Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu thuỷ sản tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng

MỤC LỤC

trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.3.1 Không gian 3

1.3.2 Thời gian nghiên cứu 3

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5

2.1.1 Ngân hàng thương mại và chức năng chủ yếu 5

2.1.2 Vai trò của ngân hàng 5

2.1.3 Tín dụng và cấp tín dụng 6

2.1.4 Bản chất tín dụng 7

2.1.5 Đặc trưng của hoạt động tín dụng 8

2.1.6 Bộ máy tín dụng – Quá trình cho vay 8

2.1.7 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 11

2.1.8 Khái quát về tín dụng tài trợ xuất khẩu thủy sản 12

2.1.9 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 14

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 17

2.2.2 Phương pháp phân tích 17

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH SÓC TRĂNG 19

3.1 GIỚI THIỆU HỆ THỐNG NHNO & PTNT VIỆT NAM 19

3.2 KHÁI QUÁT VỀ NHNO & PTNT TỈNH SÓC TRĂNG 19

3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng 19

3.2.2 Cơ cấu tổ chức và điều hành 21

3.2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 21

3.2.4 Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận 22

3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2005-2007 23

3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 23

3.3.2 Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn qua 3 năm 27

3.3.3 Định hướng hoạt động trong năm 2008 34

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI NGÂN HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN 2005-2007 35

