Luận văn Những thành tựu của thơ bang giao thời trung đại Việt Nam

Đường luật trong thơ Hồ Xuân Hương không còn là lối Đường luật mang tính quy phạm

dày đặc các điển tích điển cố mà đầy những ngôn ngữ đời thường. Bài thơ không hướng về vũ

trụ cao rộng mà gắn với đời sống trần tục. Con người trong thơ được đặt trong toạ độ khác là

cuộc sống đời thường nên đậm đặc lối nói suồng sã, tinh nghịch, tự nhiên nào là “lũ ngẩn ngơ”,

“khéo khéo”, “ong non ngứa nọc”, “dê cỏn buồn sừng”, “châm”, “húc”, “chị” Tuy cũng là nhà

thơ trung đại nhưng lời thơ của bà là lời thơ đối thoại trực tiếp. Chủ thể trữ tình trực diện thách

thức “lại đây cho chị”. Rõ là tấm lễ phục của thơ Đường được bà đem khoác cho các anh hề.

Nhìn chung, thơ bang giao chủ yếu dùng thể Đường luật cận thể và trên cái chung đó, các

nhà thơ đi sứ cũng đã tạo cái riêng góp phần làm nên đặc sắc của thơ bang giao. Đặc biệt thơbang giao thời Nguyễn cùng với việc mở rộng đề tài (phản ánh đời sống hiện thực) thì hình thức

cũng thay đổi. Một xã hội có quá nhiều biến động, phức tạp như triều Nguyễn thì thể thơ Đường

luật e rằng không gói được hết nên bấy giờ tác giả thơ đi sứ đã có sự lựa chọn. Đỗ Phủ và Bạch

Cư Dị là hai nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ hiện thực Đường thi. Khi viết về cảnh bắt lính, bắt

phu tàn khốc, Đỗ Phủ phải dùng thể ca hành, cổ phong như Binh xa hành, Thạch hào lại Bạch

Cư Dị dùng lối thơ cổ thể như Thôn cư khổ hàn, Ca vũ để phản ánh đời sống khốn khổ của dân

và châm biếm thời thế. Giống như hai nhà thơ xuất sắc ấy, sứ giả thời Nguyễn cũng chọn cho

mình thể thơ thích hợp để tóm lấy mảng hiện thực xã hội đen tối bấy giờ. Kể về việc dân đói

phải bán con tại vùng sông Hoàng Hà, Bùi Dị dùng thể hành (Hoàng Hà cơ dân dục tử hành).

Nguyễn Du sử dụng thể thơ ngũ ngôn trường thiên để miêu tả tỉ mỉ, cụ thể cảnh những gương

mặt đói rau, đói thuốc đang chờ chết bên đường (Sở kiến hành). Có khi, ông sử dụng thể thất

ngôn trường thiên với mục đích tố cáo, châm biếm những “bóng đen” trong xã hội (Kỳ lân mộ,

Phản chiêu hồn ).

 

