MỤC LỤC. 1
LỜI CẢM ƠN . 7
PHẦN MỞ ĐẦU. 8
1. Tên đề tài:. 8
2. Lý do nghiên cứu . 8
3. Lịch sử nghiên cứu. 9
4. Mục tiêu nghiên cứu . 15
5. Phạm vi nghiên cứu. 15
6. Mẫu khảo sát . 15
7. Câu hỏi nghiên cứu . 16
8. Giả thuyết nghiên cứu. 16
9. PhƯơng pháp nghiên cứu . 16
10. Kết cấu của luận văn . 16
PHẦN NỘI DUNG . 17
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊNH GIÁ NHÃN HIỆU VÀ
CÁC YẾU TỐ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT
ĐỘNG ĐỊNH GIÁ NHÃN HIỆU. 17
1.1. Tổng quan về nhãn hiệu và định giá nhãn hiệu . 17
1.1.1. Nhãn hiệu. 18
1.1.1.1. Khái niệm. 18
1.1.1.2. Những nội dung cơ bản về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
đối với nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam. 21
1.1.2. Khái niệm định giá và định giá tài sản trí tuệ. 25
1.1.2.1 Khái niệm định giá . 25
56 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích các yếu tố quyền sở hữu trí tuệ có ảnh hưởng tới kết quả hoạt động định giá nhãn hiệu tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1/2007, theo đó,
một số trƣờng hợp dấu hiệu chữ bị coi là không có khả năng phân biệt nhƣ
dấu hiệu thuộc ngôn ngữ mà đa số ngƣời tiêu dùng Việt Nam không thể nhận
biết và ghi nhớ đƣợc; các ký tự quá đơn giản (toàn chữ số, hoặc một, hai chữ
cái) hay quá phức tạp; các từ có ý nghĩa mô tả đơn thuần
Tƣơng tự Khoản 4, Điểm 39, Thông tƣ 01/2007 cũng làm rõ các trƣờng
hợp dấu hiệu hình (hình vẽ, hình ảnh) bị coi là không có khả năng phân biệt
nhƣ: hình và hình hình học phổ thông, quá đơn giản hay quá phức tạp; hình
mang tính biểu trƣng rộng rãi, hình mang tính chất mô tả chính hàng hóa, dịch
vụ mang nhãn hiệu
Đánh giá khả năng phân biệt của các dấu hiệu kết hợp (giữa yếu tố chữ
và yếu tố hình) thì đƣợc quy định chi tiết tại Khoản 6, Điểm 39 của Thông tƣ
trên. Theo đó, việc đánh giá khả năng phân biệt không chỉ dựa trên việc các
dấu hiệu chữ hoặc hình trong dấu hiệu kết hợp có khả năng phân biệt hay
không mà còn cân nhắc tới cách thức kết hợp giữa các yếu tố đó, tạo nên tổng
thể dấu hiệu có khả năng phân biệt.
Tuy nhiên, Luật Sở hữu trí tuệ cũng thừa nhận khả năng một số dấu
hiệu nêu trên có thể dần dần đạt đƣợc khả năng phân biệt nhờ quá trình sử
24
dụng, đầu tƣ tiếp thị và truyền thông của doanh nghiệp. Các trƣờng hợp ngoại
lệ này đƣợc quy định tại Khoản 5, Điểm 39, Thông tƣ 01/2007.
* Xác lập quyền đối với nhãn hiệu
- Xác lập quyền đối với nhãn hiệu là việc các tổ chức, cá nhân tiến hành
các hoạt động (chuẩn bị đơn, nộp đơn, nộp phí) để xin đăng ký xác lập
quyền bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Các tổ chức, doanh
nghiệp hoặc cá nhân có nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc
dịch vụ do mình cung cấp đều có thể nộp đơn xin xác lập quyền bảo hộ đối
với nhãn hiệu đó.
- Đơn đăng ký nhãn hiệu thƣờng bao gồm: tờ khai đăng ký theo mẫu
quy định; mẫu nhãn hiệu theo quy định; các chứng từ nộp phí, lệ phíĐơn
này phải đáp ứng các yêu cầu chung đối với đơn đăng ký nhãn hiệu đƣợc quy
định tại Điểm 7 và Điểm 10.1 Thông tƣ 01/2007 và các yêu cầu cụ thể đối với
các tài liệu có trong đơn quy định tại Điều 105, Luật Sở hữu trí tuệ và Điểm
37 Thông tƣ 01/2007. Trong đó, lƣu ý tờ khai phải mô tả rõ ràng loại nhãn
hiệu đăng ký (thƣờng, liên kết, chứng nhận), mô tả mẫu nhãn hiệu, phân loại
phù hợp cho c¸c hµng ho¸, dÞch vô mang nh·n hiÖu theo B¶ng ph©n lo¹i quèc
tÕ c¸c hµng ho¸, dÞch vô theo Tho¶ íc Nice.
