Cửchỉ mỉm cườithường kết kết hợp với ánh mắt. Khi cười mỉm, ánh mắt
cũng phải biết “mỉm cười”, nếu không thì làm cho người ta cảm thấy đó là nụcười
không xuất phát từ đáy lòng. Mắt không chỉbiết nói mà còn có thểcười. Nếu trong
lòng tràn đầy những tình cảm ấm áp, thân thiện, đầy tình yêu thương nồng thắm, nụ
cười của người phát ra sẽ được thểhiện ngay trên ánh mắt và gây được thiện cảm
lớn của người khác. Nếu học được và cười được bằng ánh mắt với khách hàng trong
lúc giao lưu thì cái cười mỉm đó sẽcàng trởnên thân thiện và truyền cảm. Còn
những người yêu nhau khi bày tỏcửchỉnày, đặc biệt là nữgiới thường đầu hơi cúi
xuống, liếc mắt và cười tủm tỉm là một dấu hiệu không những tạo ra sựcuốn hút mà
còn mong muốn được che chở, yêu thương.
165 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2683 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u của họ bằng cách đưa cho họ một li nước hoặc nhờ họ cầm một thứ gì đó. Nếu
không, họ sẽ vẫn giữ thái độ tiêu cực giống như lúc họ khoanh tay.
Tuy nhiên, căn cứ vào kết quả khảo sát những cử chỉ phổ biến trong giao tiếp
hàng ngày của người Việt, hai cử chỉ vừa nêu chiếm tỉ lệ thấp hơn. Cử chỉ khoanh
tay trước ngực là 14% và hai bàn tay xiết chặt vào nhau là 5%31.
Nhận xét: Trên đây là những cử chỉ bộc lộ thái độ bất hợp tác trong giao
tiếp. Do đó, quá trình đàm thoại, thương lượng, hay nói chuyện, mỗi người cần sử
dụng đúng lúc. Trong cuộc sống hàng ngày, người phát thông tin nên hạn chế sử
dụng những cử chỉ mang cảm xúc bất lợi này để không làm gián đoạn qúa trình
giao tiếp. Đồng thời, người tiếp nhận những cử chỉ này cũng cần linh động, điều
chỉnh để tiến trình giao tiếp đạt hiệu quả hơn.
2.2.2. Những cử chỉ thương yêu và giận dữ
2.2.2.1.Cử chỉ thương yêu
a) Nhận xét
Liên quan đến cử chỉ thương yêu là những hành vi động chạm. Roger E.
Axtell [34, tr. 57-64] cho rằng các nền văn hóa khác nhau có những cách ứng xử
khác nhau về sự động chạm. Chẳng hạn, ở thành phố New York có những cửa hàng
bán lẻ của người Hàn Quốc. Khi khách hàng người Mĩ mua hàng và nhận lại tiền dư
trả lại, các nhân viên bán hàng người Hàn Quốc đặt tiền lên quầy để tránh động
chạm vào họ. Điều này với người Mĩ là một sự lãnh đạm và xúc phạm. Nhưng
người Hàn Quốc lại quan niệm mọi động chạm bằng cơ thể và mọi tiếp xúc bằng
mắt là hàm ý gợi dục nên họ cẩn thận tránh né.
Cùng suy nghĩ như người Hàn Quốc, người Nhật Bản sẽ khó chịu nếu một
người nào đó bước tới và khoác cánh tay của họ. Dù người Nhật chấp nhận bị chèn
ép trên xe điện ngầm hay xe lửa, họ vẫn không thuộc về một xã hội thích động
chạm. Những lúc đó, người Nhật xử lí những khó chịu khi bị chen lấn ở nơi công
cộng bằng cách nhìn ra chỗ khác, tránh tiếp xúc bằng mắt, rút vào thế giới riêng của
mình. Người Trung Quốc cũng vậy, đặc biệt giữa nam và nữ xưa còn có quan niệm:
31 Xem chi tiết tại PL2.17-18
“nam nữ thụ thụ bất thân”, nữ để cho nam giới động chạm vào mình là đã hư hỏng.
Nhưng quan niệm này ngày nay đã thay đổi.
Nhưng dù thế, những quy tắc về sự động chạm này đang thay đổi ở nhiều nơi
trên thế giới. Tại Mĩ, các chính trị gia đều đã biết đến giá trị của sự đụng chạm. Họ
thường xuyên bắt tay bằng hai tay, ngẫu nhiên chạm vào khuỷu tay người khác,
hoặc nhẹ nhàng chạm vào lưng người đứng gần mình. Những giám đốc kinh doanh
người Nhật ở Mĩ cũng ép mình học hỏi và chấp nhận những cái bắt tay nghiến ngấu,
vỗ lưng, thậm chí một vòng tay bè bạn quàng trên vai để chụp một tấm ảnh.
