Luận văn Phân tích bộ nhiễm sắc thể (karyotype) ở những cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN 3

1.1. Lược sử nghiên cứu về nhiễm sắc thể người 3

1.2. Tiêu chuẩn và qui định quốc tế về đặc điểm bộ nhiễm sắc thể người. 5

1.2.1. Tiêu chuẩn để xếp loại nhiễm sắc thể trong lập karyotype. 5

1.2.2. Phân loại nhiễm sắc thể 5

1.2.3. Các rối loạn về bộ nhiễm sắc thể người 6

1.2.3.1. Rối loạn số lượng 6

1.2.3.2. Rối loạn cấu trúc nhiễm sắc thể 8

1.3. Tình hình nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh trên thế giới 12

1.3.1. Tần số rối loạn nhiễm sắc thể trong những cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh 12

1.3.2. Tần số rối loạn nhiễm sắc thể giữa người bố hoặc người mẹ ở những cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh 14

1.3.3. Tần số các kiểu chuyển đoạn nhiễm sắc thể ở các cặp vợ chồng sảy thai và sinh con bị dị tật 15

1.3.3.1. Tần số giữa chuyển đoạn tương hỗ và chuyển đoạn hòa hợp tâm 16

1.3.3.2. Tần số các kiểu rối loạn khác ở các cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh. 19

1.4. Tình hình nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh ở Việt Nam 20

CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1. Đối tượng nghiên cứu. 23

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 23

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 23

2.2. Phương pháp nghiên cứu. 23

2.2.1. Lập hồ sơ bệnh án di truyền 23

 

