LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.vi
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN. vii
LỜI MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài.1
2. Tình hình nghiên cứu .3
2.1. Trên thế giới.3
2.2. Tại Việt Nam .4
3. Câu hỏi nghiên cứu.6
4. Mục đích nghiên cứu.6
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.6
6. Đối tượng nghiên cứu.6
7. Phạm vi nghiên cứu.6
8. Phương pháp nghiên cứu.7
9. Kết cấu của Luận văn.7
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CISG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA CISG.8
1.1. Khái quát về CISG .8
1.1.1. Lịch sử hình thành CISG.8
1.1.2. Nội dung cơ bản của CISG .9
1.1.3. Thành công của CISG.12
1.1.4. Việt Nam gia nhập CISG.17
1.2. Khái quát về phạm vi áp dụng của CISG .17
83 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phạm vi áp dụng công ước viên năm 1980 của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẽ không được coi là “nguyên liệu cần thiết
cho”. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra khi “nguyên liệu” là các yếu tố như công
nghệ, bí quyết kỹ thuật, bản vẽ, công thức và thiết kế cần thiết cho sản xuất hàng
hóa có được coi là hàng hóa không? Theo Bình luận số 4 của Uỷ ban tư vấn Công
ước Viên15, Tòa phúc thẩm Chambéry ngày 25/5/1993 đã quyết định không áp
dụng CISG với lập luận rằng, để thuộc phạm vi áp dụng của Điều 3, sản xuất
hàng hóa phải được thực hiện theo thiết kế do người mua cung cấp, thiết kế phải
chiếm một phần đáng kể các tài liệu và trở thành nguyên liệu duy nhất mà người
đặt hàng cung cấp. Tuy nhiên, cần xác định rõ rằng không phải mọi thiết kế, bản
vẽ đều được coi là vật liệu để sản xuất hàng hóa. Chỉ những thiết kế, bản vẽ.
cần thiết cho sản xuất hàng hóa và đóng góp đặc biệt hoặc dành riêng cho hàng
hóa. Ví dụ như một trong các bên đóng góp tài liệu, bản vẽ thể hiện quyền sở
hữu công nghiệp hoặc quyền sở hữu trí tuệ (ví dụ: bằng sáng chế hoặc quyền sở
hữu công nghiệp)
Ngoài ra, còn một vấn đề khác liên quan đến những nguyên liệu vô hình
không thể nhìn nhận được bằng giác quan thông thường. Các quốc gia ngay từ khi
CISG trong giai đoạn xây dựng đã muốn biết “nguyên liệu” có tồn tại dưới dạng
vô hình được không, như bí quyết kinh doanh16. CISG không có điều khoản nào
quy định các giao dịch đó có thuộc phạm vi áp dụng của CISG hay không.
15 CISG Advisory Council Opinion No. 10, tlđd.
16 Về vấn đề này, xem:
v-khai-ni-m-h-p-d-ng-mua-ban-hang-hoa-qu-c-t-theo-di-u-3-c-a-cong-u-c-vienna-1980(truy cập ngày
19/11/2018).
30
2.1.1.2. Hợp đồng bao gồm cả mua bán hàng hóa và cung ứng nhân lực và
dịch vụ
Khoản 2 Điều 3 quy định: “Công ước này không áp dụng cho các hợp
đồng trong đó phần lớn nghĩa vụ của bên cung cấp hàng hóa là cung ứng lao
động hoặc thực hiện các dịch vụ khác.”
Cần lưu ý rằng Công ước Viên chỉ áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng
hóa mà không điều chỉnh hợp đồng cung ứng dịch vụ. Trong thực tế, có những
hợp đồng có đối tượng vừa là mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ khi bao
gồm cả nghĩa vụ cung ứng dịch vụ và cung cấp hàng hóa. Khi hợp đồng có đối
tượng là mua bán hàng hóa, nhưng lại kèm theo đó là những dịch vụ, hay yêu cầu
thực hiện một công việc nào đó liên quan đến hàng hóa, thì cần phải xem xét các
hợp đồng đó có phải là hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của Công ước
hay không?