4.1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN 35

4.2 PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN 36

4.3 PHÂN TÍCH DOANH SỐ CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN 45

4.3.1 Phân tích doanh số cho vay tài trợ so với tổng doanh số cho vay 45

4.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay 49

4.4 PHÂN TÍCH DOANH SỐ THU NỢ TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN 52

4.4.1 Phân tích doanh số thu nợ tài trợ so với tổng doanh số thu nợ 52

4.4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số thu nợ 57

4.5 PHÂN TÍCH DƯ NỢ TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN 60

4.5.1 Phân tích dư nợ tài trợ so với tổng dư nợ 60

4.5.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dư nợ 64

4.6 PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ CHIẾT KHẤU BỘ CHỨNG TỪ THEO PHƯƠNG THỨC THƯ TÍN DỤNG 66

4.7 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN 70

4.7.1 Dư nợ / Vốn huy động 70

4.7.2 Hệ số thu nợ 70

4.7.3 Vòng quay vốn tín dụng 71

4.8 RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN 71

4.8.1 Rủi ro lãi suất 71

4.8.2 Rủi ro tỷ giá 74

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI NGÂN HÀNG 77

5.1 PHÂN TÍCH SWOT 77

5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG 79

5.2.1 Đối với khách hàng 79

5.2.2 Đối với nguồn nhân lực 79

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 80

6.1 KẾT LUẬN 80

6.2 KIẾN NGHỊ 81

6.2.1 Đối với Nhà nước và các cơ quan ban ngành 81

6.2.2 Đối với Ngân hàng 82

6.2.3 Đối với khách hàng thủy sản 83

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1642 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu thuỷ sản tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g khác thấp không đáng kể. Nguyên nhân là do quá trình sản xuất bị thiên tai, dịch bệnh trong nhiều năm liền, tuy đã được Ngân hàng gia hạn nhưng khả năng khôi phục sản xuất rất chậm. Một số trường hợp do hộ vay sử dụng vốn sai mục đích, nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch, quy trình sản xuất chưa hợp lý theo khuyến cáo của ban ngành chức năng. Ngoài ra một bộ phận dư nợ tín dụng phát sinh trước đây do khâu thẩm định chưa tốt, quá trình xử lý nợ thiếu kiên quyết, ý thức vay trả của hộ vay chưa cao. Bên cạnh đó, có một phần nợ đến hạn chưa thu được ở lĩnh vực cho vay xuất khẩu lao động do người lao động mất việc làm, bị đuổi việc, trở về nước trước hạn, bên vay không chuyển tiền về qua ngân hàng để trả nợ. 3.3.3 Định hướng hoạt động trong năm 2008 a. Mục tiêu phấn đấu: Chỉ tiêu (đơn vị: tỷ đồng) 2007 2008 (+)(-) Tỷ lệ - Tổng nguồn vốn 1.852,1 2.315,0 463,0 25,0% + Tiền gởi dân cư 1.331,4 1.527,9 196,5 14,7% + Huy động ngoại tệ 71,5 100,0 28,5 40,0% - Tổng dư nợ 4.418,4 5.523,0 1.111,0 25,0% + Tăng trưởng tín dụng 25,0% + Tỷ trọng nợ trung dài hạn 26,90% 26,0% + Nợ xấu 6,68% 7% + Tài chính 1,36 đảm bảo thu nhập b. Định hướng thực hiện : - Triển khai kịp thời mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh năm 2008, những chủ trương quy định của NHNo & PTNT VN đến các đơn vị NHNo phụ thuộc. - Thực hiện đa dạng các hình thức, phương thức huy động vốn và linh hoạt lãi suất, tạo sức thu hút khách hàng. - Thực hiện mở rộng hoạt động kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu tín dụng với yêu cầu và mục tiêu phù hợp với năng lực, khả năng quản lý tốt vốn đầu tư, hiệu quả tài chính, an toàn vốn. - Tích cực xử lý nợ xấu theo quy định, giảm thiểu rủi ro thông qua nâng cao chất lượng thẩm định, quản lý sâu sát vốn vay, thực hiện phân nhóm nợ chính xác theo quy định, xử lý kịp thời không để phát sinh nợ xấu và giảm tỷ lệ nợ xấu so với năm trước. - Phối hợp chặt chẽ công tác chuyên môn với Công đoàn trong tuyên truyền, thi đua, quan tâm thích đáng hợp lý lợi ích của người lao động cả về tinh thần, tạo niềm tin gắn bó dài lâu với lợi ích doanh nghiệp và cán bộ viên