Luận văn Phân tích chi phí trường hợp đẻ thường và đẻ mổ tại bệnh viện quận thủ đức, thành phố Hồ Chí Minh năm 2016

ĐẶT VẤN ĐỀ. 1

MỤC TIÊU CỤ THỂ . 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 5

1.1. Một số khái niệm cơ bản về chi phí. 5

1.2. Một số phương pháp được sử dụng để tính toán chi phí Bệnh viện. 8

1.3. Đẻ thường và đẻ mổ. 15

1.4. Quá trình hình thành và phát triển chính sách viện phí ở Việt Nam. 17

1.5. Giới thiệu về Bệnh viện Quận Thủ Đức . 23

1.6. Khung lý thuyết nghiên cứu . 28

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 29

2.1. Đối tượng, quan điểm nghiên cứu . 29

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. 29

2.3. Phương pháp nghiên cứu. 29

2.4. Cỡ mẫu . 30

2.5. Phương pháp chọn mẫu. 30

2.6. Phương pháp thu thập số liệu . 31

2.7. Quản lý và phân tích số liệu . 34

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 43

3.1. Thông tin chung về Bệnh viện và Khoa Sản. 43

3.2. Chi phí đầy đủ dịch vụ đẻ thường và đẻ mổ tại Bệnh viện Quận Thủ

Đức, TP. Hồ Chí Minh, 2016. 46

3.3. So sánh chi phí và giá dịch vụ đẻ thường và đẻ mổ tại bệnh viện Thủ

Đức năm 2016 . 53

Chương 4: BÀN LUẬN. 59

1. Chi phí đầy đủ cho trường hợp đẻ thường và đẻ mổ. 61

2. So sánh viện phí và chi phí y tế đầy đủ đối với trường hợp đẻ thường

và đẻ mổ . 67

pdf96 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích chi phí trường hợp đẻ thường và đẻ mổ tại bệnh viện quận thủ đức, thành phố Hồ Chí Minh năm 2016, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oán của bệnh nhân lúc ra viện và các sổ sách liên quan đến chi phí từ phòng tài chính cho trường hợp đẻ thường và đẻ mổ. 2.1.2. Quan điểm nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện từ quan điểm của người cung cấp dịch vụ y tế (Bệnh viện). 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2.2. Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian 08 tháng (từ tháng 01 đến tháng 8/2017), trong đó thời gian thu thập số liệu là từ tháng 9 đến tháng 12/2016 2.3. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Đây là nghiên cứu chi phí y tế sử dụng phương pháp hồi cứu số liệu sẵn có tại Bệnh viện Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017. Khung thời gian thu thập số liệu Trong nghiên cứu này, chúng tôi tính toán chi phí y tế đầy đủ cho trường hợp đẻ thường và đẻ mổ được thu thập số liệu qua phiếu thanh toán của bệnh nhân lúc ra viện và sổ sách thu chi tiết của đơn vị từ tháng 09/2016 đến tháng 12/2016 tại bệnh viện quận Thủ Đức. Phạm vi nghiên cứu 30 Trong nghiên cứu này, chúng tôi không tính đến chi phí cho những hoạt động hỗ trợ ở cấp trên (Uỷ ban Nhân dân, Sở Y tế), chẳng hạn như phí xây dựng chính sách, quy hoạch, quản lý và đánh giá chương trình, hoặc các chi phí khác như đào tạo, truyền thông và giáo dục do cấp trên thực hiện. Nghiên cứu này chúng tôi cũng không tính chi phí mua đất để xây dựng, chi phí xây dựng nhà cửa, các chương trình đào tạo dài hạn, các đóng góp của cộng đồng (tình nguyện viên, hỗ trợ đột xuất). 