PHẦN 1 1
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI SẢN TRONG DOANH NGHIỆP. 1
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI SẢN TRONG DOANH NGHIỆP. 1
1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp. 1
1.1. Tài chính doanh nghiệp. 1
1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp. 2
2 Khái niệm cấu trúc tài chính, cấu trúc tài sản, phân tích cấu trúc tài chính, phân tích cấu trúc tài sản. 2
2.1 Khái niệm cấu trúc tài chính, cấu trúc tài sản. 2
2.2 Khái niệm phân tích, phân tích cấu trúc tài chính, phân tích cấu trúc tài sản. 3
2.2.1 Khái niệm phân tích. 3
2.2.2 Khái niệm phân tích cấu trúc tài chính. 3
2.2.3 Khái niệm phân tích cấu trúc tài sản. 3
3. Các yếu tố cấu thành tài sản của doanh nghiệp. 3
3.1 Tài sản ngắn hạn : 4
3.2 Tài sản dài hạn : 5
4. Mục đích của phân tích cấu trúc tài sản. 6
5. Phương pháp sử dụng trong phân tích cấu trúc tài sản. 7
5.1 Phương pháp so sánh: 7
5.2 Phương pháp cân đối liên hệ 7
5.3 Phương pháp phân tích tương quan 8
5.4 Phương pháp hồi quy 8
6. Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích cấu trúc tài sản 8
6.1 Thông tin từ hệ thống kế toán 8
6.2 Nguồn thông tin khác 9
II. NỘI DUNG PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI SẢN TRONG DOANH NGHIỆP 10
1. Các chỉ tiêu phân tích cấu trúc tài sản trong doanh nghiệp 10
1.1. Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền 10
1.2. Tỷ trọng đầu tư tài chính 11
1.3. Tỷ trọng khoản phải thu 12
1.4. Tỷ trọng hàng tồn kho 14
1.5. Tỷ trọng tài sản cố định 15
1.6. Tỷ trọng bất động sản đầu tư 16
1.7. Tỷ trọng tài sản khác 16
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài sản của doanh nghiệp 16
PHẦN 2 19
PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG 19
A. THỰC TRẠNG HOẠT ÐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG 19
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng 19
II. Ðặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng 20
1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh 20
2. Công nghệ sản xuất : 20
3. Thị trường, thị phần và khả năng cạnh tranh 21
4. Công tác tổ chức sản xuất 22
III. Ðặc điểm tổ chức quản lý tại Công ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng. 23
1 Đặc điểm tổ chức công tác quản lý 23
2. Sơ đồ tổ chức sản xuất và quản lý của công ty cổ phần Cao Su Đà Nẵng 23
IV. Ðặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng 25
1. Tổ chức bộ máy kế toán 25
2. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty 27
V. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua. 28
B. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG 30
I. Phân tích chung về tình hình tài chính của Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng. 30
II. Phân tích cấu trúc tài sản tại Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng. 32
1. Phân tích chung về cấu trúc tài sản của Công Ty CP Cao Su Đà Nẵng. 32
2. Phân tích tình hình biến động tài sản tại Công Ty CP Cao Su Đà Nẵng. 35
PHẦN 3 49
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM HOÀN THIỆN CẤU TRÚC TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG 49
I. Đánh giá chung về cấu trúc tài sản của Công ty. 49
1. Những ưu điểm và thuận lợi: 49
2. Một số khó khăn và hạn chế: 50
II. Các biện pháp quản lý nhằm cải thiện cấu trúc tài sản tại Công ty cổ phần Cao Su Đà Nẵng. 51
1. Sử dụng các biện pháp quản lí công nợ. 51
2. Tính tỷ lệ chiết khấu phù hợp 53
3. Quản lý hàng tồn kho theo mô hình EOQ. 56
4. Các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. 60
4.1 Chính sách sản phẩm: 60
4.2 Chính sách giá. 62
4.3 Chính sách phân phối 62
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5821 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích cấu trúc tài sản tại công ty cổ phần cao su Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Kế toán vật tư và tiền lương: theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho vật liệu, công cụ, dụng cụ, tính giá vật liệu nhập xuất, phân bổ vào chi phí sản xuất đồng thời theo dõi phân tích và lập bảng tổng hợp tiền lương hàng tháng trong Công ty.
- Kế toán giá thành: có nhiệm vụ tập hợp chi phí và tính giá thành
- Kế toán thanh toán: theo dõi các khoản thanh toán, quan hệ giao dịch với các ngân hàng.
