MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN . ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ . iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .v
DANH MỤC CÁC HÌNH. vii
MỤC LỤC. viii
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .1
1. Tính cấp thiết của đề tài. .1
2. Mục tiêu nghiên cứu.2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2
4. Phương pháp nghiên cứu.2
5. Hạn chế của đề tài nghiên cứu .6
6. Kết cấu luận văn.6
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC
CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG .7
1.1. Cơ sở lý luận về sự hài lòng công việc .7
1.1.1.Khái niệm về sự hài lòng của người lao động trong doanh nghiệp .7
1.1.2.Các lý thuyết liên quan đến sự hài lòng công việc.7
1.2 Cở sở thực tiễn về sự hài lòng công việc .18
1.2.1 Các nghiên cứu liên quan đến sự hài lòng công việc.18
1.2.2 Thực trạng nghiên cứu sự hài lòng về công việc tại Việt Nam.23
1.3 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đề xuất .26
1.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất.26
1.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất .29
1.3.3 Mã hóa biến.30
CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG VỀ CÔNG
VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY SƠN HOÀNG GIA.32
2.1 Tổng quan về công ty sơn Hoàng Gia.32
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty sơn Hoàng Gia.32
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
trong công ty sơn Hoàng Gia. .33
2.1.3 Tiến trình phát triển sản phẩm và đặc điểm chủng loại sản phẩm của công ty
TNHH sơn Hoàng Gia.35
2.1.4 Tình hình nguồn lực của công ty sơn Hoàng Gia .37
2.1.5 Tình hình xây dựng và phát triển thương hiệu Hoàng Gia của công ty sơn
Hoàng Gia trên địa thành phố Huế.40
2.1.6 Các chính sách về nhân sự của công ty sơn Hoàng Gia.41
2.2. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của người lao
động tại công ty sơn Hoàng Gia.43
2.2.1. Mô tả mẫu điều tra .43
2.2.2. Kết quả điều tra .45
CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG VỀ
CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY SƠN HOÀNG GIA.71
3.1 Định hướng.71
3.2 Giải pháp .71
3.2.1 Giáp pháp về chính sách “tiền lương – phúc lợi” .71
3.2.2 Giáp pháp về “đặc điểm công việc”.75
3.2.3.Giải pháp hoàn thiện yếu tố “điều kiện làm việc” .77
2.2.4.Giải pháp hoàn thiện yếu tố “Cấp trên” .79
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.82
3.1 Kết luận .82
3.2 Kiến nghị.83
TÀI LIỆU THAM KHẢO.85
PHỤ LỤC.87
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
110 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của người lao động tại Công ty sơn Hoàng Gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động SXKD cũng như đảm bảo
cho đời sống các cán bộ công người lao động của đơn vị.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
34
* Phòng Hành chính - Nhân sự: quản lý toàn bộ cán bộ công người lao
động của công ty, hướng dẫn nghiệp vụ lao động tiền lương, áp dụng và khuyến
khích phương pháp trả lương tiên tiến nhằm nâng cao hiệu suất, hiệu quả lao động,
giải quyết công tác văn thư bảo mật, hưu trí, tiếp khách....
* Phòng kinh doanh: làm nhiệm vụ xây dựng mạng lưới kinh doanh
của công ty, vừa tổ chức thực hiện bán buôn vừa đảm nhiệm cả công tác tham
mưu lẫn trực tuyến.
+ Về chức năng tham mưu: giúp Ban Giám đốc công ty hoạch định chiến
lược và chính sách kinh doanh dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.
- Trong công tác đối nội: phòng phối hợp với các phòng ban trong công ty,
tham mưu cho Giám đốc các quyết định điều hành kinh doanh như cơ chế giá cả và
điều chỉnh hạch toán kế toán.
- Trong công tác đối ngoại: phòng tham mưu cho Giám đốc xử lý các mối
quan hệ với bạn hàng...
+ Về chức năng trực tuyến: trực tiếp tổ chức bán buôn với chi nhánh, cửa
hàng bán lẻ và điều động nội bộ ngành.
* Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm xây dựng định mức kỹ thuật, quy trình
sản xuất cho từng loại sơn cụ thể, có nhiệm vụ nghiên cứu, cung ứng những hóa
chất có tính thay thế để giảm giá thành, không ngừng kiểm tra chất lượng sản phẩm
nhập kho, lắng nghe những phản hồi của khách hàng về chất lượng sản phẩm không
đạt, từ đó rút ra kinh nghiệm và hoàn thiện hơn những sản phẩm kì sau.
