Luận văn Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học phổ thông thành phố Cà Mau - Tỉnh Cà Mau thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.3

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT.4

MỤC LỤC.5

PHẦN I - MỞ ĐẦU MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG CỦA LUẬN VĂN.9

1. Lý do chọn đề tài . 9

2. Mục đích nghiên cứu . 10

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 10

4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 10

5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu . 10

6. Phương pháp nghiên cứu . 11

7. Đóng góp mới của đề tài . 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .12

1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu. 12

1.2. Cơ sở lý luận quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường Trung họcPhổ thông. 15

1.2.1. Trường Trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân . 15

1.2.2. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. 16

1.2.3. Quản lý hoạt động dạy học. 21

1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng ở trường Trung học phổ thông23CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY

HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TẠI THÀNH PHỐ CÀ MAU.38

2.1. Tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục - đào tạo tỉnh Cà Mau. 38

2.1.1. Tình hình kinh tế, xã hội . 38

2.1.2. Tình hình phát triển Giáo dục và Đào tạo. 39

* Về chất lượng dạy học. 43

2.2. Thực trạng giáo dục trung học phổ thông Thành phố Cà Mau . 44

2.2.1. Về Cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng). 44

2.2.2. Về đội ngũ giáo viên . 44

2.2.3. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động dạy học. 46

2.2.4. Kết quả học tập . 46

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng các trường Trung học

phổ thông thành phố Cà Mau. 47

2.3.1. Phân công giảng dạy cho giáo viên. 49

2.3.2. Quản lý chương trình, kế hoạch dạy học. 50

2.3.3. Quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên . 52

2.3.4. Quản lý giờ lên lớp của giáo viên. 53

2.3.5. Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn . 56

2.3.6. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học . 57

2.3.7. Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên. 58

2.3.8. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh . 622.3.9. Quản lý phương tiện, điều kiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học . 63

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHO THÔNG THÀNH

PHỔ CÀ MAU, TỈNH CÀ MAU.74

3.1. Cơ sở xác lập giải pháp. 74

3.1.1. Mục tiêu giáo dục Trung học phổ thông. 74

3.1.2. Cơ sở lý luận quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường Trung họcphổ thông . 75

3.1.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng các trường Trung học

phổ thông Thành phố Cà Mau . 75

3.2. Một số giải pháp cụ thể . 75

3.2.1. Nhóm giải pháp tác động nâng cao ý thức, nhận thức cho cán bộ quản lý vàgiáo viên. 75

3.2.2. Nhóm giải pháp tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy học . 76

3.2.3. Nhóm giải pháp tăng cường quản lý các phương tiện, điều kiện và các yếu tố

kích thích đảm bảo cho hoạt động dạy học . 90

PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .95

1. Kết luận. 95

2. Khuyến nghị . 96

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo . 96

2.2. Đối với ủy Ban Nhân dân Tỉnh Cà Mau . 96

2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau. 96

2.4. Đối với Hiệu trưởng các trường THPT Thành phố Cà Mau. 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO.98A. VĂN KIỆN VÀ CÁC TÁC PHẨM KINH ĐIỂN. 98

