CN NHCT TP.Cần Thơ cho vay đầutư vào cácl ĩnhvực chủyếu như cho
vaysản xuất kinh doanh (SXKD), cho vay nuôi trồng thủysản (NTTS), cho vay l àm
dị chvụ - kinh doanh khác (DV – KD khác), cho vay tiêu dùng. Trong 3năm qua, do
chính sách đầutưcủa địa phơng vào cáclĩnhvực khác nhau thay đổi theotừng
năm l àm cho nhucầuvốn ở cáclĩnhvực đầut ư khác nhau. Điều đó ảnhhởng trực
tiếp đến doanhsố cho vay vào cáclĩnhvực đầutưcủa ngân hàng
85 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1616 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu này giảm mạnh
với tỷ lệ 52,09% nên chỉ còn 463.520 triệu đồng. Chỉ tiêu này tăng lên trong năm
2005 là do thành phần kinh tế cá thể tăng lên về số lượng và quy mô hoạt động nên
nhu cầu vốn tăng. Sang năm 2006 giảm xuống là do một số hộ kinh doanh cá thể mở
rộng quy mô hoạt động chuyển thành Cty TNHH hoặc DNTN, một số khác do làm
ăn kém hiệu quả nên không tiếp tục kinh doanh nữa, đồng thời quy trình xét duyệt
cho vay của ngân hàng có phần chặt chẽ hơn nên vốn tín dụng cấp ra giảm. Cùng
với biến động tăng giảm của doanh số cho vay thành phần kinh tế cá thể thì tỷ trọng
này trong tổng cho vay cũng biến động cùng chiều. Năm 2004 tỷ trọng này là
26,84%, tăng lên mức 29,98% vào năm 2005 rồi lại giảm xuống còn 16,83% trong
năm 2006. Ta thấy chỉ tiêu này năm 2006 còn thấp hơn năm 2004.
3.2.2.2. Doanh số thu nợ
Tình hình thu nợ tại ngân hàng trong 3 năm qua đối với các thành phần kinh
tế luôn luôn biến động, được thể hiện ở bảng số liệu sau đây.
Bảng 10: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
Đơn vị tính: triệu đồng
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005
Chỉ tiêu
ST TT ST TT ST TT Tiền % Tiền %
DNNN 1.084.872 36,56 611.901 17,36 387.857 11,62 -472.971 -43,60 -224.044 -36,61
Cty CP,
Cty TNHH 975.032 32,86 1.441.470 40,90 1.809.658 54,24 466.438 47,84 368.188 25,54
DNTN 265.421 8,95 411.353 11,67 540.644 16,20 145.932 54,98 129.291 31,43
Cá thể 641.683 21,63 1.059.484 30,06 598.379 17,93 417.801 65,11 -461.105 -43,52
Tổng 2.967.008 100 3.524.208 100 3.336.538 100 557.200 18,78 -187.670 -5,33
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp CN NHCT TP.Cần Thơ)
(ST: Số tiền, TT: Tỷ trọng)
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 41 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
Nhìn chung thì tình hình thu nợ diễn ra khác nhau đối với các thành phần kinh
tế và biến động giống như sự biến động của chỉ tiêu doanh số cho vay. Tức là thu nợ
đối với DNNN giảm dần qua các năm; đối với Cty CP, Cty TNHH, DNTN thì tăng
dần; còn đối với thành phần kinh tế cá thể thì tăng lên ở năm 2005 và giảm xuống
vào năm 2006 và thấp hơn mức của năm 2004.
