MỤC LỤC
******
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU. . 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . . 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . . 2
1.2.1 Mục tiêu chung . . 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể . . 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 2
1.3.1 Không gian . 2
1.3.2 Thời gian . 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu . . 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 4
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN . 4
2.1.1 Các vấn đềchung vềtíndụngngân hàng . 4
2.1.2 Thànhphầnvốnhuy độngcủangân hàng . 4
2.1.3 Rủiro tíndụng . . . 6
2.1.4 Cácvấn đềtrong hoạt độngcho vay củangân hàng . 7
2.1.5 Cácchỉtiêu phản ánhhoạt độngtíndụngcủangân hàng . 8
2.1.6 Hiệuquảhoạt độngtíndụng . 9
2.1.7 Cácchỉtiêu đánhgiáhiệuquảhoạt độngtíndụngcủaNgân hang . 9
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 10
2.2.1 Phương phápthu thậpsốliệu . 10
2.2.2 Phương phápphân tích sốliệu . 11
Chương 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH BẾN TRE . 12
3.1 LỊCHSỬHÌNHTHÀNHVÀPHÁTTRIỂNCỦAMHB . 12
3.1.1 Ngân hàngPháttriểnnhà ĐồngbằngSông CửuLong . 12
3.1.2 Ngân hàngPháttriểnnhà Đồngbằngsông CửuLong chi nhánhBếnTre . 13
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤCỦABỘ MÁY QU ẢN
LÝ. . . 13
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL-Bến Tre
GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 7SVTH: Lê Thị Kim Huê
3.2.1 Cơcấutổchứcbộmáy quảnlý . 13
3.2.2 Chứcnăng nhiệmvụcácbộphận. 14
3.3 VAI TRÒ, CHỨCNĂNG CỦAMHB BẾNTRE. 15
3.4 CÁCSẢNPHẨMDỊCHVỤCUNG ỨNG. 16
3.4.1 Huy động vốn. 16
3.4.2Sản phẩm khác . . 16
3.4.3Cho vay. 16
3.5 KHÁIQUÁTKẾTQUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦAMHB BẾN
TRE QUA 3 NĂM (2006-2008). . 16
3.5.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Bến Tre (2006 -2008). 16
3.5.2 Kết quả hoạt động tín dụng của MHB Bến Tre qua 3 năm(2006–2008) . 19
3.5.3 So sánhkếtquảhoạt độngtíndụngvớikếtquảhoạt độngkinh doanh
của MHB Bến Tre qua 3 năm(2006–2008) . 21
3.6 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2009 . 23
3.6.1 Định hướng chung. . 23
3.6.2 Kế hoạch kinh doanh năm 2009 . 24
Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCLCHI NHÁNH BẾN TRE . 25
4.1 PHÂN TÍCHHOẠT ĐỘNGHUY DỘNGVỐNQUA 3 NĂM(2006-2008) . 25
4.1.1 Đánhgiáchung cơcấunguồn vốn . 25
4.1.2 Tìnhhìnhcụthểvềviệchuy độngvốn. 28
4.2 PHÂN TÍCHHOẠT ĐỘNGCHO VAY QUA 3 NĂM (2006-2008). 31
4.2.1 Doanh sốcho vay theo thờihạn . . 33
4.2.2 Doanh sốcho vay theo thànhphầnkinh tế . 34
4.2.3 Doanh sốcho vay theo mục đích. . 36
4.3 PHÂN TÍCHTÌNHHÌNHTHU NỢQUA 3 NĂM (2006-2008). 39
4.3.1 Doanh sốthu nợtheo thờihạn . 40
4.3.2 Doanh sốthu nợtheo th ànhphầnkinh tế . 41
4.3.3 Doanh sốthu nợtheo mục đích . 42
4.4 PHÂN TÍCHTÌNHHÌNHDƯNỢQUA 3 NĂM (2006-2008) . 45
4.4.1 Dưnợtheo thờihạn . . 46
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL-Bến Tre
GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 8SVTH: Lê Thị Kim Huê
4.4.2 Dưnợtheo thànhphầnkinh tế . 47
4.4.3 Dưnợtheo mục đích. 48
4.5 PHÂN TÍCHTÌNHHÌNHNỢXẤU QUA 3 NĂM 2006 –2008 . 50
4.5.1 Tìnhhìnhnợxấu theo thờihạn . 51
4.5.2 Tìnhhìnhnợxấu theo thànhphầnkinh tế . 52
4.5.3 Tìnhhìnhnợxấu theo mục đích . . . 53
4.6 PHÂN TÍCHCÁCCHỈTIÊU ĐÁNHGIÁHIỆUQUẢHOẠT ĐỘNGTÍN
DỤNGCỦAMHB BẾNTRE QUA 3 NĂM (2006-2008) . 54
4.6.1 Chỉtiêu dưnợtrên vốnhuy động . 55
4.6.2 Chỉtiêu dưnợtrên tổngnguồnvốn. 57
4.6.3 Chỉtiêu nợxấutrên tổngdưnợ. 57
4.6.4 Chỉtiêu hệsốthu nợ . 57
