MỤC LỤC
FFÎGG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU . 1
1.1. Sựcần thiết của đềtài . 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu . 2
1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đềtài nghiên cứu . 2
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU4
2.1. Phương pháp luận . 4
2.1.1. Các khái niệm . 4
2.1.1.1. Hiệu quảtín dụng . 4
2.1.1.2. Doanh sốcho vay . 4
2.1.1.3. Doanh sốthu nợ. 4
2.1.1.4. Dưnợ. 4
2.1.1.5. Nợquá hạn . 4
2.1.1.6. Nợxấu . 4
2.1.1.7. Vốn huy động . 5
2.1.2. Các chỉtiêu đánh giá hiệu quảtín dụng. 5
2.1.2.1. Tỷlệdưnợtrên vốn huy động . 5
2.1.2.2. Hệsốthu nợ. 5
2.1.2.3. Vòng quay vốn tín dụng . 6
2.1.2.4. Tỷlệnợxấu. 6
2.1.2.5. Lợi nhuận trên tổng tài sản. 6
2.1.2.6. Lợi nhuận trên thu nhập . 7
2.1.2.7. Khảnăng sửdụng tài sản . 7
2.1.2.8. Tổng chi phí trên tổng tài sản. 7
2.1.2.9. Tổng chi phí trên tổng thu nhập . 8
2.2. Phương pháp nghiên cứu . 8
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀNGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN THỊXÃ VĨNH LONG. 9
3.1. Lịch sửhình thành . 9
3.2. Cơcấu tổchức . 10
3.3. Chức năng và nhiệm vụcủa ngân hàng . 12
3.3.1. Chức năng của ngân hàng . 12
3.3.2. Nhiệm vụcủa ngân hàng. 12
3.4. Các hoạt động chủyếu của ngân hàng . 13
3.4.1. Huy động vốn. 13
3.4.2. Thanh toán không dùng tiền mặt . 13
3.4.3. Nghiệp vụngân quỹ. 14
3.4.4. Nghiệp vụtín dụng. 14
3.5. Kết quảhoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm . 15
3.5.1. Tổng thu nhập và tổng chi phí . 17
3.5.2. Lợi nhuận . 18
3.6. Mục tiêu kinh doanh năm 2007 . 19
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỊXÃ VĨNH LONG 20
4.1. Phân tích tình hình huy động vốn . 20
4.1.1. Tình hình nguồn vốn . 20
4.1.1.1. Vốn huy động . 23
4.1.1.2. Vốn điều chuyển. 28
4.2. Phân tích hoạt động cho vay của ngân hàng qua 3 năm 2004-2006. 30
4.2.1. Phân tích doanh sốcho vay. 31
4.2.1.1. Phân tích doanh sốcho vay theo thời hạn tín dụng. 31
4.2.1.2. Phân tích doanh sốcho vay theo thành phần kinh tế. 34
4.2.2. Phân tích tình hình thu nợ. 37
4.2.2.1. Phân tích tình hình thu nợtheo thời hạn tín dụng . 37
4.2.2.2. Phân tích tình hình thu nợtheo thành phần kinh tế. 40
4.2.3. Phân tích tình hình dưnợ. 43
4.2.3.1. Phân tích tình hình dưnợtheo thời hạn tín dụng . 43
4.2.3.2. Phân tích tình hình dưnợtheo thành phần kinh tế. 45
4.2.4. Phân tích tình hình nợxấu . 48
4.2.4.1. Phân tích tình hình nợxấu theo nhóm nợ. 49
4.2.4.2. Phân tích tình hình nợxấu theo thời hạn tín dụng . 50
4.2.4.3. Phân tích tình hình nợxấu theo thành phần kinh tế. 52
4.3. Đánh giá kết quảhoạt động kinh doanh của ngân hàng . 53
4.3.1. Đánh giá vềhiệu quảtín dụng của ngân hàng . 53
4.3.1.1. Dưnợtrên vốn huy động . 54
4.3.1.2. Doanh sốthu nợtrên doanh sốcho vay . 55
4.3.1.3. Vòng quay vốn tín dụng . 55
4.3.1.4. Nợxấu trên dưnợ. 55
4.3.2. Đánh giá các chỉtiêu vềkết quảhoạt động của ngân hàng . 56
4.3.2.1. Tổng thu nhập trên tổng tài sản. 57
4.3.2.2. Chi phí trên tổng tài sản . 57
4.3.2.3. Lợi nhuận trên tổng tài sản. 57
4.3.2.4. Lợi nhuận trên thu nhập . 57
4.3.2.5. Chi phí trên thu nhập. 58
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG . 59
5.1. Yếu tốkhách quan . 59
5.1.1. Sựphát triển của nền kinh tế. 59
5.1.2. Ảnh hưởng của giá cảnông sản đối với hộvay. 61
5.2. Yếu tốchủquan . 61