I. VĂN KIỆN . 98

II. TÁC PHẨM KINH ĐIỂN . 99

PHỤ LỤC.102

pdf126 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học phổ thông thành phố Cà Mau - Tỉnh Cà Mau thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn hòa. Dân cư phân bố ở các địa bàn không đều, TP và thị trấn có lượng dân cư đông đúc ngược lại ở vùng nông thôn sâu dân số thưa thớt. ở TP Cà Mau mật độ 741 người/km2 trong khi đó huyện u Minh chỉ có 108 người/km. Cà Mau chủ yếu có 03 dân tộc chung sống; trong đó dân tộc kinh chiếm khoảng 96% dân số, người Khờ me chiếm khoảng 2,5%, người Hoa chiếm 1,5% dân số. Tỉnh Cà Mau có 01 TP (Cà Mau) và 06 huyện (Huyện Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình, Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển) trong đó có 66 xã, 08 phường, 08 thị trấn. (29-23,24,25,26,34) Thế mạnh của Cà Mau là Ngư - Nông - Lâm đồng thời phát triển dịch vụ du lịch. Kinh tế nông thôn và nông nghiệp phát triển và vươn lên đáng kể. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp tăng bình quân hàng năm là 8,3%. Kinh tế thủy sản tăng trưởng nhanh, từng bước phát huy vai trò ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Giá trị sản xuất thủy sản tăng bình quân hàng năm 6%. Thương mại dịch vụ từng bước đáp ứng nhu cầu tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế và đời sống. Đời sống của nhân dân ngày càng đi vào thế ổn định, tỉ lệ đói nghèo giảm rõ rệt, nhu cầu về đời sống tinh thần ngày càng phát triển. (10-43) Tình hình kinh tế, xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình phát triển GD&ĐT của tỉnh. 2.1.2. Tình hình phát triển Giáo dục và Đào tạo Trong những năm qua GD&ĐT tỉnh Cà Mau có những bước tiến đáng kể, có nhiều thành tựu làm thay đổi diện mạo giáo dục, tuy vậy cũng còn gặp không ít những khó khăn và tồn tại. a. Mặt thuận lợi và thành tựu Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau đã quan tâm tới sự nghiệp giáo dục. Điều đó được thể hiện trong các nghị quyết, đề án, chương trình hành động thực hiện nghị quyết TW 4 khóa vu và nghị quyết TW khóa VIII. Chương trình hành động của ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau về thực hiện nghị quyết lần thứ VI của BCH TW khóa IX, tiếp tục thực hiện nghị quyết TW II (Khóa VIII) và phương hướng phát triển GD&ĐT tới năm 2010 đều chú ý quan tâm tới sự phát triển GD&ĐT. Nhân dân ngày càng ý thức cao hơn về học tập và quan tâm tới sự phát triển của giáo dục. Trong bối cảnh ấy giáo dục Cà Mau từng bước chuyển mình và thu được những thành tựu đáng kể, cụ thể là: -Quy mô giáo dục tăng ở hầu hết các cấp học, bậc học ngành học, đáp ứng phần lớn nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân. Năm học 2001 - 2002 toàn tỉnh có 270 ngàn người đang theo học. Bình quân 04 người dân có 01 người đi học. Hệ thống mạng lưới trường lớp phát triển nhanh, bình quân mỗi xã có 03 trường tiểu học, ít nhất 01 trường THCS, THPT về tới trung tâm huyện lị và một số cụm xã; đáp ứng được phần lớn nhu cầu học tập của học sinh. -Đội ngũ CBQL và GV đang được xây dựng theo hướng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và nâng dần chất lượng đội ngũ. Tỉ lệ GV đạt chuẩn đào tạo: Mầm non 96,03%, tiểu học 84,5%, THCS 76,15%, THPT 98,29%; tỉ lệ cán bộ GV là 13,1% (so với tổng số cán bộ GV toàn ngành) -Cơ sở vật chất, kỹ thuật nhà trường được nâng lên đáng kể. Cơ bản các trường đã xóa xong phòng học 03 ca. -Chất lượng giáo dục ngày càng được tăng lên, rút ngắn độ chênh lệch về điều kiện và chất lượng giáo dục ở nông thôn sâu và thành phố, thị trấn. -Công tác xã hội hóa giáo dục được phát huy khá tốt, sự tham gia của nhân dân, của các ngành, đoàn thể, lực lượng xã