chức. CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI NGÂN HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN 2005-2007 4.1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN Nguồn thu nhập chính của các NHTM nói chung và NHNo Sóc Trăng nói riêng đều từ hoạt động tín dụng. Do đó, ngoài cho vay những lĩnh vực truyền thống như tín dụng hộ sản xuất, hợp tác xã, tiêu dùng…thì trong những năm gần đây chi nhánh còn mở rộng đầu tư tín dụng vào các ngành nghề đang phát triển nhằm tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn và tăng nguồn thu nhập. Một trong những ngành nghề đang thu hút sự quan tâm của các ban ngành và là mũi nhọn của tỉnh đó là nuôi trồng thủy sản để chế biến thành sản phẩm xuất khẩu. Do đó, chi nhánh đã chủ động, linh hoạt đầu tư vào lĩnh vực tài trợ xuất khẩu thủy sản. Vì Sóc Trăng có nhiều điều kiện thiên nhiên ưu đãi, thích hợp cho việc nuôi trồng các loại thủy sản nước ngọt, nước mặn và cả nước lợ. Hàng năm Sóc Trăng cung cấp từ 30 – 45 ngàn tấn sản phẩm thủy sản trong đó có khoảng 20 ngàn tấn tôm xuất khẩu sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU…mang lại nguồn thu ngoại tệ dồi dào, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động trên địa bàn tỉnh. Chính vì thế hoạt động tài trợ xuất khẩu của NHNo chủ yếu là đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho các công ty chế biến hàng thủy sản xuất khẩu nhằm giúp các doanh nghiệp giảm áp lực về vốn để có khả năng thực hiện hợp đồng ngoại thương đã ký, không làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, hoạt động tài trợ còn giúp doanh nghiệp phát triển kinh doanh, chống đỡ rủi ro, nâng cao hiệu quả và tăng cường khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại quốc tế, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo ra nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Điều đó được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây: Bảng 4: TỔNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐƯỢC TÀI TRỢ TẠI NGÂN HÀNG (2005-2007) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng kim ngạch xuất khẩu 240.050.000 325.010.186 420.395.231 Doanh số cho vay tài trợ 71.176.760 103.711.046 142.783.579 Tỷ lệ tài trợ/tổng kim ngạch (%) 29,65 31,91 33,96 ĐVT: USD (Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo Sóc Trăng) Trong giai đoạn 2005-2007, tỷ lệ vốn các công ty chế biến thủy sản xuất khẩu được hỗ trợ chiếm từ 29,65% đến 33,96% kim ngạch xuất khẩu của công ty. Đây là một tỷ lệ khá cao và có xu hướng tăng qua từng năm. Điều này phản ánh lợi ích từ hoạt động tài trợ đối với cả người đi vay và người cho vay nên đã làm tăng nguồn thu cho cả đôi bên. Đối với các công ty xuất khẩu, nguồn vốn thường nằm trong cả ba khâu: nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm chờ xuất khẩu. Do đó, các doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt vốn làm ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Nhờ sự hỗ trợ từ phía Ngân hàng với nhiều hình thức như tài trợ trước và sau xuất khẩu…công ty dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nhờ đó hoạt động của các công ty đã diễn ra rất thuận lợi, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của thị trường, thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng cao, thu hút nguồn ngoại tệ dồi dào về cho tỉnh nhà. Về phía NH, khi thực hiện hoạt động tài trợ ngoài thu lãi cho vay, NH còn có khoản thu phí từ việc thông báo L/C, tu chỉnh L/C, huỷ L/C…mà lại không phải đối mặt với rủi to tín dụng. Chính vì vậy, NH càng chú trọng mở rộng quy mô hoạt động này, ngày càng đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế để hỗ trợ tốt hơn cho các DNXK. Từ đó dẫn đến tỷ lệ tài trợ trên tổng kim ngạch xuất khẩu của các DN có xu hướng tăng. 4.2 PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THUỶ SẢN Để có cái nhìn toàn diện bao quát về hoạt động này, trước khi đi vào phân tích cụ thể tình hình tài trợ xuất