* Phòng kế toán: tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực tài chính kế toán,
tổ chức thực hiện và lưu trữ các chứng từ kế toán trong mọi hoạt động của công ty,
đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định tài chính kế toán của Nhà nước, quản lý các
nguồn vốn do Nhà nước cấp, vốn vay ngân hàng, vốn tự có của công ty, đồng thời
nghiên cứu đề xuất với Ban Giám đốc để có kế hoạch sử dụng tốt các quỹ nhằm đạt
hiệu quả kinh tế cao nhất.
* Phòng vật tư: có nhiệm vụ cung cấp toàn bộ vật tư đầu vào cho công ty,
tham mưu về giá cho Giám đốc, tìm kiếm nguồn nguyên liệu cho công ty, đảm bảo
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
35
chất lượng cho nguyên liệu nhập vào, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những lô
hàng kém chất lượng.
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty
GIÁM ĐỐC
Hình 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH sơn Hoàng Gia
: Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng
(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự, công ty TNHH sơn Hoàng Gia)
2.1.3 Tiến trình phát triển sản phẩm và đặc điểm chủng loại sản phẩm của
công ty TNHH sơn Hoàng Gia
2.1.3.1 Tiến trình phát triển sản phẩm
Được thành lập vào năm 1990, tổ hợp sơn Rồng Vàng chỉ chuyên sản xuất
sản phẩm sơn dầu Rồng Vàng. Đến năm 1999, công ty đã phát triển sản xuất thêm
nhóm sản phẩm sơn Alkyd Hoàng Gia và nhóm sản phẩm dầu điều - dầu bóng. Đến
nay, nhóm sản phẩm sơn Alkyd Hoàng Gia đã trở thành chủ lực của công ty, chiếm
thị phần lớn của thị trường miền Trung. Năm 2003, công ty đã đầu tư thêm dây
Phòng
Kỹ
thuật
Phòng Kế
toán
Phòng Hành chính -
Nhân sự
Phòng
Vật tư
Phòng
Kinh
doanh
Phân xưởng
Chi
nhánh Hà
Nội
Các
đại lý
Các
cửa
hàng
Chi
nhánh TP
HCM
Marketing
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
36
chuyền nhóm sản phẩm sơn tường hệ nước và hệ dầu. Năm 2005, nhóm sản phẩm
sơn công nghiệp của công ty ra đời.
Công ty đã không ngừng phát triển thị phần trong những năm qua. Xét trên
tổng thể thị trường sơn Việt Nam hiện nay, công ty TNHH chỉ mới chiếm khoảng 1
- 1,3 % thị phần cả nước. Nhưng đối với một doanh nghiệp còn non trẻ trong ngành
sản xuất vật liệu xây dựng, lại thuộc quy mô vừa và nhỏ như công ty sơn Hoàng Gia
thì đó là một cố gắng nỗ lực không ngừng của tập thể anh chị em cán bộ, công
người lao động trong công ty.
2.1.3.2 Đặc điểm chủng loại sản phẩm của công ty sơn Hoàng Gia
Bảng 2.1: Đặc điểm chủng loại sản phẩm của công ty
STT Tên sản phẩm STT Tên sản phẩm
Sơn tường Sơn mài. dầu bóng
1 Bột bã tường nội thất ROVAMIX 15 Dầu bóng cao cấp Hoàng Gia
2 Bột bã tường ngoại thất SUPERROVAMIX
16 Dầu bóng Alkyd Hoàng Gia
17 Dầu bóng nhựa thông
3 Màu nước BEAR 18 Sơn mài Hoàng Gia
4 Sơn tường gốc dầu Sơn công nghiệp
5 Sơn nước nội thất DRAGON 19 Dầu bảo quản gỗ
6 Mat - tit DRAGON 20 Lót thơm chống rĩ
7 Sơn ngói màu cao cấp 21 Lót thơm NC (NC - Primer)
8 Sơn nước nội thất Hoàng Gia caocấp 22 Sơn bóng hai thành phần PU
9 Sơn nước ngoại thất Hoàng Gia 23 Sơn bã mau khô
10 Sơn lót chống kiềm Hoàng Gia 24 Sơn Epoxy
11 Ghi chống rỉ - AL6 25 Sơn Sấy Alkyd - melamin
12 Nâu chống rỉ - AL8 Nhựa Alkyd (Alkyd resin)
13 Ghi thông dụng - ACR6 26 Nhựa Long oil Alkyd M02 - 80
14 Nâu thông dụng - ACR8 27 Nhựa Short oil Alkyd M13 - 70
(Nguồn: Phòng kinh doanh, công ty TNHH sơn Hoàng Gia)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
37
2.1.4 Tình hình nguồn lực của công ty sơn Hoàng Gia
2.1.4.1 Nguồn lực nhân sự của công ty
Nhìn chung, qua ba năm 2010 - 2012, tình hình nhân sự của công ty không
có nhiều sự biến động.Xét theo từng chỉ tiêu:
* Phân theo giới tính: Trong cơ cấu lao động của công ty, lao động nam
chiếm đa số so với lao động nữ qua cả 3 năm (chiếm gần 80%). Điều này có thể giải
thích là do tính chất công việc sản xuất sơn, đòi hỏi sự mạnh mẽ và tỉnh táo mà lao
động nam đáp ứng tốt hơn lao động nữ.