Trong thực tiễn, bên bán thường phải thực hiện các dịch vụ phụ trợ cho
việc giao hàng như đóng gói, vận chuyển hàng hóa, ký hợp đồng với người vận
chuyển Ngoài ra, hợp đồng mua bán hàng hóa còn có thể kèm theo nghĩa vụ lắp
đặt hay việc hướng dẫn lắp đặt. Trong những trường hợp này, hợp đồng vẫn thuộc
đối tượng điều chỉnh của CISG, bởi các nghĩa vụ đó không phải là nghĩa vụ chính
của hợp đồng mua bán hàng hóa17. Tương tự, một hợp đồng mua bán hàng hóa có
nghĩa vụ bán hàng kèm theo lắp ráp hàng hóa nói chung không thuộc trường hợp
loại trừ theo Điều 3.218. Điều này cũng đúng đối với các hợp đồng mua bán hàng
hóa có nghĩa vụ đào tạo nhân viên, hay cung cấp các dịch vụ bảo trì, nếu những
nghĩa vụ bổ sung này phụ thuộc vào nghĩa vụ chính là bán hàng19. Các dịch vụ
này không làm thay đổi bản chất hợp đồng là mua bán hàng hóa hay cũng không
làm thay đổi quan hệ giữa các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa. Ví dụ như
trong vụ tranh chấp giữa nguyên đơn là bên bán Thụy Sỹ với bị đơn là bên mua
Đức. Tòa án đã nhận thấy rằng hai bên đã thực hiện về việc bán hàng kèm theo
17 Xem: (truy cập ngày 19/11/2018).
18 Xem: (truy cập ngày 19/11/2018).
19 Xem: (truy cập ngày 19/11/2018).
31
với nghĩa vụ liên quan đến việc lắp đặt container. Tòa án đã xem xét và kết luận
rằng Công ước Viên có thể áp dụng được vì việc cung cấp các dịch vụ, tức là việc
lắp đặt container, không được ưu tiên hơn, hay không phải là nghĩa vụ chủ yếu.
Tuy nhiên trong một số trường hợp người bán thực hiện phần dịch vụ
nhiều hơn phần mua bán, khi đó, dịch vụ hoàn toàn có thể trở thành đối tượng của
một hợp đồng độc lập. Chẳng hạn như người bán đào tạo nhân viên của người
mua để sử dụng hàng hóa là đối tượng của hợp đồng. Trong tranh chấp số
8/199720, trọng tài cho rằng phần cung ứng dịch vụ trội hơn phần mua bán hàng
hóa. Cụ thể, trọng tài đã lập luận rằng “hợp đồng mua bán hàng hóa có trả phí lắp
đặt” bao gồm một số điều khoản mà hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường
không có, ví dụ như lưu kho, thông tin bán hàng, dịch vụ markerting, trả lại hàng
hóa khi không bán được... Nhìn chung, cần phải xem xét việc thực hiện nghĩa vụ
này tương quan như thế nào so với nghĩa vụ cung cấp hàng hóa.
Ngược lại, theo tinh thần của Điều 3.2, một hợp đồng tuy là có sự trao đổi
hàng hóa, nhưng nhiệm vụ của bên giao hàng lại chủ yếu là thực hiện một công
việc, dịch vụ khác, thì sẽ không chịu sự điều chỉnh của CISG. Để hiểu được nội
dung của quy định này, cần phải làm sáng tỏ ý nghĩa của cụm từ “phần lớn nghĩa
vụ” (“preponderant part of the obligations” trong tiếng Anh và “la part
prépondérante de l’obligation” trong tiếng Pháp). Tương tự như cách tiếp cận
thuật ngữ “phần lớn” của Điều 3.1 đã phân tích ở trên, “phần lớn nghĩa vụ” trong
trường hợp này cũng được xét trên cơ sở định lượng, và trong một chừng mực
nào đó trên bản chất của hợp đồng.
