MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8
1.1. Bình luận 8
1.1.1. Quan niệm về bài bình luận 8
1.1.2. Các dạng bình luận 10
1.1.3. Đặc trưng của thể loại bình luận 13
1.2. Cơ sở lập luận theo ngôn ngữ học 16
1.2.1. Khái niệm lập luận 16
1.2.2. Các yếu tố của lập luận 18
1.2.3. Các phương pháp lập luận 19
1.2.4. Lập luận và thuyết phục 23
1.3. Phương diện thể hiện bài bình luận 24
1.3.1. Văn phong của bài bình luận 25
1.3.2. Ngôn ngữ của bài bình luận 26
1.3.3. Về phương diện ngữ pháp 27
1.3.4. Về phương pháp diễn đạt 28
1.3.5. Kết cấu bài bình luận 29
CHƯƠNG II: THỬ NGHIỆM ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT LẬP LUẬN VÀO VIỆC PHÂN TÍCH CÁC BÀI BÌNH LUẬN ( QUA TÁC PHẨM CỦA BA NHÀ BÁO: HỮU THỌ, CHU THƯỢNG VÀ QUANG LỢI) 31
2.1. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Hữu Thọ 31
2.1.1. Hữu Thọ và sự nghiệp báo chí 31
2.1.2. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Hữu Thọ. 33
2.1.2.1. Đặt vấn đề 33
2.1.2.2. Giải quyết vấn đề 37
2.1.2.3. Kết thúc vấn đề 42
2.2. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Chu Thượng 44
2.2.1. Chu Thượng và chuyên mục “ Sự kiện và Bình luận” 44
2.2.2. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Chu Thượng 45
2.2.2.1. Đặt vấn đề 45
2.2.2.2. Giải quyết vấn đề 49
2.2.2.3. Kết thúc vấn đề 52
2.3. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Quang Lợi 56
2.3.1. Quang Lợi- nhà bình luận quốc tế 56
2.3.2. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Quang Lợi 57
2.3.2.1. Đặt vấn đề 57
2.3.2.2. Giải quyết vấn đề 60
2.3.2.3. Kết thúc vấn đề 66
CHƯƠNG III: VAI TRÒ THEN CHỐT VÀ NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRONG CÁCH LẬP LUẬN CỦA THỂ LOẠI BÌNH LUẬN BÁO CHÍ 69
3.1. Vai trò then chốt của lập luận trong các bài bình luận báo chí 69
3.1.1. Nội dung cơ bản của bài bình luận là thông tin lý lẽ 69
3.1. 2. Hình thức thể hiện cơ bản của bình luận là cách sắp xếp lôgic các luận điểm, luận cứ và luận chứng 70
3.2. Những đặc sắc rút ra từ cách lập luận trong loại bài bình luận báo chí 72
3.2.1. Đặc trưng thể loại quy định kết cấu lập luận 72
3.2.2. Khái quát mô hình lập luận 73
3.2.3. Luận cứ- chính xác và lôgic 76
3.2.4. Sáng tạo và cá tính trong bình luận của Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi 79
3.2.4.1. Sáng tạo và cá tính trong bình luận của Hữu Thọ 79
3.2.4.2. Sáng tạo và cá tính trong bình luận của Chu Thượng 81
3.2.4.3. Sáng tạo và cá tính trong bình luận của Chu Thượng 82
KẾT LUẬN 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2825 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích các bài bình luận báo chí trên cơ sở lý thuyết lập luận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
! Tôi không nghĩ như thế. Vì nếu xảy ra như vậy thì hoá ra phù hợp với tâm lý của những người “ chờ thời” vẫn hy vọng rằng: Việc đổi mới chỉ làm ào ào lên một đợt rồi đâu lại trở về đó! Trên công luận, đang có những bài rút kinh nghiệm về một số vụ đấu tranh chống tiêu cực, đang có những luận bàn về vấn đề dân chủ, vấn đề ức hiếp quần chúng, tệ “ cường hào mới” ở nông thôn… tôi hy vọng, đó là sự chuẩn bị cho cuộc chiến đấu tiếp tục có bài bản hơn để đạt hiệu quả xã hội lớn hơn”.