5.2.1. Sựcạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng . 61
5.2.2. Vai trò của cán bộtín dụng . 65
CHƯƠNG 6: MỘT SỐGIẢI PHÁP. 66
6.1. Ưu điểm và tồn tại . 66
6.1.1. Những ưu điểm . 66
6.1.2. Những tồn tại . 66
6.2. Giải pháp. 67
6.2.1. Giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn. 67
6.2.2. Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng . 68
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 71
7.1. Kết luận. 71
7.2. Kiến nghị. 72
7.2.1. Đối với ngân hàng. 72
7.2.2. Đối với Tỉnh. 73
88 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1650 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nên lãi suất thấp. Cụ thể tình
hình huy động vốn từ loại tiền gửi này như sau: Năm 2004 tiền gửi cá nhân là
1.825 triệu đồng sang năm 2005 con số này tăng lên đáng kể là 4.982 triệu đồng
tức là tăng 3.157 triệu đồng hay tăng 172,99%. Sang năm 2006 con số này lại
tăng lên đạt 10.235 triệu đồng, như vậy tiền gửi cá nhân năm 2006 đã tăng tương
đương 105,44%. Mặc dù về số tương đối thì tiền gửi cá nhân có tăng lên khá cao
nhưng xét về mặt tuyệt đối thì vẫn chưa đáng kể.
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 39 SVTH: Huỳnh Kim An
* Tiền gửi tiết kiệm:
Bảng 3: LÃI SUẤT HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TỪ 2004 - 2006
ĐVT: %/tháng
Thời hạn 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005
1 tháng 0,35 0,40 0,45 0,05 0,05
2 tháng 0,40 0,45 0,50 0,05 0,05
3 tháng 0,52 0,60 0,65 0,08 0,05
4 tháng - 0,62 0,64 - 0,02
6 tháng 0,60 0,63 0,65 0,03 0,02
7 tháng 0,60 0,67 0,69 0,07 0,02
9 tháng 0,65 0,67 0,69 0,02 0,02
11 tháng - 0,69 0,70 - 0,01
12 tháng 0,70 0,70 0,73 0,02 0,02
13 tháng 0,72 0,73 0,76 0,01 0,03
24 tháng 0,73 0,74 0,78 0,01 0,04
Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT TXVL
Đây là hình thức huy động truyền thống của ngân hàng, trong hình thức
huy động này người gửi tiền được cấp một thẻ tiết kiệm, đây được coi như là một
giấy chứng nhận có tiền gửi của khách hàng vào quỹ tài khoản của ngân hàng.
TGTK bao gồm TGTK có kỳ hạn và không kỳ hạn, là nguồn vốn khá quan
trọng đối với ngân hàng, nó chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy
động. Bởi lẽ loại tiền gửi không kỳ hạn thì khách hàng muốn rút tiền lúc nào
cũng được, nên ngân hàng không thể chủ động được nguồn vốn này vả lại phải
tốn phí trong việc kiểm, đếm. Do đó mức lãi suất cũng thấp và lượng gửi vào
không lớn. Song song đó là TGTK có kỳ hạn. Ta thấy rằng ngân hàng đã đa dạng
về các kỳ hạn gửi tiền cho khách hàng như: năm 2004 có các kỳ hạn: 1 tháng, 2,
3, 6, 7, 9, 12, 13, 24, gửi góp và gửi bậc thang. Sang năm 2005, 2006 ngoài các
kỳ hạn đã có ở năm 2004 còn thêm kỳ hạn 4 và 11 tháng. Trong đó có tiết kiệm
gửi góp hay còn gọi là tiết kiệm tích lũy để cho những người có thu nhập thấp
cũng có thể gửi vào ngân hàng. Vì vậy có rất nhiều kỳ hạn để thỏa mãn nhu cầu
lựa chọn của khách hàng. Nhưng về nguyên tắc khách hàng chỉ được rút vốn khi
đến hạn, nếu rút trước hạn phải được sự đồng ý của ngân hàng và lúc này từ lãi
suất có kỳ hạn đã chuyển sang hưởng lãi suất không kỳ hạn hoặc không được
hưởng lãi suất nếu gửi có kỳ hạn mà rút dưới một tháng.
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 40 SVTH: Huỳnh Kim An
Từ bảng 2: ta thấy TGTK chiếm lượng cao nhất trong tổng vốn huy động.