2.4. Cỡ mẫu Để tính toán chi phí trực tiếp cho trường hợp đẻ thường và đẻ mổ, nghiên cứu đã tiến hành lấy 60 hồ sơ của mỗi phương pháp đẻ thường và đẻ mổ để đảm bảo tính chính xác. Cỡ mẫu này là lớn hơn cỡ mẫu ước tính chi phí trong điều tra quốc gia và cũng được áp dụng tương tự trong nghiên cứu “Chi phí điều trị một số nhóm bệnh tại bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh” của Bộ Y tế (2005) [19]. Cỡ mẫu này phù hợp với năng lực cung cấp dịch vụ của Bệnh viện và đại diện cho các trường hợp đẻ thường và đẻ mổ, vì Khoa Sản có trung bình khoảng 300 trường hợp cả đẻ thường và đẻ mổ mỗi tháng. Như vậy, nghiên cứu đã lấy 60 hồ sơ x 3 phương pháp = 180 hồ sơ tài chính về đẻ thường và đẻ mổ tại Khoa Sản, Bệnh viện Quận Thủ Đức. 2.5. Phương pháp chọn mẫu Chọn ngẫu nhiên đơn 180 trường hợp sản phụ vào nghiên cứu này dựa theo danh sách sản phụ đến sinh đẻ tại Khoa Sản. Sau đó sẽ kiểm tra hồ sơ bệnh án có phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn của đẻ thường (tương ứng ICD- 10: O80) và đẻ mổ (tương ứng ICD-10: O82) tại Khoa Sản Bệnh viện Quận Thủ Đức trong thời gian nghiên cứu từ ngày 01/9/2016 đến 31/12/2016 để chọn vào nghiên cứu. Tiêu chí lựa chọn hồ sơ bệnh án đẻ thường và đẻ mổ  Mẫu chi thanh toán xuất viện của phụ nữ đang mang thai đến đẻ tại Bệnh viện Quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 9/2016-12/2017. 31  Phụ nữ đẻ thường hoặc đẻ mổ  Phụ nữ đẻ con còn sống tại Bệnh viện Quận Thủ Đức.  Phụ nữ không bị mắc bệnh nặng hoặc các biến chứng khác.  Các chi phí KCB tại bệnh viện được chi trả từ nguồn BHYT, từ tiền túi hoặc các nguồn chi trả hợp pháp khác. Tiêu chí loại trừ hồ sơ bệnh án đẻ thường và đẻ mổ  Phụ nữ có thai bệnh lý tại Bệnh viện Quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 9/2016-12/2016.  Bệnh án của phụ nữ có thai bị mắc bệnh khác, cấp cứu hoặc biến chứng nặng.  Bệnh án của các bệnh nhân chính sách, các thông tin trên phơi thanh toán không đầy đủ thông tin, đặc biệt là về thuốc, vật tư y tế, xét nghiệm. 2.6. Phương pháp thu thập số liệu Nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập hồi cứu hồ sơ bệnh án và sổ sách kế toán của bệnh viện quận Thủ Đức để thu thập số liệu về chi phí trực tiếp và gián tiếp của bệnh viện và khoản chi phí sinh đẻ của các sản phụ. 2.6.1. Chi phí trực tiếp Hoá đơn thanh toán khi xuất viện kết hợp với hồ sơ bệnh án của từng bệnh nhân được phòng Tài chính Kế toán của bệnh viện cung cấp chi tiết danh sách, chi phí thuốc, vật tư tiêu hao được bệnh viện cung cấp cũng như từng khoản thanh toán về chi phí xét nghiệm và dịch vụ cung cấp như chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm, phẫu thuật và số ngày giường của bệnh nhân. Thuốc, máu, dịch truyền và vật tư tiêu hao Viện phí bao gồm chi phí thuốc, máu, dịch truyền và vật tư tiêu hao phục vụ cho người bệnh do bệnh viện cung cấp để điều trị bệnh nhân. Phòng Tài chính Kế toán của bệnh viện ghi lại tên, dạng, số lượng, chi phí đơn vị và tổng chi phí của tất cả các loại thuốc được dùng cho mỗi bệnh nhân trong hoá đơn thanh toán khi xuất viện (cả bệnh nhân trả viện phí trực tiếp, bệnh nhân 32 được BHYT thanh toán và bệnh nhân được miễn giảm viện phí). Tương tự, vật tư tiêu hao (như bơm, kim tiêm, bông băng), máu, dịch truyền... cũng được liệt kê chi tiết trong hoá đơn thanh toán khi xuất viện. Căn cứ vào những thông tin này, nghiên cứu thu thập số liệu về tổng chi phí cho từng hạng mục thuốc, máu, dịch truyền và vật tư tiêu hao, những số liệu này được kết xuất từ phần mềm quản lý bệnh viện (MQSOFT) sang