ở trong bài Điềm lành về môi trường ( đăng ngày 1-2-1991), Hữu Thọ đã lập luận theo quan hệ nhân- quả: “ Nếu không có phong trào nhân dân trồng cây và gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc chung quanh thủ đô, không có một nghìn hecta rừng được trồng trên đất Mê Linh, thì nơi đây đâu có lợn rừng trộm sắn ở xã Ngọc Thanh, đâu có nai non ngơ ngác bên hồ Đại Lải và trăn tơ vờn dỡn dưới chân núi Thằn Lằn? Nếu không có mười vạn hecta rừng được trồng mới ở huyện Duyên Hải thì làm sao cá sấu có thể về tới rạch Vàm Thuận? Rõ ràng là bàn tay sáng tạo của nhân dân đã tạo nên môi trường sống cho những động vật hoang dã ở đây”. Nhà báo sử dụng cặp phạm trù về điều kiện có thật để phân tích và có ý khuyến khích mọi người hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực mà nhiều nơi đã làm và đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, phương pháp lập luận so sánh được nhà báo Hữu Thọ sử dụng tương đối nhiều. Chỉ tính riêng trong cuốn Bản lĩnh Việt Nam đã có khoảng 37% các bài bình luận có kiểu lập luận này. Hữu Thọ hay so sánh cái mới với cái cũ nhất là đối với các vấn đề chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong thời kỳ mới như: chuyện con bò trong “ tư duy cũ” không được giết mổ đến “ tư duy mới” được phép lưu thông, tự do giết mổ; chuyện các doanh nghiệp quốc doanh cạnh tranh trên thị trường dần thoát khỏi thời kỳ bao cấp cũ. Đây là kiểu so sánh tương phản, rất hiệu quả trong việc làm nổi bật điều tác giả muốn nhấn mạnh và hướng tới. Ví dụ trong bài Tâm và tâm địa, ông viết: “ Cụ Nguyễn Du đã hạ bút: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài, đánh giá rất cao cái “ tâm” trên bậc thang giá trị không chỉ của riêng cây bút mà của người đời. Chữ tâm còn là cái gì riêng tư, trung thực và sâu sắc của con người khi hình thành một loại giá trị đặc biệt trong các mối quan hệ giữa con người với nhau tâm giao, tâm đắc, tâm can, tâm huyết, tâm phúc… Nhưng rồi chữ tâm thành mốt cho nên lại có kẻ lợi dụng chữ thánh hiền… trong muôn vàn cái đẹp từ chữ tâm mà ra, lại có những ngôn từ hàm ý xấu, để chỉ một số người dương cao cái tâm để đưa nó vào tâm địa nhỏ nhen, độc ác, khi trắng trợn mới nói toạc móng heo…”.
Về trình bày luận cứ thì những dẫn chứng mà Hữu Thọ đưa ra thường có tính chất người thật, việc thật hay từ những hiểu biết của bản thân tác giả. Đặc biệt ông sử dụng nhiều loại dẫn chứng số liệu. Loại dẫn chứng này thuyết phục và khá hấp dẫn người đọc. Ví dụ như trong bài Lương thực- số nhỏ, đường dài ( đăng ngày 30-4-1989), tác giả viết: “… Năm 1988, cả nước đạt sản lượng hơn 19 triệu tấn lương thực quy thóc, nghĩa là tăng hơn năm 1987 hơn 1,5 triệu tấn và hơn năm 1986 hơn 600 nghìn tấn… Song, lương thực là sản phẩm thiết yếu của đời sống con người trong mức sống thấp của đời sống nhân dân nước ta hiện nay, lương thực thường chiếm từ 70-80% tổng số nhiệt lượng trong bữa ăn hàng ngày. Đạt mức sản lượng cao như vậy nhưng lương thực bình quân mới 297kg một người một năm. Con số đó nói lên điều gì? Thứ nhất đó là mức thấp, chưa bằng mức bình quân lương thực thế giới khoảng 360kg lương thực- một thế giới đang có 1,3 tỉ người chết đói. Thứ hai, mặc dù sản lượng lương thực tăng hơn 600 tấn so với năm 1986 nhưng mức bình quân lương thực đầu người lại kém 4kg…”.
Nhìn chung, Hữu Thọ sử dụng nhiều phương pháp diễn dịch. Với từng luận điểm, thường ông có một câu để tổng hợp các ý chính sau đó mới diễn giải luận chứng theo nhiều cách khác nhau bằng những luận cứ cụ thể. Do vậy, trong phương pháp lập luận diễn dịch có cả phương pháp so sánh, nhân quả, nêu phản đề… Việc sử dụng nhiều phương pháp diễn dịch là phù hợp với lối viết trung thực, dễ hiểu của ông.
Thực tế cho thấy, để vấn đề đưa ra thu hút, thuyết phục người đọc thì ngoài cách trình bày lập luận, ngoài sự thống nhất về mặt nội dung thì về mặt hình thức, các câu, các đoạn trong bài phải có mối liên kết rõ ràng, mạch lạc sao cho lôgic để làm sáng tỏ nội dung bài bình luận.