4.6.5 Chỉtiêu vòngquay vốntíndụng . 57
4.6.6Chỉ tiêu thu nhập lãi trên chi phí lãi . 57
4.6.7 Chỉ tiêu thu nhập lãitrên tổng thu nhập . 58
4.6.8 Chỉtiêu lợinhuậntrên tổngdoanh thu . 58
4.6.9 Chỉtiêu lợinhuậntrên tổngtàisản. 58
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG PTN ĐBSCL CHI NHÁNH B ẾN
TRE . 59
5.1 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN. 59
5.1.1 Những tồn tại . 59
5.1.2 Những nguy ên nhân dẫn đến nợ xấu của Ngân hàng Phát triển nhà
ĐBSCL chi nhánh Bến Tre. 60
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG MHB BẾN TRE . . 62
5.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn . . 62
5.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. 63
5.2.3 Giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng . 64
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 66
6.1 KẾT LUẬN . . 66
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL-Bến Tre
GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 9SVTH: Lê Thị Kim Huê
6.2 KIẾN NGHỊ . 66
6.2.1 Đối với chính quyền địa phương . 67
6.2.2 Đôí với Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Bến Tre . 67
6.2.3 Đôí với Ngân hàng PTN ĐBSCL . 67
80 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1484 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre
GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 35 SVTH: Lê Thị Kim Huê
dụng như góp vốn liên doanh. Nhìn chung tỷ trọng của hoạt động tín dụng trong
hoạt động kinh doanh của chi nhánh giảm qua các năm, nhưng xét về giá trị thì
nó tăng đều qua 3 năm, tăng mạnh nhất là vào năm 2008 với giá trị là 69.552
triệu đồng.
Xét về chi phí cho hoạt động tín dụng của chi nhánh thì nó cũng chiếm
tỷ trọng nhỏ dần trong tổng chi phí hoạt động của chi nhánh, Cụ thể năm 2006 là
23.950 triệu đồng, tương đương 90% trên tổng chi phí hoạt động kinh doanh của
chi nhánh. Năm 2007 chi phí này tăng lên 28.992 triệu đồng, tương đương
89,7%. Chi phí cho hoạt động tín dụng thấp nhất là năm 2008 chiếm 85% trong
tổng chi phí hoạt động kinh doanh, đạt giá trị là 55.178 triệu đồng. Chi phí cho
hoạt động tín dụng ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí hoạt động
kinh doanh của chi nhánh là do hoạt động của chi nhánh đã dần chuyển sang lĩnh
khác ít rủi ro hơn. Cụ thể là Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long
với Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) đã chính thức ký kết hợp đồng
hợp tác chiến lược trong lĩnh vực cung cấp và sử dụng dịch vụ truyền thông và
hoạt động ngân hàng vào ngày 24/10/2007. Thông qua các hoạt động viễn thông,
mạng lưới văn phòng giao dịch hiện tại và sẽ xây dựng các dự án đầu tư của
Viettel, MHB có điều kiện để tham gia góp vốn, đầu tư và cung cấp các sản
phẩm dịch vụ nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng
sản phẩm và dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của
mình.
3.6 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2009
3.6.1 Định hướng chung
Phát huy những kết quả đạt được, tập trung khắc phục những tồn tại, hạn
chế, căn cứ mục tiêu định hướng kinh doanh của hệ thống, nhiệm vụ chung năm
2009 của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre là: “Tiếp tục cũng
cố hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động tạo nền tảng để ổn định và phát
triển bền vững”. Năm 2009 Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre
phấn đấu thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu:
- Nguồn vốn huy động phấn đấu đạt mức tăng trưởng tối thiểu 12% so với
năm 2008.