pdf163 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những thành tựu của thơ bang giao thời trung đại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối với thân nhân của người cầm cờ tiết đi sứ hay sao: Kỷ thời dạ vũ liên sàng thoại, Vạn hộc hương sầu tá tửu khoan. Ngã thủ tiết mao, quân phiến chẩm, Tùng lai trung hiếu lưỡng toàn nan. (Bao giờ trong đêm mưa nằm liền giường trò chuyện Muôn hộc sầu quê mượn rượu khuây lòng Ta cầm cờ tiết đi sứ, người lo quạt nồng ấm lạnh Xưa nay trung hiếu khó ven cả hai bề.) Tình nhà trong thơ bang giao thời Lê trở về sau được các sứ giả bộc bạch tự nhiên, chân thực và đời hơn. Một bận nhân gặp ngày giỗ mẹ lại là ngày lễ tế cha trong lúc Ngô Thì Nhậm đang rong ruổi trên đường làm sứ sự, ông vô cùng thương nhớ mẹ cha và đã viết những câu thơ tràn đầy xúc cảm: Phồn hoa lầu viện trú chinh nhân Du tử hương tâm bội cảm thần Tam thập niên lại huyên trạch mộng Cửu thiên lý ngoại luyện ai nhân Vị nặng trần trích thù tiên trạch Hư quý hiên thường hữu thử thân Nam cực hiểu vân ngưng viện cửu Quỳnh điên bất cấm khách my tần. (Quảng thành công quán, cung tự tiên tỷ huý thần, hựu phụng tiên khảo hạ tế lễ. Tảo khởi cảm tác) (Bánh xe của người khách đi xa dừng lại chỗ lầu viện phồn hoa Lòng nhớ quê hương của người du tử gặp ngày giỗ càng bồi hồi Nhớ ngày mẹ mất đã ba mươi năm nay Gặp lễ tế cha ở ngoài ngàn dặm Công đức cù lao chưa báo đáp được Thân mũ áo luống những thẹn thùng Đã mòn con mắt nhìn đám mây sáng nơi Nam cực Trong khi yến tiệc không khỏi chau lông mày.) Tấm lòng hiếu thảo đối với cha mẹ cũng là một nếp gia giáo của hai nhà họ Ngô và họ Phan. Như cậu của mình là Ngô Thì Nhậm, tình cảm với nước với nhà trong thơ Phan Huy Chú vô cùng tha thiết. Dù bận rộn về công việc ngoại giao, ông vẫn nhớ đến mẹ, người mẹ từ trần đã ba mươi năm: Xa mẹ đã lâu ba mươi năm rồi, Tìm niềm vui qua chuyện cũ, đau lòng nhìn dòng sông trôi xuôi. Thân danh ứng phó với đời như cánh bèo mặt nước, Ơn sinh thành dưỡng dục chưa báo đáp mảy may. Lần này sương giá nơi đất lạ đáng kinh sợ, Hướng về chốn suối khe mà khóc nỗi đau suốt đời. Đêm năm canh trên con thuyền nơi đất khách thắp nén hương đơn côi, Nỗi buồn đứt ruột vấn vương bên làn sương sớm trên ngọn núi nơi quê nhà. (Tiện tỉ huý nhật cảm hoài) Lúc này, những cờ quạt, võng lọng và việc thù hứng trong cuộc giao tế ở nơi quê người đã mờ đi hết. Vị sứ thần cũng tạm xếp vai trò quan trọng ấy của mình. Chỉ còn “Sương gió lạ ghê người”, một con thuyền, một người con xa quê, xa nhà, nhân ngày giỗ mẹ thắp lên nén hương tưởng niệm. Hình bóng mẹ xa xôi nhập làm một với hình bóng nước nhà. Thơ đi sứ của Trịnh Hoài Đức có nhiều câu hay, cảm động về tình yêu vợ chồng, cha con, bằng hữu, như: Tinh sứ gian quan yêm dịch quán, Kinh thê bần bệnh cách phương thiên. (Lữ thứ hoa triêu) (Sứ giả vất vả lần chần mãi nơi quán trạm Người vợ nghèo ốm cách biệt phương trời xa.) Cảm nhận về người vợ quê nhà, tâm tư và suy nghĩ của nhà thơ Việt khác với các nhà thơ thời Đường. Chinh phụ trong Khuê oán của Vương Xương Linh hằng ngày quen với