* Cách liên kết
Cho đến nay thì các nhà ngôn ngữ học đã thống kê được khoảng 10 phương thức liên kết trong văn bản tiếng Việt như: lập, đối, thế đồng nghĩa, liên tưởng, tuyến tính, thế đại từ, tỉnh lược yếu, nới lỏng, tỉnh lược mạnh, nới chặt. Việc sử dụng các phương tiện liên kết này một cách mạch lạc sẽ tạo được văn bản hoàn chỉnh. Tuỳ thuộc vào cách viết, cách diễn đạt mà người viết có thể tìm những cách liên kết phù hợp làm sao cho độc gỉa hiểu được vấn đề bài viết định đề cập.
Với những bài bình luận của Hữu Thọ thì phương thức lặp được coi là đặc trưng cơ bản trong cách viết của ông. Lặp là việc dùng lại trong câu kết yếu tố đã có mặt trong câu chủ đề tạo liên kết. Nếu 2 câu có chứa những từ được lặp lại thì chắc chắn chúng bàn về cùng một chủ đề. Ví dụ như trong bài bình luận Lại bàn chuyện cạnh tranh ( đăng ngày 20- 7- 1989) dài khoảng hơn 3000 chữ, từ cạnh tranh được lặp đi lặp lại 59 lần đặc biệt ở luận điểm 1 và 2 khi tác giả bàn đến cạnh tranh. Từ quốc doanh cũng được nhắc tới 60 lần chủ yếu ở luận điểm 3. Tác giả muốn đưa ra một vấn đề dư luận quan tâm đó là sự cạnh tranh trong các cơ sở quốc doanh và ngoài quốc doanh, cần phải tạo điều kiện cho quốc doanh cạnh tranh trên thị trường. Vì trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, không có vai trò quốc doanh chủ đạo thì định hướng xã hội chỉ là sự mơ mộng. Cũng trong bài viết này, người đọc có thể đếm được 10 cụm từ thành phần kinh tế, 7 cụm từ nền kinh tế, 26 từ xí nghiệp, 18 từ sản phẩm, 8 từ ổn định… Cách lặp này giúp độc giả thấy được trọng tâm vấn đề mà nhà báo đang bình luận và muốn nhấn mạnh.
Đặc biệt, trong phương pháp lặp này, những từ, cụm từ được lặp phần lớn đều liên quan trực tiếp đến tít bài. Trong bài Quảng cáo và kinh doanh ( đăng ngày 14- 8- 1990), từ quảng cáo được lặp đi lặp lại 48 lần, thậm chí trong 1 câu, tác giả dùng tới 2,3 lần từ này để nhấn mạnh: “ Chính vì thế mà có tổ chức kinh doanh thật lại có tổ chức kinh doanh “ ma” có hàng thật, có hàng “ dởm” và khi quảng cáo là một biện pháp của sản xuất và kinh doanh thì nó cũng có quảng cáo thật và quảng cáo giả”. Đưa ra 2 vấn đề là hai mặt đối lập nhau bằng việc lặp từ, Hữu Thọ giúp độc giả xác định và hiểu cụ thể không phải cái gì quảng cáo tốt cũng là tốt. Bên cạnh phương thức lặp từ, tác giả còn sử dụng cách lặp cấu trúc kết hợp với cách lập luận nhân- quả.
Một bài bình luận rõ ràng, mạch lạc, trình bày các luận điểm, luận cứ, luận chứng và sử dụng phương tiện liên kết hợp lý, chính xác sẽ thu hút người đọc. Không chỉ đưa ra vấn đề mà vấn đề đó phải được tác giả trình bày, diễn giải liền mạch, dễ hiểu, lôgic.
Kết thúc vấn đề
Mỗi văn bản có thể kết thúc theo nhiều cách cụ thể khác nhau nhưng về cơ bản có thể quy về 2 cách kết thúc: kết thúc khép và kết thúc mở. Kết thúc khép là kết thúc theo kiểm tóm tắt lại những vấn đề chính đã được trình bày trong suốt phần phát triển của văn bản. Còn kết thúc mở là kết thúc theo kiểu dựa vào những điểm đã được trình bày ở phần phát triển mà đưa ra những lời đề nghị, khuyến cáo, cảm nghĩ… Với bài bình luận, phần kết luận thường đưa ra những giải pháp, kiến nghị, đặt ra câu hỏi… để người đọc suy ngẫm và từ đó thay đổi hành vi nhận thức.