Nếu dựa trên cơ sở định lượng, thường sẽ căn cứ vào tỷ lệ phần trăm. Một
con số tỷ lệ phần trăm nhất định không thể đúng đối với mọi trường hợp, nên nếu
chỉ xem xét riêng con số đó thì chưa thể đưa ra kết luận chính xác. Ngay cả đối
với một tỷ lệ lớn hơn 50% cũng không đủ để coi là yếu tố quyết định cho việc
CISG có được áp dụng hay không. Ngoài ra, còn phải xem xét ý định của các bên
khi giao kết và trong khi thực hiện hợp đồng. Trong thực tế, một số yếu tố khác ví
20 Xem: (truy cập ngày 19/11/2018).
32
dụ như mệnh giá và toàn bộ nội dung của hợp đồng cũng được tòa án và trọng tài
xem xét bổ sung. Trong mọi trường hợp, khi so sánh giá trị dịch vụ, cần so sánh
giá trị của toàn bộ hợp đồng, chứ không phải chỉ với giá của hàng hóa. Con số
trên 50% sẽ không thể quyết định chung cho tất cả các tranh chấp để loại trừ
CISG nhưng nếu sử dụng một tỷ lệ cố định, con số dưới 50% sẽ khó được tính
đến để loại trừ CISG. Trong một số vụ tranh chấp, khi nghĩa vụ liên quan đến
việc cung cấp lao động hoặc dịch vụ chiếm dưới 50% nghĩa vụ của người bán, thì
CISG được áp dụng.
Thực tiễn xét xử cho thấy, việc xác định nghĩa vụ chủ yếu của Điều 3.2
căn cứ trên việc định lượng theo giá trị kinh tế được công nhận và áp dụng. Tranh
chấp 2008/AR/91221 ngày 14/11/2008 là một ví dụ. Bên giao hàng Đức đã thực
hiện nghĩa vụ liên quan đến dịch vụ được quy ra giá trị kinh tế là 12.570 Euro,
trong khi giá trị kinh tế của hợp đồng giữa bên bán Đức và bên mua Bỉ là 52.000
Euro. So sánh hai con số này ta được tỷ lệ phần trăm tương ứng khoảng 24%,
chiếm một phần giá trị không lớn, có thể hiểu nghĩa là bên giao hàng không thực
hiện phần lớn nghĩa vụ. Vì vậy, hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của CISG.
Ngoài yếu tố giá trị kinh tế, một số cơ quan giải quyết tranh chấp còn xem
xét các yếu tố khác, đặc biệt bản chất của hợp đồng, hoàn cảnh xung quanh việc
ký kết hợp đồng, mục đích của hợp đồng, v.v để xác định xem đó có được coi
là hợp đồng mua bán hàng hóa hay không. Ví dụ như trong vụ tranh chấp
Germany 26 November 1998 District Court Mainz22 giữa người bán Thụy Điển
và người mua Đức liên quan đến hợp đồng mua bán “cylinder” để sản xuất giấy.
Các bên đã thỏa thuận giá mua bao gồm bốc xếp, vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt và
chi phí bảo hiểm cho đến khi kết thúc công việc lắp đặt hàng hóa. Tòa án đã xem
xét mục đích của hợp đồng và các hoàn cảnh khác dẫn đến sự hình thành hợp
đồng và kết luận rằng, việc mua bán cylinder là cần thiết nhất trong thỏa thuận
của các bên. Các nhiệm vụ bổ sung có liên quan khác bao gồm các dịch vụ được
coi là một phần của nghĩa vụ đưa ra sản phẩm cuối cùng. Bên cạnh đó, các hoạt
21 Xem: (truy cập ngày 19/11/2018).
22 Xem: (truy cập ngày 19/11/2018).
33
động còn lại cụ thể như lắp đặt, vận chuyển và các dịch vụ khác theo thỏa thuận
có tầm quan trọng thấp hơn và chỉ để phục vụ cho mục đích chính là cung cấp
hàng hóa. Ngoài việc xem xét mục đích, còn có thể xem xét tính thiết yếu của hợp
đồng dựa trên lợi ích mỗi bên nhận được đối với dịch vụ đó, và nhìn nhận việc
cung ứng dịch vụ đó liệu có phải quyền ưu tiên hơn cung cấp hàng hóa.
Theo Ủy ban tư vấn CISG:
“Việc giải thích phần lớn nghĩa vụ quy định trong Điều 3.2 phải được thực
hiện dựa trên tiêu chí kinh tế. Tiêu chí về bản chất hợp đồng chỉ được áp dụng khi
việc đánh giá dựa trên giá trị kinh tế là không thể hoặc không phù hợp, tùy theo
từng trường hợp”23.