hội đối với giáo dục ngày càng cao. (12-4,5) b. Mặt khó khăn và tồn tại Tuy có những thuận lợi và thành tựu nói trên song giáo dục Cà Mau vẫn đứng trước những thách thức khó khăn và tồn tại những hạn chế lớn; cụ thể là: -Công tác quản lý nhà nước về giáo dục còn bộc lộ nhiều bất cập; kế hoạch chiến lược cho phát triển GD&ĐT còn thiếu, quản lý còn nặng về đối phó vụ việc cụ thể. Vì thế, sự chủ động cho các cấp quản lý còn thấp và mặt khác tình hình buông lỏng quản lý cũng bị kéo theo. -Chất lượng giáo dục chưa đồng bộ giữa các cấp học. Họat động dạy -học còn nặng về tư tưởng khoa cử; ít quan tâm tới việc rèn luyện thực hành. -Đội ngũ GV còn nhiều bất cập đặc biệt ở vùng nông thôn sâu; phương pháp dạy và học chưa theo kịp yêu cầu đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. -Các điều kiện, phương tiện phục vụ cho dạy - học còn thiếu thốn và lạc hậu (cả tỉnh cho tới nay mới chỉ có 04 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia). Thậm chí có những trường chất lượng cao mà không thể triển khai được phương tiện dạy học. -Cho dù hệ thống đường bộ ở nông thôn có nhiều cố gắng như được bê tông hóa song do điều kiện tự nhiên kênh rạch chằng chịt, dân cư phân tán nên điều kiện tới trường gặp không ít khó khăn. Tinh hình dân trí phát triển chưa đồng đều sự chênh lệch để giáo dục giữa nông thôn và TP đáng lo ngại (12-4,5) c. Thực trạng giáo dục Trung học phổ thông tỉnh Cà Mau * Về quy mô phát triển: Năm học 2001 - 2002 toàn tỉnh có 21181 học sinh, 18 trường THPT trong đó có 02 trường chuyên biệt (trường THPT chuyên và trường THPT dân tộc nội trú) 11 trường công lập, 05 trường bán công. Trong số 11 trường công lập có 01 trường THCS có lớp 10 nhô. (Nguồn: Sở GD - ĐT Cà Mau). * Thực trạng về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý - Về đội ngũ GV: Năm học 2001 - 2002 có 521 GV, so với nhu cầu còn thiếu 455 GV; tỉ lệ GV tính trên lớp chỉ đạt 1,12 so với chuẩn 2,1 còn thiếu 0,98 GV trên lớp. GV đạt chuẩn đào tạo 98,29%. Nhiều bộ môn thiếu trầm trọng như Toán, Lý, Thể dục, Kĩ thuật, Giáo dục công dân. (13-6) - Về đội ngũ CBQL THPT : Đều đã tốt nghiệp Đại học sư phạm và đã được học qua các lớp bồi dưỡng QLGD, song thâm niên quản lý còn ít và theo đánh giá của cán bộ sở GD&ĐT thì tuy đội ngũ CBQL có nhiệt tình, yêu công việc nhưng năng lực quản lý hoạt động dạy học còn nhiều lúng túng, chất lượng quản lý còn hạn chế; được thể hiện qua bảng thống kê sau: * Về chất lượng dạy học -Tỉ lệ tốt nghiệp THPT năm học 2001 - 2002 đạt 64,3%; số học sinh trúng tuyển vào Đại học, Cao đẳng năm học 2001 - 2002: (nguyện vọng 1: 10,06%), qua thực tế các kỳ thi thì khả năng thực hành ứng dụng của học sinh còn yếu. -Xếp loại học lực của học sinh. Đối chiếu với bảng xếp loại trên, tỉ lệ học sinh xếp loại yếu, kém chiếm khá nhiều ( xấp xỉ 30%). Có thể nói chất lượng giáo dục tuy có cố gắng nhưng còn rất thấp. - Về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học Từng bước trường lớp được xây dựng khang trang, số phòng học cấp 4 là 352; số phòng cây lá tạm bợ là 05; trang, thiết bị đã từng bước được trang bị, các trường đều đã có tủ sách dùng chung. Các trường đều không có các phòng học bộ môn, hầu như phương tiện dạy học không được phát huy. Nhìn chung, giáo dục THPT tỉnh Cà Mau đã có sự khởi sắc, đã rút ngắn dần khoảng cách giữa nông thôn và thành phố, đáp ứng được phần lớn nhu cầu học tập của học sinh. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng còn nhiều bất cập về đội ngũ, về cơ sở vật chất, về tầm nhìn chiến lược, về GV và đội ngũ CBQL... chính vì vậy dẫn tới chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học nói riêng còn thấp. 2.2. Thực trạng giáo dục trung học phổ thông Thành phố Cà Mau TP Cà Mau được chính phủ phê duyệt thành lập TP ngày 14/4/1999. Đây là thuận lợi để TP Cà Mau phát triển và đầu tư về mọi mặt. Diện tích đất tự nhiên là 24 58,33 ha; có 176 848 nhân khẩu. TP có 08 phường, 07 xã. TP Cà Mau là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của Tỉnh, có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của giáo dục; mặt bằng dân trí tương đối cao so với mặt bằng chung của Tỉnh. Vì thế phát triển giáo dục nói chung và giáo dục THPT nói riêng có nhiều thuận lợi so với các huyện trong tỉnh Cà Mau. (11) 2.2.1. Về Cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) Đội ngũ CBQL 5 trường, Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Trường THPT Hồ Thị Kỷ, Trường THPT BC Cà Mau, Trường THPT bán công Nguyễn Việt Khái tại TP Cà Mau đã được học qua các lớp bồi dưỡng quản lý và đều đã tốt nghiệp ĐHSP, tuy nhiên thâm niên công tác còn ít nên chất lượng quản lý chỉ ở mức tương đối khá (Nguồn : Sở GD&ĐT Cà Mau - Bảng 1) 2.2.2. Về đội ngũ giáo viên (Bảng 3 trang 40) Số giáo viên cơ bản đạt chuẩn đào tạo là 95,6%; những môn mà giáo viên chưa đạt chuẩn là môn Tin học, Thể dục, Giáo dục công dân; số giáo viên có tuổi nghề dưới 5 năm là 42,2%, kinh nghiệm giảng dạy rất mỏng. Số giáo viên đạt so với chuẩn 2,1 GV/lớp thì còn thiếu 0.7 GV/lớp. Theo đánh giá của các Hiệu trưởng và cán bộ chuyên môn sở Giáo dục và đào tạo Cà Mau số giáo viên giảng dạy ở mức độ trung bình, yếu còn chiếm tỉ lệ khá lớn là 64,1%. Tất cả các yếu tố trên dẫn tới chất lượng giảng dạy không đồng đều, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục 2.2.3. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động dạy học Về cơ sở vật chất, trang bị, phương tiện phục vụ cho giảng dạy tuy đã được tăng cường nhưng rõ ràng còn rất thiếu thốn. Trong số 5 trường THPT được khảo sát thì chưa có trường nào đạt chuẩn quốc gia; chưa trường nào triển khai được phương tiện dạy học, chưa trường nào có thư viện đủ chuẩn theo yêu cầu của Bộ Giáo dục ... 2.2.4. Kết quả học tập Qua thông kê trên số lượng học sinh xếp loại yếu - kém chiêm tỉ lệ khá nhiều, xấp xỉ trên 30% tuy nhiên nếu xét về năng lực thực hành của học sinh thì còn rất nhiều hạn chế Qua các kỳ thi học sinh giỏi, thi vào Đại học, Cao đẳng. số lượng học sinh đạt giải và trúng tuyển còn rất thấp. Tuy nằm ở địa bàn thành phố, có những điều kiện thuận lợi cho giáo . dục phát triển nhưng giáo dục Trung học Phổ thông còn khá nhiều khó khăn về đội ngũ giáo viên ; đội ngũ giáo viên vừa thiếu, vừa yếu, vừa không đồng bộ; cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn. Chính vì thế, nó ảnh hưởng rất lớn và rất khó khăn cho người quản lý nhà trường. Nhìn chung, chất lượng dạy học so với mặt bằng của tỉnh cao hơn nhưng so với mặt chung của cả nước thì giáo dục Trung học Phổ thông của Thành phố Cà Mau còn nhiều hạn chê. 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông thành phố Cà Mau Từ cơ sở phân tích lý luận, sau khi tìm hiểu thực trạng giáo dục Trung học Phổ thông của tỉnh Cà Mau và của Thành phố Cà Mau, để khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng các trường Trung học Phổ thông Thành phố Cà Mau, người nghiên cứu đã tiến hành lập bộ phiếu trưng cầu ý kiến của 16 CBQL, 225 tổ trưởng và GV của các trường THPT TP Cà Mau. Bộ phiếu trưng cầu ý kiến về thực trạng quản lý dạy học của HT được sắp xếp thành 09 nội dung quản lý. Qua khảo sát, kết quả thu được cụ thể như sau: 2.3.1. Phân công giảng dạy cho giáo viên Từ kết quả điều tra trên cho thấy, CBQL, tổ trưởng và GV các trường THPT đều cơ bản thống nhất dựa trên căn cứ năng lực của GV