- TÊt c¶ c¸c lo¹i ®¬n ®¨ng ký së h÷u c«ng nghiÖp ®Òu ®-îc Côc Së h÷u
trÝ tuÖ xö lý theo tr×nh tù: tiÕp nhËn ®¬n; thÈm ®Þnh h×nh thøc ®¬n; c«ng bè
®¬n hîp lÖ; thÈm ®Þnh néi dung ®¬n; cÊp hoÆc tõ chèi cÊp v¨n b»ng b¶o hé;
®¨ng b¹ vµ c«ng bè quyÕt ®Þnh cÊp v¨n b»ng b¶o hé. Trình tự, thủ tục này
đƣợc quy định chung trong Mục 3: Thủ tục xử lý đơn đăng ký sở hữu công
nghiệp và cấp văn bằng bảo hộ (từ Điều 108 đến Điều 119) Luật Sở hữu trí
tuệ, và quy định chi tiết trong Thông tƣ 01/2007.
+ Theo đó, sau khi tiếp nhận đơn, cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện
các thủ tục thẩm định hình thức để xem xét tính hợp lệ của đơn. Thời hạn
thẩm định hình thức theo quy định là một tháng kể từ ngày nộp đơn. Nếu đơn
25
hợp lệ sẽ đƣợc công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Đơn không hợp lệ
phải có thông báo từ chối nêu rõ lý do không cấp nhận đơn.
+ Đơn hợp lệ sẽ đƣợc tiến hành thẩm định nội dung đơn để xem xét dấu
hiệu đăng ký có đáp ứng đƣợc điều kiện bảo hộ nhãn hiệu hay không. Thời
hạn thẩm định nội dung đối với nhãn hiệu là sáu tháng kể từ ngày công bố
đơn. Nếu đủ điều kiện, nhãn hiệu sẽ đƣợc cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận
vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
Riêng đối với nhãn hiệu nổi tiếng thì không phải đăng ký bảo hộ.
* Chủ sở hữu nhãn hiệu, nội dung và giới hạn quyền đối với nhãn
hiệu
Theo Khoản 1, Điều 121, Luật Sở hữu trí tuệ quy định“Chủ sở hữu
nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo
hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm
quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng”[33; điều 121]
Cũng theo quy định của Luật này thì chủ sở hữu nhãn hiệu có các
quyền sử dụng và định đoạt nhãn hiệu. Trong đó, sử dụng nhãn hiệu là hoạt
động gắn nhãn hiệu đƣợc bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phƣơng tiện
kinh doanh, phƣơng tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh
doanh; lƣu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang
nhãn hiệu đƣợc bảo hộ; nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đƣợc
bảo hộ... còn quyền định đoạt tức là chủ sở hữu có quyền cho phép hoặc ngăn
cấm ngƣời khác sử dụng nhãn hiệu. Tuy nhiên, chủ sở hữu nhãn hiệu cũng có
nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó, nếu nhãn hiệu không đƣợc sử dụng
liên tục từ năm năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó sẽ bị chấm dứt hiệu
lực.
Các quy định về xác lập, bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với
nhãn hiệu còn đƣợc quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác
nhƣ: Luật cạnh tranh, Luật Thƣơng mại.v.v Tuy nhiên, trên là những khía
cạnh cốt yếu nhất của nhãn hiệu, chúng cũng có ảnh hƣởng lớp tới giá trị và
cách xác định giá trị của nhãn hiệu trên thị trƣờng. Sơ lƣợc về những khía
26
cạnh này sẽ giúp ta dễ hình dung hơn khi đi vào phân tích những yếu tố quyền
sở hữu trí tuệ ảnh hƣởng tới hoạt động định giá nhãn hiệu ở chƣơng hai.
