Nhìn chung nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng nhanh qua các năm, cá biệt năm 2007 vốn huy động tăng hơn 100%. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng cho thấy khách hàng biết đến ngân hàng càng ngày càng nhiều hơn. Có được thành tựu khả quan như vậy là do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh 8 có được những yếu tố tương đối tốt hơn các đối thủ cạnh tranh như: gửi tiền có dự thưởng lãnh lãi khi đến hạn (có cơ hội trúng thưởng vàng 3 chữ A, trúng xe ), tặng quà khuyến mãi khách hàng, áp dụng linh hoạt nhiều mức lãi suất hấp dẫn. Bên cạnh đó, đạt được kết quả tích cực trên còn do tập thể cán bộ - công nhân viên đều có ý thức tạo lập nguồn vốn, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và mở rộng thêm nhiều phòng giao dịch để nâng cao năng lực huy động và tăng trưởng tín dụng.
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1576 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh 8 – thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n của ngân hàng đối với các khoản cho vay.
c) Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng ngân hàng. Thời gian thu hồi nợ nhanh thì vòng quay của vốn tín dụng nhanh, hoạt động đưa vốn vào sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn =
Dư nợ bình quân
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp so sánh.
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy, để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản như: xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và xác định mục tiêu so sánh.
2.2.1. Số gốc so sánh
Xác định số gốc để so sánh phụ thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích:
- Khi nghiên cứu nhịp độ biến động tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu, số gốc để so sánh là trị số của chỉ tiêu ở kỳ trước (năm nay so với năm trước, tháng này so với tháng trước…).
- Khi nghiên cứu nhịp độ thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong từng khoảng thời gian trong 1 năm thường so sánh với cùng kỳ năm trước (tháng hoặc quý).
- Khi đánh giá mức độ biến động so với các mục tiêu đã dự kiến, trị số thực tế sẽ được so sánh với mục tiêu nêu ra (thường trong kế hoạch sản xuất - kỹ thuật – tài chính của xí nghiệp).
- Khi nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường có thể so sánh số thực tế với mức hợp đồng hoặc tổng nhu cầu…
Các trị số của chỉ tiêu ở kỳ trước, kế hoạch hoặc cùng kỳ năm trước gọi chung là trị số kỳ gốc và thời kỳ chọn làm gốc so sánh đó gọi chung là kỳ gốc, thời kỳ chọn để phân tích gọi tắt là thời kỳ phân tích.
Ngoài việc so sánh theo thời gian, phân tích kinh doanh còn tiến hành so sánh kết quả kinh doanh của các đơn vị: so sánh mức đạt được của các đơn vị với một đơn vị được chọn làm gốc so sánh – đơn vị điển hình trong từng lĩnh vực, từng chỉ tiêu phân tích.
2.2.2. Điều kiện so sánh
Điều kiện so sánh cần được quan tâm khác nhau khi so sánh theo thời gian và khi so sánh theo không gian.
Khi so sánh theo thời gian cần chú ý các điều kiện sau:
+ Bảo đảm tính thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu. Thông thường, nội dung kinh tế có tính ổn định và thường được quy định thống nhất. Tuy nhiên, do phát triển sản xuất của hoạt động kinh doanh nên nội dung kinh tế của chỉ tiêu có thể thay đổi theo các chiều hướng khác nhau: nội dung kinh tế của chỉ tiêu có thể bị thu hẹp hoặc mở rộng do phân ngành sản xuất - kinh doanh, do phân chia các đơn vị quản lý hoặc do thay đổi của chính sách quản lý… Trong điều kiện các chỉ tiêu có thay đổi về nội dung, để đảm bảo so sánh được, cần tính toán lại trị số gốc của chỉ tiêu theo nội dung mới quy định lại.
+ Bảo đảm tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu. Trong kinh doanh, các chỉ tiêu có thể được tính theo các phương pháp khác nhau. Khi so sánh cần lựa chọn hoặc tính lại các trị số chỉ tiêu theo một phương pháp thống nhất.
