LỜI CAM ĐOAN .i
MỤC LỤC.ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.vi
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN.vii
PHẦN MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục tiêu nghiên cứu.1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2
4. Phương pháp nghiên cứu.2
5. Kết cấu của luận văn.2
CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ NưỚC NGOÀI.3
1.1. Một số khái niệm cơ bản.3
1.1.1. Nợ công.3
1.1.2. Nợ nước ngoài của quốc gia .7
1.1.3. Phân loại nợ nước ngoài .10
1.2. Quản lý nợ nước ngoài của quốc gia .11
1.3. Các nhân tố tác động tới nợ nước ngoài .13
1.3.1. Thâm hụt ngân sách nhà nước.13
1.3.2. Hệ số tín nhiệm quốc gia.14
1.3.3. Tổng sản phẩm quốc nội và tốc độ tăng trưởng kinh tế.14
1.3.4. Hội nhập kinh tế quốc tế.15
1.3.5. Đặc điểm quốc gia .15
1.4. Kinh nghiệm các nước và bài học cho rút ra cho Việt Nam .15
1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nợ nước ngoài.15
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .27
CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ NưỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM.30
83 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nợ nước ngoài tại Việt Nam thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử dụng tối đa các nguồn
vốn lại vừa thực hiện được việc chia sẻ rủi ro.
Thứ hai, từ bài học kinh nghiệm về thất bại của Phillipines trong tự do hóa tài
khoản vốn quá sớm và quá nhanh mà không có các biện pháp hiệu quả. Điều này hiển
nhiên sẽ dẫn đến sự leo vọt số dư nợ nước ngoài và không đảm bảo tình hình an ninh tài
28
chính quốc gia. Vì vậy Việt Nam cần xây dựng một lộ trình tự do hóa thích hợp cho các
giao dịch trên tài khoản vốn thích hợp. Từ đó đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế.
Thứ ba, quay trở lại trường hợp Phillipines và Hy Lạp khi gặp khủng hoảng tài
chính có một nguyên nhân trực tiếp liên quan đến việc không kiểm soát được dòng vốn
ngắn hạn để tăng quá nhanh rồi đột ngột đổi hướng khiến cho mất khả năng thanh toán
quốc tế của đất nước và tạo sức ép lên tỷ giá hối đoái. Vì vậy để tránh rủi ro, Việt Nam
nên duy trì và xây dựng tỷ lệ nợ ngắn hạn một cách hợp lý và có kiểm soát để dòng
vốn ngắn hạn khi có vấn đề có thể can thiệp kịp thời. Câu chuyện quản lý nợ thành
công ở các quốc gia cho thấy tỷ lệ ngắn hạn thấp thì khả năng quản lý nợ cao.
Thứ tư, Malaysia đã làm rất tốt các cân đối vĩ mô. Và Việt Nam nên học hỏi và
đảm bảo duy trì ba cân đối vĩ mô chính: cân đối giữa nguồn tài trợ từ tiết kiệm và nhu
cầu đầu tư và cân đối giữa nguồn ngoại tệ ra vào. Việc này sẽ duy trì một nguồn tiền
thanh toán nợ nước ngoài hợp lý với khả năng trả nợ của quốc gia.
Thứ năm, việc chính phủ ấn định mức vay nợ sẽ hạn chế được việc vay mượn
quá khả năng để chi trả. Việt Nam cần rút ra kinh nghiệm đảm bảo một cơ sở thể chế
quản lý nợ mang tính pháp lý cao. Việc thống nhất quản lý này sẽ đảm bảo cho xây
dựng một cơ sở dữ liệu nợ đồng nhất, chuyên trách phục vụ cho công tác phân tích nợ
một cách tối ưu, chính xác và giúp đưa ra hoạch định chính sách một cách cụ thể và tốt
nhất.
Thứ sáu, vấn đề then chốt nhất trong quản lý nợ công là quản lý chặt chẽ trần nợ
công đối với vay nước ngoài. Tỷ lệ nợ nước ngoài cao và rủi ro tỷ giá là các nguy cơ
tiềm ẩn mất khả năng thanh toán dẫn đến vỡ nợ công sẽ kèm theo mất chủ quyền tài
chính quốc gia. Kinh nghiệm của Hy Lạp cho thấy, khi tỷ lệ nợ vay nước ngoài quá
cao (năm 2011 xấp xỉ 80%), nền tài chính Quốc gia sẽ bị phụ thuộc vào nguồn nợ của
nước ngoài.
