Dựa vào khảnăng vắng mặt của giới từtrong cấu trúc thứhai trên đây, một sốtác giảcho rằng các
VT nhóm này là những VT có hai BN trực tiếp ([57, tr.167]; [100, tr.251]). Quan niệm của các tác giả trên, mặc dù có nhiều khác biệt so với phần lớn quan niệm của các nhà ngữpháp khác – vốn coi đây chỉ là một dạng cải biến của cấu trúc thứnhất – có ưu điểm quan trọng là triệt đểvận dụng những tiêu chí hình thức (bất kì BN nào không có giới từphân cách với VT đều phải coi là BN trực tiếp). Vấn đềnan giải là giữa các VT nhóm này và BN thứnhất có thểxen một giới từ– một dịbiệt đáng kểnếu so với cấu trúc tương tựtrong một sốngôn ngữkhác, chẳng hạn, tiếng Anh (x. chương 3). Vì thế, đểcó thểsửdụng tiêu chí hình thức một cách hiệu quả, cần phải tìm một cách lập thức chính xác hơn.
186 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2104 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phạm trù nội động/ ngoại động trong tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận chức năng “nối” nhưng xét các trường hợp sử dụng cơ
bản của từ này chúng ta thấy vai trò của nó rất khác với VT to be trong tiếng Anh.
Cho dù to be trong một số cách dùng có thể tương đương với vài VT khác (như become ‘trở nên’,
intent ‘có ý định’, exist ‘tồn tại’, v.v) nhưng cách dùng trước hết và chủ yếu vẫn là để nối chủ ngữ với
các bộ phận khác trong câu và dùng để thể hiện các phạm trù ngữ pháp (thời, thể, dạng…). Trong khi
23 Theo “Từ điển tiếng Việt” (Hoàng Phê cb, 2006, tr.706), nhau là danh từ chỉ dùng làm bổ ngữ để biểu thị quan hệ tác động qua lại
giữa các bên. Chúng tôi xem nhau là một đại từ tương hỗ. Tuy nhiên điều này không ảnh hưởng gì đến tư cách NgĐ của VT chi phối
nó.
đó là không đảm nhận những nhiệm vụ này hoặc đảm nhận với tư cách một yếu tố hoàn toàn tuỳ ý24;
cách dùng thường xuyên, chủ yếu của là lại thường thể hiện đầy đủ tư cách của một VT ngôn liệu.
55. a. Anh ta là trưởng phòng nhân sự.
a'. Anh ta đã là trưởng phòng nhân sự rồi.
b. Anh ta là cánh chim đầu đàn của đơn vị này.
c. Trước tòa biệt thự là một dòng suối.
Là trong 55a hoàn toàn tương đương với “đảm nhiệm”; dùng khác một chút như trong (a’), là
tương đương với “trở thành”; trong (b), là có vai trò định tính về chủ thể, nó tương đương với “có
phẩm chất”, “xứng đáng”; trong (c), là lại là một VT tồn tại (cùng nhóm với có, còn, tồn tại, hiện ra).
Một khi chúng ta đã xem các VT đảm nhiệm, trở thành, xứng đáng và các VT thuộc nhóm VT tồn tại
là những VT ngôn liệu thì không lí gì gạt bỏ là ra khỏi danh sách này. Việc so sánh trên, dù sao cũng
chủ yếu dựa trên tiêu chí nghĩa. Tư cách NgĐ của là chính ở chỗ sự cần thiết phải có mặt của nó trong
cấu trúc, và sự cần thiết phải có mặt của ngữ đoạn danh từ phía sau nó. Trong các ví dụ trên, nếu lược
bỏ là, hoặc lược bỏ các ngữ đoạn danh từ phía sau là, chúng ta sẽ có những câu không được chấp nhận.
Đây chính là lí do để có thể xếp là vào nhóm VT NgĐ. Tuy nhiên vì ngữ đoạn làm BN cho là thường
có cùng sở chỉ hoặc thường thể hiện một số đặc điểm, phẩm chất gắn với chính chủ thể chứ không phải
là một đối tượng/ thực thể khác nên chúng tôi xếp là vào một nhóm riêng nằm trong số những VT NgĐ
kém điển hình.
