MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .1
Chương 1. LÝ LUẬN VỀ ĐỊA - CHÍNH TRỊ VÀ VẤN ĐỀ ĐỊA -
CHÍNH TRỊ TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II .8
1.1. Khái quát về khoa học địa - chính trị.8
1.1.1. Khái niệm địa - chính trị.9
1.1.2. Địa - chiến lược .13
1.2. Các học thuyết địa - chính trị ảnh hưởng đến chiến lược của các nước trong
chiến tranh thế giới thứ 2 .15
1.2.1. Tư tưởng địa – chính trị ở Hoa Kỳ.15
1.2.2. Tư tưởng địa – chính trị ở Anh.24
1.2.3. Tư tưởng địa – chính trị ở Đức.26
1.2.4. Tư tưởng địa – chính trị ở Nhật Bản .31
1.3. Tiêu chí lựa chọn các trận hải chiến .33
Tiểu kết chương 1.34
Chương 2. NHỮNG TRẬN HẢI CHIẾN Ở ĐẠI TÂY DƯƠNG VÀ ĐỊA
TRUNG HẢI TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI II.35
2.1. Bối cảnh lịch sử .35
2.1.1. Quan hệ giữa các cường quốc trước chiến tranh thế giới thứ II.35
2.1.2. Chiến lược hải quân của các nước trước cuộc chiến tranh thế giới thứ II .40
2.1.3. Sự phát triển về kỹ thuật Hải quân trước cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II.44
2.1.4. Quan hệ quốc tế trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới thứ II.47
2.2. Hải chiến trên Đại Tây Dương và những phân tích địa chính trị .522.3. Hải chiến Địa Trung Hải và những phân tích địa chính trị .61
Tiểu kết chương 2.67
Chương 3. NHỮNG TRẬN HẢI CHIẾN Ở THÁI BÌNH DƯƠNG TRONG
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II .68
3.1. Bối cảnh lịch sử .68
3.1.1. Chiến lược Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Nhật Bản .68
3.1.2. Quan hệ Hoa Kỳ và Nhật Bản trước thế chiến II .72
3.2. Những trận hải chiến ở Thái Bình Dương trong chiến tranh thế giới thứ II và
những phân tích địa – chính trị.81
3.2.1. Giai đoạn 1: Nhật Bản chiếm ưu thế .82
3.2.2. Giai đoạn 2: Quân Đồng minh phản công.100
3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc chiến tranh Thái Bình Dương.109
Tiểu kết chương 3.118
KẾT LUẬN .119
TÀI LIỆU THAM KHẢO .123
PHỤ LỤCDANH MỤC CÁC KÝ H
145 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những trận hải chiến trong chiến tranh thế giới thứ hai dưới góc nhìn địa - chính trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mặt biển ở Đại Tây Dương [33],
[19].
Sự can thiệp của Mỹ
Winston Churchill tìm kiếm sự ủng hộ của nước Mỹ. Vị Thủ tướng Anh lúc
bấy giờ tin rằng sự trợ giúp của Mỹ sẽ đóng vai trò quyết định trong việc đánh bại
người Đức. Washington đã nắm đầy đủ thông tin về những tổn thất kinh hoàng của
Anh quốc trên Đại Tây Dương và nhận định rằng: việc người Anh thua trận chỉ còn
là vấn đề thời gian. Ngoài ra, Washington bắt đầu cảm thấy Mỹ La-tinh cũng đang
chịu sự đe dọa của trục ba Berlin – Roma – Tokyo, nhất là khi Hiệp ước ba bên
Đức, Ý, Nhật được ký vào ngày 27.9.1940 tại Berlin.
Trong một “cuộc nói chuyện bên góc lò sưởi”, được phát trên radio ngày 29-
12, Tổng thống xác định tình thế của quốc gia: kể từ sau nội chiến Bắc – Nam, chưa
bao giờ đất nước lại “ở trong một tình thế hiểm nghèo như hiện nay”:
Nếu Anh quốc sụp đổ, những cường quốc của phe Trục sẽ kiểm soát các lục
địa châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Úc; chúng sẽ thống trị trên các đại dương.