khẩu theo nhiều tiêu chí khác nhau chúng ta cần phải tìm hiểu một cách tổng thể thực trạng của hoạt động này trong ba năm qua. Các chỉ tiêu tổng hợp về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn được trình bày trong bảng số liệu số 5. Bảng 5: TÌNH HÌNH TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THUỶ SẢN (2005-2007) ĐVT: USD Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 71.176.760 103.711.046 142.783.579 32.534.286 45,71 39.072.533 37,67 Doanh số thu nợ 71.989.802 95.648.182 113.253.144 23.658.380 32,86 17.604.962 18,41 Dư nợ 19.327.951 27.390.815 56.921.250 8.062.864 41,72 29.530.435 107,81 Nợ quá hạn - - - - - - - (Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo Sóc Trăng) Biểu đồ 4: Tình hình tài trợ xuất khẩu - Doanh số cho vay: Tài trợ xuất khẩu là một hoạt động tín dụng còn khá mới mẻ đối với NHNo Sóc Trăng, chỉ mới được thực hiện vào khoảng năm 2002. Vì mục đích thành lập của NH chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu phát triển nông nghiệp nông thôn tại địa phương và khách hàng đa số là bà con nông dân. Cùng với sự phát triển của kinh tế địa phương, ngành thủy sản cũng đang trên đà tăng trưởng mạnh, thu hút được nhiều DN bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu cũng như nhận được sự quan tâm của các ban ngành liên quan. Nếu như trước đây, các DN chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có để trang trải tất cả các khoản chi phí cho quá trình chế biến hàng xuất khẩu, thì thời gian gần đây, sự tài trợ vốn từ phía các NHTM đã giúp cho các công ty giảm được áp lực về nguồn vốn rất nhiều từ đó tăng cường khả năng xoay vòng vốn cho các DN, thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu tăng cao. Đối với hoạt động tài trợ xuất khẩu, rủi ro tín dụng hầu như không tồn tại do việc quản lý nguồn thu trả nợ được thực hiện ngay khi nhà nhập khẩu thanh toán cho nhà xuất khẩu thông qua tài khoản mà nhà xuất khẩu mở tại NH. Hơn nữa, trong lĩnh vực này, NH ngoài việc nhận được lãi cho vay, còn có các khoản phí khác như thông báo L/C, chiết khấu L/C, hưởng chênh lệch tỷ giá trong việc mua bán các khoản ngoại tệ... Từ đó có thể thấy rằng, đẩy mạnh hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu thủy sản là một vấn đề tất yếu đối với NHNo. Điều đó dễ dàng nhận thấy qua số liệu về doanh số cho vay ở lĩnh vực này. Năm 2005 doanh số cho vay là 71.176.760 USD nhưng sang năm 2006, NH đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này nên doanh số cho vay đã tăng 45,71% so với năm trước. Đến năm 2007, doanh số cho vay tiếp tục có xu hướng tăng, đạt 142.783.579 USD nhưng tốc độ tăng chậm hơn trước đạt 37,67%. Nguyên nhân là do một số khách hàng cũ làm ăn có hiệu quả nên tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động. Mặt khác, NH đã thiết lập được quan hệ tín dụng với các khách hàng mới nên doanh số cho vay tài trợ có xu hướng tăng. Doanh số cho vay tài trợ đối với mỗi khách hàng cụ thể như sau: Công ty 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Kim Anh 10.285.353 14,45 3.374.260 3,25 35.058.910 24,55 -6.911.093 -67,19 31.684.650 939,01 Phương Nam 25.298.000 35,54 55.576.815 53,59 40.961.000 28,69 30.278.815 119,69 -14.615.815 -26,30 SaoTa 3.295.000 4,63 7.996.000 7,71 10.760.000 7,54 4.701.000 142,67 2.764.000 34,57 Út Xi 32.298.407 45,38 33.838.971 32,63 34.455.348 24,13 1.540.564 4,77 616.377 1,82 Stapimex - - 2.925.000 2,82 14.307.563 10,02 2.925.000 100 11.382.563 389,15 Ngọc Thái - - - - 6.360.758 4,45 -  - 6.360.758 100 Khánh Hoàng - - - - 880.000 0,62 -  - 880.000 100 Tổng 71.176.760 100,00 103.711.046 100,00 142.783.579 100,00 32.534.286 45,71 39.072.533 37,67 Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY TỪNG KHÁCH HÀNG ĐVT: USD (Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo Sóc Trăng) Cùng với sự gia tăng của tổng doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu, doanh số cho vay đối với