Năm 2004 TGTK là 135.105 triệu đồng chiếm 78,40% trong vốn huy động, sang
năm 2005 là 150.428 triệu đồng chiếm 78,53% trong tổng vốn huy động của
ngân hàng, và TGTK năm 2005 đã tăng so với năm 2004 là 15.323 triệu đồng
hay tăng 11,34%. Nguyên nhân của sự tăng này là năm 2005 đã có thêm 2 kỳ hạn
gửi tiết kiệm là kỳ hạn 4 tháng và 11 tháng, thêm nữa là do năm nay mức lãi suất
TGTK đều tăng so với năm 2004 ở mức từ 0,05 - 0,08%/tháng, đặc biệt là kỳ hạn
3 tháng và 7 tháng vì mức lãi suất đã tăng thêm 0,07 - 0,08%/tháng. Đến năm
2006 loại TGTK đạt 118.281 triệu đồng chỉ chiếm 52,16% so với tổng vốn huy
động, như vậy đã giảm hơn năm 2005 là 32.147 triệu đồng. Nguyên nhân của sự
giảm này là do vào năm 2006 ngân hàng chỉ tăng mức lãi suất cho loại tiền gửi
có kỳ hạn ngắn 1, 2, 3 tháng và kỳ hạn dài 24 tháng. Mặc dù có sự tăng lãi suất
cho các tháng trên nhưng lượng tiền gửi vào các kỳ hạn này lại chiếm tỷ trọng
thấp. Chứng tỏ việc tăng lãi suất cho các kỳ hạn quá ngắn hoặc quá dài là không
hiệu quả. Nên tăng các kỳ hạn vừa, vì các kỳ hạn vừa thì khách hàng sẽ thích
hơn, lý do là người ta có thể rút khi cần thiết mà không sợ chưa đến hạn sẽ hưởng
lãi suất không kỳ hạn, thêm nữa kỳ hạn vừa sẽ có lãi suất cao hơn các kỳ hạn
ngắn. Ngoài nguyên nhân trên còn do Chi nhánh phải chia sẻ thị phần bởi các
ngân hàng khác mở rộng chi nhánh về địa bàn tỉnh. Vì thế ngân hàng đã có
những biện pháp hợp lý, phù hợp để huy động vốn nhiều hơn, giữ chân khách
hàng truyền thống, đồng thời thu hút thêm khách hàng mới, vì đây là loại tiền gửi
đem lại hiệu quả và sự ổn định cho ngân hàng.
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
%/tháng
2004 2005 2006 Năm
3 tháng
7 tháng
13 tháng
24 tháng
Đồ thị 2: Sự thay đổi lãi suất của một số kỳ hạn
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 41 SVTH: Huỳnh Kim An
* Phát hành GTCG:
Cùng góp một phần khá quan trọng trong việc huy động vốn cho ngân
hàng là việc phát hành các GTCG, 3 năm qua NHN0 & PTNT TXVL đã phát
hành kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng nhằm mục đích kinh doanh trong
thời kỳ nhất định. Kỳ phiếu là công cụ huy động vốn ngắn hạn, ngân hàng phát
hành kỳ phiếu khi có nhu cầu vốn khẩn cấp do đó nó có mức lãi suất huy động
cao hơn tiền gửi tiết kiệm. Còn trái phiếu là những công cụ huy động vốn trung
và dài hạn, loại GTCG này phải bán qua sàn giao dịch chứng khoán tốn nhiều chi
phí giao dịch, cần chuyển thành tiền mặt rất khó, do đó nó rất khó huy động, vì
vậy nó chỉ chiếm một phần rất nhỏ.
Lượng tiền huy động từ việc phát hành trái phiếu và kỳ phiếu trong 3 năm
qua đã có những biến động tích cực như sau: Năm 2004 tiền huy động được từ
GTCG là 5.490 triệu đồng nhưng sang năm 2005 con số này đã tăng lên đáng kể
10.359 triệu đồng tức là đã tăng 4.869 triệu đồng hay tăng 88,69%. Đến năm
2006 tăng lên đột biến đạt 46.118 triệu đồng hay tăng hơn so với năm 2005 là
35.759 triệu đồng tương đương với mức tăng rất cao 345,20%. Sở dĩ có sự tăng
lên đáng kể như vậy là do ngân hàng đã tăng cường công tác tuyên truyền quảng
bá, khuyến khích hướng dẫn khách hàng đến giao dịch và mua các loại giấy tờ
này để hưởng lãi trong tương lai khi đến ngày đáo hạn.