Kể từ lúc đó, các cường quốc ấy cũng sẽ chỉ đạo chống lại bán cầu của chúng ta
bằng những lực lượng hải quân và bộ binh khổng lồ. Về phương diện kinh tế cũng
như quân sự, không phải là cường điệu để nói rằng, tất cả chúng ta đang sống trước
họng pháo, một quả pháo nạp đầy những quả đạn công pháChúng ta phải sản xuất
ra những loại vũ khí và những chiếc tàu với tất cả năng lực và nguồn nguyên liệu
mà chúng ta có khả năng Chúng ta phải là kho vũ khí cả các nước dân chủ
Các dân tộc ở châu Âu đang lo tự vệ, không yêu cầu chúng ta đi chiến đấu ở
chỗ của họ. Họ yêu cầu chúng ta về chiến cụ, phi cơ, xe tăng, đại bác, để bảo vệ sự
tự do của họ và sự an toàn của chúng ta. Tôi khẩn thiết rằng: chúng ta cần phải cung
cấp đầy đủ những thú ấy cho họ một cách nhanh chóng để chính chúng ta và con
cháu mình không biết đến nỗi sợ hãi và những nỗi đau khổ của chiến tranh mà
người khác sẽ chịu đựng [1, Tr.163-164].
Tháng 1.1941, liên minh tối mật giữa Anh và Mỹ đã được lên kế hoạch và
trong chuyến thăm London, trợ lý của Nhà Trắng – Harry L.Hopkins.
59
Sự can thiệp của Mỹ cũng đóng vai trò hỗ trọ tích cực. Tuy nhiên, khi quân
Mỹ tham chiến thì Thời Hoàng Kim Thứ Hai cho tàu ngầm Đức đã xuất hiện. Trong
nửa đầu của năm 1942, tàu ngầm Đức chỉ tập trung hoạt động ở khu vực ven bờ
phía đông, nơi mà những lực lượng phòng thủ thiếu thốn các vũ khí chống tàu ngầm
cần thiết.
Trận chiến lở Đại Tây Dương đã ngày một trở nên quan trọn hơn với quân
Đồng minh. Trận chiến đó có thể mang đến chiến thắng trong bối cảnh tái xâm nhập
châu Âu lục địa để đánh bại nước Đức, ưu tiên hàng đầu hơn cả quân Nhật. Vì vậy,
số lượng tàu trinh sát, lực lượng tàu hộ tống đông hơn bao gồm cả hàng không mẫu
hạm (tàu sân bay), cũng như những biện pháp kỹ thuật hỗ trợ để phát hiện và phá
hủy tàu ngầm Đức được gia tăng. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực hạn chế, bao
gồm cả phá hủy các nhà máy sản xuất, thì số lượng tàu gầm Đức vẫn gia tăng rất
nhanh chóng. Chiến thuật bầy sói được sử dụng, để gom các tuyến đường vận tải lại
tập trung tấn công vào hạm đội áp tải, đã mang lại những hiệu quả nhất định. Máy
bay chiến đấu ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong cuộc chiến. Tuy nhiên,
trận chiến không thể quyết định được chiến thắng cho đến khi Vùng Đen ở giữa Đại
Tây Dương hoàn toàn bị khép lại. Mặt khác lực lượng máy bay chiến đấu và thuyền
chiến ở các căn cứ Na Uy của Đức, bao gồm Tirpitz, đang tạo ra những vấn đề đáng
báo động đối với các hạm đội hộ tống ở Bắc Băng Dương hỗ trợ cho quân Nga
thông qua các cảng biển phía Bắc.
Cực điểm của cuộc chiến đã xuất hiện vào mùa xuân năm 1943. Sau khi chiến
dịch lùa sói đánh bại hai hạm đội áp tải. Tình thế bỗng nhiên hoàn toàn đổi khác.
Vào tháng 5, có 41 tàu ngầm Đức bị đánh đắm, buộc quân Đức phải tạm thời
rút lui khỏi Đại Tây Dương. Ngoài ra, tỉ lệ thuyền buôn được chế tạo đã dần được
thay thế những con số mất mát đó. Tàu ngầm Đức nhanh chóng trở lại Đại Tây
Dương, nhưng họ không còn là một lực lương hùng mạnh như trước đây nữa, bất
chấp các cải tiến mới về ngư lôi đời mới và ống thông hơi, vốn giúp cho tàu ngầm
Đức có thể di chuyển lâu hơn dưới mặt nước và tránh được mối đe dọa từ không lực
của đối phương.
Thắng lợi của quân đội Đồng minh tỏ ra là sự thắng thế về công nghệ, và tiềm
60
lực công nghiệp quân sự: Cuộc chiến tranh trên biển dần dần trở thành một vấn đề
về lòng dũng cảm và tính kiên trì, nhưng cũng là một vấn đề về sản xuất, khoa học
và cả chiến thuật. Châu Mỹ thực hiện những điều thần kỳ trong lĩnh vực đóng tàu.
Vào năm 1942, đã đóng được những chiếc tàu có tổng trọng tải 800000 tấn. Năm
1943 là 20.000.000 tấn. Từ năm 1942 đến 1943, ngành đóng tàu buôn tăng gấp đôi
trong nước đồng minh, từ 7.000.000 tấn thô lên 14.500.000 tấn, điều này vượt qua
những tổn thất của gần 11.000.000 tấn [1], [19].