Hữu Thọ có cách giải quyết vấn đề mang nhiều dấu ấn cá nhân, đó là kiểu kết thúc đặt câu hỏi. Nếu như Hữu Thọ ít sử dụng tít gợi mở thì ở phần kết luận, kiểu kết thúc gợi mở lại được nhà báo thường xuyên sử dụng. Như trong bài Hướng thiện- Nỗi mừng lớn ( đăng ngày 5-3-1993), tác giả viết: “ Riêng tôi, khi tìm hiểu một số phong trào quần chúng có tính chất “ hướng thiện”, theo phương hướng đổi mới, có ba điều mừng: Một là có thêm công sức, tiền của của toàn xã hội để thực hiện cách chính sách xã hội mà một mình Nhà nước lo không thấu; hai là, khơi dậy những tấm lòng hướng vào làm việc thiện, làm cho mỗi con người luôn luôn nghĩ tới điều tốt lành, quan tâm hơn tới người chung quanh, người trong làng xã, khu phố và mọi người trong cộng đồng dân tộc; ba là, từ đó, lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng ta, Nhà nước ta tăng lên, mọi người sẽ thấy rõ hơn tính nhân văn cao cả của chế độ ta. Đó chẳng phải là nỗi mừng lớn hay sao?”. Sau khi đã phân tích, đánh giá rất chi tiết, cụ thể về các hoạt động hướng thiện, từ hiệu quả mà nó mang lại cho đời sống xã hội, Hữu Thọ đưa ra câu hỏi: “ Đó chẳng phải là nỗi mừng lớn hay sao?”. Hỏi để hướng người đọc đến những lập luận, lý lẽ mà ông đã khẳng định ở trên; hỏi nhưng thực chất là để gợi mở cho công chúng tin vào tính tích cực và tốt đẹp của các hoạt động hướng thiện.
Hữu Thọ thường kết thúc các bài bình luận một cách rõ ràng với dung lượng không quá 200 chữ. Nhà báo cô đúc lại tất cả những ý chính đã trình bày và khơi gợi, định hướng tư tưởng, nhận thức cho người đọc về vấn đề mình đề cập. Làm cho người đọc thoả mãn tâm lý đồng thời mở ra những vấn đề để họ phải suy nghĩ là cách mà ông kết thúc bài bình luận: “… Như trên đã nói, “ không phải cái gì lấp lánh cũng là vàng”. Hiệu quả cho mình và cho xã hội là thước đo công bằng, là “ thứ lấp lánh” vàng ròng của mỗi cơ sở. Có điều đã đến lúc phải ban hành luật kinh doanh, luật phá sản… giữ vững quản lý về mặt nhà nước để đưa việc làm ăn vào trật tự, chấn chỉnh lại hoạt động của các cơ sở tín dụng nhân dân, chống sự gian dối lừa lọc, bảo hộ quyền lợi người làm ăn chân chính, quyền lợi người góp vốn, người lao động ở những đơn vị ngoài quốc doanh. Càng để chậm càng nhiều sơ hở” ( Bài Không phải cái gì lấp lánh đều là vàng, 2- 4- 1990). So với dung lượng của cả bài viết thì kết luận này không phải là dài nhưng Hữu Thọ thường khẳng định lại vấn đề, nhìn nhận chúng một cách tổng thể rồi mới mở ra những vấn đề mới. Kiểu kết thúc này lặp lại trong nhiều bài bình luận và đôi khi do ít sử dụng các biện pháp tu từ, nghệ thuật nên khó tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
Có thể nói, những kết luận mà ông đưa ra dù có là kết thúc khép thì cũng không bao giờ “ đóng sập” bài báo mà thường là kiểu nửa khép, nửa hở.
2.2. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Chu Thượng
2.2.1. Chu Thượng và chuyên mục “ Sự kiện và Bình luận”
“ Sự kiện và Bình luận” được coi là chuyên mục phát ngôn cho quan điểm, ý kiến của báo Lao Động về các vấn đề thời sự, các sự kiện xảy ra trong đời sống xã hội được đông đảo bạn đọc quan tâm. Những tác giả viết chuyên mục này thường là những cây bút xuất sắc nhất và họ luôn biết thể hiện phong cách bản thân qua những suy nghĩ độc đáo, cách hành văn, sử dụng ngôn ngữ tu từ… rất riêng. Khéo léo kết hợp giữa các chung và cái riêng, giữa cái tôi và cái ta là thành công của những người viết “ Sự kiện và Bình luận”, đủ để làm nên sức sống lâu bền của chuyên mục này qua gần 10 năm phát triển.