Nguyễn Quang [31, tr. 185-220] đã xem xét hành vi động chạm với nhiều cử
chỉ phong phú hơn Roger E. Axtell. Đó là những cử chỉ bắt tay, cúi chào, ôm, hôn,
nắm tay…Theo tác giả, người Việt sử dụng hành vi động chạm giữa những người
đồng giới (đặc biệt là nữ) nhiều hơn. Tuy nhiên, với người Việt, hành vi tiếp
xúc/động chạm của con cái đã lớn với bố mẹ là rất thấp; trong khi đó, với người
phương Tây, hành vi này giữa các con cái lớn và bố mẹ vẫn khá cao.
Dwyer đã nhận xét về các hành vi động chạm như sau [Dẫn theo 31, tr. 186]:
Đập, đánh, nắm tay hay dẫn dắt chuyển động của người khác là những ví dụ
của hành vi động chạm được giao tiếp một cách không lời. Mỗi hiện tố này lại tiếp
thêm một nghĩa khác cho thông điệp. Động chạm có thể an ủi hay trợ giúp người
khác và bày tỏ các cảm xúc khác nhau như biểu cảm, gợi dục hoặc bề trên …
Theo chúng tôi, cử chỉ thương yêu là cử chỉ thể hiện tình cảm/có quan hệ tốt
với người giao tiếp. Từ những nhận xét trên, luận văn xét thấy hành vi thương yêu
bao gồm những cử chỉ quen thuộc như: ôm, hôn, nắm tay, …
b) Những cử chỉ thương yêu
(i) Cử chỉ ôm32
Ôm là hành vi không lời để biểu lộ tình cảm tích cực đối với người được ôm.
Hành động ôm được bắt đầu bằng việc giang hai cánh tay ra và kết thúc với việc
khép hai cánh tay lại phía sau lưng của người tiếp nhận với phần trước của hai đối
tác chạm vào nhau.
32 Xem hình 66-69 tại PL3.5
Theo các nhà nghiên cứu, hành vi ôm xuất hiện cùng với sự xuất hiện của xã
hội loài người; và thậm chí rộng hơn, nó còn là hành vi của nhiều loài thú sống theo
bầy đàn (đặc biệt là các loài linh trưởng) khi muốn truyền tải những tình cảm nồng
ấm cùng sự an toàn cho con cái chúng và/hoặc các thành viên khác trong bầy đàn.
Các bức vẽ nguyên thủy trong các hang động cho phép chúng ta tin rằng ôm chính
là một hành vi nguyên sơ biểu thị tình cảm của con người khi ngôn ngữ chưa đủ độ
tinh tế để diễn đạt.
Trong xã hội bộ lạc, ôm chỉ được sử dụng giữa những người đàn ông với
nhau nhằm bày tỏ sự tôn trọng đối với sức mạnh và quyền lực của đối tác. Từ thời
kì Ai-Cập cổ đại đến thời kì trung cổ ở Châu Âu, hành vi ôm còn được nói đến với
một mục đích gián tiếp và thực dụng là đảm bảo rằng đối tác không giấu vũ khí
trong mình, dưới lớp áo thùng thình đang mặc. Ngày nay, ôm thực hiện nhiều chức
năng khác nhau như: biểu lộ tình bằng hữu, sự yêu thương, tính lịch sự…
Trước đây, khi muốn bày tỏ sự tôn trọng, người ta tiến về phía đối tác, đặt
bàn tay trái lên ngực mình (thể hiện sự chân thành). Và đưa cánh tay phải ra ôm lấy
anh ta (thể hiện sự tôn trọng). Ngày nay, khi ôm, người ta thường giang hai cánh
tay, lòng bàn tay mở rộng, hơi khum vào trong (thể hiện sự chân thành, nồng ấm) và
ôm đối tác bằng cả hai cánh tay.
Xét theo chức năng, hành vi ôm thành 5 loại [31, tr. 209-210]:
- Ôm yêu thương (Love hugging): Thường được những người yêu nhau hay
các thành viên trong gia đình sử dụng.
- Ôm bằng hữu (Frienship hugging): Thường xuất hiện giữa bạn bè và
những người quen thân.
- Ôm lịch sự (Politeness hugging): Phổ biến trong các trường hợp mang
tính xã giao, giữa những người quen, mới quen nhưng biểu lộ thân mật.
