Luận văn Phân tích, đánh giá cảnh quan sinh thái phục vụ bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học khu vực Phia oắc - Phia đén, tỉnh Cao Bằng

Mở đầu . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài. 1

2. Mục tiêu. 3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu . 3

4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 3

5. Những điểm mới của luận văn . 3

6. Kết quả đạt đƯợc . 3

7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. 4

8. Cấu trúc của luận văn. 4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU. 5

1.1. Tổng quan một số vấn đề trong nghiên cứu cảnh quan sinh thái liên

quan đến đa dạng sinh học . 5

1.1.1.Trên thế giới. 5

1.1.2. Ở Việt Nam . 7

1.1.3. Tổng quan một số công trình nghiên cứu tại khu vực Phia Oắc – Phia

Đén và tỉnh Cao Bằng . 10

1.2. Cơ sở lý luận trong nghiên cứu cảnh quan sinh thái và phục vụ bảo

tồn đa dạng sinh học . 12

1.2.1. Khái niệm về cảnh quan. 12

1.2.2. Khái niệm cảnh quan sinh thái. 14

1.2.3. Khái niệm về đa dạng sinh học . 15

1.2.4. Lý luận chung về mối quan hệ giữa nghiên cứu cảnh quan sinh thái

và bảo tồn đa dạng sinh học . 16

1.3. Quan điểm và phƯơng pháp nghiên cứu. 17

1.3.1. Quan điểm nghiên cứu . 17

1.3.2. Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu . 20

pdf39 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 730 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích, đánh giá cảnh quan sinh thái phục vụ bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học khu vực Phia oắc - Phia đén, tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kỷ XIX các nhà khoa học cảm thấy khoảng cách biệt lập giữa các khoa học về trái đất và sinh vật học còn khá rõ và ý tưởng lôi kéo xích lại gần nhau các khoa học này đã phát sinh ra một bộ môn mới trên cơ sở của cảnh quan học và sinh thái học ra đời. Về bản chất nó dựa trên cơ sở phân tích đặc điểm sinh thái của các cảnh quan. Nhà động vật học người Đức Haeckel (1866) đã dùng danh từ "sinh thái học" là khoa học chỉ mối liên quan giữa các cơ thể sống và các yếu tố môi trường. Những công bố về mối quan hệ này đã được Mobius cho ra mắt vào năm 1877. Sau đó là những nghiên cứu của các khoa học địa lý và sinh vật học (chủ yếu là thực vật) 6 được xuất bản vào năm 1905, 1916 do Clemeut và Covoles chủ trì, thí dụ công trình về diễn thế thực vật ở các đụn cát ven hồ Michigan (Mỹ). Sau này vào đầu thế kỷ XX các nhà khoa học Tây Âu, Mỹ và Nga đã quan niệm môn khoa học mới là "cảnh quan sinh thái" hay "địa hệ sinh thái" (đều lấy từ tiếng Đức), là một nhánh của khoa học địa lý tự nhiên. Tổ hợp liên quan qua lại giữa các cơ thể sống và các điều kiện môi trường xung quanh đã mở ra một khái niệm mới, đó là các "hệ sinh thái". Ngày nay, môn khoa học này rất phát triển ở các nước Bắc Mỹ, Canada, Mỹ và các nước Châu Âu: Hà Lan, Séc, Đức, Nga. Người ta đã thành lập các bản đồ về "hệ sinh thái" thực chất là các hệ thống tự nhiên - kinh tế - xã hội hoạt động theo các quy luật tự nhiên và nhân sinh. Trên thế giới, người ta đã ứng dụng các bản đồ cảnh quan sinh thái và bản đồ các hệ sinh thái để quản lý và quy hoạch môi trường. Mỹ - Canada - Mexico thành lập bản đồ các hệ sinh thái chung cho cả 3 nước. Bộ môi trường Canada, Viện y tế và môi trường Hà Lan đã đánh giá cao báo cáo trạng