việc muôn thuở của người phụ nữ khuê các - trang điểm: Xuân nhật ngưng trang thướng thuý lâu. (Ngày xuân trang điểm xong bước lên lầu đẹp.) Còn sứ thần phụ (vợ sứ thần) phương Nam chỉ quen việc đồng áng, quen trong cảnh nghèo khó và tìm vào công việc đời thường – đan áo mùa đông để khuây lãng nỗi nhớ người đi xa: Dao tri khuê khổn bần nan độ Kim dạ đăng tiền học tích ma. (Giang thượng thư hoài – Trương Hảo Hiệp) (Xa biết người ở phòng khuê khó vượt được cảnh nghèo Đêm nay trước đèn chắc đang học chắp gai.) Câu thơ rất tiêu biểu cho tình ý của thơ Trương Hảo Hiệp. Nó được viết lên tự đáy lòng nên thiết tha và chân thật. Người chồng làm quan thời xưa chỉ quen việc hoạn lộ, dễ mấy ai để ý đến những việc “không tên” của người vợ. Đi xa, cảm nhận và thấu hiểu được nỗi vất vả, sự chịu đựng của vợ nơi quê nhà nghèo khổ như ông quả không có nhiều. Những bài thơ bang giao viết về tình gia đình đều là những bài thơ cảm động. Tiếc rằng số lượng quá khiêm tốn trong tập Thơ đi sứ. Trong những bài ấy, đáng chú ý hơn cả là Tại Ngô Châu giang thứ, nghĩ sứ thần phụ ngâm thị phó sứ quan của Bùi Quỹ (Khi đậu thuyền trên sông miền Ngô Châu, làm lời ngâm của vợ sứ thần đưa trình quan phó sứ): Quân trì chinh tiết khứ như phi Thiếp vọng chinh trần diếu diếu bi Vị quốc đã tri quân phận định Tư phu nan cấm thiếp tình si. Quân tòng lộ thượng viên tuân nhật Thiếp tại khuê trung bất ngữ thì. Bần hoạn niên lai quân dữ thiếp Nguyệt hoàn công cán tảo ngôn quy. (Cờ tiết chàng cầm, ruổi tựa bay Bụi hồng thiếp ngắm cảnh thương thay! Phận chàng vì nước đành như vậy Tình thiếp mong chồng hoá nỗi ngây. Đường sứ khi chàng lên tiếng hỏi Buồng the ấy thiếp lặng canh chày Quan nghèo từ trước vui chàng thiếp, Mong sớm thành công trở lại ngay.) Hiểu, cảm thông, chia sẻ tình cảnh người vợ nơi quê nghèo đã là điều đáng quý. Đằng này nơi phương Bắc, sứ thần đã hoá thân vào người vợ ở phương Nam bộc lộ cảm xúc của mình. Ngôi thứ nhất “Thiếp 妾” là lời ngâm của người vợ và cũng là tiếng ca ân tình của nhà thơ. Đây là một sự cách tân thoát khỏi ảnh hưởng của Đường thi. Phải có sự thông cảm sâu sắc lắm sứ thần mới có thể nhập thân vào “Thiếp” để cảm nhận được: đằng sau cái không gian vời vợi là cả một miền quê và trung tâm của miền quê ấy là hình ảnh người vợ đang ngóng trông (thiếp vọng 妾望). Đâu chỉ có thế, người vợ đang nhớ chồng (tư phu 思夫) như ngây như dại rồi lặng lẽ không nói (bất ngôn 不言). Mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên, chân thành, dung dị. Khi niềm nhớ thương rất đỗi sâu nặng, người ta thường ít nghĩ đến nỗi buồn nhớ của mình mà hiểu được người mình thương nhớ đang nhớ thương mình. Cũng như Đỗ Phủ ngàn năm trước đã nói: Kim dạ Phu Châu nguyệt, Khuê trung chỉ độc khan. Dao liên tiểu nhi nữ, Vị giải ức Trường An. (Nguyệt dạ) (Vầng trăng ở Phu Châu đêm nay, Trong phòng khuê chỉ một mình đang ngắm. Xa thương đàn con nhỏ, Chưa biết nhớ Trường An.) Đỗ Phủ nhớ vợ con nhưng không nói là mình nhớ mà nói vợ nhớ mình. Tác giả cũng không trực tiếp nói vợ nhớ mình mà lại nói con chưa biết nhớ cha (như