Bàn về cương vị của các trợ động từ (auxiliaries) trong các ngôn ngữ trên thế giới, S. Steele
(1978), S. Steele, Akmajian, Wasow (1979) cho rằng các trợ từ là một phạm trù cú pháp phổ quát
nhưng các tác giả giải thích tính phổ quát theo cái nghĩa chúng là cái gì đó ‘có sẵn’ trong các ngôn ngữ
loài người chứ không phải là cái cần thiết phải xảy ra trong các ngôn ngữ loài người. W. Croft (1991),
đồng ý với một số tác giả khác, cho rằng các trợ động từ cần giải thích như một phạm trù trung gian về
mặt lịch đại, mà ở trạng thái trước kia (hoặc trong trạng thái hiện nay của một số ngôn ngữ) chúng vốn
là các động từ, hoặc trạng từ đầy đủ [133, tr.142]. Điều này có lẽ rất đúng với tiếng Việt khi mà là
đang còn giữ rất nhiều đặc tính của một VT, và việc thể hiện các các ý nghĩa thời, thể, v.v. của tiếng
Việt không phải dựa trên các “trợ động từ” mà dựa vào chính các nhóm từ khác và dựa vào cách tổ
chức các thành tố cú pháp.
- Vị từ trạng thái, tính chất
Một số VT chỉ trạng thái, tính chất (phần lớn trùng với các tính từ theo cách phân loại truyền
thống) có cách dùng NgĐ. BN của chúng lúc này chính là một tham tố mang vai Phạm vi (range) theo
24 Không chỉ tiếng Việt mà nhiều ngôn ngữ khác không cần thiết phải có VT nối, thậm chí là không có (chẳng hạn, tiếng Tagalog);
hoặc có từ nối nhưng không phải là VT (chẳng hạn, tiếng Hausa) [193, tr. 11].
cách hiểu của M. Halliday.
56. a. Lan đỏ mặt […] (Hồn bướm mơ tiên, Khái Hưng)
b. [...] chứng tỏ chủ nhà không cầu kỳ màu mè, rất giàu tính thực tiễn!
(Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường)
c. Điền dặn tôi […] đừng mặc áo quá rộng cổ […].
(Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư)
d. Khi thấy đã chậm giờ, ông lý trưởng nghiến răng nói [...].
(Tinh thần thể dục, Nguyễn Công Hoan)
Trong câu (a), đỏ ảnh hưởng đến Lan nhưng không phải ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể mà chỉ
một phạm vi mà thôi (mặt); ở câu (b), tính thực tiễn lúc này chỉ một phương diện, một nét phẩm chất
của chủ thể và VT giàu cho ta biết về mức độ, tính chất đó như thế nào; trong câu (c), rộng chỉ là đặc
tính chỉ áp dụng với cổ mà thôi; tương tự, chậm (muộn) trong (d) chỉ nói về giờ giấc.
Do BN chỉ đóng vai trò chỉ ra phạm vi ảnh hưởng đến chủ thể mà nghĩa của VT thể hiện chứ
không phải chỉ một thực thể khác, do đó chúng tôi xếp VT trong những kiểu câu này là VT NgĐ kém
điển hình.
Các VT trạng thái cũng có thể có BN là một (ngữ) VT. Lúc này đặc tính của VT trạng thái cũng
tác động vào tính chất của (ngữ) VT đứng sau nó.
57. a. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững […].
(Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân)
b. Thằng bé này chậm nói.
c. Thánh mẫu bèn bảo Nguyễn Kiêm một mặt báo cho bọn quân sĩ hãy chậm khởi sự lại vài ngày.
(Hoàng Lê nhất thống chí, Ngô gia văn phái)
Nói chung các từ in đậm trong ví dụ trên không thể được hiểu là phó từ được. Nếu trong câu (a)
khó giữ thiên lương có thể tạm xem là gần nghĩa với giữ thiên lương khó thì trong câu (b) chậm nói
hoàn toàn không thể xem là tương đương với nói chậm; tương tự, chậm khởi sự (chưa vội khởi sự)
không thể coi là tương đương với khởi sự chậm (bắt đầu công việc một cách từ từ). Các câu trong ví dụ
trên hướng người ta đến đặc tính của chủ thể, đến phạm vi áp dụng của đặc tính đó lên VT được đề cập
ở BN chứ không phải hướng tới các hành động.
Một điểm cần lưu ý là cách dùng NgĐ của những VT nhóm này chỉ là cách dùng phái sinh, cách
dùng cơ bản (cách dùng mà người bản ngữ nghĩ đến trước tiên) của chúng vẫn chính là cách dùng NĐ.