Tên thật là Nguyễn An Định- một cây bút “ lão làng” của báo Lao Động song độc giả lại biết đến ông nhiều hơn với cái tên Chu Thượng- người đảm trách chuyên mục “ Sự kiện và Bình luận”. Nguyễn An Định sinh năm 1943 tại Hà Nam. Ông tốt nghiệp khoa văn của Đại học Tổng Hợp Hà Nội năm 1965. Gắn bó với chuyên mục “ Sự kiện và Bình luận” ngay từ khi nó mới ra đời; một tháng có 30 ngày, 30 bài viết trong chuyên mục “ Sự kiện và Bình luận” thì có đến 2/3 là do Chu Thượng viết. Trong rất nhiều lá thư của độc giả gửi về báo Lao Động hay những cuộc điều tra xã hội học về nhu cầu độc giả cho thấy nhiều người không gọi “ Sự kiện và Bình luận” mà gọi là mục Chu Thượng.
Có nhiều yếu tố dẫn đến sự thành công của chuyên mục “ Sự kiện và Bình luận”: danh tiếng lâu nay của báo Lao Động, cách đặt vấn đề và tính định hướng của tờ báo cho chuyên mục này… nhưng ông Phạm Huy Hoàn- nguyên Tổng biên tập báo Lao Động trong lời giới thiệu cho cuốn Chiếc roi trong tâm tưởng- tuyển tập những bài bình luận của Chu Thượng đã nhấn mạnh “ … điều quan trọng đặc biệt là khả năng của cây bút Chu Thượng”. Là cây bút nhanh nhạy, sắc sảo và tài hoa, với lối viết riêng biệt, nhiều bài bình luận của ông được đánh giá là mẫu mực cho thể loại bình luận. Nhà báo quan niệm: “ Tác giả của bình luận phải là người nghĩ sâu hơn người đọc, giúp người đọc suy nghĩ thêm về sự kiện theo chiều hướng, tiến trình phát triển và nhìn ra sự kiện ở độ sâu tư tưởng”. Bằng sự trải nghiệm và bề dày văn hoá, Chu Thượng đã viết bình luận theo cách riêng của mình.
Chính vì sức hấp dẫn của những bài bình luận, sự đặc sắc và tên tuổi mà nhà báo Nguyễn An Định đã tạo lập được qua chuyên mục “ Sự kiện và Bình luận” nên trong luận văn, người viết chọn phân tích những tác phẩm trong chuyên mục này của ông với bút danh quen thuộc: Chu Thượng.
2.2.2. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Chu Thượng
2.2.2.1. Đặt vấn đề
“ Sự kiện và Bình luận” là chuyên mục bình luận theo ngày nên yếu tố quan trọng đầu tiên là nó phải đảm bảo tính thời sự. Tính chất và vai trò, nhiệm vụ của “ Sự kiện và Bình luận” “ Sự kiện và Bình luận” đã quy định cách viết của các nhà bình luận ngay từ phần mở đầu tác phẩm.
Trong phần mở đầu, ngắn thì 2 câu mà dài thì cũng chỉ 3,4 câu là độc giả có thể hiểu ngay vấn đề, sự kiện mà Chu Thượng định bàn luận là gì. Cách đặt vấn đề trực tiếp, gọn gàng và rõ ý, dễ hiểu là đặc điểm cơ bản trong cách viết của ông. Như trong bài Mười năm sẽ giàu ( LĐ 105/1999), nhà báo viết “ Đây là nói về chuyện Thủ tướng Phan Văn Khải về thăm và làm việc với các cán bộ chủ chốt tỉnh Thanh Hoá mấy hôm vừa rồi ( từ 27 đến 29.6). Kết thúc ba ngày làm việc ở xứ Thanh, Thủ tướng chúc Thanh Hoá sau mười năm phấn đấu sẽ thành một tỉnh giàu có”. Không có lời bàn luận, chỉ có thông tin mà tác giả đưa ra được gói gọn trong 2 câu nhưng độc giả hiểu ngay vấn đề mà Chu Thượng muốn nói đến là tiềm năng, thế mạnh và tương lai của tỉnh Thanh Hoá.