Thứ bảy, cần phải kiểm soát chặt chẽ các khoản “nợ công ngầm, tiềm ẩn” phát
sinh từ nợ của khu vực tư nhân chuyển thành nợ công, có thể phá vỡ trần nợ công an
toàn mà chính phủ không lường trước được. Bài học kinh nghiệm biến nợ của các DN
các thành phần kinh tế và tư nhân thành nợ công đã xảy ra rất phổ biến đối với nhiều
nước trên thế giới.
29
Mỗi đất nước đều có những thể chế kinh tế và đặc điểm xã hội khác nhau. Vì vậy
bài học kinh nghiệm chỉ ở trong khuôn khổ những đặc điểm chung mà các nước đang
thực hiện. Nên sẽ xảy ra câu chuyện kinh nghiệm của đất nước này sẽ rất khó để áp
dụng với quốc gia khác. Cụ thể như trong bài học của Malaysia việc tự do hóa nguồn
vốn không phải là tự do một cách tự phát giống như Phillipines mà là có sự chuẩn bị từ
trước. Cũng có thể nói rằng đối với các nước khủng hoảng tài chính thì Malaysia là
quốc gia có thị trường chứng khoán mở hơn mà lại có sự phát triển nhanh hơn. Điều
này cũng giải thích rằng không phải chọn tự do hóa nguồn vốn là hoàn toàn xấu. vấn
đề then chốt ở đây là mỗi quốc gia phải tự đánh giá được tiềm năng và tiềm lực của
mình. Mỗi quốc gia có một đặc điểm riêng nên không thể chạy theo xu hướng toàn cầu
một cách quá nhanh và thiếu cân nhắc, cũng không nên né tránh để không bị ảnh
hưởng từ những tác động và biến đổi của nền kinh tế thế giới. Các quốc gia này phải tự
đặt ra đánh giá cách thức tham gia vào xu hướng hội nhập và mở cửa của nền kinh tế
thị trường để có thể đạt được lợi ích nhiều nhất.
Tựu chung lại, bài học về kinh nghiệm quản lý nợ nước ngoài của các quốc gia
mặc dù chưa được hoàn thiện và nghiên cứu một cách toàn diện. Với những điểm đã
được liệt kê lưu ý ở trên Việt Nam nên là một quốc gia đươc thừa hưởng và phát triển
nên kinh tế dựa trên những kinh nghiệm quý báu từ các nước bạn. Từ đó thay đổi
những suy nghĩ nhằm giúp cho Việt Nam có thể vững vàng cạnh tranh được trên
trường quốc tế, đồng thời thu hẹp chênh lệch về trình độ quản lý nợ nước ngoài so với
các nước trong khu vực nói riêng và thế giới nói chung.
30
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM
2.1. Tổng quan nợ công Việt Nam
2.1.1. Quy mô nợ công
Quy mô nợ công của Việt Nam đã tăng hơn 2,3 lần, từ 1.093 nghìn tỷ đồng năm
2011 lên đến 2.587 nghìn tỷ đồng năm 2017 theo các Ban tin nợ công số 5, số 6 và số
7 của Bộ Tài Chính. Nếu tính theo tỷ lệ so với GDP thì nợ công đã tăng từ mức 54,9%
GDP năm 2011 lên mức 63,7% GDP năm 2016 và 61,4% năm 2017. Theo Ủy ban
Giám sát Tài chính quốc gia (2016), tốc độ tăng bình quân nợ công giai đoạn 2011 –
2016 vào khoảng 17,5%, gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn này.
Tỷ lệ nợ công so với GDP của Việt Nam tuy được cải thiện ở năm 2012 nhưng
lại tăng mạnh từ năm 2013 đến năm 2016. Đặc biệt là tỷ lệ nợ công/GDP năm 2016 là
63,7% GDp đã tiến sát ngưỡng cho phép 65% GDP của Quốc hội. Theo Nghị quyết số
25/2016/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 9/11/2016 quy định trần nợ công từ
2016 – 2020 là: nợ công không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 54% GDP và
nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP. Năm 2017, do kết quả của chính
sách thắt chặt vay nợ nên nợ công năm 2017 có dấu hiệu tăng chậm lại và có tỷ lệ nợ
công so với GDP giảm xuống còn 61,4% GDP.
