Do nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng gia tăng trong khi đó vốn
huy động chỉchiếm tỉlệrất nhỏtrong tổng nguồn vốn. Chính vì vậy MHB Trà
Vinh phải nhận vốn rất lớn từhội sở. Trong những năm qua, tỉnh Trà Vinh đẩy
mạnh chăn nuôi bò, heo, cá tra, cá basa Nên nhu cầu vay vốn rất mạnh, khả
năng huy động vốn của MHB Trà Vinh không đáp ứng đủnhu cầu vay vốn tăng
mạnh nên phải điều chuyển thêm vốn từhội sở. Chính vì vậy, nguồn vốn này
chiếm tỉtrọng khá lớn trong tổng nguồn vốn và có xu hướng ngày càng gia tăng
qua các năm.
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3079 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả cho vay tại Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng huy động vốn tuy được nâng cao nhưng còn chiếm tỷ lệ tương
đối thấp trong cơ cấu nguồn vốn. Như ta đã biết vốn huy động là nguồn vốn chủ
yếu và quan trọng nhất của bất kỳ Ngân hàng thương mại nào. Việc sử dụng quá
nhiều vốn điều chuyển sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung ứng vốn của toàn hệ
thống MHB và hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 29 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
+ Tuy chính sách huy động vốn có phần nhạy bén, linh hoạt nhưng vẫn
không đáp ứng nhu cầu vốn của MHB Trà Vinh. Vì vậy mà chi nhánh phải phát
hành thêm kỳ phiếu và các chứng từ có giá để đảm bảo chỉ tiêu về huy động vốn
của MHB Trà Vinh. Nguyên nhân là do chi nhánh không có tổ nguồn vốn để khai
thát triệt để nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và các nhu cầu khác liên quan đến
khả năng tăng nguồn vốn huy động của chi nhánh.
Điểm yếu nhất của việc huy động vốn tại MHB Trà Vinh là chi nhánh
này chưa có tổ huy động vốn để khai thát triệt để vốn nhàn rỗi.
Điểm mạnh nhất trong công tác huy động vốn của MHB Trà Vinh là
chi nhánh có chính sách huy động vốn linh hoạt nhạy bén của Ban giám đốc chi
nhánh trong việc phát hiện những nguồn vốn mới.
4.2. TÌNH HÌNH CHO VAY
4.2.1. Khái quát tình hình cho vay:
Do đặc điểm cho vay tại MHB Trà Vinh là bổ sung vốn lưu động cho các
cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh nhỏ. Vì vậy đa số các khoản vay tại chi
nhánh là vay ngắn hạn. Cho vay là một hoạt động cơ bản tạo ra lợi nhuận cho
Ngân hàng, tốc độ tăng cho vay chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của
nền kinh tế. Nền kinh tế tỉnh Trà Vinh phụ thuộc nhiều vào ngành nông – ngư
nghiệp, ngành thủy sản, đặc biệt trong những năm qua nền kinh tế có tốc độ tăng
trưởng khá mạnh: ngành nông – ngư nghiệp tăng 7,5%, ngành dịch vụ tăng
23,5%, kim ngạch xuất khẩu tăng 74% so với cùng kỳ năm trước, hiện tại các
mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là: gạo, than hoạt tính, tơ xơ dừa, tôm đông
lạnh. Chính vì vậy mà nhu cầu vốn càng lớn, do đó doanh số cho vay từ năm
2005 – 2007 của MHB Trà Vinh cũng ngày càng tăng.
