MỞ ĐẦU 3
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 3
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 5
5. CƠ SỞ TÀI LIỆU 5
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI HUYỆN THỦY NGUYÊN 8
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 8
1.1.1. Các công trình nghiên cứu định hướng sử dụng đất phục vụ
phát triển bền vững 8
1.1.2. Các công trình liên quan tới khu vực nghiên cứu 13
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 14
1.2.1. Các vấn đề liên quan tới hiện trạng và biến động sử dụng đất 14
1.2.2. Phát triển bền vững và định hướng sử dụng đất phục vụ phát triển bền vững 25
1.3. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU 34
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu 34
1.3.2. Hệ phương pháp nghiên cứu 34
1.3.3. Các bước nghiên cứu 35
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN THUỶ NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2005 - 2010 37
2.1. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN THỦY NGUYÊN 37
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 37
2.1.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên 40
2.1.3. Hiện trạng môi trường 42
2.1.4. Dân số, lao động và việc làm 45
2.1.5. Thực trạng phát triển kinh tế 45
2.1.6. Thực trạng phát triển khu công nghiệp, đô thị, dân cư nông thôn 50
2.1.7. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 52
2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 56
2.3. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN THUỶ NGUYÊN NĂM 2005 VÀ 2010 59
2.3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2005 59
2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 62
97 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 phục vụ phát triển bền vững huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh Đức, Mỹ Đồng với trữ lượng hơn 4,8 triệu m3.
Ngoài ra trên địa bàn huyện cũng có một số loại khoáng sản kim loại, tuy nhiên trữ lượng rất nhỏ.
- Tài nguyên rừng.
Huyện Thuỷ Nguyên hiện có 1.399,76 ha rừng trong đó 449,01 ha là rừng sản xuất và 950,75 ha là rừng phòng hộ. Rừng của Thuỷ Nguyên có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường, chống sói mòn, lở đất, bảo vệ sản xuất, góp phần tạo cảnh quan đẹp là tiềm năng để phát triển ngành du lịch. Ngoài ra còn có tác dụng cung cấp gỗ nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu xây dựng trụ sở, trường học, nhà ở và nguyên liệu chất đốt trong sản xuất gạch, ngói, vôi và nấu ăn hàng ngày của nhân dân trong vùng.
- Tài nguyên biển.
Thuỷ Nguyên không tiếp giáp với biển nhưng nằm cạnh cửa sông lớn đổ ra biển nên cũng có nguồn lợi về biển, khả năng đánh bắt mỗi năm có thể đạt khoảng 6.000 - 7.000 tấn cá, tôm Khả năng nuôi trồng thuỷ hải sản cũng lớn, tới hàng nghìn ha, có điều kiện hình thành khu vực nuôi trồng đánh bắt và chế biến tập trung. Ngoài ra còn có tiềm năng lớn về vận tải biển đi các nơi trong nước và ra nước ngoài. Đất bãi bồi ở cửa sông có thể trồng cây lấy gỗ, nuôi ong lấy mật, vừa có tác dụng phòng hộ, bảo vệ môi trường lại tạo cảnh quan phát triển du lịch.
- Tài nguyên du lịch, di sản văn hoá:
Những hiện vật đồ đá, đồ gốm khai quật ở di chỉ Tràng Kênh (Minh Đức), tương ứng với nền văn hoá Phùng Nguyên cách ngày nay trên 3.000 năm. Đồ đồng khai quật ở Việt Khê (Phù Ninh), tương đương với nền văn hoá Đông Sơn cách ngày nay trên 2.000 năm. Các di chỉ này phản ánh trình độ chế tác công cụ đời sống phong phú của người Việt. Kết quả khai quật các di chỉ ở Thuỷ Nguyên đã nói lên “Con người Thuỷ Nguyên đã cùng sinh trưởng tồn tại và phát triển với con người khắp mọi miền của đất nước và dựng lên nước Văn Lang của các Vua Hùng”.
Quá trình hình thành, chinh phục cải tạo và xây dựng nên vùng đất Thuỷ Nguyên là quá trình đấu tranh liên tục và bền bỉ với thiên nhiên của biết bao thế hệ. Ngay từ xa xưa người dân Thuỷ Nguyên đã có kinh nghiệm thau chua, rửa mặn, khai hoang lấn biển, cải tạo đất để trồng lúa, nuôi tằm dệt lụa. Cùng với nghề nông, nghề tiểu thủ công cũng hình thành và phát triển nhanh với các nghề truyền thống như rèn, đúc, làm đá nung vôi, làm đồ gốm, đánh cá, đan lát, Ngày nay trong quá trình công nghiệp hoá bên cạnh các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện đã có nhiều nhà máy, xí nghiệp do trung ương và thành phố quản lý đang hoạt động góp phần tác động tích cực trong việc phát triển kinh tế địa phương.