- Thống kê tổng hợp: lập báo cáo thống kê hàng ngày, tổng hợp sản lượng hàng tháng, lên báo cáo sản lượng theo quy định của Tổng cục Thống kê theo dõi sản phẩm nhập kho hàng tháng, tính giá trị tổng sản lượng. Theo dõi công nợ với khách hàng, rút mức dư nợ hàng ngày.
- Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu và chi tiền, lên cân đối và rút ra số dư tiền mặt trong ngày, quản lý két tiền.
Hình thức kế toán áp dụng tại công ty
Hiện tại công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán là nhật ký chứng từ. Công ty sử dụng phần mềm FAST 2002 vào công tác tổ chức hạch toán kế toán, giữa các máy vi tính được nối mạng. Chương trình tiến hành cập nhập chứng từ vào máy, máy tự động lên các bảng kê hoá đơn bán hàng, bảng tổng hợp xuất sản phẩm, sổ tổng hợp chi tiết tài khoản, sổ cái, báo cáo tài chính. Với sự trợ giúp của máy tính nên việc nhập chứng từ, trình tự luân chuyển chứng từ khoa học, hợp lý, kịp thời, chính xác
Sơ đồ luân chuyển
CHỨNG TỪ GỐC
Bảng kê và bảng phân bổ
Sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ
Nhật ký chứng từ
Sổ cái
Báo cáo kế toán
Sổ chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Trình tự luân chuyển chứng từ
Hàng ngày, kế toán cập nhập chứng từ gốc vào máy thì máy sẽ tự động vào sổ chi tiết tài khoản ( sổ nhật ký chứng từ) theo thứ tự thời gian, bảng kê, tờ kê chi tiết có liên quan. Đối với các trường hợp ghi vào bảng kê, tờ kê chi tiết, cuối tháng tổng hợp số liệu ở các tờ kê chi tiết ghi vào nhật ký- chứng từ hoặc bảng kê có liên quan và tổng hợp số liệu ở bảng kê ghi vào nhật ký- chứng từ có liên quan.
Cuối tháng từ sổ chi tiết tài khoản( sổ nhật ký - chứng từ) ghi vào sổ tổng hợp tài khoản rồi lên sổ cái; Từ các sổ chi tiết tổng hợp số liệu lập bảng tổng hợp số liệu với các tài khoản tương ứng trên sổ cái. Cuối cùng từ số liệu của sổ cái, bảng tổng hợp chi tiết, nhật ký- chứng từ ta lập các báo cáo kế toán.
Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua.
Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng - một trong ba đơn vị hàng đầu của Tổng công ty Hoá chất Vệt Nam (Vinachem) về tăng trưởng cả giá trị tổng sản lượng lẫn doanh thu. Đặc biệt sau khi tiến hành cổ phần hoá, công ty đã đạt được những kết quả thật ấn tượng tạo đà cho công ty trong việc thu hút các nhà đầu tư ngoài nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp.
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Các chỉ tiêu của công ty qua các năm
Năm
Doanh thu
Chi phí bán hàng
Lợi nhuận trước thuế
2002
481.550.614.252
15.583.143.096
14.568.296.666
2003
606.056.326.020
16.543.987.102
14.100.285.610
2004
730.064.104.444
18.312.800.541
1.080.389.028
2005
728.515.401.054
20.673.453.270
1.225.619.885
2006
930.892.069.377
21.403.284.949
55.378.621.365
2007(Dự kiến)
1.070.000.000.000
22.512.127.409
63.000.000.000
(Nguồn phòng Kế toán công ty DRC)
Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận qua các năm
Qua bảng trên ta thấy tình hình doanh thu của công ty tăng dần qua các năm chỉ riêng năm 2005 doanh thu có sụt giảm đó là do giá các nguyên liệu đầu vào đều tăng đặc biệt là giá cao su thiên nhiên tăng từ 30 – 50% so với cùng kỳ năm trước mà giá bán sản phẩm không thể tăng tạo nên áp lực lớn cho hoạt động kinh doanh của công ty. Vượt qua đựơc thời kỳ khó khăn cùng với việc tiến hành cổ phần hoá thành công vào năm 2006 thì hiệu quả kinh doanh của công ty đã tăng vượt bậc từ 728 tỷ lên đến 930 tỷ. Để có được thành công như vậy là do công ty đã đề ra các biện pháp như tổ chức lại bộ máy tinh gọn, tiết kiệm, sắp xếp lại bộ máy tổ chức và nhân sự, đầu tư sản xuất các dự án sản xuất sản phẩm mới đặc biệt là phát triển lốp đặc chủng (OTR)... Bên cạnh đó, DRC mở rộng xuất khẩu đi các nước như: Singapo, Ấn Độ, Đông Âu, Indonesia...