môi trường trên cơ sở các hệ sinh thái. Ở Canada giai đoạn 1970 - 1985 đã tiến hành kiểm kê tài nguyên cho diện tích 600.000 km2 trên cơ sở các hệ sinh thái. Khối SEP (cộng đồng tương trợ kinh tế các nước Xã hội Chủ nghĩa) vào những năm 70 thế kỷ trước đã tổ chức tập huấn cho các nhà nghiên cứu hướng quy hoạch lãnh thổ trên cơ sở phân tích các cảnh quan sinh thái. Ở Ukraina việc quy hoạch các vùng phát triển kinh tế đều dựa trên các cảnh quan sinh thái. Ở Đức, quy hoạch cảnh quansinh thái phục vụ cho các mục đích phát triển bền vững và bảo tồn đều dựa vào phân tích chức năng các cảnh quan sinh thái. Ở Tiệp Khắc (cũ) đã soạn thảo phương pháp quy hoạch cảnh quan sinh thái phục vụ công tác quy hoạch và thiết kế. Phương pháp này tập trung vào việc sử dụng tối ưu các đặc điểm cảnh quan sinh thái trên quan điểm sinh thái học nhằm thiết lập các điều kiện hòa hợp giữa hoạt động kinh tế của con người và môi trường. Phương pháp quy hoạch cảnh quan sinh thái được thể hiện qua 2 bước: - Soạn thảo số liệu: 1. Phân tích số liệu chuyên ngành 7 2. Tổng hợp thành lập bản đồ cảnh quan sinh thái 3. Diễn giải các số liệu cảnh quan sinh thái - Tối ưu hóa việc sử dụng lãnh thổ dưới góc độ cảnh quan sinh thái: 4. Đánh giá 5. Đề xuất Đây là phương pháp sử dụng chính trong khối SEV (cũ) để đánh giá lãnh thổ và quy hoạch. Trong thiết kế quy hoạch vùng phải bắt đầu từ việc nghiên cứu địa lý tổng hợp vùng quy hoạch, với mục đích cơ bản là đánh giá tổng hợp lãnh thổ trên cơ sở phân hóa theo chức năng của nó. Do đó việc xây dựng bản đồ cảnh quan là việc đầu tiên làm cơ sở để đánh giá. Bản đồ cảnh quan cho phép nhìn nhận nhanh nhất các đặc điểm tự nhiên của từng đơn vị lãnh thổ, nhất là vai trò phụ thuộc, chi phối lẫn nhau, tác động qua lại của các đơn vị vùng kế cận để có thể sử dụng chúng một cách hài hòa, hợp lý nhất. Chính sự khác biệt của bản đồ cảnh quan với một số bản đồ mô tả chuyên ngành khác ở chỗ nó có thứ bậc rõ ràng, chi phối lẫn nhau và phân hóa theo từng cấp phụ thuộc vào tỉ lệ bản đồ nghiên cứu là công cụ đắc lực cho định hướng sử dụng tài nguyên thiên nhiên. 1.1.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, cảnh quan học được du nhập vào từ những năm 60 thế kỷ trước nhưng ít được phát triển. Cảnh quan thực sự được ứng dụng trong thực tế từ những năm 80 trên cơ sở phân tích hình thái các cảnh quan. Kể từ năm 1993 khi hệ thống phân vị do Viện Địa lý xây dựng thì việc xây dựng bản đồ cảnh quan các tỷ lệ, các địa phương mới được ấn hành phổ biến. Hiện nay ở hầu hết các công trình nghiên cứu lãnh thổ các cấp đều có đề mục xây dựng bản đồ cảnh quan phục vụ các mục đích khác nhau. Chúng dần dần được phổ biến như các bản đồ chuyên ngành khác do tính tổng hợp và nội dung đầy đủ của nó. Tính ứng dụng của nó càng được phổ cập khi các yêu cầu về thông tin tăng lên, các tư liệu về cảnh quan được phân tích phục vụ xây dựng giải pháp cho phát triển bền vững. 8 Có thể khẳng định rằng, tất cả các công trình nghiên cứu cảnh quan ở nước ta chủ yếu đều dựa trên nền tảng, lý luận khoa học cảnh quan của trường phái nước Nga. Tuỳ vào từng giai đoạn phát triển và để đáp ứng nhu cầu thực tiễn mà nội dung các công trình nghiên cứu cảnh quan được thể hiện dưới các tiêu đề: “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam – Vũ Tự Lập, 