4.1.1.2. Vốn điều chuyển:
Chúng ta biết rằng đối với hầu hết các ngân hàng, nếu có sử dụng đến vốn
điều chuyển thì có thể hiểu theo 2 mặt: Mặt tích cực là do nguồn vốn huy động
cũng khá lớn nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng mà cần
phải xin vốn điều chuyển của ngân hàng cấp trên; Còn mặt tiêu cực là nguồn vốn
huy động không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn và cũng cần xin được điều chuyển.
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 42 SVTH: Huỳnh Kim An
Bảng 4: NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG
ĐVT: triệu đồng
2005/2004
2006/2005
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Số tiền
Tăng
giảm
(%)
Số tiền
Tăng
giảm
(%)
Vốn huy
động 172.332 191.547 226.766 19.215 11,15 35.219 18,39
Vốn điều
chuyển 3.894 15.423 19.426 11.529 296,00 4.003 25,95
Tổng Vốn 176.226 206.970 246.192 30.744 17,45 39.222 18,95
Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT TXVL
NHN0 & PTNT TXVL nằm trong thế tích cực vừa nêu trên, 3 năm qua
ngân hàng đã huy động vốn và cho vay vốn với hiệu quả cao và nguồn vốn xin
điều chuyển từ NHN0 & PTNT Tỉnh Vĩnh Long cũng tương đối thấp. Năm 2004
là 3.894 triệu đồng sang năm 2005 là 15.423 triệu đồng tức là đã tăng so với năm
2004 là 11.529 triệu đồng hay tăng 296%, đến năm 2006 vốn điều chuyển là
19.426 triệu đồng nghĩa là đã tăng hơn so với năm 2005 tương đương với mức
tăng 25,95%.
Nói chung, qua việc phân tích tình hình nguồn vốn tại NHN0 & PTNT
TXVL ta thấy ngân hàng đã làm tốt công tác huy động vốn, đã đa dạng hóa các
kỳ hạn cho TGTK, TGTCKT và cá nhân gia tăng đáng kể, đây là tín hiệu rất tốt
cho ngân hàng, góp phần tích cực cho hoạt động tín dụng đạt hiệu quả hơn.
0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
Triệu đồng
2004 2005 2006 Năm
Vốn huy động
Vốn điều chuyển
Tổng NV
Đồ thị 3: Tình hình nguồn vốn qua ba năm
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 43 SVTH: Huỳnh Kim An
4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG QUA 3
NĂM 2004 - 2006
Nghiệp vụ tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn
trong toàn bộ tài sản có của ngân hàng. Đây là nghiệp vụ hình thành từ huy động
vốn trong khách hàng, do vậy ngân hàng phải sử dụng có hiệu quả, nghĩa là cho
vay phải thu hồi được nợ để trả cho người gửi tiền và thu lãi để bù đắp chi phí.
Là một ngân hàng địa phương phục vụ chính sách nông nghiệp nông thôn
nằm trên địa bàn Thị xã Vĩnh Long, NHN0 & PTNT TXVL đang chịu sự cạnh
tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại khác cùng đóng trên địa bàn như:
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vĩnh Long, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân
hàng Công thương, Ngân hàng Thương mại Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng
Đông Á…Vì vậy NHN0 & PTNT TXVL đã có những nỗ lực rất lớn trong hoạt
động kinh doanh tiền tệ của mình. Ngoài nghiệp vụ huy động vốn nhằm chủ
động được nguồn vốn hoạt động, thì hoạt động tín dụng ngắn, trung - dài hạn vẫn
là vấn đề then chốt trong hoạt động của NHN0 & PTNT TXVL đó là điều cần
quan tâm nhằm đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng.
Nhu cầu vốn để phát triển hiện nay là rất lớn, đặc biệt tỉnh Vĩnh Long
đang trên đà phát triển, bên cạnh hình thành nhiều khu công nghiệp mới thì nhu
cầu vốn vay của các nhà đầu tư như: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp
tư nhân, Hộ sản xuất kinh doanh, hợp tác xã,… NHN0 & PTNT TXVL cần tạo
hơn nữa uy tín cho ngân hàng, thu hút ngày càng nhiều khách hàng truyền thống
cũng như các khách hàng tiềm năng đến gửi tiền và vay vốn để ngày càng nâng
cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Để làm được điều đó ngân
hàng cần có chính sách hợp lý để mở rộng quy mô hoạt động nhằm tăng sức cạnh
tranh, đảm bảo nguồn thu nhập cho ngân hàng.