mẹ) càng không hiểu được mẹ đang nhớ cha. Tâm tình Bùi Quỹ trong bài thơ cũng thế. Qua lời người vợ, tình cảm của ông hiện lên tầng tầng, lớp lớp như bao bọc người thương trong sâu thẳm tâm hồn. Và ắt hẳn người vợ ở nhà cũng không thiết trang điểm bởi Kinh thi từng nói: Sang đông từ độ chàng đi, Đầu tóc thiếp rối khác chi cỏ bồng. Phấn son nào phải thiếp không Vắng chàng điểm phấn trang hồng với ai? Và kết thúc bài thơ là một mong ước thật giản dị và thật chính đáng: Bần hoạn niên lai quân dữ thiếp Nguyệt hoàn công cán tảo ngôn quy. (Tại Ngô Châu giang thứ - Bùi Quỹ) (Quan nghèo từ trước vui chàng thiếp Mong sớm thành công trở lại ngay.) Mong chàng hãy hoàn thành sứ mệnh của đất nước mà sớm trở về đoàn tụ, sum họp với gia đình. Vì vậy, bài thơ da diết nhớ thương mà vẫn chan chứa hy vọng. Thơ bang giao đưa người đọc vào thế giới nhiều màu sắc: Vui sướng, sảng khoái khi bắt gặp những vần thơ tràn đầy niềm tự hào dân tộc, sẻ chia với những dòng thơ trĩu nặng vì trách nhiệm sứ sự hoặc thổn thức cùng tâm trạng năm canh mỏi mắt về Nam. Bên cạnh đó, thơ bang giao còn có biết bao vần thơ hay nói về phong cảnh đẹp dọc đường, vịnh các di tích, nhân vật lịch sử. 2.3. Thơ bang giao – cảm quan mới về lịch sử. Người đi sứ phần lớn xuất thân khoa bảng nên trên đường đi gặp cảnh đẹp hoặc những di tích đền miếu mình từng biết qua sách vở, đều cảm xúc thành thơ. Vả lại, cổ nhân vốn “Thiên ái thiên nhiên mỹ” nên một khối lượng lớn trong thơ bang giao là những thi phẩm lấy cảm hứng từ danh thắng nổi tiếng ở Hoa Hạ. Trong những danh thắng ấy, các nhà thơ đi sứ thường dừng lại ở những di tích gắn với các nhân vật lịch sử Trung Quốc. Một lẽ, vì đây cũng được xem là những “tiểu vũ trụ”. Sự hiện diện của những “tiểu vũ trụ” này đã trang sức cho thiên nhiên. Lẽ khác, không ít trường hợp, với sự khắc bạc của thời gian và sự vô tình của con người, những di tích lịch sử quý báu ấy trở nên hoang tàn, quạnh quẽ. Và bấy giờ, thi nhân đến đây cốt để gởi gắm tâm sự, tìm sự đồng vọng hay để chia sẻ hơn là để thưởng ngoạn. Đây chính là thế giới riêng của thơ bang giao. Bởi lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tâm sự ẩn khúc riêng tư ở loại thơ nào cũng có dù ít hay nhiều, nông hay sâu, nhưng chỉ có trong thế giới hoa trình, ta mới có dịp theo bước chân các sứ thần thực hiện một cuộc viễn du qua từng vùng đất của Trung Hoa diễm lệ. Điểm gặp gỡ của các sứ thần trong mảng thơ viết về cảm quan lịch sử là tâm trạng man mác nỗi niềm hoài cổ. Thơ xưa thường dễ chìm lắng trong nỗi buồn tê tái, buồn khi thấy tất cả đều trôi qua, đều tan vỡ, tiêu vong theo cơn lốc của thời gian. Cù Đường, nơi đã từng là vị trí hiểm yếu, đứng đầu trong ba hẻm nổi tiếng ở Trường Giang, cửa ngõ cố quốc. Nay trở nên vô dụng hoang lương như trong bài Cù Đường đồ của Đinh Củng Viên: Tinh kỳ cố luỹ vi thu thảo, Cổ giác không sơn tống tịch dương. Thế thượng hữu thuỳ cùng biến diệt, Bút đoan vô khẩu ngữ hưng vương (vong). Khả lân nhất phiến tây nam cảnh, Phong vũ tiêu tiêu không hoạ tường. (Luỹ xưa rợp bóng tinh kỳ, nay toàn cỏ thu vây