1979”, “Cơ sở cảnh quan của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam – Phạm Hoàng Hải, 1997”, “Sinh thái cảnh quan – Nguyễn Thế Thôn, 2006”, “Đánh giá cảnh quan (theo hướng tiếp cận kinh tế) – Nguyễn Cao Huần”...Có thể chia thành hai giai đoạn phát triển cảnh quan ở Việt Nam như sau: - Giai đoạn từ năm 1954 – 1980: đặc điểm giai đoạn này là phát hiện sự phân hoá lãnh thổ theo hệ thống phân vị của hướng phân vùng địa lý tự nhiên. Có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả, trong đó có một công trình rất đáng chú ý về mặt lý luận, đó là giáo trình cơ bản cho sinh viên chuyên ngành cảnh quan “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam” của Vũ Tự Lập (1976). Trong công trình này, tác giả đã đưa ra một hệ thống phân vị riêng khá đầy đủ từ cấp lớn nhất đến cấp nhỏ nhất. Ưu điểm của phân vị này là sự kết hợp nhuần nhuyễn tính địa đới và phi địa đới trong sự phân chia các cấp phân vị. Lần đầu tiên ở Việt Nam, mỗi một cấp lại được xây dựng trên một chỉ tiêu xác định. Đối với cấp cảnh quan địa lý – cấp quan trọng nhất, có sự đồng nhất về mặt địa đới và phi địa đới. Theo ông: “cảnh quan địa lý là một tổng thể được phân hoá trong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng và một đới cao ở miền núi, có một cấu trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thuỷ văn, về đại tổ hợp thực vật và bao gồm một tập hợp có quy luật của những dạng địa lý và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác theo cấu trúc ngang đồng nhất”. Với cách xây dựng phân vị như đã nói ở trên, tác giả nhấn mạnh việc nghiên cứu cảnh quan có thể tiến hành theo cách từ trên xuống bằng con đường phân vùng hoặc theo cách từ dưới lên, nghĩa là nghiên cứu cảnh quan không chỉ là sự kế thừa, phân tích có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các chuyên ngành mà còn là công việc độc lập của các nhà nghiên cứu cảnh quan từ quá trình khảo sát ngoài thực địa 9 đến phân tích tư liệu, tài liệu đã thu thập được trong các thí nghiệm. Với hệ thống phân vị nêu trên đã cho phép chúng ta có một tư duy lôgic về sự phân hoá thiên nhiên vốn hết sức đa dạng và phong phú của nước ta. - Giai đoạn 1980 - đến nay: nội dung chủ yếu nghiên cứu cảnh quan của giai đoạn này được tiến hành theo hướng phân loại không dựa vào các cá thể địa tổng thể. Ý tưởng nghiên cứu cảnh quan theo quan điểm phân loại trực tiếp không dựa trên các địa tổng thể được bắt đầu từ công trình thành lập các bản đồ cảnh quan sinh thái các vùng khác nhau trên toàn quốc ở dải ven biển Việt Nam, Tây Nguyên, bản đồ cảnh quan sinh thái nhân sinh toàn quốc (Nguyễn Văn Vinh và nnk). Hệ thống phân vị cảnh quan được đưa ra chủ yếu dựa trên cơ sở phân vị cảnh quan của Nhikolaev gồm 12 bậc: thống, hệ, phụ hệ, lớp, phụ lớp, nhóm, kiểu, phụ kiểu, hạng, phụ hạng, loại, phụ loại và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta. Kết quả đưa ra một hệ thống phân vị gồm 5 bậc: hệ, phụ hệ, lớp, phụ lớp, kiểu. Điểm nổi bật của các công trình này là tính ứng dụng của nó. Ngoài các công trình có tính lý luận và sự phân hoá lãnh thổ đánh giá trên quan điểm định hướng, các công trình còn lại đều có mục đích cụ thể như: phục vụ cho quy hoạch lãnh thổ, cho mục đích lâm – nông nghiệp. Trong hệ thống phân vị của hầu hết các công trình đều sử dụng các cấp