Khả năng mang BN của ‘tính từ’ đã được nhiều tác giả đề cập tới. Chẳng hạn, Nguyễn Kim Thản
[81] đã bàn tới một số cấu trúc ngữ đoạn tính từ (tr. 157-162), Đinh Văn Đức [25] đề cập tới các thành
tố phụ có tính chất ‘thực’ sau tính từ (tr. 164-165), Diệp Quang Ban [4] cũng bàn tới các thực từ đứng
sau tính từ và cho rằng xu thế chung rất giống với thành phần đứng sau ‘động từ’ (tr. 104-105), v.v.
2.2. CHUYỂN ĐỔI DIỄN TRỊ VÀ HIỆN TƯỢNG VỊ TỪ CÓ HAI CÁCH DÙNG TRONG
TIẾNG VIỆT
Cũng như trong nhiều ngôn ngữ khác, hiện tượng VT có hai cách dùng NĐ và NgĐ (từ nay, gọi là
VT có hai cách dùng) cũng tồn tại trong tiếng Việt. Hơn thế, hiện tượng này trong tiếng Việt còn tồn tại
với sự phong phú cả về số lượng và kiểu dạng. Những biểu hiện bề mặt như vừa trình bày (VT có hai
cách dùng) có nguồn gốc sâu xa với hiện tượng bề sâu là sự chuyển đổi diễn trị (valency change).
Chuyển đổi diễn trị là hiện tượng một VT có thể tham gia vào những cấu trúc với số lượng diễn tố khác
nhau. Sự thay đổi số lượng diễn tố phần lớn kéo theo sự thay đổi tư cách cú pháp của VT đang xét. Một
VT NĐ khi thay đổi diễn trị có thể trở thành VT NgĐ và ngược lại. Như vậy thay đổi diễn trị thường gắn
với hiện tượng mà các tài liệu ngữ pháp truyền thống gọi là VT có hai cách dùng/ VT kiêm chức/ VT
trung tính.
Lí thuyết về thay đổi diễn trị với nội hàm như trên đã tạo ra một bước tiến quan trọng trong việc
giải thích hiện tượng VT có hai cách dùng. Lí thuyết này mặc dù cơ bản dựa trên lí thuyết ngữ pháp tạo
sinh (về mối quan hệ giữa cấu trúc bề mặt và cấu trúc sâu) nhưng lại giải thích một cách có cơ sở hơn
và thuyết phục hơn khi dùng đến cấu trúc nghĩa của VT, đến khái niệm diễn trị.
Hiện tượng thay đổi diễn trị được S. Dik [138] khái quát thành hai hình thức cơ bản25: rút gọn diễn
trị (valency reduction) và mở rộng diễn trị (valency extension).
2.2.1. Rút gọn diễn trị và sự chuyển loại VT trong tiếng Việt
2.2.1.1. Rút gọn diễn trị
Rút gọn diễn trị là hiện tượng một VT nguyên thủy bị rút gọn số lượng diễn tố ở cấu trúc nghĩa
ban đầu trở thành một VT mới có số lượng diễn tố ít hơn và có thể có sự chuyển đổi tư cách cú pháp.
58. a. Mary is washing these clothes.
‘Mary đang giặt quần áo’
b. These clothes wash easily. [138, tr.1]
‘Quần áo này dễ giặt’
Trong ví dụ trên, VT ở câu (a) có hai diễn tố (Mary là Tác thể; these clothes là Bị thể); trong khi
đó, cũng cùng VT này ở câu (b) chỉ có một diễn tố trong cấu trúc nghĩa là còn giữ lại: these clothes. Và
cương vị cú pháp của vai nghĩa này cũng thay đổi. Ngữ đoạn giữ vai Bị thể trong câu (a) vốn có tư
25 Thực ra còn một hình thức chuyển đổi diễn trị mà không xác định được chiều chuyển đổi, nghĩa là không biết đó là hiện tượng rút
gọn hay mở rộng (x. [130, tr.322]).
cách là BN nay đã đảm nhiệm cương vị chủ ngữ trong câu (b) (tuy nhiên, trạng ngữ trong câu (b)
(easily) là yếu tố bắt buộc). Quy trình rút gọn diễn trị được S. Dik khái quát thành ba bước như sau:
[1] Rút gọn diễn tố (argument reduction): Một vị trí tham tố của khung VT ban đầu (gốc) bị
chuyển đi;
[2] Chuyển đổi diễn tố (argument shift): một diễn tố nguyên thủy chuyển tới vị trí diễn tố khác;
[3] Chuyển hóa chu tố (satellite absorption): Một tham tố có cương vị chu tố trong khung VT
nguyên thủy đảm nhiệm cương vị của một diễn tố trong khung VT tạo mới.