+ Bảo đảm tính thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu cả về số lượng, thời gian và giá trị.
Tất cả các điều kiện trên gọi chung là đặc tính “có thể so sánh” hay tính “so sánh được” của các chỉ tiêu phân tích.
2.2.3. Mục tiêu so sánh
Mục tiêu so sánh trong kinh doanh là xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích.
Mức biến động tuyệt đối được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa 2 kỳ: kỳ phân tích và kỳ gốc – hay đúng hơn – so sánh giữa số phân tích và số gốc.
Mức biến động tương đối là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích.
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT
CHI NHÁNH 8 – TP HCM
Tổng quan về NHNo & PTNT Chi nhánh 8
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh 8 tiền thân là phòng giao dịch trực thuộc NHNo & PTNT Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Đến tháng 12/1997, phòng giao dịch được nâng cấp thành chi nhánh cấp 2 với 21 cán bộ, công nhân viên so với 11 cán bộ, công nhân viên lúc ban đầu. Đến tháng 11/2004, NHNo & PTNT chi nhánh 8 được nâng cấp thành Chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHNo & PTNT với tổng số 35 cán bộ, công nhân viên.
Chi nhánh NHNo & PTNT Quận 8 được thành lập theo quyết định số 284/QĐ – HĐQT – TCCB ngày 12/07/2001 của chủ tịch HĐQT NHNo & PTNT VN. Theo quyết định này chi nhánh NHNo & PTNT Quận 8 trực thuộc NHNo & PTNT – TP. HCM, 50 Bến Chương Dương.
Tháng 11/2004 Chi nhánh NHNo & PTNT Quận 8 được nâng cấp thành chi nhánh cấp 1 (trên cơ sở nâng cấp Chi nhánh cấp 2 – NHNo & PTNT Quận 8) căn cứ theo các văn bản pháp lý:
- Luật các tổ chức tín dụng.
- Điều lệ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.
- Quyết định số 90/2001/QĐ – NHNN.
Tên giao dịch: NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH 8 – TP HCM.
Tên viết tắt: NHNo & PTNT CN 8 – TP HCM.
Tên tiếng Anh: VIETNAM BANK FOR AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT – 8 BRANCH – HOCHIMINH CITY.
Trụ sở giao dịch: 368 – 370 Tùng Thiện Vương, P.13, Q.8, TP HCM.
3.1.2. Hình thức vốn sở hữu
NHNo & PTNT hoạt động theo mô hình tổng công ty 90, là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, 100% vốn ban đầu do nhà nước cấp hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý của NHNN Việt Nam.
NHNo & PTNT là một ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
NHNo & PTNT là một ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với tổng vốn huy động lớn nhất 132.000 tỷ đồng (tính đến 31/12/2003) chiếm 37% tổng vốn huy động của toàn bộ hệ thống Ngân hàng Việt Nam. (Nguồn: www.vnexpress.com)
3.1.3. Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT – Chi nhánh 8
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng Tổ chức – Hành chính
Phòng Kinh doanh
Phòng Kế toán – Ngân quỹ
Phòng Kiểm tra – Kiểm toán nội bộ
Hình 3: Sơ đồ tổ chức NHNo & PTNT Chi nhánh 8 – TP HCM
Ban giám đốc: Lãnh đạo chung về mọi mặt hoạt động của chi nhánh.
Phòng Tổ chức – Hành chánh
- Tham mưu cho Ban giám đốc về xây dựng nội quy, điều hành, sắp xếp bố trí lao động, quy hoạch cán bộ và thực hiện công tác quy hoạch đào tạo.
- Thực hiện Bộ luật lao động, đề xuất cử cán bộ đi học để nâng cao trình độ, nghiệp vụ.
- Quản lý các tài sản trong cơ quan.