Như vậy, tiêu chí về bản chất hợp đồng chỉ được xếp sau tiêu chí giá trị
kinh tế, và sẽ được áp dụng trong trường hợp không thể sử dụng tiêu chí giá trị
kinh tế hoặc áp dụng tiêu chí kinh tế gặp khó khăn trong trường hợp cụ thể.
Một trường hợp điển hình cho việc xác định hợp đồng dựa trên bản chất là
trường hợp hợp đồng “chìa khóa trao tay”. Tòa Thương mại Zurich24 trong bản án
HG 000120/U/zs ngày 9 tháng 7 năm 2002 đã kết luận rằng Công ước Viên sẽ
không được áp dụng trong vụ này, bởi hoạt động trao đổi hàng hóa không chiếm
phần lớn, khi hàng hóa ở đây là nhà máy sản xuất, mà hai bên là Thụy Sỹ (bên
bán) và Đức (bên mua) đã giao kết. Việc chuyển giao một nhà máy không đơn
giản như trao đổi hàng hóa thông thường. Đó là cả một hoạt động vô cùng lớn và
phức tạp, gồm việc chuyển giao rất nhiều các bộ phận riêng lẻ để có thể cấu thành
nên một nhà máy. Các công việc, dịch vụ ở đây không phải chỉ là một phần nhỏ,
mà trái lại đóng vai trò chủ chốt đối với một dự án chuyển giao nhà máy. Việc lắp
đặt, lắp ráp và công việc hướng dẫn, giám sát chiếm phần lớn trong việc thực hiện
hợp đồng. Có thể nói việc thực hiện hợp đồng này bao gồm rất nhiều nhiệm vụ
xen kẽ, tạo nên một mạng lưới lớn các công việc, không đơn thuần chỉ như một
việc mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, trong thực tế xét xử cho thấy, các cơ quan tài
23 CISG Advisory Council Opinion No. 10, tlđd.
24 Xem: (truy cập ngày 19/11/2018).
34
phán có ý kiến trái chiều về loại hợp đồng này. Có tòa án đã cho rằng hợp đồng
chìa khóa trao tay vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước Viên25.
Một câu hỏi khác cũng cần được trả lời: hợp đồng phân phối (distribution
contract) có thể được coi là hợp đồng mua bán hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh
của CISG không? Về vấn đề này, cần phân biệt hai loại hợp đồng là hợp đồng
phân phối “framework distribution contract” và hợp đồng mua bán hàng hóa
mang tính cá nhân giữa nhà cung cấp và nhà phân phối được ký kết dựa trên hợp
đồng “framework”. Hợp đồng “framework distribution” thiết lập mối quan hệ lâu
dài giữa các bên, chủ yếu liên quan đến quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ
phân phối, còn hợp đồng mua bán cụ thể thì liên quan trực tiếp đến hàng hóa và
có thể chịu sự điều chỉnh của CISG26. Tuy nhiên, ranh giới giữa hợp đồng phân
phối “framework” và hợp đồng bán hàng khó xác định nếu hợp đồng
“framework” đã chứa hầu hết các nghĩa vụ điển hình của người bán và người
mua, nhà phân phối yêu cầu giao hàng vào một ngày nhất định, với số lượng được
chỉ định và chỉ để xác nhận nghĩa vụ của người bán27. Vì thế, một số tác giả cho
rằng không thể loại trừ khả năng loại hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của
CISG28.
Trong tranh chấp Imperial v. Sanitari29, một công ty Ý và một công ty của
Anh đã ký kết một thỏa thuận cung cấp để bán và phân phối hàng hóa. Bên
nguyên đơn là công ty Ý đã kiện công ty Anh về tuyên bố hủy hợp đồng. Quyết
định của Tòa án Tối cao Ý cho rằng CISG không chỉ áp dụng cho việc bán hàng
mà còn cho các thỏa thuận phân phối, miễn là chúng có thể được hiểu là các điều
khoản phụ cho hợp đồng mua bán. Một tranh chấp khác cũng liên quan đến hợp
đồng phân phối là tranh chấp Chinese goods case30 giữa nguyên đơn là bên bán
25 Xem: cập ngày 19/11/2018).
26 Jelena Perovi, 2011, “Selected Critical Issues Regarding the Sphere of Application of the CISG”,
Belgrade Law Review, Year LIX (2011) số 3, tr. 181-195. Có thể xem được tại:
(truy cập ngày 28/7/2018).