Chính trận đánh ở Đại Tây Dương đã lôi kéo, từ từ và chắc chắn Hoa Kỳ vào
cuộc chiến. Hoa Kỳ chú trọng vào châu Âu nhiều hơn ở Viễn Đông. Lý giải điều
này, Tiến sĩ sử học Lê Phụng Hoàng trong cuốn Tiểu sử chính trị của Roosevelt đã
viết:
Vì xét theo góc cạnh và được soi rọi bằng các giá trị tinh thần và giá trị vật
chất cơ bản nhất, châu Âu cho đến năm 1941 vẫn luôn có ý nghĩa sống còn đối với
Hoa Kỳ. Đó là nguồn gốc của đại bộ phận dân Mỹ, gốc tích của mọi sinh hoạt văn
hóa tinh thần của người Mỹ. Nếu không một ai có thể sống mà không có quá khứ,
thì Hoa Kỳ cũng không thể tồn tại với nghĩa đầy đủ của từ này, nếu thiếu vắng một
châu Âu như nó đã từng như vậy. Bất chấp học thuyết Moroe - nền tảng tư tưởng
của xu hướng biệt lập, Hoa Kì thực ra mà nói không gì khác hơn là sự tiếp xúc nối
xuyên Đại Tây Dương về mọi mặt của châu Âu, trước hết là Tây Âu. Đến cuối thế
kỉ XIX, khi chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn
độc quyền, sự ngăn cách mà Đại Tây Dương tạo ra chỉ còn có ý nghĩa hết sức tương
đối về địa lý. Và với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, khoảng cách đó bị thu ngắn
thật nhanh chóng. Chiến tranh thế giới thứ nhất là minh họa không thể bác bỏ được
cho sự thu ngắn này. Tình trạng chia rẽ trong nhận thức chủ quan của công chúng
Mỹ không mảy may ảnh hưởng đến thực tại khách quan là số phận của Hoa Kỳ gắn
liền với châu Âu. Chính vì tầm quan trọng của châu Âu, mà chính phủ Roosevelt đã
quyết định chọn Đức là kẻ thù chính cần đánh bại trước tiên, kể cả sau khi Nhật
tham chiến.
Thắng lợi nhanh chóng và có phần dễ dàng của chủ nghĩa quốc xã Đức đã trở
thành mối đe dọa trực tiếp đến không chỉ an ninh, mà cả nền văn minh có nguồn
61
gốc châu Âu của Hoa Kỳ [7, tr.97].
Thắng lợi của phe Đồng minh tại Đại Tây Dương về việc tiệt trừ tàu ngầm có
kết quả đã đảm bảo cho các đoàn tiếp vận có thể vượt Đại Tây Dương và đổ bộ dễ
dàng lên đất Pháp.
Cuộc hải chiến Đại Tây Dương diễn ra với đầy đủ ý nghĩa của nó dưới góc độ
địa chính trị là cuộc chiến tranh để giành quyền kiểm soát con đường thương mại
biển, đó là quá trình tiếp viện cho Anh quốc, đất nước đảo quốc phụ thuộc rất nhiều
vào những nguyên vật liệu từ bên ngoài. Cuộc chiến này ngày càng phức tạp bởi
những quyền lợi về an ninh lãnh thổ của các bên có liên quan. Với nước Đức:
Thắng lợi này sẽ làm tàn lụy nền kinh tế nước Anh, vốn dĩ ở châu Âu, Anh quốc là
nước gây cho Đức nhiều cản trở trên con đường thu phục vùng đất trung tâm này.
Đối với Anh quốc, nếu thất bại thì Anh quốc sẽ mất đi sức mạnh thương mại trên
biển, đặc biệt là phải chịu số phận như Pháp, điều này sẽ không thể chấp nhận được
đối với một nền văn minh này. Đối với nước Hoa Kỳ, tham gia trận chiến Đại Tây
Dương không chỉ bởi lý do tinh thần, an ninh lãnh thổ mà Hoa Kỳ có lẽ còn vì mục
đích không muốn Đức làm bá chủ vùng đất trái tim, làm bá chủ thế giới.
Xét về nguyên nhân dẫn đến kết cục của cuộc chiến thì điểm nổi bật làm xoay
chuyển tình thế là sức mạnh của tiềm lực kinh tế, tiềm lực quân sự và sự phát triển
nền kĩ nghệ của các bên.