- Điều hành các phương tiện phục vụ Ban giám đốc và các phòng nghiệp vụ khi đi công tác.
- Tổ chức sắp xếp các buổi hội nghị.
- Quản lý các công văn và ấn chỉ.
Phòng Kinh Doanh
- Chuyên sâu về kỹ thuật nghiệp vụ kinh doanh, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế.
- Nghiệp vụ tín dụng (chuyên sâu về kỹ thuật nghiệp vụ, thẩm định dự án đầu tư, lựa chọn phương án tín dụng tối ưu).
- Khởi xướng các dự án tín dụng.
- Tổng hợp, phân tích thông tin kinh tế, quản lý danh mục khách hàng, phân loại doanh nghiệp và báo cáo chuyên đề. Trực tiếp xử lý rủi ro theo chế độ tín dụng quy định.
- Tổ chức chỉ đạo thông tin phòng ngừa rủi ro về tín dụng.
- Làm tham mưu chính về chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng.
- Kinh doanh dịch vụ tổng hợp: mua bán ngoại tệ, chiết khấu chứng từ có giá.
- Thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán quốc tế theo đúng quy trình nghiệp vụ đối ngoại và quản lý hối đoái.
- Tổng hợp đôn đốc thực hiện chương trình công tác, họp giao ban, sơ kết, tổng kết, báo cáo thực hiện chương trình tháng, quý, năm để trình Ban giám đốc theo quy định.
- Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê theo quy định.
Phòng Kế toán Ngân quỹ
* Về Kế toán thanh toán:
- Chuyên sâu về nghiệp vụ hạch toán kế toán, thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, ngân phiếu, các chứng từ có giá theo đúng chế độ quy định.
- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ thanh toán theo quy định của NHNo & PTNT VN.
- Quyết toán thu chi tài chính theo chế độ quy định.
- Quản lý quỹ khen thưởng, quỹ phát triển sản xuất kinh doanh, quỹ phúc lợi và các quỹ khác theo quy định.
- Thực hiện các khoản nộp Ngân sách nhà nước theo quy định.
- Thực hiện thanh toán liên ngân hàng, tham gia thanh toán bù trừ.
* Về Ngân quỹ:
- Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định, quy chế về nghiệp vụ thu chi tiền mặt.
- Xây dựng mức tồn quỹ tiền mặt.
- Làm dịch vụ thu chi tiền mặt, dịch vụ ký gửi tài sản, các chứng thư giấy tờ có giá trị.
- Thực hiện các nghiệp vụ thu đổi ngoại tệ, séc….
- Chấp hành chế độ báo cáo chuyên đề theo quy định.
Phòng Kiểm tra, kiểm toán nội bộ
Kiểm tra kiểm toán các nghiệp vụ phát sinh trong nội bộ theo quy chế kiểm soát của NHNo & PTNT VN.
