỳ diệu. Tôi sẽ không quá đáng khi nói rằng không một nền văn học phương Tây nào lại vươn lên với một tốc độ nhanh chóng và trong ánh hòa quang thiên tài chói lọi như vậy” [21, tr. 6] Nước Nga thời kỳ này khủng hoảng đến tột độ: chính trị bất an, chiến tranh liên miên, luật phát là những trò lừa đảo, tôn giáo không còn được kiêng nể, tâm trạng con người luôn bị xáo trộn, lo âu và bi quan. Bên cạnh sự suy đồi về văn hóa, 20 xã hội, sự bất ổn của chính trị thì vấn đề tư tưởng cũng hết sức phức tạp. Nước Nga đầu thế kỷ XIX sút giảm vì tính kém hiệu quả của chính quyền, sự cô lập của dân cư và sự tụt hậu kinh tế. Các cuộc nổi loạn diễn ra bắt nguồn từ các cuộc chiến tranh Napoléon, khi một số sĩ quan có học thức của Nga đến châu Âu trong các chiến dịch quân sự, nơi họ học được chủ nghĩa tự do Tây Âu và muốn có sự thay đổi với chế độ chuyên chế Nga. Kết quả là cuộc nổi dậy tháng Chạp (tháng 12 năm 1825), một nhóm nhỏ quý tộc và sĩ quan quân đội theo đường lối tự do bùng nổ. Nhưng cuộc nổi dậy đã bị dập tắt dễ dàng khiến Nikolai I quay lưng lại với chương trình Tây phương hóa đã khởi đầu từ thời vua Pyotr Đại đế và đề cao châm ngôn "Chuyên chế, Chính Thống giáo và Quốc gia”. Trong hoàn cảnh ấy Mikhail Aleksandrovich Bakunin xuất hiện như người cha của chủ nghĩa vô chính phủ. Tại đây ông đã hợp tác cùng Karl Marx, dù có những sự khác biệt ý thức hệ và chiến thuật lớn. Các học thuyết xã hội khác cũng được những người Nga cấp tiến đưa ra như Aleksandr Ivanovich Herzen và Pyotr Alekxeyevich Kropotkin. Vấn đề phương hướng của nước Nga đã dấy lên thậm chí từ chương trình Tây phương hóa của Pyotr Đại đế. Một số người muốn học tập châu Âu trong khi số khác bác bỏ và kêu gọi một sự quay trở lại với các truyền thống quá khứ. Ý tưởng sau này được những người thân Slav ủng hộ, họ tỏ rõ sự khinh bỉ phương Tây "suy đồi”. Những người thân Slav phản đối chủ nghĩa quan liêu, ủng hộ chủ nghĩa tập thể hay cộng đồng làng của Nga thời Trung cổ, chứ không phải chủ nghĩa cá nhân của phương Tây. Trong thập niên 1860, một phong trào được gọi là hư vô chủ nghĩa đã phát triển ở Nga. Nó là thuật ngữ lần đầu được Ivan Sergeyevich Turgenev đưa ra năm 1862 trong tiểu thuyết Cha và con của ông. Những người vô chính phủ ủng hộ việc thủ tiêu các định chế và pháp luật của loài người, dựa trên ý tưởng rằng các định chế và pháp luật đó là giả tạo và sai lạc. Cốt lõi của nó, chủ nghĩa vô chính phủ Nga dựa trên niềm tin cho rằng thế giới thiếu ý nghĩa, sự thực khách quan hay giá trị có thể lĩnh hội được. Trong một số thời điểm nhiều người Nga theo chủ nghĩa tự do đã bất bình bởi cái họ coi là những 21 cuộc tranh cãi vô bổ của giới trí thức. Những người vô chính phủ nghi ngờ tất cả các giá trị cũ và làm rung chuyển định chế Nga. Họ chuyển từ triết lý thuần túy trở thành một lực lượng chính trị chính sau khi tham gia vào quá trình cải cách. Con đường của họ càng trở nên dễ dàng hơn với các hoạt động của nhóm Cách mạng tháng Chạp, nổi dậy năm 1825, và sự khó khăn về tài chính, chính trị do cuộc Chiến tranh Krym khiến nhiều người Nga mất lòng tin vào các định chế chính trị. Phong trào "Dân ý" nổ ra, thể hiện sự phát triển của chủ nghĩa vô chính phủ Nga như một lực lượng cách mạng hùng mạnh. Các cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt đã diễn ra với nhiều trường phái khác nhau. Mâu thuẫn tư tưởng, mâu thuẫn giai cấp đã tạo ra cơn khủng hoảng trầm trọng. Khi đó, con người biết lo âu là con người ta cảm thấy đơn