Hiện nay, Thủy Nguyên có 23 di tích lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia và 42 di tích lịch sử được xếp hạng cấp thành phố.
2.1.3. Hiện trạng môi trường
Trong những năm qua cùng với sự tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân số, quá trình công nghiệp, đô thị hoá và nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng về số lượng. Tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, các khu đô thị, các điểm dân cư tập trung đã xảy ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước do nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt chưa qua sử lý ô nhiễm và ô nhiễm không khí do hoạt động của các nhà máy, các mỏ khai thác khoáng sản, do hoạt động của các phương tiện giao thông ngày càng gia tăng. Để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường, hiện tại rác thải ở huyện Thuỷ Nguyên đã được tập trung đưa về xử lý và chôn lấp tại xã Gia Minh, các nhà máy sử lý nước thải trong một số khu công nghiệp cũng đã được xây dựng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Thuỷ Nguyên là huyện có diện tích tự nhiên lớn thứ 2 của thành phố Hải Phòng (sau huyện Cát Hải), có quỹ đất lớn, địa hình đa dạng (có cả đồng bằng, miền núi), có nhiều khoáng sản (đá vôi, phụ gia xi măng, sét,), mạng lưới sông ngòi dày đặc, hệ thống giao thông thuận lợi, có nhiều cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, anh hùng dân tộc là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một nền kinh tế đa dạng, đa ngành nghề (công nghiệp đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch, nông nghiệp, đánh bắt thuỷ sản,.).
- Nguồn nước:
+ Nguồn nước mặt:
* Sông Giá: là sông thiên nhiên nằm ở phía bắc huyện đã được ngăn đập chống xâm nhập mặn. Hiện sông Giá hoạt động như hồ chứa nước, có các cống thoát nước và đầu mối cung cấp nguồn, do đó sông Giá còn có tên gọi là hồ Đà Nẵng hay hồ sông Giá. Hồ sông Giá là công trình quan trọng nhất trong hệ thống thủy lợi của huyện. Mặt cắt hồ rộng nhất là 400m, chỗ hẹp nhất là 200m, độ sâu trung bình 5 ¸ 6m. Các công trình đầu mối bao gồm: cống An Sơn 1 và 2 có B = 10m và 16m lấy nước ngọt từ sông Kinh Thầy cấp cho hồ; cống Phi Liệt có quy mô 4c x 4m lấy nước ngọt từ sông Đá Bạc vào mùa mưa. Sông Giá bắt đầu từ sông Kinh Môn qua cống Phi Liệt. Tổng lượng nước trữ theo tính toán là 9,759 x 106m3, trong đó lượng nước trữ hữu ích là 3,904 x 106 m3.
Sông Giá thuộc phạm vi nghiên cứu, đây là nguồn nước ngọt có trữ lượng lớn và chất lượng cao, nguồn nước chính cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh khu vực Bắc sông Cấm. Hiện sông Giá đang là nguồn cấp nước thô cho các khu công nghiệp: Nhà máy Xi măng Chinfon, Nhà máy Xi măng Hải Phòng, Nhà máy Đóng tầu Nam Triệu..., cấp nước sạch cho công nghiệp, dân sinh thị trấn Minh Đức và Núi Đèo.
* Sông Kinh Thầy, sông Móc, sông Hòn Ngọc, sông Sau, sông Trịnh, các tuyến kênh mương cấp 1 là nguồn cấp nước thô cho một số nhà máy nước mini của huyện. Nguồn nước thô này có trữ lượng không lớn và chất lượng không tốt như nguồn nước sông Giá. Tuy nhiên, nguồn nước vẫn đáp ứng yêu cầu cấp nước thô cho các nhà máy nước mini để cấp nước sạch, đáp ứng như cầu dùng nước cho các xã, thôn.
+ Nguồn nước ngầm: nước ngầm của huyện bị nhiễm mặn nên chỉ dùng ở những nơi nguồn nước mặt hạn chế hoặc chỉ được sử dụng cho các hộ gia đình riêng lẻ hoặc từng nhóm hộ.