2.3. Hải chiến Địa Trung Hải và những phân tích địa chính trị
*Vai trò địa – chính trị
( xem hình 2.2)
Địa Trung Hải, biển thuộc Đại Tây Dương, là nơi phân chia giữa các lục địa
lớn ở châu Phi, Châu Á và Châu Âu, thông với Đại Tây Dương qua eo biển
Gibranta, với biển Đen qua eo biển Dacdannen, biển Macmara và eo biển Bôxpho,
với Biển Đỏ qua kênh Xuyê. Diện tích 2.505.000 km2, dài 3.900km, rộng 1.800km
phía tây sang phí đông từ Gibraltar đến Palestine. Qua Địa Trung Hải có nhiều
đường hàng hải quốc tế quan trọng. Những cảng và căn cứ quân sự chính:
Bacxelona (Tây Ban Nha), Macxay (Pháp), Gionova, Na pôli, Vê nê xia, Triex tê
(Italia), Tê xa nô li ki (Hi Lạp). Chính vì vậy, trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 2,
62
nơi đây đã lôi kéo nhiều nước tham gia. Riêng đối với nước Anh, Địa Trung Hải là
tuyến giao thông huyết mạch để tiếp viện cho quân đội Anh ở Phi châu và Trung
Đông, và để tiếp viện cho nước Anh, Địa Trung Hải phải tiếp tục được mở rộng.
Đối với Anh quốc đường hàng hải qua Địa Trung Hải và vòng quanh châu Phi là
những đường giao thông có tính cách sinh tử đối với một số xứ trong đế quốc
Anh.[2],[27], [21]. Sức mạnh hải quân Anh được duy trì ở đây thông qua đội thuyền
Địa Trung Hải và các căn cứ hải quân ở Gibranltar lẫn về truyền thống vượt trội so
với Ý.
Đối với Ý, từ lâu Mussolini đã ôm ấp giấc mơ về một Đế chế Tân La Mã trải
rộng chung quanh một Địa Trung Hải được biến đổi thành cái hồ nước của Ý. Hắn
đặt viên đá đầu tiên cho giấc mơ ấy kể từ cuộc xâm chiến Ethiopie vào năm 1935,
và đã củng cố nó bằng việc xây dựng một đế chế Đông Phi bao gồm Erythree và
Somali thuộc Ý. Để thực hiện giấc mộng của mình về một Tân La Mã và về một
“Mare Nostrum” (Biển của chúng tôi), Mussolini phải đánh bại Pháp, chiến thắng
hạm đội của Anh ở Địa Trung Hải, phải xua quân xuyên qua Albanie cho tới tận Hy
Lạp để kiểm soát toàn bộ khu vực Địa Trung Hải, và phải tiến chiếm Ai Cập để có
thể thâu tóm bờ biển phía Nam của Địa Trung Hải và kênh đào Suez. Con đường
hướng về phía Moussoul và dầu hỏa của Trung Đông cũng sẽ được mở rộng [2,
Tr.153-154] .
Vì vậy, Cuộc chiến trên biển Địa Trung Hải là cuộc chiến giành kiểm soát và
tạo phương tiện cho các cuộc đổ bộ lên đất liền ở các khu vực chung quanh biển
này. Trận chiến Địa Trung Hải diễn ra với tộc độ chậm, nhưng rất phức tạp và dữ
dội với sự tham gia của Anh, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ý và Hoa Kỳ.
*Diễn biến
Với vai trò địa – chính trị, lực lượng hải quân chủ chốt ở Địa Trung Hải là lực
lượng hải quân Anh, Pháp, Ý.
**Trận Taranto
(Xem hình 2.4)
Taranto là căn cứ hải quân chính của Italia trên bờ vịnh Taranto, biển Yonio
(thuộc biển Địa Trung Hải), cảng có độ sâu từ 6-25m [2, tr.902].
63
Rạng sáng ngày 12/ 11/1940, đô đốc Cunningham, chỉ huy hạm đội Anh ở
phía Đông Địa Trung Hải sử dụng không quân từ tàu sân bay đã đánh úp đội Ý
trong căn cứ của nó ở Tarente [Taranto]. Tàu Illustrions của Anh đã tiến vào biển
Ionienne cách căn cứ hải quân Taranto của Ý 170 dặm và tung ra một đợt oanh kích
với 21 máy bay phóng ngư lôi. Cuộc tấn công trong đêm đã không gây khó khăn
cho việc tiếp cận mục tiêu của lực lượng đột kích. Máy bay Anh đã phóng ngu lôi
trúng 3 thiết giáp hạm Ý: 1 chiếc chìm, 2 chiếc bị loại khỏi vòng chiến [18, tr 35].