mỗi khách hàng cũng tăng lên đáng kể. Trong đó, 2 khách hàng lớn nhất là công ty Phương Nam và Út Xi với tỷ trọng cho vay luôn ở mức cao qua 3 năm Phương Nam lần lượt chiếm 35,54%, 53,59% và 28,69% tổng doanh số cho vay, Út Xi lần lượt chiếm 45,38%, 32,63% và 24,13% trong tổng doanh số cho vay. Còn doanh số cho vay đối với công ty Kim Anh, Sao Ta và Stapimex thì có sự biến động không ổn định, lúc tăng, lúc giảm. Đây đều là các DN lớn, có uy tín và chỗ đứng vững vàng trên thị trường, các đơn hàng xuất khẩu nhận được ngày càng nhiều do đó nguồn vốn luôn trong tình trạng thiếu hụt. Nhận thấy thị trường xuất khẩu thuỷ sản có nhiều tiềm năng, hoạt động tài trợ xuất khẩu lại có nhiều ưu thế hơn so với các lĩnh vực cho vay khác, chi nhánh đã mạnh dạn tăng hạn mức tài trợ cho các công ty này. Riêng đối với công ty Ngọc Thái và Khánh Hoàng do mới thành lập gần đây (khoảng gần cuối năm 2006), thị trường đầu ra chưa ổn định, chưa tạo được chỗ đứng trên thương trường nên NH hạn chế mức cho vay nhưng trong thời gian tới khi 2 DN này dần tạo lập được vị thế, mở rộng quy mô hoạt động thì NH cũng sẽ chủ động gia tăng mức cho vay tài trợ để các DN dễ dàng và kịp thời tiếp cận nguồn tài chính. - Doanh số thu nợ: Là yếu tố phản ánh lượng nợ được thu về trong một năm cũng như thể hiện khả năng của hoạt động thu nợ của ngân hàng trong năm đó. Đối với tài trợ xuất khẩu thủy sản, tất cả các khoản nợ là ngắn hạn do thời gian tài trợ thường gắn liền với thương vụ nên nếu doanh nghiệp hoàn trả các khoản vay của họ đúng hạn thì khi doanh số cho vay tăng lên sẽ kéo theo doanh số thu nợ tăng. Công ty 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Kim Anh 13.630.786 18,93 3.652.820 3,82 15.395.660 13,59 -9.977.966 -73,20 11.742.840 321,47 Phương Nam 24.641.000 34,23 50.824.000 53,15 35.298.815 31,17 26.201.000 106,33 -15.543.185 -30,57 Saota 4.800.000 6,67 7.996.000 8,36 8.281.000 7,31 3.196.000 66,58 285.000 3,56 Út Xi 28.918.016 40,17 31.675.362 33,11 36.455.348 32,19 2.757.346 9,54 4.779.986 15,09 Stapimex - - 1.500.000 1,57 13.586.563 12,00 1.500.000 100 12.086.563 805,77 Ngọc Thái - - - - 3.590.758 3,17 - - 3.590.758 100 Khánh Hoàng - - - - 645.000 0,57 - - 645.000 100 Tổng 71.989.802 100,00 95.648.182 100,00 113.253.144 100,00 23.676.380 32,89 17.586.962 18,38 Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ TỪNG KHÁCH HÀNG ĐVT: USD (Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo Sóc Trăng) Số liệu ở bảng 7 cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng đã được thực hiện rất tốt. Từ năm 2005 đến 2007, cả hai chỉ tiêu doanh số cho vay và thu nợ đều tăng. Trong giai đoạn này các doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả cao, vốn được thu hồi về nhanh nên các khoản nợ ngắn hạn được thanh toán sớm với ngân hàng. Từ bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ năm 2006 đạt 95.648.182 USD, tăng 23.676.380 USD so với năm 2005 tương đương tốc độ tăng 32,89%. Sang năm 2007, doanh số thu nợ vẫn có xu hướng tăng mặc dù tốc độ chậm hơn trước chỉ đạt 18,38% là do doanh số cho vay trong năm cũng có xu hướng tăng chậm hơn giai đoạn trước (37,67% so với 45,71%). Trong đó, 2 công ty lớn là Phương Nam và Út Xi chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ, mỗi doanh nghiệp chiếm từ trên 32% đến 53% mỗi năm. Riêng đối với DN Ngọc Thái và Khánh Hoàng thì đến năm 2007 mới bắt đầu có quan hệ tín dụng với Ngân hàng nên doanh số thu nợ trong 2 năm 2005 và 2006 bằng 0. - Dư nợ: Tình hình dư nợ được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau: Công ty 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Kim Anh 278.560 1,44 -  - 19.663.250 34,54 -278.560 -100 19.663.250 100  Phương Nam 8.598.000 44,48 13.350.815 48,74 19.013.000 33,40 4.752.815 55,28 5.662.185 42,41 Saota -  - -  - 2.479.000 4,36 -  -  2.479.000 100  Út Xi 10.451.391 54,07 12.615.000 46,06 10.615.000 18,65 2.163.609 20,7 -2.000.000 -15,85 