Về chi phí bán hàng, cũng tăng lên qua các năm nguyên nhân do chi phí dành cho hoạt động đầu tư và quảng bá thương hiệu, mở rộng kênh phân phối, chính sách bán hàng linh động của công ty khá mạnh đã làm gia tăng chi phí bán hàng.
PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG
Phân tích chung về tình hình tài chính của Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng.
Phân tích cấu trúc tài sản là một bộ phận trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Để có cái nhìn tổng quát về tình hình tài sản của doanh nghiệp, ta xem xét bảng phân tích chung tình hình tài chính như sau : (số liệu phân tích qua ba năm tài chính 2004, 2005, 2006)
BẢNG 1: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP
Chỉ tiêu
ĐVT
2004
2005
2006
1.TSCĐ/ TTS
%
48,42
42,32
27,92
2. TSNH/ TTS
%
50,53
56,68
71,22
3. NPT/ TNV
%
89,91
89,57
72,26
4. NVCSH/ TNV
%
10,09
10,43
27,74
5. Khả năng thanh toán NNH
Lần
1,18
1,07
1,55
6. Hiệu suất sử dụng TSNH
Vòng
2,84
2,63
2,56
7. Số ngày một vòng quay
Ngày
126,78
136,72
140,83
8. Tỷ suất lợi nhuận trước thuếTNDN/DT
%
0,26
0,21
5,95
9. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế TNDN/ DT
%
0,20
0,17
5,95
10. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ TTS
%
0,38
0,31
10,89
11. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ VCSH
%
2,83
2,43
39,24
( Nguồn: BCĐKT và BCKQKD)
Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy TSCĐ chiếm tỷ trọng trên tổng tài sản tương đối cao và có xu hướng giảm nhẹ trong hai năm 2004(48,42%) và 2005(42,32%). Nhưng đã có sự biến động giảm mạnh vào năm 2006 tỷ trọng TSCĐ chỉ chiếm 27,92%. Tính tự chủ về nguồn vốn của đơn vị cũng rất thấp, điều này thể hiện qua chỉ tiêu NPT/TNV chiếm trên 80% vào hai năm 2004 và 2005. Qua năm 2006, chỉ tiêu này có xu hướng giảm còn ở mức 72,26%. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của đơn vị rất tốt, cụ thể năm 2004 là 1,18 lần, năm 2005 là 1,07 lần, năm 2006 là 1,55 lần;điều này thể hiện tài chính lành mạnh.
Cấu trúc nguồn vốn thể hiện tính tự chủ và tính ổn định rất thấp vì phần lớn nguồn vốn sử dụng nợ bên ngoài, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng quá nhỏ so với tổng nguồn vốn. Năm 2004 tỷ trọng là 10,09%; năm 2005 tỷ trọng là 10,43%; điều này nói lên việc đầu tư XDCB của công ty chủ yếu bằng vốn vay là chính. Tuy nhiên sang năm 2006 tình hình cấu trúc nguồn vốn có sự cải thiện đáng kể, tỷ trọng tăng lên và đạt 27,74%.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị thể hiện qua các chỉ tiêu từ chỉ tiêu số 6 đến chỉ tiêu số 11. Tốc độ luân chuyển vốn qua các năm chậm dần: năm 2004 là 2,84 lần; năm 2005 là 2,63 lần; năm 2006 là 2,56 lần làm cho số ngày một vòng quay tăng lên qua ba năm phân tích. Nguyên nhân của tình hình này là do doanh thu thuần tăng lên qua các năm và chủ yếu là do công tác quản lý vốn lưu động chưa hiệu quả, thể hiện là tỷ trọng TSNH/TTS tăng dần qua các năm ( tăng mạnh vào năm 2006).
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của doanh nghiệp có xu hướng giảm vào hai năm 2004, 2005 nhưng lại tăng đột biến vào năm 2006. Vào năm 2004 tỷ suất này là 0,2%, năm 2005 là 0,17% và năm 2006 là 5,59%. Với cách nhìn tổng quát thì nguyên nhân của sự tăng đột biến vào năm 2006 là do lợi nhuận của doanh nghiệp có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu.