doc77 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 644 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích bộ nhiễm sắc thể (karyotype) ở những cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rối loạn NST X và Y [68]. Tình hình nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh ở Việt Nam Năm 2002 Nguyễn Văn Rực và cs sử dụng phương pháp nhuộm băng G đã phân tích NST ở 30 cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh, kết quả đã phát hiện 8 trường hợp mang NST chuyển đoạn cân bằng [4]. Trịnh Văn Bảo và cs (2002) phân tích NST và lập karyotype của 195 cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật. Kết quả các tác giả đã phát hiện 4 trường hợp mang NST chuyển đoạn hòa hợp tâm bao gồm 1 người vợ mang chuyển đoạn giữa NTS số 13 (thuộc nhóm D) với NST số 13 (thuộc nhóm D), karyotype là 45,XX, t(13q;13q); 2 trường hợp người chồng cũng mang NST chuyển đoạn giữa NST số 13 (thuộc nhóm D) với NST số 13 (thuộc nhóm D), karyotype là 45, XY, t(13q;13q); 1 trường hợp người chồng mang NST chuyển đoạn giữa NST số 13 (thuộc nhóm D) với NST số 21 (thuộc nhóm G), karyotype là 45, XY, t(13q;21q) [1]. Nguyễn Văn Rực (2004) khi phân tích NST và lập karyotype ở 100 cặp vợ chồng có con mắc hội chứng Down đã phát hiện 1 cặp vợ chồng, trong đó người vợ có karyotype bình thường (46, XX); người chồng mang NST chuyển đoạn hòa hợp tâm giữa NTS 21 (thuộc nhóm G) với NST 21 (thuộc nhóm G), karyotype là 45, XY, t(21q;21q). Tác giả cũng cho biết nguy cơ của cặp vợ chồng này là 100% sinh con Down [5]. Nguyễn Nam Thắng và cs (2004) đã báo cáo về tình hình sảy thai, thai chết lưu ở một số xã của tỉnh Thái Bình và đặc điểm NST của một số cặp vợ chồng sảy thai, thai chết lưu. Khi phân tích NST bằng kỹ thuật nhuộm băng G cho 34 người vợ và 33 người chồng có tiền sử bị sảy thai. Trong số đó đã phát hiện có 3 người mang NST chuyển đoạn hòa hợp tâm dạng cân bằng (2 nữ, 1 nam), 64 trường hợp còn lại có karyotype bình thường [12]. Phan Thị Hoan (2005) khi phân tích karyotype của 2 cặp vợ chồng sinh 2 con mắc hội chứng Down. Kết quả: 1 cặp vợ chồng có karyotype bình thường người chồng là 46, XY, người vợ là 46, XX; 1 cặp vợ chồng sinh con Down do chuyển đoạn hòa hợp tâm giữa NST số 13 với NST số 21 thì người vợ mang NST chuyển đoạn có karyotype là 45, XX, t(13q;21q), người chồng có karyotype bình thường 46, XY [2]. Nguyễn Văn Rực và cs (2006) phân tích NST ở 69 cặp vợ chồng (138 trường hợp) sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh. Kết quả thu được có 7 trường hợp bị rối loạn NST cân bằng chiếm 5,07% bao gồm 3 nữ và 4 nam. Trong đó có 6 trường hợp là rối loạn về cấu trúc (3 chuyển đoạn tương hỗ và 3 chuyển đoạn hòa hợp tâm), 1 trường hợp mang rối loạn về số lượng NST [6]. Cũng trong năm 2006 Nguyễn Văn Rực đã báo cáo nguy cơ bất thường về sinh sản ở một số cặp vợ chồng mang NST chuyển đoạn cân bằng. Trong số 9 cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh đã được phát hiện là mang NST chuyển đoạn cân bằng. Trong đó có 4 trường hợp gặp ở người vợ và 5 trường hợp gặp ở người chồng. Trong 9 trường hợp mang NST chuyển đoạn này có 8 trường hợp là kiểu chuyển đoạn hòa hợp tâm và 1 trường hợp là kiểu chuyển đoạn tương hỗ [7]. Nguyễn Văn Rực (2008) phân tích NST ở 157 cặp vợ chồng sinh con Down đã phát hiện 3 cặp vợ chồng (chiếm tỷ lệ 1,9%) có karyotype bất thường mang NST chuyển đoạn hòa hợp tâm. Một cặp mang NST chuyển đoạn hòa hợp tâm giữa NST số 14 với NST số 21, ở 2 cặp (người chồng hoặc người vợ) mang NST chuyển đoạn hòa hợp tâm giữa NST số 21 với NST số 21 [9]. CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu. Từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 