- Ôm chào đón (Greeting hugging): Kiểu ôm mang tính xã giao, được sử
dụng khi gặp gỡ ai đó (có thể thân hoặc sơ) sau một thời gian gặp gỡ.
- Ôm chia tay (Farewell hugging): Kiểu ôm mang tính xã giao, được sử
dụng khi chia tay ai đó (có thể thân hoặc sơ) sau một thời gian gặp gỡ.
Xét theo các vị trí và chuyển động của cánh tay, theo Nguyễn Quang [31, tr.
210 -211], hành vi ôm được phân thành:
- Ôm cổ (Neck hugging): Nhảy lên hoặc hai chân kiễng lên, hai tay ôm lấy
cổ đối tác. Cử chỉ này làm cho đối tác có thể dễ dàng thực hiện được các hành động
ôm lưng, và ôm eo. Kiểu ôm này thường được con trẻ sử dụng sử dụng với bố mẹ,
ông bà hay người yêu nữ với người yêu nam.
- Ôm vai-cổ (Shouder-Neck hugging): Bàn tay phải đặt lên gáy đối tác,
cánh tay phải choàng lên phần vai và cổ đối tác, trong khi bàn tay trái đặt lên phần
eo phải của đối tác và cánh tay trái ôm lấy phần dưới của lưng (hoặc ngược lại). Cử
chỉ này cho phép đối tác có thể dễ dàng thực hiện hành động ôm vai cổ theo hướng
ngược lại để bày tỏ tình cảm, thái độ tương ứng. Kiểu ôm này thường được sử đụng
trong các tình huống mang tính công việc để tỏ ra lịch sự, nhưng chân thành.
- Ôm vai (Shoulder hugging): Hai tay ôm lấy phần trên vai (chỗ khớp với
cánh tay) của đối tác. Cử chỉ này làm cho đối tác có thể dễ dàng thực hiện được các
hành động ôm lưng và ôm eo, hoặc nếu ôm vai thì chỉ có thể ôm bằng cách gập
khuỷu tay để hai cánh tay trước song song với nhau và hai bàn tay đặt lên vai người
khởi xướng. Kiểu ôm này được sử dụng để bày tỏ tình bằng hữu.
- Ôm lưng/Ôm lưng trên (Upper-back-hugging): hai cánh tay ôm lấy phần
lưng trên của đối tác. Cử chỉ này cho phép đối tác có thể dễ dàng thực hiện được các
hành động ôm cổ, ôm vai, ôm lưng và ôm eo. Kiểu ôm này thường được cả nam và
nữ sử dụng khi gặp gỡ hoặc lúc chia tay
- Ôm eo/Ôm lưng dưới (Lower-back/waist hugging): Hai cánh tay ôm vòng
quanh eo của đối tác. Đây là cử chỉ rất thân mật và thường được người yêu hay vợ
chồng sử dụng. Cử chỉ này cho phép đối tác có thể dễ dàng thực hiện được các hành
động ôm cổ, ôm vai-cổ, ôm vai, ôm lưng và ôm eo.
Trong phần khảo sát thực tế về cử chỉ ôm của người Việt, tỉ lệ dành cho
người mới quen chiếm tỉ lệ thấp nhất (1%)33. Điều này, một phần xuất phát từ văn
hóa chào hỏi của Việt Nam. Đa số người Việt, khi chào hỏi người thân quen cũng
33 Xem chi tiết tại PL2.14-15
như mới quen, họ thường sử dụng những cử chỉ như bắt tay, mỉm cười, gật đầu
hoặc khoanh tay kết hợp gật đầu, cúi chào. Cử chỉ ôm đối với người Việt trong giao
tiếp hàng ngày chủ yếu xảy ra giữa những mối quan hệ người thân quen, bạn bè,
người yêu và người ruột thịt.
Kết quả điều tra thực tế chứng minh rằng: phần lớn đã chọn cử chỉ ôm dành
cho người ruột thịt (29%) và người yêu (27%) thể hiện tình cảm yêu thương; Còn
đối tượng bạn bè (18%) thì có một sự chênh lệch giữa các nhóm: 2 nhóm học sinh -
sinh viên, người lao động nữ và người nội trợ thuờng hay sử dụng cử chỉ ôm dành
cho bạn bè thể hiện tình bằng hữu cao hơn là những nhóm nam giới và người nội
trợ là 6%. Khác với những nhóm còn lại, người nội trợ lại thường sử dụng cử chỉ
ôm dành cho người thân quen chiếm tỉ lệ cao nhất (24%)34.