CHỈ TIÊU
ĐVT
2004
2005
2006
Tốc độ tăng trưởng của doanh thu
%
100
0,17
28,51
Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận
%
100
(24,22)
4.418,42
Khả năng sinh lời của tài sản tăng lên qua các năm phân tích, đặc biệt sang năm 2006 tỷ suất này tăng mạnh. Năm 2004 là 0,38 %, năm 2005 là 0,31%, năm 2006 là 10,89%. Sự tăng khả năng sinh lời của tài sản là một dấu hiệu tốt, do quy mô tài sản của doanh nghiệp không có nhiều biến động nên nguyên nhân của sự tăng đột biến vào năm 2006 là do lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp tăng mạnh. Sự tăng cao của lợi nhuận là do trong năm lượng sản phẩm bán ra nhiều, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cao trong khi các khoản giảm trừ doanh thu như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại đều giảm so với năm trước. Bên cạnh đó công ty quản lý tốt việc tiết kiệm chi phí bán hàng cũng như chi phí quản lý doanh nghiệp. Vì thế, tốc độ tăng của lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được cao hơn tốc độ tăng của quy mô tài sản.
Tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu tăng qua các năm phân tích. Năm 2004 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra 1,75 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2005 con số này là 2,46 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2006 con số này tăng mạnh đạt 39,09 đồng lợi nhuận sau thuế. Điều này thể hiện doanh nghiệp đang sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của mình, kết hợp vốn vay và vốn chủ sở hữu một cách hợp lý. Đặc biệt sau khi doanh nghiệp cổ phần hóa, nguồn vốn chủ sở hữu được sử dụng đạt hiệu quả cao gấp nhiều lần trước khi trở thành doanh nghiệp cổ phần.
Phân tích cấu trúc tài sản tại Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng.
Phân tích cấu trúc tài sản nhằm đánh giá những đặc trưng trong cơ cấu của công ty, xem xét vấn đề phân bổ vốn của doanh nghiệp như thế nào để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh kịp tiến độ sản xuất mà vẫn tiết kiệm được chi phí sản xuất và khi nguồn vốn được nhàn rỗi công ty sử dụng như thế nào. Nói chung hàng loạt vấn đề mà liên quan đến việc sử dụng và phân bổ vốn của công ty sẽ được đưa vào phân tích để làm rõ hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Công Ty CP Cao Su Đà Nẵng là doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Để thấy được một cách đầy đủ thực trạng cấu trúc tài sản, khuynh hướng thay đổi cấu trúc tài sản cùng những biến động bất thường về tài sản của công ty, từ đó có bức tranh đầy đủ hơn về tình hình phân bổ tài sản của công ty cần tiến hành các bước phân tích sau.
Phân tích chung về cấu trúc tài sản của Công Ty CP Cao Su Đà Nẵng.
Tổng giá trị tài sản của công ty lớn hay nhỏ, tăng hay giảm phân bổ cho từng loại tài sản tương ứng với từng khâu, từng giai đoạn trong quá trình phát triển của công ty là hợp lý hay không sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động về tài chính của mình. Do đó, công ty cần phải thực hiện tốt việc phân tích nội dung này để đánh giá sự hợp lý trong quá trình sử dụng vốn, cung cấp thông tin cho cấp quản lý để điều hành công ty.
BẢNG 2: CÁC CHỈ TIÊU VỀ CẤU TRÚC TÀI SẢN CỦA CÔNG TY
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Kết cấu(%)
2004
2005
2006
1. TSNH
253.369.693.981
273.688.017.004
362.303.923.429
50,528
56,684
71,222
1.Tiền
25.954.201.254
20.321.195.877
32.964.148.801
5,176
4,053
6,574
2.Đầu tư ngắn hạn
0
0
0
0.000
0.000
0.000
3.Các khoản phải thu
48.290.474.399
55.460.460.522
101.868.325.656
9,630
11,060
20,315
4.Hàng tồn kho
172.027.875.129
193.306.829.072
221.486.613.001
34,307
38,550
44,170
5.Tài sản ngắn hạn khác
7.097.143.199
4.599.531.533
5.984.835.971
1,415
0,917
1,194
2.TSDH
248.069.853.948
209.145.792.879
146.390.527.233
49,472
43,316
28,778
1.Các khoản phải thu dài hạn
0
0
0
0.000
0.000
0.000
2.TSCĐ
242.803.305.316
204.334.269.445
142.034.028.999
48,421
42,320
27,921
3.Bất động sản đầu tư
0
0
0
0.000
0.000
0.000
4.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
716.296.330
716.296.330
716.296.330
0,143
0,148
0,141
5.Tài sản dài hạn khác
4.550.252.302
4.095.227.104
3.640.201.904
0,907
0,848
0,716
Tổng tài sản
501.439.547.929
482.833.809.883
508.694.450.662
100,00
100,00
100,00
Bảng phân tích trên thể hiện các chỉ tiêu cơ bản phản ánh cấu trúc tài sản của công ty CP Cao Su Đà Nẵng vào các năm 2004, 2005, 2006. Phân tích cấu trúc tài sản bằng các tỷ số như trên cho phép đánh giá khái quát tình hình phân bổ tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sử dụng các tỷ số trên cũng có những hạn chế là chưa thấy rõ được yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thay đổi các tỷ số qua các kỳ phân tích.