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre
GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 36 SVTH: Lê Thị Kim Huê
- Đầu tư tín dụng phấn đấu đạt mức tăng trưởng tối thiểu 20% so kết quả
thực hiện năm 2008, cơ cấu dư nợ ngắn hạn tối thiểu là 60% tổng dư nợ.
- Khống chế nợ xấu không vượt quá 1% trên tổng dư nợ, nợ nhóm 2 dưới
8% trên tổng dư nợ, chênh lệch thu nhập - chi phí tăng tối thiểu 40% so với thực
hiện năm 2008, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để không ngừng nâng
cao hiệu quả các mặt hoạt động, đảm bảo an toàn hoạt động về mọi mặt.
3.6.2 Kế hoạch kinh doanh năm 2009
a. Nguồn vốn
Phấn đấu tăng cường công tác huy động vốn tại chỗ, đảm bảo từng bước
cân đối nguồn vốn tự lực, hiệu quả kinh doanh theo định hướng Trung Ương,
tổng nguồn vốn tăng 12%, trong đó vốn huy động tại chỗ tăng 15,2% so với kế
hoạch thực hiện năm 2008. Trong cơ cấu vốn huy động, vốn huy động có kỳ hạn
tăng 21% so với kế hoạch thực hiện năm 2008, chiếm 95,7% tổng vốn huy động.
b. Đầu tư tín dụng
Tổng dư nợ tăng 19,6%, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 46,7% so với kế
hoạch thực hiện năm 2008. Trong đó cơ cấu từng loại dư nợ như sau:
- Cơ cấu dư nợ ngắn hạn: cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở tăng 200% so
với kế hoạch thực hiện năm 2008, cho vay đối tượng khác tập trung vào các đối
tượng sau: công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể.
- Cơ cấu dư nợ trung và dài hạn: cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở giảm
18% so với kế hoạch thực hiện năm 2008, cho vay đối tượng khác vẫn tập trung
vào các đối tượng sau: công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân,
hộ cá thể, nhưng giảm 41% so với kế hoạch thực hiện năm 2008.
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre
GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 37 SVTH: Lê Thị Kim Huê
Chương 4
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH BẾN TRE
4.1 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN QUA 3 NĂM (2006-2008)
4.1.1 Đánh giá chung cơ cấu nguồn vốn
Nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của ngân hàng
vì nó quyết định đến khả năng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng giúp ngân hàng chủ động hơn trong hoạt
động kinh doanh. Nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL_ Bến Tre
gồm nguồn huy động và vốn điều chuyển.
- Vốn huy động: là nguồn vốn mà chi nhánh được toàn quyền sử dụng
sau khi đã trích lập tỷ lệ dự trữ do ngân hàng Nhà nước qui định. Khi sử dụng
nguồn vốn này, chi nhánh có trách nhiệm trả lãi và gốc đúng hạn cho khách hàng
gửi tiền.
- Vốn điều chuyển: là nguồn vốn từ cấp trên, chi nhánh sử dụng nguồn
vốn này khi nguồn vốn huy động đáp ứng không đủ nhu cầu cho vay tại chi
nhánh. Lãi suất vốn điều chuyển bằng với lãi suất huy động bình quân tại thời
điểm điều chuyển. Chi phí cho nguồn vốn này cao hơn chi phí phải trả cho vốn
huy động.
Để hiểu rõ hơn cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển nhà
ĐBSCL_ Bến Tre ta xem xét bảng sau:
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre
GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 38 SVTH: Lê Thị Kim Huê
Bảng 4: CƠ CẤU NGUỒN VỐN MHB BẾN TRE 3 NĂM (2006 - 2008)
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/ 2006
Chênh lệch
2007/2006 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Vốn huy động 87.900 29,3 156.165 35,9 214.480 38,3 68.265 77,66 58.315 37,34
Vốn điều chuyển 212.100 70,7 278.835 64,1 345.520 61,7 66.735 31,46 66.685 23,92
Tổng nguồn vốn 300.000 100,0 435.000 100,0 560.000 100,0 135.000 45,00 125.000 28,74
(Nguồn Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre 3 năm 2006 -2008)
Hình 4: TỶ TRỌNG NGUỒN VỐN MHB BẾN TRE (2006-2008)
70,7%
Năm 2006
29,3%
Vốn huy động
Vốn điều hòa
Năm 2007
35,9%
64,1%
Năm 2008
38,3%
61,7%
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre
GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 39 SVTH: Lê Thị Kim Huê
Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển
nhà ĐBSCL_ Bến Tre tăng mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2006 tổng nguồn
vốn của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL Bến Tre là 300.000 triệu đồng, tăng
lên 435.000 triệu đồng vào năm 2007, tăng thêm 135.000 triệu đồng so với năm
2006, tương đương 45,00%. Đến năm 2008 tổng nguồn vốn tăng lên 560.000
triệu đồng, tăng thêm 125.000 triệu đồng, tương đương 28,74% so với năm 2007.