Với sự tổn thất chỉ là hai máy bay, người Anh loại phân nửa số tàu chiến của Ý ra
ngoài vòng chiến. Năm tháng sau, trong khi hộ tống một đoàn tàu hướng về Hy
Lạp, một lần nữa Cunningham đã chặn đánh hạm đội Ý ở ngoài khơi mũi Matapan,
trong vùng biển Ionie. Ông ta đánh chìm 3 tuần dương hạm và hai khu trục hạm,
đồng thời gây tổn hại cho các tàu chiến khác. Người Ý đành phải tháo chạy và trốn
về các căn cứ của họ. Cán cân lực lượng ở Địa Trung Hải giờ đây nghiêng hẳn về
phía người Anh. Với trận Taranto lần đầu tiên không quân tàu sân bay được sử dụng
làm lực lượng tiến công chủ yếu của hạm đội. [2, tr.902]. Kinh nghiệm nóng hổi của
chiến trường Địa Trung Hải được người Nhật áp dụng cho cuộc tấn công vào Trân
Châu cảng.
**Trận chiến ở Manta
(Xem hình 2.5)
Manta là căn cứ hải quân của Anh, nằm gần nước Ý nên dĩ nhiên trở thành
mục tiêu quân sự đầu tiên của cuộc bành trướng phát xít. Ngày 11 tháng 6 năm
1940, Phát xít Ý tấn công Manta. Trong thời gian đầu bộ chỉ huy Anh không tiếp
ứng Manta vì cho rằng hòn đảo nhỏ này sẽ nhanh chóng bị Ý khuất phục. Quân
phòng vệ Manta lúc bấy giờ chỉ có 6 chiếc máy bay hai tầng cánh cũ kĩ. Nhưng sau
khi theo dõi cuộc không chiến đầu tiên của phe Trục, quân Đồng minh nhận thức
được Manta có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng đảo này, từ đây có thể kiểm
soát lối vào Bắc Phi từ châu Âu và có thể chống chọi được với phe Trục. Nếu quân
phát xít chiếm giữ được khu vực này, Alexandria sẽ bị cô lập khỏi Gibraltar và cũng
sẽ không thể ngăn chặn các con đường tiếp tế cho quân phát xít đến Bắc Phi. Lập
tức quân Đồng minh kéo đến bảo vệ và tiếp viện cho Manta.
64
Ngày 28/3/1941, để ngăn cản hạm đội áp tải Anh đến Hy Lạp. Lực lượng đặc
nhiệm của hải quân Ý có 1 chiến hạm, 8 tàu tuần dương, 9 tàu khu trục. Đội thuyền
địa trung hải của Anh có 3 chiến hạm và một hàng không mẫu hạm.
Quân Đức than phiền rằng Ý thiếu nỗ lực trong việc ngăn chặn vận chuyển từ
Ai Cập đến Hy Lạp để hỗ trợ Anh trong cuộc chiến chống lại quân Ý. Để đáp lại lời
phàn nàn của quân Đức, một lực lượng đặc nhiệm Ý, dưới sự chỉ huy của Thủy sư
đô đốc Iachino, bắt đầu tiến về phía Bắc và Nam của đảo Crete với hy vọng chạm
mặt hạm đội áp tải. Tuy nhiên lực lượng này đã bị phát hiện bởi máy bay tuần tra.
Do đó, đội thuyền Địa Trung Hải, dưới sự chỉ huy của Thủy sư đô đốc
Cunningham, đã giương buồm từ Alexandria để ngăn chặn Iachino. Quân Ý hiện
giờ chạm mặt với lực lượng trên tàu tuần dương – khu trục của Anh, với nhiệm vụ
che chắn cho hạm đội áp tải. Hoàn cảnh này khiến họ phải tính đên đội thuyền
chính. Máy bay chiến đấu của Anh từ hàng không mẫu hạm Formidalble đã tiến
công chiến hạm Vittorio Veneto bằng một quả ngư lôi, tiếp đó quân Anh đã tấnc
ông vào tàu tuần dương của Ý. Trong nỗ lực giải thoát cho chiến thuyền này, quân
Ý lại chịu tổn thất thêm một số chiến thuyền khác. Số thương vong: Ý mất 3 tàu
tuần dương và hai tàu khu trục. Còn Anh bị hư hại 1 chiến hạm [19, tr.376].
Quân Ý một mặt bao vây đường biển một mặt mở các cuộc oanh tạc liên tục
cùng với sự tiếp sức của không quân Đức. Quân Đồng minh chịu thiệt hại hết sức
nặng nề. Trong một cuộc tiếp vận đường biển, một đoàn tàu hàng gồm 115 chiếc từ
Anh sang bị tấn công và chỉ 2 chiếc sống sót về đến bến. Mussolini vênh váo rằng
Địa Trung Hải lâu nay vẫn là Biển Riêng của Ý [40].
Đầu năm 1942, quân Anh cho thêm 61 chiếc Spitfire vào tăng cường sức
kháng cự của quân đội Manlta nhưng lương thực nhiên liệu vẫn khan hiếm. Dần dần
quân Đồng Minh đưa được tiếp tế đến Malta nhiều hơn nhưng phần lớn tàu hàng bị
phá hỏng không trở về Anh được.