- Doanh nghiệp nhà nước: thu nợ năm 2004 là 1.084.872 triệu đồng, giảm
xuống còn 611.901 triệu đồng vào năm 2005, tức là giảm 472.971 triệu đồng (hay
giảm 43,60%) so với năm 2004, sang năm 2006 chỉ tiêu này tiếp tục giảm với tỷ lệ
36,61% còn 387.857 triệu đồng tức là đã giảm 224.044 triệu đồng. Doanh số thu nợ
thay đổi là do tình hình kinh doanh của khách hàng biến động. Sự giảm sút của
doanh số thu nợ ở năm 2006 chịu ảnh hưởng lớn bởi thu nợ DNNN giảm mạnh. Thu
nợ DNNN giảm là do sức cạnh tranh của thị truờng quá mạnh, các DNTN, Cty CP,
Cty TNHH xuất hiện nhiều trên địa bàn thành phố với quy mô vốn lớn khiến DNNN
không cạnh tranh nổi nên làm ăn kém hiệu quả ảnh hưởng đến khả năng trả nợ làm
cho công tác thu nợ đối với DNNN gặp khó khăn. Do thu nợ DNNN giảm mạnh nên
tỷ trọng này cũng giảm xuống qua các năm. Năm 2004 tỷ trọng thu nợ DNNN
chiếm 36,56% trong tổng thu nợ, năm 2005 chỉ tiêu này giảm xuống còn 17,36% rồi
lại tiếp tục giảm xuống còn 11,62% vào năm 2006.
- Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn: Thu nợ đối với thành phần
kinh tế này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nợ ở năm 2005 và 2006. Năm
2004 thu nợ đối với Cty CP, Cty TNHH là 975.032 triệu đồng chiếm tỷ trọng
32,86% trong tổng thu nợ. Sang năm 2005 thu nợ tăng mạnh với tỷ lệ 47,84% so với
năm 2004 và đạt mức 1.441.470 triệu đồng, tức tăng đến 466.438 triệu đồng, sự tăng
lên về số lượng làm tỷ trọng này cũng tăng theo đạt 40,90%. Không dừng lại ở đó,
thu nợ đối với thành phần kinh tế này tiếp tục tăng lên vào năm 2006, trong năm này
tốc độ tăng là 25,54% và đạt mức 1.809.658 triệu đồng, tức là tăng thêm 368.188
triệu đồng so với năm 2005, và tỷ trọng cũng tăng lên đạt 54,24% trong tổng thu nợ.
Chỉ tiêu này tăng là do cho vay tăng, đồng thời thành phần kinh tế này làm ăn có
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 42 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
hiệu quả nên thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng, thêm vào đó trong thời
gian này ngân hàng đẩy mạnh công tác thu nợ nên thu nợ không ngừng tăng lên.
- Doanh nghiệp tư nhân: Thu nợ DNTN tăng liên tục với tỷ lệ lớn qua các
năm làm cho tỷ trọng thu nợ DNTN trong tổng thu nợ cũng tăng dần. Năm 2004 chỉ
tiêu này là 265.421 triệu đồng chiếm tỷ trọng 8,95% tổng thu nợ. Đến năm 2005 thu
nợ DNTN tăng lên thêm 145.932 triệu đồng tức là tăng với tỷ lệ 54,98% so với năm
2004 và đạt mức 411.353 triệu đồng, tỷ trọng thu nợ trong năm này cũng tăng lên
mức 11,67%. Sang năm 2006 thì tình hình diễn biến tương tự, thu nợ tăng thêm
129.291 triệu đồng để đạt 540.644 triệu đồng, tức tăng 31,43%, đồng thời tỷ trọng
cũng tăng lên đạt mức 16,20% tổng thu nợ. Thu nợ DNTN tăng lên về số lượng và
tỷ trọng với lý do cũng giống như đối với Cty CP, Cty TNHH.
- Cá thể: Không như biến động của thu nợ DNNN; Cty CP, Cty TNHH biến
động theo hướng giảm xuống hay tăng lên liên tục qua các năm, thu nợ thành phần
kinh tế cá thể tăng lên ở năm 2005 và giảm mạnh ở năm 2006 xuống còn thấp hơn
năm 2004. Thu nợ thành phần kinh tế này chịu tác động trực tiếp bởi số lượng cho
vay cá thể cũng như nguyên nhân làm biến động của chỉ tiêu cho vay thành phần
kinh tế này. Năm 2004 thu nợ thành phần kinh tế cá thể là 641.683 triệu đồng tăng
lên 1.059.484 triệu đồng vào năm 2005, tức tăng thêm 417.801 triệu đồng hay tăng
đến 65,11%. Nhưng đến năm 2006 thì chỉ tiêu này giảm xuống chỉ còn 598.379 triệu
đồng, giảm đến 461.105 triệu đồng với tỷ lệ 43,52%. Cùng với biến động tăng giảm
về số lượng thì tỷ trọng cũng biến động cùng chiều. Năm 2004 tỷ trọng thu nợ thành
phần kinh tế cá thể là 21,63%, năm 2005 là 30,06% và giảm xuống còn 17,93%
trong năm 2006.