3.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Chi nhánh 8 TP HCM qua 3 năm (2005-2007)
Trong thời gian qua tình hình kinh tế có những chuyển biến phức tạp, giá cả các mặt hàng đều leo thang đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các tổ chức tín dụng trên địa bàn cũng là mối quan tâm của Ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh 8 Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh của Chi nhánh vẫn tiếp tục duy trì ổn định. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua ba năm: 2005, 2006, 2007 có được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua 3 năm
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
So sánh 2006/2005
So sánh 2007/2006
Số tiền
%
Sốtiền
%
Tổng thu nhập
22.104
39.269
76.782
17.165
77,65
37.513
95,5
Tổng chi phí
17.267
28.821
58.989
11.554
66,91
30.168
104,6
Thu nhập thuần
4.837
10.448
17.793
5.611
116,0
7.345
70,3
Thu nhập ròng
3.289
7.104
12.099
3.815
115,9
4.995
70,3
(Nguồn: Phòng kế toán)
Hình 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua 3 năm
3.2.1. Về thu nhập
Tình hình thu nhập qua 3 năm không ngừng tăng lên. Tổng thu nhập năm 2005 đạt 22.104 triệu đồng, trong đó thu về hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất (Nguồn: Phòng Kế toán). Do đó nhìn chung, nguồn thu nhập của chi nhánh vẫn còn phụ thuộc vào thu vào hoạt động tín dụng. Năm 2006, thu nhập tích lũy từ đầu năm đạt 39.269 triệu đồng, tăng 77,65%. Trong năm chi nhánh đã cố gắng sử dụng nhiều biện pháp tích cực như thu hút nhiều khách hàng mới, tăng dư nợ tín dụng, tăng doanh số kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ thanh toán Ngân hàng…nhằm khởi tăng nguồn thu, tạo thu nhập tăng tích lũy ngày càng nhiều. Sang năm 2007, tổng thu nhập của NHNo & PTNT Chi nhánh 8 TP HCM là 76.782 triệu đồng, tăng 37.513 triệu đồng, tương đương 95,5% so với năm 2006. Nguyên nhân là do dư nợ trong năm tăng và lãi suất cho vay được điều chỉnh so với năm trước, kết quả thu dịch vụ ngân hàng cũng tăng là do sự chỉ đạo kịp thời, sát sao của Ban Giám đốc Chi nhánh, tập trung toàn lực vào công tác thu hồi nợ những tháng cuối năm.
3.2.2. Về chi phí:
Đi đôi với thu nhập tăng thì chi phí của Chi nhánh cũng tăng lên. Năm 2005, tổng chi phí là 17.267 triệu đồng, chủ yếu là chi trả lãi tiền gửi. Ngoài ra, Chi nhánh phải chi các khoản ngoài giờ, chi thưởng, chi lương do tăng cường người thực hiện chương trình mới và bổ sung nhân sự cho các phòng giao dịch. Năm 2006, tổng chi phí hoạt động kinh doanh là 28.821 triệu đồng, tăng 11.554 triệu đồng so với năm 2005 với tỷ lệ tăng tương ứng là 66,91 %. Trong đó chi trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất (Nguồn: Phòng kế toán). Nguyên nhân là do việc sử dụng vốn điều chuyển từ Ngân hàng Hội sở ngày càng tăng nhằm đáp ứng đầy đủ vốn trong các hoạt động nghiệp vụ, trong khi đó nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn chỉ đáp ứng khoảng trên 40% (Nguồn: Phòng kinh doanh), lãi suất điều chuyển vốn từ Hội sở cho chi nhánh liên tục tăng trong những tháng cuối năm làm cho chi phí ngày càng tăng cao, các chi phí khác cũng tăng lên. Sang năm 2007, tổng chi phí của Chi nhánh là 58.989 triệu đồng, tăng 30.168 triệu đồng, tương đương 104,6 % so với năm 2006. Nguyên nhân là do trong năm 2007, nguồn vốn huy động trên địa bàn và vốn điều chuyển tăng cao nên chi phí trả lãi nhiều hơn các năm trước. Các nguồn chi khác như chi kinh doanh ngoại tệ, chi phí quản lý, chi phí dự phòng rủi ro cũng đều tăng khiến tổng chi phí tăng cao. Chi nhánh đã sử dụng nhiều biện pháp để tiết kiệm chi phí cho hoạt động kinh doanh, nhằm từng bước nâng cao lợi nhuận chung cho toàn chi nhánh.