27 Jelena Perovi, 2011, tlđd.
28 Peter Schlechtriem, 1986, “Uniform Sales Law - The UN-Convention on Contracts for the International
Sale of Goods”, Nxb Manz, Vienna. Có thể xem được tại:
https://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/schlechtriem.html (truy cập ngày 19/11/2018).
29 Xem: cập ngày 19/11/2018).
30 Xem: cập ngày 19/11/2018).
35
Hong Kong và bị đơn là bên mua Đức. Bên bán là một công ty Hong Kong và bên
mua, một công ty của Đức, đã ký kết thỏa thuận phân phối độc quyền hàng hóa
Trung Quốc. Theo thỏa thuận này, người bán chịu trách nhiệm về quan hệ kinh
doanh với các nhà sản xuất Trung Quốc trong khi người mua chịu trách nhiệm
phân phối hàng hóa ở châu Âu. Trên cơ sở đó, các bên đã ký kết các hợp đồng
mua bán riêng thường xuyên. Do khó khăn về tài chính, một nhà sản xuất Trung
Quốc không thể giao hàng đã đặt cho người bán, do đó người bán không thể thực
hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình với người mua. Người bán yêu cầu thanh toán
số tiền đến hạn đối với các hàng hóa đã giao trước đây. Tòa trọng tài trong trường
hợp này đã áp dụng CISG.
2.1.2. Hàng hóa
2.1.2.1. Các hàng hóa bị loại trừ
Điều 2 Công ước đã đưa ra những quy định nhằm loại trừ việc áp dụng
Công ước trong một số trường hợp nhất định; tuy nhiên, những loại trừ này cần
được phải giải thích một cách chặt chẽ dựa trên ý chí của người làm luật cũng như
thực tiễn áp dụng tại những nước thành viên. Những loại trừ áp dụng được liệt kê
tại Điều 2 từ điểm a đến f, được gọi chung thành ba nhóm chính như sau: (i) loại
trừ dựa trên mục đích mua bán, trao đổi hàng hóa; (ii) loại trừ dựa vào loại giao
dịch của các bên và (iii) loại trừ dựa vào loại hàng hóa giao dịch.
Điều 2.a Công ước đưa ra loại trừ áp dụng đối với những hợp đồng mua
bán hàng hóa vì mục đích tiêu dùng (“hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc
nội trợ”). Tuy nhiên, vấn đề cần lưu ý trong quy định này là “ý định” của bên
mua. Chính ý định mua bán hàng hóa này, tại thời điểm giao kết hợp đồng, mới là
nhân tố quyết định phạm vi áp dụng của Công ước mà không phải là thực tế sử
dụng hàng hóa của bên mua. Như vậy, giao dịch mua ô tô để sử dụng cá nhân hay
trong gia đình, không nằm trong phạm vi áp dụng của Công ước. Tuy nhiên,
ngược lại, nếu giao dịch mua bán được thực hiện bởi một cá nhân với mục đích
thương mại thì giao dịch này lại nằm trong phạm vi áp dụng của Công ước. Do
đó, giao dịch mua bán máy quay phim, chụp ảnh của một nhà nhiếp ảnh để thực
36
hiện công việc kinh doanh của anh ta hay giao dịch mua bán đồ dùng trong văn
phòng của chủ doanh nghiệp cho nhân viên sử dụng; là những ví dụ mà những
hợp đồng mua bán này được điều chỉnh bởi Công ước.