* Phân theo trình độ : Số lao động phổ thông chiếm đa phần so với lao
động ở trình độ đại học & cao đẳng, trung cấp (chiếm hơn 60%).
* Phân theo tính chất công việc: Lao động trực tiếp của công ty là bộ
phận trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sơn chủ yếu tập trung phần lớn ở
các xưởng sản xuất.
Bảng 2.2: Tình hình lao động của công ty TNHH sơn Hoàng Gia qua ba
năm 2011- 2013
Chỉ tiêu
2011 2012 2013 2011/2012 2012/2013
SL % SL % SL % +/- % +/- %
Tổng số lao động 79 100 91 100 100 100 12 13.2 9 9
Phân theo giới tính
Lao động nam 62 76 69 75.8 76 76 7 10.1 7 9.2
Lao động nữ 17 24 22 24.2 24 24 5 22.7 2 8.2
Phân theo trình độ
Đại học & cao
đẳng 16 15 15 16.5 15 15 1 6.7 0 0
Trung cấp 15 16 15 16.5 16 16 0 0 1 6.3
Lao động phổ
thông 48 69 61 67.0 69 69 13 21.3 8 11.6
Phân theo tính chất công việc
Lao động trực
tiếp 55 69.6 65 71.4 72 72 10 15.4 7 9.7
Lao động gián
tiếp 24 30.4 26 28.6 28 28 2 7.7 2 2.1
(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự, công ty TNHH sơn Hoàng Gia)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
38
2.1.4.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty
Nguồn vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động SXKD. Tùy
vào đặc điểm của từng doanh nghiệp mà xác định các thành phần vốn trong cơ cấu
nguồn vốn cho hợp lý.
Tổng tài sản qua hai năm 2011 - 2012 của công ty tăng lên tương đối đáng
kể (tăng 18.8%). Đến năm 2013, tổng tài sản của công ty có sự tăng trưởng mạnh
so với năm 2012 (tăng 38.8%). Trong đó tài sản ngắn hạn của năm 2013 tăng
13,358.2 triệu đồng (tăng 43.3%) so với năm 2012. Còn tài sản dài hạn năm 2013
tăng 1,199.3 triệu đồng (tăng 18%) so với năm 2012.
Về nguồn vốn. ta cũng nhận thấy sự tăng giảm qua ba năm 2011 - 2013.
Năm 2012 so với năm 2011. nợ ngắn hạn tăng 3.137 triệu đồng (tăng 36.9%) còn
nợ dài hạn lại giảm 790 triệu đồng (giảm 75.2%). Năm 2013 so với năm 2012. nợ
ngắn hạn tăng rất mạnh 9,025.5 triệu đồng (tăng 77.5%). tuy nhiên nợ dài hạn
giảm lại giảm 94.3 triệu đồng (giảm 36.2%).
Bảng 2.3: Tình hình nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2011 – 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
So sánh
2012/2011 2013/2012
Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- %
A. Tài sản 31,637.3 37,567.8 52,125.3 5,930.5 18.8 14,557.5 38.8
I. TSNH 24,326.7 30,888.4 44,246.6 6,561.7 27.0 13,358.2 43.3
II. TSDH 7,310.6 6,679.4 7,878.7 -631.2 -8.6 1,199.3 18.0
B. Nguồn vốn 31,637.3 37,567.8 52,125.3 5,930.5 18.8 14,557.5 38.8
I. Nợ phải trả 9,561.1 11,908.1 20,839.4 2,347.0 24.6 8,931.2 75.0
1. Nợ ngắn hạn 8,510.6 11,647.6 20,673.2 3,137.0 36.9 9,025.5 77.5
2. Nợ dài hạn 1,050.5 260.5 166.19 -790.0 -75.2 -94.3 -36.2
II. VCSH 22,076.1 25,659.6 31,285.9 3,583.5 16.2 5,626.3 21.9
(Nguồn: Phòng Kế toán, công ty TNHH sơn Hoàng Gia)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
39
Về nguồn vốn chủ sở hữu. năm 2012 so với năm 2011 chỉ tăng 3,583.5
triệu đồng (tăng 16.2%). Năm 2013 so với năm 2012 tăng 5,626.3 triệu đồng
(21.9%). Điều này chứng tỏ rằng trong những năm qua hoạt động SXKD của công
ty TNHH sơn Hoàng Gia đã có bước nhảy vọt đáng kể.