Đối với chỉ tiêu tài sản ngắn hạn của công ty ta thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng nguồn vốn luôn chiếm trên 50% và tăng dần qua các năm phân tích, vào năm 2004 tài sản ngắn hạn là 253.369.693.981 đồng chiếm tỷ trọng là 50,528% trên tổng tài sản, năm 2005 là 273.688.017.004 đồng chiếm tỷ trọng là 56,684%, sang năm 2006 lên đến 362.303.923.429 đồng chiếm tỷ trọng 71,222% trong tổng tài sản của công ty.
Tỷ trọng tài sản dài hạn giảm dần qua ba năm phân tích. Năm 2004 là 49,472%, năm 2005 giảm còn 43,316%, năm 2006 tỷ trọng này sụt giảm mạnh chỉ còn 28,778%.
Là doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nên tỷ trọng TSCĐ chiếm trên toàn bộ tài sản của công ty tương đối lớn. Tuy nhiên lại có xu hướng giảm qua ba năm phân tích, đặc biệt sang năm 2006 tỷ trọng này đã có sự biến động lớn. Cụ thể năm 2004 TSCĐ là 242.803.305.316 đồng, chiếm tỷ trọng 48,421%; năm 2005 là 204.334.269.445 đồng, chiếm tỷ trọng 42,32%; năm 2006 giá trị TSCĐ còn 142.034.028.999 đồng, chiếm tỷ trọng 27,921%. Tỷ trọng TSCĐ tụt giảm mạnh, nguyên nhân của tình hình này là do doanh nghiệp đã hạn chế mua sắm TSCĐ.
Tỷ trọng tiền qua ba năm phân tích có sự biến động cụ thể: năm 2004 là 5,176% sang năm 2005 giảm còn 4,053%; năm 2006 tỷ trọng này tăng lên 6,574%. Do từng thời điểm mà doanh nghiệp cần tiền nhiều hay ít. Từ sau khi chuyển sang doanh nghiệp cổ phần hóa tỷ trọng tiền trên tổng tài sản có xu hướng tăng lên.
Tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính liên tục qua các năm phân tích không có biến động lớn. Chứng tỏ toàn bộ tài sản của công ty sử dụng cho quá trình luân chuyển vốn, phần đầu tư ra bên ngoài không được chú trọng, không phải là mục tiêu của doanh nghiệp. Thể hiện ở tỷ trọng đầu tư tài chính ngắn hạn qua các năm phân tích đều bằng 0 và giá trị đầu tư tài chính dài hạn qua ba năm không hề thay đổi.
Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp và có xu hướng tăng qua ba năm phân tích. Vào năm 2004 tỷ trọng này là 9,63%; sang năm 2005 là 11,06% và tăng mạnh vào năm 2006 lên mức 20,315%. Điều này cho thấy vốn của công ty bị các đơn vị khác tạm thời sử dụng đang có chiều hướng gia tăng, đây là biểu hiện dấu hiệu chưa tốt trong việc thu hồi các khoản nợ. Qua bảng phân tích này ta chỉ thấy được tỷ trọng khoản phải thu ở mức cao hay thấp, để tìm hiểu rõ nguyên nhân cần kết hợp với việc phân tích biến động sẽ được trình bày ở phần sau.( Bảng 5).
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản và tăng liên tục qua ba năm phân tích. Năm 2004 tỷ trọng hàng tồn kho là 34,307%, sang năm 2005 là 38,55% và tăng lên đến 44,170% vào năm 2006. Nguyên nhân khiến hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao là do nguyên vật liệu và thành phẩm chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng giá trị hàng tồn kho. Để thấy được cụ thể tình hình hàng tồn kho của công ty phải phân tích về nguyên vật liệu và thành phẩm tồn kho( trình bày ở Bảng 4).
Tỷ trọng các loại tài sản dài hạn khác có xu hướng giảm đi qua các năm phân tích. Vào năm 2004 là 0,907%; năm 2005 là 0,848%; năm 2006 là 0,716%. Trong tài sản dài hạn khác của công ty chủ yếu là lợi thế doanh nghiệp.
Phân tích tình hình biến động tài sản tại Công Ty CP Cao Su Đà Nẵng.