độc, con người cảm thấy mình bị bỏ rơi, bơ vơ trong thế giới, chơi vơi, không có điểm tựa. Trong trạng thái mất cân bằng đó, các nhà tư tưởng nói chung và F.Dostoevsky nói riêng sẽ không khỏi trăn trở về đời sống, về thân phận, về hiện diện của con người trong thế giới. Cũng trong hoàn cảnh đó, F.Dostoevsky ra đời. Ông là nhà văn nổi tiếng người Nga, sinh ngày 11 tháng 11 năm 1821 và mất ngày 9 tháng 2 năm 1881. Cùng với Lev Tolstoy, F.Dostoevsky được xem là một trong hai nhà văn Nga vĩ đại thế kỷ 19. Các tác phẩm của ông như Anh em nhà Karamazov hay Tội ác và trừng phạt đã khai thác tâm lí con người trong bối cảnh chính trị, xã hội và tinh thần của xã hội Nga thế kỷ XIX. Ông được giới phê bình đánh giá rất cao, phần lớn xem ông là người sáng lập hay là người báo trước cho chủ nghĩa hiện sinh thế kỷ XX, chẳng hạn, Walter Kaufman xem Bút ký dưới hầm là "tác phẩm về chủ nghĩa hiện sinh tuyệt vời nhất từng được viết". Tuy nhiên ở Liên Xô, sau Cách mạng tháng Mười, người ta hầu như phủ nhận toàn bộ các sáng tác của F.Dostoevsky. Từ 1972, tác phẩm của F.Dostoevsky mới được nhìn nhận lại và đánh giá đúng mức ở quê hương của mình. 22 Tùy thuộc vào cách giải thích sáng tác của F.Dostoevsky mà các nhà nghiên cứu có thể xếp ông vào hoặc bỏ ông ra khỏi hàng ngũ các triết gia hiện sinh. Nhưng vấn đề quan hệ giữa ông và chủ nghĩa hiện sinh là một thực tế không thể chối cãi. Theo chúng tôi, F.Dostoevsky không lập thuyết với tư cách là triết gia mà chỉ với tư cách nhà văn, nêu tư tưởng hiện sinh thông qua sáng tạo nghệ thuật. Điều này đã được khẳng định ở nhiều công trình nghiên cứu về F.Dostoevsky gắn liền ông với tư cách người nghệ sĩ, nhà tư tưởng hiện sinh. Chẳng hạn, A.Lunacharsky với "Dostoevsky, với tư cách người nghệ sĩ và nhà tư tưởng" (Diễn văn đọc tại lễ kỷ niệm 100 năm sinh F.M.Dostoevsky), E. Mikhailovna với "F.M.Dostoevsky – nhà tư tưởng, người nghệ sĩ và con người" (Festival Bài học mở) Trong bài báo "F.Dostoevsky và chủ nghĩa hiện sinh", học giả người Nga A.N.Latynina đã xem xét vấn đề này một cách linh hoạt. Nhiều học giả giải thích khái niệm "chủ nghĩa hiện sinh" theo những cách khác nhau hoặc là mở rộng, hoặc là thu hẹp lại. Thường những người nói về chủ nghĩa hiện sinh của F.Dostoevsky thì lại ngụ ý đến một điều hoàn toàn khác. W.Kaufman trong công trình "Chủ nghĩa hiện sinh từ F.Dostoevsky đến Sartre" đã coi Bút ký dưới hầm là "khúc dạo đầu đến chủ nghĩa hiện sinh”. Có người lại coi những tư tưởng của F.Dostoevsky mang hình thức của chủ nghĩa hiện sinh tôn giáo. Thường các nhà nghiên cứu khi kiến giải chủ nghĩa hiện sinh của F.Dostoevsky chỉ muốn đề cập đến những phương diện quan trọng để giải quyết vấn đề hiện sinh của con người hiện hữu trong toàn bộ sáng tác của ông. Tư tưởng hiện sinh ở F.Dostoevsky chịu sự ảnh hưởng của hoàn cảnh nước Nga thế kỷ XIX – một thế kỷ khủng hoảng từ văn hóa, xã hội đến tư tưởng. Các cuộc chiến tranh xảy ra liên miên, các luồng tư tưởng chia thành các bè phái (sùng phương Tây hay sùng Slavo). Khi đó, F.Dostoevsky gặp rất nhiều gian truân. Ông 23 đã phải trải qua những ngày cùng quẫn, túng thiếu, phải đi vay mượn, cầm cố đồ đạc để kiếm sống qua ngày. F.Dostoevsky phải nếm trải cuộc sống đầy khó khăn của những người dân nghèo thành thị, của những viên chức thân phận hèn kém. Hoàn cảnh bắt buộc ông phải tích cực lao động bằng chính ngòi bút của mình. Và, như một lẽ tất nhiên, hiện thực cuộc sống cùng những luồng tư tưởng thời kỳ đó đi vào