Tóm lại, tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty trong ba năm qua liên
tục tăng, đặc biệt là năm 2013. Những con số này phản ánh một sự phát triển rất
đáng lạc quan trên chặng đường vươn lên trở thành một công ty sản xuất sơn hàng
đầu tại miền Trung trong suốt gần 23 năm qua.
2.1.4.3 Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty
Sau 3 năm từ năm 2011 đến 2013, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
của công ty liên tục tăng. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 8,556 triệu đồng (tăng
34.2%), năm 2013 so với năm 2012 tăng 10,529.1 triệu đồng (tăng 31.3%). Nguyên
nhân này là do công ty đã nổ lực nhiều trong việc nâng cao năng suất, đề ra các biện
pháp để thúc đẩy khối lượng tiêu thụ, đặc biệt nhóm sản phẩm sơn nước của công ty
trong 3 năm vừa qua ngày càng được nhiều khách hàng lựa chọn và tin dùng nên
cũng góp phần trong việc gia tăng lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty. Lợi nhuận
sau thuế TNDN của công ty tăng dần theo từng năm. Cụ thể năm 2012 so với năm
2011 tăng 76.8 triệu đồng (tăng 20.8%) và năm 2013 so với năm 2012 tăng 167.9
triệu đồng (tăng 37.6%). Đây là dấu hiệu đáng mừng và cũng là cơ sở để trong
những năm tiếp theo, công ty tích lũy và tái đầu tư, mở rộng quy mô SXKD. Điều
này cho thấy tình hình SXKD của công ty đang trên đà phục hồi và tăng trưởng sau
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Có được thành tích như trên là do
trong năm 2013, công tác quản lý chi phí đã được công ty đặc biệt quan tâm, tiết
kiệm tối đa nhưng trên cơ sở cân bằng hợp lý, đảm bảo tất cả các hoạt động của
công ty vẫn được đầu tư thích đáng.
Tóm lại, tình hình HĐKD của công ty ngày càng được cải thiện một cách rõ
rệt, đặc biệt là năm 2013 đánh dấu một bước phát triển vững chắc của công ty sau
những năm bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng và lạm phát trên toàn cầu.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
40
Bảng 2.4: Kết quả HĐKD của công ty qua 3 năm 2011 – 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
So sánh
2012/2011 2013/2012
Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- %
DTBH & CCDV 25,037.3 33,593.2 44,122.3 8,556.0 34.2 10,529.1 31.3
Giá vốn hàng bán 18,452.2 26,424.2 36,025.3 7,972.0 43.2 9,601.0 36.3
Lợi nhuận gộp 6,585.1 7,169.0 8,097.1 583.9 8.9 928.1 13.0
Doanh thu tài chính 6.3 7.0 7.4 0.7 10.8 0.5 7.0
Chi phí tài chính 989.9 1,011.9 1,265.5 22.0 2.2 253.7 25.1
Chi phí bán hàng 961.5 940.4 974.5 -21.1 -2.2 34.1 3.6
Chi phí quản lý DN 4,028.3 4,540.4 4,967.1 512.1 12.7 426.7 9.4
LN thuần từ HĐKD 611.6 683.3 897.3 71.6 11.7 214.1 31.3
Thu nhập khác 93.2 123.4 120.4 30.2 32.4 -3.0 -2.4
Chi phí khác 305.6 310.5 371.3 4.9 1.6 60.8 19.6
Lợi nhuận khác 212.4 187.1 250.9 25.3 -11.9 -63.8 34.1
Lợi nhuận trước thuế 399.2 496.2 646.5 96.9 24.3 150.3 30.3
Chi phí thuế TNDN
hiện hành
46.5 71.0 45.8 24.5 52.6 -25.1 -35.4
Chi phí thuế TNDN
hoãn lại
17.0 21.3 13.8 -4.3 25.3 7.5 -35.4
LN sau thuế TNDN 369.7 446.5 614.4 76.8 20.8 167.9 37.6
(Nguồn: Phòng Kế toán, công ty TNHH sơn Hoàng Gia)
2.1.5 Tình hình xây dựng và phát triển thương hiệu Hoàng Gia của công ty
sơn Hoàng Gia trên địa thành phố Huế
Là một công ty sản xuất sơn hàng đầu tại miền Trung trong suốt gần 23 năm
qua, với rất nhiều khó khăn của những ngày đầu mới thành lập và với sự cố gắng
không ngừng, đến nay công ty sơn Hoàng Gia đã là cái tên khá quen thuộc và gắn
bó với người dân không chỉ riêng tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn đối với các tỉnh
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
41
thành trên khắp cả nước. Với những nỗ lực bền bỉ trong suốt gần 23 năm tồn tại và
phát triển, sơn Hoàng Gia đã góp phần mang thương hiệu Hoàng Gia đến với khách
hàng không chỉ trong nước mà còn ra cả thế giới. Có được thành công đó là do công
ty luôn ý thức được tầm quan trọng của công tác xây dựng, phát triển và bảo vệ
thương hiệu để từng bước phát triển thương hiệu Hoàng Gia ngày càng vững mạnh.