Riêng đối với hợp đồng tiêu dùng, yếu tố quyết định cho việc CISG không
áp dụng là ý định sử dụng của hàng hóa. Một hợp đồng tiêu dùng thuộc trường
hợp loại trừ áp dụng CISG khi ý định dùng cho cá nhân hoặc gia đình được bên
bán biết được trước hoặc vào thời điểm giao kết hợp đồng. Nghĩa vụ chứng minh
rằng bên bán không biết hoặc không có nghĩa vụ phải biết ý định tiêu dùng của
người mua thuộc về bên yêu cầu áp dụng CISG (Peter Henseler, 2007)31.
Ngoài ra, để tránh xung đột với luật các quốc gia thành viên, CISG được
loại trừ không áp dụng đối với một số loại giao dịch đặc thù như bán đấu giá, bán
hàng hóa để thi hành luật hoặc các quyết định tư pháp, hay mua bán chứng khoán.
Đối với các giao dịch này, do tính chất đặc thù nên các quốc gia thường có các
quy định riêng và có nhiều điểm khác biệt với giao dịch mua bán hàng hóa thông
thường.
Về loại hàng hóa, Công ước không áp dụng trong những giao dịch mua
bán tàu thủy, máy bay, các máy chạy trên đệm không khí và điện năng. Tuy vậy,
thực tiễn xét xử CISG cho thấy có trường hợp hợp đồng mua bán thành phần, bộ
phận riêng lẻ của tàu thủy, máy bay, có thể quy định luật áp dụng là Công ước.
2.1.2.2. Hàng hóa là động sản hoặc tài sản vô hình
CISG không quy định những điều kiện cụ thể về hàng hóa. Tuy nhiên
thông qua các bình luận pháp lý và vụ việc cụ thể trên thực tế, đối tượng được coi
là “hàng hóa” theo CISG phải là các tài sản hữu hình và có thể di chuyển được.
Trong thực tiễn áp dụng CISG, phần mềm máy tính (computer software)
có thể được coi là hàng hóa nếu đó là một phần mềm tiêu chuẩn. Phần mềm sẽ
không được coi là hàng hóa trên cơ sở CISG chỉ trong trường hợp phần mềm đó
được sản xuất theo nhu cầu của một khách hàng cụ thể (custom-made software).
31 (truy cập 19/11/2018).
37
Cụ thể, tại vụ tranh chấp giữa hai công ty Pháp và Đức theo đó, bên mua có trụ sở
kinh doanh tại Đức đặt mua các phần mềm vi tính của bên bán có trụ sở kinh
doanh tại Pháp độc quyền sở hữu hợp pháp chương trình Graphiplus. Các chương
trình phần mềm được giao đến cho bên mua và lắp đặt. Các bên cũng dự định
giao kết tiếp hợp đồng thứ hai về việc sử dụng chương trình vi tính, nhưng không
đạt được thỏa thuận. Bên mua sau đó từ chối thanh toán tiền mua hàng. Bên bán
khởi kiện yêu cầu thanh toán tiền và lãi do chậm trả.
Tòa án nhận thấy rằng “việc giao kết hợp đồng liên quan đến mua bán
chương trình phần mềm vi tính thuộc phạm vi điều chỉnh của CISG. Việc mua
bán phần mềm tiêu chuẩn với giá cả theo thỏa thuận của hai bên được coi là hợp
đồng mua bán hàng hóa theo Điều 1 Công ước. Một số tác giả cũng cho rằng
phần mềm vi tính là hàng hóa theo CISG”32.
2.1.3. Những nội dung bị loại trừ
2.1.3.1. Hiệu lực của hợp đồng và hậu quả của hợp đồng đối với quyền sở
hữu hàng hóa đã bán
a) Hiệu lực của hợp đồng, của các điều khoản hợp đồng và thói quen giữa
các bên
CISG không điều chỉnh hiệu lực của hợp đồng cũng như các điều khoản cụ
thể trong hợp đồng và thói quen giữa các bên trong hợp đồng. Điều 4 của Công
ước quy định:“trừ khi có quy định cụ thể, Công ước không điều chỉnh tính hiệu
lực của hợp đồng hoặc của bất cứ điều khoản nào của hợp đồng hoặc của bất kỳ
tập quán nào”. Về những nội dung này CISG để cho các nước tham gia tùy nghi
chọn lựa luật Quốc gia để quy định trong hợp đồng.