Trong khi, ôm hôn chào đón hoặc chia tay ở Việt Nam thường chỉ xuất hiện
giữa người lớn và trẻ nhỏ thì ở Anh, Mĩ, Úc và Pháp nó lại có thể xuất hiện với mọi
đối tượng và ở mọi lứa tuổi. Hành vi ôm hôn nói riêng và động chạm nói chung (bá
vai, bá cổ, nắm tay nhau, …) thường khá phổ biến và được coi là phù hợp giữa
những người cùng giới tại những nơi công cộng ở Việt Nam. Còn trong văn hóa
Anh, Mĩ, Úc và Pháp nếu những người đồng giới thực hiện các hành vi này, họ dễ
bị nhìn nhận là những người đồng tính.
(ii) Cử chỉ hôn35
Hành động hôn cũng là một loại cử chỉ rất giàu ý nghĩa. Hôn có thể được
hiểu nôm na là việc sử dụng môi mình để chạm vào môi hoặc một bộ phận nào khác
của một người khác hay một vật, con vật nào đó như một cách thức biểu lộ tình
cảm. Theo Oxford Advanced Learner’s Dictionary, “Hôn là dùng môi động chạm
vào ai đó/cái gì có thể bày tỏ tình yêu, tình cảm, hoặc sự tôn trọng, hay như một lời
chào”[31, tr. 211].
Một số nghiên cứu cho rằng nụ hôn đã xuất hiện từ hàng ngàn năm trước
đây. Nó được sử dụng để tôn vinh sức mạnh và sắc đẹp. Người đàn ông hôn người
đàn bà để biểu lộ rằng đó là người phụ nữ đẹp nhất của lòng mình; còn người đàn
34 Xem chi tiết tại PL2.14-15
35 Xem hình 70-73 tại PL3.5
bà hôn người đàn ông để thừa nhận rằng đó là người đàn ông mạnh mẽ nhất đối với
nàng. Trong xã hội Ai Cập cổ đại, cũng như trong thời kì Trung Cổ ở Châu Âu,
người ta còn sử dụng cả hôn gót chân (heel-kissing) để bày tỏ sự ngưỡng mộ đối
với những người đàn ông mạnh mẽ hay những người đàn bà xinh đẹp. Hôn tay
(hand-kising) được coi là một hành vi tao nhã, lịch sự của hoàng tộc hay tầng lớp
thượng lưu hoặc một hành động biểu lộ sự tôn kính với các bậc cao tăng.
Xét theo chức năng, theo Nguyễn Quang [31, tr. 212-215], hôn có thể chia
thành 6 loại chính sau:
- Hôn yêu thương (Love kissing): Thường được các cặp tình nhân, vợ
chồng hay người ruột thịt được sử dụng.
- Hôn bằng hữu (Friensip kissing): Thường xuất hiện giữa bạn bè và những
người quen thân.
- Hôn lịch sự/Hôn xã giao (Politeness kissing/Ceremonial kissing): Phổ
biến trong các trường hợp mang tính xã giao, giữa những người quen nhưng chưa
thân hoặc mới quen nhưng muốn biểu lộ sự thân mật.
- Hôn tôn trọng (Respect kissing): Thường phổ biến giữa những người có
quan hệ quyền lực không bình đẳng, trong đó người có địa vị thấp hơn hôn người có
địa vị cao hơn để bày tỏ long tôn trọng hay sự tôn kính.
- Hôn chào đón (Greeting kissing): Kiểu hôn mang tính xã giao, được sử
dụng khi gặp gỡ ai đó (có thể thân, có thể sơ nhưng muốn tỏ ra thân mật) sau một
thời gian xa cách nhất định.
- Hôn chia tay (Farewell kissing): Kiểu hôn mang tính xã giao, được sử
dụng khi chia tay ai đó (có thể thân, có thể sơ nhưng muốn tỏ ra thân mật) sau một
thời gian xa gặp gỡ.
Xét theo các bộ phận được hôn phổ biến nhất hiện nay, theo Nguyễn Quang
[31, tr. 216-218], hành vi hôn được phân thành các kiểu sau:
- Hôn môi (Lip kissing): Một hơi chúm lại và đẩy về phía trước, chạm vào
môi của đối tác. Hôn môi say đắm thường được gọi là hôn sâu (deep kiss) hay hôn
kiểu Pháp (French kiss). Người ta phát hiện thấy rằng những người hôn môi, đặc
biệt là hôn say đắm, thường hay nhắm mắt. Kiểu hôn này, xét theo chức năng,
thường được sử dụng để thể hiện tình yêu của các cặp tình nhân hoặc vợ chồng.