Nhờ giữ được Malta, quân Đồng Minh kiểm soát được Địa Trung Hải. Từ đảo
này, hải quân Anh đưa tàu ngầm ra phá hủy rất nhiều tàu bè của quân phe Trục và
khống chế tiếp vận cho Rommel tại chiến trường Bắc Phi.
Một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược ở Địa Trung Hải là lực lượng hải
65
quân Pháp. Không có sự hỗ trợ của hạm đội Pháp, sự phong tỏa châu Âu của Hitler
sẽ trở thành bấp bênh. Vì vậy sự thất bại của Pháp đối với người Anh là một mối lo
ngại - sự giao thông liên lạc của họ ở Địa Trung Hải sẽ bị đe dọa nhiều hơn. Mặt
khác, sự tham chiến của Ý đã làm thay đổi thế cân bằng lực lượng trên biển. Nếu
hải quân Pháp kết hợp với các hạm đội Ý và Đức, phe Trục sẽ chiếm được ưu thế về
hải quân so với Anh, và con đường dành cho cuộc xâm chiếm Anh sẽ được mở rộng
hay ít ra là gây bóp nghẹt sự giao thông liên lạc bằng đường biển.
Điều này còn gia tăng trầm trọng với sự đe dọa mạnh mẽ của thế lực hải quân
Nhật đối với khu vực Viễn Đông, với những mưu đồ của chúng ở Đông Dương, và
những hành động của chúng về phía Singapore.
Trong nỗi lo sợ nhìn thấy quân Đức chiếm hạm đội Pháp, trước những lời cam
đoan của họ và những bảo đảm của đô đốc Darlan, người Anh thể hiện một quyết
định rõ ràng, dứt khoát là bắn hạ hạm đội Pháp ở Mers-el-Kebir vì sợ rằng hạm đội
này rơi vào tay của phe Trục sẽ làm đảo ngược thế cân bằng lực lượng ở Địa Trung
Hải, gây bất lợi cho nước cho nước Anh.
Vì thế, nước Anh quyết định hạ thủ bạn đồng minh xưa cũ của mình. May
thay, một phần hạm đội Pháp đã nằm trong các hải cảng Anh, ở Plymouth và
Portsmouth, cũng như Alexandrie, Ai Cập.
Ngày 03/07/1940, quân Anh bắn hạ hạm đội Pháp ở Mers-el-Kebir, bất ngờ
chiếm đóng các tàu nằm ở Anh, kế đến thỏa thuận một Hiệp ước Giải trừ vũ khí với
hạm đội Pháp ở Ai Cập.
Nhưng các đơn vị quan trọng nhất nằm trong các hải cảng của khu vực Bắc
Phi, ở Oran, Alger và Casablanca, và những hải cảng khác ở Dakar, Madagascar và
Martinique. Một hạm đội Anh, do Đô đốc Somerville chỉ huy, đã được phái đi từ
Girbraltar tới Mers-el-Kebir (Oran). Sứ mạng của nó là đặt viên chỉ huy người
Pháp, Đô đốc Gensoul, trước phương án chọn lựa, hoặc qui tụ về một hải cảng của
Anh hoặc đi đến Martinique để được giải trừ vũ khí hay bị đánh đắm tại đó. Vì
không nhận được câu trả lời trong 6 tiếng đồng hồ, Somerville tuyên bố rằng ông ta
tự thấy buộc lòng, một cách miễn cưỡng, phải dùng vũ lực để ngăn chặn các tàu này
không rơi vào tay phe Trục.
66
Đô đốc Gensoul từ chối tối hậu thư và Somervile bất đắc dĩ phải tấn công.
Phần lớn các tàu Pháp bị đánh chìm hay bị hư hại, và một ngàn thủy thủ bị giết chết.
Tàu dương hạm chiến đấu “Strasbourg” và một bộ phận của hạm đội đã chọc thủng
vòng vây và chạy về căn cứ ở Toulon. Năm ngày sau, ngày 08/7, các phi cơ của hải
quân Anh gây tổn thương thiết giáp hạm “Richelieu” ở Dakar. Chiếc “Jean Bart”
chưa được hoàn thành, đã bị làm cho bất động ở Casablanca.
Kể từ đó, một hạm đội quan trọng của Pháp vẫn còn đặt căn cứ tại Toulon và
tạo ra mối đe dọa thường xuyên ở Địa Trung Hải. Nhưng không bao giờ người Đức
và cả người Anh có thể sử dụng những tàu này. Trước cuộc đổ bộ ở Bắc Phi, cũng
không sử dụng những tàu bị giam giữ ở Alexandrie hay bị đặt dưới quyền kiểm soát
của người Mỹ ở Martinique. Sự can thiệp thô bạo của Somerville ở Mers-el-Kebir
đã loại trừ Pháp với tư cách là một lực lượng chủ yếu ở Địa Trung Hải. Bấy giờ
người Anh có thể quay sang chống lại hạm đội của Ý [40].
Như vậy, có thể thấy rằng chính yếu tố địa lý đã tác động đến chiến lược,
chiến thuật của quân Đồng minh. Vị trí địa lý, ý đồ chính trị đã buộc các nước gọi là
đồng minh với nhau đã bất đắc dĩ hạ thủ nhau. Vấn đề làm chủ được mặt biển ảnh
hướng lớn đến chiến thuật của cuộc chiến.
67
Tiểu kết chương 2
Hơn 20 năm hưu chiến mỗi cường quốc đều tính toán chiến lược cho mình.
Khi hiệp ước về giới hạn quân sự chấm dứt, các nước cuộc chiến tranh thế giới thứ
hai nổ ra. Vẫn là châu Âu – vùng đất trái tim là nơi châm ngòi đầu tiên cho thế
chiến. Cuộc thế chiến 2 đã lôi kéo nhiều nước tham gia hơn, trên hầu khắp chiến
trường châu Âu, trong đó những cuộc chiến trên biển và đại dương diễn ra vô cùng
ác liệt, góp phần quan trọng cho thắng lợi chung cuộc của Đồng minh. Như
Churchill nhận định, trận Đại Tây Dương góp phần quyết định đến toàn bộ cuộc
chiến. Những thắng lợi trên Đại Tây Dương, Địa Trung Hải đã tạo điều kiện cho lực
lượng đồng minh đổ bộ thành công lên lục địa, kiểm soát được tuyến đường hàng
hải huyết mạch. Thắng lợi của lực lượng đồng mình cho thấy đó là thắng lợi của sức
sản xuất, nền kỹ nghệ hải quân, sự phối hợp nhịp nhàng của họ.
Xét về lý do địa lý gắn với an ninh lãnh thổ quốc gia thể hiện rõ đến chiến
lược của các nước. Lý giải vì sao Hoa Kỳ đứng đầu là vị Tổng thống Roosevelt giúp
đỡ Anh quốc. Người Đức, Ý trong những năm 30 đều không có chiến lược đối phó
Anh quốc, vẫn có quan điểm có thể tránh cuộc chiến với Anh quốc. Những chiến
lược quốc phòng của họ đều nhắm đến mối đe dọa từ nước Pháp.
Đại Tây Dương và biển Địa Trung Hải với vị trí chiến lược là cửa ngõ để cho
các cuộc tiếp vận lên đất liền, con đường đi vào kiểm soát vùng đất trái tim, hòn đảo
của giới. Vì vậy, xung quanh đây cũng hội tụ nhiều căn cứ quân sự, với sự hiện diện
của các quốc gia được hình thành và phát triển từ biển. Nên đây là chiến trường
mang tính quyết định của cuộc chiến.
68
Chương 3. NHỮNG TRẬN HẢI CHIẾN Ở THÁI BÌNH DƯƠNG
TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II
3.1. Bối cảnh lịch sử
3.1.1. Chiến lược Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Nhật Bản
3.1.1.1. Hoa Kỳ
Như đã trình bày ở mục 2.1.1, không giành được nhiều quyền lợi ở hiệp ước
Versailles, người Mỹ mở hội nghị Washington trở về châu Á – Thái Bình Dương và
những hiệp ước giới hạn hải quân.
Cho đến tháng 9 năm 1939, khi cuộc chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ ở
châu Âu, hải quân (Hoa Kỳ) khó có thể biết phải làm gì ở Đại Tây Dương, nhưng
trong bốn mươi năm nó đã biết điều cần làm ở Thái Bình Dương. Trách nhiệm đối
với Philippin, nước mà Hoa Kỳ đã giành được trong cuộc chiến tranh với Tây Ban
Nha vào năm 1898, liên quan đến chính trị Hoa Kỳ trong việc kiềm chế Nhật Bản
xuống phía Nam.
Trong những sự kiện hỗn độn ở Thái Bình Dương từ 1900 – 1941 xuất hiện 2
yếu tố chính là sự phát triển ngoài ý muốn của Trung Quốc và sức mạnh ngày càng
tăng của Nhật Bản. Chúng tôi đã cố gắng để nắm bắt được chính sách mở của của
John Hay, điều này có nghĩa là sức mạnh của các cường quốc châu Âu và Nhật Bản
có được là từ việc sát nhập một phần lãnh thổ Trung Quốc hoặc là những đặc quyền
có được trên các cảng của Trung Quốc. Sau đó, cuộc chiến tranh Nga – Nhật vào
1904 -1905, Nhật Bản đã chiếm Hàn Quốc và một khu vực mới ảnh hưởng ở Mãn
Châu. Điều này sẽ không đáp ứng được lâu dài cho Nhật Bản, và Philippin sẽ là
mục tiêu tiếp theo [28, tr.17].