Chúng ta có thể kể đến những hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu tiêu
biểu sau của công ty:
- Tài trợ giải boxing tại Quảng Ngãi vào năm 2003.
- Xây dựng các panô ngoài trời tại các tỉnh và thành phố: Huế, Đà Nẵng, Gia
Lai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Buôn Mê Thuột.
- Đạt giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2003 và năm 2005 với thương hiệu
Hoàng Gia (RO*AL).
- Tham gia Hội chợ quảng bá thương hiệu và đạt cúp vàng, huy chương vàng
Hội chợ triển lãm Quốc tế Vietbuild 2005 tại Đà Nẵng; huy chương vàng, bằng
khen Hội chợ Thương mại Quốc tế EXPO 2004; chứng nhận Thương hiệu có uy tín
với người tiêu dùng tại Hà Nội năm 2005; huy chương vàng Hội chợ các nước tiểu
vùng sông MeKong (GMS) 2004; ...
- Đăng kí bảo hộ nhãn hiệu RO*AL, HOÀNG GIA, logo của công ty tại Cục
sở hữu trí tuệ.
- Xây dựng trang web và không ngừng cải tiến
nhằm quảng bá trực tuyến.
- Công ty đã tham gia sàn giao dịch điện tử quốc tế alibaba.com qua trang web
- Quảng cáo trên truyền hình địa phương qua kênh VTV Huế lúc 18h45 và
kênh TRT Huế lúc 20h15 hằng ngày.
- Tham gia cứu trợ đồng bào bị lũ lụt. thiên tai tại miền Trung khi có thiên tai xảy ra.
2.1.6 Các chính sách về nhân sự của công ty sơn Hoàng Gia
Xác định yếu tố con người là yếu tố quyết định thành công của doanh
nghiệp, trong chiến lược của mình Công ty luôn quan tâm xây dựng các chính sách
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
42
liên quan đến phát triển nguồn nhân lực hợp lý, nhằm giữ và thu hút lao động giỏi;
khai thác phát huy sức lực, trí tuệ của người lao động; tạo một môi trường làm việc
năng động; nâng cao văn hóa tổ chức; tác phong chuyên nghiệp, từng bước xây
dựng hình ảnh thương hiệu sơn Hoàng Gia đáp ứng với năng lực cạnh tranh và tầm
nhìn chiến lược của Công ty.
Về chính sách tiền lương, hiện nay công ty đang thực hiện việc chi trả lương
vào cuối tháng. Lương đầu vào của công ty chủ yếu dựa theo trình độ học vấn và vị
trí làm việc. Rất ít khi công ty cho phép trả lương vượt quá mức giới hạn cho phép.
Việc tăng lương sẽ thực hiện theo định kỳ mỗi năm. Công ty chủ trương việc áp
dụng chính sách lương phải đảm bảo cho người lao động đáp ứng được nhu cầu cơ
bản của cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình, chú trọng công bằng trong
chính sách lương và có tham khảo mặt bằng lương của các đơn vị cùng ngành cũng
như cùng địa bàn hoạt động.