Ví dụ: bài thơ “Xa cách” của Xuân Diệu [33, tr. 260]
…Hãy sát đôi đầu! Hãy kề đôi ngực!
Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài!
Những cánh tay! Hãy quấn riết đôi vai!
Hãy dâng cả tình yêu lên song mắt!
Hãy khăng khít những cặp môi gắn chặt
Cho anh nghe đôi hàm ngọc của răng…
- Hôn trán (Forehead kissing): Môi chúm lại và đẩy về phía trước, chạm
vào trán của đối tác, có thể phát ra tiếng hoặc không. Kiểu hôn này mang tính bất
bình đẳng về quyền lực: người khởi xướng thường là người có quyền lực cao hơn.
Hoặc thường xảy ra giữa người lớn/ người ruột thịt dành cho trẻ nhỏ/ con cái.
- Hôn má (Cheek kissing): Một hơi chúm lại và đẩy về phía trước, chạm
vào má của đối tác, có thể phát ra tiếng hoặc không. Với kiểu hôn này, tùy theo các
nền văn hóa khác nhau mà người ta có thể hôn hai bên má của đối tác, mỗi bên một
lần, hoặc một bên má một lần, hoặc hai lần bên má phải và một lần bên má trái. Hôn
má thường được cha mẹ và con cái hay những người thân thiết sử dụng. Ngoài ra,
với kiểu hôn má lịch sự, người ta cũng có thể hơi chúm môi lại và hơi đẩy về phía
trước như thể sắp hôn, nhưng thay vì dùng môi để chạm vào má của đối tác, người
ta lại chạm má mình vào má đối tác, lần lượt từ má phải sang má trái. Kiểu hôn này
phổ biến khi gặp gỡ hay chia tay.
- Hôn tay (Hand kissing): Hôn tay thể hiện sự lịch sự mà nam giới dành
cho phụ nữ. Người phụ nữ đưa tay ra, mu bàn tay úp xuống, bàn tay buông lỏng tự
nhiên. Người nam giới giơ tay phải ra, lòng bàn tay ngửa, các ngón tay khép lại đỡ
các ngón tay của người phụ nữ, trong khi ngón cái đặt nhẹ lên trên các ngón tay của
cô ta/bà ta, môi hơi chúm lại và đẩy về phía trước, môi hoặc đỉnh mũi chạm vào mu
bàn tay người phụ nữ, có thể phát ra tiếng hoặc không. Hôn tay cũng được những
người có vị trí thấp sử dụng để bày tỏ lòng ngưỡng mộ, tôn kính đối với những
người có địa vị rất cao (thủ lĩnh, nữ hoàng, giáo hoàng…). Với những nhân vật tôn
kính này, người luôn thường qùy xuống và sử dụng một hoặc hai tay để nâng bàn
tay đối tác khi hôn.
Trong cuộc sống nói chung và tình yêu nói riêng, nụ hôn luôn luôn hiện hữu
và để lại ấn tượng khó quên. Kết qủa khảo sát cho thấy trường hợp hôn yêu thương
chiếm tỉ lệ cao nhất (33%). Tiếp theo, hôn chia tay cũng là một biểu hiện của cảm
xúc yêu thương, lưu luyến chiếm tỉ lệ 16%36.
Tuy nhiên, ở các nước phương Tây, nếu như hình ảnh một chàng trai và một
cô gái ôm hôn nhau thắm thiết nơi công cộng (thậm chí ngay trên đường phố) được
coi là khá bình thường ở các thì ở các nước phương Đông, hành vi này thường gây
sự chú ý.
(iii) Cử chỉ nắm tay 37(Holding hands)
Hành vi nắm tay thường được viện đến để biểu thị các thái độ, tình cảm tích
cực như: sự thương yêu, tình bằng hữu, sự đoàn kết, sự khích lệ, tính đồng hội đồng
thuyền…
Cử chỉ nắm tay thể hiện sự thương yêu thường xảy ra giữa những cặp tình
nhân, người ruột thịt, bạn bè (chủ yếu là nữ giới). Những khi nắm tay, cả hai bên
đếu cảm thấy ấm áp, cảm động vì tình cảm người khác dành cho mình. Người ta có
thể nắm tay khi đi trên đường, đi dạo trong công viên hoặc các nơi công cộng khác
như: sân bay, rạp chiếu phim, ngoài chợ…Hay cả những lúc ở bên nhau, đặc biệt
các cặp nam nữ khi yêu, nắm tay là một cử chỉ có khả năng truyền tải cảm xúc rất
mạnh mẽ và khó quên.