Sau đây là đồ thị biểu diễn tình hình cho vay tại NHN0 & PTNT TXVL
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 44 SVTH: Huỳnh Kim An
0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
300,000
Triệu đồng
2004 2005 2006 Năm
Doanh số cho
vay
Doanh số thu nợ
Dư nợ
Nợ xấu
Đồ thị 4: Tình hình hoạt động tín dụng ba năm qua
Để biết rõ tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm với hiệu
quả và những vấn đề còn vướng mắc như thế nào? Chúng ta cần đi cụ thể vào
từng hoạt động, phân tích từng chỉ tiêu theo thời hạn tín dụng và theo thành phần
kinh tế.
4.2.1. Phân tích doanh số cho vay
4.2.1.1. Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng
Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN TỪ 2004 - 2006
ĐVT: triệu đồng
2005/2004 2006/2005
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Số tiền
Tăng
giảm
(%)
Số tiền
Tăng
giảm
(%)
Ngắn hạn 108.443 147.803 161.824 39.360 36,30 14.021 9,49
Trung - dài hạn 75.243 99.315 123.496 24.072 31,99 24.181 24,35
Tổng 183.686 247.118 285.320 63.432 34,53 38.202 15,46
Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT TXVL
Phương châm của hầu hết các ngân hàng là đi vay (huy động vốn) để cấp
tín dụng (cho vay) thì NHN0 & PTNT TXVL ngoài việc huy động vốn thì cũng
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 45 SVTH: Huỳnh Kim An
chú ý đến việc sử dụng nguồn vốn đó như thế nào để có hiệu quả, hạn chế tối đa
rủi ro và đem lại nhiều lợi nhuận.
Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho khách hàng vay.
Cho vay theo các thời hạn tín dụng của khoản vay gồm ngắn hạn, trung và dài
hạn.
Với chức năng chính của mình là cho vay để hỗ trợ vốn cho các tổ chức
kinh tế, các hộ sản xuất kinh doanh, điều này làm cho doanh số cho vay của
Ngân hàng đều tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2004 doanh số cho vay là 183.686
triệu đồng trong đó doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong
tổng doanh số cho vay đạt 108.443 triệu đồng, phần còn lại là doanh số cho vay
trung và dài hạn chỉ đạt 75.243 triệu đồng, ta thấy Ngân hàng chủ yếu là cho vay
ngắn hạn, ít cho vay các phương án với nhu cầu vốn lớn vì vậy đã thu hút được
nhiều khách hàng khi cần vốn để tiến hành chăn nuôi, trồng trọt, xây dựng nhà ở
hay sửa chữa nhà…
Sang năm 2005 là 247.118 triệu đồng, nghĩa là doanh số cho vay năm
2005 đã tăng khá cao so với năm 2004 là 63.432 triệu đồng hay tăng 34,53%.
Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn năm 2005 vẫn tiếp tục chiếm tỷ
trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay đạt 147.803 triệu đồng tăng 39.360
triệu đồng so với năm 2004. Còn doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2005 thì
tiếp tục tăng nhưng với tốc độ thấp hơn doanh số cho vay ngắn hạn đạt 99.315
triệu đồng tăng 24.072 triệu đồng hay tăng 31,99% so với năm 2004. Ở đây ta
thấy có sự phân phối không đồng đều giữa tín dụng ngắn hạn và trung - dài hạn
vì Ngân hàng chủ yếu chỉ cho vay sửa chữa, xây dựng nhà và các dự án nhỏ nên
nhu cầu cho vay ngắn hạn quá lớn, mà nguồn vốn của Ngân hàng thì có hạn nên
không đủ sức tài trợ cho các dự án lớn làm doanh số cho vay trung và dài hạn
giảm, nhưng nó không làm ảnh hưởng đến tổng doanh số cho vay.
Đến năm 2006, doanh số cho vay của Ngân hàng lại tiếp tục tăng và tăng
khá lớn đạt 285.320 triệu đồng tăng 38.202 triệu đồng so với năm 2005. Cũng
như trên lại không có sự phân phối đồng đều giữa tín dụng ngắn hạn và trung dài
hạn, doanh số cho vay ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng đạt 161.824 triệu đồng tăng
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 46 SVTH: Huỳnh Kim An
Tóm lại, qua việc phân tích tình hình cho vay tại NHN0 & PTNT TXVL ta
thấy Ngân hàng đang có những dấu hiệu tích cực về hoạt động tín dụng của mình
nhưng nhìn chung vẫn là tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong
tổng doanh số cho vay vì ngắn hạn thì thời gian quay đồng vốn nhanh, ít rủi ro
mang lại hiệu quả cao cho Ngân hàng, mặt khác ta thấy tín dụng trung và dài hạn
cũng có sự tăng trưởng, Ngân hàng đã mở rộng thị phần chú trọng những dự án
lớn nhằm làm tăng nguồn thu nhập cho Chi nhánh.