3.2.3. Về lợi nhuận
Do Chi nhánh thực hiện chương trình hiện đại hóa và mở rộng nên phát sinh một số chi phí làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Mặt khác, do áp dụng phương thức dự thu dự chi cũng làm giảm lợi nhuận cuả chi nhánh. Tuy nhiên, lợi nhuận thuần năm 2005 của chi nhánh là 4.837 triệu đồng với lợi nhuận ròng là 3.289 triệu đồng là một nỗ lực rất lớn và đáng ghi nhận. Năm 2006, lợi nhuận thuần là 10.448 triệu đồng, tăng 17,4 % so với năm 2005 với số tuyệt đối là 5.611 triệu đồng. Nguyên nhân là do hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam nói chung và NHNo & PTNT Chi nhánh 8 nói riêng đã từng bước hiện đại hóa, thực hiện việc giao dịch một cửa nhanh chóng thuận tiện đã thu hút khách hàng, cũng như số lượng giao dịch ngày càng tăng. Năm 2007, lợi nhuận thuần thu được của Chi nhánh là 17.793 triệu đồng, tăng 7.345 triệu đồng so với năm 2006, với tỷ lệ tăng tương ứng là 70,3%. Thu nhập ròng của Chi nhánh năm này cũng tăng 70,3% so với năm trước, đạt 12.099 triệu đồng. Đây là kết quả hoạt động rất đáng khen ngợi của Chi nhánh, trong đó phải kể đến sự nỗ lực và quyết tâm của toàn thể Ban lãnh đạo và tập thể nhân viên Chi nhánh 8.
3.3. Phân tích hoạt động tín dụng NHNo & PTNT Chi nhánh 8 – TP HCM.
Dựa trên các chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn và chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng đã được trình bày ở chương trước, tôi sẽ tiếp tục phân tích chi tiết và cụ thể hơn về hoạt động này của ngân hàng trong chương này. Đây là những chỉ tiêu đã có luận cứ khoa học xác thực, phù hợp và được áp dụng rộng khắp ở các hệ thống ngân hàng trong nước và quốc tế. Trong giới hạn của bài luận văn này, em chỉ xin sử dụng một số chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt đông tín dụng của NHNo & PTNT Chi nhánh 8 – TP HCM. Các chỉ tiêu được phân tích được tổng hợp trong Bảng 3 như sau :
Bảng 3: Các chỉ tiêu phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng
Mục tiêu
Chỉ tiêu
I. Phân tích tổng quát nguồn vốn
Tỷ lệ % từng khoản nguồn vốn
Vốn CSH
Vốn huy động
Vốn vay
- Vốn khác
II. Phân tích tình hình huy động vốn
Tỷ lệ % từng loại tiền gửi
Vốn huy động / Vốn tự có
III. Phân tích hoạt động sử dụng vốn
Tổng dư nợ / Nguồn vốn huy động
Dư nợ ngắn (trung, dài) hạn / Tổng dư nợ
IV. Phân tích hoạt động tín dụng
Doanh số cho vay
Doanh số thu nợ
Dư nợ
Nợ quá hạn
V. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng
Hệ số thu nợ
Nợ quá hạn / Dư nợ
Vòng quay vốn tín dụng
Phân tích tổng quát nguồn vốn
Yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động của Ngân hàng là vốn. Với chức năng trung gian tài chính là “đi vay để cho vay” nên Ngân hàng cần phải có một nguồn vốn đủ mạnh để đảm bảo chi trả và đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, góp phần mang lại thu nhập cho khách hàng cũng như tạo lợi nhuận cho Ngân hàng. Với nhận thức vốn là yếu tố không thể thiếu được đối với sự phát triển của nền kinh tế, là một trong những yếu tố quyết định tới sự thành công hay thất bại của sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước. Trong hoạt động ngân hàng, vốn được xem là yếu tố đặc biệt quan trọng, nó quyết định đến sự hình thành và phát triển. Từ những vấn đề trên, Ngân hàng Nông nghiệp Chi nhánh 8 đã đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng nhiều hình thức đa dạng như: Tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gởi tiết kiệm bậc thang, tiền gởi tiết kiệm bậc thang có tặng khuyến mãi, tiền gởi tiết kiệm dự thưởng để thu hút vốn nhàn rỗi trên địa bàn, ở đây chủ yếu là tiền nhàn rỗi trong dân cư.