1.1.2. Khái niệm định giá và định giá tài sản trí tuệ
1.1.2.1 Khái niệm định giá
Định giá là một trong những vấn đề phức tạp vì nó vừa là hoạt động
mang tính chuyên môn vừa mang tính kinh tế kỹ thuật, tính pháp lý, vừa tính
xã hội. Hoạt động định giá hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự
hình thành, tồn tại và phát triển của kinh tế nói chung và thị trƣờng nói riêng.
Tùy theo góc độ tiếp cận, các nhà nghiên cứu cũng đƣa ra nhiều định nghĩa
khác nhau về định giá nhƣ:
GS. W. Sealrooke - viện đại học Portsmouth – Vƣơng quốc Anh định
nghĩa “Định giá là sự ước tính về giá trị của các quyền sở hữu tài sản cụ thể
bằng hình thái tiền tệ cho một mục đích đã được xác định”[05;01]
Còn theo GS. Lim Lan Yuan – khoa xây dựng và bất động sản - đại học
quốc gia Singapore “ Định giá là một khoa học về ước tính giá trị cho một
mục đích cụ thể của một tài sản cụ thể, tại một thời điểm xác định,có cân
nhắc đến tất cả các đặc điểm của tài sản cũng như xem xét tất cả các yếu tố
kinh tế căn bản của thị trường, bao gồm các loại đầu tư lựa chọn.”[05;02]
Mặc dù, diễn giải theo các cách khác nhau nhƣng các khái niệm này
đều cho thấy bản chất của định giá “là sự ƣớc tính giá trị” của một loại tài sản
cụ thể nào đó. Đặc biệt, khái niệm định giá của GS. Lim Lan Yuan không chỉ
cho thấy bản chất của định giá mà còn cho thấy các yếu tố tác động tới giá trị
của tài sản, cũng nhƣ tính mục đích của hoạt động định giá. Tuy nhiên, đây lại
là khái niệm tiếp cận dƣới góc độ khoa học, coi “định giá là một khoa
học”thay vì là một hoạt động. Vì vậy, dựa trên việc nghiên cứu các khái niệm
trên và cách hiểu của bản thân, tác giả xin đƣa ra định nghĩa “định giá là quá
trình ước tính giá trị của một tài sản cụ thể cho một mục đích cụ thể, tại một
thời điểm xác định, có tính tới tác động của các yếu tố kinh tế căn bản cũng
như đặc điểm riêng của tài sản đó.”
27
1.1.2.2. Khái quát về định giá tài sản trí tuệ:
* Khái niệm định giá tài sản trí tuệ:
Mỗi tổ chức, doanh nghiệp có nhiều loại tài sản khác nhau. Cùng với
bất động sản và các tài sản hữu hình khác, tài sản vô hình là yếu tố quan trọng
tạo nên giá trị cho mỗi doanh nghiệp, tổ chức. Tài sản trí tuệ chính là một loại
tài sản vô hình. Tuy nhiên, vì tính chất ”vô hình” mà việc định giá loại tài sản
này gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, chƣa có văn bản pháp luật chính thức nào
đƣa ra khái niệm định giá tài sản trí tuệ tuy nhiên ta có thể tìm hiểu thông qua
một số dự thảo và công trình nghiên cứu.
Theo Khoản 1, Điều 2. “Giải thích từ ngữ” thuộc Dự thảo Thông tƣ
Liên tịch hƣớng dẫn định giá tài sản trí tuệ sử dụng Ngân sách Nhà nƣớc của
Bộ Khoa học Công nghệ có quy định13
“Định giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản
trí tuệ là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân có
quyền định giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản
trí tuệ quy định giá cho kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ,
tài sản trí tuệ đó”[02; điều 2].
Quy định này không nêu khái niệm định giá tài sản trí tuệ riêng mà nêu
khái niệm định giá cho cả “kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ” và “tài sản trí tuệ”, coi đây là hai đối tƣợng để định giá. Tuy nhiên,
Khoản 2, điều này lại giải thích kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ, tài sản trí tuệ quy định tại dự thảo Thông tƣ này đƣợc hiểu gồm:
sáng chế, bí mật kinh doanh, sáng kiến, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,
kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thƣơng mại, giống cây trồng, chƣơng
trình máy tính và công nghệ. Nhƣ vậy, ta có thể hình dung đƣợc tài sản trí tuệ
13
Trong Thông tƣ liên tịch số 39/ 2014/TTLT- BKHCN- BTC do Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Bộ Tài
chính ban hành quy định về “việc định giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí
tuệ sử dụng ngân sách nhà nước” lại không có khái niệm này. Vì vậy tác giả trích dẫn Khoản 1, Điều 2 Dự
thảo Thông tƣ này nhằm mục đích phân tích xây dựng nên khái niệm, chứ không phải nghiên cứu quy định
pháp luật.