Tổng nguồn vốn của chi nhánh liên tục tăng lên do ngân hàng đã có những thay
đổi trong chính sách lãi suất như là: ngân hàng đã áp dụng lãi suất bậc thang cho
tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, đây là dấu hiệu tốt cho Ngân hàng Phát triển nhà
ĐBSCL chi nhánh Bến Tre trong việc ổn định nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay
vốn ngày càng tăng của khách hàng trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, nguồn
vốn tăng còn phụ thuộc vào nhu cầu vốn của khách hàng. Trong những năm này
nhu cầu vốn của khách hàng tăng nhanh nên tổng nguồn vốn cũng tăng theo.
Tuy nhiên, xét về từng khoản mục của tổng nguồn vốn thì vốn huy động
chiếm tỷ lệ rất thấp. Cụ thể, năm 2006 ngân hàng huy động được 87.900 triệu
đồng, chiếm 29,30% tổng nguồn vốn. Đến năm 2007 vốn huy động tăng lên
156.165 triệu đồng chiếm 35,90% trong tổng nguồn vốn, tăng 68.265 triệu đồng
so với năm 2006, tương đương 77,66% so với năm 2006. Năm 2008 vốn huy
động tiếp tục tăng thêm 58.315 triệu đồng, đạt 214.480 triệu đồng, xét về tốc độ
tăng trưởng thì năm 2008 tăng 37,34% so với năm 2007. Nguồn vốn huy động
của ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn là do khung lãi suất tiền
gửi của chi nhánh chưa đa dạng và phong phú, tâm lý của người gửi tiền vào
ngân hàng họ luôn chọn những ngân hàng có thời gian hoạt động lâu như là:
Ngân hàng NN0&PTNT, Ngân hàng Đầu tư…Vì đa phần khách hàng của chi
nhánh sống ở nông thôn họ gần gũivới các ngân hàng này hơn.
Trái ngược với nguồn vốn huy động, vốn điều chuyển luôn chiếm tỷ
trọng rất cao trong tổng nguồn vốn. Năm 2006 vốn điều chuyển là 212.100 triệu
đồng, tương đương 70,7% trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn này tăng lên
278.835 triệu đồng, chiếm 64,1% trong tổng nguồn vốn vào năm 2007. Đến năm
2008, vốn điều chuyển tiếp tục tăng thêm 66.685 triệu đồng, đạt 345.520 triệu
đồng, chiếm 61,7% trong tổng nguồn vốn. Đây là điều cần quan tâm vì vốn huy
động có vai trò hết sức quan trọng trong tổng nguồn vốn, nó giúp chi nhánh chủ
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre
GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 40 SVTH: Lê Thị Kim Huê
động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Hơn nữa, vốn huy động có chi
phí thấp hơn vốn điều chuyển. Tăng được tỷ lệ vốn huy động trong tổng nguồn
vốn giúp ngân hàng thu được lợi nhuận nhiều hơn. Vì vậy, nó ảnh hưởng trực
tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Vốn huy động chiếm tỷ lệ
thấp trong tổng nguồn vốn do những nguyên nhân sau:
- Lãi suất huy động của chi nhánh không hấp dẫn bằng các ngân hàng
thương mại trên cùng địa bàn, nên một bộ phận người dân quyết định gửi tiền tiết
kiệm của mình vào các ngân hàng thương mại cổ phần có lãi suất cao hơn trên
địa bàn.
- Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre nằm trong khu
vực ĐBSCL, đa phần là nông dân, người dân nơi đây có thói quen tiết kiệm. Họ
có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh hơn là tiết kiệm gửi vào ngân hàng.
Qua phần phân tích trên cho ta thấy được cơ cấu nguồn vốn nguồn vốn
của MHB Bến Tre chưa thật sự tốt, cần phải có nhiều biện pháp khắc phục.
Nhưng nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL
chi nhánh Bến Tre ngày càng phát triển. Cụ thể là qui mô vốn huy động của ngân
hàng liên tục tăng từ năm 2006 đến năm 2008. Điều đó cho ta thấy nhu cầu về
vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn ngày càng tăng.