trực tiếp phần mềm EXCEL 2010. Chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm (vật tư y tế, hoá chất) Kết xuất từ phần mềm MQSOFT về số lượng, loại và chi phí cho từng dịch vụ chẩn đoán hình ảnh (chiếu chụp X quang, siêu âm, nội soi, v.v), xét nghiệm (huyết học, giải phẫu, sinh hoá, vi sinh, v.v...) và số ngày điều trị nội trú theo khoa lâm sàng và chi tiết từng người bệnh xuất viện. Viện phí do bệnh nhân chi trả cho những dịch vụ chẩn đoán này được lưu trữ, trừ tiền giường và chi phí tiền giường không dựa vào chi phí thực đầy đủ. Chi phí lao động lâm sàng và lương cán bộ cận lâm sàng (con người) Sử dụng bảng lương chi tết của nhân viên trong các khoa lâm sàng của bệnh viện (gọi là chi phí lao động lâm sàng). Tổng số giường của bệnh viện và số giường trong từng khoa lâm sàng được ghi nhận từ báo cáo cuối năm 2016 của Bệnh viện. Chi lương hàng năm của cán bộ y tế của những khoa cận lâm sàng được thu thập từ báo cáo chi tiết tiền lương của từng khoa cận lâm sàng theo tháng. (gọi là chi phí lao động cận lâm sàng) 2.6.2. Chi phí gián tiếp Thông tin để tính chi phí gián tiếp, gồm cả giá trị tài sản cố định được thu thập từ sổ sách, báo cáo của phòng Tài chính kế toán của bệnh viện. 33 Chi phí lao động hành chính (con người) Tổng thu nhập hàng năm của cán bộ bệnh viện bao gồm lương, các khoản thanh toán cho việc đóng bảo hiểm xã hội, phụ cấp làm ngoài giờ, phụ cấp nghề nghiệp, tiền thưởng, và các khoản chi khác cho cán bộ trong khối hành chính được thu thập từ phòng Tài chính kế toán của bệnh viện (gọi là chi phí lao động hành chính). Những bộ phận hành chính bao gồm: ban giám đốc, kế hoạch tổng hợp, hành chính quản trị, vật tư y tế, tổ chức cán bộ, tài chính kế toán, chỉ đạo tuyến, công tác xã hội, quản lý chất lượng, phòng điều dưỡng, dược và chống nhiễm khuẩn. Chi phí vận hành Tổng chi phí vận hành được thu thập từ phòng Tài chính kế toán của từng bệnh viện qua các báo cáo tài chính cuối năm 2016. Các chi phí này được thống kê chi tiết vào phiếu điều tra bệnh viện. Chi phí vận hành bao gồm điện, nước, nhiên liệu, vật tư văn phòng, viễn thông liên lạc, vận chuyển, duy trì và sửa chữa tài sản cố định, đi lại, họp hành và hội nghị, học tập, đào tạo và nghiên cứu khoa học... Chi phí khấu hao (chi phí khấu hao nhà cửa và chi phí khấu hao trang thiết bị) Tổng giá trị nguyên gốc mua tài sản cố định (không phải giá trị còn lại của tài sản) được thu thập từ Báo cáo tài sản cố định của phòng Tài chính kế toán bệnh viện. Báo cáo này được cập nhật hàng tháng khi có đầu tư tài sản cố định mới hoặc sửa chữa lớn. Từng tài sản cố định được liệt kê cho từng khoa bao gồm cả khối hành chính và được thống kê vào bảng điều tra theo giá mua gốc và năm mua. Giá trị của nhà cửa tại thời điểm xây dựng và bất kỳ sữa chữa lớn nào cũng đều được bổ sung vào danh sách. Các chi phí này gọi là chi phí khấu hao và tách được riêng cho các khoa lâm sàng, khoa cận lâm sàng và tài sản sử dụng chung cho bệnh viện. 34 2.7. Quản lý và phân tích số liệu Số liệu thu thập được mã hóa, quản lý bằng phần mềm Microsoft Excel (MS, 2010) và xử lý bằng phần mềm SPSS (Statistical Package for Social Sciences, phiên bản 20.0). Các biểu đồ, đồ thị được trình bày trong kết quả nghiên cứu, sử dụng phần mềm SPSS và Microsoft Excel (MS, 2010). Nghiên