0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
300,000
Triệu đồng
2004 2005 2006 Năm
Ngắn hạn
Trung - dài hạn
Doanh số cho
vay
Đồ thị 5: Doanh số cho vay theo thời hạn
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 47 SVTH: Huỳnh Kim An
Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
TỪ 2004 – 2006
ĐVT: triệu đồng
2005/2004 2006/2005
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Số tiền
Tăng
giảm
(%)
Số tiền
Tăng
giảm
(%)
Cty CP, TNHH 3.460 12.853 21.937 9.393 271,47 9.084 70,68
DNTN 24.939 33.930 31.803 8.991 36,05 (2.127) (6,27)
Hộ KD cá thể 128.796 160.443 195.634 31.647 24,57 35.191 21,93
HTX - 180 250 180 - 70 38,89
CV khác 26.491 39.712 35.696 13.221 49,91 (4.016) (10,11)
Tổng 183.686 247.118 285.320 63.432 34,53 38.202 15,46
Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT TXVL
HTX: Hợp tác xã
Cty CP, TNHH: Công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân; SXKD: Sản xuất kinh doanh
Qua bảng số liệu, doanh số cho vay theo TPKT 3 năm qua của NHN0 &
PTNT TXVL cho thấy hoạt động cho vay của ngân hàng là khá tốt, ngân hàng đã
mở rộng phạm vi tín dụng đến tất cả các TPKT làm cho doanh số cho vay liên
tục tăng.
NHN0 & PTNT TXVL đã cho vay các TPKT sau: Công ty cổ phần,
TNHH, DNTN, hộ KD cá thể, HTX và cho vay khác gồm cho vay cầm cố ngắn
hạn và cho vay dự án trung hạn. Để hiểu một cách đầy đủ và chi tiết hơn về từng
đối tượng này ta tiến hành phân tích cụ thể:
* Đối với Cty cổ phần, TNHH: đây là thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng
tương đối thấp trong tổng doanh số cho vay và 3 năm qua việc cho vay cho Công
ty cổ phần, TNHH có nhiều biến động. Năm 2004 doanh số cho vay của Công ty
cổ phần, TNHH là 3.460 triệu đồng, đến năm 2005 con số này tăng lên ở mức
khá cao 12.853 triệu đồng hay tăng 9.393 triệu đồng tương đương ở mức tăng
271,47%. Nguyên nhân của sự tăng này là do ngân hàng đã bắt đầu đầu tư vào
cho vay đối tượng này để phân bổ lại cơ cấu cho vay trong tổng doanh số cho
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 48 SVTH: Huỳnh Kim An
vay, thêm nữa là loại hình này được cổ phần ngày càng nhiều và hoạt động có
hiệu quả. Sang năm 2006, doanh số cho vay lại tăng lên đạt 21.937 triệu đồng, do
vậy đã tăng hơn năm 2005 là 9.084 triệu đồng hay tăng 70,68%. Đến đây, tuy về
mặt tỷ trọng thì doanh số cho vay đối với TPKT có thấp hơn so với năm 2004 và
2005 nhưng xét về mặt số lượng thì vẫn tăng ở mức cao. Điều này cho thấy ngân
hàng ngày càng tin tưởng đầu tư cho đối tượng này cũng nhằm thực hiện chính
sách của Nhà nước là góp phần hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp trong việc cổ
phần hóa. Đối với NHN0 & PTNT TXVL 3 năm qua xét về số Công ty cổ phần,
TNHH đến vay vốn của ngân hàng thì có sự tăng lên rõ rệt, năm 2004 là 3, năm
2005 là 11 và năm 2006 là 12 công ty, trong đó đơn vị vay có doanh số cao là
Công ty TNHH Du Lịch Trường An - F9 - TXVL.
* Đối với DNTN: loại hình này cũng khá đông đảo trên địa bàn tỉnh và
cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh số cho vay.