4.1.2 Tình hình cụ thể về việc huy động vốn
Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ quan trọng trong quá trình hoạt
động của các Ngân hàng. Với chức năng làm trung gian tín dụng, Ngân hàng
Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre thực hiện nghiệp vụ huy động vốn để
huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội và sử dụng nguồn vốn này để cho vay. Việc
huy động tiền gửi của khách hàng một mặt đem lại cho ngân hàng một nguồn vốn
với chi phí thấp. Mặt khác, nó giúp cho ngân hàng nắm bắt được thông tin chính
xác về tình hình tài chính của các tổ chức kinh tế và cá nhân có quan hệ tín dụng
với ngân hàng. Từ đó, ngân hàng đề ra những biện pháp huy động vốn cụ thể.
Để đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh, chi nhánh cũng đã đề ra nhiều
biện pháp huy động vốn khác nhau và đạt được kết quả khả quan cụ thể như sau:
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre
GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 41 SVTH: Lê Thị Kim Huê
Bảng 5: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA MHB BẾN TRE (2006-2008)
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
2007/2006
Chênh lệch
2008/2007
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Số tiền % Số tiền %
I. TG các tổ
chức dân cư 269.100 384.975 474.320 115.875 43,06 89.345 23,21
1. TG các tổ chức
kinh tế 26.372 30.413 30.831 4.041 15,32 4.18 1,37
Không kỳ
hạn 26.372 29.531 29.074 3.159 11,98 (457) (1,54)
Có kỳ hạn 0 882 1.757 882 100,00 875 99,21
2. TG tiết kiệm 242.728 354.562 443.489 111.834 46,07 88.927 25,08
Không kỳ
hạn 29.390 76.940 104.220 74.570 161,97 27.280 35,46
Có kỳ hạn 213.358 277.622 339.269 64.264 30,12 61.647 22,21
II. TG TCTD
khác - - - - - - -
III. Phát hành
giấy tờ có giá 30.900 50.025 85.680 19.125 61,89 35.655 71,24
Tổng nguồn vốn 300.000 435.000 500.000 135.000 45,00 65.000 14,94
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre)
474.320
269.100
384.975
30.900
50.025
85.680
0
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
2006 2007 2008
Năm
T
ri
ệu
đ
ồn
g
Phát hành giấy
tờ có giá
Tiền gửi các tổ
chức dân cư
Hình 5: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA MHB BẾN TRE
3 NĂM (2006-2008)
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre
GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 42 SVTH: Lê Thị Kim Huê
Nhìn chung tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng Phát triển nhà
ĐBSCL chi nhánh Bến Tre không ngừng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2006 là
300.000 triệu đồng, đến năm 2007 tăng lên 435.000 triệu đồng, tăng thêm
135.000 triệu đồng, tương đương 45% so với năm 2006. Tổng nguồn vốn huy
động tiếp tục tăng lên thêm 65.000 triệu đồng vào năm 2008, đạt 500.000 triệu
đồng, tương đương 14,94% so với năm 2007. Vốn huy động của ngân hàng liên
tục tăng qua các năm. Đây là dấu hiệu khả quan của ngân hàng trong việc huy
động vốn. Nó giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn cho
vay, giảm chi phí sử dụng vốn, góp phần tăng lợi nhuận của chi nhánh.
Tiền gửi có kỳ hạn không ngừng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2006 tiền
gửi tiết kiệm có kỳ hạn đạt 29.370 triệu đồng. Năm 2007 đạt 76.940 triệu đồng,
tăng 47.570 triệu đồng, tương đương 161,97%. Trong khi đó tiền gửi có kỳ hạn
của các tổ chức kinh tế cũng tăng 882 triệu đồng so với năm 2006. Năm 2008 tốc
độ tăng của hai loại tiền gửi này giảm cụ thể là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tăng
61.647 triệu đồng, tương đương 22,21% đạt 339.269 triệu đồng. Bên cạnh đó,
tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế cũng tăng 875 triệu đồng, đạt 1.757 triệu
đồng. Xét về tốc độ tăng thì nó giảm còn 99,21% so với năm 2008. Nhìn chung,
tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại chi
nhánh có tăng qua các năm, mặc dù tốc độ tăng năm sau thấp hơn năm trước.