Điều 4 Công ước chỉ điều chỉnh “việc ký kết hợp đồng mua bán và các
quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua phát sinh từ hợp đồng đó” mà
không liên quan đến (i) tính hiệu lực của hợp đồng hay bất kỳ điều khoản nào
trong hợp đồng và (ii) việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa. Ngoài ra, trong CISG
32 Xem thêm vụ Germany 8 February 1995 District Court München (Standard software case) tại
https://cisgw3.law.pace.edu/cases/950208g4.html (truy cập ngày 19/11/2018).
38
chưa có các quy định về một số vấn đề pháp lý khác như: trách nhiệm của các bên
trong giai đoạn đàm phán, vấn đề ủy quyền, vấn đề thời hiệu, vấn đề chuyển giao
nghĩa vụ, chuyển giao hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng.
Khi hợp đồng được điều chỉnh bởi CISG, các bên có thể dự kiến một
nguồn luật bổ sung cho những vấn đề mà CISG không đề cập đến, hoặc trường
hợp các bên không lựa chọn nguồn luật bổ sung cho CISG thì cơ quan giải quyết
tranh chấp sẽ lựa chọn. Các nguồn luật bổ sung cho CISG có thể bao gồm: Luật
quốc gia của nơi người bán hoặc người mua đặt trụ sở kinh doanh, hoặc bất kỳ
quốc gia nào mà các bên có thỏa thuận lựa chọn. Ví dụ: Trong Hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế mẫu của Phòng Thương mại quốc tế ICC (ấn bản của ICC số
738E năm 2013) gợi ý quy định điều khoản “Luật áp dụng” trong hợp đồng như
sau:“Bất kỳ vấn đề nào liên quan đến hợp đồng này mà không được qui định một
cách rõ ràng hay ngầm hiểu trong các điều khoản của hợp đồng thì sẽ được điều
chỉnh bởi Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế, và nếu những vấn đề đó cũng không thuộc phạm vi điều chỉnh
của Công ước thì sẽ tham chiếu tới luật của quốc gia nơi người bán đặt địa điểm
kinh doanh”.
Các bộ nguyên tắc về hợp đồng (không mang tính ràng buộc) như Bộ
Nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế (PICC) và Bộ Nguyên tắc
về Luật Hợp đồng châu Âu (PECL). Ví dụ: trong mẫu Hợp đồng cho doanh
nghiệp nhỏ (Model Contracts for Small Firms) do Trung tâm Thương mại quốc tế
(ITC) đưa ra có đưa ra gợi ý về cách quy định điều khoản luật áp dụng CISG tại
Điều 2333. Những vấn đề mà CISG không quy định sẽ được điều chỉnh bởi Bộ
Nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế (sau đây gọi là Bộ Nguyên
tắc Unidroit), và với những vấn đề mà Bộ Nguyên tắc Unidroit không quy định
thì sẽ được giải quyết theo luật quốc gia của nước nơi người bán có địa điểm kinh
33 Điều 23. 1 CISG quy định: “Những vấn đề liên quan đến hợp đồng này mà chưa được quy định trong
các điều khoản của hợp đồng thì sẽ được điều chỉnh bởi Công ước của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế”.
39
doanh thương mại hoặc luật quốc gia của nước nơi người mua có địa điểm kinh
doanh thương mại hoặc luật quốc gia của nước thứ ba.
Liên quan đến các tập quán thương mại quốc tế, khi các bên không có thỏa
thuận về nguồn luật bổ sung cho CISG, thì việc lựa chọn các nguồn luật này có sự
khác nhau giữa tòa án và trọng tài. Tòa án thường có xu hướng ưu tiên áp dụng
luật quốc gia có mối liên hệ chặt chẽ nhất với tranh chấp (ví dụ luật của nước nơi
người bán/người mua có trụ sở thương mại). Ngược lại, trọng tài quốc tế thường
ưu tiên áp dụng các quy tắc và tập quán thương mại đã phát triển và được thừa
nhận rộng rãi trong cộng đồng kinh doanh quốc tế như PICC hoặc PECL.