28
đƣợc hiểu là các đối tƣợng nào, đa số các đối tƣợng quy định trong luật cũng
là đối tƣợng của quyền sở hữu trí tuệ. Dù vậy, khái niệm trong quy định này
chỉ ứng dụng cho các tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách Nhà nƣớc, không phải
cho các tài sản trí tuệ nói chung, trong khi phần lớn tài sản trí tuệ thuộc về các
tổ chức, doanh nghiệp ngoài ngân sách (liên doanh nƣớc ngoài, tƣ
nhân.v.v). Nó cũng chƣa cho thấy đƣợc đặc thù riêng khác biệt của các tài
sản trí tuệ có thể tác động tới quá trình định giá mà các loại tài sản khác
không có.
Vì vậy, từ việc nghiên cứu khái niệm này kết hợp với khái niệm về định
giá nêu trên, ta có thể đƣa ra cách hiểu đơn giản về “định giá tài sản trí tuệ là
việc các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đưa ra các ước tính về giá trị của
một tài sản trí tuệ cụ thể cho một mục đích cụ thể, tại thời điểm xác định, có
tính tới tác động của các yếu tố kinh tế căn bản cũng như đặc điểm riêng của
tài sản trí tuệ đó”.
Do luận văn nghiên cứu về ảnh hƣởng của quyền sở hữu trí tuệ tới kết
quả định giá nhãn hiệu nên các tài sản trí tuệ đƣợc tìm hiểu trong bài cũng
giới hạn trong các đối tƣợng của quyền sở hữu trí tuệ nhƣ: sáng chế, thiết kế
bố trí mạch tích hợp bán dẫn, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thƣơng
mại, bí mật kinh doanh...
* Phương pháp định giá tài sản trí tuệ
Có nhiều phƣơng pháp khác nhau đƣợc sử dụng khi định giá tài sản trí
tuệ, dƣới đây là một số phƣơng pháp định giá phổ biến đƣợc sử dụng hiện
nay. Nội dung chi tiết về các phƣơng pháp định giá này có thể tìm hiểu trong
văn bản Tiêu chuẩn thẩm định giá tài sản vô hình (Thông tƣ 06/2014/TT-BTC
ngày 7/1/2014 ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13)
- Phƣơng pháp tiếp cận thu nhập: Theo phƣơng pháp này tài sản trí tuệ
sẽ đƣợc định giá dựa vào nguồn thu nhập ƣớc tính mà chủ thể quyền sở hữu
trí tuệ có thể nhận đƣợc trong thời gian có hiệu lực của quyền sở hữu trí tuệ.
29
- Phƣơng pháp dựa vào chi phí: theo phƣơng pháp này tài sản sở hữu trí
tuệ sẽ đƣợc định giá dựa vào hai loại chi phí tái sản xuất và chi phí thay thế.
- Phƣơng pháp dựa vào thị trƣờng: tài sản trí tuệ đƣợc định giá theo
phƣơng pháp này dựa vào việc so sánh với một tài sản trí khác có các đặc
điểm tƣơng đƣơng đƣợc giao dịch trên thị trƣờng.
1.1.3. Tổng quan về định giá nhãn hiệu
1.1.3.1. Khái niệm định giá nhãn hiệu
Định giá tài sản trí tuệ nói chung và định giá nhãn hiệu nói riêng vẫn
còn là lĩnh vực rất mới mẻ đối với Việt Nam, chúng ta mới đang bƣớc đầu
xây dựng nên những quy định hƣớng dẫn việc định giá cho các loại tài sản
đặc biệt này. Do đó, hầu hết các quy định này mới chỉ mang tính nguyên tắc
chung đối với tài sản vô hình (bao gồm một số loại tài sản trí tuệ), nằm rải rác
trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Bản thân các quy định đó
cũng chƣa thật sự thống nhất, hợp lý, sát với thực tế cũng nhƣ thiếu các
phƣơng pháp, tiêu chuẩn định giá mới đang đƣợc áp dụng trên thế giới. Vì
vậy, tất yếu hoạt động định giá nhãn hiệu cũng đang thiếu những hƣớng dẫn,
tiêu chuẩn cụ thể đẩy mạnh sự phát triển của hoạt động này, cũng chƣa có một
định nghĩa nào cho thuật ngữ này.