Đối với tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP từ năm 2012 có chiều hướng giảm
nhưng đã quay lại tăng vào năm 2014 và tang mạnh từ năm 2015. Đặc biệt là năm
2017, chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP là 49% GDP, tiệm cận ngưỡng
nợ nước ngoài quốc gia được Quốc hội phê duyệt là 50% GDP.
Bảng 2.1: Nợ công Việt Nam từ 2011 – 2017
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Dƣ nợ công (nghìn tỷ đồng) 1.093 1.279 1.528 1.826 2.064 2.373 2.587
Nợ công/ GDP (%) 54,9 50,8 54,5 58,0 61,0 63,7 61,4
Nợ nƣớc ngoài/GDP (%) 41,5 37,4 37,3 38,3 42,0 44,8 48,9
Nguồn: Tổng hợp từ Bản tin nợ công số 5, số 6 và số 7 của Bộ Tài chính
(2017,2018)
31
Hình 2.1: Nợ công Việt Nam và trần nợ công từ 2011 đến 2017
Nguồn: Tổng hợp từ Bản tin nợ công số 5, số 6 và số 7 của Bộ Tài chính
(2017,2018), Nghị quyết số 10/2011/QH13 và Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc
hội
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, quy mô nợ công thực tế của Việt Nam có thể
cao hơn so với mức công bố do các thức xác định nợ công Việt Nam so với thông lệ
quốc tế có sự khác biệt. Cụ thể, nợ công theo tiêu chuẩn Việt Nam dựa trên nguyên
tắc: trách nhiệm thanh toán thuộc về chủ thể đi vay; còn nợ công theo thông lệ quốc tế
xác định trên cơ sở: chủ sở hữu thực sự hay pháp nhân đứng sau chủ thể đi vay phải có
trách nhiệm thanh toán. Theo đó, nợ công theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ bằng nợ công
theo tiêu chuẩn Việt Nam cộng với nợ của: Ngân hàng Nhà nước, các doanh nghiệp
nhà nước, tổ chức bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội và một số địa phương. Nếu tính
cả nợ của các doanh nghiệp nhà nước thì con số nợ công có thể lên đến 100%. Thêm
nữa, tốc độ gia tăng nợ 17,5%/năm trong giai đoạn 2011 – 2016 đang đe dọa đến khả
năng trả nợ của Chính phủ và an ninh tài chính quốc gia.
Nếu tỷ lệ nợ công so với GDP phản ánh quy mô nợ công của nền kinh té và khả
năng trả nợ của quốc gia thì tỷ lệ nợ công bình quân đầu người cho biết gánh nặng nợ
công của người dân của quốc gia đó. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2017
54.9%
50.8%
54.5%
58.0%
61.0%
63.7% 61.4%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Nợ công/ GDP (%) Trần nợ công
32
thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vào 2.277 USD trong khi đó mức nợ công
bình quân đầu người vào khoảng 1.302,6 USD. Điều này có nghĩa là với mỗi đồng thu
nhập người dân Việt Nam phải dùng hơn một nửa để trả nợ công.
Bảng 2.2: Nợ công/ ngƣời và GDP/ ngƣời của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2017
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Nợ công/người (USD) 662,1 704,4 778,4 872,1 955,9 1.039,7 1.302,6
GDP/người (USD) 1.300 1.771 1.960 2.028 2.109 2.215 2.277
Nguồn: Tổng hợp từ The Economist, thông tin Chính phủ công bố (2015,2016,2017)
2.1.2. Cơ cấu nợ công của Việt Nam
2.1.2.1. Cơ cấu nợ công theo cấp vay
Theo số liệu từ Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2011 – 2017, nợ Chính phủ luôn
chiếm khoảng 80% tổng nợ công của nước ta, tiếp đến là nợ do Chính phủ bảo lãnh
chiếm khoảng 16% – 20% và thấp nhất là nợ chính quyền địa phương khi chỉ chiếm
khoảng 0,6% - 1,5% trong tổng nợ công.
Cơ cấu nợ công đến cuối năm 2017 bao gồm nợ Chính phủ chiếm 84,37%, nợ được
Chính phủ bảo lãnh chiếm 14,66% và nợ chính quyền địa phương chỉ chiếm 1%.