Riêng công tác huy động vốn bằng ngoại tệ, đây là nghiệp vụ mới được áp dụng thực hiện ở Chi nhánh 8 trong năm 2002, nhưng kết quả ban đầu tương đối khả quan và được Ban lãnh đạo ngân hàng đánh giá là có tiềm năng.
NHNo & PTNT Chi nhánh 8 từ khi thành lập đến nay luôn cố gắng tự chủ về vốn nhằm chủ động trong việc cho vay. Vì vậy, ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp tích cực để khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế bằng nhiều hình thức huy động khác nhau, tạo ra nguồn vốn đảm bảo cho tiến trình kinh doanh thuận lợi, đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế. Tình hình nguồn vốn qua ba năm của ngân hàng như sau:
Bảng 4: Tình hình nguồn vốn của Chi nhánh qua ba năm
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Vốn CSH
14.300
6,14
87.236
17,3
165.535
14,9
Vốn huy động
218.258
93,81
417.247
82,7
941.607
85
Vốn vay
80
0,05
0
0
566
0,01
Tổng nguồn vốn
232.638
100,00
504.483
100,00
1.107.708
100,00
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Hình 5: Tình hình nguồn vốn của chi nhánh qua 3 năm
Ta thấy, qua ba năm từ 2005 đến 2007, nguồn vốn của ngân hàng luôn tăng. Trong đó vốn CSH luôn tăng đều đặn theo các năm (năm 2005 là 14.300 triệu đồng, năm 2006 là 87.236 triệu đồng và năm 2007 là 165.535 triệu đồng). Vốn huy động luôn chiếm một tỷ trọng rất cao (> 80%), cho thấy hoạt động huy động vốn và thu hút khách hàng đã được ngân hàng làm rất tốt, ý thức tiết kiệm của người dân ngày càng được phát huy hơn. Bên cạnh đó từ cuối năm 2007 đến nay tình hình lạm phát luôn tăng. Để thực hiện theo chỉ thị của chính phủ phải thắt chặt tiền tệ nên các ngân hàng đều tăng lãi suất, thu hút tiền trong dân cư. Vì vậy NHNo & PTNT chi nhánh 8 cũng đã tăng mức lãi suất rất hấp dẫn, thu hút dân cư gửi tiền tiết kiệm, khiến nguồn vốn huy động tăng rất khả quan. Nếu so sánh với năm 2006, thì năm 2007, nguồn vốn huy động của ngân hàng đã tăng hơn 100%. Vốn vay các tổ chức tín dụng khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng nguồn vốn của ngân hàng (<0,05%), điều này cho thấy ngân hàng luôn tự chủ về nguồn vốn và là một chi nhánh có năng lực tài chính mạnh.
Ngoài ra, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh 8 – TP HCM cũng rất quan tâm chú trọng đến công tác tăng thu dịch vụ nhằm huy động thêm vốn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh TP HCM, trong năm 2007, tỷ lệ thu dịch vụ của ngân hàng đạt 4% trên tổng thu, và cải thiện cơ cấu nguồn thu trong tổng thu, kích thích tăng trưởng tỷ lệ thu hàng năm 25% đến 30%. (Nguồn: Phòng Kinh doanh).
Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng có những chuyển biến để phù hợp với tình hình nội bộ cũng như thực tế xã hội. Mặt khác, nguồn vốn có tính ổn định không cao, việc tăng giảm còn phụ thuộc vào chính sách đầu tư của một vài doanh nghiệp có vốn tiền gửi lớn. Chi nhánh nên có sự quan tâm, chú trọng mở rộng đối tượng khách hàng bằng việc tăng cường tiếp thị các tổ chức, cá nhân gửi tiền với chính sách khuyến mãi hấp dẫn hơn để thu hút ngày càng nhiều hơn nữa các thành phần kinh tế tham gia gửi tiền. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng tính tự chủ của ngân hàng, nhằm đảm bảo được nguồn vốn để giảm chi phí tín dụng, nâng cao khả năng cạnh tranh.