Dựa trên khái niệm về định giá, định giá tài sản trí tuệ ở trên, ta có thể
hiểu “định giá nhãn hiệu là quá trình ước tính giá trị của một nhãn hiệu cụ
thể nhằm một mục đích nhất định, tại một thời điểm cụ thể, có tính tới tác
động của các yếu tố kinh tế căn bản cũng như đặc điểm riêng của nhãn hiệu
đó.”
Từ khái niệm này, ta thấy trong định giá tài sản trí tuệ nói chung cũng
nhƣ định giá nhãn hiệu nói riêng cần lƣu ý một số điểm sau:
- Thứ nhất: Mục đích của việc định giá. Có nhiều mục đích định giá
nhãn hiệu khác nhau: định giá trong hợp đồng chuyển nhƣợng, chuyển giao
quyền sử dụng nhãn hiệu; định giá để đƣa vào báo cáo tài chính của doanh
nghiệp; định giá trong góp vốn, thu hút đầu tƣ; định giá để xác định thiệt hại
30
khi nhãn hiệu bị xâm phạm quyền Tùy theo từng mục đích định giá sẽ có
những yếu tố ảnh hƣởng khác nhau, những phƣơng pháp định giá khác nhau
phù hợp với mục đích đó.
- Thứ hai là những đặc điểm riêng của nhãn hiệu. Đây không chỉ là
những đặc điểm do nền kinh tế, thị trƣờng, chính sách đem lại mà còn có
những đặc điểm do nhãn hiệu là một trong những đối tƣợng của Luật Sở hữu
trí tuệ mang lại. Những đặc điểm cả chung và riêng này tạo nên tổng thể
những yếu tố tác động tới giá trị của loại tài sản đặc biệt này.
1.1.3.2. Phân biệt định giá nhãn hiệu và định giá thương hiệu
* Nhãn hiệu và thương hiệu:
Các thuật ngữ “nhãn hiệu” và “thƣơng hiệu” ngày càng đƣợc sử dụng
rộng rãi không chỉ trong kinh tế, thƣơng mại mà cả trên các phƣơng tiện
thông tin đại chúng và đời sống thƣờng nhật. Tuy vậy, hai thuật ngữ này
thƣờng xuyên bị nhầm lẫn hoặc không đƣợc hiểu một cách chính xác. Nhiều
ngƣời nghĩ rằng chúng là một, có thể dùng thay thế cho nhau, có ngƣời lại cho
rằng chúng khác biệt, mỗi thuật ngữ chỉ dùng trong một hoàn cảnh nhất định,
thƣơng hiệu là thuật ngữ kinh tế, nhãn hiệu là thuật ngữ pháp luật. Vấn đề
giống hay khác, nếu khác thì khác ở điểm nào còn gây rất nhiều tranh cãi của
các nhà nghiên cứu, theo quan điểm cá nhân tác giả, đây là hai thuật ngữ khác
biệt nhƣng có mối quan hệ. Phân biệt hai thuật ngữ này sẽ giúp ta phân biệt rõ
hơn giữa định giá nhãn hiệu và định giá thƣơng hiệu.
- Về mặt khái niệm: Tuy rất thông dụng nhƣng hiện nay chúng ta vẫn chƣa
đƣa ra đƣợc khái niệm “thƣơng hiệu” một cách chính xác nhất, dẫn tới nhiều
ngƣời mới hiểu thƣơng hiệu một cách mơ hồ, từ đó nhầm lẫn khi sử dụng các
thuật ngữ với nhau. Theo định nghĩa trong cuốn “Thƣơng hiệu với nhà quản
lý”, “Thương hiệu, trước hết là một thuật ngữ dùng nhiều trong marketing; là
tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh
doanh (gọi chung là doanh nghiệp) này với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của
doanh nghiệp khác; là hình tượng về một loại, một nhóm hàng hoá, dịch vụ
31
hoặc về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Các dấu hiệu có thể là các
chữ cái, con số, hình vẽ, hình tượng, sự thể hiện của màu sắc, âm thanh, giá
trị,... hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó; dấu hiệu cũng có thể là sự cá biệt,
đặc sắc của bao bì và cách đóng gói hàng hoá”14. Định nghĩa này khá chi tiết
và đầy đủ tuy nhiên cũng khá gần với khái niệm nhãn hiệu ta phân tích ở trên.