Trong số 133 bài bình luận của Chu Thượng chọn đăng trong tuyển tập Chiếc roi trong tâm tưởng thì những cách mở đề trực tiếp, đơn giản như thế khá nhiều. Cũng có không ít bài tác giả mở đề, dẫn dắt một cách khéo léo nội dung thông tin định bình luận thông qua lối so sánh, liên tưởng với một thành ngữ, tục ngữ hay những câu chuyện nổi tiếng trong sử sách. Ví dụ: “ Xưa, trong Đông Chu Liệt Quốc, có chuyện Lã Bất Vi buôn vua. Nay là thời mới, ngôi vị đã thay đổi, thế là lại nảy sinh những toan tính buôn… công nhân. Chuyện vừa xảy ra, rất đáng kể lại” ( Bài Buôn… công nhân, LĐ 83/1999). Từ chuyện buôn vua của Lã Bất Vi nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa tác giả liên tưởng đến chuyện “buôn công nhân”. Sự liên tưởng thú vị này cuốn hút độc giả ngay từ đầu, người ta tò mò xem cái chuyện “buôn công nhân” ấy là gì, ở đâu, sao lại có sự việc quái lạ ấy… Rõ ràng với một sự việc đã xảy ra, để bình luận nó tác giả phải có cách viết, cách lập luận sáng tạo, độc đáo để hấp dẫn độc giả ngay từ đầu để người đọc hiểu rằng ở sự kiện, vấn đề đấy có nhiều điều rất đáng quan tâm, xem xét…
Hay như trong bài Không mua than thổ phỉ ( LĐ 92/1999), Chu Thượng mở đầu bằng lập luận “ Cũng là hòn than cả thôi mà thân phận xem ra khác nhau nhiều lắm. Có hòn than được khai thác đàng hoàng theo kế hoạch nhà nước, làm đúng quy trình công nghệ, ấy là hòn than chính đạo. Lại có cách làm than theo kiểu bất chấp tất cả, moi móc đào bới mọi chỗ, khai thác mà như ăn cướp tài nguyên và tàn phá môi trường; hòn than có được theo cách ấy là hòn than tà đạo, gọi nôm na là than thổ phỉ!”. So sánh sự khác nhau giữa “than chính đạo” và “than tà đạo” là cách vào đề của tác giả để đi đến câu chủ đề là nói về than thổ phỉ. Với những bài bình luận có kiểu mở đề như trong bài Không mua than thổ phỉ thì phần mở đầu chỉ tập trung vào dẫn dắt vấn đề sao cho cuốn hút người đọc. Với kiểu mở đề như thế thông thường tác giả sẽ bình luận một vấn đề chứ không tập trung vào sự kiện. Sự kiện mà Chu Thượng kể ra trong phần giải quyết vấn đề chỉ để minh hoạ chứ không phải là nội dung chính cần bình luận.
Trong bài Nông dân thắng kiện, Chu Thượng viết: “ Đã mấy năm rồi, chuyện Công ty liên doanh gia cầm Việt Thái ( VTP) luôn đứng trên thế thượng phong bắt nạt bà con nông dân ở hai huyện Tân Uyên và Bến Cát tỉnh Bình Dương đã là những chuyện hàng ngày tức như bị bò đá. Thôi thì “ lành làm gáo, vỡ làm môi”, cứ đưa nhau ra toà cho đỡ rách việc. Ơn giời, giời còn có mắt, nông dân đã thắng kiện”. Căn cứ vào tít bài thì câu chủ đề trong phần mở đề là câu cuối cùng. Câu chủ đề nó nội dung thông tin trùng với tít thông thường nằm ở câu cuối của phần mở nên người đọc dễ xác định để rồi tiếp ngay sau đó, tác giả sẽ đưa ra những thông tin làm rõ thêm sự kiện nông dân thắng kiện trong phần giải quyết vấn đề. Việc tách bạch giữa vấn đề định bàn luận và thông tin sự kiện như trong bài Nông dân thắng kiện được Chu Thượng sử dụng nhiều song cũng không ít bài rất khó xác định phần mở đề do ngay từ đầu, tác giả kể lại sự kiện một cách tuần tự. ở những bài bình luận kiểu này, người viết tạm xếp nó vào loại: không rõ phần mở đề.
Bảng 1: Thống kê các cách mở đề của Chu Thượng trong 133 bài “ Sự kiện và bình luận”
Cách mở đề
Số bài
%
Sử dụng phép liên tưởng
13
9,7%
Sử dụng phương pháp so sánh
11
8,2%
Sử dụng câu hỏi nghi vấn
10
7,5%
Bắt đầu bằng thông tin sự kiện
83
62,4%
Không rõ phần mở đề
16
12%
Qua bảng thống kê các cách mở đề của Chu Thượng có thể thấy ông thường bắt đầu bài bình luận bằng thông tin sự kiện. Việc dẫn ra sự kiện cốt lõi mà tác giả định bình luận ngay từ phần mở đầu tác phẩm là phù hợp với tính chất của mục “ Sự kiện và bình luận”. Do đây là loại bài bình luận ngày, dung lượng ngắn, phải đảm bảo tính thời sự nên tác giả thường thông tin ngay về sự kiện một cách nóng hổi ngay từ đầu. ở cách mở đề này, nhà báo thường chọn dẫn ra một sự việc, sự kiện hay hiện tượng có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với đời sống xã hội. Sự ra đời hay xuất hiện của sự kiện đó có tác động lớn, làm thay đổi và phát sinh những vấn đề mới mang tính tiêu cực hoặc tích cực. Chỉ bằng 2 đến 4 câu, người đọc có thể dễ dàng hiểu được chủ đề bài bình luận cũng như ý đồ tác giả.