Bảng 2.3: Cơ cấu nợ công của các cấp theo GDP giai đoạn 2011 – 2017
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
A – Nợ công/GDP (%) 54,9 50,8 54,5 58,0 61,0 63,7 61,4
Nợ Chính phủ/GDP (%) 43,2 39,4 42,6 46,4 49,2 53,6 51,8
Nợ đƣợc Chính phủ bảo lãnh/GDP
(%)
11,4 10,6 11,1 10,7 11,0 10,2 9,0
Nợ chính quyền địa phƣơng/GDP
(%)
0,4 0,8 0,8 0,9 0,9 0,9 0,6
B – Cơ cấu nợ công (%) 100 100 100 100 100 100 100
Nợ Chính phủ (%) 78,5 77,7 78,2 80,0 80,8 82,8 84,4
Nƣợc đƣợc Chính phủ bảo lãnh (%) 20,7 20,8 20,3 18,5 17,8 15,8 14,6
Nợ chính quyền địa phƣơng (%) 0,8 1,5 1,5 1,5 1,4 1,4 1,0
Nguồn: Tổng hợp từ Bản tin nợ công số 5, số 6, số 7 và báo cáo khác của Bộ Tài
chính (2017,2018)
33
Hình2.2: Tỷ lệ % dƣ nợ của các cấp so với GDP giai đoạn 2011 - 2017
Nguồn: Tổng hợp từ Bản tin nợ công số 5, số 6, số 7 và báo cáo khác của Bộ Tài
chính (2017,2018)
Nếu so sánh các loại nợ của các cấp với GDP, có thể thấy rằng: trong khi nợ của
Chính quyền địa phương ít biến động và có xu hướng giảm, nợ được Chính phủ bảo
lãnh có xu hướng giảm mạnh thì nợ Chính phủ/GDP có xu hướng tăng nhanh từ năm
2013, cùng xu hướng với tỷ lệ nợ công/GDP. Đặc biệt, tỷ lệ nợ Chính phủ/GDP năm
2016 là 53,6% GDP đã sát ngưỡng kiểm soát 54% của Quốc hội theo Nghị quốc số
25/2016/QH14. Vậy là năm 2016 đánh dấu cả tỷ lệ nợ công/GDP và nợ Chính
phủ/GDP đều sắp chạm trần quy định của Quốc hội.
78.5% 77.7% 78.2% 80.0% 80.8% 82.8% 84.4%
20.7% 20.8% 20.3%
18.5% 17.8%
15.8% 14.6%
0.8% 1.5% 1.5% 1.5% 1.4% 1.4% 1.0%
0.0%
20.0%
40.0%
60.0%
80.0%
100.0%
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Nợ Chính phủ (%) Nược được Chính phủ bảo lãnh (%) Nợ chính quyền địa phương (%)
34
Hình 2.3: Nợ Chính phủ/GDP và trần nợ do Quốc hội quy định (2011-2017)
Nguồn:Tổng hợp từ Bản tin nợ công số 5, số 6, số 7 và các báo cáo khác của Bộ
Tài chính (2017,2018), Nghị quyết số 10/2011/QH13 và Nghị quyết số 25/2016/QH14
2.1.2.2. Cơ cấu nợ công theo nợ trong nước và nợ nước ngoài
Phân tích nợ công của Chính phủ theo cơ cấu nợ trong nước và nợ nước ngoài
cho thấy rằng tỷ trọng nợ công trong nước đang có xu hướng tăng từ 43,3% năm 2011
lên 58,0% năm 2015, và tiếp tục tăng từ 59,0% năm 2016 đến 61,5% năm 2018. Như
vậy, tỷ trọng nợ nước ngoài cũng giảm tương ứng qua các năm từ 56,7% năm 2011
xuống còn 31,5% năm 2018. Xu hướng này phù hợp với chiến lược nợ công và nợ
nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 với Danh mục nợ của Chính phủ ở
mức quanh 60%/40%.