Nếu chỉ xem xét các khái niệm này thì về nguồn gốc, biểu hiện, nhãn hiệu và
thƣơng hiệu đều là các dấu hiệu để phân biệt các chủ thể với nhau, vì thế khó
có thể phân biệt hai thuật ngữ nếu chỉ dựa trên khái niệm thông thƣờng. Để
phân biệt đƣợc rõ, chúng ta phải tiếp cận từ góc độ thực tiễn, cụ thể là hoàn
cảnh sử dụng của từng thuật ngữ.
- Hoàn cảnh sử dụng thuật ngữ: Thuật ngữ thƣơng hiệu và nhãn hiệu
là hai thuật ngữ đƣợc dùng trong những ngữ cảnh khác nhau. Điều này trong
tiếng Anh phân biệt rất rõ, ngƣời ta dùng hai thuật ngữ “Brand” (thƣơng hiệu)
và “Trademark” (nhãn hiệu) trong từng ngữ cảnh tƣơng ứng, chúng ta thƣờng
gặp các cụm từ “Building Brand”, “Brand Strategy”; “Brand Image” có thể
hiểu là “Xây dựng thƣơng hiệu”; “Chiến lƣợc thƣơng hiệu”; “Hình ảnh
thƣơng hiệu”... Trong khi đó thuật ngữ “Trademark” lại chỉ gặp khi nói về
vấn đề đăng ký bảo hộ hoặc trong các văn bản pháp lý (chẳng hạn registered
trademarks là đăng ký nhãn hiệu), mà không gặp các cụm từ tƣơng ứng là
“Building trademark”; “Trademark Manager”; “Trademark Vision”15.
Thực tế, một thƣơng hiệu thƣờng bao gồm cả các đối tƣợng sở hữu trí
tuệ khác nhƣ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả và cả những đối
tƣợng khác không phải là quyền sở hữu trí tuệ nhƣ các phƣơng thức phục vụ,
chăm sóc khách hàng Tất cả những yếu tố này làm nên chất lƣợng của sản
phẩm, dịch vụ, dần dần tạo nên uy tín của công ty. Khi đó, nhãn hiệu, tên
14
Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Thành Trung, (2012), Thương hiệu với nhà quản lý, Nxb Lao động – Xã hội,
trang 18
15
Nguyễn Quốc Thịnh, 2013, Phân biệt sự khác nhau giữa Thương hiệu và Nhãn hiệu,
hieu-va-nhan-hieu/
32
thƣơng mạitrở thành yếu tố nhận dạng thƣơng hiệu, cho khách hàng biết
đó chính là sản phẩm mang chất lƣợng mà họ mong muốn.
Một điểm nữa, mỗi nhà sản xuất thƣờng đƣợc đặc trƣng bởi một
thƣơng hiệu duy nhất, nhƣng ông ta có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác
nhau, vì vậy ta rất dễ bắt gặp các công ty, đặc biệt các tập đoàn xuyên quốc
gia sở hữu đến vài trăm nhãn hiệu độc quyền.
- Về mặt pháp lý: Nhãn hiệu là khái niệm đƣợc chuẩn hoá trong luật
Việt Nam và quốc tế. Còn thƣơng hiệu không phải là khái niệm đƣợc luật hóa
trong pháp luật quốc tế cũng nhƣ trong luật Việt Nam.Tuy nhiên, theo hệ
thống luật Anh Mỹ, thƣơng hiệu có thể đƣợc bảo hộ và ngƣời chủ sở nhãn
hiệu đã đăng kí sẽ có quyền kiện bất cứ ai xâm phạm đến thƣơng hiệu của
mình nhƣng việc bảo hộ thƣơng hiệu thƣờng phức tạp hơn và đòi hỏi các biện
pháp tổng hợp.
Thƣơng hiệu nổi tiếng sẽ tồn tại mãi theo thời gian nhƣng nhãn hiệu
hàng hóa thì chỉ có giá trị pháp lý trong thời gian nhất định (thời hạn bảo hộ
nhãn hiệu hàng hóa thƣờng là 10 năm và có thể đƣợc kéo dài bằng việc gia
hạn).