10 năm 2011, tổng số 350 cặp vợ chồng (700 trường hợp) có tiền sử sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh từ các bệnh viện Phụ sản Trung Ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Khoa sản bệnh viện Bạch Mai. đã gửi đến bộ môn Y sinh học – Di truyền , trường Đại học Y Hà Nội yêu cầu xét nghiệm NST Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân Những cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp ít nhất từ hai lần trở lên hoặc sảy thai và sinh con bị dị tật bẩm sinh. Tiêu chuẩn loại trừ Những cặp vợ chồng có tiền sử mắc các bệnh mãn tính (viêm gan siêu vi trùng, bệnh đái đường) hoặc có tiếp xúc với các loại hóa chất độc, thuốc bảo vệ thực vật, nghiện rượu hoặc thuốc lá hoặc những cặp vợ chồng đang mang thai nhưng bị tai nạn lao động hoặc giao thông v v. Phương pháp nghiên cứu. Lập hồ sơ bệnh án di truyền Những cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh đã được thăm khám lâm sàng, khai thác về tiền sử gia đình, tiền sử bản thân bao gồm: tuổi, nghề nghiệp, các bệnh mãn tính (bệnh đái tháo đường, các bệnh về tuyến giáp), các bệnh nhiễm trùng (viêm gan siêu vi trùng, các bệnh phụ khoa), có tiếp xúc với các hóa chất độc, thuốc bảo vệ thực vật, có nghiện rượu, thuốc lá và tiền sử về sản khoa. Phương pháp nuôi cấy tế bào bạch cầu lympho máu ngoại vi để thu hoạch cụm kỳ giữa, phân tích nhiễm sắc thể và lập karyotype. Nuôi cấy tế bào bạch cầu lympho máu ngoại vi theo phương pháp của Hungerford D.A. (1965) [39]. Lấy 2ml máu tĩnh mạch cho vào ống li tâm đã được tráng bằng heparin đậy nút cao su kín và vô trùng. Các bước nuôi cấy phải được thực hiện trong buồng cấy tế bào trong điều kiện vô trùng. Dùng ống hút nhỏ giọt pipet Pasteur cho từ 6 – 8 giọt máu toàn phần vào túyp nuôi cấy có chứa 6ml môi trường nuôi cấy F10 hoặc F12, 2ml huyết thanh bê và 0,1ml PHA ( phytohemagglutinin). Đậy nắp rồi để túyp nuôi cấy trong tủ ấm 37oC thời gian 72 giờ. Đến giờ thứ 70 bổ sung vào túyp nuôi cấy 1ml dung dịch Colcemid với nồng độ 1µg/1ml để tích lũy nhiều cụm kỳ giữa và thu hoạch tế bào ở giờ thứ 72. Thu hoạch tế bào - Túyp nuôi cấy được li tâm với tốc độ 800 – 1000 vòng/1 phút thời gian 10 phút. - Loại bỏ dịch phía trên giữ lại phần cặn lắng chứa các tế bào, 30ml dung dịch nhược trương KCl 0,075 M cho vào túyp nuôi cấy và để trong tủ ấm 37oC thời gian khoảng 45 phút để phá vỡ màng tế bào. - Li tâm, loại bỏ phần dịch phía trên, giữ lại phần cặn chứa nhân tế bào và các cụm NST ở kỳ giữa. - Làm sạch mẫu vật bằng cách trộn với dung dịch Carnoy (3 methanol : 1 acid acetic ) rồi li tâm loại bỏ dịch nổi ở phía trên (3 lần). - Lần cuối cùng khi mẫu vật đã sạch, sau khi li tâm loại bỏ dịch ở phía trên, dùng ống hút nhỏ giọt pipet Pasteur hút lấy phần cặn chứa nhân tế bào và các cụm kỳ giữa và dàn tế bào đều lên lam kính sạch đã được để lạnh. - Để tiêu bản khô tự nhiên rồi tiến hành nhuộm tiêu bản. Phương pháp nhuộm băng theo Seabright M (1971) [65]. - Nhuộm tiêu bản bằng phương pháp nhuộm băng G theo phương pháp của Seabright. M (1971). Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất: Dụng cụ: 5 cốc thủy tinh loại 100ml để đựng hóa chất và thuốc nhuộm, 2 cốc mỏ thủy tinh loại 500ml đựng nước rửa tiêu bản. Hóa chất: NaCl 0,15N, Trypsin 1: 250 (Difco) KH2PO4, Na2HPO42H2O, Giemsa. Cách pha hóa chất: Dung dịch Trypsin mẹ 5% Dung dịch Trypsin sử dụng: 1 ml dung dịch Trypsin mẹ 49 ml dung dịch NaCl 0,15N Dung dịch đệm photphat KH2PO4 : 3,56g/1 lít Na2HPO42H2O: 7,22g/1 lít H2O Dung dịch Giemsa 4%: 2 ml dung dịch Giemsa mẹ 48 ml dung dịch đệm photphat pH 6,8 Các bước tiến