4.2.1.1. Doanh số cho vay:
Doanh số cho vay tăng mạnh qua các năm, năm 2005 doanh số cho vay
đạt 474.400 triệu đồng; năm 2006 doanh số cho vay tăng 58.218 triệu đồng,
tương ứng tăng 12,3% so với năm 2005; năm 2007 doanh số cho vay tăng
237.549 triệu đồng, tương ứng tăng 44,6% so với năm 2006. Doanh số cho vay
tăng là do công tác cho vay tại chi nhánh có hiệu quả và thuận tiện cho khách
hàng.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 30 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
Bảng 5: TÌNH HÌNH CHO VAY NĂM 2005 – 2007
ĐVT: triệu đồng
( nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh năm 2005 – 2007 )
Năm
2006 / 2005
Năm
2007/ 2006
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số
tiền
Tỷ lệ
%
Số
tiền
Tỷ lệ
%
Doanh số cho vay 474.400 532.618 770.167 58.218 12,3 237.549 44,6
Doanh số thu nợ 353.128 464.918 686.985 111.790 31,7 222.067 47,8
Dư nợ 408.424 476.124 559.306 67.700 16,6 83.182 17,5
Nợ xấu 1.176 4.582 8.026 3.406 289,6 3.444 75,2
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 31 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
Doanh số cho vay tăng mạnh là do kinh tế tỉnh Trà Vinh phát triển mạnh
làm cho nhu cầu vốn của xã hội tăng mạnh, các chính sách, chủ trương của Đảng
và Nhà nước giúp cho đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện
thuận lợi để mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, đồng thời
Ngân hàng đã tạo được danh tiếng và lòng tin của khách hàng. Bên cạnh đó Ngân
hàng đã không ngừng nâng cao công tác tín dụng, công tác cho vay có hiệu quả
và thuận tiện cho khách hàng. Cụ thể thủ tục cho vay đơn giản, nhanh chóng đưa
vốn đến tận tay người dân. Mặt khác, MHB Trà Vinh đã không ngừng đầu tư vào
thế mạnh của tỉnh nhà, cố gắng mở rộng địa bàn hoạt động cụ thể mở thêm chi
nhánh thị xã ở phường 2 và chi nhánh huyện Tiểu Cần để khai thát triệt để mọi
nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, thẩm tra xem xét mọi nhu cầu vốn và nhận
thấy hợp lý sẽ tiến hành quyết định cho vay, một điều quan trọng khác MHB Trà
Vinh đã thu hút được khách hàng là ở tác phong làm việc của nhân viên: vui vẻ,
hiếu khách, tận tình hướng dẫn…Chính là những nhân tố quan trọng đã thu hút
ngày càng nhiều khách hàng đến vay vốn tại MHB Trà Vinh.
4.2.1.2. Tình hình thu nợ:
Khi các món vay đến hạn thì Ngân hàng sẽ tiến hành thu hồi nợ. Nhìn
chung, tình hình thu hồi nợ qua các năm khá tốt năm 2006 doanh số thu nợ tăng
111.790 triệu đồng, tương ứng tăng 31,7% so với năm 2005; năm 2007 doanh số
thu nợ tăng 222.067 triệu đồng, tương ứng tăng 47,8% so với năm 2006.
Trong những năm qua, MHB Trà Vinh rất thận trọng khi cho khách hàng
vay và hầu hết khách hàng vay vốn tại Ngân hàng điều làm ăn có hiệu quả nên
khả năng trả nợ cho Ngân hàng rất tốt và việc thu hồi nợ ngày càng thuận lợi. Có
được kết quả này là do trình độ nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên tại MHB Trà
Vinh ngày càng được nâng cao trong việc thẩm định, xem xét cho vay đảm bảo
thu hồi nợ đúng hạn.
MHB Trà Vinh có mục tiêu đầu tư đúng hướng cộng với sự nhiệt tình và
khéo léo của cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ. Ngoài ra còn phụ thuộc
vào nhiều nguyên nhân khác như: bà con nông dân áp dụng các biện pháp chăn
nuôi mới, nên việc chăn nuôi đạt hiệu quả cao, cùng với sự tăng lên về giá cả
nông sản, giúp cho hộ vay có thu nhập cao sau mỗi vụ chăn nuôi, do đó tỷ lệ thu
hồi nợ cao sau mỗi năm. Trong những năm gần đây thu nhập của người dân tăng
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 32 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
lên đáng kể và họ có tâm lý là không muốn mắc nợ…Từ đó cũng làm cho họ
hăng hái trả nợ.
4.2.1.3. Tình hình dư nợ:
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh không
ngừng phát triển, Ngân hàng cấp trên có nhiều chính sách, quy định mới tạo điều
kiện đơn giản thủ tục, cùng với sự phấn đấu không ngừng của tập thể chi nhánh
nhằm tạo điều kiện thu hút khách hàng, giữ vững thị phần tín dụng trong điều
kiện cạnh tranh.