Stapimex -  - 1.425.000 5,20 2.146.000 3,77 1.425.000 100  721.000 50,6 Ngọc Thái -  -  - - 2.770.000 4,87 -  -  2.770.000 100  Khánh Hoàng -  -  - - 235.000 0,41 -  -  235.000 100  Tổng 19.327.951 100,00 27.390.815 100,00 56.921.250 100,00 8.062.864 41,72 29.530.435 107,81 Bảng 8: DƯ NỢ CỦA TỪNG KHÁCH HÀNG ĐVT: USD (Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo Sóc Trăng) Cùng với xu hướng gia tăng của doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ ở lĩnh vực tài trợ xuất khẩu cũng có chiều hướng tăng đáng kể, nhất là trong năm 2007 dư nợ đạt tốc độ tăng trưởng đến 107,81% trong khi năm 2006 chỉ có 41,72%. Dư nợ phần nhiều vẫn nằm ở các công ty xuất khẩu lớn như Kim Anh, Phương Nam và Út Xi, tổng dư nợ của 3 DN này luôn chiếm trên 80% tổng dư nợ tài trợ qua các năm. Dư nợ có chiều hướng tăng cho thấy với sự hỗ trợ vốn từ phía NH, các DN chế biến thủy sản ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, dễ dàng thực hiện được những thương vụ lớn, từ đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển nên nguồn vốn cần tài trợ tăng dẫn đến dư nợ cũng tăng theo. Mặt khác, sự tăng trưởng dư nợ còn thể hiện nỗ lực của NH trong công tác tìm kiếm KH nhằm mở rộng thị phần tín dụng. Vì vốn ngoại tệ huy động của NH ngày càng cao, tỷ lệ tăng trưởng trong năm 2006 và 2007 đều trên 60%. Do đó NH luôn đề ra các chính sách thích hợp nhằm sử dụng nguồn vốn huy động một cách hiệu quả nhất để tăng nguồn thu. Điều đặc biệt là trong tổng dư nợ tài trợ xuất khẩu chỉ có nợ trong hạn mà không hề xuất hiện nợ quá hạn cho thấy rủi ro tín dụng không tồn tại ở lĩnh vực này. Nguyên nhân rủi ro tín dụng bằng 0 sẽ được giải thích cụ thể ở phần sau. Tài trợ xuất khẩu đã làm tăng tính hiệu quả của DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường, vốn tài trợ giúp DN thu mua hàng đúng thời vụ, giao hàng đúng hạn, từ đó uy tín DN ngày càng được nâng cao. Riêng đối với NH, tài trợ xuất khẩu đã nâng cao tính an toàn cho NH thông qua việc quản lý chặt chẽ nguồn thu qua tài khoản nhà xuất khẩu mở tại NH, tạo điều kiện cho NH có thêm nguồn thu không chỉ từ lãi cho vay mà còn có các khoản phí như thông báo L/C, thông báo tu chỉnh L/C, chuyển nhượng L/C, hủy L/C… - Nợ quá hạn: Hồ sơ của các doanh nghiệp nộp vào ngân hàng để xin được tài trợ xuất khẩu ngay từ đầu đã được thẩm định rất cẩn thận. Trước khi quyết định cấp tín dụng tài trợ ngân hàng xem xét rất nghiêm ngặt về tình hình tài chính, về nguồn gốc, trị giá tài sản đem đảm bảo vay vốn, thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp…Trong ba năm qua, tổng dư nợ tài trợ của các doanh nghiệp tại NHNo Sóc Trăng không phát sinh nợ quá hạn. Đa số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản được tài trợ là những doanh nghiệp lớn, có uy tín, nhiều năm liền đều nằm trong top 10 các công ty có kim ngạch xuất khẩu cao nhất nước, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nên đã hoàn nợ lại cho ngân hàng đúng thời hạn. Như vậy, đây là một hoạt động tín dụng có chất lượng cao, an toàn và ít rủi ro. Do đó, trong thời gian tới chi nhánh cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tài trợ xuất khẩu. 4.3 PHÂN TÍCH DOANH SỐ CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN 4.3.1 Phân tích doanh số cho vay tài trợ so với tổng doanh số cho vay Cho vay hỗ trợ xuất khẩu là một hình thức tài trợ trước xuất khẩu đang được thực hiện khá phổ biến tại NHNo. Do tính chất của hoạt động tín dụng này gắn liền với thương vụ, thời gian tài trợ chỉ khoảng từ 3 đến 4 tháng, bắt đầu từ lúc DN thu mua nguyên liệu, chế biến thành sản phẩm và kết thúc vào lúc DN hoàn tất việc xuất khẩu ra nước ngoài cho nên các khoản vay này đều là ngắn hạn. Hiện nay, có 2 trường hợp để chi nhánh tài trợ trước xuất khẩu là cho vay trực tiếp theo yêu cầu của nhà xuất khẩu (dựa trên hợp đồng ngoại thương đã ký kết) hoặc cho vay dựa trên bộ chứng từ hàng xuất. Mặt hàng mà Ngân hàng thực