Mỗi nhóm nắm tay để chủ yếu thể hiện tình cảm nào là tùy thuộc vào giới
tính. Chẳng hạn, khi thể hiện tình thương, tỉ lệ nắm tay của nữ cao hơn nam là 3%.
Trái lại, khi thể hiện tình đoàn kết, tỉ lệ nắm tay của nam cao hơn nữ là 4%. Nhìn
chung, tiêu biểu cho thông điệp của cử chỉ nắm tay là tình thương (28%), tình yêu
(24%) và tình đoàn kết (21%)38.
36 Xem chi tiết tại PL2.15.
37 Xem hình 16-17 tại PL3.2
38 Xem chi tiết tại PL2.9-10.
Bảng tổng hợp tỉ lệ khảo sát đối với mỗi cử chỉ thương yêu sẽ tường minh
hóa thêm cho phần này như sau:
23%
17% 16%
8%
6% 7%
16%
2%
5%
0%
5%
10%
15%
20%
25%
Ôm Hôn Nắm
tay
Choàng
tay sau
vai
Vuốt
tóc
Xoa
đầu
Mỉm
cười
Liếc
mắt
tình
cảm
Cử chỉ
khác
Biểu đồ 2.3: Những cử chỉ thương yêu
Bên cạnh những cử chỉ thương yêu phổ biến vừa phân tích, chúng tôi cũng
xin giới thiệu thêm một số cử chỉ thương yêu khác mà ít tiêu biểu hơn. Đó là các cử
chỉ mỉm cười, choàng tay sau vai, xoa đầu, vuốt tóc, liếc mắt tình cảm… Chẳng
hạn, sau đây là một vài cử chỉ trong số đó.
Cử chỉ mỉm cười39
Cử chỉ mỉm cười thường kết kết hợp với ánh mắt. Khi cười mỉm, ánh mắt
cũng phải biết “mỉm cười”, nếu không thì làm cho người ta cảm thấy đó là nụ cười
không xuất phát từ đáy lòng. Mắt không chỉ biết nói mà còn có thể cười. Nếu trong
lòng tràn đầy những tình cảm ấm áp, thân thiện, đầy tình yêu thương nồng thắm, nụ
cười của người phát ra sẽ được thể hiện ngay trên ánh mắt và gây được thiện cảm
lớn của người khác. Nếu học được và cười được bằng ánh mắt với khách hàng trong
lúc giao lưu thì cái cười mỉm đó sẽ càng trở nên thân thiện và truyền cảm. Còn
những người yêu nhau khi bày tỏ cử chỉ này, đặc biệt là nữ giới thường đầu hơi cúi
xuống, liếc mắt và cười tủm tỉm là một dấu hiệu không những tạo ra sự cuốn hút mà
còn mong muốn được che chở, yêu thương.
39 Xem hình 61-65 tại PL3.5
Hình 2.1: Cử chỉ mỉm cười [25, tr. 211]
Cử chỉ vuốt tóc
Vuốt tóc là một cử chỉ thường xảy ra giữa mẹ và con, những người yêu nhau.
Người A dùng tay vuốt nhẹ lên mái tóc của người B và nó như một luồng điện
mạnh mẽ truyền cảm xúc thương yêu tới người B. Do đó, vuốt tóc là một cử chỉ khá
quen thuộc khi các cặp tình nhân thể hiện tình cảm tình tứ của mình.
Cử chỉ liếc mắt tình cảm
Cử chỉ này chủ yếu xảy ra giữa những người yêu nhau, những cặp tình nhân
hay vợ chồng. Họ muốn gây sự chú ý, tạo ấn tượng và bày tỏ sự quan tâm tới người
đối diện. Thông thường, người phụ nữ sử dụng cử chỉ liếc mắt tình cảm nhiều hơn
đàn ông. Bởi vì bẩm sinh não phụ nữ cấu tạo để nhận biết cảm xúc tốt hơn đàn ông.
Nhận xét: Những cử chỉ thương yêu luôn chứa đựng những cung bậc tình
cảm ngọt ngào, đem lại niềm hạnh phúc tuyệt vời và ấn tượng khó quên trong lòng
mỗi người. Trong cuộc sống hàng ngày, có thể nói rằng ai cũng mong muốn được
trao tặng và đón nhận những cử chỉ yêu thương. Đó là những cử chỉ ôm, cử chỉ hôn,
cử chỉ nắm tay…sẽ là những nhịp cầu gắn kết tình yêu thương, tình nhân ái, tình bè
bạn giữa những người ruột thịt, người thân quen, người yêu, vợ chồng, bạn bè và cả
những người bất hạnh. Bởi vậy, chúng ta cần nhân rộng và luôn làm giàu cuộc sống
bằng tình yêu thương.