Qua 3 năm 2005 – 2007 Dư nợ ở mức cao là do doanh số cho vay không
ngừng tăng lên, năm 2006 dư nợ tăng 67.700 triệu đồng, tương ứng tăng 16,6%
so với năm 2005; năm 2007 dư nợ tăng 83.182 triệu đồng, tương ứng tăng 17,5%
so với năm 2006. Dư nợ tăng là do chi nhánh cho vay đa số là hộ sản xuất kinh
doanh phù hợp với tình hình kinh tế địa phương vùng sâu nông nghiệp – nông
thôn; còn lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã chưa có
quan hệ tín dụng, đó cũng là một biện pháp hợp lý trong sự phối hợp đối tượng,
và tình hình kinh tế địa phương còn nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng trong
hoạt động sử dụng vốn.
Nguyên nhân dư nợ tăng lên là căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế
và kế hoạch kinh doanh của ngành, vốn tín dụng tập trung đầu tư vào các lĩnh
vực: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản. Mặt khác, MHB Trà
Vinh nằm ngay địa bàn thị xã nên ngành thương nghiệp và dịch vụ cũng phát
triển. Đó chính là nguyên nhân làm cho tình hình dư nợ không ngừng tăng lên.
4.2.1.4. Tình hình nợ xấu
Nợ xấu là vấn đề được các Ngân hàng quan tâm. Khi nợ xấu phát sinh thì
Ngân hàng phải tốn rất nhiều tiền bạc và công sức để thu hồi món nợ đó. Nắm
bắt kỹ vấn đề này nên các nhân viên tín dụng rất để tâm đến các món vay từ khi
tiếp nhận đến khi kết thúc các món vay, đặc biệt công tác thu hồi nợ xấu tại chi
nhánh khá tốt có sẵn bộ phận chuyên xử lý nợ. Tuy nhiên, việc phát sinh nợ xấu
không chỉ chịu tác động bởi công tác xử lý món vay của Ngân hàng mà nó còn bị
ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện sản xuất kinh doanh cụ thể của từng khách hàng.
Nợ xấu qua từng năm mặt dù có tăng lên, năm 2006 nợ xấu tăng 3.406 triệu
đồng, tương ứng tăng 289,6% so với năm 2005; nợ xấu năm 2007 tăng chậm lại
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 33 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
so với năm trước và tăng 3.444 triệu đồng, tương ứng tăng 75,2% so với năm
2006. Nợ xấu tăng là do những điều kiện sản xuất kinh doanh thay đổi, yếu tố
đầu vào tăng đột biến là do giá xăng dầu thế giới tăng mạnh và một yếu tố khác
là do khách hàng thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh trong một số trường hợp
nhất định. Nhưng nhìn chung nợ quá hạn chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với doanh số cho
vay và nó có xu hướng tăng chậm lại nhưng Ngân hàng cần có biện pháp hạn chế
nợ xấu như: thẩm định thật kỹ dự án trước khi cho vay, theo dõi việc sử dụng vốn
vay của khách hàng, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở khách hàng để khách hàng
trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.
Tóm lại, đối tượng cho vay chủ yếu của Ngân hàng là vay ngắn hạn để bổ
sung vốn thiếu hụt tạm thời khi bước vào mùa vụ và Ngân hàng đã quan tâm
đáng kể đến chất lượng tín dụng, cho vay đúng và thích đáng vào đối tượng cần
vay, có khả năng sản xuất và đạt kết quả trong kinh doanh. Với tốc độ tăng
trưởng như hiện nay cho thấy nhu cầu về vốn đối với các doanh nghiệp tư nhân,
cá thể, hộ gia đình đang tăng nhanh đòi hỏi việc cung cấp nguồn vốn cho các
thành phần kinh tế phát triển, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tỉnh nhà.