+ Nguồn nước mưa: ở một số nơi, do chất lượng cung cấp nước từ nhà máy nước mini không tốt nên một số hộ dân vẫn sử dụng bể chứa nước mưa để ăn uống và sinh hoạt.
- Cấp nước đô thị:
Huyện Thủy Nguyên hiện có 2 thị trấn: Minh Đức và Núi Đèo; cung cấp nước máy cho 2 thị trấn là 2 nhà máy nước: Minh Đức và Thủy Sơn; các nhà máy hiện đang hoạt động rất tốt.
+ Nhà máy nước Minh Đức lấy nguồn nước thô từ sông Giá, với quy mô S » 1,5ha và công suất Q = 1.500 m3/ngđ, cung cấp nước sạch cho gần 3.000 hộ với gần 11.000 dân của thị trấn. Tỷ lệ số dân được dùng nước máy là 99,5%.
+ Nhà máy nước Dương Kinh, xã Thủy Sơn lấy nguồn nước thô từ sông Trịnh, với quy mô S » 1ha và công suất Q = 1.500 m3/ngđ, cung cấp nước sạch cho thị trấn Núi Đèo và một số xã lân cận. Tỷ lệ số dân được dùng nước máy là 82,7%.
+ Cấp nước nông thôn:
Dân cư nông thôn trong huyện sử dụng nguồn nước từ các nhà máy nước, trạm xử lý nước mini, giếng khoan, giếng đào, bể chứa nước mưa.
* Hiện 27/35 xã đã có nhà máy nước, trạm cấp nước mini với tổng số 58 trạm. Ngoài ra còn có một số trạm cấp nước có quy mô nhỏ do tư nhân đầu tư kinh doanh. Các trạm phân bố không đồng đều giữa các xã, xã ít nhất gồm 1 trạm và xã nhiều nhất gồm 4 trạm. Trạm có công suất lớn nhất là Q = 1.500m3/ngđ, trạm có công suất nhỏ nhất là phục vụ cho khoảng 200 hộ dân, công suất các trạm từ 200 ¸ 500m3/ngđ.
Dân cư nông thôn trong huyện sử dụng nguồn nước từ các nhà máy nước, trạm cấp nước mini, giếng khoan, giếng khơi, bể chứa nước mưa. Nước thô lấy từ hệ thống sông Giá, sông Hòn Ngọc, sông Kinh Thầy. Hầu hết mỗi xã đều có ít nhất 1 trạm cấp nước mini.
Phần lớn các trạm xử lý nước mini theo mô hình cấp nước tập thể hoặc theo cụm dân cư bằng đường ống với phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Tuy nhiên các trạm mini được đầu tư công nghệ cũ, quy trình xử lý nước sạch khá đơn giản: nước được lấy từ sông đưa vào lắng cặn, khử trùng bằng clo, sau đó được bơm lên bể trên cao rồi dẫn tới các hộ dân. Do vậy nguồn cung cấp nước chưa đảm bảo yêu cầu về chất lượng cũng như số lượng nên vẫn tồn tại các hộ dân không được dùng và không dùng. Một số nơi thì nhu cầu dùng nước của người dân và thời gian bơm cấp nước không ổn định. Điển hình là một số trạm tại các xã: Lưu Kiếm, Liên Khê, Lưu Kỳ, Minh Tân,...
Toàn huyện có 89,3% hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, so với tiêu chí về cấp nước sạch của nông thôn mới là 90% thì chưa đạt; trong đó có 43,6% hộ được sử dụng nước máy (chủ yếu thuộc phạm vi 2 thị trấn), so với tiêu chí về cấp nước sạch của nông thôn mới là 50% thì chưa đạt.
Hiện đang triển khai dự án xây dựng nhà máy nước Ngũ Lão, lấy nguồn nước thô từ sông Giá, dự định cung cấp nước sạch cho khu vực Bắc sông Cấm và Bến Rừng,...
Tuy nhiên do có nhiều sông và nằm gần cửa biển nên trên 60% diện tích đất canh tác bị phèn mặn hoặc mặn, nước của các con sông thường bị ảnh hưởng mặn của nước biển do thuỷ triều xâm nhập. Điều kiện thổ nhưỡng kém, ảnh hưởng đến năng xuất trồng trọt. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước do nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt chưa qua sử lý ô nhiễm và ô nhiễm không khí do hoạt động của các nhà máy, các mỏ khai thác khoáng sản, do hoạt động của các phương tiện giao thông có xu hướng ngày càng gia tăng. Quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp, có nguy cơ phá vỡ cân bằng sinh thái và cảnh quan môi trường. Hiện vẫn còn một số xã thuộc diện nghèo (06 xã miền núi).