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 43 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
3.2.2.3. Dư nợ
Dư nợ cho vay các thành phần kinh tế tại ngân hàng trong thời gian qua
luôn biến động giảm. Sau đây là tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế tại ngân
hàng trong 3 năm 2004, 2005, 2006.
Bảng 11: DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
Đơn vị tính: triệu đồng
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005
Chỉ tiêu
ST TT ST TT ST TT Tiền % Tiền %
DNNN 488.475 30,70 416.034 32,15 154.925 21,78 -72.441 -14,83 -261.109 -62,76
Cty CP,
Cty TNHH 492.745 30,97 395.053 30,53 236.661 33,27 -97.692 -19,83 -158.392 -40,09
DNTN 166.779 10,48 131.684 10,18 103.500 14,55 -35.095 -21,04 -28.184 -21,40
Cá thể 443.123 27,85 351.159 27,14 216.300 30,41 -91.964 -20,75 -134.859 -38,40
Tổng 1.591.122 100 1.293.930 100 711.386 100 -297.192 -18,68 -582.544 -45,02
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp CN NHCT TP.Cần Thơ)
(ST: Số tiền, TT: Tỷ trọng)
Cùng với xu hướng giảm của chỉ tiêu dư nợ thì dư nợ các thành phần kinh tế
cũng giảm liên tục qua các năm với tỷ lệ lớn và không đều nhau, đặc biệt là tốc độ
giảm mạnh ở năm 2006. Dư nợ giảm là do thu nợ tăng, đáng nói là ở năm 2006 bên
cạnh sự tăng lên của chỉ tiêu thu nợ thì doanh số cho vay giảm xuống làm cho dư nợ
trong năm này giảm với tỷ lệ lớn.
- Doanh nghiệp nhà nước: Dư nợ cho vay các DNNN liên tục giảm xuống
qua các năm do cho vay giảm. Năm 2004 dư nợ đối với DNNN là 488.475 triệu
đồng chiếm tỷ trọng 30,70% tổng dư nợ. Sang năm 2005 chỉ tiêu này còn 416.034
triệu đồng giảm 14,83% với số lượng giảm là 72.441 triệu đồng so với năm 2004.
Tuy nhiên tỷ trọng của nó có phần tăng lên do tổng dư nợ giảm đến 18,68%, năm
2005 tỷ trọng này là 32,15%. Tiếp tục biến động theo xu hướng giảm, dư nợ DNNN
năm 2006 giảm xuống chỉ còn 154.925 triệu đồng tức thấp hơn năm 2005 là 261.109
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 44 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
triệu đồng (hay giảm đến 62,76%). Do giảm mạnh nên tỷ trọng trong tổng dư nợ
giảm xuống còn 21,78%.
- Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn: Dư nợ cũng biến động
theo chiều hướng biến động của dư nợ DNNN theo hướng giảm liên tục. Năm 2004
dư nợ Cty CP, Cty TNHH là 492.745 triệu đồng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng
dư nợ tại ngân hàng là 30,97%. Năm 2005 do cho vay tăng lên không nhiều trong
khi thu nợ thành phần kinh tế này tăng mạnh đã làm cho dư nợ giảm còn 395.053
triệu đồng, thấp hơn năm 2004 là 97.692 triệu đồng (hay giảm 19,83%), tỷ trọng
cũng giảm xuống còn 30,53% (thấp hơn tỷ trọng dư nợ DNNN là 32,15%). Sang
năm 2006 thì chỉ tiêu này tiếp tục giảm với tỷ lệ giảm 40,09%, dư nợ đối với thành
phần kinh tế này là 236.661 triệu đồng (thấp hơn 158.392 triệu đồng so với năm
2005). Tuy nhiên, về mặt tỷ trọng thì lại tăng lên đứng vị trí đầu tiên trong tổng dư
nợ của ngân hàng là 33,27%.