4.2.2. Phân tích tình hình doanh số cho vay
4.2.2.1. Tình hình doanh số cho vay theo thời hạn
Do đã tạo được uy tín cho khách hàng nên doanh số cho vay của MHB
Trà Vinh đã tăng lên rất nhanh qua các năm: năm 2006 doanh số cho vay tăng
58.218 triệu đồng, tương ứng tăng 12,3% so với năm 2005; năm 2007 doanh số
cho vay tăng 237.549 triệu đồng, tương ứng tăng 44,6% so với năm 2006. Đạt
được kết quả như trên là do MHB Trà Vinh đã tích cực trong việc mở rộng mạng
lưới hoạt động, tập trung đầu tư vào thị trường tín dụng bán lẻ và cân đối hợp lý
tỷ lệ đầu tư cho vay giữa ngắn hạn với trung và dài hạn. Tuy nhiên, hoạt động
của chi nhánh chủ yếu là Việt Nam Đồng và thị phần tín dụng trên địa bàn còn
chiếm tỷ trọng thấp.
Hoạt động cho vay tại MHB Trà Vinh chủ yếu là cho vay để bổ sung vốn
thiếu hụt tạm thời cho các doanh nghiệp và tổ chức cá nhân trong địa bàn tỉnh
nên cho vay ngắn hạn là hoạt động cho vay chính tại MHB Trà Vinh, do đó hoạt
động cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ hơn 80% tổng doanh số cho vay.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 34 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CHO VAY 2005 – 2007
ĐVT: triệu đồng
( nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh năm 2005 – 2007 )
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Năm
2006 / 2005
Năm
2007 / 2006
Chỉ tiêu
Số
tiền
Tỉ trọng
%
Số
tiền
Tỉ trọng
%
Số
tiền
Tỉ trọng
%
Số
tiền
Tỉ lệ
%
Số
tiền
Tỉ lệ
%
Ngắn hạn 401.838 84,7 465.644 87,4 688.516 89,4 63.806 15,9 222.872 47,9
Trung và
dài hạn
72.562 15,3 66.974 12,6 81.651 10,6 - 5.588 7,7 14.677 21,9
Tổng cộng 474.400 100 532.618 100 770.167 100 58.218 12,3 237.549 44,6
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 35 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
Năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn tăng 63.806 triệu đồng, tương ứng
tăng 15,9% so với năm 2005; năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn tăng 222.872
triệu đồng, tương ứng tăng 47,9% so với năm 2006. Điều đó cho thấy ngân hàng
đã rất chú trọng vào doanh số cho vay ngắn hạn, Bởi vì cho vay ngắn hạn có khả
năng sinh lời nhiều do vòng quay vốn nhiều mà rủi ro lại thấp và khả năng thu
hồi vốn nhanh so với cho vay trung dài hạn. Ngoài ra, Ngân hàng cũng tích cực
trong việc thu hồi nợ ngắn hạn để cho vay với nhiều biện pháp xử lý nợ hiệu quả
nên vòng quay vốn tăng làm cho doanh số nợ ngắn hạn tăng. Bên cạnh đó, sự cố
gắng hết mình của các cán bộ tín dụng trong công tác tiếp thị, tìm thị trường, sự
quyết đoán của ban lãnh đạo trong việc đề ra các chính sách khách hàng đã đóng
góp không nhỏ vào hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ rất nhỏ và có xu hướng
giảm dần trong tổng doanh số cho vay, chiếm nhỏ hơn 15% tổng doanh số cho
vay nhưng vẫn góp phần không nhỏ làm tăng doanh số cho vay của Ngân hàng.
Mặt khác, doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2006 giảm 5.588 triệu đồng,
tương ứng giảm 7,7% so với năm 2005; năm 2007 doanh số cho vay trung và dài
hạn có tăng lên nhưng tăng không nhiều tăng 14.677 triệu đồng, tương ứng tăng
21,9% so với năm 2006. Bởi vì một số doanh nghiệp nằm trong địa bàn tỉnh có
nhu cầu vay vốn để đầu tư nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho
sản xuất của các doanh nghiệp, nhưng do nhận thấy cho vay trung và dài hạn
chứa đựng nhiều rủi ro và vòng quay vốn chậm nên năm 2006 – 2007 Ngân hàng
đã chuyển sang tập trung cho vay ngắn hạn. Do đó, doanh số cho vay ngắn hạn
tăng lên, cho vay trung và dài hạn không được chú trọng nhiều nên có xu hướng
giảm dần qua các năm.