hệ, phụ hệ, lớp, phụ lớp, kiểu, phụ kiểu, hạng, loại cảnh quan. Các công trình của các nhóm tác giả khác nhau đều là sự hội tụ và bổ sung cho nhau của hai ngành địa lý và sinh học. Sở dĩ có sự hội tụ này là vì các nhà địa lý đi từ giới vô cơ dẫn đến giới hữu cơ và cuối cùng thấy sinh vật có vai trò chủ đạo trong hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái tự nhiên hoạt động tốt nhất là hệ sinh thái có năng suất sinh học cao nhất. Do vậy, cải tạo hệ tự nhiên phải bắt đầu từ việc cải tạo hệ thực vật. Còn các nhà sinh thái học trong khi tìm hiểu giới sinh vật không thể không đề cập đến môi trường vô cơ như là đất, địa hình, nước, không khí. Cả hai đều phát sinh, phát triển trong mối quan hệ tương tác và thống nhất với nhau thành một hệ tự nhiên. Các nhà địa lý giúp cho các nhà sinh học có được sự nhìn nhận tổng hợp của sự phân hoá lãnh thổ trong việc nghiên cứu tuần hoàn nước, tuần hoàn địa hoá, xác định chuỗi thức ăn và tuần hoàn sinh vật. 10 Các công trình nghiên cứu của các nhà cảnh quan cũng có những nội dung về hệ sinh thái. Điều này, thể hiện nhu cầu tất yếu của chiều hướng tiếp cận nghiên cứu cảnh quan sinh thái trong bảo tồn đa dạng sinh học. Không những thế về mặt lý thuyết, ở một số công trình đã đặt cơ sở cho chiều hướng tiếp cận đó chúng ta vẫn tìm thấy cốt lõi, nền móng của các kết quả nghiên cứu cảnh quan để từ đó có cách phân tích sâu sắc hơn về hệ sinh thái. Những nghiên cứu tập trung giải quyết mối quan hệ giữa con người và tự nhiên dưới nhiều hình thức dựa trên nguyên lý sinh thái, cảnh quan được áp dụng và triển khai nghiên cứu như công trình: “Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững”, “Sinh thái môi trường ứng dụng”, “Thiên nhiên Việt Nam” và “Việt Nam lãnh thổ và các công trình địa lý”, gần đây nhất là công trình: "Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch và quản lý các vườn quốc gia vùng Đông Bắc Việt Nam (phần đất liền)” của tác giả Hà Quý Quỳnh trên cơ sở nghiên cứu cảnh quan đã đưa ra cơ sở khoa học cho việc quy hoạch các khu bảo tồn vùng Đông Bắc Việt Nam. Đây là công trình nghiên cứu thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa khoa học địa lý và sinh học [29]. 1.1.3. Tổng quan một số công trình nghiên cứu tại khu vực Phia Oắc – Phia Đén và tỉnh Cao Bằng Thấy được tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với cuộc sống con người và nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra rất nhanh, từ lâu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã có nhiều những nghiên cứu, điều tra về đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh được thực hiện như: Năm 1898, A. Lillet trong cuốn sách “Hai năm ở miền núi Bắc Bộ” tác giả đã đề cập một số ít loài thú ở Cao Bằng như Hươu Sao, Thỏ rừng, Tê tê;Năm 1943, R. Bourret đã phát hiện loài Chuột chũ (Talpa Leucura) tại (Cao Bằng);Năm 1973, trong cuốn sách “Thú kinh tế miền Bắc Việt Nam” Lê Hiền Hào đã đề cập đến một số loài thú ở Cao Bằng như Vượn đen tuyền, Voọc đen má trắng, Đon, Nhím, Vòi mốc, Cầy vằn, Cầy mực, Hươu xạ, Hươu Sao;Năm 1992 – 1993, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật cũng khảo sát ĐDSH ở Cao Bằng, nhằm đánh giá hiện trạng và đề xuất bảo tồn; Năm 1994, Đoàn cán bộ nghiên cứu Trường Đại học Lâm nghiệp đã khảo sát chung về động, thực