Nhưng nó cho ta thấy được sự tiến bộ trong công tác huy động vốn của chi
nhánh, bởi vì tiền gửi có kỳ hạn có sự thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng
về thời gian gửi tiền giúp ngân hàng có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý, chủ động
hơn trong cho vay.
Bên cạnh tiền gửi có kỳ hạn tại chi nhánh không ngừng tăng cao thì tiền gửi
không kỳ hạn lại tăng trưởng không ổn định qua 3 năm. Cụ thể, năm 2006 lượng
tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tại chi nhánh là 29.370 triệu đồng, còn tiền gửi
không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế là 26.372 triệu đồng. Năm 2007 số tiền này
lần lượt tăng lên 76.940 triệu đồng (tương đương 161,97%) và 29.531 triệu đồng
3.159 triệu đồng (tương đương 11,98%) so với 2006. Đến năm 2008 tiền gửi tiết
kiệm không kỳ hạn tăng 27.280 triệu đồng (tương đương 35,46%) đạt 104.220
triệu đồng. Trong khi đó, tiền gửi không kỳ hạn các tổ chức kinh tế lại giảm
xuống còn 29.074 triệu đồng, giảm 457 triệu đồng, giảm 1,54% so với năm 2007.
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre
GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 43 SVTH: Lê Thị Kim Huê
Tiền gửi này giảm là vì thời gian này có một số NHTM mới thành lập trên địa
bàn như: NHTM cổ phần Sài Gòn, Đông Á,…với khung lãi suất đa dạng và
những chính sách khuyến mãi hấp dẫn đã phần nào hút bớt lượng tiền gửi không
kỳ hạn. Mặt khác, một phần là do khách hàng chuyển từ tiền gửi không kỳ hạn
sang tiền gửi có kỳ hạn để hưởng lãi suất cao hơn.
Bên cạnh tiền gửi các tổ chức dân cư thì phát hành giấy tờ có giá cũng
chiếm một phần quan trọng trong nguồn vốn huy động. Cụ thể năm 2006 là
30.900 triệu đồng. Đến năm 2007 tăng lên 50.025 triệu đồng, tăng 19.125 triệu
đồng, tương đương 61,89%. Năm 2008, vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá
này tăng thêm 35.655 triệu đồng để đạt được 85.680 triệu đồng, tăng 71,24% so
với năm 2007. Nguồn vốn này tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn
vốn huy động nhưng tốc độ tăng trưởng liên tục tăng lên do ban lãnh đạo chi
nhánh đã đề ra những biện pháp tích cực trong huy động vốn như ngân hàng đã
áp dụng lãi suất bậc thang. Hơn nữa nguồn vốn này mang tính chất ổn định vì nó
có thời hạn và chi phí nhất định.
Nhìn chung, trong tình hình như hiện nay mà chi nhánh huy động được
nguồn vốn như vày là khá tốt. Đạt được kết quả như trên là nhờ vào chính sách
đúng đắn của Ban lãnh đạo và sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên ngân
hàng. Ngoài ra, người dân nơi đây cũng đã ý thức được lợi ích của việc tiết kiệm
chi tiêu và gửi tiền vào ngân hàng đã góp phần thúc đẩy vốn huy động của chi
nhánh tăng lên. Tuy nhiên trong tình hình kinh tế như hiện nay, ngày càng có
nhiều tổ chức tín dụng, Ngân hàng TMCP thành lập trên địa bàn với nhiều
phương thức huy động vốn phong phú, hấp dẫn, muốn duy trì và gia tăng nguồn
vốn huy động Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre cần có những
biện pháp thiết thực hơn nữa trong việc huy động vốn.