4.2.2.1. Tình hình doanh số cho vay theo địa bàn
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình cho vay theo địa bàn tăng mạnh
qua các năm. Doanh số cho vay trên tất cả các chi nhánh đều tăng, cho vay tại chi
nhánh cấp 1 ( chi nhánh Trà Vinh ) là chiếm tỷ trọng nhiều nhất, là do nằm tại
trung tâm thị xã Trà Vinh có nhiều doanh nghiệp tư nhân nên mức độ cho vay đạt
cao nhất chiếm trên 30% tổng doanh số cho vay; Năm 2006 doanh số cho vay tại
chi nhánh Trà Vinh tăng 4.442 triệu đồng, tương ứng tăng 2,68% so với năm
2005; năm 2007 doanh số cho vay tại chi nhánh Trà Vinh tăng 81.157 triệu đồng,
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 36 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
tương ứng tăng 47,6% so với năm 2006. Doanh số cho vay tại thị xã ngày càng
tăng là do trong những năm qua chính sách khuyến khích sản xuất đối với doanh
nghiệp tư nhân vừa và nhỏ nên nhu cầu vốn trên địa bàn thị xã ngày càng tăng
lên.
Cho vay tại chi nhánh Càng Long cũng chiếm tỷ lệ khá cao chiếm 26%
tổng doanh số cho vay, Qua 3 năm cho vay tại chi nhánh có tăng nhưng tăng
chậm, năm 2006 cho vay tại chi nhánh Càng Long tăng 4.835 triệu đồng, tương
ứng tăng 3,6% so với năm 2005; năm 2007 cho vay tại chi nhánh Càng Long
tăng 4.245 triệu đồng, tương ứng tăng 3,03% so với năm 2006. Sở dĩ cho vay tại
chi nhánh này tăng rất chậm là do trong những năm qua tại huyện Càng Long
việc kinh doanh không có hiệu quả, không mở rộng thêm quy mô sản xuất mà chỉ
tập trung vào nông nghiệp ngắn ngày nên nhu cầu vốn không cao.
Cho vay tại chi nhánh Duyên Hải tăng khá mạnh qua các năm, do những
năm qua tại Duyên Hải đang thu hút vốn để mở rộng khai thát nguồn lực về thủy
hải sản: nuôi tôm, cua, cá rô, lươn…và đồng thời cũng cần vốn đầu tư vào du
lịch: đầu tư vào du lịch biển Ba Động, đồng thời trong những năm qua chi nhánh
Duyên Hải đã đa dạng hình thức cho vay: cho vay để trồng nông nghiệp: lúa, cây
ăn quả, xây dựng nhà ở nên cho vay ngày càng nhiều, cụ thể năm 2006 cho vay
tại chi nhánh Duyên Hải tăng 1.305 triệu đồng, tương ứng tăng 1,12% so với năm
2005; năm 2007 cho vay tại chi nhánh Duyên Hải tăng 93.052 triệu đồng, tương
ứng tăng 78,7% so với năm 2006.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 37 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
Bảng 7: DOANH SỐ CHO VAY THEO ĐỊA BÀN NĂM 2005 – 2007
ĐVT: triệu đồng
( nguồn: phòng nghiệp vụ kinh doanh năm 2005 – 2007)
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Năm
2006 / 2005
Năm
2007 / 2006
Chỉ tiêu
Số
tiền
Tỷ trọng
%
Số
tiền
Tỷ trọng
%
Số
tiền
Tỷ trọng
%
Số
tiền
Tỷ lệ
%
Số
tiền
Tỷ lệ
%
Càng Long 135.148 28 139.983 26,2 144.228 18,7 4.835 3,6 4.245 3,03
Cầu Kè 56.376 12 59.386 11,2 86.007 11,2 3.010 5,3 26.621 44,8
Tiểu Cần - - 44.662 8,4 77.133 10 44.662 - 32.471 72,7
Duyên Hải 116.903 25 118.208 22,2 211.260 27,4 1.305 1,12 93.052 78,7
Trà Vinh 165.937 35 170.379 32 251.539 32,7 4.442 2,68 81.157 47,6
Tổng 474.400 100 532.618 100 770.167 100 58.218 12,3 237.549 44,6
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 38 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
4.2.3. Phân tích doanh số thu nợ
4.2.3.1. Phân tích tình hình thu nợ theo thời hạn
Hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng không chỉ thể hiện ở doanh số
cho vay cao mà còn thể hiện ở việc thu hồi nợ kịp thời và đúng hạn hay không.