Nhìn chung 3 năm qua doanh số cho vay đối với DNTN đã có sự tăng
trưởng ổn định với mức tăng lên khá đồng đều, cụ thể: Năm 2004 doanh số cho
vay của DNTN là 24.939 triệu đồng, năm 2005 là 33.930 triệu đồng, do đó năm
2005 doanh số cho vay đối với DNTN đã tăng 36,05%. Đối với thành phần kinh
tế này thì món vay thường là tương đối lớn vì đa số các doanh nghiệp vay là để
đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại nhằm giảm chi phí trong sản xuất và đem lại
hiệu quả cao nhất. Tuy món vay là tương đối lớn nhưng NHN0 & PTNT TXVL
đã cố gắng không để xảy ra rủi ro. Vì là món vay lớn nên các dự án, phương án
vay vốn được xem xét rõ ràng, điều tra thẩm định cụ thể giữa tổ thẩm định và cán
bộ tín dụng phụ trách này. Tất cả các bước đều phải được xác định một cách
chính xác. Vì vậy mà 3 năm qua dư nợ xấu không hề có thành phần này.
Tuy nhiên sang năm 2006 doanh số cho vay của DNTN lại giảm xuống
chút ít nhưng không làm ảnh hưởng đến tổng doanh số cho vay. Cụ thể năm 2006
doanh số cho vay là 31.803 triệu đồng tức là đã giảm 2.127 triệu đồng. Năm này
về doanh số cho vay tuy có giảm là do đa số đối tượng này vay trung hạn, do đó
một phần dư nợ gốc đã được trả làm cho doanh số cho vay năm sau có giảm hơn.
Những năm qua ngân hàng đã giải ngân cho nhiều DNTN cụ thể năm 2004 là 19
doanh nghiệp, năm 2005 là 20 doanh nghiệp và năm 2006 là 23 doanh nghiệp, số
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 49 SVTH: Huỳnh Kim An
doanh nghiệp đến vay càng đông thì hoạt động tín dụng ngày càng tăng trưởng
hơn.
* Hộ kinh doanh cá thể:
Năm 2004 doanh số cho vay hộ kinh doanh cá thể là 128.796 triệu đồng,
sang năm 2005 đã tăng lên đạt 160.443 triệu đồng, tức là đã tăng 31.647 triệu
đồng hay tăng 24,57%. Đến năm 2006 doanh số cho vay tăng hơn khá nhiều đạt
195.634 triệu đồng, nghĩa là tăng hơn so với năm 2005 là 35.191 triệu đồng
tương đương mức tăng 21,93%. Các hộ kinh doanh cá thể này bao gồm những
người nông dân là chủ yếu hoặc là những người làm công việc mua bán, họ vay
vốn của ngân hàng với mục đích là: chăn nuôi heo, bò, VAC, mua máy nông
nghiệp, tiêu dùng, kinh doanh, xây dựng và sửa chữa nhà… hầu hết các món vay
này có số tiền nằm trong khoảng từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng, cũng có một
số món lớn hơn 50 triệu đồng hay 1 tỷ nhưng thường chiếm tỷ lệ rất ít. Các khách
hàng đến vay phải mang theo sổ đỏ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay
giấy sở hữu nhà, giấy chứng minh nhân dân, nếu kinh doanh thì phải có giấy
phép kinh doanh, đây chính là điều kiện tiên quyết cho món vay, đảm bảo món
vay đó có được xét duyệt và kế đến là xem xét khả năng trả nợ của khách hàng,
thái độ của khách hàng thông qua thẩm định, tiếp xúc.
* Hợp tác xã: Thành phần kinh tế này ngày càng ít trong nền kinh tế, do
đó việc giải ngân cho thành phần này cũng ít vì vậy chiếm một tỷ trọng rất nhỏ
trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể năm 2005 là 180 triệu đồng đến năm 2006 là
250 triệu đồng. Như vậy doanh số cho vay hợp tác xã năm 2006 đã tăng hơn so
với năm 2005 là 70 triệu đồng hay tăng 38,89%.
* Cho vay khác: bao gồm hình thức cho vay cầm cố ngắn hạn và cho vay
dự án trung hạn. Năm 2004 doanh số cho vay này là 26.491 triệu đồng, năm 2005
là 39.712 triệu đồng, do đó mức cho vay đã tăng thêm 13.221 triệu đồng so với
năm 2004 hay tương đương 49,91%. Đến năm 2006 thì đạt 35.696 triệu đồng.
Như vậy đã giảm so với năm 2005 là 4.016 triệu đồng hay giảm 10,11%.
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 50 SVTH: Huỳnh Kim An
0
50,000
100,000
150,000
200,000
Triệu đồng
2004 2005 2006 Năm
Cty CP,
TNHH
DNTN
Hộ KD cá thể
CV khác
Đồ thị 6: Doanh số cho vay theo TPKT
4.2.2. Phân tích tình hình thu nợ:
Từ năm 2004 đến 2006 doanh số cho vay của ngân hàng theo thời hạn tín
dụng và theo thành phần kinh tế đều có sự tiến triển khá tốt. Doanh số cho vay đã
tăng trưởng khá ổn định, nhưng để biết được việc tăng này là có hiệu quả hay
không lại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết ta hãy xét doanh số thu nợ
của ngân hàng.