- Về mặt giá trị: Thƣơng hiệu thể hiện uy tín và sức cạnh tranh của một
doanh nghiệp. Uy tín và sức cạnh tranh càng lớn thì thƣơng hiệu càng mạnh
và càng có giá trị. Mỗi một tổ chức, sản phẩm hay dịch vụ đều có một cái tên
(tên thƣơng mại), nhãn hiệu, lô gôvà nó chỉ thành “thƣơng hiệu” khi ghi
dấu ấn trong tâm trí của khách hàng về uy tín, sự thân quen hay giá trị mà nó
mang lại. Quá trình đó đƣợc bồi đắp bằng các hoạt động truyền thông - quảng
bá, bằng quá trình tạo dựng uy tín doanh nghiệp thông qua chất lƣợng sản
phẩm/dịch vụ, chế độ chăm sóc khách hàng... Nhãn hiệu thì có thể gắn với nội
dung, chất lƣợng, có thể không. Ở Việt Nam, rất nhiều nhãn hiệu chỉ là dấu
hiệu nhận dạng, dùng để phân biệt và cạnh tranh với các sản phẩm của hãng
khác, không phải cam kết cho chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ.
33
Nhãn hiệu đƣợc tạo ra chỉ trong thời gian là rất ngắn, đôi khi muốn sở
hữu một nhãn hiệu đơn giản là thiết kế và đăng ký với cơ quan quản lý để xác
lập quyền, thời gian chỉ mất khoảng một năm. Trong khi để tạo dựng đƣợc
một thƣơng hiệu (tạo dựng hình ảnh về hàng hóa, dịch vụ trong tâm trí ngƣời
tiêu dùng) đôi khi là cả cuộc đời của doanh nhân. Có thể nói, nhãn hiệu đƣợc
các cơ quan quản lý Nhà nƣớc công nhận, bảo hộ còn thƣơng hiệu là kết quả
phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp, do chính ngƣời tiêu dùng công nhận.
Trong nghiên cứu này, nhãn hiệu sẽ chủ yếu đƣợc nhìn nhận dƣới góc
độ là một đối tƣợng trong quyền sở hữu trí tuệ để không gây nhầm lẫn với
thƣơng hiệu và thấy đƣợc rõ hơn những yếu tố quyền sở hữu trí tuệ tác động
tới định giá nhãn hiệu nhƣ thế nào.
* Định giá nhãn hiệu và định giá thương hiệu:
Nhãn hiệu và thƣơng hiệu về lý thuyết đều có thể định giá nhằm mục
đích xác định tài sản, góp vốn hay chuyển nhƣợng, chuyển giao quyền. Tuy
vậy, do bản chất chúng không hoàn toàn giống nhau nên cách đánh giá phải
phù hợp với từng đối tƣợng cụ thể.
Hiện nay, để định giá một thƣơng hiệu ngƣời ta vẫn sử dụng các
phƣơng pháp chung để định giá tài sản trí tuệ đã nêu ở phần trƣớc. Ngoài ra,
dựa trên đặc điểm thƣơng hiệu là uy tín, ngƣời ta còn đƣa ra một số phƣơng
pháp định giá thƣơng hiệu dựa trên mối quan hệ với khách hàng và thị trƣờng.
Ở Việt Nam, ngƣời ta chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp phổ biến để định giá
thƣơng hiệu, tuy nhiên, trên thế giới, ngƣời ta sử dụng hàng chục phƣơng
pháp khác nhau16. Các phƣơng pháp này thƣờng đƣợc kết hợp với phƣơng
pháp thu nhập để tính giá trị thƣơng hiệu. Tùy theo từng doanh nghiệp, họ lựa
chọn cho mình những cách tính khác nhau để phù hợp với doanh nghiệp mình
và làm gia tăng giá trị thƣơng hiệu trên thị trƣờng.
16
Trong luận văn tốt nghiệp “Thƣơng hiệu và định giá thƣơng hiệu cho doanh nghiệp Việt Nam”
chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, trang 21-33 và trang 95 -116, Huỳnh
Thị Bạch Hạc đã giới thiệu 18 phƣơng pháp định giá thƣơng hiệu khác nhau trên thế giới.
34
Đối với một số nhãn hiệu nổi tiếng, có thể coi nhãn hiệu cũng chính là
thƣơng hiệu. Khi định giá nhãn hiệu trong các trƣờng hợp này, nó cũng tƣơng
tự nhƣ định giá một thƣơng hiệu. Tuy nhiên, đại đa số nhãn hiệu trên thuộc về
các công ty vừa và nhỏ, nên xét tổng thể, định giá nhãn hiệu vẫn có những
khác biệt. Ngay cả trong một thƣơng hiệu lớn cũng sở hữu nhiều nhãn hiệu
nhỏ, nhƣ vậy, định giá mỗi một nhãn hiệu đó không thể đồng nhất với việc
định giá cả thƣơng hiệu đƣợc.