Một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và trả nợ, lãi đúng hạn cho Ngân hàng
không chỉ thể hiện rằng Ngân hàng đã cho vay đúng mục đích phục vụ kịp thời
cơ hội cho khách hàng, cần tính toán chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng
một cách chính xác để thu hồi nợ đúng hạn. Ngoài ra, thu nợ kịp thời sẽ giúp
doanh số cho vay tăng nhiều hơn, tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ cho xã hội.
Nhưng ngược lại, khi doanh nghiệp sử dụng vốn không đúng mục đích, hoạt
động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, khả năng trả nợ cho Ngân hàng không
kịp thời dẫn đến nợ xấu tăng, hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng cũng giảm đi
và xuất hiện tiềm ẩn rủi ro trong kinh doanh tín dụng. Do đó, doanh số thu nợ là
vấn đề mà chi nhánh đặc biệt quan tâm bởi vì nó thể hiện khả năng đánh giá
khách hàng của cán bộ tín dụng có chính xác và đầy đủ không, phản ánh mức độ
rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Vì vậy, một Ngân hàng muốn
hoạt động tốt không phải chỉ chú trọng đến doanh số cho vay mà còn phải để ý
đến công tác thu nợ làm sao để đồng vốn bỏ ra có khả năng thu hồi đúng hạn,
nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao.
Tình hình thu nợ của Ngân hàng cũng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt
động tín dụng. Qua bảng số liệu trên, ta thấy tình hình thu nợ đều tăng mạnh qua
các năm. Năm 2006 doanh số thu nợ tăng 111.790 triệu đồng, tương ứng tăng
31,7% so với năm 2006; năm 2007 doanh số thu nợ tăng 222.067 triệu đồng,
tương ứng tăng 47,8% so với năm 2006. Tình hình thu nợ qua các năm tăng khá
nhanh đây là kết quả rất tốt vì khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng khá hiệu quả,
đạt được kết quả như vậy là do sự thận trọng của Ngân hàng khi cho vay, đồng
thời sự nổ lực, thận trọng của cán bộ tín dụng trong việc thẩm định dự án khi cho
vay.
Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng doanh số cho
vay, chính vì vậy doanh số thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ lệ rất cao và có xu
hướng ngày càng tăng trong tổng doanh số thu nợ, chiếm trên 80% tổng doanh số
thu nợ, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỉ lệ lớn thì doanh số thu nợ ngắn hạn
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 39 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
chiếm tỉ lệ lớn là điều hiển nhiên, trong những năm qua trên địa bàn tỉnh có sự
cạnh tranh rất mạnh mẻ do việc thành lập và đi vào hoạt động của các Ngân hàng
thương mại như: PGD Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng Đông Á, chính vì
vậy Ngân hàng đã tích cực tìm kiếm, tiếp cận để tìm kiếm khách hàng mới và chỉ
tập trung vào dự án, doanh nghiệp vừa và nhỏ nên doanh số thu nợ ngắn hạn
chiếm tỉ trọng lớn và ngày càng tăng qua các năm.
Năm 2006 doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 94.857 triệu đồng, tương ứng
tăng 32,8% so với năm 2005; năm 2007 doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 219.863
triệu đồng, tương ứng tăng 57,2% so với năm 2006.