quanh Núi quang rộn tiếng trống ốc, chỉ có bóng chiều tà tiễn đưa Trên đời có ai thấu suốt được lẽ biến diệt Ngọn bút không miệng nói điều hưng vong Thương thay một dải phong cảnh tây nam Gió táp mưa sa trơ bức tường vẽ!) Hàm Đan là kinh đô nước Triệu ngày xưa, một thời tiêu biểu cho nền văn minh Trung Quốc. Thời gian vô tình đi qua để lại đây một màu sắc khác khiến lòng lữ thứ không ngăn nổi bùi ngùi, vấn vương: Triệu quốc sơn hà thảo mộc hoang, Giá cô đề hiểu, nhạn minh sương. Tùng đài lịch lịch duy lưu thuỷ, Cam trủng luy luy chỉ tịch dương. Cổ lĩnh mạn truyền phù tử khí, Tiên tung hư đạo mịch hoàng lương. Đăng tiền tế thuyết hưng vong sự, Trù trướng na kham lữ tứ thương. (Hàm Đan hoài cổ – Nguyễn Công Hãng) (Non sông nước Triệu, cây cỏ đã mọc hoang, Giá cô gáy sớm, nhạn kêu sương. Dãy Tùng đài san sát trơ dòng nước chảy, Bãi Cam trủng liên miên, chỉ bóng chiều tà. Nơi núi cổ, đồn nhảm rằng có khí tía bốc lên, Chỗ dấu tiên nói bịa ra câu chuyện kê vàng. Dưới đèn tỉ mỉ kể chuyện hưng vong ngày trước, Dạ khách khôn ngăn nỗi bùi ngùi vấn vương.) Nếu chỉ có thế thì quả là thơ bang giao chẳng còn lại với chúng ta bao nhiêu. Thơ bang giao viết về đề tài lịch sử tuy lấy đề tài cũ, người xưa nhưng người viết đã phả vào đó một sắc thái mới, một cách nhìn mới. Dù viết về thắng cảnh, vịnh các di tích hay nhân vật lịch sử, cảm xúc của các sứ thần bao giờ cũng trong sáng. Điều này thật mới. Nó bắt nguồn từ một nhận thức trong sáng, đầy ắp tấm lòng nhân hậu, bao dung. Điểm này biểu hiện ở nhiều phương diện: Trước hết, viết về lịch sử, thơ của các sứ thần không hoàn toàn nhuốm màu vàng úa, chìm lắng trong những tình cảm u hoài. Viết về lịch sử, họ thường mang theo khí phách của thời đại và của dân tộc, mang những tâm tư thầm kín nên những bài thơ viết ở đây đã không gây nên sự lặp lại. Người xưa mỗi khi lên lầu Hoàng Hạc nhìn mây trắng họ chỉ thấy buồn, tang thương, thấy cuộc đời vô nghĩa mà xúc cảm đề thơ. Lầu Hoàng Hạc đã trở thành nơi gởi mối sầu cổ kim của thi nhân: Nhật mộ hương quan hà xứ thị Yên ba giang thượng sử nhân sầu. (Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu) Trong thơ bang giao, thi thoảng cũng phảng phất nỗi buồn muôn thuở ấy như tâm tình của Phan Huy Ích, Nguyễn Du: Kim lai cổ vãng Lư sinh mộng, Hạc khứ lâu không Thôi Hạo thi. (Hoàng Hạc lâu – Nguyễn Du) (Nay lại xưa qua, chỉ là giấc mộng của chàng họ Lư Hạc đi, lầu vắng, còn lại lời thơ Thôi Hiệu.) Sứ thần Việt Nam qua lầu Hoàng Hạc cũng để lại nơi đây nhiều lời thơ đề vịnh như Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Tông Khuê, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du, Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Vị, Nguyễn Thuật Trong số ấy, nhiều bài mang tình điệu khảng khái, ý chí hào phóng thoát hẳn khuôn sáo vịnh lầu như Đăng Hoàng lâu tẩu bút thị Đại Nguyên thị giảng Dư Gia Tân của Phạm Sư Mạnh, Đăng Hoàng Hạc lâu của Nguyễn Thuật. Lời thơ lạ, tứ thơ cao quả là thi phẩm của người đi tìm sao Ngưu, Đẩu! Ngoài ra còn có Du Hoàng Hạc lâu của Ngô Thì Nhậm và Đăng Hoàng Hạc