hiện tài trợ là thủy sản bao gồm các sản phẩm chế biến từ tôm, cá tra, cá basa… chứ chưa có các loại khác như gạo, hoa quả, thủ công mỹ nghệ… Thị trường khách hàng mà NHNo phục vụ chủ yếu tại địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Từ năm 2005 đến nay khách hàng xuất khẩu thủy sản hợp tác với chi nhánh bắt đầu gia tăng. Năm 2005, chi nhánh hợp tác với 4 công ty là: Công ty TNHH Kim Anh, Công ty TNHH Phương Nam, Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta và Công ty TNHH chế biến thủy sản Út Xi. Đây đều là những doanh nghiệp lớn mạnh trong ngành thủy sản. Sang năm 2006, chi nhánh đã thu hút được thêm một khách hàng lớn là Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng Stapimex. Đến năm 2007, có thêm sự gia nhập của 2 doanh nghiệp trẻ là Công ty TNHH Ngọc Thái và Công ty TNHH chế biến hải sản xuất khẩu Khánh Hoàng. Như vậy, hiện nay NHNo & PTNT đã thiết lập quan hệ tín dụng với 7 doanh nghiệp thủy sản trong tổng số khoảng 10 doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn. Mặc dù trong lĩnh vực tài trợ xuất khẩu, chi nhánh phải cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng khác như Ngân hàng ngoại thương vốn có thế mạnh về tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế và Ngân hàng phát triển chuyên về tín dụng xuất nhập khẩu, nhưng chi nhánh luôn cố gắng phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, đảm bảo vững về mặt nghiệp vụ chuyên môn nên trong thời gian qua luôn đạt được sự tăng trưởng về lượng khách hàng, về doanh số cho vay và dư nợ. Có thể thấy rõ điều đó qua bảng số liệu sau: Bảng 9: TÌNH HÌNH CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN SO VỚI TỔNG DOANH SỐ CHO VAY (2005-2007) ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Cho vay TTXKTS 1.132.636 28,92 1.668.814 29,45 2.300.815 23,61 536.178 47,34 632.001 37,87 Cho vay khác 2.783.914 71,08 3.998.701 70,55 7.445.706 76,39 1.214.787 43,64 3.447.005 86,20 Tổng doanh số cho vay 3.916.550 100,00 5.667.515 100,00 9.746.521 100,00 1.750.965 44,71 4.079.006 71,97 (Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng) Năm 2007 23,61% 76,39% Biểu đồ 5: Doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu so với tổng doanh số cho vay Nhìn chung doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu thủy sản có xu hướng tăng trong giai đoạn 2005-2007. Cụ thể, trong năm 2006 tốc độ tăng trưởng ở lĩnh vực này là 47,34% tương đương tăng 536.178 triệu đồng so với năm 2005. Sang năm 2007 doanh số cho vay tài trợ tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm hơn trước đạt 37,87% tương đương tăng 632.001 triệu đồng. Nguyên nhân là do cùng với sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu tiêu dùng thủy sản trên toàn cầu cũng ngày càng tăng với tốc độ khoảng 4,3% mỗi năm (FAO). Các thị trường chính là Mỹ, EU cũng gia tăng mức tiêu thụ sản phẩm thủy sản bình quân đầu người khoảng 1-12% (FAO). Với mức nhu cầu càng tăng cao, các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nói riêng không ngừng nâng cao năng suất, sản lượng cũng như mở rộng quy mô hoạt động. Hơn nữa, đa số các công ty có quan hệ tín dụng với NHNo (Phương Nam, Út Xi, Stapimex, Kim Anh…) đều là những doanh nghiệp được thành lập lâu năm, rất có uy tín và có chỗ đứng vững vàng trên thương trường nên hoạt động kinh doanh luôn ổn định nhờ vào những đơn đặt hàng lớn từ các khách hàng truyền thống. Ngoài ra, trong năm 2006 và 2007 nhờ nỗ lực trong việc tìm kiếm khách hàng mới nên lượng doanh nghiệp xuất khẩu có nhu cầu hỗ trợ từ phía Ngân hàng cũng tăng hơn so với năm 2005. Với tiêu chí có lợi cho cả ngân hàng và doanh nghiệp, ngân hàng đã không ngừng cải tiến phương thức cho vay truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp một cách triệt để. Chi nhánh thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm trang bị cho nhân viên kiến thức chuyên môn vững vàng để có thể xử lý công việc nhanh