hành được thực hiện trong điều kiện ở nhiệt độ phòng thí nghiệm: Nhúng tiêu bản vào cốc đựng dung dịch NaCl 0,15N thời gian khoảng 25 – 30 giây. Sau đó tiêu bản được cho vào một cốc khác đựng dung dịch Trypsin 0,1% (Difco 1: 250). Rửa tiêu bản lặp lại 2 lần trong một cốc đựng dung dịch NaCl 0,15N. Tiêu bản được nhuộm bằng thuốc nhuộm Giemsa 4% pH = 7, thời gian 10 phút. Tất cả các tiêu bản sau khi nhuộm xong được rửa trong 2 cốc đựng nước máy hoặc dưới vời nước máy chảy nhẹ. Kiểm tra độ phân vùng dưới kính hiển vi, rồi sau đó để tiêu bản khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng thí nghiệm. Phương pháp phân tích nhiễm sắc thể và lập karyotype: theo tiêu chuẩn ISCN (2005) [67]. Phân tích NST được thực hiện dưới kính hiển vi quang học với độ phóng đại 1000 lần. Mỗi cặp vợ chồng được phân tích NST: - Với tiêu bản nhuộm băng G, chúng tôi phân tích 20 cụm kỳ giữa bao gồm: đếm số lượng NST, phát hiện những bất thường cấu trúc của NST. Trường hợp thể khảm có thể phân tích 100 cụm kỳ giữa. - Tiêu chuẩn đánh giá: quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi quang học với độ phóng đại x1000, tìm các cụm NST của tế bào đang phân chia ở kỳ giữa. Sau đó chọn các cụm có các NST trải đều trên một diện tích và tạo thành một đám tròn tương đối đều đặn, các NST không chồng chất lên nhau có thể phân biệt được từng chiếc và đếm chính xác số lượng NST của từng cụm. Cũng trong các cụm đó, quan sát kỹ từng chiếc NST, phát hiện những bất thường về cấu trúc. Lập karyotype: Mỗi bệnh nhân được chọn 3 cụm kỳ giữa và lập karyotype trên phần mềm của vi tính theo tiêu chuẩn ISCN – 2005 (An International System for Human Cytogenetic Nomenclature) . Tổng hợp các số liệu đã quan sát rồi kết luận về số lượng và cấu trúc của bộ NST. Hình 4. Kính hiển vi Hình 5. Hệ thống phân tích NST tự động Xử lý số liệu Các cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh được thăm khám và xét nghiệm NST, lập karyorype. Các số liệu được mã hóa nhập vào máy vi tính, xử lý và kiểm tra độ chính xác bằng các phương pháp thống kê Y học. Số liệu được xử lý và phân tích bằng chương trình Microsoft Excel 2007. Các ứng dụng: - Các hàm tính toán: SUM, AVERAGE, STDEV, MIN, MAX. - Vẽ đồ thị và biểu đồ. CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Trong thời gian từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 10 năm 2011, tổng số 350 cặp vợ chồng (700 trường hợp) có tiền sử sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh được thăm khám lâm sàng tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Khoa sản bệnh viện Bạch Maiđã gửi đến bộ môn Y sinh học – Di truyền, trường Đại học Y Hà Nội yêu cầu xét nghiệm NST, phân tích và lập karyotype, chúng tôi thu được kết quả như sau: Tuổi của các cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh Tổng số 350 cặp vợ chồng (700 trường hợp) có tiền sử sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh. Trong đó: - Tuổi của người vợ thấp nhất là 19 tuổi, cao nhất là 40 tuổi, trung bình 28,94 ± 4,3 - Tuổi của người chồng thấp nhất là 23 tuổi, cao nhất là 50 tuổi, trung bình 33 ± 6. Bảng 1. Sự phân bố theo tuổi của các cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh. Tuổi Vợ Chồng Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Số lượng (n) Tỷ lệ (%) ≤ 20 6 1,71 0 0 20 – 30 237 67,72 145 41,43 30 – 40 107 30,57 172 49,14 > 40 0 0 33 9,43 Tổng 350 100 350 100 Trong một số nghiên cứu của các tác giả trước trên thế giới khi phân tích karyotype ở những cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh như: Simona Farcas và cs khi nghiên cứu vai trò của chuyển đoạn NST trong sảy thai liên tiếp