Với nghệ thuật so sánh, sử dụng phép liên tưởng hay hình thức nêu vấn đề bằng câu hỏi, phần mở đề thường rất hấp dẫn và cuốn hút người đọc. Liên tưởng đến những sự tích, truyền thuyết hay nhân vật lịch sử nổi tiếng; so sánh để làm nổi bật vấn đề mà tác giả định bàn luận; bằng hình thức câu hỏi gợi trí tò mò… thường với những cách mở đề như thế này, câu chủ đề chỉ chạm đến đề tài bình luận chứ không khái quát hay là một câu luận đề thống kê các chủ đề bộ phận. Ví dụ như trong bài Lời mời từ Phú Thọ ( LĐ 42/1999), Chu Thượng viết: “ Cứ nói thật đi, bạn biết gì về Phú Thọ? Một lễ hội đền Hùng ngào ngạt khói hương nhớ về cội nguồn bốn nghìn năm dựng nước; một lãng đãng mơ màng rừng cọ, đồi chè; rồi vút lên giữa cái nắng trung du vàng như mật ong là lời ca dào dạt như sóng nước của Đỗ Nhuận hát về những người du kích sông Thao… Nhưng rốt cuộc, Phú Thọ hiển hiện giữa cái bề bộn đời thường hôm nay chỉ có thế thôi ư?”.
Nhìn chung, với cách mở đề thiên về nghệ thuật lôi cuốn và gợi mở mà Chu Thượng đã khá thành công trong các bài “ Sự kiện và bình luận” thì việc tìm ra câu chủ đề để xác định cụ thể, rõ ràng vấn đề cần bình luận không còn là yếu tố quá quan trọng với người đọc bởi họ đã bị hấp dẫn bởi cách nói hóm hỉnh, cách đặt vấn đề ấn tượng của tác giả.
2.2.2.2. Giải quyết vấn đề
* Cách lập luận
Nếu nhà nghiên cứu nào có ý định đi tìm mô hình lập luận với luận cứ, luận chứng và luận điểm ở các bài bình luận của Chu Thượng thì hẳn sẽ vất vả bởi cách bình và luận phong phú, đa dạng của nhà báo lão làng này.
Do thuộc thể loại bình luận ngắn, bình luận sự kiện, bình luận trong ngày nên Chu Thượng thường bắt đầu bài viết của mình bằng hàng loạt các thông tin về sự kiện, hiện tượng mà ông muốn bàn luận. Hàng loạt các luận cứ với những con số ấn tượng, những sự việc vừa mới xảy ra thuyết phục người đọc bởi tính thời sự và chân thực của nó. Một vài lời bàn luận xung quanh thông tin vừa đưa ra hoặc cũng có thể là Chu Thượng tiếp tục dẫn ra một sự kiện, hiện tượng có liên quan đến vấn đề đó hay đối nghịch với nó để đến cuối cùng sẽ là những phân tích, đánh giá, nhận định của ông về bản chất của sự kiện đó. Đây là kết cấu thông thường, cách lý giải và lập luận vấn đề mà độc giả thường thấy trong các bài bình luận của tác giả. Ví dụ như trong bài Của thiên trả địa ( LĐ 46/1999), sau khi thông tin tới bạn đọc trong phần mở đầu sự kiện tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vừa diễn ra 2 hội nghị sơ kết hơn 1 năm thực hiện Chỉ thị 853/ CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống buôn lậu trong tình hình mới, tác giả viết “ … Gọi là có giảm, nhưng hơn 1 năm qua, các lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ tới 87.000 vụ buôn lậu và gian lận thương mại với tổng trị giá trên 1.100 tỉ đồng. ấy là mới kể số vụ đã bị bắt gĩư, thử hỏi số vụ chưa phát hiện được sẽ là bao nhiêu? Lại tính trên địa bàn hẹp của các tỉnh, số vụ buôn lậu bị xử lý cũng gây ấn tượng thật sửng sốt: Quảng Ninh 6.000 vụ, Lạng Sơn 4.800 vụ, Tây Ninh 4.300 vụ, An Giang 4.200 vụ, Quảng Trị 3.600 vụ, Long An 3.100 vụ...”. Bắt đầu từ việc đưa tin hội nghị, đến phần giải quyết vấn đề, Chu Thượng nhấn mạnh con số các vụ buôn lậu và gian lận thương mại để đi đến phân tích: “Có nghĩa là trước mắt, hoạt động buôn lậu vẫn còn là cả một cuốn tiểu thuyết chương hồi chưa biết bao giờ mới tới chương cuối. Bởi vậy mà, chủ trì hội nghị này, Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu cấp uỷ, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng phải phối hợp đánh mạnh vào các tụ điểm tập kết hàng lậu và đường dây buôn lậu lớn từ biên giới vào sâu trong nội địa.…Ngoài ra- đây chính là điều rất mới và hết sức đặc sắc- Chính phủ sẽ cho phép các địa phương được sử dụng 100% số tiền thu được từ chống buôn lậu để chi phí cho xây dựng hạ tầng và nâng cao đời sống nhân dân ở địa phương”. Sự việc, hiện tượng được kể lại nhưng không theo tuần tự mà bao giờ cũng vậy, Chu Thượng chỉ “ nhặt” ở trong một chuỗi những thông tin đó con số, sự kiện mà ông cho là quan trọng, có tác động, ảnh hưởng đến đời sống xã hội để bình luận. Đan xen giữa thông tin mà tác giả đưa ra là những lời phân tích, đánh giá, lập luận rất ngắn gọn, hàm súc.