3.3.2. Phân tích tình hình huy động vốn
Bảng 5: Tình hình huy động vốn qua ba năm
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch qua các năm (%)
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
TG không kỳ hạn
75.837
105.470
75.475
39
(28,43)
TG có kỳ hạn
15.192
198.158
661.092
1.204
233,61
Trong đó:
-Dưới 12 tháng
14.492
26.312
40.792
81,56
55
-Từ 12 tháng – 24 tháng
700
1.846
155.300
163, 7
8.312
- Từ 24 tháng trở lên
-
170.000
465.000
-
173,52
TG vốn chuyên dung
460
2.251
528
389,3
(76,54)
TG tiết kiệm
125.579
110.862
203.166
(11,7)
83,26
Tiền ký quỹ
1.190
506
1.346
(57,4)
166
Tổng cộng
218.258
417.247
941.607
91,17
125,67
(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua ba năm, ta thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng tăng nhanh với tốc độ vượt bậc. Tuy nhiên, sự biến chuyển mạnh mẽ của nguồn vốn huy động chủ yếu tập trung vào tiền gửi có kỳ hạn. Cụ thể như sau:
- Trong năm 2006 tiền gửi có kỳ hạn đạt 198.158 triệu đồng, tăng đến 1.204% so với năm 2005, chiếm tỷ trọng 47,5% trong tổng nguồn vốn huy động (năm 2005 chiếm tỷ trọng là 6,96%). Trong đó:
+ Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 26.312 triệu đồng, tăng 81,56% so với năm 2005, chiếm tỷ trọng 13,27% trong tổng vốn huy động có kỳ hạn (năm 2005 chiếm tỷ trọng là 95,39%. Nguyên nhân tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao là do trong năm này tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng không phát sinh, đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao và chính yếu trong cơ cấu vốn huy động tiền gửi có kỳ hạn những năm sau.)
+ Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng đạt 1.846 triệu đồng, tăng 163,7% so với năm 2005, và chiếm tỷ trọng 0,93% trong tổng nguồn vốn huy động có kỳ hạn (năm 2005 chiếm tỷ trọng là 4,6%.)
+ Tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên đạt 170.000 triệu đồng. Đây là năm có phát sinh loại tiền gửi này, chiếm tỷ trọng 85,79% trong tổng nguồn vốn huy động có kỳ hạn.
- Trong năm 2007, tiền gửi có kỳ hạn đạt 661.092 triệu đồng, tăng 233,61% so với năm 2006, chiếm tỷ trọng 70,2% tổng vốn huy động, trong đó:
+ Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 40.792 triệu đồng, tăng 55% so với năm 2006, chiếm tỷ trọng là 6,17% trong tổng nguồn vốn huy động có kỳ hạn.
+ Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng đạt 155.300 triệu đồng, tăng 8.312% so với năm 2006, chiếm tỷ trọng là 23,49% trong tổng nguồn vốn huy động có kỳ hạn. Sở dĩ có sự biến động mạnh mẽ như vậy là do trong năm này, ngân hàng thực hiện mức lãi suất huy động hấp dẫn nhất từ trước đến nay. Bên cạnh đó, có sự đóng góp rất lớn từ các tổ chức kinh tế có quy mô lớn gửi tiền vào ngân hàng, khiến nguồn vốn huy động mà đặc biệt là tiền gửi kỳ hạn 12 đến 24 tháng tăng đột biến.
+Tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên đạt 465.000 triệu đồng, tăng 173,52% so với năm 2006, chiếm tỷ trọng là 70,33% trong tổng nguồn vốn huy động.