Hệ quả của sự chuyển đổi này, theo ông, là tạo ra một VT NĐ phái sinh (derived intransitive).
59. a. These houses sell very well. [138, tr.6]
‘Những căn nhà này dễ bán’.
b. These houses sell like hot pancakes.
‘Những căn nhà này bán dễ như bán bánh kếp’
c. These houses don’t sell.
‘Những căn nhà này không bán được’
Sell (bán) trong các câu trên là VT NĐ. Vì nét nghĩa cơ bản của VT trong các câu này vẫn có liên
hệ với nét nghĩa cơ bản của VT NgĐ nguyên thủy tương ứng (chẳng hạn nét nghĩa của sell, trong: John
sells these houses [John bán những căn nhà này]) nên chúng cần được xem là những VT NĐ phái sinh.
Dựa trên ngữ liệu tiếng Anh, S. Dik cho rằng cấu trúc như trên chỉ được chấp nhận một cách giới
hạn. Thường thì sự chuyển đổi này chỉ được chấp nhận nếu có sự xuất hiện của một thành tố chỉ thể
cách hoặc một yếu tố phủ định [138, tr.6].
2.2.1.2. Rút gọn diễn trị và sự chuyển loại VT trong tiếng Việt
Trong tiếng Việt hiện tượng rút gọn diễn tố kéo theo sự chuyển loại (cụ thể là chuyển một VT
NgĐ thành một VT NĐ) rất phổ biến. Theo thống kê của chúng tôi, trong tiếng Việt có khoảng 730 VT
thuộc loại này (x. phụ lục 1). Các VT này có thể chia thành hai nhóm: (i) VT hành động chuyển thành
VT trạng thái; (ii) VT tư thế chuyển thành VT trạng thái.
(1) VT hành động chuyển thành VT trạng thái
Nhóm VT này chiếm khoảng 76% trong số 730 VT có hai cách dùng. Trong cách dùng NgĐ,
chúng là VT hành động có Đề là tham tố [+động vật] và BN trực tiếp là một tham tố [–động vật].
Trong cách dùng NĐ, những VT này thuộc loại VT trạng thái và chỉ có một diễn tố đóng vai Đề trong
cấu trúc cú pháp. Phần Đề này là một tham tố [–động vật] và có thể trở thành BN trực tiếp trong cấu
trúc VT NgĐ tương ứng.
60. a. Họ bàn việc cưới hỏi.
a'. Việc cưới hỏi đã bàn.
b. Nó bổ củi.
b'. Củi đã bổ xong.
Sự khác nhau của các cặp câu trên thường được một số tác giả xem là sự đối lập về dạng (voice):
dạng chủ động (active voice) và dạng bị động (passive voice). Tuy nhiên theo quan niệm của chúng tôi
(x. mục 2.3.2), VT trong hai cấu trúc trên cần xử lí là những kiểu VT khác nhau và trong tiếng Việt
không tồn tại phạm trù bị động với tư cách là một phạm trù ngữ pháp.
Cơ sở biện luận cho sự tồn tại của phạm trù dạng trong tiếng Việt chính là vai trò của bị, được
(một số tác giả thêm phải) trong dạng bị động. Thực ra ở cấu trúc câu phái sinh có VT rút gọn diễn trị
(các câu a’, b’) bị, được có thể xuất hiện tuy nhiên với vai trò hoàn toàn khác. Chúng tôi xem khả năng
có mặt hoặc vắng mặt của bị, được như một dấu hiệu hình thức để phân biệt nhóm “VT hành động
chuyển sang VT trạng thái” (bị, được có thể xuất hiện) với nhóm “VT tư thế chuyển sang VT trạng
thái” (bị, được không thể xuất hiện) (x. mục (2)).
Khả năng thêm bị, được trong nhóm “VT hành động chuyển thành VT trạng thái” thể hiện rất đa
dạng. Nhìn vào các cặp câu trong ví dụ 60, chúng ta có thể nhận thấy một số đặc điểm sau.
(i) Sự có mặt của bị, được là tùy ý, nghĩa là chúng có thể bị lược bỏ mà không có sự thay đổi ý
nghĩa sự tình. Bị, được có thể xuất hiện trong cách dùng NĐ nhưng cũng có thể xuất hiện ở cả cách
dùng NgĐ. Tiếng Việt có thể chấp nhận cách nói: Họ được bàn việc cưới hỏi, Nó được bổ củi.