Phân tích cấu trúc tài sản bằng các tỷ số ( như Bảng 2) cho phép đánh giá khái quát tình hình phân bổ tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sử dụng các tỷ số trên cũng có những hạn chế là chưa thấy rõ yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thay đổi các tỷ số qua các kỳ. Do vậy, để đánh giá khuynh hướng thay đổi cấu trúc tài sản có thể thiết kế BCĐKT theo dạng so sánh, phân tích sự biến động của các chỉ tiêu theo quy mô chung. Phân tích cấu trúc tài sản theo hướng này còn cho phép chỉ ra các biến động bất thường để có bức tranh đầy đủ hơn về phân bổ tài sản của doanh nghiệp.
BẢNG 3:BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN CỦA CÔNG TY
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
chênh lệch 05/04
chênh lệch 06/05
Mức
%
Mức
%
1.TSNH
253.369.693.981
273.688.017.004
362.303.923.429
20.318.323.023
7,4
88.615.906.425
32,4
1.Tiền
25.954.201.254
20.321.195.877
32.964.148.801
-5.633.005.377
-27,7
12.642.952.924
62,2
2.Đ. tư ng.hạn
0
0
0
0
0
3.Các khoản phải thu
48.290.474.399
55.460.460.522
101.868.325.656
7.169.986.123
12,9
46.407.865.134
83,7
4.Hàng tồn kho
172.027.875.129
193.306.829.072
221.486.613.001
21.278.953.943
11,0
28.179.783.929
14,6
5.TS ng. hạn khác
7.097.143.199
4.599.531.533
5.984.835.971
-2.497.611.666
-54,3
1.385.304.438
30,1
2.TSDH
248.069.853.948
209.145.792.879
146.390.527.233
-38.924.061.069
-18,6
-62.755.265.646
-30,0
1.Các khoản phải thu
0
0
0
0
0
2.TSCĐ
242.803.305.136
204.334.269.445
142.034.028.999
-38.469.035.871
-18,8
-62.300.240.446
-30,5
3.Bất động sản đtư
0
0
0
0
0
4.Các khoản đtư TC dài hạn
716.296.330
716.296.330
716.296.330
0
0,0
0
0,0
5.Tsản dài hạn khác
4.550.252.302
4.095.227.104
3.640.201.904
-455.025.198
-11,1
-455.025.200
-11,1
Tổng tài sản
501.439.547.929
482.833.809.883
508.694.450.662
-18.605.738.046
-3,9
25.860.640.779
5,4
Qua bảng phân tích ta thấy quy mô tài sản của Công Ty CP Cao Su Đà Nẵng tăng qua các năm, riêng năm 2005 thì quy mô tài sản có giảm xuống so với năm 2004. Cụ thể năm 2004 tổng tài sản của công ty là 501.439.547.929 đồng, năm 2005 là 482.833.809.883 đồng giảm so với năm 2004 với mức 18.605.738.046 đồng tương ứng giảm 3,9%; năm 2006 tổng tài sản của công ty là 508.694.450.662 đồng, so với năm 2005 tăng 25.860.640.779 đồng tương ứng 5,4%.
Quy mô tài sản của doanh nghiệp vào năm 2005 giảm so với năm 2004 nhưng mức giảm này không nhiều, phân tích khái quát cho thấy nguyên nhân của sự giảm này là do tài sản dài hạn của công ty trong năm 2005 giảm xuống. Còn quy mô tài sản năm 2006 tăng lên là do sự tăng mạnh của tài sản ngắn hạn. Để có thể thấy rõ nét hơn về tình hình biến động của quy mô tài sản trong những năm qua ta xem xét các yếu tố ảnh hưởng sau.
Tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn tăng nhanh qua ba năm phân tích, nếu năm 2005 tài sản ngắn hạn tăng so với năm 2004 là 20.318.323.023 đồng tương ứng tăng 7,4% thì năm 2006 so với năm 2005 con số tăng thêm là 88.615.906.425 đồng tương ứng tăng 32,4%. Nguyên nhân chính làm cho tài sản ngắn hạn tăng mạnh là do các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng liên tục qua các năm.
Các khoản phải thu: Trị giá khoản phải thu năm 2005 là 55.460.460.522 đồng tăng so với năm 2004 là 7.169.986.123 đồng tương ứng tăng 12,9%, năm 2006 so với năm 2005 tăng 46.407.865.134 đồng tương ứng tăng 83,7%. Qua đó ta thấy mức tăng của khoản phải thu giai đoạn 2004-2005 có thấp hơn so với mức tăng của khoản phải thu giai đoạn 2005-2006, cụ thể đối với từng khoản mục khoản phải thu ta xem bảng.