để phân công lao động, đồng thời có chú ý tới các yếu tố khác như nguyện vọng của GV và hoàn cảnh gia đình của họ. Đối chiếu với thực trạng đội ngũ GV của các trường THPT ở TP Cà Mau, số GV vừa thiếu, vừa không đồng bộ, năng lực chuyên môn còn nhiều bất cập; nên việc lựa chọn để phân công nhiệm vụ cho GV mà căn cứ vào hoàn cảnh gia đình, nguyện vọng của GV hoặc dựa vào cả ba căn cứ là điều khó thực hiện được thường xuyên, ở căn cứ hai, CBQL, tổ trưởng và GV trả lời không thống nhất ở mức độ thực hiện và kết quả thực hiện. CBQL đánh giá không thực hiện: 0%; kết quả thực hiện yếu kém: 0%; trong khi đó tổ trưởng và GV đánh giá mức độ không thực hiện:4% , kết quả thực hiện yếu kém: 13%. Điều này cũng bình thường; với điều kiện đội ngũ GV hiện có thì HT cũng đã cân nhắc để lựa chọn song cũng có những GV đòi hỏi người quản lý tuyệt đối theo yêu cầu của mình. -Ở căn cứ thứ ba, theo đánh giá của tổ trưởng, GV và tự đánh giá của CBQL thống nhất mức độ không thực hiện là 23%, 19%; kết quả thực hiện ở mức yếu kém là 18% và 13%. Điều này là một thực tế bởi đội ngũ GV của các trường tại TP Cà Mau vừa thiếu về số lượng vừa không đồng bộ về chất lượng nên khó có thể thực hiện được tốt. 2.3.2. Quản lý chương trình, kế hoạch dạy học Qua kết quả điều tra ở bảng 7, cho thấy việc tổ chức cho GV nắm vững chương trình dạy học và yêu cầu GV, tổ chuyên môn lập kế hoạch dạy học, kiểm tra ký duyệt đã được HT các trường đã thường xuyên thực hiện. Song kết quả thực hiện ở mức độ trung bình còn 12.5%, vì thế không tránh khỏi việc thực hiện chương trình ở một số GV còn tùy tiện. Đặc biệt việc tổ chức theo dõi thực hiện chương trình; kết quả thực hiện ở mức trung bình và yếu kém đã được CBQL đánh giá 25% ở mức trung bình và 6% ở mức yếu - kém; tổ trưởng và GV đánh giá 21% ở mức trung bình và 12% ở mức yếu - kém. Phải thấy rằng việc thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình là điều bắt buộc đối với nhà trường, đối với mỗi GV. Vì thế việc tổ chức theo dõi việc thực hiện chương trình là yêu cầu phải làm nghiêm ngặt bằng các biện pháp khác nhau. Song qua nghiên cứu thực tế các biện pháp tổ chức theo dõi thực hiện chương trình ở 05 trường thì có trường làm cũng rất chiếu lệ, hình thức; phiếu báo giảng và sổ ghi bài học là 02 cứ liệu chính GV tự mình ghi; song giữa 02 cứ liệu này nhiều khi không thống nhất. Về biện pháp xử lý người thực hiện sai chương trình thì mức độ không thực hiện được CBQL đánh giá là 12% và tổ trưởng, giáo viên đánh giá là 14% ; kết quả thực hiện ở mức yếu kém được CBQL đánh giá là 12%, tổ trưởng và GV đánh giá 17%. Đây là khâu cần phải rất được quan tâm nhưng rõ ràng nội dung quản lý này còn bị buông lỏng. Điều đó dẫn đến hậu quả là chương trình tất yếu sẽ bị đảo lộn, cắt xén, dồn ép. 2.3.3. Quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên Ghi chú: TX: Thường xuyên T-K: Tốt, khá KTX: Không thường xuyên TB: Trung bình KTH: Không thực hiện Y-K: Yếu kém A: CBQL B: Tổ trưởng, GV Ta thấy kết quả khảo sát được đánh giá thống nhất là HT các trường đã cố gắng hướng dẫn các quy định, các yêu cầu đối với việc soạn bài và cung cấp sách giáo khoa, tài liệu tham khảo cho GV. Tuy nhiên đây là yêu cầu tối thiểu cho chuẩn bị bài của GV, về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện đều không đạt được tối đa. vấn đề cơ bản là việc hướng dẫn sơ lược, bản thân HT chưa phát huy hết năng lực của tổ trưởng, tài liệu tham khảo phục vụ cho việc soạn, chuẩn bị bài còn ít được quan tâm đầy đủ. Về kiểm tra và ký duyệt giáo án định kỳ, đối chiếu giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện tuy cơ bản thường xuyên và khá tốt song thực tế cho thấy việc