Bảng 2.4: Cơ cấu nợ công trong nƣớc và nợ nƣớc ngoài của Chính phủ
(2011 – 2018)
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
*
Nợ trong nước (%) 43,3 45,8 50,2 54,6 58,0 59,0 59,7 61,5
Nợ nước ngoài (%) 56,7 54,2 49,8 45,4 42,0 41,0 40,3 38,5
Nguồn: Tổng hợp từ các Bản tin nợ công số 5, số 6, số 7 và số 8 của Bộ Tài
Chính (2017,2018,2019)
43.2% 39.4% 42.6%
46.4% 49.2%
53.6% 51.8%
50% 50% 50% 50%
54% 54% 54%
0.0%
10.0%
20.0%
30.0%
40.0%
50.0%
60.0%
70.0%
80.0%
90.0%
100.0%
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Nợ Chính phủ/GDP (%) Trần nợ Chính phủ
35
Hình 2.4: Cơ cấu giữa nợ trong nƣớc và nợ nƣớc ngoài (2011 – 2018)
Nguồn: Tổng hợp từ các Bản tin nợ công số 5, số 6, số 7 và số 8 của Bộ Tài
Chính (2017,2018,2019)
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng mặc dù tỷ lệ nợ nước ngoài trong tổng nợ công
của Chính phủ có xu hướng giảm, nhưng nếu so với GDP thì nợ nước ngoài có xu
hướng tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Theo thông tin từ Bộ Tài chính,
nợ công nước ngoài/GDP của Việt Nam từ năm 2011 đến hết năm 2018 là 41,5%,
37,4%, 37,3%, 38,3%, 42%, 44,7%, 49% và 49,7%. Dự kiến năm 2019, nợ công nước
ngoài của quốc gia đã lên đến mức 49,9%, tiệm cận mức trần cho phép của Quốc hội.
Điều này hết sức nguy hiểm khi nó còn được dự báo tiếp tục tăng vào các năm tới.
43.3 45.8
50.2 54.6
[VALUE].0 59.0 59.7 61.5
56.7 54.2
49.8 45.4
42 41 40.3 38.5
0
20
40
60
80
100
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Nợ trong nước (%) Nợ nước ngoài (%)
36
Hình 2.5: Các nhóm nợ hiện tại của Việt Nam
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dựa trên các báo cáo của Bộ Tài chính
2.1.2.3. Cơ cấu nợ công theo phương thức huy động khoản nợ
Theo thông tin từ Bộ Tài chính nợ công của Việt Nam từ trước đến nay chủ yếu
huy đọng bằng phương thức: phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP), vay vốn ODA,
ngoài ra Chính ohủ còn huy động vốn thông qua các hình thức khác như: vay của quỹ
bảo hiểm xã hội, vay thông qua Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước
(SCIC), phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ trên thị trường vốn quốc tế. Cụ thể:
- Phát hành trái phiếu Chính phủ:
Theo báo cáo của Bộ Tài chính (2015), tổng khối lượng phát hành trái phiếu
Chính phủ giai đoạn 2011 – 2015 đạt hơn 927 nghìn tỷ đồng, bình quân trên 185.477
tỷ đồng, chiếm 48% tổng huy động của Chính phủ với tốc tăng bình quân 34%/năm.
37
Bảng 2.5: Khối lƣợng phát hành TPCP giai đoạn 2011 – 2017
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng
số (tỷ
đồng)
80.704 141.340 181.093 248.024 276.223 281.750 159.920
Bình
quân
185.477 -
Tốc độ
tăng
(%)
18,2 75,1 28,1 37,0 11,4 2,0 - 56,8
Bình
quân
34,0 -
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của Bộ Tài Chính (2016,2017,2018)
Từ năm 2016 đến 31/12/2017, Chính phủ có xu hướng thận trọng hơn trong việc
phát hành TPCP. Năm 2016, tổng khối lượng phát hành TPCP đạt 281.750 tỷ đồng,
đặt 100% kế hoạch năm, chỉ tăng 2% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó tập trung
phát hành loại kỳ hạn từ 5 năm trở lên. Năm 2017, Chính phủ phát hành TPCP trên thị
trường vốn 159.920,7 tỷ đồng và phát hành trái phiếu cho Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
84.300 tỷ đồng, trong đó tập trung phát hành các kỳ hạn dài từ 10 năm trở lên, không
phát hành TPCP kỳ hạn ngắn dưới 3 năm. (Bộ Tài chính, 2018)
Việc tập trung huy động vốn trong nước của Chính phủ thông qua phát hành trái
phiếu kỳ hạn 10 năm trở lên đã góp phần thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu Chính
phủ, đóng vai trò là kênh huy động vốn hiệu quả cho ngân sách nhà nước.