Về phúc lợi xã hội, công ty thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế đúng trên mức lương cơ bản và các chế độ nghỉ phép, nghỉ bệnh theo đúng luật
Lao động Việt Nam quy định. Mỗi tháng các nhân viên làm việc ở bộ phận sản xuất
được hưởng các khoản trợ cấp tùy theo năng suất lao động. Mỗi quý công ty đều có
chế độ xét thưởng theo các mục tiêu đề ra. Công ty cũng trang bị xe đưa đón các
công nhân ở xa. Ngoài ra công ty còn tổ chức khám sức khỏe định kỳ mỗi năm, có
phòng y tế, thường xuyên tổ chức các giải thi đấu thể thao giữa các bộ phận để nhân
viên có thể vừa giải trí sau giờ làm việc vừa rèn luyện thêm sức khỏe.
Về môi trường làm việc, công ty trang bị đầy đủ tiện ngị cho từng loại công
việc. Các thiết bị, công cụ bảo hộ lao động luôn đầu đủ để đảm bảo an toàn sức
khỏe người lao động khi làm việc. Công ty lập ra một phòng ban chuyên trách vệ
sinh an toàn và sức khỏe cho người lao động.
Về mối quan hệ giữa người lao động với nhau, công ty luôn tạo điều kiện,
khuyến khích người lao động làm việc thoe nhóm, cùng nhau giải quyết các vấn đề.
Cấp trên cũng luôn tạo cho nhân viên được tham gia góp ý về vấn đề của công ty,
được quyền quyết định một số công việc.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
43
Về chính sách đào tạo và phát triển con người, công ty có kế hoạch đào tạo
hàng năm về các kỹ năng làm việc, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, các hệ
thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm... Ngoài những khóa đào tạo theo kế
hoạch, công ty cho pháp các phòng ban có nhu cầu đề xuất những khóa đào tạo theo
chuyên môn khi có nhu cầu.
Trong thời gian gian gần đây, công ty gặp phải một số khó khăn trong việc
ổn định chính sách nhân sự. Một số cán bộ - công nhân viên rời bỏ công ty để đến
làm việc ở đơn vị khác. Đối với các cán bộ công nhân viên ở lại thì có tâm lý làm
việc không ổn định, năng suất lao động sụt giảm. Đứng trước thực trạng trên, Ban
lãnh đạo công ty rất lo lắng. Mặc dù chưa có cơ sở chính thức nhưng Ban lãnh đạo
thấy rằng việc này ảnh hưởng nhất định làm sụt giảm sự hài lòng về công việc của
người lao động. Vấn đề cấp thiết hiện nay là phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao có sự
giảm sút mức độ hài lòng của người lao động tại công ty đồng thời đề ra những giải
pháp khắc phục kịp thời. Đây là vấn đề sống còn đối với công ty bởi vì trong bối
cảnh hiện nay, nguồn nhân lực là tài sản vô giá của doanh nghiệp, bất kỳ doanh
nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển trước tiên phải có đội ngũ lao động có chất
lượng, toàn tâm toàn ý với doanh nghiệp. Có được như vậy, công ty mới có thể chủ
động xây dựng và thực hiện thành công chiến lược sản xuất kinh doanh của mình.
2.2. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của người
lao động tại công ty sơn Hoàng Gia
2.2.1. Mô tả mẫu điều tra
Trong tổng số 100 bảng hỏi phát ra, thu hồi về 100 bảng hợp lê, với đặc điểm
mẫu như sau:
Theo bảng số liệu trên, tỷ lệ khảo sát mẫu theo giới tính có sự chênh lệch lớn
giữa nam và nữ. Trong mẫu thu về, có 76% là nam và 24 % là nữ. Điều này hoàn
toàn phù hợp với đặc điểm của ngành sản xuất sơn, đòi hỏi lao động nặng nhọc
trong các xưởng sản xuất.
Theo tiêu chí độ tuổi, đa số là người lao động từ 25-40 tuổi chiếm 64%, tiếp
theo là nhóm lao động dưới 25 tuổi chiếm 25%, sếp thứ ba là nhóm lao động từ 41-
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
44
54 tuổi. Điều này cho thấy công ty có lực lượng lao động trẻ hùng hậu, góp phần
nâng cao hiệu suất lao động.