Còn doanh số thu nợ trung và dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ khoãng 17% và có
xu hướng giảm dần trong tổng doanh số thu nợ, do Ngân hàng không chú trọng
cho vay trung và dài hạn nên khả năng thu hồi nợ trung và dài hạn cũng chiếm tỷ
lệ nhỏ trong tổng doanh số thu nợ. Doanh số tăng không nhiều trong tình trạng
nền kinh tế có nhiều biến động cũng thể hiện sự nỗ lực hết mình của các cán bộ
tín dụng trong việc thu hồi nợ tín dụng. Năm 2007 doanh số thu nợ trung và dài
hạn đạt 80.480 triệu đồng, tăng 16.933 triệu đồng, tương ứng tăng 26,7% so với
năm 2006, doanh số thu nợ trung và dài hạn giảm trong khi doanh số cho vay
trung và dài hạn tăng, đây chính là những khó khăn của Ngân hàng trong công
tác thu hồi nợ trung và dài hạn. Chính vì vậy Ngân hàng phải xem xét thật kỹ các
khoản vay trung và dài hạn trước khi quyết định cho vay, cán bộ tín dụng phải
được nâng cao hơn nữa khả năng thẩm định đối với những khoản vay trung và
dài hạn.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 40 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
Bảng 8: TÌNH HÌNH THU NỢ THEO THỜI HẠN CHO VAY 2005 – 2007
ĐVT: triệu đồng
( nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh năm 2005 – 2007
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Năm
2006 / 2005
Năm
2007 / 2006
Chỉ tiêu
Số
Tiền
Tỷ trọng
%
Số
tiền
Tỷ trọng
%
Số
tiền
Tỷ trọng
%
Số
tiền
Tỷ lệ
%
Số
tiền
Tỷ lệ
%
Ngắn hạn 289.581 82 384.438 83 604.301 88 94.857 32,8 219.863 57,2
Trung và dài
hạn
63.547 18 80.480 17 82.684 12 16.933 26,7 2.204 2,7
Tổng cộng 353.128 100 464.918 100 686.985 100 111.790 31,7 222.067 47,8
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 41 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
4.2.3.2. Tình hình thu nợ theo địa bàn
Chi nhánh Trà Vinh có doanh số thu nợ đạt tỷ trọng khá lớn chiếm trên
30% tổng doanh số thu nợ. Năm 2006 doanh số thu nợ tăng 28.749 triệu đồng,
tương ứng tăng 21,7% so với năm 2005; năm 2007 doanh số thu nợ , tăng 70.515
triệu đồng, tương ứng tăng 43,7% so với năm 2006. Nhìn chung khả năng thu nợ
qua 3 năm rất khả quan, chứng tỏ hiệu quả cho vay của Ngân hàng cũng khá hiệu
quả. Đây chính là nổ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên của Ngân hàng
trong việc thẩm định dự án trước khi cho vay, thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc
khách hàng trả nợ cho Ngân hàng khi đến hạn.
Chi nhánh Duyên Hải có khả năng thu hồi nợ đạt hiệu quả khá tốt. năm
2006 doanh số thu nợ tăng 10.627 triệu đồng, tương ứng tăng 11,1% so với năm
2005; đặc biệt năm 2007 doanh số thu nợ tăng rất nhanh tăng 89.571 triệu đồng,
tương ứng tăng 84,3% so với năm 2006. Điều này cho thấy trình độ của cán bộ
tín dụng ngày càng được nâng cao nên thu hồi nợ vay đúng hạn, tránh gây tổn
thất cho Ngân hàng. Mặc khác, trong những năm gần đây giá nông sản tăng cao,
người nông dân được mùa nên thanh toán nợ vay cho Ngân hàng đúng hạn. Mặt
khác, khu du lịch biển Ba Động được người dân gần xa biết đến nên đầu tư vào
dự án này đạt kết quả khá khả quan. Chính vì vậy khả năng thu hồi nợ tại chi
nhánh này khá hiệu quả.
Chi nhánh Tiểu Cần dù mới được thành lập từ năm 2006, chiếm tỷ trọng
khá nhỏ trong tổng doanh số thu hồi nợ nhưng khả năng thu hồi nợ tại Tiểu Cần
cũng khá hiệu quả. Năm 2007 doanh số thu hồi nợ tại chi nhánh Tiểu Cần tăng
28.391 triệu đồng, tương ứng tăng 114,9% so với năm 2006. Mặc dù mới được
thành lập từ năm 2006 nhưng hoạt động tín dụng tại chi nhánh này đạt hiệu quả
khá tốt, trình độ của cán bộ tín dụng ở đây có năng lực chuyên môn cao trong
công tác thẩm định, đồng thời nổ lực rất lớn để thu hồi nợ vay cho Ngân hàng,
đều này đã góp phần nâng cao khả năng thu hồi nợ cho Ngân hàng.