(ii) Các vai nghĩa làm phần Đề của các câu (a), (b) là tham tố [+động vật], trong khi vai nghĩa làm
phần Đề của các câu (a’), (b’) là tham tố [–động vật].
(iii) VT trong (a), (b) xét từ phương diện nghĩa phản ánh sự tình là các VT hành động trong
khi VT ở các ví dụ (a’), (b’) thì lại mang ý nghĩa trạng thái. Có một sự chuyển đổi nghĩa kéo theo
sự chuyển loại khi những VT này được dùng theo hai cách.
(iv) Trong từng cặp câu trên, BN trực tiếp của câu đầu thường có thể trở thành phần Đề trong câu
sau. Đây cũng chính là lí do khiến cho nhiều tác giả xem sự đối lập của hai cách dùng này là sự đối lập
về dạng ([2, tr.164-165]; [69, tr.166]; [104, tr.181]). Tuy nhiên, có rất nhiều lí do để chúng ta không
nên coi sự đối lập giữa chúng là sự đối lập về dạng. Nếu chú ý đến sự khác biệt rõ ràng giữa khả năng
thể hiện ý nghĩa bị động (vốn thuộc phạm trù ngữ nghĩa) và phạm trù bị động (vốn là một phạm trù
ngữ pháp) là hai vấn đề thuộc hai bình diện khác nhau thì chúng ta phải thấy rằng, trong tiếng Việt, VT
trong các cặp câu trên khác nhau ở vai trò cú pháp (khả năng chi phối, kết hợp với BN trực tiếp). Nói
cách khác, VT trong các cặp câu trên cần xử lí là những cách dùng khác nhau của cùng một VT.
Khảo sát sâu hơn nhóm các VT có hai cách dùng có thể thêm bị, được, chúng ta thấy có một số
hiện tượng sau.
Trong các VT nhóm này có khoảng 27% VT có thể thêm cả bị lẫn được. Chẳng hạn băm, bóc, bổ,
cạo, chặt, chôn, đóng, gom, gò, hái, mổ, v.v.
61. a. Thịt đã bị băm.
a'. Thịt đã được băm.
b. Cây đã bị chặt.
b'. Cây đã được chặt.
Có nhiều lí do chi phối việc một VT có thể kết hợp với cả bị và được. Tuy nhiên là những VT
tình thái, các từ bị, được chỉ có thể cùng xuất hiện trước những VT có khả năng được nhìn nhận theo
cả hai hướng: bất lợi hoặc có lợi cho/ theo nhận thức của người nói: chẳng hạn, thịt cần băm để nấu
canh thì băm là hợp lí, có lợi cho/ theo ý người nói; nhưng thịt để luộc mà ai đó lỡ băm thì băm đã tạo
ra một kết quả bất lợi theo/ cho người nói. Vì thế hai từ bị, được có thể kết hợp với băm tùy theo hoàn
cảnh giao tiếp cụ thể. Tương tự, một cái cây cần phải đốn hạ để làm gì đó, dùng được chặt là hợp lí;
nhưng cây ấy sẽ có ích hơn nếu để cho nó sống thì dùng bị chặt là hợp lí. Cũng chính vì bị, được gắn
với vấn đề lợi – hại, tính tích cực – tiêu cực, thuận lẽ – trái lẽ, mong muốn – không mong muốn, v.v.
nên nói một cách chặt chẽ, trong một trường hợp nhất định, chúng ta chỉ có thể lựa chọn một trong hai
VT tình thái này. Việc cho rằng một số VT có thể kết hợp với cả bị và được là căn cứ vào tiềm năng
của chúng mà thôi.
Các VT trong nhóm hai cách dùng có thể kết hợp với được chiếm tỉ lệ cao nhất. Chưa tính đến số
VT thuộc nhóm luôn có BN bắt buộc (mà phần lớn đều có thể đi với được: Tôi được lên Đà Lạt; Họ
được nghiên cứu về kế hoạch tác chiến…), trong số 730 VT có hai cách dùng được thống kê ở phụ lục
1 có khoảng 56% có khả năng kết hợp với được. Một số VT tiêu biểu của nhóm này là ban, băng, bao,
bọc, chải, chiên, chỉnh lí, chuốt, chữa, cung cấp, cử hành, tiêu, dịch, dọn dẹp, khởi động, cất giữ, v.v.