- Huy đọng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài:
Trong giai đoạn 2011 – 2015, với sự ủng hộ của cộng đồng, các nhà tài trợ quốc
tế, Việt Nam đã huy động được trên 26.500 triệu USD vốn vay ODA và vốn vay ưu
đãi, bình quân khoảng 5.300 triệu USD/năm, tăng 31,5% so với mức của thời kỳ 2006
– 2010, bổ sung nguồn lực quan trọng cho ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển hạ
tầng kinh tế - xã hội (Bộ Tài chính, 2016). Theo kế hoạch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
và Bộ Tài chính, giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài giai đoạn 2011 – 2015
38
chiếm khoảng 2,8% GDP, bằng 8,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 47% tổng
vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện khâu
đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa.
- Huy động khác của Chính phủ:
Ngoài các kênh huy động vốn nói trên, trong quá trình điều hành ngân sách,
Chính phủ đã linh hoạt huy động các nguồn vốn vay khác nhau từ Quỹ Bảo hiểm Xã
hội, nâng tỷ trọng cho ngân sách nhà nước vay từ 80% lên 95% quy mô vốn được phép
đầu tư của Quỹ; vay tồn ngân Kho bạc Nhà nước; trong năm 2015 còn triển khai huy
động vốn ngoaj tệ từ Ngân hàng TMCP Ngoại thương trị giá 2.000 triệu USD kỳ hạn 5
và 10 năm, góp phần đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư phát triển và kéo dài kỳ hạn danh
mục nợ Chính phủ.
2.1.2.4. Cơ cấu nợ công theo kỳ hạn và lãi suất
Về kỳ hạn, trong giai đoạn 2010 – 2013, trước áp lực huy động vốn trong nước
tăng nhanh đột biến so với giai đoạn 2006 – 2010, vượt quá khả năng cung ứng nguôn
vốn trung – dài hạn của thị trường, Chính phủ phải huy động vốn ngắn hạn từ ngnân
hàng thương mại cho đầu tư dài hạn. Trong giai đoạn 2011 – 2013, khối lượng trái
phiếu Chính phủ kỳ hạn ngắn chiếm tỷ trọng lớn (kỳ hạn dưới 3 năm bình quân chiếm
khoảng 70% tổng khối lượng phát hành) nên đã tạo sức ép trả nợ tập trung cao vào các
năm 2014 – 2018.
Thực hiện Nghị quyết số 78/2014/NQ-QH13 và Nghị quyết số 99/2015/NQ-
QH13 của Quốc hjội về dự toán ngân sách nhà nước các năm 2015 và 2016, Chính phủ
đẫ điều chỉnh kéo dài kỳ hạn trái phiếu, tập trung phát hành từ 5 năm trở lên. Kể từ đầu
năm 2015, Bộ Tài chính đã thực hiện phát hành trái phiếu Chính phủ kỳ hạn dài 10
năm, 15 năm một cách đều đặn, đồng thời lần đầu tiên phát hành trái phiếu Chính phủ
kỳ hạn 20 và 30 năm; thực hiện phát hành trái phiếu Chính phủ bằng đồng nội tệ và
ngoại tệ tại thị trường trong nước, đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường trái phiếu
Chính phủ. Đồng thời, từng bước thực hiện các giải pháp để đa dạng hóa cơ sở nhà
đầu tư, quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm, song song với thu hút sự tham gia của nhà đầu
tư nước ngoài để giảm dần sự phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng thương mại.
39
Kết quả, kỳ hạn phát hành trái phiếu bình quân tăng từ 3,9 năm vào năm 2011 lên
gần 7,0 năm vào năm 2015. Thời gian đáo hạn bình quân (ATM) của danh mục nợ
trong nước của Chính phủ đã được cải thiện đáng kể, tăng từ 4,4 năm vào năm 2013
lên 5,6 năm tại thời điểm cuối năm 2015.
Trong năm 2016, Chính phủ tiếp tục cơ cấu lại nợ trong nước, tập trung phát
hành TPCP kỳ hạn 5 năm trở lên, chiếm 91,1% tổng khối lượng phát hành năm 2016,
vượt yêu cầu theo Nghị quyết Quốc hội là tối thiểu 70% nền kỳ hạn bình quân trái
phiếu tăng lên 8,77 năm cao hơn 1,82 năm so với năm 2015, nâng thời gian đáo hạn
bình quân ATM của Danh mục nợ trong nước của Chính phủ cuối năm 2016 lên 5,71
năm, dài hơn so với năm 2015 và gấp 3 lần so với năm 2011.