- Doanh nghiệp tư nhân: Chỉ tiêu dư nợ đối với DNTN chiếm tỷ trọng thấp
nhất trong tổng dư nợ. Năm 2004 dư nợ đối với thành phần kinh tế này là 166.779
triệu đồng chiếm 10,48% tổng dư nợ. Sang năm 2005 thì chỉ tiêu này giảm xuống
còn 131.684 triệu đồng tức là đã giảm 35.095 triệu đồng so với năm 2004 (hay giảm
21,04%), sự giảm sút về số lượng của chỉ tiêu này cũng làm cho tỷ trọng của nó
trong tổng dư nợ giảm xuống còn 10,18%. Năm 2006 dư nợ DNTN tiếp tục giảm
xuống còn 103.500 triệu đồng với số lượng giảm là 28.184 triệu đồng, tỷ lệ giảm
21,40%. Tuy nhiên đáng chú ý ở đây là mặc dù xét về số lượng thì dư nợ đối với các
DNTN có giảm xuống nhưng tỷ trọng của nó trong năm 2006 thì lại tăng lên do tốc
độ giảm của tổng dư nợ nhiều hơn tốc độ giảm của dư nợ DNTN. Tỷ trọng dư nợ
đối với DNTN trong tổng dư nợ năm 2006 là 14,55%.
- Cá thể: Dư nợ cho vay thành phần kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng tương đối
lớn trong tổng dư nợ tại ngân hàng trong ba năm qua. Năm 2004 chỉ tiêu này là
443.123 triệu đồng chiếm tỷ trọng 27,85% trong tổng dư nợ. Sang năm 2005 thì con
số này giảm một lượng 91.964 triệu đồng còn 351.159 triệu đồng tức là giảm
20,75% so với năm 2004 và chiếm tỷ trọng 27,14%. Tổng dư nợ giảm, nhưng dư nợ
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 45 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
đối với thành phần kinh tế cá thể giảm mạnh hơn nên dẫn đến tỷ trọng dư nợ thành
phần kinh tế này giảm xuống. Năm 2006 chỉ tiêu này giảm xuống còn 216.300 triệu
đồng tức giảm 134.859 triệu đồng (hay giảm 38,40%) so với năm 2005. Tuy nhiên
về tỷ trọng thì lại tăng lên chiếm đến 30,41%.
3.2.2.4. Nợ quá hạn
Do tình hình hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế khác nhau
chịu tác động khác nhau từ môi trường kinh doanh nên hiệu quả kinh tế của các
thành phần kinh tế này thu được cũng khác nhau. Điều đó ảnh hưởng đến khả năng
trả nợ của các thành phần kinh tế, được biểu hiện ở chỉ tiêu nợ quá hạn tại ngân hàng
đối với các thành phần kinh tế phát sinh trong 3 năm qua như sau.
Bảng 12: NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
Đơn vị tính: triệu đồng
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005
Chỉ tiêu
ST TT ST TT ST TT Tiền % Tiền %
DNNN 1.157 24,47 5.330 37,31 5.419 31,39 4.173 360,67 89 1,67
Cty CP,
Cty TNHH 1.008 21,32 170 1,19 3.824 22,15 -838 -83,13 3.654 2.149,41
DNTN 203 4,29 332 2,32 2.889 16,74 129 63,55 2.557 770,18
Cá thể 2.360 49,92 8.454 59,18 5.130 29,72 6.094 258,22 -3.324 -39,32
Tổng 4.728 100 14.286 100 17.262 100 9.558 202,16 2.976 20,83
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp CN NHCT TP.Cần Thơ)
(ST: Số tiền, TT: Tỷ trọng)
Nhìn chung, tình hình nợ quá hạn đối với các thành phần kinh tế phần lớn diễn
biến theo chiều hướng tăng, chỉ giảm xuống đối với Cty CP, Cty TNHH vào năm
2005 và đối với thành phần kinh tế cá thể vào năm 2006. Chỉ tiêu này biến động
mạnh nhất vào năm 2005 ta nhìn thấy được dựa vào tổng nợ quá hạn tăng với tỷ lệ
202,16% so với năm 2004. Nợ quá hạn tăng mạnh là do nhiều nguyên nhân có thể là
tình hình kinh doanh của khách hàng kém hiệu quả, sự thay đổi chính sách đầu tư
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 46 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
của nhà nước, hay tình hình diễn biến phức tạp của bệnh dịch, thiên tai xảy ra trong
thời gian qua trên địa bàn làm cho các hộ kinh doanh không thể nào đối phó được.