lâu của Ngô Thì Vị. Đáng chú ý hơn là bài thứ hai. Ông đi sứ Trung Quốc hai lần. Lần thứ nhất vào năm 1809 và cũng là dịp ông đăng lầu tẩu bút thành thơ. Bài thơ kết thúc bằng hai câu: Việt Nam sứ giả Ngô Thì Vị Đẩu đảm đề thi ký thử du. (Sứ giả Việt Nam Ngô Thì Vị Lớn mật đề thơ ghi lại chuyến đi này.) Bài thơ thoát hẳn khuôn sáo xưa có một chút ngang tàng và khí phách. “Lớn mật” là ông dám làm một việc mà đến thi hào Lý Bạch cũng không dám. Cảnh lầu Hoàng Hạc đẹp, Thôi Hiệu đã đề thơ. Thấy thơ Thôi Hiệu hay quá, Lý Bạch đành gác bút không vịnh cảnh đó nữa. Thế mà sứ giả Việt Nam đã đề thơ lầu Hoàng. Trong một câu ông minh bạch ghi tên nước mình, tên mình và chức vụ. Thời đại oanh liệt Tây Sơn đã nuôi dưỡng bút lực của ông nên thơ ông có tính tư tưởng cao và bút pháp sáng tạo, trong đó có bài Đăng Hoàng Hạc lâu. Có dịp đến lầu Hoàng, tâm tình Lê Quý Đôn không giống như cổ nhân. Ông không đắm vào nỗi buồn hoài cổ. Với ông, cỏ thơm, mây trắng, tiếng sáo ngọc không còn dấu vết gì của chuyện ngày xưa. Trái lại, mọi vật nơi đây đều thuộc về hôm nay, về hiện tại nên nó gần gũi, quen thuộc. Mây trắng, cỏ xanh, khói sóng ở đâu mà chẳng thế! Có lẽ vì vậy mà nhà thơ đã tìm thấy trong đó hình ảnh của quê nhà và cảm giác nhớ nhà, xa quê như được vơi dần, rút ngắn: Phương thảo phi quan tiền cổ hận, Bạch vân hồn tự khứ niên thu. Thanh sơn lịch lịch như tương thức, Ngọc địch mang mang bất khả cầu. Nam vọng gia hương kim hiệu cận, Yên ba giảm khước nhất phân sầu. (Trú Vũ Xương thành) (Cỏ thơm chẳng dính líu gì mối hận đời xưa, Mây trắng giống hệt như mùa thu năm ngoái. Non xanh rõ mồn một, dường như đã quen biết nhau, Tiếng sáo ngọc man mác, không thể nào tìm thấy. Trông về phương Nam, quê hương đã gần một chút, Trước cảnh khói sóng, mối sầu đã giảm bớt vài phân.) Bên cạnh lầu Hoàng, còn biết bao cảnh bao tình đã đi vào thơ bang giao một cách sáng tạo như vậy. Là nghệ sĩ chân chính đồng thời là sứ giả của hoà bình, tình yêu con người của những nhà thơ bang giao đã vượt ra ngoài biên giới của một quốc gia. Các thi nhân yêu thương, thông cảm với tất cả những số phận bất hạnh của bất kể quốc gia hay dân tộc nào. Dương Quý Phi là ái phi của Đường Minh Hoàng, tài sắc tuyệt trần được chúa dấu vua yêu, sống trong lầu son gác tía với tột bực giàu sang và uy quyền. Thế mà chỉ trong một chốc thôi, nàng phải cay đắng, nuốt tủi ngậm hờn bị ép bức tử. Người đời mắng chửi và nguyền rủa Quý Phi, xem nàng là tội nhân của đất nước. Điều này được Bạch Cư Dị ghi trong Trường hận ca như sau: Cái chất đẹp trời sinh khó bỏ đi được. Một sáng kia, nàng được tuyển vào ở bên vua. Khi nàng ngoảnh đầu mỉm cười thì trăm vẻ đẹp phát sinh, khiến cho các người tô điểm phấn son trong sáu cung đều như không có nhan sắc () Mặt như hoa, tóc như mây, cài chiếc kim bộ đao. Nàng trải qua đêm xuân trong màn phù dung ấm áp. Tiếc rằng đêm xuân quá ngắn; khi mặt trời mọc, mới trở dậy. Từ đó, nhà vua không ngự triều sớm nữa. Trong Thanh bình điệu, Đỗ Phủ cũng hết lời ca ngợi nàng. Thế nhưng có mấy ai dành những câu thơ bênh vực, che