vật nhưng chưa có tài liệu công bố; Năm 1999, Nghiên cứu cơ sở phục hồi hệ sinh thái rừng 11 trên núi đá các loài cây gỗ bản địa ở Cao Bằng (Nguyễn Văn Nhân); Năm 1999, Núi đá vôi Cao Bằng có gì mới về mặt thực vật? (GS.PTS. Phan Kế Lộc, PTS. Nguyễn Tiến Hiệp, GS.TS.L.V.Averyanov);Năm 2000, Tổ chức bảo tồn chim quốc tế (Birdlife) đã khảo sát tại Cao Bằng;Năm 2004, Lê Văn Thiên – Đại học Quy Nhơn đã tiến hành khảo sát khu hệ thú tại núi Phia Oắc – đây là đề tài phục vụ luận án tiến sỹ sinh học; Năm 2006, Điều tra phân bộ, đánh giá sơ bộ trữ lượng và chất lượng dược liệu của một số cây thuốc quý trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;Năm 2008, Báo cáo nghiên cứu thành phần chất, công nghệ nhân giống, chăm sóc, thu hái một số cây dược liệu quý hiếm của tỉnh Cao Bằng: Ích mẫu, Hà thủ ô, Ngũ gia bì, Hoàng tinh, Thổ phục linh... ;Rừng và đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng (Đặng Huy Huỳnh, Đỗ Hữu Thư, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật);Năm 2010, Khái quát thực trạng khai thác, giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;Năm 2012-2013, đề tài “Nghiên cứu, điều tra đánh giá thực trạng đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng Vườn Quốc gia Phia Oắc - Phia Đén huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng”. Từ tháng 5 năm 2012 và tháng 5 năm 2013, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã tiến hành điều tra côn trùng tại khu rừng đặc dụng Phia Oắc – Phia Đén và đã công bố “Kết quả bước đầu điều tra côn trùng ở khu rừng đặc dụng Phia Oắc – Phia Đén (Nguyên Bình, Cao Bằng)” (Phạm Hồng Thái, Tạ Huy Thịnh và nnk) tại Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 5.Năm 2013, Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Đông Bắc Bộ đã hoàn thành “Quy hoạch rừng đặc dụng Phia Oắc – Phia Đén tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2011- 2020”.Năm 2013 - 2014, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng đã chủ trì thực hiện dự án: “Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” Như vậy, các dự án điều tra tại khu vực Phia Oắc – Phia Đén và tỉnh Cao Bằng hầu hết nhằm đánh giá tính đa dạng sinh học của khu vực mà chưa đề cập đến môi trường vô cơ – môi trường sống của các loài sinh vật. Trên cơ sở tổng quan một số vấn đề trong nghiên cứu trong nước và trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về cảnh quan, đa dạng sinh học. Những công trình này đóng góp vào việc hình thành hệ phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu song chưa có một công trình nào dùng tiếp cận cảnh quan để giải quyết vấn đề bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học khu vực Phia Oắc – Phia 12 Đén. Do vậy, những kiến nghị sử dụng hợp lý lãnh thổ mà luận văn đưa ra dựa trên kết quả nghiên cứu cảnh quansinh thái sẽ tiếp tục bổ sung và hoàn thiện về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cảnh quan học ứng dụng. Mặt khác, kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp thêm những luận cứ khoa học giúp công tác quy hoạch, tổ chức lãnh thổ hướng tới phát triển bền vững đa dạng sinh học khu vực. 1.2. Cơ sở lý luận trong nghiên cứu cảnh quan sinh thái và đa dạng sinh học 1.2.1. Khái niệm về cảnh quan Hiện nay, khái niệm “cảnh quan” đang