trong tác phẩm của ông và hiện lên một cách rõ nét. Giữa năm 1845, F.Dostoevsky hoàn thành cuốn tiểu thuyết đầu tay Những người nghèo và đưa cho người bạn văn đã từng học với ông ở trường Cao đẳng là Dmitri Grigorovich đọc và góp ý. Đêm hôm đó, Grigorovich cùng nhà thơ trẻ Nikolai Nekrasov dự định chỉ “lật vài trang bản thảo” rồi đi ngủ. Nhưng hai nhà văn trẻ đã không dứt được ra khỏi cuốn tiểu thuyết của F.Dostoevsky mà đọc đến gần sáng, rồi cả hai hào hứng chạy tới nhà F.Dostoevsky chia sẻ cảm xúc tràn ngập trong lòng họ. Ðây là một quyển tiểu thuyết được viết dưới hình thức thư tín nhưng chứa đựng một tư duy nghệ thuật hoàn toàn mới mẻ. Hai người bạn văn này đã đem bản thảo tới cho nhà phê bình danh tiếng Belinsky và tuyên bố: “Một Gogol mới xuất hiện!”. Khi nhận lấy bản thảo và đọc xong, Belinsky ngay lập tức cho mời F.Dostoevsky đến và vui mừng nói với nhà văn trẻ: “Chính anh có hiểu là anh đã viết nên một tác phẩm như thế nào không? Không thể nào, anh, với hai mươi tuổi đầu đã có thể hiểu hết được điều đó Là môt nghệ sĩ, anh đã được sự thật mở rộng cánh cửa và ban cho tài năng, anh hãy biết quý trọng tài năng đó và trung thành với nó, anh sẽ trở thành một nhà văn vĩ đại”[9, tr 47]. Qua tác phẩm đó, hình tượng người nhỏ bé có ý thức lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Nga và đánh dấu sự thắng lợi của chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỷ XIX. Hình tượng nhân vật đã thể hiện được vẻ đẹp bên trong của lớp người nhỏ bé và bóc trần được mọi thứ xấu xa của xã hội, đồng thời tố cáo mạnh mẽ thế lực của đồng tiền đã chà đạp lên luân thường đạo lý. Lúc này, các nhà văn đã tái hiện lại những thân phận hèn mọn, bị sỉ nhục, bị lăng mạ của đông đảo quần chúng lao động. Song song với việc miêu tả con người nhỏ bé, các nhà văn tố 24 cáo xã hội, tố cáo chủ nghĩa tư bản Nga đang âm mưu sắp xếp lại xã hội, điều khiển xã hội bằng quyền lực và sức mạnh của đồng tiền. Những vấn đề này, đặc biệt là vấn đề thế lực và sức mạnh của đồng tiền đã được F.Dostoevsky hình tượng hóa vào các tác phẩm của mình một cách vô cùng chân thật và sống động. Những âm hưởng của cuộc cách mạng 1830, 1848 ở châu Âu cùng với những cuộc nổi dậy của nông dân ở Nga đã tác động mạnh mẽ đến trí tuệ của những trí thức tiến bộ đương thời. Họ suy ngẫm những tư tưởng của phương Tây, tìm tòi con đường vận động chuyển biến của xã hội Nga. Hòa nhập trong không khí chung đó, F.Dostoevsky đã tham gia vào nhóm những người tôn sùng chủ nghĩa xã hội không tưởng - một diễn đàn do Mikhail Vasilevich Petrashevsky - một người chịu ảnh hường của Fourier khởi xướng. Như phần lớn các diễn đàn của giới trí thức ở kinh đô Peterburg bấy giờ, đó là một tập hợp phức tạp của trí thức, sinh viên, viên chức... chủ yếu thảo luận văn học và nhất là triết học phương Tây, cũng như một loạt các vấn đề xã hội khác. Tuy không có quan điểm chính trị rõ rệt, phần lớn hội viên bất mãn với chế độ quân chủ Nga. Ngày 23 tháng 4 năm 1849, F.Dostoevsky bị bắt. Sau 9 tháng nằm tù trong hầm pháo đài Petropavlovskaya, ngày 16 tháng 11, F.Dostoevsky cùng 15 người khác bị đưa ra tòa và kết án tử hình. Ngày hành hình, họ đứng trong thời tiết lạnh giá để chờ đợi một loạt súng mà vào phút chót bị bãi bỏ bởi một lệnh ân xá của hoàng đế. Thay vào đó, họ bị kết án 4 năm lao động khổ sai tại Omsk, thuộc tây nam miền Xibia. Sau này F.Dostoevsky

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004391_6018_2006707.pdf
Tài liệu liên quan