Thông thƣờng, việc định giá thƣơng hiệu phổ biến hơn, ngay cả khi tổ
chức, doanh nghiệp sở hữu thƣơng hiệu không thực hiện định giá, cũng có rất
nhiều tổ chức định giá sẵn sàng thực hiện việc đó. Ví dụ nhƣ tổ chức
Interbrand năm nào cũng tiến hành định giá và xếp hạng các thƣơng hiệu lớn
trên thế giới. Tuy nhiên, trên thế giới cũng nhƣ tại Việt Nam, định giá nhãn
hiệu lại ít đƣợc thực hiện hơn định giá thƣơng hiệu. Khi cần định giá nhãn
hiệu, các doanh nghiệp thƣờng định giá cho tổng tài sản vô hình trong đó có
cả nhãn hiệu hay định giá cho cả thƣơng hiệu thay vì nhãn hiệu riêng lẻ. Điều
này là tất yếu vì nhƣ vậy doanh nghiệp sẽ tốn ít chi phí hơn trong khi thông
tin thu đƣợc về tài sản lại bao quát hơn. Vì vậy, xét trên thực tế, có thể nói,
định giá nhãn hiệu hiện nay nằm trong một phần của hoạt động định giá
thƣơng hiệu, có quan hệ và lịch sử gắn liền với định giá thƣơng hiệu.
Dù vậy, không có nghĩa chỉ cần định giá cho cả thƣơng hiệu thay vì
nhãn hiệu và định giá nhãn hiệu là không cần thiết. Có rất nhiều doanh nghiệp
vừa và nhỏ, giá trị thƣơng hiệu chƣa lớn tuy nhiên nhãn hiệu họ xây dựng vẫn
có giá trị. Trong trƣờng hợp này, định giá nhãn hiệu riêng lẻ vẫn cần thiết.
Hay khi một thƣơng hiệu lớn nhƣng sở hữu nhiều nhãn hiệu, tất yếu các nhãn
hiệu này có giá trị khác nhau và cần định giá riêng biệt.
35
1.2. Khái quát về các yếu tố ảnh hƣởng tới định giá tài sản trí tuệ nói
chung và yếu tố quyền sở hữu trí tuệ ảnh hƣởng đến hoạt động định giá
nhãn hiệu nói riêng
1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động định giá tài sản trí tuệ nói
chung
1.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
định giá tài sản trí tuệ
* Khái niệm:
Mọi thứ tồn tại trên thế giới đều không thể tồn tại độc lập, riêng lẻ mà
luôn phải chịu ảnh hƣởng từ những yếu tố khác từ bên trong cũng nhƣ bên
ngoài bản thân chúng. Trong tiếng Việt, ảnh hƣởng là một từ Hán Việt trong
đó, ảnh có nghĩa là bóng, hƣởng là sự dội lại, hiểu đơn giản “ảnh hưởng là sự
tác động từ sự vật, hiện tượng, con người tới một đối tượng khác hoặc
chính nó, có thể làm biến đổi tính chất, trạng tháihay tư duy, hành vicủa
đối tượng bị tác động”
Ta thấy tất yếu, tài sản trí tuệ cũng nằm trong quy luật chung đó, nó
cũng chịu tác động từ các yếu tố khác bên ngoài cũng nhƣ bên trong tài sản
đó. Giá trị của chúng cũng giao động, thay đổi do ảnh hƣởng từ các yếu tố
này. Ta có thể hiểu “các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động định giá tài sản trí
tuệ là các yếu tố bên ngoài như môi trường kinh tế, chính trị, xã hộicũng
như các yếu tố bên trong như đặc điểm, tính chất, trạng tháicó tác động tới
tài sản trí tuệ, làm thay đổi giá trị của tài sản đó”. Do chịu tác động của các
yếu tố này mà định giá tài sản trí tuệ vừa phức tạp, vừa khó cho kết quả chính
xác. Việc hiểu rõ các yếu tố tác động tới giá trị tài sản trí tuệ nói chung và
nhãn hiệu nói riêng sẽ góp phần giúp việc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004310_053_2002774.pdf