- Doanh nghiệp nhà nước: Tình hình nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế
này biến động mạnh theo chiều hướng tăng vào năm 2005 với tỷ lệ tăng lên đến
360,67% (gấp 4,6 lần) so với năm 2004. Cụ thể năm 2004 nợ quá hạn đối với
DNNN là 1.157 triệu đồng tăng lên đến 5.330 triệu đồng vào năm 2005 với số lượng
tăng là 4.173 triệu đồng. Năm 2006 thì chỉ tiêu này tiếp tục tăng lên nhưng chỉ tăng
với tỷ lệ nhỏ là 1,67%, tức tăng 89 triệu đồng làm chỉ tiêu này đạt 5.419 triệu đồng
trong năm này. Sự tăng lên của chỉ tiêu này trong năm 2005 đã dẫn đến tỷ trọng nợ
quá hạn DNNN trong tổng nợ quá hạn cũng tăng lên. Tỷ trọng này năm 2004 là
24,47%, tăng lên 37,31% vào năm 2005. Thế nhưng đến năm 2006 mặc dù nợ quá
hạn DNNN vẫn tăng nhưng tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng nợ quá hạn nên
tỷ trọng này giảm xuống còn 31,39%.
- Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn: Nợ quá hạn năm 2004 là
1.008 triệu đồng giảm xuống chỉ còn 170 triệu đồng vào năm 2005, tức là giảm đến
83,13%. Đây là kết quả tích cực mà ngân hàng đã đạt được trong việc tăng cường
thu nợ trong năm này. Nhưng đến năm 2006 do diễn biến kinh tế bấp bênh nên tình
hình nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế này tăng trở lại với con số đột biến đạt
mức 3.824 triệu đồng tức là gấp 22,5 lần năm 2005. Đây là tốc độ tăng lớn biểu hiện
rủi ro trong các món vay này rất cao, chất lượng tín dụng đối với thành phần kinh tế
này giảm mạnh, trước tình hình đó đòi hỏi ngân hàng phải tăng cường hơn nữa công
tác thu nợ, xử lý tài sản đảm bảo hoặc áp dụng các biện pháp hỗ trợ cho thành phần
kinh tế này nhằm khôi phục tình trạng kinh doanh trở lại để ngân hàng dễ dàng hơn
trong công tác thu nợ các khoản nợ quá hạn, giảm chỉ tiêu này xuống. Tuy nhiên,
tùy theo điều kiện và tình hình cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà có biện pháp phù
hợp thì mới đem lại hiệu quả. Về tỷ trọng thì nợ quá hạn thành phần kinh tế này
cũng biến động hết sức bất thường. Năm 2004 tỷ trọng này là 21,32% giảm xuống
còn chỉ 1,19% trong năm 2005 và tăng đột biến lên mức 22,15% vào năm 2006.
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 47 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
- Doanh nghiệp tư nhân: Nợ quá hạn DNTN chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong
tổng nợ quá hạn các thành phần kinh tế tại ngân hàng trong giai đoạn 2004 – 2006.
Năm 2004 nợ quá hạn DNTN là 203 triệu đồng chiếm tỷ trọng 4,29% tổng nợ quá
hạn. Sang năm 2005 chỉ tiêu này tăng lên thêm 129 triệu đồng và đạt mức 332 triệu
đồng với tỷ lệ tăng là 63,55%, thế nhưng tỷ trọng này giảm xuống còn 2,32% do sự
tăng lên của tổng nợ quá hạn quá lớn, còn sự tăng lên của nợ quá hạn DNTN chỉ
đóng góp một phần nhỏ vào tổng nợ quá hạn. Chỉ tiêu nợ quá hạn DNTN tăng mạnh
vào năm 2006 lên đến 2.889 triệu đồng (gấp 8,7 lần năm 2005). Do tăng mạnh nên
tỷ trọng này cũng tăng theo lên đến 16,74%, đây là năm nợ quá hạn DNTN chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong tổng nợ quá hạn giai đoạn 2004 – 2006.