BẢNG 4: BẢNG PHÂN TÍCH KHOẢN PHẢI THU
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Giá trị
Tỷ trọng(%)
Giá trị
Tỷ trọng(%)
Giá trị
Tỷ trọng(%)
1.Phải thu khách hàng
37.939.860.876
78,57
54.929.913.442
99,04
73.974.476.092
72,62
2.Trả trước người bán
9.727.639.102
20,14
880.932.799
1,59
27.586.049.639
27,08
3.Phải thu nội bộ
0
0.00
0
0.00
0
0.00
4.Các khoản pthu khác
622.974.421
1,29
344.986.740
0,62
307.799.925
0,30
5.Dự phòng
0
0.00
-695.372.489
-1,25
0
0.00
Tổng cộng
48.290.474.399
100,00
55.460.460.522
100,00
101.868.325.656
100,00
Nhìn chung, các khoản phải thu của công ty cao là do khoản phải thu khách hàng và khoản ứng trước cho người bán chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị các khoản phải thu.
Đối với khoản phải thu khách hàng, trong năm 2004 chiếm tỷ trọng là 78,57% trong tổng giá trị các khoản phải thu thì đến năm 2005 chiếm 99,04% và trong năm 2006 chiếm 72,62%. Trong đó có một số khách có số dư nợ qua các năm tương đối lớn như Công ty TM và SX vật tư thiết bị GTVT, số dư nợ vào năm 2004 là 2.114.977.919 đồng, năm 2005 là 3.224.233.880 đồng tăng với mức 1.109.255.961 đồng tương ứng tăng 52,45%. Năm 2006 số dư nợ là 4.311.456.221 đồng, tăng so với năm 2005 là 1.087.222.341 đồng tương ứng tăng 33,72%. Hoặc Công ty TNHH vỏ xe ô tô Hải Triều, đây là một doanh nghiệp có số dư Nợ lớn nhất của công ty-luôn ở mức dư Nợ trên 2 tỷ đồng, vào năm 2004 mức dư nợ là 2.510.276.186 đồng, năm 2005 mức dư nợ là 4.491.827.766 đồng tăng so với năm 2004 là 1.981.551.580 đồng tương ứng tăng 78,94% so với năm 2004. Năm 2006 mức dư nợ là 6.039.169.627 đồng tăng so với năm 2005 là 1.547.331.861 đồng, tương ứng tăng 34,45%.
TRÍCH SỐ DƯ NỢ CUỐI KÌ
Khách hàng
2004
2005
2006
Cty TM và SX vật tư thiết bị GTVT
2.114.977.919
3.224.233.880
4.311.456.221
Cty TNHH vỏ xe Hải Triều
2.510.276.186
4.491.827.766
6.039.169.627
( nguồn: sổ theo dõi chi tiết phải thu khách hàng)
Như vậy, khoản phải thu khách hàng liên tục tăng nhanh qua ba năm cho thấy lượng vốn mà công ty bị các đơn vị khác tạm thời chiếm dụng rất nhiều, nếu các khoản phải thu khách hàng này được thu hồi sớm sẽ bổ sung lượng vốn lớn cho quá trình sản xuất kinh doanh và công ty không phải đi vay ngân hàng.
Nguyên nhân khiến cho khoản phải thu khách hàng cao trong năm 2004 là do trong giai đoạn này để thúc đẩy tiêu thụ và cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, công ty đã xây dựng chính sách tín dụng thông thoáng, làm cho doanh thu tăng cao kéo theo các khoản phải thu khách hàng gia tăng. Một nguyên nhân nữa khiến tỷ trọng khoản phải thu tăng cao trong năm công ty đã ứng trước cho người bán để mua các yếu tố đầu vào, vật tư với giá trị lớn làm khoản mục khoản trả trước cho người bán tăng lên chiếm 20,14% khoản phải thu năm 2004. Cụ thể công ty phải ứng trước cho phía nước ngoài để nhập khẩu nguyên vật liệu cao su, chẳng hạn phải ứng trước 4.474.542.360 đồng cho việc nhập khẩu cao su, ứng trước 2.372.093.215 đồng cho việc nhập than đen các loại…Như vậy, năm 2004 cả khoản phải thu khách hàng và ứng trước người bán đều cao cho nên chúng là nguyên nhân khiến cho các khoản phải thu tăng cao.