4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY QUA 3 NĂM (2006-2008)
Hoạt động tín dụng không những có ý nghĩa quan trọng đối với ngân
hàng, nó tạo ra lợi nhuận giúp ngân hàng hoàn trả tiền gốc và lãi cho khách hàng,
bù đắp chi phí hoạt động mà còn có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế. Hoạt động
tín dụng đem lại khoảng 90% thu nhập của hoạt động ngân hàng. Hoạt động tín
dụng chứa nhiều rủi ro nhưng ngân hàng phải sử dụng vốn kinh doanh của mình
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre
GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 44 SVTH: Lê Thị Kim Huê
cho hoạt động này vì nó là hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Doanh số cho vay
của chi nhánh qua 3 năm (2006-2008) thể hiện qua bảng sau:
Bảng 6: TỔNG DOANH SỐ CHO VAY MHB BẾN TRE (2006-2008)
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
2007/2006
Chênh lệch
2008/2007 Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Số tiền % Số tiền %
Tổng DSCV 350.000 500.000 680.000 150.000 42,85 180.000 36,00
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre)
350.000
500.000
680.000
0
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
700,000
800,000
2006 2007 2008 Năm
Tr
iệ
u
đồ
ng
Qua bảng tổng DSCV của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh
Bến Tre, ta thấy DSCV tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2006, DSCV là 350.000
triệu đồng, năm 2007 DSCV tăng lên 500.000 triệu đồng, tăng thêm 150.000
triệu đồng (tương đương 42,85%) so với năm 2006. Đến năm 2008, DSCV tiếp
tục tăng lên 680.000 triệu đồng, tăng thêm 180.0000 triệu đồng (tương đương
36,00%) so với năm 2007. Đạt được kết quả như trên là do sự sự phát triển kinh
Hình 6: TỔNG DOANH SỐ CHO VAY CỦA MHB BẾN TRE
3 NĂM (2006-2008)
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre
GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 45 SVTH: Lê Thị Kim Huê
tế trên địa bàn Bến Tre nên nhu cầu vốn vay là rất lớn. Bên cạnh đó chi nhánh
cũng không ngừng thu hút khách hàng, mở rộng cho vay và áp dụng nhiều
phương pháp cho vay tích cực, nhanh gọn đã có nhiều khách hàng tìm đến vay
vốn với nhiều hình thức khác nhau.
4.2.1 Phân tích doanh số cho vay (DSCV) theo thời hạn
Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre cho vay ngắn hạn
và trung - dài hạn trên nhiều lĩnh vực. DSCV ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao
hơn DSCV trung - dài hạn trong tổng DSCV. Cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 7: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN MHB BẾN TRE
3 NĂM (2006-2008)
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
2007/2006
Chênh lệch
2008/2007 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn
hạn
191.450 54,7 319.000 63,8 524.960 77,2 127.550 66,62 205.960 64,56
Trung-
dài hạn
158.550 45,3 181.000 36,2 155.040 22,8 22.450 14,16 (25.960) (14,34)
Tổng
DSCV
350.000 100,0 500.000 100,0 680.000 100,0 150.000 42,85 180.000 36,00
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, DSCV của Ngân hàng Phát triển nhà
ĐBSCL chi nhánh Bến Tre luôn gia tăng qua các năm. Cho vay ngắn hạn luôn
chiếm tỷ lệ cao trong tổng DSCV. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển của
xã hội hiện nay khi mà nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh ngày càng
tăng, khách hàng có nhu cầu sử dụng nguồn vốn với chi phí thấp nhất. Nhìn
chung DSCV ngắn hạn tăng qua 3 năm, cụ thể năm 2006 là 191.450 triệu đồng,
chiếm 54,7% tổng DSCV. Năm 2007, DSCV ngắn hạn tăng 66,62%, đạt 319.000
triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008, DSCV ngắn hạn tiếp tục tăng thêm
205.960 triệu đồng (tương đương 64,56%) so với năm 2008, đạt524.960 triệu
đồng, chiếm 77,2% tổng DSCV. DSCV ngắn hạn ngày càng chiếm tỷ trọng cao
cụ thể là do:
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre
GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 46 SVTH: Lê Thị Kim Huê
- Khách hàng của chi nhánh chủ yếu là cá thể vay vốn với mục đích tiêu
dùng, xây nhà, chăn nuôi, kinh doanh, sản xuất nhỏ. Nhu cầu vốn lưu động, chu
kỳ vốn ngắn nên họ có nhu cầu vay vốn ngắn hạn. Các doanh nghiệp thường
chọn phương thức vay hạn mức tín dụng. Hơn nữa, tín dụng ngắn hạn có nhiều
ưu điểm như: lãi suất thấp, thủ tục đơn giản…. Vì vậy ngày càng có nhiều khách
hàng chọn phương thức vay ngắn hạn hơn là vay trung - dài hạn.
- Trong tình hình biến động lãi suất như hiện nay, nguồn vốn huy động
của chi nhánh chủ yếu là huy động ngắn hạn và sử dụng vốn điều chuyển cho vay
ngắn hạn vì nó ít rủi ro và cán bộ tín dụng dễ quản lý món vay hơn.