được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như nghệ thuật, hội họa, địa lý, nghiên cứu môi trường,Đối với các lĩnh vực khác nhau, khái niệm này được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. - Khái niệm cảnh quan hiểu theo nghĩa rộng Theo từ điển Webster’s (1963) và the Oxford English (1933) khái niệm cảnh quan được hiểu: + Là một bức tranh miêu tả lãnh thổ thiên nhiên (rừng, núi, sông...) + Chỉ tổng thể địa hình của một vùng nào đó + Chỉ phong cảnh thiên nhiên của một vùng, một dải đất nào đó có thể quan sát được. “Cấu trúc cảnh quan là sự sắp xếp và thay đổi lại phong cảnh thiên nhiên qua các nền đất khác nhau tạo ra các tác động thẩm mĩ”. Khái niệm này mang nặng tình cảm về con người với môi trường xung quanh, hiện đang được mở rộng và sử dụng rộng rãi trong kiến trúc cảnh quan. - Khái niệm cảnh quan bao gồm nội dung khoa học Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thông qua các công trình nghiên cứu tự nhiên của các nhà địa lý Nga, Đức, nội dung khoa học đã bắt đầu được đưa vào khái niệm cảnh quan. Cơ sở khoa học quan trọng nhất của học thuyết này là sự nhận thức sâu sắc về sự toàn vẹn lãnh thổ, tính thống nhất nội tại của mối quan hệ nhân quả giữa các hợp phần tự nhiên cấu thành các “tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên” tồn tại xác định một cách khách quan theo các trật tự phân cấp trong vỏ lớp địa lý. Thứ hai là có thể xác định được ranh giới các tổng hợp lãnh thổ tự nhiên trên thực địa. Việc nghiên cứu cấu trúc cũng như sự phát triển của các tổng thể tự nhiên được tiến hành 13 dưới các góc độ khác nhau. Dưới góc độ địa lý có hướng nghiên cứu địa lý cảnh quan, dưới góc độ địa hoá học có hướng nghiên cứu địa hoá cảnh quan và dưới góc độ sinh thái có hướng nghiên cứu sinh thái cảnh quan,... Có rất nhiều định nghĩa về cảnh quan nhưng ở đây chỉ xét một số định nghĩa tiêu biểu: - L. X. Berg (1947), một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho việc nghiên cứu cảnh quan ở Liên Xô, ông viết: “cảnh quan là một tập hợp đối tượng và hiện tượng mà trong đó các đặc tính của địa hình, của khí hậu, của thủy văn, của lớp phủ thổ nhưỡng, thực vật, của giới động vật và ở một chừng mực nhất định của cả kết quả tác động của con người, đã hình thành một thể thống nhất hoàn chỉnh, được lặp lại một cách điển hình trên suốt một đới nào đó của Trái đất”. - S.V.Kalexnik (1959) nêu ra định nghĩa cảnh quan như sau: “cảnh quan là một bộ phận nhỏ của bề mặt Trái Đất, khác biệt về chất với các bộ phận khác, được bao bọc bởi các ranh giới tự nhiên và bản thân là một sự kết hợp các hiện tượng và đối tượng tác động lẫn nhau một cách có quy luật được biểu hiện một cách điển hình trên một không gian rộng và có mối quan hệ mọi mặt với lớp vỏ địa lý”. - A.A. Xontxev (1962) đưa ra một định nghĩa rõ ràng hơn: “cảnh quan là một tổng thể tự nhiên đồng nhất về mặt phát sinh, có một nền địa chất đồng nhất, một kiểu địa hình, một khí hậu giống nhau và bao gồm một tập hợp những cảnh dạng chính và phụ thuộc quan hệ với nhau về mặt động lực và lặp lại một cách có quy luật trong không gian”. - A. G. Ixatsenko (1965) có sự bổ sung định nghĩa cho cảnh quan đồng bằng: “cảnh quan là một bộ phận được tách ra trong quá trình phát sinh của một miền, của một đới địa lý và nói chung là của bất kỳ một đơn vị lãnh thổ nào lớn hơn, có đặc điểm là đồng nhất cả về mặt địa đới cũng như phi địa đới và có một cấu trúc riêng và cấu tạo hình thái riêng”. - G. Bertrand (1968) định nghĩa cảnh quan là một sự phối hợp cơ động, bất ổn định của các yếu tố địa lý khác nhau như: vật lý, sinh học, nhân tác. Chúng có tác 14 động lên nhau một cách biện chứng và làm cho cảnh quan trở thành một “thể tổng hợp địa lý”. - Th. Brossard, I.C. Wieber (1980) định nghĩa: “cảnh quan là sự biểu hiện hệ thống các lực bên ngoài (tự nhiên và nhân sinh) tác động vào nó, cảnh quan là phần trông thấy được trên bề mặt trái đất, biểu hiện sự tổ hợp có quy luật của các yếu tố tự nhiên và nhân sinh, cảnh quan là bề mặt được nhận thức”. - Vũ Tự Lập (1976) trong cuốn “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam” đã đưa ra định nghĩa cảnh quan như sau: “cảnh quan là một tổng thể, được phân hoá ra trong phạm vi là một đới ngang ở đồng bằng và một đới cao ở miền núi, có một cấu trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, thủy văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng, đại tổ hợp thực vật và bao gồm một tập hợp có quy luật những dạng địa lý và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác nhau theo một cấu trúc ngang đồng nhất”...[10], [20]. Các định nghĩa của các tác giả nêu trên về cảnh quan đã có những cống hiến to lớn trong nghiên cứu cảnh quan. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học địa lý, môi trường và sinh thái học, khoa học cảnh quan đã hướng vào nghiên cứu chức năng sinh thái của các cảnh quan. Tóm lại, cảnh quan là tổng thể lãnh thổ tự nhiên hiện tại, đồng nhất các mặt về nền đá, thể hình thái trung hoặc đại địa hình, chế độ khí hậu địa phương và chế độ thuỷ văn địa phương tương ứng, nhóm hoặc đơn vị đất và quần xã thực vật chủ yếu từ hệ sinh thái trở xuống, các hợp phần này có quan hệ tương tác với nhau và có các phân hóa theo thứ bậc. 1.2.2. Khái niệm cảnh quan sinh thái Theo định nghĩa của Hiệp hội Cảnh quan – Sinh thái quốc tế (IALE) các cảnh quan sinh thái là cảnh quan được nghiên cứu trên quan điểm sinh thái là tập hợp các hệ sinh thái. Nó xem xét khía cạnh phát triển và động thái của các tính không đồng nhất trong không gian của các đơn vị cảnh quan, quan hệ và sự trao đổi vật chất và năng lượng lẫn nhau của chúng trong không gian và thời gian, ảnh 15 hưởng của tính không đồng nhất ấy đến các quá trình hữu cơ và vô cơ cũng như đến việc sử dụng tính không đồng nhất đó. Theo Olat Bastian and Utasteihardt (2002), cảnh quan sinh thái (xem xét hệ sinh thái của các vùng địa lý) có nguồn gốc từ sinh học, địa lý và thậm chí từ rừng, hệsinh thái theo nghĩa khoa học là mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường xung quanh nó, được đưa ra bởi nhà động vật học người Đức Haeckel (1866). 1.2.3. Khái niệm về đa dạng sinh học ĐDSH bao gồm cả các nguồn tài nguyên di truyền, các cơ thể hay các phần cơ thể, các quần thể, hay các hợp phần sinh học khác của HST, hiện đang có giá trị sử dụng hay có tiềm năng sử dụng cho loài người. Nói cách khác, ĐDSH là toàn bộ tài nguyên thiên nhiên tạo nên do tất cả các dạng sống trên trái đất, là sự đa dạng của sự sống ở tất cả các dạng, các cấp độ và các tổ hợp giữa chúng. Đó không chỉ là tổng số của các HST, các loài, các vật chất di truyền mà còn bao gồm tất