62. a. Vết thương đã được băng rồi.
b. Quốc thiều đã được cử hành.
c. Cuốn sách đã được chỉnh lí.
d. Nhà cửa đã được dọn dẹp.
Là VT tình thái, được trong các ví dụ này có thể lược bỏ mà không làm thay ý nghĩa nội dung sự
tình của câu. Sự thay đổi chỉ ở ý nghĩa tình thái: được bị lược bỏ sẽ làm cho sự tình đang xét chuyển
sang sắc thái trung tính.
Khác với được, từ bị có khả năng kết hợp khá hạn chế (khoảng 37%). Ngoài số VT chiếm khoảng
27% số VT trong phụ lục 1 có thể đi với cả bị, được, 10% VT trong phụ lục này chỉ kết hợp được với
bị, chẳng hạn: chửi, dỡ, dứ, đọng, đứt, gãy, giải thể, giảm sút, giết, lạc, lây, thụt, v.v.
63. a. Tay hắn bị đứt.
b. Con chó này bị giết rồi.
c. Trường này bị giải thể.
d. Chân tôi bị thụt trong bùn.
Các VT kết hợp với bị thường chứa sẵn nét nghĩa xấu, âm tính, bất thuận, bất lợi, không như
mong muốn.
Khả năng dùng được cao hơn hẳn dùng bị (như trình bày ở trên) cần nghiên cứu kĩ hơn. Có lẽ do
tâm lí dân tộc, thói quen thích nhìn sự vật theo hướng tích cực... Nhưng có điều chắc chắn là ngoài nét
nghĩa tích cực, có lợi, v.v. được thường tham gia vào những kết cấu trung tính về nghĩa tình thái. Khi
người viết thấy không cần hoặc không muốn đề cập tới chủ thể hành động thì một kết cấu trạng thái
với đối tượng giữ vị trí phần Đề được sử dụng; lúc đó, bị, được (đặc biệt được) thường được dùng
trước VT. Trong các văn bản hành chính, khoa học, chính luận, báo chí, xu hướng này thể hiện rất rõ.
64. a. Biên bản cuộc họp đã được thông qua.
b. Kiến thức về máy tính đã được phổ cập rộng khắp.
c. Từ này được dùng theo nghĩa phái sinh.
d. Tạp chí này được xuất bản định kì hàng tháng.
Trong khi khẳng định bị, được bổ sung ý nghĩa tình thái, cũng cần thấy có một số trường hợp
không thể bỏ bị, được nếu không ý nghĩa cơ bản của câu sẽ bị thay đổi. Lúc này cần xử lí bị, được là
những VT NgĐ.
65. a. Hắn yêu.
a'. Hắn được/ bị yêu.
b. Hắn đánh.
b'. Hắn bị/ được đánh.
Học giả Phan Khôi đã sớm nhận thấy sự khác nhau giữa (b) và (b’). Theo ông, nếu coi bị, được là
yếu tố chỉ bị động thì trong trường hợp hắn bị đánh không gây mơ hồ nhưng trường hợp hắn được
đánh thì ngoài cái nghĩa theo cách ông gọi là phản ngữ, câu này hoàn toàn có thể hiểu theo nghĩa ‘chủ
động’ – tức hắn là chủ thể của hành động đánh [44, tr.147-148]. Tương tự, hắn trong (a) là chủ thể tâm
trạng (Nghiệm thể), nhưng trong (a’) ngoài khả năng là Nghiệm thể (theo cách hiểu phản ngữ), hắn có
thể lại là đối tượng của một nghiệm thể ngầm ẩn (Hắn được ai đó yêu).
Việc tách các VT có hai cách dùng vào nhóm có thể kết hợp với bị hay nhóm có thể kết hợp với
được chỉ là tương đối và dựa trên những nét nghĩa quen thuộc có thể thấy trong các từ điển. Như nhiều
lần chúng tôi đã đề cập, chỉ cần có một ngữ cảnh đặc biệt hoặc vì một lí do tu từ, dụng pháp nào đó các
VT trong các nhóm trên có thể tham gia vào nhóm đối lập. Các trường hợp dùng kết hợp khác thường
phần lớn thuộc lối nói phản ngữ vốn rất hay xuất hiện trong ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày và văn
chương.
66. a. Sao được chết một cách im lặng như vậy?