- Cá thể: Chỉ tiêu nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế cá thể biến động
tăng giảm trong năm 2005 và 2006. Năm 2004 chỉ tiêu này đạt 2.360 triệu đồng
chiếm tỷ trọng 49,92 % tổng nợ quá hạn, đây là thành phần kinh tế có tỷ trọng nợ
quá hạn lớn nhất trong các thành phần kinh tế ở năm 2004. Sang năm 2005 thì chỉ
tiêu này tiếp tục tăng lên về cả số lượng và tỷ trọng. Trong năm này nợ quá hạn
thành phần kinh tế cá thể là 8.454 triệu đồng (gấp 3,6 lần năm 2004), tức là tăng
thêm đến 6.094 triệu đồng và tỷ trọng cũng tăng lên đạt 59,18% tổng nợ quá hạn. Tỷ
trọng này cũng là tỷ trọng lớn nhất trong năm, chứng tỏ thành phần kinh cá thể có
ảnh hưởng rất lớn đối với sự biến động của tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng. Sang
năm 2006 thì chỉ tiêu này giảm xuống còn 5.130 triệu đồng, thấp hơn năm 2005 là
3.324 triệu đồng, tức là giảm 39,32%. Sự giảm xuống này cũng dẫn đến tỷ trọng
giảm theo còn chiếm 29,72% tổng nợ quá hạn. Đến năm này thì nợ quá hạn thành
phần kinh tế cá thể không còn chiếm tỷ trọng lớn nhất nữa mà nó được thay thế bằng
các DNNN.
3.2.2.5. Phân tích chất lượng tín dụng theo thành phần kinh tế
Do diễn biến kinh tế có nhiều biến động, các thành phần kinh tế hoạt động
chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự biến động đó. Từ đó dẫn đến chỉ tiêu chất lượng tín
dụng đối với các thành phần kinh tế cũng chịu ảnh hưởng. Chính vì vậy mà chất
lượng tín dụng của khoản vay đối với các thành phần kinh tế khác nhau thì sẽ không
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 48 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
giống nhau. Điều này thể hiện rõ và ta dễ dàng nhìn thấy được thông qua bảng số
liệu sau.
Bảng 13: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Hệ số thu nợ (%) 101,26 109,21 121,15
- DNNN 183 113,43 306,01
- Cty CP, Cty TNHH 79,11 107,27 109,01
- DNTN 83,36 109,33 105,50
- Cá thể 81,61 109,51 129,95
Nợ quá hạn/dư nợ (%) 0,30 1,10 2,43
- DNNN 23,69 12,81 3,50
- Cty CP, Cty TNHH 20,46 0,43 1,62
- DNTN 0,12 0,25 2,79
- Cá thể 0,53 2,41 2,37
(Nguồn: Tính toán từ chỉ tiêu tín dụng theo thành phần kinh tế)
- Hệ số thu nợ: Nhìn chung thì tình hình thu nợ các thành phần kinh tế năm
2004 là khó khăn nhất được thể hiện ở chỉ tiêu hệ số thu nợ nhỏ hơn 100% chỉ có
đối với DNNN là đạt 183%. Trong các năm sau hệ số thu nợ diễn biến tích cực hơn
và vượt mức 100%. Trong đó đáng chú ý nhất là hệ số thu nợ DNNN năm 2006 lên
đến 306,01% do thu nợ tăng còn cho vay thành phần kinh tế này thì lại giảm xuống.
Hệ số thu nợ các thành phần kinh tế khác cũng biến động lên xuống nhưng đều lớn
hơn 100%. Hệ số thu nợ được tính bằng doanh số thu nợ/doanh số cho vay, cho nên,
hệ số này tăng lên là do 2 nguyên nhân: thu nợ tăng và cho vay giảm.