Thông tin sự kiện chiếm tới 70% dung lượng một bài bình luận của ông nhưng tất cả lại được diễn đạt, được sắp xếp theo một kết cấu rất lôgic và thể hiện rõ ý đồ của nhà bình luận. Từ vấn đề nóng bỏng là nạn buôn lậu và gian lận thương mại đang rất phổ biến và nhức nhối, tác giả nói tới một quyết định mới của Chính phủ là “cho phép các địa phương được sử dụng 100% số tiền thu được từ chống buôn lậu để chi phí cho xây dựng hạ tầng và nâng cao đời sống nhân dân ở địa phương”. Đây mới chính là chủ đề của bài bình luận, là vấn đề mà Chu Thượng muốn nói tới nhưng nó lại được rút ra sau hàng loạt những luận cứ như: con số các vụ buôn lậu và gian lận thương mại từ trung ương đến địa phương, những biện pháp nhằm hạn chế và đấu tranh với các đường dây buôn lậu. Việc Chính phủ cho phép các địa phương được sử dụng 100% số tiền thu được từ chống buôn lậu để chi phí cho xây dựng hạ tầng và nâng cao đời sống nhân dân cũng là một trong hàng loạt những biện pháp đấu tranh với nạn buôn lậu song đây là điều mà người viết muốn bàn luận và chính là chủ đề Của thiên trả địa mà Chu Thượng đã đặt cho tít bài. Đến tận câu cuối cùng của phần giải quyết vấn đề, chủ đề tác phẩm mới được lộ rõ nhưng không phải vì thế mà người đọc cảm thấy khó hiểu bởi sự dẫn dắt khéo léo, sự móc nối lôgíc từ thông tin này đến thông tin khác đều làm sáng rõ, chứng minh cho luận điểm cuối cùng mà ông đưa ra: “ Nhiều người liều thân làm “ cửu vạn” cho bọn trùm buôn lậu cũng chỉ vì quá nghèo chứ trong thâm tâm vẫn nghĩ rằng không nên thế”. Nay tịch thu số tiền buôn lậu cho các địa phương xây dựng điện, đường, trường, trạm cũng là hợp cái lẽ “ của thiên trả địa”. Có thể cách ví von coi tiền buôn lậu là “ của thiên” còn quá khập khiễng, nhưng việc đem khoản tiền bất chính đó ‘ trả địa” thì quá đúng. ở một khía cạnh nào đó thì ta đã nuôi cái tích cực để ngăn chặn trên diện rộng ảnh hưởng có thể có của cái tiêu cực vậy!”. Rõ ràng, sức nặng của bài bình luận Của thiên trả địa nằm ở phần cuối tác phẩm, phần kết thúc vấn đề.
Bên cạnh đó, có những bài bình luận, tác giả viết về một vấn đề, hiện tượng hay một hành động trong phạm vi rộng và tính khái quát cao nhưng bao giờ Chu Thượng cũng bắt đầu bằng một sự kiện mới xảy ra. Xin được trích dẫn từ bài bình luận Ngã xuống như anh hùng ( LĐ 179/1999): “ Tổ quốc và nhân dân vô cùng biết ơn tấm gương quên mình chống lũ cứu dân của các đồng chí!”. Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã viết như vậy trong bức điện ngày 6.11 gửi Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Biên phòng đề nghị chuyển lời chia buồn và thương tiếc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đến gia đình và đồng đội của ba liệt sĩ Phạm Hiếu Nghĩa, Phạm Văn Điền và Lê Đình Tư thuộc Bộ đội Biên phòng Quảng Trị và Thừa Thiên- Huế. Đã có những chiến sĩ đã ngã xuống trong tư thế người anh hùng trên mặt trận chống lũ cứ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33436.doc