Còn tiền gửi không kỳ hạn thì lại biến động không ổn định. Trong năm 2006, tiền gửi không kỳ hạn đạt 105.470 triệu đồng, tăng 39% so với năm 2005, chiếm tỷ trọng 25,27% tổng vốn huy động (năm 2005 chiếm tỷ trọng là 34,75%). Trong năm 2007 thì tiền gửi không kỳ hạn lại giảm 28,43% (chỉ đạt 75.475 triệu đồng), chiếm tỷ trọng 8%. Nguyên nhân của sự thiếu ổn định này là do loại tiền gửi này thường là của những doanh nghiệp, của các tổ chức kinh tế đang hoạt động trên địa bàn chi nhánh, khi các tổ chức này tạm thời thừa vốn thì họ đến gửi tiền tại ngân hàng để đảm bảo tính an toàn cho nguồn vốn của họ, và họ sẽ gửi dưới hình thức không kỳ hạn, vì như vậy để khi họ có nhu cầu về vốn trở lại thì họ có thể rút tiền bất kỳ thời điểm nào để đáp ứng nhu cầu về vốn của họ.
Nhìn chung nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng nhanh qua các năm, cá biệt năm 2007 vốn huy động tăng hơn 100%. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng cho thấy khách hàng biết đến ngân hàng càng ngày càng nhiều hơn. Có được thành tựu khả quan như vậy là do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh 8 có được những yếu tố tương đối tốt hơn các đối thủ cạnh tranh như: gửi tiền có dự thưởng lãnh lãi khi đến hạn (có cơ hội trúng thưởng vàng 3 chữ A, trúng xe…), tặng quà khuyến mãi khách hàng, áp dụng linh hoạt nhiều mức lãi suất hấp dẫn. Bên cạnh đó, đạt được kết quả tích cực trên còn do tập thể cán bộ - công nhân viên đều có ý thức tạo lập nguồn vốn, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và mở rộng thêm nhiều phòng giao dịch để nâng cao năng lực huy động và tăng trưởng tín dụng.
3.3.3. Phân tích hoạt động sử dụng vốn
Cùng với sự gia tăng về nguồn vốn thì quy mô tín dụng và chất lượng tín dụng có xu hướng gia tăng. Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 6: Tình hình sử dụng vốn qua 3 năm
Đvt:Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
So sánh 06/05
So sánh 07/06
Số
tiền
%
Số tiền
%
Doanh số chovay
259,97
478,33
979,35
218,36
83,99
501,02
104,74
Doanh số thu nợ
189,56
399,65
903,14
210,09
110,83
503,49
125,98
Dư nợ
165,92
306,77
745,98
140,85
84,89
439,21
143,17
Nợ quá hạn
22,96
19,45
21,87
-3,51
-15,28
2,42
12,44
(Nguồn: Phòng kế toán)
Hình 6: Tình hình sử dụng vốn qua 3 năm
Qua bảng tổng hợp trên chúng ta có nhận xét sau:
Doanh số cho vay qua ba năm đều tăng. Cụ thể, năm 2006 tăng 218,36 tỷ đồng so với năm 2005 với tỉ lệ tăng 83,99%. Đến ngày 31/12/2007 doanh số cho vay là 979,35 tỷ đồng, tăng 501,02 tỷ đồng tương đương với tỉ lệ 104,74% so với năm 2006.
Doanh số thu nợ năm 2006 là 399,65 tỷ đồng, tăng 210,09 tỷ đồng so với năm 2005 và tỉ lệ tăng là 110,83%. Doanh số thu nợ năm 2007 là 903,14 tỷ đồng, tăng 503,49 tỷ đồng tương đương tỉ lệ 125,98% so với năm 2006.
Dư nợ năm 2006 tăng 140,85 tỷ với tỉ lệ tăng là 84,89% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ tăng 439,21 tỷ đồng với tỉ lệ tăng là 143,17% so với năm 2006.
Nợ quá hạn của năm 2006 là 19,45 tỷ; giảm 3,51 tỷ, tỉ lệ giảm là 15,28% so với năm 2005. Đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo tốt nghiệp chuyên ngành tài chính_ ngân hàng.doc