cứu áp dụng phương pháp phân bổ từng bước (step-down) để phân bổ chi phí của các bộ phận gian tiếp cho các bộ phận trực tiếp [1], Phương pháp tính toán mức viện phí và so sánh chi phí y tế đầy đủ và mức viện phí. Các chi phí gián tiếp được phân bổ cho các khoa lâm sàng, cộng thêm với chi phí tiền công thực tế của cán bộ từng khoa để tính chi phí trung bình một ngày giường cho từng khoa. Chi phí trực tiếp của dịch vụ và vật tư tiêu hao được tính vào chi phí trung bình ngày giường để tính được tổng chi phí trung bình một bệnh nhân (chi phí đơn vị) 2.7.1. Phương pháp chi tiết (phân bổ chi phí từng bước). Đối với phân tích số liệu, chi phí của trường hợp bệnh được định nghĩa là tổng chi phí trực tiếp y tế, chi phí trực tiếp không phải y tế, và chi phí y tế gián tiếp. Nghiên cứu này tập trung sử dụng phương pháp phân bổ từng bước (step-down method) chi phí gián tiếp cho các đơn vị nghiên cứu, với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0 và phần mềm Excel 2013. Để tính chi phí đầy đủ cho bệnh nhân chúng tôi sử dụng phương pháp tính toán của tác giả Arthorn (2011) [50]. 2.7.1.1. Phân bổ chi phí qua ba đơn vị chi phí Phân bổ chi phí được thực hiện qua ba đơn vị chi phí như sau:  Đơn vị chi phí hỗ trợ chia sẻ các dịch vụ như các loại thuốc, giặt là, chi phí hành chính vv  Đơn vị chi phí trung gian dịch vụ cung cấp trực tiếp như ngân 35 hàng máu, xét nghiệm và chẩn đoán  Đơn vị chi phí trung gian dịch vụ nhân sự như lương nhân viên. Sơ đồ 2. 1: Phương pháp phân bổ chi phí từng bước Bảng 2. 1. Bảng phân loại chi phí trực tiếp và gián tiếp theo 3 đơn vị chi phí Loại chi phí Khối hành chính Cận lâm sàng Lâm sàng Trực tiếp  Lao động cận lâm sàng  Vật tư tiêu hao chẩn đoán  Lao động lâm sàng  Lao động mổ  Thuốc, dịch truyền, máu, vật tư tiêu hao Gián tiếp  Lao động hành chính  Vận hành  Khấu hao nhà và tài sản cố định dùng chung  Khấu hao TTB cận lâm sàng  Khấu hao TTB lâm sàng  Khấu hao trang thiết bị phòng mổ Đơn vị Hỗ trợ Đơn vị chi phí trung gian Đơn vị chi phí cuối cùng 36 2.7.1.2. Các bước thực hiện phân bổ từng bước Phương pháp phân bổ từng bước (step-down method) sử dụng 1 yếu tố trong phân bổ, cụ thể:  Sử dụng 1 yếu tố để phân bổ một chi phí trực tiếp, gián tiếp  Sử dụng 1 yếu tố để phân bổ chi phí của từng đơn vị hỗ trợ, từng đơn vị trung gian cho các đơn vị trực tiếp làm ra sản phẩm cần định giá Các bước để thực hiện phương pháp phân bổ từng bước, như sau: Sơ đồ 2.2. 9 bước để thực hiện phương pháp phân bổ từng bước 2.7.1.3. Phân bổ các chi phí trực tiếp Tổng chi phí trực tiếp của bệnh nhân được chọn mẫu theo trường hợp bệnh đẻ thường và đẻ mổ gồm chi phí thuốc, máu, dịch truyền, vật tư tiêu hao và lao động lâm sàng và cận lâm sàng. Chi phí trực tiếp trung bình cho mỗi trường hợp bệnh bằng tổng chi phí trực tiếp của bệnh nhân được chọn mẫu cho từng bệnh chia cho tổng số bệnh nhân trong mẫu. +Chi phí thuốc, dịch truyền, máu và vật tư các khoa lâm sàng 37 Tổng chi phí thuốc, dịch truyền, máu và vật tư tiêu hao cho một bệnh nhân loại bệnh viện cung cấp, là tổng chi phí thuốc, máu, dịch truyền và vật tư tiêu hao được thống kê cho từng bệnh nhân trong phiếu thu thập thông tin. + Chi phí lao động các khoa lâm sàng. Đối với mỗi khoa lâm sàng, chi phí lao động bằng tổng chi lao động hàng năm