- Nợ quá hạn/dư nợ: Mặc dù thu nợ các DNNN với hệ số lớn nhưng xét về
nợ quá hạn trong tổng dư nợ thì cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tất cả các thành
phần kinh tế và đương nhiên là lớn hơn mức chung của cả ngân hàng. Tuy nhiên qua
các năm thì chỉ tiêu này giảm dần từ 23,69% năm 2004 còn 12,81% và đến năm
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 49 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
2006 thì giảm xuống chỉ còn 3,50%. Đáng kể nhất của chỉ tiêu này là đối với các
Cty CP, Cty TNHH giảm rất mạnh vào năm 2005 thể hiện năm 2004 là 20,46%
giảm xuống còn 0,43% năm 2005. Trong các thành phần kinh tế thì chỉ có đối với
DNTN là chỉ tiêu này liên tục tăng qua các năm và có tỷ lệ cao thứ hai sau các
DNNN trong năm 2006. Còn đối với thành phần kinh tế cá thể thì chỉ tiêu này tăng
lên năm 2005 và giảm xuống một tỷ lệ nhỏ vào năm 2006. Chỉ tiêu này càng cao cho
thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng đứng trước rủi ro cao, chính vì vậy mục tiêu
của các ngân hàng là ngày càng giảm sự phát sinh của khoản mục nợ quá hạn, dần đi
đến khống chế ở mức bằng 0. Ở đây, chúng ta thấy chỉ tiêu này tăng liên tục qua các
năm và nợ quá hạn chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy chất
lượng tín dụng ngày càng thấp, hay rủi ro tín dụng ngày càng tăng lên. Chỉ tiêu này
không ngừng tăng lên là do nợ quá hạn tăng lên đồng thời dư nợ giảm xuống.
3.2.3. Căn cứ theo lĩnh vực đầu tư
3.2.3.1. Doanh số cho vay
CN NHCT TP.Cần Thơ cho vay đầu tư vào các lĩnh vực chủ yếu như cho
vay sản xuất kinh doanh (SXKD), cho vay nuôi trồng thủy sản (NTTS), cho vay làm
dịch vụ - kinh doanh khác (DV – KD khác), cho vay tiêu dùng. Trong 3 năm qua, do
chính sách đầu tư của địa phương vào các lĩnh vực khác nhau thay đổi theo từng
năm làm cho nhu cầu vốn ở các lĩnh vực đầu tư khác nhau. Điều đó ảnh hưởng trực
tiếp đến doanh số cho vay vào các lĩnh vực đầu tư của ngân hàng. Sau đây là doanh
số cho vay theo từng lĩnh vực đầu tư phát sinh tại ngân hàng trong 3 năm 2004,
2005, 2006.
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 50 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
Bảng 14: DOANH SỐ CHO VAY THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ
Đơn vị tính: triệu đồng
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005
Chỉ tiêu
ST TT ST TT ST TT Tiền % Tiền %
SXKD 1.429.826 48,80 1.517.045 47,01 1.307.553 47,48 87.219 6,10 -209.492 -13,81
NTTS 91.498 3,12 29.280 0,91 105.414 3,83 -62.218 -68,00 76.134 260,02
DV - KD
khác
904.441 30,87 1.126.860 34,92 714.616 25,95 222.419 24,59 -412.244 -36,58
Tiêu dùng 504.369 17,21 553.831 17,16 626.411 22,75 49.462 9,81 72.580 13,11
Tổng 2.930.134 100 3.227.016 100 2.753.994 100 296.882 10,13 -473.022 -14,66
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp CN NHCT TP.Cần Thơ)
(ST: Số tiền, TT: Tỷ trọng)
Cho vay theo lĩnh vực đầu tư có sự thay đổi về tỷ trọng do chính sách phát triển
ngành của địa phương. Trong đó đầu tư vào các ngành SXKD là chiếm tỷ trọng cao
nhất trong toàn nền kinh tế trên địa bàn thành phố. Còn đầu tư vào nuôi trồng thủy
sản thì lại chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cho vay tại ngân hàng tuy nhiên chỉ tiêu này
đã tăng mạnh vào năm 2006 trong khi tổng doanh số cho vay của ngân hàng thì lại
giảm xuống vào năm này. Cho vay SXKD, cho vay DV và KD khác biến động cùng
chiều với cho vay chung của ngân hàng. Trong đó chỉ có cho vay tiêu dùng là liên
tục tăng qua các năm.