2.1.4. Dân số, lao động và việc làm
Dân số của huyện năm 2010 là 305.860 người, mật độ dân số của Thuỷ Nguyên đạt khoảng 1.259 người/km2. Dân số của Thuỷ Nguyên phân bố không đều, thị trấn Núi Đèo là nơi có mật độ cao nhất của huyện 3.889 người/km2, xã Gia Minh là xã có mật độ thấp nhất 374 người/km2. Tỉ lệ tăng tự nhiên năm 2009 là 0,9%
Số nhân khẩu trong độ tuổi lao động của huyện Thủy Nguyên là 148.438 người (chiếm 50,1% dân số). Trong đó số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 120.016 người, chiếm 40,4% dân số. Hiện nay lao động của huyện chủ yếu tham gia sản xuất nông nghiệp, chiếm 78% so với số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.
2.1.5. Thực trạng phát triển kinh tế
Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
- Ngành nông nghiệp - thủy sản tăng 7%.
- Ngành công nghiệp - xây dựng tăng 23,3%.
- Ngành dịch vụ tăng 23,6%.
Tỷ trọng giá trị các ngành là: nông nghiệp - thủy sản: 32,5%, công nghiệp - xây dựng: 34,6%, dịch vụ: 37%.
Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:
* Nông nghiệp
- Trồng trọt: Thủy Nguyên là địa bàn chịu ảnh hưởng khá lớn của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, một số tuyến trục giao thông đi qua huyện được cải tạo mở rộng, một số nhà máy, cơ sở sản xuất mới được xây dựng, do vậy đã tác động mạnh đến tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện, nhất là ngành trồng trọt. Năm 2007, giá trị thực hiện 225 tỷ đồng, đạt 99,8% kế hoạch thành phố, 100,2% kế hoạch huyện. Diện tích gieo cấy lúa cả năm là 15.414 ha, giảm 2,3%; năng suất đạt 49,8 tạ/ha; sản lượng 76.683 tấn. Diện tích rau các loại là 1.397,5 ha, sản lượng 26.194 tấn, đạt 102,7% kế hoạch, giảm 9,5%.
- Chăn nuôi: Đã chuyển dịch theo hướng tập trung quy mô trang trại, gia trại, ứng dụng khoa học kỹ thuật về giống và thức ăn công nghiệp. Công tác phòng, chống dịch bệnh gia cầm, gia súc được chỉ đạo kiên quyết. Năm 2007, giá trị thực hiện 174 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch thành phố, 100% kế hoạch huyện, tăng 6,7%. Tổng đàn lợn 115.000 con, giảm 12,2%; đàn trâu, bò 5.910 con, tăng 11,3%; tổng đàn gia cầm 780.000 con, tăng 20%.
- Nuôi trồng và khai thác thủy sản: Kinh tế thuỷ sản phát triển mạnh ở cả bốn lĩnh vực: nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ; trong đó khai thác hải sản đó tăng nhanh cả về phương tiện tàu thuyền và sản lượng đánh bắt. Diện tích nuôi trồng thủy sản là 2.126 ha, đạt 103,4% kế hoạch, sản lượng 6.500 tấn, đạt 108% kế hoạch thành phố, 100% kế hoạch huyện, tăng 7,4%.
* Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
- Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Các ngành khai thác vật liệu xây dựng, đúc kim loại và mộc dân dụng, đóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải, chế biến lương thực thực phẩm, các làng nghề truyền thống đã được khôi phục phát triển mạnh; có nhiều làng nghề trở thành mô hình tiên tiến, làm ăn có hiệu quả như: Làng nghề Mỹ Đồng, Hiệp hội vận tải Đoàn Kết - An Lư, Hợp tác xã đánh cá Lập Lễ, Số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn ngày càng tăng, các ngành nghề và lĩnh vực sản xuất đa dạng phong phú.
Sản xuất công nghiệp, xây dựng của huyện đạt giá trị 719 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch. Trong đó, công nghiệp 358 tỷ đồng, đạt 238,7% kế hoạch thành phố, 100% kế hoạch huyện, tăng 17,3%; xây dựng 361 tỷ đồng, đạt 100,3% kế hoạch, tăng 29,9%. Các sản phẩm chủ yếu:
+ Đá các loại: 550.000 m3, đạt 55% kế hoạch, giảm 45%.
+ Vôi củ: 120.000 tấn, đạt 133,3% kế hoạch, tăng 50%.