Đi ngược với DSCV ngắn hạn, DSCV trung - dài hạn có xu hướng giảm
dần và chiếm tỷ trọng thấp trong tổng DSCV. Thấp nhất là năm 2008 DSCV
trung - dài hạn chiếm 22,8% trong tổng DSCV chỉ đạt 155.040 triệu đồng. Trong
khi đó năm 2006, năm 2007 lần lượt chiếm 45,3% và 36,2% trong tổng DSCV.
Xét về giá trị thì năm 2006 đạt 158.550 triệu đồng, năm 2007 đạt 181.000 triệu
đồng. Nhìn chung thì DSCV trung - dài hạn của chi nhánh ngày càng có xu
hướng giảm do ngân hàng chuyển sang vay ngắn hạn vì khách hàng có nhu cầu
sử dụng vốn quay vòng nhanh, theo thời vụ như là vào vụ lúa thì khách hàng vay
để kinh doanh hạt giống, phân bón; đến cuối vụ thì các doanh nghiệp thu mua lúa
gạo sẽ vay tiền để mua lúa trong dân. Mặt khác khi khách hàng sử dụng vốn vay
ngắn hạn thì khách hàng trả lãi suất thấp hơn lãi suất vay trung và dài hạn. Đây
cũng là chính sách của ngân hàng vì cho vay ngắn hạn ít rủi ro, chi phí thấp,
vòng quay tín dụng nhanh hơn cho vay trung - dài hạn.
4.2.2 Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre luôn chú trọng mở
rộng, đẩy mạnh quan hệ tín dụng đối với các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Bằng chứng là DSCV đối với công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân và kinh tế cá
thể luông tăng trong thời gian qua. Cụ thể là từ năm 2006 đến năm 2008 được thể
hiện qua bảng sau:
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre
GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 47 SVTH: Lê Thị Kim Huê
Bảng 8: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
MHB BẾN TRE (2006-2008)
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
2007/2006
Chênh lệch
2008/2007 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
CT - TNHH 8.050 2,3 13.000 2,6 34.680 5,1 4.950 61,49 21.680 166,76
DNTN 107.800 30,8 159.500 31,9 180.200 26,5 51.700 47,96 20.700 12,98
KTCT 234.150 66,9 327.500 65,5 465.120 68,4 93.350 39,87 137.620 42,02
Tổng DSCV 350.000 100,0 500.000 100,0 680.000 100,0 150.000 42,85 180.000 36,00
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre)
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre
GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 48 SVTH: Lê Thị Kim Huê
Qua bảng số liệu trên ta thấy DSCV đối với kinh tế cá thể (KTCT) luôn
chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV (luôn cao hơn 65% trong tổng DSCV). Vì
đây là đối tượng cho vay truyền thống của chi nhánh từ khi thành lập đến nay,
hơn nữa đối tượng này chiếm đa số trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Cụ thể, năm 2006
DSCV kinh tế cá thể đạt 234.150 triệu đồng. DSCV này tăng thêm 93.350 triệu
đồng, đạt 327.500 triệu đồng vào năm 2007. Năm 2008 DSCV này tăng thêm
137.620 triệu đồng, tăng 42,02%; chiếm tỷ trọng 68,4% trong tổng DSCV của
chi nhánh, cao nhất trong 3 năm. Xét về tốc độ tăng trưởng thì năm 2007 tăng
39,87% so với năm 2006; năm 2008 tăng 42,02% so với năm 2007. Nguyên nhân
của sự tăng trưởng này là do khách hàng của chi nhánh đa phần sống ở nông
thôn. Ngoài ra chi nhánh còn ưu tiên cho vay đối với khách hàng truyền thống là
những hộ gia đình có nhu cầu về vốn để đầu tư, sản xuất, tiêu dùng, xây nhà có
hộ khẩu thường trú tại Bến Tre. Ngoài ra chi chi nhánh cũng mở rộng cho vay
đối với hình thức cầm cố sổ tiết kiệm, thế chấp xe. Việc mở rộng này góp phần
làm tăng DSCV của chi nhánh trong thời gian qua.
Ngược lại với doanh số cho vay TKCT, doanh số cho vay DNTN và công
ty TNHH lại chiếm tỷ trọng thấp trong tổng DSCV theo thành phần kinh tế của
chi nhánh. Nhưng nó có tốc độ tăng trưởng mạnh qua các năm, mạnh nhất là năm
2008 DSCV đối với công ty TNHH tăng 21,680 triệu đồng, tương đươn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh bến tre.pdf