cả các mối quan hệ phức tạp bên trong và giữa chúng với nhau. Theo Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế (WWF) (1989) quan niệm: “Đa dạng sinh học là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”. Do vậy, ĐDSH bao gồm 3 cấp độ: đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng HST. Đa dạng loài bao gồm toàn bộ các loài sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài động, thực vật và các loài nấm. Ở mức độ vi mô hơn, đa dạng sinh học bao gồm cả sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly về địa lý cũng như sự khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể. Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống, các HST nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau. Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) cho rằng: "đa dạng sinh học là tính đa dạng của sự sống dưới mọi hình thức, mức độ và mọi tổ hợp, bao gồm đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái" 16 Theo R.Patrick,1983 cho rằng: đa dạng sinh học gồm tính đa dạng, trạng thái khác nhau về đặc tính hoặc chất lượng của sinh vật. Theo Công ước ĐDSH thì “ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong các HST trên cạn, ở biển và các HST dưới nước khác, và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên; ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài), và các HST (đa dạng HST). Theo Luật đa dạng sinh học được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008 thì: “Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên” ĐDSH bao gồm cả các nguồn tài nguyên di truyền, các cơ thể hay các phần cơ thể, các quần thể, hay các hợp phần sinh học khác của HST, hiện đang có giá trị sử dụng hay có tiềm năng sử dụng cho loài người. Nói cách khác, ĐDSH là toàn bộ tài nguyên thiên nhiên tạo nên do tất cả các dạng sống trên trái đất, là sự đa dạng của sự sống ở tất cả các dạng, các cấp độ và các tổ hợp giữa chúng. Đó không chỉ là tổng số của các HST, các loài, các vật chất di truyền mà còn bao gồm tất cả các mối quan hệ phức tạp bên trong và giữa chúng với nhau. Tóm lại, Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, thành phần loài và hệ sinh thái. Đa dạng sinh học chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong cuộc sống. 1.2.4. Lý luận chung vềmối quan hệ giữa nghiên cứu cảnh quan sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học Theo quy luật phát triển của thế giới sinh học thì môi trường vô cơ càng khắc nghiệt thì đa dạng sinh học càng đơn giản hơn. Đặc điểm của đa dạng sinh học khu vực phụ thuộc phần lớn vào các yếu tố tự nhiên. Sự đa dạng của các cảnh quan sinh thái là sự đa dạng của các yếu tố thành phần cấu thành lên các cảnh quan ở các cấp. Các cảnh quan sinh thái là các hệ thống tự nhiên có sự tác động của con người. ĐDSH là kết quả quan hệ tương hỗ của các yếu tố môi trường. Các tác động này không hoạt động riêng rẽ mà phụ thuộc chi phối lẫn nhau qua các dòng trao đổi vật chất và năng lượng. Sự đa dạng về các yếu tố môi trường đã tạo ra sự đa dạng sinh 17 học phong phú. Mặt khác do đặc thù của thiên nhiên nhiệt đới ẩm mà trên cùng một diện tích thì thành phần loài rất phong phú, nhưng số lượng loài thì ít hơn so v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf01050003365_0715_2002665.pdf
Tài liệu liên quan