+ Đúc kim loại: 25.000 tấn, đạt 113,6% kế hoạch, tăng 24,3%.
+ Gạch đất nung: 30 triệu viên, đạt 75% kế hoạch, tăng 20%
+ Xi măng: 50.000 tấn, đạt 83,3% kế hoạch, bằng so với cùng kỳ.
Ngoài hệ thống các cơ sở sản xuất công nghiệp do huyện quản lý, trên địa bàn huyện Thủy Nguyên còn khá nhiều các cơ sở, nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp không do huyện quản lý: Công ty Xi măng Chinfon, Công ty Xi măng Hải Phòng, Nhà máy sửa chữa tàu biển Nam Triệu, Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng, Nhà máy Đất đèn Tràng Kênh, Công ty Hóa chất Minh Đức, Trong quy hoạch của thành phố, khu công nghiệp Minh Đức sẽ mở rộng sang địa bàn các xã: Ngũ Lão, Tam Hưng (khu công nghiệp Bến Rừng) và khu công nghiệp Bắc cầu Kiền hình thành, khi đó diện tích khu công nghiệp sẽ có quy mô rộng hơn so với hiện nay. Các ngành công nghiệp sẽ được ưu tiên là: đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, vật liệu xây dựng, hóa chất cơ bản,
- Xây dựng:
Ngành xây dựng phát triển mạnh, đáp ứng được yêu cầu phục vụ phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân trong huyện, có khá nhiều các công trình của các đơn vị của huyện thực hiện đạt chất lượng tốt.
Công tác xây dựng cơ bản đã đi vào nề nếp, đảm bảo thủ tục xây dựng cơ bản từ khâu chuẩn bị đầu tư đến kết thúc đầu tư. Cơ sở hạ tầng của huyện từng bước được đổi mới, hàng năm có hàng trăm công trình, dự án được triển khai sửa chữa, xây dựng mới trên các lĩnh vực về giao thông, sản xuất công nghiệp, điện, y tế, trường học, trụ sở làm việc
* Dịch vụ
Thị trường được mở rộng đến các điểm dân cư Vì vậy các hoạt động dịch vụ của huyện, đặc biệt là khối dịch vụ vận tải và thương mại phát triển nhanh. Năm 2007, giá trị GDP của ngành dịch vụ trên địa bàn đã đạt 498 tỷ đồng, đạt 100,5 kế hoạch, tăng 23,6%.
Là một huyện có nền nông nghiệp lâu đời nên dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở đây khá phát triển, hàng năm dịch vụ đã cung cấp hàng nghìn tấn đạm, lân, kali và hàng chục tấn thuốc bảo vệ thực vật phục vụ sản xuất. Dịch vụ giống cây trồng và vật nuôi trên địa bàn địa bàn huyện cũng phát triển mạnh với hàng trăm lao động
*Ngành thương mại:
Thủy Nguyên đã có nhiều cố gắng vươn lên trong việc phục vụ đời sống nhân dân trong huyện, làm động lực thúc đẩy nông nghiệp và công nghiệp phát triển. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện do vậy hàng hoá bán lẻ trên địa bàn tăng khá mạnh. Một số trung tâm dịch vụ đã và đang được hình thành phát triển ở các khu vực nông thôn, lượng hàng hoá ngày càng phong phú. Công tác kiểm tra, kiểm soát đã được tăng cường hoạt động; góp phần đảm bảo trật tự, ổn định giá cả, chất lượng hàng hoá, hạn chế các hoạt động gian lận thương mại. Cơ cấu các thành phần kinh tế tham gia thị trường đã có sự biến đổi mạnh. Số đơn vị kinh doanh thương mại ngoài quốc doanh tăng nhanh. Hoạt động thương mại của Thuỷ Nguyên hiện nay vẫn do tư nhân nắm vai trò chủ yếu.
Hàng hoá chủ yếu tập trung phục vụ tiêu dùng, trong đó có các mặt hàng thường xuyên như: lương thực, thực phẩm, vải, muối, dầu hoả và các đồ dùng gia đình khác,. Các mặt hàng này chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng hoá bán lẻ, các mặt hàng cao cấp như điện tử, điện lạnh đã tăng nhanh trong những năm gần đây.