ký duyệt chủ yếu mang tính hình thức, có sự xác nhận, còn về yêu cầu chất lượng giáo án thì chưa được đi sâu. 2.3.4. Quản lý giờ lên lớp của giáo viên Qua khảo sát thực tế quản lý giờ lên lớp của giáo viên - Bảng 9, cho thấy việc tự đánh giá của CBQL và đánh giá của tổ trưởng, GV về mức độ thực hiện các biện pháp để quản lý giờ lên lớp của GV là tương đối thống nhất. HT các trường đã tổ chức quản lý tương đối thường xuyên các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và thực hiện nề nếp giờ dạy trên lớp của GV. Tuy nhiên nội dung 1 và 3, việc quản lý nội dung chương trình theo kế hoạch phải thường xuyên và yêu cầu đạt kết quả thực hiện tốt - khá ở mức tối đa nhưng ở đây vẫn còn 1/4 kết quả thực hiện ở mức trung bình. Thực tế trên là kẽ hở để việc thực hiện chương trình của GV thiếu nghiêm túc. Ở nội dung 3 việc sắp xếp thời khóa biểu chưa khoa học để có thể bù lắp giờ trống nhưng cũng cần phải thấy lượng GV thiếu cho nên cũng khó thực hiện được tốt. Ghi chú: TX: Thường xuyên T-K: Tốt, khá KTX: Không thường xuyên TB: Trung bình KTH: Không thực hiện Y-K: Yếu kém A: CBQL B: Tổ trưởng, GV Dự giờ phân tích sư phạm bài dạy được CBQL và tổ trưởng, GV đánh giá tương đối thống nhất kết quả thực hiện ở mức trung bình, yếu - kém còn tới 25% và 12% (theo tự đánh giá của CBQL), 29% và 8% (theo đánh giá của tổ trưởng, GV). Thực chất hoạt động này cơ bản mang tính hình thức, chú ý nhiều đến đánh giá hơn là phân tích bài dạy về các mặt theo yêu cầu đánh giá bài dạy của Bộ Giáo dục. Quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu - kém kết quả thực hiện ở mức trung bình và yếu - kém còn chiếm 1/4. Lý do cơ bản các trường có tổ chức nhưng chưa có quy củ hệ thống theo chương trình cụ thể mà chủ yếu làm theo tính chất thời vụ; mặt khác, hoạt động này, HT cũng ít quan tâm theo dõi sát sao cho nên chất lượng giờ dạy bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu - kém dường như tự GV quyết định (hầu như những giờ bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu - kém không được HT quan tâm dự giờ). Rõ ràng khâu quản lý bị buông lỏng; điều này một phần do bản thân CBQL chưa ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc dự giờ phân tích sư phạm bài dạy; mặt khác lại có tâm lý ngại khó, ngại đụng chạm, đồng thời chưa phát huy tốt vai trò của đội ngũ tổ trưởng, GV nòng cốt. Về phía GV hầu như mang tâm lý ngại người khác dự giờ và dự giờ không muốn đụng chạm vạch ra những chỗ chưa được của bài dạy; mặt khác qua thực tế thấy mặt bằng GV thiếu đồng bộ, trình độ chuyên môn trung bình và yếu chiếm khá lớn vì thế khả năng phân tích sư phạm bài dạy gặp rất nhiều khó khăn. Chứng tỏ là việc quản lý giờ dạy của GV, các HT chủ yếu là quan tâm tốt các mặt nề nếp, còn các mặt đi vào chiều sâu đúng với nghĩa chuyên môn, khoa học thực thụ, thì kết quả thực hiện chưa tốt, thậm chí kết quả còn có phần yếu kém. 2.3.5. Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn Qua bảng trên cho thấy tự đánh giá của CBQL và đánh giá của tổ trưởng, GV thống nhất cao. HT chỉ đạo nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cả về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện ở mức trung bình. Kết quả đánh giá trên đã phản ánh đúng thực trạng, HT chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn chủ yếu về mặt hành chính. Khâu kiểm tra thực hiện của tổ chuyên môn chưa thường xuyên nên dẫn tới kết quả sinh họat tổ chuyên môn chưa mang tính sư phạm đích thực mà chủ yếu là sa vào hoạt động hành chính. Nội dung thứ nhất tổ trưởng, GV đánh giá kết quả thực hiện yếu kém 5% và mức độ không thực hiện 4% , điều này cũng bình thường bởi có những GV chưa hiểu rõ sinh họ át tổ chuyên môn và quản lý của tổ trưởng. 