2.2.2.2. Cử chỉ giận dữ
a) Nhận xét
Roger E. Axtell (Y Nhã LST dịch) cho rằng những cử chỉ thể hiện thái độ
tiêu cực thuộc hành vi lăng mạ. Khi tới lúc phải buông ra những hành vi lăng mạ
không lời, người ta thường diễn tả rõ ràng, phong phú và sáng tạo [34, tr. 47].
Theo Roger E. Axtell, ngón giữa40 được xem là đỉnh cao của sự lăng mạ, là
“Giải thưởng” dành cho cử chỉ lăng mạ phổ biến nhất và lâu đời nhất. Cử chỉ này
được thực hiện bằng cách giơ nắm tay lên, các mấu khớp ngón tay xoay ra ngoài,
ngón giữa duỗi thẳng chỉ lên. Cử chỉ này có thể ở thể tĩnh, bất động, hoặc đi kèm
với động tác đẩy lên hay thọc lên.
Bất kể “kiểu chào một ngón” này được cách điệu ra sao, cái ý nghĩa lăng mạ
mạnh mẽ của nó thật khó mà hiểu sai được. Theo các nhà nhân chủng học, cử chỉ
ngón giữa đã được sử dụng suốt hơn 2000 năm nay. Tại Việt Nam, theo báo điện tử
“ngôi sao. Net”, cử chỉ này được gọi là “ngón tay thối”. Trong đó, tờ báo này có nêu
một số huấn luyện viên cũng như ngôi sao đã phải trả giá cho hành động của mình
bằng những án phạt, thậm chí bị đuổi khỏi đội tuyển quốc gia. Có thể lấy trường
hợp cầu thủ N.Đ dùng “ngón tay thối” ăn mừng là một ví dụ [69].
Hình 2.2: Cử chỉ “ngón tay thối”
Bên cạnh cử chỉ ngón giữa, Roger E. Axtell [34, tr. 49-57] cũng phân tích
đến những cử chỉ mang ý nghĩa lăng mạ khác mà theo tác giả là phổ biến ở nhiều
nền văn hóa như: cái giật cẳng tay, cử chỉ vẫy tai, cử chỉ vẫy mũi. Ngoài ra, ông
cũng giới thiệu hàng loạt những cử chỉ có ý nghĩa xúc phạm mang kiểu đặc thù
riêng của từng quốc gia.
40 Y Nhã LST dịch là “ngón tay hỗn xược”.
Theo chúng tôi, nếu dùng từ “lăng mạ”41 mang ý nghĩa khá nặng nề nên
trong phần này sẽ dùng từ “giận dữ”42 để phân tích một số cử chỉ giận dữ phổ biến.
Dựa vào sự quan sát trong cuộc sống hàng ngày và kết quả điều tra thực tế, chúng
tôi nhận thấy những cử chỉ diễn tả thái độ giận dữ thường gặp của người Việt là cử
chỉ chỉ tay, cử chỉ trợn mắt, cử chỉ chống nạnh, cử chỉ nắm đấm…
b) Những cử chỉ giận dữ
(i) Cử chỉ chỉ tay43
Cử chỉ chỉ tay thường sử dụng khi các ngón tay nắm lại còn ngón trỏ đưa ra
phía trước. Nó được dùng trong một số trường hợp như: người nói muốn chỉ dẫn
(chỉ hướng), giải thích (giảng bài, diễn thuyết, nói chuyện), ra lệnh (cấp trên chỉ tay
đối với cấp dưới), tính bề trên, thói trưởng giả (người lớn tuổi nói với người nhỏ
tuổi) …
Tuy nhiên, theo Gerand J. Nierenbegr & Henry H. Calero [10], sức mạnh của
cử chỉ này thường để bộc lộ một nội dung tiêu cực. Cử chỉ này gây cho người khác
cảm thấy khó chịu hoặc không hài lòng khi thấy người khác chỉ tay vào mình.
Thông thường, cử chỉ này gây sự phản kháng mãnh liệt từ phía người khác. Ở đây,
các nhà chính trị và cha cố được quyền “đặc cách”. Khi các vị này chỉ tay vào đám
đông, thì mỗi người trong số đó đều cho rằng họ ám chỉ người bên cạnh hoặc một
vấn đề gì đó, nên thường không cảm thấy bực tức.