Cũng như các vùng nông thôn khác của đồng bằng sông Hồng nói chung, chợ nông thôn là một nét đặc trưng của vùng nông thôn Thuỷ Nguyên, đây là nơi kinh doanh tổng hợp các loại sản phẩm sản xuất từ nông nghiệp và các loại hàng hoá tiêu dùng khác phục vụ cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân nông thôn. Hiện nay trên địa bàn huyện có 56 chợ (kể cả chợ cóc) trong đó có 4 chợ kiên cố.
- Ngành du lịch:
Là một huyện có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, hiện nay Thuỷ Nguyên đó có 37 di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc nghệ thuật được xếp hàng quốc gia và 70 di tích chưa xếp hạng. Những di tích này đa số được phân bố trong vùng hồ sông Giá. Ngoài ra huyện Thuỷ Nguyên còn có khá nhiều di chỉ trong đó có các mộ cổ ở: Núi Đèo, Đông Sơn, Tràng Kênh, Diệu Tú, Tất cả các mộ này thuộc dạng mộ ngầm, mộ huyệt, mộ ngạch, nhiều mộ còn lưu giữ những di chỉ ở các niên đại khác nhau. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có một số các di tích khác như: chùa Câu Ngoại Tử (xã Hợp Thành), cụm di chỉ Liên Khê - Tràng Kênh, đình Kiền Bái, đền thờ trạng nguyên Lê Ích Mộc, đền thờ Trần Quốc Bảo, chùa Mỹ Cụ, miếu Thuỷ Tú và đền thờ tướng lĩnh nhà Lê,
Các di tích xếp hạng quốc gia của Thuỷ Nguyên hầu hết do chính quyền cấp xã quản lý, các di tích chưa xếp hạng do cấp thôn, làng quản lý.
Bên cạnh các di tích lịch sử, di tích văn hoá, cảnh quan, Thuỷ Nguyên còn có nhiều lễ hội truyền thống như: hát đúm, hội chiến thắng Bạch Đằng.
Trong huyện Thuỷ Nguyên có nhiều loại hình du lịch hoạt động như: du lịch tham quan thắng cảnh khu vực “Hạ Long cạn” Tràng Kênh, Việt Khê; du lịch tham quan các hang động như hang Vua, hang Lương, hang Đốc Tít; du lịch tham dự các lễ hội tại các điểm di tích hoặc tham quan các trang trại, vườn, làng nghề, nghiên cứu các mộ cổ, di vật ngày xưa. Hầu hết các hoạt động này diễn ra quanh năm thu hút được một lượng lớn khách nội thành Hải Phòng và các tỉnh lân cận.
- Dịch vụ vận tải:
Thuỷ Nguyên có hơn 1.750 phương tiện vận tải, trong đó có trên 1.300 phương tiện vận tải đường bộ và hơn 400 phương tiện vận tải đường thuỷ. Các cơ sở kinh doanh phương tiện vận tải hầu hết do tư nhân quản lý, hoạt động tại địa bàn huyện, hàng hoá từ bên ngoài vào huyện đều do các phương tiện vận tải lớn khác chở đến. Hàng năm số lượng lao động thu hút vào các hoạt động vận tải từ nơi khác chở đến. Hàng năm số lượng lao động thu hút vào các hoạt động vận tải là khá lớn, trung bình mỗi năm có khoảng 2.500 lao động hoạt động trong ngành vận tải.
Khối lượng hành khách luân chuyển trên địa bàn chủ yếu luân chuyển bằng đường bộ. Nhìn chung ngành vận tải của huyện đã đáp ứng được yêu cầu vận tải ngày càng tăng trong huyện cả về hàng hoá lẫn nhu cầu đi lại của hành khách.
2.1.6. Thực trạng phát triển khu công nghiệp, đô thị, dân cư nông thôn
a) Thực trạng phát triển các khu công nghiệp
Huyện Thuỷ Nguyên có một phần diện tích thuộc quy hoạch Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, bao gồm các xã: Trung Hà, Thủy Triều, An Lư, Ngũ Lão, Phục Lễ, Phả Lễ, Lập Lễ, Tam Hưng; một phần thuộc địa bàn các xã: Tân Dương, Thủy Sơn, Dương Quan, Thủy Đường; đảo Vũ Yên.
Trên địa bàn huyện có quy hoạch các cụm công nghiệp: Minh Đức - Tràng Kênh (295 ha), Bến Rừng (405 ha), Gia Minh (124 ha), Gia Đức (250 ha), Đông Sơn - Kênh Giang (63 ha), Kiền Bái - Cao Nhân (195 ha), Hợp Thành - Phù Ninh (200 ha), Lại Xuân - An Sơn (150 ha), Liên Khê (100 ha) và các khu công nghiệp: VSIP (550 ha), Nam cầu Kiền (457 ha).