2.3.6. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học Qua bảng điều tra cho thấy nội dung tổ chức, quản lý công tác đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT thiếu quan tâm. vấn đề phương pháp giảng dạy bộ môn phải được đổi mới cho phù hợp với thời đại là sự trăn trở lớn của những người làm công tác giáo dục. Song sự quan tâm của những người quản lý nhà trường còn hết sức thụ động và thiếu chú ý. -Tạo điều kiện cho GV tiếp cận với phương pháp dạy học mới xét ở các mặt như cho GV tham gia các lớp tập huấn hàng năm vào dịp hè và một số lớp ở từng bộ môn tể chức trong năm học hoặc qua tài liệu sách báo, đi thực tế để rút kinh nghiệm về phương pháp dạy học. Trong thực tế mức độ quan tâm thường xuyên của HT là tạo điều kiện cho tất cả GV tham gia các lớp bôi dưỡng trong hè; còn các lớp tập huân cho GV trong năm học ở một số bộ môn nào đó thì số lượng rất nhỏ. Chính vì vậy, GV ít có điều kiện để tiếp cận. Hơn nữa sách báo, tài liệu về phương pháp ở các trường lại rất ít ỏi. Người quản lý nhà trường ít quan tâm đầu tư trang bị đồng thời bản thân GV cũng chưa có ý thức đầu tư về lý luận cũng như thực hành về đổi mới phương pháp. -Tổ chức trao đổi phương pháp dạy học, qua bảng cho thấy tự đánh giá của CBQL và đánh giá của tổ trưởng và GV là thống nhất mức độ quan tâm không thường xuyên là 56% và 60%; đặc biệt kết quả thực hiện ở mức yếu - kém là 25% và 29%. Ở đây phải nói tới bản thân HT chưa ý thức sâu sắc về việc đổi mới phương pháp cũng như năng lực chuyên môn của HT còn có hạn cho nên chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn là điều rất khó khăn. 2.3.7. Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên Theo kết quả trưng cầu ý kiến - bảng 7, trong 7 nội dung công tác bồi dưỡng GV của HT thì chỉ có nội dung 3 - thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ là làm tốt, 6 nội dung khác việc thực hiện còn nhiều bất cập và hạn chế -Kiểm tra đánh giá năng lực của GV là việc làm thường xuyên, nhưng kết quả thực hiện mới chỉ đạt ở mức khá. Đây là công việc bắt buộc đối với HT trong việc quản lý GV. Cho nên với kết quả này thì còn là điều bất cập, khiếm khuyết. Bởi vì có kiểm tra đánh giá đúng thực lực đội ngũ GV mới có được kế hoạch sử dụng và bồi dưỡng lao động đúng. Với kết quả trên rõ ràng quản lý như vậy sẽ rơi vào cách đánh giá thiếu nghiêm túc và bị cảm tính. Ở đây phải nói tới 02 nguyên nhân dẫn đến điều này đó là năng lực đánh giá GV của HT còn hạn chế và mặt khác ý thức trách nhiệm của HT trong công tác này chưa cao. -Về lập kế hoạch bồi dưỡng GV theo thống kê thì công tác bị xem nhẹ. HT các trường chưa có kế hoạch mang tính chiến lược trong việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũ. Công tác này tỏ ra hết sức bị động. Gần như các HT chưa tính tới sự phát triển lâu dài cho trường. Sở dĩ có hạn chế và bất cập trên vì trước hết bản thân HT thiếu tầm nhìn chiến lược, mặt khác công tác này còn phụ thuộc bởi nhiều yếu tố như điều kiện thu hút, chính sách thỏa đáng của tỉnh và cơ chế quản lý ràng buộc khiến cho quyền chủ động của các HT gặp nhiều cản trở trong việc lập kế hoạch bồi dưỡng GV. -Về bồi dưỡng GV qua hoạt động chuyên môn; Qua kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy lãnh đạo trường quan tâm thường xuyên; đa số GV, tổ trưởng điều khẳng định điều đó. Song kết quả thực hiện còn 13% tổ trưởng, GV và CBQL đánh giá hoạt động này đạt mức độ yếu - kém. Ở đây phải nói tới hai nguyên nhân, đó là nội dung chỉ đạo sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn của HT không đem lại điều gì mới mẻ cho một số GV và nguyên