Năm 2017, tổng khối lượng phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn
159.920,7 tỷ đồng và phát hành trái phiếu cho Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là 84.300 tỷ
đồng, trong đó tập trung phát hành các kỳ hạn dài từ 10 năm trở lên, không phát hành
TPCP kỳ hạn ngắn dưới 3 năm. Do đó đã nâng kù hạn phát hành bình quân trái phiếu
Chính phủ là 12,74 năm, tăng mạnh so với năm 2016.
Về mức lãi suất của các khoản vay trong nước từ 2010 đến 2016 cũng có sự
chuyển biến tích cực. Mức lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường ốn
trong nước bình quân giảm từ mức 12%/ năm vào năm 2010 và 2011 xuống còn 6,5%
và năm 2015 và khoảng 6% vào năm 2015. Lãi suất trái phiếu bình quân năm 2016 là
6,7%/năm, giảm 54,5% so với năm 2011 và giảm 17% so với năm 2013 và bình quân giai
goaọn 2011 – 2016 là 7,6% (UBGSTCQG, 2016). Trong năm 2017, lãi suất bình quân trái
phiếu Chính phủ là 5,98%, giảm so với năm 2016 là 6,7%/ năm.
2.2. Thực trạng quản lý nợ nƣớc ngoài tại Việt Nam
Theo Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2011-2017, chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc
gia so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có xu hướng tăng nhanh, bình quân tăng
16,7%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP theo giá hiện hành là 13,0%/năm trong
cùng giai đoạn. Nguyên nhân do các khoản tự vay, tự trả của doanh nghiệp và tổ chức
tín dụng bắt nguồn từ nhu cầu vốn tăng cao của các doanh nghiệp.
40
Đến cuối năm 2017, nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP ở mức 48,9%, sát
với ngưỡng 50% được Quốc hội cho phép.
Hình 2.6: Tỷ lệ nợ nƣớc ngoài (%GDP) so với mức trần của Quốc hội
Nguồn: Tổng hợp từ Bản tin nợ công số 5, số 6, số 7 và báo cáo khác của Bộ Tài
chính (2017, 2018), Nghị quyết 10/2011/QH13 và Nghị quyết số 25/2016/QH14 của
Quốc hội
Đến ngày 31/12/2018, tổng nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP giảm xuống còn
khoảng 46%, trong đó cơ cấu nợ nước ngoài của quốc gia đều giảm. Cụ thể, nợ nước
ngoài của Chính phủ còn 19,3% GDP, nợ nước ngoài của Chính phủ bảo lãnh còn 4,4%
GDP, nợ nước ngoài tự vay tự trả của doanh nghiệp còn 22,3% GDP.
Tỷ lệ trả nợ so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ vào khoảng
25%, bảo đảm các quy định và thông lệ quốc tế.
Chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia dưới mức trần được Quốc hội cho phép là
không quá 50% và đang trong tầm kiểm soát của Chính phủ. Đặc biệt, nợ nước ngoài
của Chính phủ giảm rất mạnh, tốc độ tăng nợ rất thấp. Năm 2018, Chính phủ đặt ra
hạn mức bảo lãnh vay nợ 700 triệu USD nhưng đã không bảo lãnh để vay quốc tế dự
án nào mà ưu tiên vay vốn trong nước khi trong nước có khả năng đáp ứng và có lợi về
lãi suất hơn.
Tuy nhiên, quy mô nợ nước ngoài của quốc gia tăng nhanh, chủ yếu là nợ nước
ngoài của doanh nghiệp và các tổ chức tài chính, tín dụng theo hình thức tự vay tự trả -
41.5% 37.4% 37.3% 38.3% 42.0%
44.8% 48.9%
50% 50% 50% 50% 50% 50% 50%
0.0%
10.0%
20.0%
30.0%
40.0%
50.0%
60.0%
70.0%
80.0%
90.0%
100.0%
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Nợ nước ngoài/GDP (%) Trần nợ nước ngoài (%GDP)
41
chiếm khoảng 48,4% tổng nợ nước ngoài của quốc gia so với tỷ lệ 25,6% của năm
2011 và 40,4% của năm 2016. Việc tăng nhanh nợ nước ngoài theo hình thức tự vay tự
trả chủ yếu nằm ở khối doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài (chiếm 76% tổng lượng nợ
của doanh nghiệp), tập trung ở một số doanh nghiệp FDI có quy mô lớn. Việc tăng nợ
nước ngoài quốc gia tuy đáp ứng được nhu cầu vốn và huy động nguồn lực cho phát
triển kinh tế - xã hội và tăng trưởng nhưng cũng tác động tới khả năng trả nợ nước
ngoài của quốc gia.