chở, minh oan cho nàng và lên án sự bất tài, vô dụng của những kẻ làm quan chỉ biết ăn lương và ngồi cho đủ thứ vị như trong bài Dương Phi cố lý của Nguyễn Du: Tự thị cử triều không lập trượng Uổng giao thiên cổ tội khuynh thành. (Chỉ vì cả triều đình đều như phỗng đứng Mà nghìn năm cứ đổ tội oan cho sắc đẹp nghiêng thành.) Sức sáng tạo trong thơ bang giao còn được thể hiện ở việc xây dựng hình tượng nhân vật lịch sử. Những nhân vật anh hùng trong quá khứ luôn được hào quang của hiện tại chiếu rọi nên họ hiện lên với một tầm vóc khác. Dù đó là những nhân vật thực tế đã thất bại, vấp ngã thì qua ngòi bút của người chiến thắng, họ vẫn xuất hiện tràn đầy khí thế lạc quan. Cái chất lý tưởng trong hình ảnh của họ không xa lạ mà lại phù hợp với tâm lý người thưởng thức. Ở bài Vọng đồng trụ cảm hoài, Võ Huy Tấn ca ngợi sự nghiệp anh hùng của Trưng Vương. Ông phủ nhận Mã Viện qua việc phủ nhận cột đồng – dấu tích tượng trưng cho “chiến thắng hiển hách” của Mã tướng quân và cũng cả triều Hán đối với hai người nữ anh hùng son phấn: Tại tích Trưng Vương thời, Phục Ba vị trung hoạch. Chi phấn tự anh hùng, Vạn cổ độc trách trách. Khả liên nhiễm đỉnh phu, Cát hiến vô cố tích! (Vọng đồng trụ cảm hoài) (Ở thời Trưng Vương xưa, Phục Ba từ giữa vạch đôi ra Son phấn mà anh hùng Muôn thuở riêng những tấm tắc khen ngợi. Thương thay, gã “nhúng tay vào vạc” Cắt đất dâng người không hề đoái tiếc!) Thứ đến, viết về đề tài lịch sử, điều đáng nói hơn là các sứ thần phần lớn đã chọn những trung thần nghĩa sĩ chết oan. Trong lịch sử Trung Quốc, không ít những kẻ nắm vận mệnh quốc gia vì đớn hèn mà đầu hàng ngoại bang hay vì tham quyền cố vị mà lật đổ lẫn nhau khiến cho nhân dân đói khổ mà nổi loạn. Vì vậy, những bề tôi trung thành không còn con đường nào khác là phải chết theo ông vua họ thờ. Là những đại khoa, đại gia, các nhà thơ đi sứ được nuôi dưỡng tâm hồn bằng những cuốn sách Thánh hiền và tên tuổi của những bậc hiền thần Trung Hoa đã in đậm trong họ: Cù Các Bộ, Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Lý Bạch, Hàn Tín, Tỷ Can, Nhạc Phi Viết về họ, nhà thơ thường có cái nhìn thông cảm sâu sắc với số phận rủi ro của những nhà yêu nước đất Bắc, thường chia sẻ với nhân dân nước bạn nỗi đau xót, lòng căm giận bọn thống trị Trung Quốc. Điều đáng chú ý hơn, những bài thơ viết về các hiền thần Trung Quốc luôn có hai mảng: một nửa nói về họ, một nửa nói về bọn thống trị hoặc bọn cơ hội xấu xa. Dù khi các sứ giả không hề nói về lớp người thư hai này nhưng bóng đen của chúng vẫn trùm lên cả bài thơ. Đến viếng miếu thờ Nhạc Phi ở Yển Thành – nhà yêu nước vĩ đại thời Nam Tống, Phạm Chí Hướng xúc động viết: Nhạc vương từ hạ bách sâm sâm, Độc bãi tàn bi, tứ bất câm! Niên Hãn hữu mưu quy tặc Cối, Thiệu Hưng vô chí diễn thù Câm (Kim). Sơn hà cộng sái ban sư lệ! Cơ Vĩ không huyền báo quốc tâm! Thống ẩm Hoàng Long ta dĩ hĩ! Anh hùng di hận đáo như câm (kim)! (Đề Nhạc Vũ Mục vương miếu – Phạm Chí Hướng) (Dưới đền Nhạc vương, thông trắc xum xuê Đọc xong tấm bia mòn, dạ khôn cầm! Niên Hán có âm mưu thả giặc Cối về