của mỗi khoa lâm sàng, quy đổi ra số tiền bình quân một ngày (365 ngày một năm) và chia cho tổng số giường trong khoa. Đối với từng bệnh nhân, tổng số ngày nằm trong bệnh viện được nhân với chi phí lao động bình quân một ngày theo từng khoa điều trị để ra tổng chi phí lao động các khoa lâm sàng. Đối với những bệnh nhân phải phẫu thuật, phương pháp được sử dụng để tính chi phí lao động trung bình một đơn vị hơi khác so với chi phí lao động lâm sàng. Có 4 loại phẫu thuật khác nhau đó là: loại "đặc biệt", loại 1, loại 2, loại 3. Thời gian phẫu thuật loại đặc biệt được tính bằng 1,5 lần so với thời gian phẫu thuật loại 1; loại 2 được tính là 0,75 lần so với loại 1; và loại 3 chỉ tính bằng một nửa thời gian so với loại 1. Thông tin được thu thập về tổng chi phí lao động của khoa ngoại và tổng số lần phẫu thuật theo từng loại trong 1 năm (năm 2016). Để tính chi phí lao động trung bình, trước tiên cần chia tổng chi phí lao động cho số ca phẫu thuật đã được “gia quyền” (weighted). Cụ thể, số ca phẫu thuật được gia quyền bằng tổng cộng số ca phẫu thuật đặc biệt đã nhân hệ số 1,5, loại 1 nhân với hệ số 1, loại 2 nhân hệ số là 0,75 và loại 3 nhân hệ số 0,5. Chia tổng chi phí lao động cho tổng số ca phẫu thuật được gia quyền sẽ được chi phí lao động trung bình gia quyền. Sau đó, chi phí lao động trung bình một lần phẫu thuật đặc biệt được tính bằng cách nhân chi phí lao động trung bình gia quyền với hệ số 1,5. 38 Tương tự, chi phí trung bình một lần phẫu thuật loại 1 bằng chi phí lao động trung bình gia quyền nhân hệ số 1, loại 2 nhân hệ số 0,75, loại 3 nhân hệ số 0,5. Với một bệnh nhân phẫu thuật theo từng loại khác nhau thì áp dụng từng chi phí lao động trung bình khác nhau theo loại phẫu thuật thực tế được sử dụng. +Chi phí trực tiếp của các khoa cận lâm sàng Chi phí của các khoa cận lâm sàng (chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm) bằng chi phí vật liệu, vật tư tiêu hao cộng với chi phí lao động chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm. Phần viện phí được bệnh nhân chi trả cho chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm được giả thiết tương đương với chi phí mua vật liệu vật tư tiêu hao cho những dịch vụ này. Chi phí đơn vị lao động đối với chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm bằng tổng của chi phí lao động chia cho tổng số sản phẩm chẩn đoán hoặc xét nghiệm của khoa đó. Đối với mỗi bệnh nhân, tổng chi phí lao động chẩn đoán hình ảnh bằng chi phí lao động trên một đơn vị dịch vụ nhân với số lượng chẩn đoán hình ảnh của từng bệnh nhân theo từng loại dịch vụ (ví dụ: x-quang, nội soi, v.v.). Tương tự như thế, tổng chi phí xét nghiệm cho từng bệnh nhân là tổng số dịch vụ xét nghiệm được sử dụng nhân với chi phí lao động trung bình của mỗi dịch vụ xét nghiệm. 2.7.1.4. Chi phí gián tiếp Tổng chi phí gián tiếp cho từng bệnh nhân trong mẫu được tính bằng tổng chi phí hành chính, chi phí vận hành và khấu hao từng bộ phận. Tổng chi phí gián tiếp trung bình của từng nhóm bệnh bằng tổng chi phí gián tiếp của số bệnh nhân chia cho tổng số bệnh nhân trong mẫu của nhóm bệnh đó. + Chi phí lao động hành chính và chi phí vận hành. Chi phí lao động hành chính và chi phí vận hành được phân bổ theo từng bệnh nhân trong mẫu theo số ngày nằm nội trú tại bệnh viện. Điều