Vào đầu năm 1903 cơ quan lớn của chúng tôi về chiến lược hải quân, thuyền
trưởng Mahan, thúc giục rằng Hải quân Hoa Kỳ tập trung vào Thái Bình Dương.
Các vị đứng đầu của lực lượng hải quân, tiền thân của tham mưu liên quân được đề
nghị 1905, cho rằng Hải chiến diễn ra ở vịnh Subic, Luzon. Tổng thống Theodore
Roosevelt từ chối hỗ trợ này. Ông đã làm điều đó, và quốc hội đã cho xây dựng
69
phòng thủ dọc bờ biển như là một sự “răn đe”, rằng Nhật Bản có thể không bao giờ
tấn công chúng tôi. Nhưng không thể nói trước được điều gì, một sự ngăn chặn thay
vì chỉ là sự khiêu khích. Căn cứ hạm đội chiến tại Philippin có thể đã khiêu khích
Nhật Bản để tấn công bất ngờ vào vịnh Subic, trước khi mở Kênh đào Panama vào
tháng 6/1914 cho phép tàu chiến có thể nhanh chóng di chuyển đến một đại dương
khác.
Nhật Bản một lần nữa gia tăng sức mạnh của mình bằng cách tham gia Thế
chiến thứ nhất là đồng minh của Anh với rất ít nỗ lực và thiệt hại tối thiểu, có được
các đảo của đế chế Đức – đảo Marshall và đảo Caroline, và tất cả các đảo Marianas
trừ đảo Guam. Tổng thống Wilson, có tầm nhìn xa về Nhật Bản hơn Theodore
Roosevelt, khi phản đối những nội dung tại Hội nghị Hòa bình về chương trình hải
quân năm 1916. Ông ủng hộ mạnh mẽ sự răn đe của Nhật Bản. Wilson đã được bác
bỏ vào điểm đầu tiên, và kế hoạch lớn về hải quân, như chúng ta đã thấy, đã bị hủy
bỏ sau chiến tranh. Nhật bản giữ các đảo thuộc vành đai phòng thủ với rất nhiều sân
bay và nhiều căn cứ hải quân có thể đã được xây dựng sau năm 1936.
Trong trường hợp có chiến tranh với Nhật Bản, kế hoạch Hải quân Hoa Kỳ đã
xem xét cho quân đội để bảo vệ Manila và giữ ra cho khoảng ba đến bốn tháng cho
đến khi Hạm đội chiến có thể vượt qua Thái Bình Dương và tăng cường bao vây.
Người Nhật sở hữu các đảo được uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ này trừ khi vị trí chủ
chốt trong Marshalls và Caroline được đảm bảo đầu tiên, và những con nhện dọn
sạch; rằng tăng thời gian dự kiến cho quân đội để tổ chức ra ở Luzon đến chín
tháng. Và, như chúng ta đã thấy, một phần của Washington thỏa thuận năm 1922 là
chúng ta từ bỏ quyền tăng cường cơ sở của chúng tôi ở Guam và Philippines [28,
tr.18].
Một tình huống không thể trong chiến lược đã được tạo ra cho chúng ta, phần
lớn bởi sự điên rồ của chúng ta. Chúng tôi đã hứa sẽ bảo vệ sự toàn vẹn của Trung
Quốc và Philippines, mà không cần bất cứ điều gì ở quân đội có nghĩa là để thực
hiện một chính sách như vậy.
Trong khi chờ đợi sự tự do, nhóm phương Tây định hướng chính trị của Nhật
Bản, vốn đã được tham gia vào các biện pháp an ninh tập thể của Hội Quốc Liên, đã
70
bị quấy rối và sợ hãi bởi một phong trào gần song song với Đức quốc xã của Hitler.
Kodoha đã cho rằng việc đó là nhằm đặt Nhật Bản dưới sự kiểm soát quân đội, "giải
phóng" Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines và Đông Á từ "đế quốc nước ngoài", và đặt
tất cả các nước châu Á dưới quyền bá chủ của Nhật Bản. Năm 1931 quân đội Nhật
hoàng di chuyển tới Mãn châu. Thư ký Stimson không thể thuyết phục Tổng thống
Hoover hành động chống lại sự xâm lược Mãn Châu và cùng năm đó là Thượng
Hải. Một ủy ban của Hội Quốc Liên lên án hành động c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_12_30_8362369736_6345_1871652.pdf