nhân thứ hai là bản thân GV coi thường hoạt động sinh hoạt chuyên môn, ít quan tâm tới hoạt động này. -Hai nội dung quản lý đáng băn khoăn nhất qua kết quả điều tra là hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết kinh nghiệm dạy học và quản lý công tác tự bồi dưỡng của GV. Qua bảng cho thấy CBQL, tổ trưởng và GV có đánh giá tương đối thống nhất về hoạt động nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm dạy học; HT không thực hiện nội dung quản lý này là 56% theo tự đánh giá của CBQL và 64% theo đánh giá của tổ trưởng và GV. Và kết quả thực hiện, theo tổ trưởng và GV đánh giá 68% yếu - kém và CBQL tự đánh giá 62% yếu - kém. Kết quả đánh giá trên cho thấy thực trạng nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm tại trường THPT ít được quan tâm. Sở dĩ như vậy là vì về phía GV ý thức việc làm này còn rất yếu, hầu như họ nghĩ rằng dạy học là chỉ có nhiệm vụ dạy còn hoạt động nghiên cứu khoa học là của trường cao hơn; thêm nữa, hoạt động nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm không phải muốn là làm được mà phải đòi hỏi GV phải có tâm huyết có năng lực để đúc rút kinh nghiệm trong quá trình công tác. Về phía người quản lý, đây là hoạt động đòi hỏi phải công phu, tốn nhiều thời gian mà HT trường THPT không phải ai cũng am hiểu và có khả năng về mặt họ át động này. Cho nên hoặc là bỏ trống hoặc là làm cho có lệ, được chăng hay chớ. Cũng cần phải nói thêm rằng hoạt động hành chính đã chiếm mất quá nhiều thời gian của HT. -Nội dung quản lý công tác tự bồi dưỡng của GV được đánh giá của GV, tổ trưởng và tự đánh giá của CBQL có sự thống nhất hoạt động này ít được quan tâm và kết quả CBQL tự đánh giá 62% yếu - kém, GV, tổ trưởng đánh giá 65% yếu - kém. Thực chất việc tự quản lý bồi dưỡng của GV các trường quy định mang tính hình thức qua sổ ghi chép tự bồi dưỡng. Đây là hoạt động mà không thể định hình định lượng rõ ràng. Trong ý thức của người quản lý cũng như GV cho rằng quản lý tự bồi dưỡng cũng phải cụ thế, rõ ràng như hoạt động khác mà quản lý qua sô tự bôi dưỡng thực chát là hầu như không quản lý. Vì thế họ không thấy sự hiện diện của hoạt động quản lý này. Nội dung thứ 7 chưa được quan tâm thỏa đáng. 2.3.8. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Qua bảng trưng cầu ý kiến cho thấy hai nội dung quản lý 01 và 04 đó là HT tổ chức phổ biến cho GV các văn bản về kiểm tra, cho điểm, xếp loại học sinh và kiểm tra sổ điểm, học bạ đã được đánh giá thống nhất ở mức độ thực hiện thường xuyên và kết quả thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, việc quy định các môn kiểm tra học kỳ, cả năm không làm được thường xuyên là 19% và 20,4% (theo tự đánh giá của CBQL và tổ trưởng, GV); cho nên kết quả thực hiện chỉ đạt ở mức khá. Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả này có nhiều nguyên nhân song chủ yếu là lực lượng GV chưa đủ mạnh, có những môn chỉ có 01 GV thậm chí có môn không có GV nào của trường. Mặt khác phòng học thiếu thốn, biên chế năm học không cho phép xê dịch thời gian kiểm tra. Những lý do trên dẫn đến việc ấn định và tổ chức các môn kiểm tra chung gặp khó khăn. -Theo dõi chấm trả bài cho học sinh được đánh giá mức độ thựchiện thường xuyên bình quân là 80.5%, nhưng kết quả thực hiện khá tốt 69%. Lý do cơ bản là người quản lý tuy ý thức được đây là yêu cầu bắt buộc trong thực hiện quy chế chuyên môn song trong quản lý còn tùy tiện, không yêu cầu chặt chẽ đối với GV. Thực trạng này phản ánh một thực tế việc chấm bài cho học sinh còn mang nặng cảm tính; chấm bài một cách tùy tiện n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_11_11_7087032164_186_1871620.pdf
Tài liệu liên quan