này dựa vào giả định hợp lý rằng với những bệnh nhân bị bệnh phải nằm viện dài ngày thì sẽ chịu chi phí trực tiếp cao hơn và chi phí trực tiếp cao hơn tương quan với chi phí lao động 39 hành chính và vận hành cao hơn. Chi phí lao động hành chính và vận hành được quy ra chi phí bình quân một ngày (chia cho 365 ngày) và chia cho tổng số giường trong bệnh viện để ra chi phí hành chính và vận hành bình quân một ngày giường. Số ngày nằm trong bệnh viện của bệnh nhân trong mẫu được nhân với chi phí hành chính và vận hành bình quân một ngày giường này. + Khấu hao. Khấu hao là trị giá giảm đi theo thời gian của tài sản cố định trong thời gian sử dụng nó. Giá mua gốc, không phải trị giá còn lại, đã được sử dụng làm cơ sở tính khấu hao tài sản cố định. Khấu hao hàng năm theo từng loại tài sản cố định được tính bằng cách chia tổng giá trị gốc của nhà cửa, TTB y tế, TTB phi y tế, đồ dùng và phương tiện đi lại bởi tổng số năm kỳ vọng sử dụng tài sản đó. Tuy nhiên, hầu như không thể biết được chắc chắn thời gian sử dụng của nhà cửa, TTB, đồ dùng và phương tiện đi lại, nên đã áp dụng các thông lệ kế toán chuẩn để tính ra chi phí khấu hao hàng năm. Một tỷ lệ khấu hao là 0,03 (tương đương với 33 năm của thời gian sử dụng) đã được giả định đối với nhà cửa, tỷ lệ 0,1 (tương đương 10 năm) giả định để tính khấu hao TTB, đồ dùng và phương tiện được mua không quá 10 năm và 0,0% nếu mua quá 10 năm. Tổng khấu hao nhà cửa hàng năm được quy ra khấu hao trung bình một ngày một giường bệnh và nhân với số ngày nằm trong bệnh viện cho từng bệnh nhân trong mẫu. Bởi vì các nhóm bệnh khác nhau đòi hỏi số ngày nằm điều trị khác nhau, phương pháp này phân bổ một cách hiệu quả tỷ lệ khấu hao nhà cửa dựa vào mức độ sử dụng nhà cửa theo nhóm bệnh. Khấu hao nhà cửa được phân bổ hoàn toàn cho dịch vụ nội trú do các khoa ngoại trú thường không được tính khấu hao nhà cửa vì những khoa đó chỉ sử dụng tỷ lệ rất nhỏ các tài sản cố định của bệnh viện. Khấu hao TTB, đồ dùng và phương tiện đi lại được phân chia thành 6 loại để phân bổ cho các bệnh nhân dựa trên việc sử dụng 5 loại TTB y tế chuyên 40 dụng và một nhóm gồm TTB không chuyên dụng, đồ dùng và phương tiện đi lại: i) Khoa lâm sàng điều trị bệnh nhân; ii) TTB chẩn đoán hình ảnh; iii) TTB xét nghiệm; iv) TTB phẫu thuật; v) khám bệnh ban đầu tại khoa KCB ngoại trú; vi) tất cả những TTB y tế và phi y tế khác như đồ dùng và phương tiện đi lại. Với những khoa lâm sàng điều trị bệnh nhân, tổng chi phí khấu hao hàng năm được quy ra tỷ lệ khấu hao bình quân một ngày và chia cho tổng số giường bệnh thực tế trong khoa. Tỷ lệ khấu hao một ngày giường được phân bổ cho mỗi bệnh nhân trong mẫu bằng cách nhân với số ngày bệnh nhân điều trị trong bệnh viện. Với TTB chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm, tổng chi phí khấu hao hàng năm tính bằng cách chia tổng số dịch vụ chẩn đoán hoặc xét nghiệm được thực hiện trong năm (2003) riêng cho hình ảnh và xét nghiệm. Cho mỗi bệnh nhân, số dịch vụ chẩn đoán hình ảnh hoặc xét nghiệm sử dụng được nhân với khấu hao bình quân một đơn vị dịch vụ hình ảnh hoặc xét nghiệm. Với những bệnh nhân phải mổ, chi phí khấu hao của TTB mổ được phân bổ cho bệnh nhân theo loại phẫu thuật được tiến hành. Quyền số (hệ số) được sử dụng để phân bổ chi phí khấu hao