Chi nhánh Cầu Kè khả năng thu hồi nợ đạt kết quả khá khả quan, năm
2006 doanh số thu nợ tăng 7.098 triệu đồng, tương ứng tăng 21,7% so với năm
2005; năm 2007 doanh số thu hồi nợ tại chi nhánh Cầu Kè tăng 31.945 triệu
đồng, tương ứng tăng 80,1% so với năm 2006.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 42 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
Bảng 9: TÌNH HÌNH THU NỢ THEO ĐỊA BÀN NĂM 2005 - 2007
ĐVT: triệu đồng
( nguồn: phòng nghiệp vụ kinh doanh năm 2005 – 2007 )
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Năm
2006 / 2005
Năm
2007 / 2006
Chỉ tiêu
Số
tiền
Tỷ trọng
%
Số
tiền
Tỷ trọng
%
Số
tiền
Tỷ trọng
%
Số
tiền
Tỷ lệ
%
Số
tiền
Tỷ lệ
%
Càng Long 91.895 26 132.412 28,5 134.057 19,5 40.517 44,1 1.645 1,24
Cầu Kè 32.786 9 39.884 8,6 71.829 10,5 7.098 21,7 31.945 80,1
Tiểu Cần - - 24.799 5,3 53.190 7,7 - - 28.391 114,9
Duyên Hải 95.676 27 106.303 22,9 195.874 28,5 10.627 11,1 89.571 84,3
Trà Vinh 132.771 38 161.520 34,7 232.035 33,8 28.749 21,7 70.515 43,7
Tổng 353.128 100 464.918 100 686.985 100 111.790 31,7 222.067 47,8
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THS.THÁI VĂN ĐẠI 43 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
Có được kết quả khả quan như vậy là do trong những năm gần đây thời
tiết thuận lợi cho trồng cây ăn quả, giá các loại trái cây lại tăng cao. Đặc biệt, đặc
sản dừa sáp ngày càng được nhiều người biết đến và có nhu cầu nhiều nên đẩy
giá tăng cao, chính vì vậy nông dân có đủ điều kiện về tài chính để thanh toán
đúng hạn cho Ngân hàng nên thu nợ của Ngân hàng tăng khá.
Chi nhánh Càng Long khả năng thu hồi nợ có tăng nhưng tăng chậm, năm
2006 doanh số thu nợ đạt 132.412 triệu đồng, tăng 40.517 triệu đồng, tương ứng
tăng 44,1% so với năm 2005; năm 2007 doanh số thu nợ đạt 134.057 triệu đồng,
tăng 1.645 triệu đồng, tương ứng tăng 1,24% so với năm 2006, khả năng thu hồi
nợ vay của Ngân hàng tăng khá đặc biệt năm 2006. Tuy nhiên, cần đẩy mạnh hơn
nữa khả năng thẩm định của cán bộ tín dụng tại chi nhánh này và có kế hoạch thu
hồi nợ linh hoạt để đẩy mạnh công tác thu nợ tại chi nhánh này.
Nhìn chung, khả năng thu hồi nợ tại tất cả các chi nhánh đều rất tốt, Tình
hình thu nợ qua các năm cũng đạt được kết quả khá tốt. Năm 2006 tổng thu nợ
tăng 111.790 triệu đồng, tương ứng tăng 31,7% so với năm 2005; năm 2007 tổng
thu nợ tăng 222.067 triệu đồng, tương ứng tăng 47,8% so với năm 2006. Khả
năng thu hồi nợ theo địa bàn của chi nhánh khá hiệu quả là do cán bộ tín dụng
ngày càng được nâng cao khả năng thẩm định, phân tích món vay nên thu hồi nợ
đạt hiệu quả tốt hơn, tránh được rủi ro.
4.2.4. Phân tích dư nợ
4.2.4.1. Tình hình dư nợ theo thời hạn
Trong 3 năm qua chi nhánh MHB Trà Vinh đã cơ cấu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hiệu quả cho vay tại Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh tỉnh Trà Vinh.PDF