4.2.2.1. Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng
Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN TỪ 2004 - 2006
ĐVT: triệu đồng
2005/2004 2006/2005
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Số tiền
Tăng
giảm
(%)
Số tiền
Tăng
giảm
(%)
Ngắn hạn 102.923 130.703 148.576 27.780 26,99 17.873 13,67
Trung - dài
hạn 51.299 102.113 98.010 50.814 99,05 (4.103) (4,02)
Tổng 154.222 232.816 246.586 78.594 50,96 13.770 5,91
Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT TXVL
Doanh số thu nợ là số tiền mà ngân hàng thu hồi được sau khi cho vay.
Qua bảng số liệu ta thấy rằng: do doanh số cho vay tăng đều qua 3 năm,
điều đó cũng thúc đẩy doanh số thu nợ cũng tăng đều từ năm 2004 đến năm
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 51 SVTH: Huỳnh Kim An
2006, chứng tỏ công tác thu hồi nợ của ngân hàng rất tốt. Đây là tín hiệu đáng
mừng đối với hầu hết các ngân hàng, bởi lẽ cho vay mà thu hồi được nợ, nếu
không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng.
Với phương châm “chất lượng - hiệu quả - an toàn” trong công tác điều
hành thì ngoài việc huy động vốn, vấn đề sử dụng vốn cũng không kém phần
quan trọng nhưng sử dụng vốn đó như thế nào? Đồng vốn vay có được sử dụng
đúng mục đích hay không? Là vấn đề cần thiết mà Ngân hàng cần phải quan tâm.
Vì nếu sử dụng vốn không đúng mục đích sẽ không mang lại hiệu quả và thậm
chí rủi ro không thu hồi được nợ là rất lớn. Mặt khác, nếu doanh số cho vay thể
hiện quy mô tín dụng của Ngân hàng thì doanh số thu nợ biểu thị hiệu quả hoạt
động tín dụng của Ngân hàng, vì từ doanh số thu nợ có thể đánh giá được tình
hình thu hồi vốn của Chi nhánh cũng như thấy được mức độ hoạt động tín dụng
của Ngân hàng.
Để đánh giá được hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, ta đi vào tìm hiểu
và phân tích số liệu cụ thể sau đây:
Nhìn từ bảng 7, ta thấy tình hình thu nợ của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Thị xã Vĩnh Long qua 3 năm gần đây diễn biến khá tốt. Cụ
thể, năm 2004 doanh số thu nợ của Ngân hàng là 154.222 triệu đồng sang năm
2005 là 232.816 triệu đồng, như vậy doanh số thu nợ năm 2005 đã tăng so với
năm 2004 là 78.594 triệu đồng tương đương với mức tăng 50,96%. Năm 2006
doanh số thu nợ đạt 246.586 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 13.770 triệu
đồng hay tăng 5,91%. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã làm tốt công tác giám
sát, theo dõi và thu hồi nợ đối với các khoản vay đã đến hạn, mặt khác là do các
dự án đầu tư của khách hàng đều khả thi và làm ăn có hiệu quả nên khách hàng
đến trả nợ đúng hạn.
So với doanh số cho vay, ta thấy doanh số thu nợ đã chiếm tỷ trọng khá
lớn, cụ thể năm 2004 ta thu được 84%, năm 2005 là 94% và năm 2006 là 86%
trên tổng doanh số cho vay. Điều này chứng tỏ NHN0 & PTNT chi nhánh TXVL
trong vấn đề kinh doanh tiền tệ đã có hiệu quả khá tốt, điều đó cũng có nghĩa là
các đối tượng vay vốn của ngân hàng đã sử dụng đồng vốn đúng mục đích, công
việc kinh doanh mua bán, chăn nuôi đem lại hiệu quả khá tốt.
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 52 SVTH: Huỳnh Kim An
Tóm lại, ta thấy doanh số cho vay của Ngân hàng liên tục tăng và doanh số
thu nợ của Ngân hàng là khá tốt và luôn tăng qua 3 năm, đặc biệt là doanh số thu
nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, đảm bảo nguồn vốn cho Ngân hàng tái đầu
tư mở rộng hoạt động cho vay đến các đối tượng khách hàng khác nhau. Ngoài
ra, Ngân hàng cần chú trọng công tác thẩm định, phân loại tín dụng, đôn đốc cán
bộ tích cực theo dõi các món nợ để
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Thị xã Vĩnh Long.pdf