Trong vụ tranh chấp Geneva Pharmaceuticals Technology Corp v. Barr
Laboratories, Inc.29, người mua New Jersey đã kiện người bán Canada với lý do
vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, bị đơn một mực khẳng định rằng hợp đồng không
có hiệu lực do không đáp ứng nghĩa vụ đối ứng (consideration) giữa hai bên. Để
giải quyết vấn đề này, Tòa án cho rằng: “Đối với vấn đề hiệu lực của hợp đồng,
Công ước CISG xem xét đến những quy định của pháp luật nội địa về vấn đề vô
hiệu hợp đồng hoặc không thể thực hiện được”. Sau khi Tòa án áp dụng nguyên
tắc xung đột luật, Tòa án xác định pháp luật New Jersey là luật áp dụng; theo đó,
nghĩa vụ đối ứng (consideration) ảnh hưởng đến hiệu lực hợp đồng nên hợp đồng
này bị tuyên vô hiệu34.
Trong vụ tranh chấp giữa người bán Đức (nguyên đơn) và người mua Áo
(bị đơn) liên quan đến, thỏa thuận mua bán đá tối màu làm bia mộ, người mua sau
khi kiểm tra hàng, nhận thấy hàng hóa không phù hợp đã cầm giữ tiền, không
thanh toán cho người bán. Hợp đồng quy định: “người mua không có quyền cầm
giữ tiền (ngưng thanh toán) ngay cả khi hàng không phù hợp”. Người mua cho
rằng điều khoản này trong hợp đồng vô hiệu, còn người bán cho rằng điều khoản
này có hiệu lực. Áp dụng Điều 4.a CISG, Tòa án cho rằng hiệu lực của điều
34 Trường hợp này xem thêm Vụ Geneva Pharmaceuticals v. Barr Laboratories 10 May 2002 / 16 August
2002. Có thể xem được tại: (truy cập ngày 19/11/2018)
40
khoản này được điều chỉnh bởi pháp luật của Đức: theo luật Đức, điều khoản này
có hiệu lực đối với hai bên35.
b) Hậu quả của hợp đồng đối với quyền sở hữu hàng hóa đã bán
Trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, việc xác định thời điểm
chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa từ người bán sang người mua có ý nghĩa
pháp lý hết sức quan trọng, không những cho vai trò các bên của hợp đồng mà
còn cho người thứ ba. Ý nghĩa pháp lý của việc xác định thời điểm chuyển quyền
sở hữu đối với hàng hóa thể hiện ở chỗ, sau thời điểm chuyển quyền sở hữu,
người bán hết quyền định đoạt hàng hóa, còn người mua có được thẩm quyền của
người chủ sở hữu đối với hàng hóa, tức là có thể bán lại cho người thứ ba, thế
chấp ngân hàng hay trong trường hợp hàng hóa bị mất mát hay hư hỏng thì chỉ có
chủ sở hữu mới có quyền yêu cầu người gây ra tổn thất hay công ty bảo hiểm
(nếu hàng hóa có bảo hiểm) bồi thường thiệt hại.
Ngoài ra, sau thời điểm đó, hàng hóa trở thành tài sản của người mua và
chủ nợ của người mua có thể có quyền yêu cầu đối với tài sản đó. Cuối cùng, sau
thời điểm đó, người mua phải chịu trách nhiệm trước người thứ ba về những tổn
thất do hàng hóa gây ra. Hoạt động mua bán hàng hóa cho thấy, việc xác định thời
điểm chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang
người mua phụ thuộc vào đối tượng của hợp đồng là hàng hóa đặc định (hàng hóa
không thể thay thế cho nhau được) hay hàng hóa đồng loại (tất cả các loại hàng
hóa có thể thay thế cho nhau).
Trong tất cả các hệ thống pháp luật, điều kiện cần thiết để quyền sở hữu
đối với hàng hóa đồng loại được chuyển từ người bán sang người mua là hàng
hóa đó phải được cá thể hóa cho mục đích của hợp đồng, tức là khi đối tượng của
hợp đồng là hàng hóa không đặc định thì quyền sở hữu không thể được chuyển
sang người mua trước thời điểm hàng hóa được cá thể hóa cho mục đích của hợp
35 Trường hợp nà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_pham_vi_ap_dung_cong_uoc_vien_nam_1980_cua_lien_hop.pdf