đã phân tích NST của 260 cặp vợ chồng sảy thai từ 2 đến 10 lần trong đó tuổi của người vợ từ 20 – 43 tuổi [63]. Razied Dehghani Firoozabadi M.D và cs phân tích NST của 88 cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp, trong đó người vợ có tuổi từ 18 đến 43, trung bình là 27,4 [59]. Sei Kwang Kim và cs [64] phân tích NST của một cặp vợ chồng, người vợ 29 tuổi và người chồng 31 tuổi. P R Scarbrough và cs [61] đã phát hiện một cặp vợ chồng cả hai đều 25 tuổi, người vợ mang chuyển đoạn tường hỗ t(7p;13q), người chồng mang chuyển đoạn hòa hợp tâm t(13q;14q). Rối loạn NST phức tạp ở người vợ 25 tuổi, karyotype 46,XX,t(7;15;13) (p15;q21;q31), người chồng 28 tuổi có karyotype bình thường 46,XY được PriyaA.Iyer [58] phát hiện. Khi nghiên cứu về đặc điểm karyotype ở những cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh. Nguyễn Văn Rực [6] đã phân tích NST ở người vợ có tuổi thấp nhất là 23, cao nhất là 39 và trung bình là 29,79 ± 2,6; tuổi của người chồng thấp nhất là 25, cao nhất là 50 và trung bình là 33,36 ± 4,2. Nhìn chung theo thống kê của nhiều tác giả trên thế giới và Việt Nam thì độ tuổi của các cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh đều nằm trong độ tuổi sinh sản. Stephenson MD và cs (2002) khi phân tích các thai sảy đã có nhận xét rằng nguyên nhân chính của sảy thai là do yếu tố di truyền. Tỷ lệ rối loạn NST theo thứ tự là trisomi NST thường, đa bội và monosomi NST X. Phần lớn thai trisomi có liên quan đến tuổi của người mẹ, và sảy thai tự nhiên ít liên quan đến người mẹ trẻ tuổi hơn so với người mẹ > 36 tuổi có tiền sử sảy thai liên tiếp [66]. Những cặp vợ chồng trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất ở người vợ là 20 - 30 tuổi có 237 trường hợp chiếm 67,72%, ở người chồng là 30 - 40 tuổi có 172 trường hợp chiếm 49,14%. Nhóm chiếm tỷ lệ cũng tương đối cao ở người vợ là từ 30 - 40 tuổi có 107 trường hợp chiếm 30,57%, ở người chồng là nhóm 20 - 30 tuổi có 145 trường hợp chiếm 41,43%. Hai nhóm chiếm tỷ lệ thấp là ≤ 20 tuổi và > 40 tuổi. Nhìn chung các bệnh nhân trong nghiên cứu này phần lớn nằm trong độ tuổi mà khả năng sinh sản là cao nhất. Theo chúng tôi kết quả ở bảng 1 là hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ ở Việt Nam độ tuổi của nữ từ 20-30 là độ tuổi xây dựng gia đình phổ biến nhất hiện nay. Hơn nữa bình thường một cặp vợ chồng ở độ tuổi này sau khi xây dựng gia đình thường muốn có con ngay nên sau một, hai lần sảy thai hay sinh con bị dị tật bẩm sinh họ đã đi khám và được chỉ định xét nghiệm NST, do đó các cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh thường phát hiện được ở nhóm tuổi này. Nhóm tuổi 30 – 40 ở người chồng chiếm tỷ lệ cao, theo chúng tôi, ngày nay xu hướng càng nhiều người xây dựng gia đình muộn nhất là ở khu vực thành thị và thường sau một vài lần bị sảy thai hay sinh con bị dị tật họ mới đi khám và được chỉ định xét nghiệm NST. Nghề nghiệp của các cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh Trong tổng số 350 cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh đã được xét nghiệm, phân tích NST và lập karyotype bao gồm: cán bộ viên chức (CBVC), công nhân, làm ruộng, bộ đội, lao động tự do. Sự phân bố về nghề nghiệp của các cặp vợ chồng được trình bày ở bảng 2. Nguyễn Văn Rực phân tích đặc điểm karyotype của những cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh trong đó ở người vợ nhóm cán bộ công chức chiếm 63,77%, nhóm làm ruộng chiếm 26,09% và nhóm làm các nghề khác chiếm 10,14%, ở người chồng nhóm cán bộ công chức chiếm 60,87%, nhóm làm ruộng 14,49%, bộ đội chiếm 7,25%, nhóm làm các nghề khác chiếm 17,39% [6]. Bảng 2. Sự