tương đương với quyền số được sử dụng đối với chi phí lao động được miêu tả ở trên. Với dịch vụ KCB ngoại trú, tổng chi phí khấu hao TTB hàng năm của khoa KCB ngoại trú được chia bởi tổng số lượt bệnh nhân KCB và khấu hao trung bình này đã được phân bổ cho những bệnh nhân nội trú đã sử dụng dịch vụ này. Khấu hao cho khoa KCB thường rất thấp. Cuối cùng, chi phí khấu hao hàng năm của TTB, đồ dùng và phương tiện vận chuyển chung mà không thể phân bổ theo việc sử dụng dịch vụ của một khoa đặc thù hoặc thủ thuật được quy đổi ra tỷ lệ khấu hao bình quân một ngày và chia bởi số giường bệnh trong bệnh viện. Chi phí khấu hao bình quân 41 một ngày giường này được phân bổ cho mỗi bệnh nhân trong mẫu bằng cách nhân với số ngày bệnh nhân nằm điều trị nội trú. Tổng chi phí khấu hao theo từng trường hợp bệnh bằng tổng chi phí khấu hao của nhà cửa, TTB chẩn đoán hình ảnh xét nghiệm, TTB phẫu thuật và các TTB sử dụng chung như đồ dùng, phương tiện. 2.7.2. So sánh mức viện phí và chi phí y tế đầy đủ của đẻ thường và đẻ mổ Để so sánh viện phí và chi phí đơn vị của dịch vụ đẻ thường và đẻ mổ được cung cấp trong nghiên cứu này, viện phí đối với mỗi bệnh nhân được tính theo giá trị ở giữa khung giá quy định của loại giường, hạng bệnh viện hoặc cho giá khám, chữa bệnh. Các bệnh nhân nội trú chỉ được tính giá một lần khám bệnh cho một đợt khám nội trú. Tiền thuốc, vật tư tiêu hao, chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm mà bệnh nhân thực tế thanh toán với bệnh viện được cộng vào. Giá viện phí được áp dụng để tính viện phí cho nghiên cứu này được trình bày theo khung giá Thông tư 37/2015/TTLT-BYT-BTC. Viện phí đối với 1 trường hợp đẻ mổ, ở bệnh viện hạng 1, có thể được tính như sau: Bảng 2. 2. Chi phí theo khung giá thông tư 37/2015/TTLT-BYT-BTC Dịch vụ Đơn vị Chi phí Khám bệnh 1 lần khám 39.000 Giường hồi sức 1 ngày 335.900 Sau phẫu thuật loại 1 5 ngày 1.251.000 Chẩn đoán hình ảnh (siêu âm) 1 lần 454.000 Tất cả các xét nghiệm 11 xét nghiệm 481.600 Tất cả các loại thuốc đơn vị thực tế sử dụng 634.664 Tất cả các loại vật tư tiêu hao đơn vị thực tế sử dụng 950.703 Tổng chi phí 3.741.867 42 Viện phí đối với 1 trường hợp đẻ thường, ở bệnh viện hạng 1, có thể được tính như sau: Bảng 2. 3. Viện phí đối với 1 trường hợp đẻ thường ở bệnh viện hạng 1 Dịch vụ Đơn vị Chi phí Khám bệnh 1 lần khám 39.000 Giường thường 3 ngày 712.000 Sau phẫu thuật loại 1 ngày - Chẩn đoán hình ảnh (siêu âm) 1 lần 154.000 Tất cả các xét nghiệm 11 xét nghiệm 481.600 Tất cả các loại thuốc đơn vị thực tế sử dụng 173.740 Tất cả các loại vật tư tiêu hao đơn vị thực tế sử dụng 454.440 Tổng chi phí 1.182.735 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Nghiên cứu được sự đồng ý của Hội đồng Y đức – Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội theo số 048/2017/YTCC-HD3 về việc chấp thuận các vấn đề đạo đức nghiên cứu y sinh ngày 30/03 năm 2017. Nghiên cứu được sự đồng ý của Lãnh đạo Bệnh viện Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh theo số 358/CV-ĐT&CĐt về việc phúc đáp công văn gửi học viên lớp cao học QLBV 8 đến học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp tại Bệnh Viện, giấy chứng nhập chấp thuận của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học số 02/HĐĐĐ. Những nguyên tắc về bí mật thông tin cũng như mục đích nghiên cứu được thông báo cụ thể với Lãnh đạo bệnh viện, Trưởng các Khoa, Phòng liên quan đến việc cung cấp số liệu. 43 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin chung về Bệnh viện và Khoa Sản Bảng 3. 