Thiệu Hưng không có chí diệt kẻ thù người Kim Núi sông cùng nhỏ nước mắt về việc rút quân Tài Cơ Vĩ luống treo lòng báo quốc Lời hẹn uống say mèm ở Hoàng Long, ôi thôi đã hỏng! Anh hùng còn để mối hận lại đến ngày nay.) Thi nhân nước ta ngưỡng mộ và khóc thương Nhạc Phi. Người anh hùng ấy khảng khái tài cao khác nào như sao Cơ sao Vĩ mà vẫn không thực hiện được lòng ái quốc của mình một cách trọn vẹn. Con người, cỏ cây, núi sông cùng nhỏ nước mắt vì chiến công không thành, đành lỗi ước tiệc rượu thắng trận ở Hoàng Long. Bên cạnh ấy, nhà thơ không quên nhắc đến tên Hán gian bán nước Tần Cối và ông vua mù quáng, hèn nhát Tống Cao Tông. Bọn họ đã gây nên cái chết oan uổng của trung thần Nhạc Phi để người anh hùng ấy suốt đời ôm uất hận xuống tuyền đài cùng với án oan “Tam tự ngục”. Nguyễn Công Hãng (1680 – 1732) vô cùng khâm phục khí tiết cứng cỏi, lòng trung sáng chói của trung thần họ Dương. Ông bị bọn quyền gian triều Minh mưu sát vì dám hạch tội một tên hoạn quan là Nguỵ Trung Hiền: Quý thế truân khuê kiến vĩ nhân, Bách đài phong tiết uyển như tân. Kế thành luỹ noãn sư thành khổn, Tội chỉ quyền đương xúc nghịch lân. (Đời suy, trong bước gian truân mới tỏ bậc vĩ nhân, Thanh danh của đài bách ngày nay vẫn như mới. Bày mưu cứu nguy chồng trứng là để tỏ lòng thành, Vạch tội kẻ quyền gian nên tuốt vảy ngược của rồng.) Kết thúc bài thơ là lời kết án đanh thép: Chúa ám hưu luân sùng ái thụ, Thiên công hà sự độc trung thần. (Vãn Ứng Sơn Dương Trung liệt công) (Vua hèn, còn trách chi việc tin dùng bọn hoạn quan Trời vốn công bằng, sao lại làm hại người trung thần?) Vịnh về nhân vật trung thần, bút lực sung sức nhất có thể kể đến Nguyễn Du. Cũng như tất cả những ai từng đọc sử sách Trung Quốc, Nguyễn Du thích tìm đến các di tích lịch sử, nhớ lại những nhân vật quen thuộc từ khi còn để tóc trái đào. Bây giờ đặt chân lên mảnh đất họ sinh sống, hoạt động, ông như đang thấy họ hiển hiện trước mắt. Nhà thơ đã ghi lại cảm xúc của mình trong Bắc hành tạp lục – một tập nhật ký đi sứ. Chiếm một số lượng lớn trong 132 bài thơ chữ Hán trong Bắc hành tạp lục của Nguyễn Du là tình cảm yêu thương lẫn kính phục đối với bậc hiền tài. Ai có tấm lòng nghìn đời hơn những bậc ấy? Thế mà cuộc đời đã quăng họ vào vòng xoáy của bão tố, buộc họ chết trong tủi nhục và oan ức. Nguyễn Du thường dành những vần thơ tha thiết đối với các nhà văn hoá lớn Trung Quốc, đặc biệt là Khuất Nguyên. Niềm thương xót vô hạn của ông đối với Khuất Nguyên được gởi vào cả năm bài thơ. Cốt cách và tài năng của Khuất Nguyên sánh cùng nhật nguyệt thì đài tạ của vua Sở chỉ là núi gò. Cảm thương nhà thơ Khuất Nguyên sâu sắc, thi nhân không quên được bọn “rồng rắn, quỷ quái”, bọn “cắn xé thịt người ngọt xớt như đường”. Bọn chúng là những Sở Hoài Vương, Khoảnh Tương Vương, tên thuyết khách Trương Nghi, bọn nịnh thần và ăn hối lộ Thượng quan, Trịnh Tụ Vì thế, ông tha thiết khuyên linh hồn người “cô trung độc tỉnh” ấy đừng trở về n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2011_11_07_9058756595_4844_1872703.pdf
Tài liệu liên quan