Các khu, cụm công nghiệp được phân bố trải đều trên địa bàn huyện, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: đóng mới, sửa chữa tàu; khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng; nhiệt điện; luyện kim, hoá chất và công nghệ cao.
b) Thực trạng phát triển đô thị và nông thôn:
Khu dân cư nông thôn huyện Thuỷ Nguyên được phân bố theo địa giới hành chính xã gồm 35 xã (trừ 02 thị trấn được tính là khu dân cư đô thị). Các khu dân cư nông thôn của huyện Thuỷ Nguyên được phân bố và phát triển theo hướng tập trung thành các cụm dân cư nông thôn, sự hình thành các điểm dân cư gắn liền với quá trình sản xuất nông nghiệp; tiểu thủ công nghiệp là chủ yếu. Các tụ điểm dân cư được hình thành với mật độ tập trung đông ở những nơi có giao thông thuận tiện, dịch vụ phát triển và thường được bao quanh bởi đồng ruộng, thuận tiện cho sản xuất. Các công trình văn hoá phúc lợi xã hội được bố trí hầu hết ở trung tâm xã. Các điểm dân cư trong huyện được liên hệ với nhau bởi hệ thống đường giao thông liên thôn, liên xã.
Khu dân cư nông thôn của huyện chủ yếu tập trung trên các tuyến đường giao thông chính của huyện như Quốc lộ 10, tỉnh lộ 351, 352, cỏc huyện lộ và đường liên xã khác thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hoá và đi lại của nhân dân.
Hình thức phát triển:
* Điểm dân cư nông thôn của 35 xã chủ yếu tập trung theo dải dọc các trục đường giao thông theo dạng đường xương cá.
- Các điểm dân cư nhỏ lẻ rải rác trong các khu đất nông nghiệp
- Các trung tâm xã đặt cạnh các trục đường giao thông.
* Đô thị thị trấn: thị trấn Núi Đèo, Minh Đức.
- Khu dân cư phát triển tập trung theo các giao lộ, kiểu vết dầu loang.
- Trung tâm thị trấn đặt tại giao lộ chính của thị trấn.
- Tính chất - Chức năng:
* Điểm dân cư nông thôn:
- Tính chất: điểm dân cư nông thôn.
- Chức năng: trung tâm xã và các điểm dân cư.
* Đô thị thị trấn:
- Tính chất: đô thị vệ tinh loại 5.
- Chức năng: trung tâm huyện và các khu dân cư.
c) Phân bố dân cư:
Dân số của Thuỷ Nguyên phân bố không đều, thị trấn Núi Đèo là nơi có mật độ cao nhất của huyện 3.889 người/km2, xã Gia Minh là xã có mật độ thấp nhất 375 người/km2. Mật độ dân số thấp (<1100ng/km2) gồm thị trấn Minh Đức và 09 xã: An Sơn, Gia Đức, Gia Minh, Lại Xuân, Lập Lễ, Liên Khê, Lưu Kỳ, Minh Tân và Tam Hưng. Mật độ dân số trung bình (1100 ~ 1600ng/km2) gồm 13 xã: Chính Mỹ, Dương Quan, Đông Sơn, Hoàng Động, Hợp Thành, Kênh Giang, Kỳ Sơn, Lâm Động, Lưu Kiếm, Phù Ninh, Phục Lễ, Thủy Triều, Trung Hà.Mật độ dân số cao (1600 ~ 4000 ng/km2) gồm thị trấn Núi Đèo và 13 xã: An Lư, Cao Nhân, Hòa Bình, Hoa Động, Kiền Bái, Mỹ Đồng, Ngũ Lão, Phả Lễ, Quảng Thanh, Tân Dương, Thiên Hương, Thủy Đường, Thủy Sơn.
2.1.7. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a) Giao thông:
- Giao thông đối ngoại:
+ Giao thông đường bộ:
* Đường quốc gia: Quốc lộ 10: đoạn qua khu vực nghiên cứu dài 14km (từ cầu Đá Bạc đến cầu Kiền):
+ Bề rộng nền đường = 12,0m trong đó:
+ Lòng đường = 11,0m
+ Lề đường hai bên 2 x 0,5 = 1,0m
+ Kết cấu mặt đường là bê tông nhựa, chất lượng đường tốt.