(Hoàng Lê nhất thống chí, Ngô gia văn phái)
b. Giết người vì bị yêu quá. (
Cuối cùng cũng cần lưu ý đến xu hướng thích dùng bị theo nghĩa tích cực (trái với cách dùng
quen thuộc lâu nay). Chẳng hạn Cô ấy hơi bị đẹp đấy; Đồ này dùng hơi bị tốt đấy. Cách dùng mang
đậm xúc cảm, dí dỏm, khôi hài này thường chỉ tồn tại trong hoàn cảnh giao tiếp tự nhiên, thân mật.
Hơn nữa, đây mới chỉ là xu hướng sử dụng của một nhóm người, ở một số vùng nhất định, do đó, còn
quá sớm để khẳng định đó là cách dùng mới của tiếng Việt hiện đại.
Việc rút gọn diễn trị đối với VT hành động để chuyển sang cách dùng trạng thái không hoàn toàn
đơn giản là tương đương với việc chuyển thành phần BN chỉ đối tượng, chỉ đích lên vị trí Đề. Chẳng
hạn, khi bàn về cách khử tính chất hành động của một VT hành động để chuyển nó sang VT tồn tại
(một loại VT trạng thái), Diệp Quang Ban đã đưa ra sáu điều kiện: (i) điều kiện về khuôn hình (“giới từ
+ danh từ vị trí + động từ + danh từ”); (ii) không được dùng những từ chỉ sự mong muốn, chỉ sự cần
thiết, chỉ khả năng; (iii) loại bỏ những yếu tố chỉ mục đích; (iv) không được có mặt các yếu tố hạn định
chỉ phương thức của hành động; (v) loại bỏ những yếu tố biểu thị công cụ dùng tiến hành hành động;
(vi) loại bỏ các thứ chỉ tính chất hoàn thành [4, tr.151-156].
(2) VT tư thế chuyển thành VT trạng thái
Trong tiếng Việt, các VT tư thế thường có hình thức là VT NgĐ và thuộc vào nhóm các VT NgĐ
kém điển hình. Khi rút bớt một diễn tố các VT tư thế có thể được dùng như VT trạng thái. Trong ví dụ
dưới đây, VT trong các câu (a), (b) dùng theo cách NgĐ, VT trong các câu (a’), (b’) dùng theo cách
NĐ.
67. a. Thằng bé xoạc chân.
a'. Chân (thằng bé) xoạc ra.
b. Lan nhắm mắt.
b'. Mắt (Lan) nhắm lại.
VT trong các câu (a), (b) là những VT tư thế. Ngoài một diễn tố giữ vai trò Đề trong cấu trúc cú
pháp, các VT này còn có một diễn tố giữ vai trò BN trực tiếp chỉ đối tượng mà tư thế áp dụng đến
(xoạc cái gì? xoạc chân; nhắm cái gì? nhắm mắt). Chính vì thế những VT này được dùng theo cách
NgĐ. Tuy nhiên, đối tượng mà những VT này chi phối đến lại chính là một bộ phận của chủ thể vì thế
chúng tôi xếp chúng vào nhóm những VT NgĐ kém điển hình.
Trong khi đó, VT trong các câu (a’), (b’) là những VT trạng thái. Chúng dùng để chỉ trạng thái
các bộ phận cơ thể của những tham tố [+động vật]. Do những VT trong cấu trúc này chỉ có một diễn tố
(là Đề trong cấu trúc cú pháp) chúng tôi xem chúng là những VT NĐ.
Những VT tư thế có thể dùng như VT trạng thái, như vừa đề cập, cần phải có một số điều kiện
sau: (i) diễn tố giữ vị trí Đề trong cấu trúc VT trạng thái là một tham tố [–động vật] và nó chính là danh
từ chỉ một bộ phận của chủ thể vốn làm Đề trong cấu trúc VT tư thế (ii) phải có sự xuất hiện của một
từ chỉ hướng như lên, xuống, ra, vào, sang, qua, lại phía sau VT.
Tuy nhiên, trong tiếng Việt, cũng tồn tại những cách diễn đạt sau:
68. a. Mắt nó không nhắm.
b. Đầu Nam hơi cúi.
c. Lưng hắn cong như lưng tôm.