gọn, chính xác và còn giúp giải đáp thỏa đáng mọi thắc mắc của khách hàng. Từ đó chất lượng dịch vụ tiếp tục được nâng cao thêm một bước mới. Tại chi nhánh hồ sơ vay vốn của khách hàng được tiếp nhận, thẩm định và hồi âm một cách nhanh chóng. Đối với những khách hàng đến vay vốn lần thứ hai trở đi thủ tục vay vốn đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều. Đây chính là một đặc điểm giúp giữ chân những khách hàng thân thiết. Vì thế khi kim ngạch xuất khẩu của các DN tăng lên thì cũng sẽ thúc đẩy doanh số cho vay tài trợ tăng theo. Mặc dù trong khoảng thời gian này, ngành thủy sản cũng gặp phải không ít khó khăn khi bị áp đặt hạn ngạch xuất khẩu, sự cản trở của hàng rào thuế quan và những vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu với kinh nghiệm và bản lĩnh vững vàng cùng với sự quan tâm giúp đỡ kịp thời của các cơ quan ban ngành đã vượt qua được thử thách. Chính vì vậy, kim ngạch xuất khẩu thủy sản vẫn không bị ảnh hưởng đáng kể, các DN luôn hoàn thành kế hoạch. Do đó, để có thể đáp ứng kịp thời lượng hàng xuất khẩu, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp vẫn rất lớn dẫn đến doanh số cho vay ở lĩnh vực này ngày càng tăng. Tuy nhiên nếu xét về tỷ trọng doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu so với tổng doanh số cho vay ta lại thấy có sự thay đổi không theo xu hướng nhưng cũng không đáng kể. Nếu như trong năm 2005, tỷ lệ này là 28,92% và tiếp tục tăng đạt 29,45% trong năm 2006 thì khi bước sang năm 2007 tỷ lệ này lại giảm xuống còn 23,61%. Điều này có thể giải thích là do trong năm 2007 Ngân hàng tập trung củng cố việc cho vay các lĩnh vực truyền thống như hộ sản xuất, công thương nghiệp, tiêu dùng …làm doanh số cho vay khác lên đến 7.445.706 triệu đồng, chiếm 76,39% tổng doanh số cho vay và đạt tốc độ tăng trưởng đến 86,20% so với năm 2006 trong khi tốc độ tăng trưởng của tài trợ xuất khẩu chỉ ở mức 37,87%. Chẳng hạn như đối với tín dụng hộ sản xuất, một số hộ nuôi tôm bị thất mùa những năm trước nay đã có kinh nghiệm nên chủ động thực hiện những biện pháp phòng ngừa theo đúng khuyến cáo của cơ quan ban ngành nên Ngân hàng cũng tạo điều kiện cho họ vay vốn sản xuất để có nguồn thu tiếp tục trả nợ cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, do chính sách mở rộng phát triển kinh tế địa phương, Ngân hàng đã tăng cường khối lượng cho vay đối với hợp tác xã để mở rộng quy mô hoạt động nhằm khuyến khích thành phần này phát triển góp phần xóa đói giảm nghèo. Nhu cầu vay vốn của bà con nông dân ngày càng cao chứng tỏ bà con đã dần mở rộng sản xuất về quy mô và hình thức, từng bước phát triển nền nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm giàu cho bản thân và xã hội. Đó cũng chính là mục tiêu hoạt động của chi nhánh. Cụ thể, trong năm 2006 NHNo cho vay hộ sản xuất và hợp tác xã lần lượt là 1.425.204 triệu đồng và 1.455 triệu đồng nhưng sang năm 2007 số tiền cho vay lại tăng lên đến 2.316.238 triệu đồng và 18.480 triệu đồng. Ngoài ra, hiện có trên 20 doanh nghiệp quốc doanh có quan hệ với Ngân hàng như Công ty mía đường Sóc Trăng, Nông trường 30-4, Công ty sách thiết bị trường học…Các DNNN này thường xuyên có nhu cầu bổ sung vốn lưu động và đầu tư sửa chữa, xây mới nhà xưởng …nên ngân hàng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các DN này tiếp xúc kịp thời với vốn tín dụng, điển hình như chi nhánh cho vay vốn lưu động Công ty mía đường là 50.000 triệu đồng. Từ đó dẫn đến tỷ trọng doanh số cho vay ở các lĩnh vực này tăng cao làm cho tỷ trọng cho vay tài trợ xuất khẩu có xu hướng giảm trong năm 2007. Bên cạnh đó còn dẫn đến tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay khác có xu hướng tăng (từ 43,64% năm 2006 lên đến 86,20% năm 2007) trong khi tài trợ xuất khẩu lại giảm (47,34% xuống còn 37,87%) 4.3.2 Phân tích các n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu thuỷ sản tại chi nhánh nhno & ptnt tỉnh sóc trăng.doc
Tài liệu liên quan