Bảng 2.5: Đặc điểm mẫu điều tra
Tiêu chí Phân loại Số lượng Phần trăm (%)
Giới tính
Nam 76 76
Nữ 24 24
Độ tuổi
Dưới 25 tuổi 21 21
Từ 25-40 tuổi 64 64
Từ 41- 54 tuổi 10 10
Trên 55 tuổi 5 5
Thời gian
làm việc
Dưới 1 năm 5 5
1-3 năm 15 15
3-5 năm 30 30
Trên 5 năm 50 50
Trình độ
Đại học 7 7
Cao đẳng 8 8
Trung cấp 16 16
Tốt nghiệp THCS/THPT 69 69
Thu nhập
hiện tại
Dưới 2 triệu 10 10
2-3 triệu 38 38
3-4 triệu 30 30
Trên 4 triệu 22 22
Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS
Theo tiêu chí thời gian làm việc, nhóm lao động có thời gian làm việc dưới
1 năm chỉ chiếm 5%, nhóm làm việc từ 1-3 năm chiếm 15%, nhóm lao động từ 3-5
năm chiếm 30%, và nhóm lao động làm việc từ 5 năm trở lên chiếm đến 50%.
Theo tiêu chí trình độ học vấn, nhóm lao động phổ thông (tốt nghiệp
THCS/THPT) chiếm đa số với 69%, nhóm lao động có trình độ trung cấp chiếm
16%, nhóm lao động có trình độ đại học và cao đẳng chiếm 15%.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
45
Theo tiêu chí thu nhập, nhóm lao động có thu nhập dưới 2 triệu chiếm tỷ lệ thấp
nhất là 10%, nhóm lao động có thu nhập từ 2-3 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất 38%, nhóm
có thu nhập từ 3-4 triệu chiếm 30% và nhóm có thu nhập trên 4 triệu chiếm 22%.
2.2.2 Kết quả điều tra
2.2.2.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha
Kết quả phân tích thang đo các thành phần của sự hài lòng công việc
Bảng 2.6: Hệ số tin cậy Cronbach Alpha
Biến quan
sát
Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phương sai
thang đo nếu loại
biến
Tương quan
biến tổng
Cronbach’s
Alpha nếu
loại biến
Thành phần độ tin cậy “Tiền lương” (TL): ALPHA = 0.779
TL01 10.80 4.828 0.544 0.746
TL02 10.98 4.121 0.722 0.647
TL03 10.62 5.511 0.546 0.750
TL04 11.28 4.587 0.551 0.746
Thành phần độ tin cậy “Cơ hội đào tạo & thăng tiến” (CH): ALPHA = 0.442
CH05 5.82 1.826 0.255 0.328
CH06 7.09 2.184 0.251 0.332
CH07 6.25 2.109 0.256 0.321
Thành phần độ tin cậy “Cấp trên” (CT): ALPHA = 0.809
CT08 6.59 2.386 0.699 0.695
CT09 6.83 2.365 0.665 0.734
CT10 6.50 2.919 0.623 0.778
Thành phần độ tin cậy “Đồng nghiệp” (DN): ALPHA = 0.811
DN11 7.53 2.757 0.729 0.667
DN12 7.71 3.117 0.616 0.786
DN13 7.70 3.162 0.640 0.761
Thành phần độ tin cậy “Đặc điểm công việc” (CV): ALPHA = 0.804
CV14 6.83 2.324 0.721 0.655
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
46
Biến quan
sát
Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phương sai
thang đo nếu loại
biến
Tương quan
biến tổng
Cronbach’s
Alpha nếu
loại biến
CV15 6.46 2.271 0.700 0.681
CV16 7.15 3.199 0.558 0.825
Thành phần độ tin cậy “Điều kiện làm việc” (DK): ALPHA = 0.802
DK17 7.24 3.114 0.713 0.686
DK18 7.93 2.712 0.629 0.751
DK19 7.39 2.644 0.627 0.758
Thành phần độ tin cậy “Phúc lợi” (PL): ALPHA = 0.830
PL20 6.66 3.499 0.748 0.711
PL21 6.74 3.406 0.720 0.735
PL22 6.50 3.566 0.608 0.849
Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS
*Thành phần “Tiền lương” bao gồm 4 biến quan sát (TL01, TL02, TL03,
TL04). Cả 4 biến quan sát này đều có tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 và hệ
số Cronbach alpha = 0.779 (lớn hơn 0.6). Vì vậy bốn biến quan sát này đều đạt yêu
cầu và được đưa vào phân tích nhân tố.
* Thành phần “Cơ hội đào tạo và thăng tiến” có 3 biến quan sát (CH05, CH06,
CH07). Cả 3 biến quan sát này có tương quan biến tổng lần lượt là 0.255 ; 0.251 ; 0.256
đều bé hơn 0.3 và hệ số Crobach alpha = 0.442 (nhỏ hơn 0.6). Vì vậy cả 3 biến quan sát
không đạt yêu cầu và không được đưa vào để thực hiện phân tích nhân tố.