Tính khả chấp của những câu trên cho thấy, ngoài những từ chỉ hướng, sự xuất hiện của những từ
phủ định (a), những từ chỉ thể cách (b), thì những ngữ đoạn làm thành phần phụ mở rộng miêu tả thể
cách (c) và sự có mặt của một tham tố bất động vật (chỉ bộ phận của cơ thể) đứng trước làm Đề sẽ biến
một VT tư thế trở thành một VT trạng thái. Sự có mặt của các thành phần phụ mở rộng trên đã làm
nhòe đi ý nghĩa tư thế vốn có của VT. Đây là một cách dùng khá đặc biệt của tiếng Việt mà ít nhất là
khác biệt với tiếng Anh – nơi mà những tham tố làm chủ ngữ là những (ngữ) danh từ chỉ bộ phận cơ
thể bao giờ cũng gắn với một VT tư thế ở dạng bị động hoặc gắn với cấu trúc “VT nối + tính từ”.
Nhóm “VT tư thế rút gọn diễn trị chuyển thành VT trạng thái” phân biệt với nhóm “VT hành
động rút gọn diễn trị chuyển thành VT trạng thái”, như đã đề cập ở mục (1), ở chỗ nhóm này không có
khả năng kết hợp với các từ bị, được. Thêm bị, được vào các câu trong ví dụ trên, ta sẽ có các câu sai
hoặc thiếu tự nhiên như trong ví dụ dưới.
69. a. *Thằng bé được/ bị xoạc chân.
a'. *Chân (thằng bé) được/ bị xoạc ra.
b. *Lan được/ bị nhắm mắt.
b'. *Mắt (Lan) được/ bị nhắm lại.
Tổng quan bức tranh về rút gọn diễn trị, có thể thấy trong tiếng Việt hiện tượng phổ biến nhất là
một VT NgĐ có diễn tố giữ vai Đề mang đặc tính ngữ nghĩa [+động vật] trong câu khi tham gia vào
cấu trúc VT có diễn tố giữ vai Đề mang đặc tính ngữ nghĩa là [–động vật] thì rút gọn diễn trị. Hiện
tượng này chính là hiện tượng chuyển đổi từ cấu trúc chủ động sang cấu trúc bị động trong một số
ngôn ngữ khác. Những VT thuộc loại này là những VT hành động khi rút gọn diễn trị trở thành những
VT trạng thái. Trong tiếng Việt, những VT nằm trong cấu trúc câu thể hiện ý nghĩa bị động cần được
xem là những VT bị rút gọn diễn tố và đã chuyển loại thành VT NĐ chỉ trạng thái. Điều này khác với
tiếng Anh, nơi mà có sự phân biệt giữa hai hình thức rút gọn: rút gọn diễn trị trong cấu trúc bị động và
rút gọn trong cấu trúc nghịch gây khiến (anticausative)26. Khảo sát tiếng Việt, chúng tôi cũng nhận
thấy thêm rằng, ngoài VT hành động (là VT NgĐ) rút gọn diễn trị sẽ dẫn đến sự hình thành VT trạng
thái và là VT NĐ phái sinh như S. Dik đã đề cập, trong tiếng Việt còn có hiện tượng VT tư thế (vốn có
hình thức là VT NgĐ kém điển hình) khi rút gọn diễn trị sẽ trở thành những VT trạng thái và là VT NĐ.
2.2.2. Mở rộng diễn trị và sự chuyển loại VT trong tiếng Việt
2.2.2.1. Mở rộng diễn trị
Mở rộng diễn trị là hiện tượng một VT khi tham gia vào một số cấu trúc sẽ cần thêm diễn tố. Có
hai trường hợp chuyển loại VT cơ bản gắn với hiện tượng mở rộng diễn trị: (i) VT tham gia vào cấu
trúc gây khiến (causative); (ii) VT NĐ dùng như VT NgĐ mà không tham gia vào cấu trúc gây khiến.
Trong hai cấu trúc trên, cấu trúc cơ bản tạo nên sự thay đổi diễn trị theo hướng mở rộng thường
được đề cập tới chính là cấu trúc gây khiến.
Thực ra vấn đề gây khiến đã được đề cập tới từ lâu. Một số nhà ngữ pháp tạo sinh chẳng hạn R.
Lees (1960) xem hiện tượng gây khiến là kết quả của một quá trình biến đổi. Theo ông, một câu như
John broke the window (‘John làm vỡ cửa sổ’) được phái sinh từ một cấu trúc sâu [John CAUSE
[break the window]] ([John GÂY RA [vỡ cửa sổ]]). Các tác giả sau đó như R. Jackendoff (1975), J.
Bresnan (1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHLLNN003.pdf