1. Thông tin chung của Bệnh viện và Khoa Sản Đặc điểm Đơn vị Bệnh viện (năm 2016) Khoa Sản Số Cán bộ Người 1,482 71 Số Giường Giường 806 160 Số bệnh nhân ra viện Người 76.408 12.958 Số Ngày giường Ngày 409.442 49.333 Số Khám bệnh Lượt 371.469 73.099 Số Kê đơn Đơn 815.752 96.324 Số Xét nghiệm Lần 6.673.200 151.667 Số Chiếu chụp Lần 396.019 64.749 Số Phẫu thuật, thủ thuật Lần 404.283 40.980 Diện tích m2 11.252 1.170 Bảng 3.1 cho thấy bệnh viện có tổng diện tích quy hoạch là 11.252m2 với số lượng cán bộ, nhân viên y tế là 1,482 người, phục vụ tổng mức giường kế hoạch là 806. Năm 2016, có 76.408 bệnh nhân điều tra ra viện với 409.442 ngày giường điều trị. Tổng số khám bệnh là 371.469 lượt với 815.752 đơn thuốc được kê, 6.673.200 lượt xét nghiệm, trong đó 396.019 lần thực hiện chiếu chụp hình ảnh chẩn đoán, 452.765 lần phẫu thuật. Đối với Khoa Sản, có diện tích là 1.170, bệnh viện với 71 nhân viên y tế và 160 giường kế hoạch. Trong năm 2016, Khoa Sản đã cho xuất viện 12.958 44 trường hợp, trong đó tổng số ngày giường là 49.333, thực hiện được 73.099 lượt khám bệnh, kê 96.324 đơn thuốc, thực hiện 151.667 xét nghiệm, 64.749 lượt chiếu chụp, và 40.980 lần phẫu thuật (Bảng 3.4). Bảng 3. 2. Chỉ số khám, chữa bệnh của Bệnh viện và Khoa Sản Chỉ số Bệnh viện (năm 2016) Khoa Sản Cấp cứu 13.255 98 Khám, chữa bệnh 1.131.782 82.922 Điều trị ngoại trú 14.982 - Điều trị nội trú Tổng số ngày điều trị 270.123 55.027 Tổng số lượt bệnh nhân 49.147 12.982 Ngày trung bình điều trị 5,0 4,5 Số giường kế hoạch 800 160 Công suất sử dụng giường bệnh theo giường kế hoạch (%) 106,25% 100% Năm 2016, Bệnh viện Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh đã cấp cứu cho 13.255 lượt bệnh và Khoa Sản đã cấp cứu 98 lượt bệnh chiếm 0,74% trên toàn viện; lượt khám, chữa bệnh của Khoa Sản bằng 7,33% trên toàn viện; trong đó tổng số lượt điều trị nội trú của Khoa Sản là 12.982 lượt (26,41% toàn viện); ngày điều trị trung bình tại Khoa Sản là 4,5 ngày; tổng số giường thật kê của Khoa Sản là 160 (20% toàn viện). 45 Bảng 3. 3. Chi thu tài chính của Bệnh viện và Khoa sản Nội Dung Bệnh viện (năm 2016) Khoa sản Tổng thu 462.720.820.755 24.566.295.184 Nguồn thu khám, chữa bệnh 434.447.593.654 24.566.295.184 - Thu phí 64.000.545.280 2.246.990.727 - BHYT 231.848.555.553 8.354.431.490 - Dịch vụ 138.598.492.821 13.964.872.967 Nguồn thu khác 28.273.227.101 - Tổng quỹ lương (năm 2016 : ước tính 12 tháng) 47.112.937.642 12.391.617.214 Tổng thu nhập bình quân Bác sĩ 19.329.157 28.673.012 Điều dưỡng 11.841.312 17.465.626 Trong năm 2016, toàn viện thu 462.720.820.755 đồng trong hoạt động khám, chữa bệnh; khoa Sản chiếm 5,31% trên toàn bộ tổng thu của bệnh viện; trong đó nguồn thu từ dịch vụ chiếm cao nhất (56,85% tổng thu của khoa Sản). Tổng quỹ lương của khoa Sản là 12.391.617.214 đồng chiếm 26,3% tổng quỹ lương của toàn viện. Mức thu nhập trung bình của nhân viên khoa Sản cao hơn mức thu nhập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_phan_tich_chi_phi_truong_hop_de_thuong_va_de_mo_tai.pdf
Tài liệu liên quan