* Đường tỉnh lộ
Tỉnh lộ 359 (Quốc lộ 10 cũ): dài 18,97 km từ Phà Rừng đến Phà Bính, chiều rộng nền đường 14 - 16 mét, mặt đường 11m, đường cấp III, kết cấu mặt đường bê tông nhựa, chất lượng tốt và đoạn qua thị trấn Núi Đèo rộng 28m (18 + 2 x 5m).
Tỉnh lộ 351: từ thị trấn Núi Đèo, huyện Thuỷ Nguyên đến Kiến An, đường cấp III đồng bằng chiều rộng nền đường 12m , mặt đường rộng 11m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa, chất lượng tốt.
Tỉnh lộ 352: dài 14,5 km từ ngã ba Trịnh Xá đến bến phà Lại Xuân, bề rộng nền đường 7,5m, mặt đường 5,5m, đường cấp IV, kết cấu mặt đường thấm nhập nhựa.
* Đường huyện lộ: huyện lộ 203 dài 7,5 km (lũng đường 6m, lề 3m), mặt đường thấm nhập nhựa, đường cấp IV, mặt đường bê tông nhựa.
+ Giao thông đường thuỷ:
Hệ thống các sông trong vùng chảy qua vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và vùng núi như sông Phi Liệt, sông Đá Bạc và một phần của sông Bạch Đằng. Trên các tuyến sông là hệ thống các cảng chuyên dựng cho Nhà máy Xi măng Chinfon, Nhà máy Xi măng Hải Phòng và các nhà máy, xí nghiệp đóng dọc theo sông. Ngoài ra còn cố hệ thống các ụ nổi, triền đà của các nhà máy đóng tàu như Nam Triệu, Phà Rừng, Đông Đô.
- Giao thông nội vùng:
+ Hệ thống các đường liên xã:
* Đường Lưu Kiếm - Minh Tân - Minh Đức chiều dài 9 km (lòng đường 6m, lề đường 3,5m).
* Đường Gia Minh - Gia Đức dài 8,5 km
Đoạn 1: dài 4,5km từ Quốc lộ 10 (lòng đường 8,0m; hè đường 6,0m).
Đoạn 2: dài 4km (lòng đường 6,0m; lề 3,5m)
* Đường Ngũ Lão - Lập Lễ dài 8km (lòng đường 6,0m; lề 3,5m).
* Đường Tân Dương - Dương Quan dài 1,6km (lòng đường 6,0m; lề 3,5m).
* Đường Lưu Kiếm - Lại Xuân dài 10,5km (lòng đường 6,0m; lề 3,5m).
* Đường Phục Lễ - Tam Hưng dài 2,7km (lòng đường 6,0m; lề 3,5m).
* Đường KCN Minh Đức dài 1,0km (lòng đường 8,0m; hè 6m)
* Đường Kiền Bái - Mỹ Đồng dài 2,km (lòng đường 6,0m; lề 3,5m)
* Đường Kênh Giang - Chính Mỹ dài 8km (lòng đường 6,0m; lề 3,5m).
* Đường Trung Hà - Hòa Bình dài 7km (lòng đường 6,0m; lề 3,5m)
Tổng chiều dài các tuyến đường liên xã, đường xã L= 376,34 km, đường chủ yếu đạt từ đường cấp V đến cấp IV đồng bằng, chất lượng mặt đường trung bình, cần được nâng cấp và cải tạo nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
b) Hệ thống thủy lợi:
- Sông Đá Bạc - Bạch Đằng: nằm ở phía Bắc và Đông Bắc huyện, sông bắt nguồn từ Mạo Khê, Đông Triều (Quảng Ninh) đổ ra biển tại cửa Nam Triệu. Sông có bề rộng tăng dần về phía biển, chỗ rộng nhất là 1.000 m, chỗ hẹp nhất là 100 m, chiều rộng trung bình là 300 m.
- Sông Cấm - sông Kinh Thầy: nằm ở phía Tây Nam và Nam huyện Thủy Nguyên, sông nối liền giữa sông Kinh Môn và biển, khi đến cống Hạ Đoạn (quận Hải An) có một nhánh chảy vào sông Bạch Đằng; sông có chiều rộng trung bình 550m.
- Sông Giá: là nhánh của sông Kinh Thầy, bắt đầu từ cống Phi Liệt kết thúc tại cống Minh Đức là sông thiên nhiên. Nằm tại phía Bắc huyện Thủy Nguyên, sông đó được chống thâm nhập mặn bằng đập Minh Đức. Hiện tại sông Giá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanthacsi_dinhdangword_166_0887_1869847.doc