phân bố về nghề nghiệp ở những cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh. Nghề nghiệp Vợ Chồng Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Số lượng (n) Tỷ lệ (%) CBVC 138 39,43 126 36 Công nhân 38 10,86 53 15,14 Làm ruộng 29 8,29 26 7,43 Bộ đội 4 1,14 16 4,57 Tự do 141 40,29 129 36,86 Tổng 350 100 350 100 Trong nghiên cứu này, các cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh được xét nghiệm, phân tích NST bao gồm phần lớn là nghề tự do: người vợ là 141 trường hợp (chiếm 40,29%), người chồng là 129 trường hợp (chiếm 36,86%), nhóm cán bộ viên chức, làm nghề có tính chất văn phòng người vợ có 138 trường hợp (chiếm 39,43%), người chồng có 126 trường hợp (chiếm 36%). Điều này là do các đối tượng sống chủ yếu ở Hà Nội và các tỉnh gần Hà Nội thuận tiện về thông tin, phương tiện đi lại vv nên đi khám và làm xét nghiệm. Các nhóm đối tượng khác chiếm tỷ lệ thấp hơn như: công nhân người vợ có 38 (chiếm 10,86%), người chồng có 53 (chiếm 15,14%), nhóm làm ruộng người vợ có 29 (chiếm 8,29%), nhóm đối tượng bộ đội người vợ có 4 (chiếm 1,14%), người chồng có 16 (chiếm 4,57%). Nhìn chung các tác giả trong nước và thế giới khi phân tích về các yếu tố nguy cơ trong các trường hợp sảy thai liên tiếp đã có nhận xét rằng: những cặp vợ chồng do nghề nghiệp phải tiếp xúc với các chất đồng vị phóng xạ, các loại hóa chất, các kim loại nặng như chì, thủy ngân, các dung môi hữu cơthì tỷ lệ thai sảy có bất thường về NST cao so với những cặp vợ chồng không bị nhiễm [11,66,71]. Các cặp vợ chồng trong nghiên cứu của chúng tôi thuộc các nhóm nghề khác nhau nhưng nhìn chung đều không phải tiếp xúc với các chất đồng vị phóng xạ, các loại hóa chất độc hại, các thuốc bảo vệ thực vật. Những bệnh nhân này đã được chỉ định xét nghiệm di truyền để xác định xem họ có bị rối loạn ở mức độ NST hay không, mà những bất thường này có thể là nguyên nhân gây sảy thai sớm và sinh con bị dị tật. Biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể ở các cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh Trong số 350 cặp vợ chồng (700 trường hợp) có tiền sử sảy thai liên tiếp hoặc sảy thai và sinh con bị dị tật bẩm sinh được xét nghiệm NST, phân tích và lập karyotype chúng tôi đã phát hiện có 24 cặp vợ chồng ở 1 trong 2 người (người vợ hoặc người chồng) mang rối loạn NST (chiếm tỷ lệ 6,86%), 326 cặp vợ chồng (chiếm tỷ lệ 93,14%) có karyotype bình thường (46,XX hoặc 46,XY). Hình 6. Tỷ lệ rối loạn NST ở những cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh. Khi nghiên cứu vai trò của rối loạn NST đến sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật một số tác giả đã nhật xét rằng: rối loạn NST sẽ dẫn đến làm giảm khả năng sinh sản ở cả nam giới và nữ giới. Bố mẹ mang rối loạn NST sẽ có nguy cơ cao sinh ra những đứa trẻ dị tật. Rối loạn NST được công nhận là nguyên nhân chính dẫn đến sảy thai sớm. Ở các cặp bố mẹ có tiền sử sảy thai liên tiếp có khả năng mang rối loạn NST cao hơn so với các cặp bố mẹ bình thường. [17,36,50,51,55,69]. Khoảng 7% các cặp vợ chồng sảy thai tự nhiên ít nhất 2 lần, có 1 trong 2 bố mẹ mang rối loạn NST cân bằng. Nếu bố hoặc mẹ mang rối loạn NST cân bằng thì NST khó có thể ghép cặp và phân ly trong suốt quá trình giảm phân hình thành giao tử. Kết quả là giao tử sẽ mang NST rối loạn vì vậy khi thụ tinh sẽ tạo ra hợp tử có bộ NST không cân bằng. Sự rối loạn NST này sẽ làm chết phôi hoặc bào thai đang phát triển đây là lý do dẫn đến hiện tượng sảy thai tự nhiên liên tiếp. Tuy nhiên một vài trường hợp bào thai tiếp tục phát triển cho đến khi sinh thì sẽ sinh ra đứa trẻ mang nhiều dị tật bẩm sinh hoặc chậm phát triển trí