- Cho vay sản xuất kinh doanh: Năm 2004 CN NHCT TP.Cần Thơ cho vay
1.429.826 triệu đồng đối với ngành SXKD chiếm tỷ trọng đến 48,80% trong toàn bộ
số vốn tín dụng mà ngân hàng cấp ra trong năm này. Đến năm 2005 thì cho vay
ngành này tăng lên đạt mức 1.517.045 triệu đồng, tức là tăng thêm 87.219 triệu đồng
hay tăng 6,10% so với năm 2004. Thế nhưng do năm 2005 ngân hàng cho vay tăng
nhiều hơn sự tăng lên của cho vay SXKD nên tỷ trọng cho vay vào ngành này giảm
xuống còn 47,01%. Đến năm 2006, chỉ tiêu này giảm xuống còn 1.307.553 triệu
đồng thấp hơn năm 2005 là 209.492 triệu đồng hay ít hơn 13,81%. Thế nhưng
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 51 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
ngược lại với năm 2005, năm 2006 cho vay giảm nhiều hơn cho vay SXKD nên tỷ
trọng này có phần tăng lên đạt 47,48%.
- Cho vay nuôi trồng thủy sản: Cho vay trong lĩnh vực này đạt 91.498 triệu
đồng năm 2004 chiếm tỷ trọng 3,12% trong tổng cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu
này giảm mạnh đến 68,00% và chỉ còn đạt mức 29.280 triệu đồng vào năm 2005,
tức là giảm đến 62.218 triệu đồng, sự giảm mạnh này làm cho tỷ trọng cho vay
ngành này cũng giảm xuống còn 0,91%. Sở dĩ cho vay nuôi trồng thủy sản giảm
mạnh ở năm 2005 là do đây là thời kỳ hoạt động nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó
khăn về giá cả thức ăn tăng cao, thị trường sản phẩm đầu ra biến động, do đó mà
không có thêm hộ nào nhảy vào hoạt động trong ngành này. Thêm vào đó, một số hộ
đang hoạt động trong lĩnh vực này đã ngừng hoạt động nên không có thêm nhu cầu
vốn làm cho vay giảm. Sang năm 2006 thì tình hình diễn biến tích cực trở lại thể
hiện ở chỉ tiêu cho vay tăng lên mức 105.414 triệu đồng, nhiều gấp 3,6 lần năm
2005, và tỷ trọng lúc này tăng lên 3,83% trong tổng doanh số cho vay của ngân
hàng năm 2006. Cho vay tăng là do nhu cầu vốn đầu tư vào ngành này tăng cùng với
sự ổn định và phát triển trở lại của thị trường sản phẩm thủy sản.
- Cho vay dịch vụ - kinh doanh khác: Cũng giống như cho vay SXKD, cho
vay đầu tư vào lĩnh vực này biến động tương tự, tức là tăng lên vào năm 2005 rồi lại
giảm xuống ở năm 2006. Năm 2004 cho vay DV – KD khác là 904.441 triệu đồng
với tỷ trọng 30,87% trong tổng cho vay (lớn thứ hai sau cho vay SXKD). Sang năm
tiếp theo, chỉ tiêu này tăng lên 1.126.860 triệu đồng, tức tăng thêm 222.419 triệu
đồng hay tăng 24,59% so với năm 2004, tỷ trọng cũng tăng lên mức 34,92%. Tỷ
trọng này tăng là do tốc độ tăng của cho vay DV – KD khác lớn hơn tốc độ tăng của
doanh số cho vay của ngân hàng. Thế nhưng cùng với sự giảm xuống của chỉ tiêu
doanh số cho vay thì cho vay DV – KD khác năm 2006 cũng giảm theo còn 714.616
triệu đồng, tức giảm 412.244 triệu đồng hay giảm 36,58% so với năm 2005. Tuy
nhiên, do cho vay của ngân hàng giảm ít hơn giảm cho vay ngành này làm cho tỷ
trọng cho vay DV – KD khác trong tổng cho vay giảm xuống chỉ còn 25,95%.
Phân tích hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình - 52 - SVTH: Đỗ Thị Hoa Hường
- Cho vay tiêu dùng: Cho vay tiêu dùng phục vụ các nhu cầu như mua xe,
xây cất và sửa chữa nhà, cho vay du học. Đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ.pdf