Trước năm 2010, Việt Nam được xếp vào các quốc gia có thu nhập thấp cộng với
những tiềm năng phát triển to lớn đã giúp Việt Nam có được những khoản vay ưu đãi
ODA với kỳ hạn dài (bình quân 30 – 40 năm bao gồm thời gian ân hạn) và lãi suất
thấp khoảng 0,7 – 0,8%/năm. Nhưng từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành nước có thu
nhập trung bình nên các ưu đãi về vay đối với Việt Nam đã giảm đi. Tính đến cuối
năm 2015, nợ nước ngoài chiếm 43% danh mục nợ Chính phủ với trên 94% trị giá là
các khoản vay ODA, vay ưu đãi có kỳ hạn dài, lãi suất thấp với quy mô huy động vốn
tương đối ổn định (tốc độ tăng cả giai đoạn khoảng 12%/năm). Lãi suất bình quân gia
quyền dan mục nợ nước ngoài của Chính phủ là 2,2%/năm và AM là 12,4 năm. CÁc
khoản vay có lãi suất cố định chiém 90% tổng trị giá nợ nước ngoài của Chính phủ, vì
vậy rủi ro lãi suất đối với các khoản nợ nước ngoài ở mức độ vừa phải.
Ngoài ra trong năm 2014, tranh thủ diễn biến thị trường vốn nước ngoài thuận
lợi, Chính phủ đã thực hiện phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế với lãi
suất 4,8%/năm, kỳ hạn 10 năm để cơ cấu lại các khoản trái phiếu quốc tế của Chính
phủ phát hành năm 2005 và 2010 với mức lãi suất cao; đồng thời giãn nghĩa vụ trả nợ
trái phiếu đến hạn năm 2016 và 2020 sang năm 2024. Kênh vốn vay này có ưu điểm
giúp huy động nguồn vốn vay nước ngoài với kỳ hạn dài 10 – 30 năm, lãi suất hợp lý;
thông qua đó cho phép Chính phủ tiếp cận nhiều kênh vay vốn trên thị trường quốc tế
với tính thanh khoản cao và cơ sở nhà đầu tư đa dạng; không kèm các điều kiện ràng
buộc từ bên ngoài và cho phép Chính phủ phát triển mặt bằng lãi suất huy động vốn
nước ngoài chuânt cho các thành phần của nền kinh tế.
Như vậy có thể thấy rằng, trong thời gian qua, lãi suất của các khoản nợ công
trong nước ở mức khá cao bình quân 7,6%/năm, còn lãi suất hiệu dụng của các khoản
42
nợ nước ngoài khá thấp, chỉ khoảng 2% bằng gần 1/3 so với mức lãi suất trong nước.
Hiện nay, gánh nặng lãi suất của các khoản nợ nước ngoài thấp hơn nhiều so với nợ
trong nước. Tuy nhiên, trong thời gian tới khi mà các khoản vay ODA ưu đãi có xu
hướng giảm dần, việc vay vốn nước ngoài chủ yếu bằng phương thức vay thương mại
và phát hành trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế, thêm vào đó là dự báo mức lãi suất
trái phiếu phát hành trên thị trường vốn quốc tế sẽ tăng dần từ 4,8% năm 2015 lên
6,5% giai đoạn 2018 – 2020 thì gánh nặng lãi suất của các nguồn vốn vay nước ngoài
sẽ có xu hướng tăng mạnh, sẽ gây rủi ro cao cho nợ công Việt Nam thời gian tới.
Năm 2016, Việt Nam đã đàm phán và ký kết 36 Hiệp định, ưu đãi nước ngoài từ
các nhà tài chợ WB, ADB, Nhật Bản với tổng giá trị 5.222 triệu USD (Năm 2015 ký
47 Hiệp định với tổng giá trị vay là 4.037 triệu USD).
Trong năm 2017, Việt Nam dã đàm phán và ký kết 36 Hiệp định vay với tổng trị
giá 3.352,7 triệu UDSS, giảm so với năm 2016, trong đó sử dụng cho ngân sách nhà
nước để cấp phát cho các chương trình, dự án đầu tư không có khả năng hoàn vốn có
19 dự án với tổng tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_no_nuoc_ngoai_tai_viet_nam_thuc_trang_va_giai_phap.pdf