Sang năm 2005 khoản phải thu khách hàng vẫn tăng cao, tăng 16.990.052.566 đồng tương ứng tăng 44,78% so với năm 2004 nhưng khoản trả trước cho người bán giảm mạnh còn 880.932.799 đồng, giảm 8.846.706.303 đồng tương ứng giảm 90,94% so với năm 2004. Bên cạnh đó, trong năm 2005 công ty xác định lại giá trị của các khoản công nợ chuẩn bị bàn giao hồ sơ chuyển sang công ty cổ phần vào đầu năm 2006, công ty đã tiến hành lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi với số tiền là 695.372.489 đồng trong khi năm 2004 thì khoản lập dự phòng không có, do đó trong năm nay mặc dù khoản ứng trước người bán giảm xuống chỉ chiếm 1,59% trong tổng các khoản phải thu nhưng tỷ trọng khoản phải thu khách hàng vẫn chiếm trị giá cao trong tổng giá trị các khoản phải thu của công ty. Trong năm này, khoản phải thu khách hàng chiếm 99.04% giá trị các khoản phải thu, một số khách hàng đã có số dư Nợ tăng lên rất cao chẳng hạn như công ty TNHH vỏ xe ôtô Hải Triều mức dư nợ lên đến 4.491.827.766 đồng.
Năm 2006 là năm công ty có nhiều sự biến động vì chính thức trở thành công ty cổ phần. Tỷ trọng khoản phải thu tăng mạnh, nguyên nhân chủ yếu là do khoản phải thu khách hàng và trả trước cho người bán tăng cao. Năm 2006 khoản phải thu khách hàng tăng lên 73.974.476.092 đồng, tăng hơn so với năm 2005 là 19.044.562.650 đồng tương ứng tăng 34,67%. Khoản trả trước cho người bán cũng tăng rất cao lên đến 27.586.049.639 đồng, so với năm 2005 tăng 26.705.116.840 đồng.
Nếu ta xét tỷ lệ giữa khoản phải thu ngắn hạn và nợ ngắn hạn phải trả, sẽ thấy được vốn bị chiếm dụng tăng hay giảm. Năm 2005 tỷ lệ này là 55.460.460.522/ 256.962.208.720 = 0,22, thì sang năm 2006 tỷ lệ này là 101.868.325.656 / 233.906.695.866 = 0,44. Như vậy, năm 2006 tỷ lệ vốn bị chiếm dụng tăng gấp 2 lần năm 2005. Đây là dấu hiệu không tốt về hiệu suất sử dụng vốn.
Khoản phải thu khách hàng tăng là do công ty trong bối cảnh hoạt động mới đầy khó khăn đã nỗ lực mở rộng kênh phân phối, tìm kiếm khách hàng để tăng lượng tiêu thụ. Trong năm 2006 công ty đã thu hút được nhiều khách hàng mới như nhà máy cao su Power, Sodit Maroc S.A.RL, xí nghiệp Z 751 TP HCM,….Đồng thời số dư nợ của các khách hàng cũ cũng khá cao như DNTN Thương Mại Sao Mai với số dư nợ là 3.507.552.717 đồng, cơ sở Phú Hòa có số dư nợ là 3.530.267.555 đồng, công ty TNHH vỏ xe Hải Triều với số dư nợ 6.039.169.627 đồng.
Sự tăng đột biến của khoản trả trước người bán có thể được giải thích như sau. Trong năm 2006, công ty tiếp tục đầu tư các dự án sản xuất sản phẩm mới đó là các dự án: dự án đầu tư nâng công suất lốp đặc chủng 24.00-35 lên 2.500 bộ/năm, dự án đầu tư sản xuất lốp 27.00-49 và 33.00-51… nên các khoản trả trước cho nhà cung cấp tăng cao. Mặt khác với xu thế tăng giá chung của thế giới và trong nước, hầu hết giá cả nguyên vật liệu đầu vào đều tăng, nhất là cao su thiên nhiên có những thời điểm tăng đến 30-50% vì thế các khoản ứng trước cho nhà cung cấp để mua nguyên vật liệu dự trữ tăng cao. Chẳng hạn, phải ứng trước 13.561.232.554 đồng cho việc nhập khẩu cao su, 6.445.221.660 đồng cho việc nhập than đen các loại…
Tuy năm 2006 tỷ trọng khoản phải thu khách hàng có biến chuyển theo xu hướng giảm xuống chỉ còn chiếm 72,62% trong tổng các khoản phải thu. Nhưng nhìn chung khoản phải thu khách hàng còn quá cao cho thấy lượng vốn của công ty bị các đơn vị khác tạm thời sử dụng lớn, đây là dấu hiệu chưa tốt trong việc thu hồi các khoản nợ này để bổ sung vào quá trình sản xuất kinh doanh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 18052.doc