Trong gia đình, cha mẹ thường sử dụng cử chỉ chỉ tay để quở mắng con cái.
Họ muốn tạo sự răn đe hoặc đe dọa trong lời nói đối với người nhỏ tuổi hoặc trẻ
con. Kết quả là con cái bắt chước và lúc đầu thì áp dụng đối với những con vật nuôi
trong nhà rồi đến các đồ chơi của mình.
Cử chỉ chỉ tay thể hiện sự giận dữ thường xuất phát từ sự bất đồng quan
điểm, tranh cãi gay gắt, mâu thuẫn cao độ dẫn đến xung đột; do đó, quá trình giao
tiếp sẽ dẫn tới thất bại, không thể hợp tác.
41 Lăng mạ là làm xúc phạm nặng nề đến danh dự. Dùng những lời lăng mạ. Bị lăng mạ ở chỗ đám đông
người [26, tr. 529].
42 Giận dữ là tỏ ra giận lắm, một cách đáng sợ. Cái nhìn giận dữ. Giận dữ quát ầm lên [26, tr. 383].
43 Xem hình 38-39 tại PL3.3
Theo bảng khảo sát về cử chỉ chỉ tay44, người lao động (nam và nữ) và
những người nội trợ thường sử dụng cử chỉ chỉ tay để giải thích nhiều hơn so với
người trẻ tuổi (học sinh - sinh viên) là 5% hoặc thể hiện sự dứt khoát cao hơn là 2%.
Trong bảng tỉ lệ khảo sát về những cử chỉ giận dữ ở PL2.18-19, cử chỉ chỉ tay là
22% (cao thứ hai), nhưng ở bảng PL2.10-11, tỉ lệ sử dụng cử chỉ chỉ tay khi thể
hiện tình cảm giận dữ cao nhất là 28%. Cho nên, chúng tôi cho rằng tiêu biểu nhất
đối với hành vi giận dữ là cử chỉ chỉ tay.
g.
(ii) Cử chỉ trợn mắt45
Người sử dụng cử chỉ này thường kết hợp đảo mắt lên trên và nhướn lông
mày, nhăn trán bộc lộ thái độ đe dọa hoặc không bằng lòng và có thể kèm theo lời
nói “Mày liệu hồn đó!”. Khi người trong cuộc có thái độ hậm hực, giận dữ thì họ
thường thể hiện cử chỉ trợn mắt46. Chẳng hạn, nhân vật Trương Phi khi nghi ngờ
Quan Công hàng Tào Tháo thì đã đùng đùng nổi giận và nhà văn miêu tả: “Trương
Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu, chạy lại
đâm Quan Công” [21, tr. 76].
Trong kết quả khảo sát về hành vi giận dữ, cử chỉ trợn mắt chiếm tỉ lệ cao
nhất (23%) Trong đó, nhóm người lao động nam là 26%, còn nhóm học sinh - sinh
viên nam sử dụng cử chỉ trợn mắt ít hơn (17%)47.
(iii) Cử chỉ chống nạnh48
Khi thể hiện sự giận dữ, người trong cuộc thường muốn khống chế cuộc đối
thoại và đối tác giao tiếp cũng như tạo ra thế thượng phong cho người thực hiện.
Trong đó, cử chỉ chống nạnh 49(chống tay vào hông) có thể làm cho kích cỡ thân
thể của mình lớn hơn bình thườn
44 Xem chi tiết tại PL2.10-11.
45 Tham khảo thêm câu chuyện “Ánh mắt có thể gây chết người?” ở PL1.2.
46 Xem hình 80-81 tại PL3.6
47 Xem chi tiết tại PL2.18-19
48 Trong một số trường hợp biểu diễn thời trang, chụp ảnh…cử chỉ chống nạnh thường được sử dụng để tạo
dáng.
49 Xem hình 44-45 tại PL3.3
Trong bảng khảo sát, tỉ lệ nữ chống nạnh thể hiện sự giận dữ nhiều hơn nam
là 5%50. Trên một số trang web, thông tin về cử chỉ chống nạnh cũng thường được
phụ nữ sử dụng để thể hiện sự bực tức, đáo để. Chẳng hạn:
“Sáng vừa dắt xe ra cửa, đã thấy bà Đan hàng xóm đang chống nạnh xỉa tay
về phía nhà ông Nho ở ngõ trong chửi ầm ĩ. Đây không phải là lần đầu tiên bà Đan
làm vậy, cứ mấy bữa bà lại làm ầm ĩ cả xóm lên” [45].
Hoặc:
“Thử hỏi một ngư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVNNH011 (2).pdf