* Thành phần “Cấp trên” có 3 biến quan sát (CT08, CT09, CT10) . Cả 3
biến quan sát này đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach alpha
=0.809 (lớn hơn 0.6). Vì vậy 3 biến quan sát này đều đạt yêu cầu và được đưa vào
để tiến hành phân tích nhân tố.
* Thành phần “Đồng nghiệp” có 3 biến quan sát (DN11, DN12, DN13) .
Cả 3 biến quan sát này đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach
alpha =0.811 (lớn hơn 0.6). Vì vậy 3 biến quan sát này đều đạt yêu cầu và được đưa
vào để tiến hành phân tích nhân tố.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
47
* Thành phần “Đặc điểm công việc” có 3 biến quan sát (CV14, CV15,
CV16) . Cả 3 biến quan sát này đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và hệ số
Cronbach alpha =0.804 (lớn hơn 0.6). Vì vậy 3 biến quan sát này đều đạt yêu cầu và
được đưa vào để tiến hành phân tích nhân tố.
* Thành phần “Điều kiện công việc” có 3 biến quan sát (DK17, DK18,
DK19) . Cả 3 biến quan sát này đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và hệ số
Cronbach alpha =0.802 (lớn hơn 0.6). Vì vậy 3 biến quan sát này đều đạt yêu cầu và
được đưa vào để tiến hành phân tích nhân tố.
* Thành phần “Phúc lợi” có 3 biến quan sát (PL20, PL21, PL22) . Cả 3
biến quan sát này đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach alpha
=0.830 (lớn hơn 0.6). Vì vậy 3 biến quan sát này đều đạt yêu cầu và được đưa vào
để tiến hành phân tích nhân tố.
Kết quả phân tích thang đo sự hài lòng về công việc
Bảng 2.7: Hệ số Cronbach alpha thành phần hài lòng công việc
Biến quan
sát
Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến tổng
Cronbach’s
Alpha nếu loại
biến
Thành phần độ tin cậy (TM): ALPHA = 0.658
HL23 7.40 2.768 0.538 0.465
HL24 8.12 3.177 0.349 0.728
HL25 7.56 3.057 0.540 0.477
Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS
Thang đo sự hài lòng gồm 3 biến (HL23, HL24, HL25). Cả 3 biến đều có
hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach alpha là 0.658 (lớn hơn
0.6) nên thang đo này đạt yêu cầu. Vì vậy, các biến này được đưa vào phân tích
nhân tố tiếp theo.
2.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi kiểm tra độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá được tiến hành.
Phương pháp rút trích nhân tố được sử dụng là Principal Component (được mặc
định trong chương trình SPSS 15) với phép quay Varimax.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
48
Thang đo thành phần của thỏa mãn công việc gồm 7 thành phần chính và
được đo bằng 25 biến quan sát. Sau khi kiểm tra hệ số Cronbach alpha, có 03 biến
bị loại là CH05, CH06, CH07, còn lại 22 biến quan sát đảm bảo độ tin cậy. Phân
tích nhân tố khám phá được sử dụng để đánh giá lại mức độ hội tụ của các biến
quan sát theo các thành phần (các nhóm).
Kiểm định KMO và Bartlett’s trong phân tích nhân tố cho thấy hệ số KMO
là 0.843 (lớn hơn 0.5) với mức ý nghĩa bằng 0 (sig = 0.000) chứng tỏ phân tích nhân
tố EFA rất thích hợp.
Bảng 2.8: Kết quả phân tích nhân tố EFA lần 1
Biến quan sát
Hệ số tải nhân tố của các thành phần
1 2 3 4 5
TL01 0.626
TL02 0.633
TL03 0.644
TL04 0.406 0.457
CT08 0.774
CT09 0.775
CT10 0.789
DN11 0.783
DN12 0.862
DN13 0.654
CV14 0.821
CV15 0.801
CV16 0.678
DK17 0.857
DK18 0.781
DK19 0.798
PL20 0.803
PL21 0.738
PL22 0.689
Eigenvalue 7.091 1.797 1.652 1.381 1.173
Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
49
Kết quả phân tích nhân tố lần 1, tại mức giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 với
phương sai rút trích Principal components và phép quay Varimax, phân tích nhân tố
đã rút trích được 5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_cac_nhan_to_anh_huong_den_su_hai_long_ve_cong_viec_cua_nguoi_lao_dong_tai_cong_ty_son_hoan.pdf