tuệ [63]. Theo Griebel CP. và cs [36], Blohm F và cs [17] cho biết có ít nhất 5% các cặp vợ chồng sảy thai tự nhiên được xét nghiệm có biểu hiện rối loạn NST, các tác giả cũng cho biết rối loạn NST là lý do của sảy thai tự nhiên. Mặc dù đã có nhiều tác giả nghiên cứu về bất thường NST ở các cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của các tác giả cũng khác nhau. Dưới đây, chúng tôi xin trình bày thống kê kết quả của một số tác giả nghiên cứu trước so sánh với kết quả nghiên cứu của chúng tôi thể hiện ở bảng 3. Bảng 3. Tỷ lệ rối loạn NST ở các cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh của một số tác giả. Tác giả Năm Số cặp vợ chồng Tỷ lệ rối loạn NST U Diedrich & cs [23] 1983 136 11% J.P. Fryns & cs [32] 1984 1068 5,5% Kroshikina VG & cs [44] 1984 202 2,5% Fryns JP & cs [33] 1998 1743 5,34% Jiang J. & cs [42] 2001 61 11,5% M. Azim [16] 2003 300 5,3% Dubey và cs [22] 2005 742 4,2% Lakshmi Rao & cs [46] 2005 160 11,25% Figen Celepa & cs [27] 2006 645 3,86% Razied Dehghani Firoozabadi & cs [59] 2006 88 12,5% Usha R. Dutta [71] 2010 1162 6,71% Đặng Thị Nhâm 2011 350 6,86% Nhìn chung, qua nghiên cứu của các tác giả trước cho thấy tỷ lệ rối loạn NST ở những cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh ở từng nghiên cứu là khác nhau, tỷ lệ này thay đổi từ 2% đến trên 12%. Theo chúng tôi, tỷ lệ này thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khác nhau về thời gian nghiên cứu, kích thước mẫu nghiên cứu và tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân của từng tác giả nghiên cứu và kĩ thuật nghiên cứu di truyền tế bào, nhưng cũng có thể phụ thuộc vào quần thể dân cư nghiên cứu khác nhau [66]. Biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể giữa người vợ và người chồng ở các cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, trong tổng số 24 cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh có biểu hiện rối loạn NST (hoặc ở người vợ hoặc ở người chồng), trong đó chúng tôi phát hiện có 16 người vợ (chiếm tỷ lệ 66,67%) và 8 người chồng (chiếm tỷ lệ 33,33%). Hình 7. Tỷ lệ rối loạn NST giữa người vợ và người chồng ở những cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh. Theo A.Lippman-Hand khi phân tích NST của 177 cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp đã nhận xét rằng số phụ nữ mang rối loạn NST chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam giới [13]. Razied Dehghani Firoozabadi và cs phân tích NST của các cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp cho thấy số phụ nữ mang bất thường về NST nhiều hơn đáng kể so với nam giới [59]. Một báo cáo khác của Franssen M T M và cs khi nghiên cứu về vai trò của bất thường cấu trúc NST ở những cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp đã kết luận rằng bất thường NST ở người vợ cao hơn ở người chồng [31]. Nhưng các đột biến ở người chồng cũng đóng một vai trò nhất định trong nguyên nhân gây sảy thai [37]. Nhìn chung kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đều chỉ ra rằng sự bất thường về NST phát hiện ở những cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh thì rối loạn ở người vợ là cao hơn ở người chồng. Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng phát hiện trong số các cặp vợ chồng có biểu hiện rối loạn NST thì biểu hiện rối loạn gặp ở người vợ là cao hơn ở người chồng. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có tác giả nào giải thích về vấn đề sự rối loạn NST ở người vợ cao hơn so với người chồng. Các biểu hiện về rối loạn nhiễm sắc thể ở các cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh. Khi phân tích NST của 350 cặp vợ chồng (700 trường hợp) chúng tôi phát hiện trong số 24 trường hợp mang rối loạn NST có 21 trường hợp (chiếm tỷ lệ 87,5%) có biểu hiện rối loạn về cấu trúc và 3 trường hợp (chiếm tỷ lệ 12,5%) là rối loạn về số lượng. Trong 21 trường hợp rối loạn về cấu trúc có 19 trường hợp là chuyển đoạn, 1 trường hợp mất đoạn và 1 trường hợp đảo đoạn. 3 trường hợp có biểu hiện rối loạn về số lượng NST thì cả 3 trường hợp đều ở cặp NST giới tính và ở thể khảm với hai dòng tế bào. Như vậy trong số các rối loạn NST mà chúng tôi phát hiện được thì phần lớn là rối loạn về cấu trúc. Theo công bố của Dubey. S (2005) khi phân tích NST của 742 cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh đã phát hiện được 31 trường hợp có rối loạn NST cân bằng, trong đó 22 trường hợp mang rối loạn cấu trúc và 9 trường hợp mang rối loạn về số lượng NST (xảy ra ở cặp NST giới tính) [22]. Một nghiên cứu khác của Figen Celepa và cs khi phân tích NST của 645 cặp đã phát hiện 25 trường hợp mang bất thường NST, trong đó bất thường về cấu trúc chiếm 3,71% và bất thường về số lượng chiếm 0,15% [27]. Khi nghiên cứu về các kiểu rối loạn NST cân bằng, Nguyễn Văn Rực và cs [6] phân tích NST ở 69 cặp vợ chồng (138 trường hợp) sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh. Kết quả thu được có 7 trường hợp bị rối loạn NST cân bằng chiếm 5,07%, trong đó có 6 trường hợp là rối loạn về cấu trúc (3 chuyển đoạn tương hỗ và 3 chuyển đoạn hòa hợp tâm), 1 trường hợp mang rối loạn về số lượng cặp NST thể khảm. Như vậy, trong các nghiên cứu của các tác giả trước trong số các biểu hiện rối loạn NST thì rối loạn về cấu trúc NST là phổ biến hơn rối loạn về số lượng NST. Trong số các trường hợp rối loạn về cấu trúc NST mà chúng tôi đã phát hiện bao gồm: chuyển đoạn, mất đoạn và đảo đoạn được trình bày ở bảng 4 dưới đây: Bảng 4. Sự phân bố các kiểu rối loạn cấu trúc NST ở các cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh. Các kiểu rối loạn cấu trúc NST Vợ Chồng Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Chuyển đoạn 12 85,72 7 100 Mất đoạn 1 7,14 0 0 Đảo đoạn 1 7,14 0 0 Tổng 14 100 7 100 Kết quả nghiên cứu trên 350 cặp vợ chồng (700 trường hợp) cho thấy rối loạn cấu trúc NST kiểu chuyển đoạn chiếm phần lớn trong số các kiểu rối loạn cấu trúc NST mà chúng tôi phát hiện được, 19 trường hợp trong đó ở người vợ có 12 trường hợp, ở người chồng có 7 trường hợp. Theo các tài liệu trước đã công bố trên thế giới thì bất thường NST kiểu chuyển đoạn cũng gặp với tần suất xuất hiện cao. Simona Farcas và cs đã chỉ ra rằng chuyển đoạn NST là hay gặp nhất trong rối loạn cấu trúc của NST [63]. Trong nghiên cứu của J.P. Fryns và cs [32] khi phân tích NST của 1068 cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp đã phát hiện trong số các trường hợp mang rối loạn NST có 53 trường hợp là chuyển đoạn NST và 6 trường hợp mang các loại rối loạn NST khác. Tương tự Usha R. Dutta và cs [71] đã phân tích sự bất thường về di truyền tế bào trong 1162 cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp ở vùng phía nam Ấn độ. Sử dụng phương pháp nhuộm băng G phát hiện 78 trường hợp có rối loạn NST. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng phần lớn các trường hợp bất thường được tìm thấy là chuyển đoạn tương hỗ cân bằng. Theo kết quả nghiên cứu của Dubey. S thì trong số 22 người bị rối loạn cấu trúc NST có 19 trường hợp là kiểu chuyển đoạn và 3 trường hợp là mất đoạn [22]. Trong một nghiên cứu của Fortuny. A [30] đã phát hiện được 27 trường hợp có biểu hiện rối loạn NST, trong đó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvanthacsi_dinhdangword_625_1368_1869635.doc
Tài liệu liên quan